. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc có biện pháp khắc phục hoạt động gây ô nhiễm, buộc khôi phục lại địa hình của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Ngoài công cụ pháp luật còn một số công cụ về kinh tế như:
- Thuế và phí môi trường.
- Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".
- Ký quỹ môi trường.
- Trợ cấp môi trường.
- Nhãn sinh thái.
37 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2669 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kiểm soát chất lượng môi trường đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu Luận Hướng Dẫn: Th.S Phạm Thị Mai Vân Nhóm Thực Hiện: ĐỀ TÀI: Kiểm Soát Chất Lượng Môi Trường Đất Nguyễn Minh Đức Nguyễn Mạnh Linh Nguyễn Hồng Ninh Nguyễn Lâm Tùng Phạm Xuân Huy Nguyễn Xuân Hữu NỘI DUNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. Hiện Trạng Tài Nguyên Đất Của Việt Nam III. Nguyên Nhân Suy Thoái Đất IV. Các Biện Pháp Hạn Chế Và Cải Tạo Ô Nhiễm Đất V. Công Cụ, Chế Tài Xử Phạt I. Đặt Vấn Đề Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như: - Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương thực; - Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải; - Nơi cư trú của động vật đất; - Lọc và cung cấp nước,... - Địa bàn cho các công trình xây dựng Đất là tài nguyên vô giá nó gắn chặt với đời sống con người, đất làm nhà ở, đất để sinh sống, đất để canh tác, đất để sản xuất mọi hoạt động của con người đều phần nào liên quan tới đất. Hiện nay vấn đề đất đai lại nóng hơn bao giờ hêt, không chỉ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp mà đất rừng cũng được mọi người vô cùng quan tâm. Với vai trò vô cùng quan như vậy thì cũng cần phải có nhiều những điều luật quy định về cách thức sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này thì khá là phong phú và đa dạng II. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Ở VN Hiện trạng sử dụng đất năm 2001 Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là: - Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm; - Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. - Ô nhiễm do nền công nghiệp phát triển, gia tăng dân số… Đất được sử dụng làm nơi chôn chất thải, nơi các quá trình lắng đọng từ không khí, hấp phụ từ các nguồn sông, suối… III. Nguyên Nhân Gây Suy Thoái Đất Quá trình rửa trôi và xói mòn đất: Đây là quá trình phổ biến vì 3/4 diện tích đất tự nhiên là đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn lại tập trung 4 -5 tháng trong mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa năm. Ngoài ra, quá trình xói mòn, rửa trôi gia tăng do hoạt động của con người mà đặc trưng là: mất rừng, đốt nương làm rẫy và canh tác không hợp lý trên đất dốc.. Quá trình hoang mạc hoá hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt... Quá trình này xãy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn Hiện nay hiện tượng hoang mạc hoá thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc, không còn lớp phủ thực vật, địa hình dốc, chia cắt mạnh, nơi có lượng mưa thấp (700- 1500mm/năm), lượng bốc hơi tiềm năng đạt 1000 - 1800mm/năm (Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, Sông Mã, Yên Châu). Ở Việt Nam, do hậu quả của việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quãng canh…) nên đất bị thoái hoá nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và khả năng hoang mạc hoá ngày càng phát triển. Quá trình xâm ngập mặn Qúa trình suy thoái đất do hiện tượng xâm ngập mặn diễn ra chủ yếu ở những tỉnh ven biển có đường bờ biển kéo dài và có độc cao so với mực nước biển thấp. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở những tỉnh ĐBSCL. Căn cứ vào nồng độ muối hoà tan với tỷ lệ clo trong đó, Hội Khoa học Đất Việt Nam chia đất mặn ra + Đất mặn ngoài đê biển (đất mặn sú vẹt): Diện tích 105.300ha, thường xuyên ngập nước biển và chỉ thích nghi với tập đoàn câyrừng ngập mặn, như: đước, sú, vẹt, mắm, bần,... Tuy có diện tích ít nhưng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản + Đất mặn nhiều: diện tích 139.610ha, phần lớn tập trung ở vùng ven biển Đồng bằngsông Cửu Long 102.000ha. Những vùng ven biển khác đều có nhưng diện tích ít hơn, như Đông Nam Bộ 19.590ha, duyên hải miền Trung 11.420ha, Khu IV cũ 6.600ha. Hệ thốngthuỷ lợi, chế độ thuỷ văn cũng tác động làm thay đổi tính chất và diện tích đất mặn nhiều + Đất mặn trung bình và ít: diện tích 732.580ha, nằm bên trong vùng mặn nhiều, đại bộ phận ở địa hình trung bình và cao còn ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất được xây dựng các công trình tưới tiêu, nhiều vùng đã có năng suất lúa cao. Đất này phần lớn tập trung ởĐồng bằng sông Cửu Long với diện tích 586.420ha (80%), Đồng bằng sông Hồng 53.300ha(7,3%), Khu IV cũ 38.350ha (5,2%), duyên hải miền Trung 35.560ha (4,9%) và một ít ở Đông Nam Bộ. Nước mặn từ chỗ có hại trở thành nguồn lợi. Trước đây, đến những vùng đất mặn, dù ở miền Bắc hay miền Nam đều thấy chung một cảnh là "đất không nuôi nổi người", nhưng nay đã khác, do việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và sự hiểu biết củangười dân về đất mặn đã tăng lên, đồng lúa trĩu hạt, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, đời sống của dân đã được cải thiện rõ rệt Nhóm đất phèn Đất phèn được hình thành trên các sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn. Vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, kể cả một số nơi ở Hải Phòng, Thái Bình khi đào đất tới độ sâu nào đó, người ta thấy xuất hiện màu đen, có mùi hôi của khí sunphua hyđrô (H2S). Nếu để đất màu đen đó hong khô ngoài không khí sẽ xuất hiện màu vàng và bốc mùi của chất lưu huỳnh - đó chính là chất phèn gồm hỗn hợp của sunphát nhôm và sunphát sắt. Hiện tượng này liên quan đến nguồn gốc hình thành của đất phèn. Các nhà khoa học cho rằng, sự ôxy hoá các sản phẩm hữu cơ chứa lưu huỳnh (xác các cây sú, vẹt, mắm, đước, tràm,...) là nguyên nhân chính để sinh ra chất phèn. Đất phèn được xác định bởi sự có mặt trong phẫu diện đất hai loại tầng chuẩn đoán chính là tầng sinh phèn. Đất chỉ có tầng sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng. Đất có tầng phèn gọi là đất phèn hiện tại. Do độ axit không quá thấp (pH 5 - 6), trên đất phèn tiềm tàng còn có khả năng phát triển cây trồng, nguồn nước trong vùng chưa bị axit hóa, thủy sinh còn có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, đất phèn hoạt động có độ axit cao (pH thấp hơn 5) không phù hợp cho cây trồng, đồng thời còn gây axit hóa nước sông rạch do mưa chảy tràn dẫn tới tác động tiêu cực đến cấp nước, cây trồng và cây thủy sinh. Quá trình phèn hóa môi trường đất diễn ra trong mùa khô do xảy ra hiện tượng phèn hóa tầng phèn tiềm tàng (pyrite) thành phèn hoạt động (Jarosite) làm xuất hiện nhiều Al3+, Fe2+, S042- và pH thấp. Nhiễm phèn do nước phèn từ các vùng khác đưa đến và do đắp bờ, làm vuông tôm tạo nên quá trình ôxy hóa phèn từ bờ bao ra kinh rạch đầm ruộng. Hiện tượng ô nhiễm đất + Ô nhiễm đất vì nước thải: Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải để tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại, các loại vi khuẩn gây bệnh trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm. Trong những năm 70, nông dân Ấn Độ cũng sử dụng tràn lan các nước thải thành thị chưa qua xử lý để tưới ruộng, khiến cho khả năng sản xuất của đất giảm, gây hại tới sức khoẻ nông dân Theo một báo cáo, tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường ruột ở người do nông phẩm ở những khu vực này cao hơn gấp 3 lần những nơi khác + Ô nhiễm đất vì chất phế thải: Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại...; chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium... những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng. + Ô nhiễm đất do khí thải: Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Các kim loại nặng từ khí thải công nghiệp…. Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này. Đất ở 2 bên đường, thường có hàm lượng chì tương đối cao là sản phẩm của khí thải động cơ - Ô nhiễm đất do nông dược và phân hoá học: Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... IV. Các Biện Pháp Hạn Chế Và Cải Tạo Đất Các biện pháp hạn chế: + Đối với nông – lâm nghiệp: - Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn– Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh - Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng, phong phú - Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng, trại rừng - Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất + Đối với công nghiệp: - Có khu xử lý chất thải riêng với từng khu công nghiệp. - Tăng cường kiểm tra xử lý những doanh nghiệp vi phạm Các biện pháp cải tạo đất + Đối với đất xói mòn - Trồng cây xanh là biện pháp tốt nhất để cải tạo đất xói mòn: nó là lớp phủ thực vật che chắn và bảo vệ đất trước khả năng bào mòn của nước và gió, hơn nữa rễ cây có tác dụng liên kết các hạt đất lại với nhau tức là làm tăng kết cấu đất, làm đất khó bị xói mòn hơn; cây trồng có thể là những cây lâu năm (trồg rừng đầu nguồn), hoặc nhữg cây có khả năng cải tạo đất tốt như: cây cốt khí, cỏ verniver, cây họ đậu, cây phân xanh… - Bón phân vi sinh, phân hữu cơ (đối với đất trồng) để tăng hàm lựong chất dinh dưỡng cho đất và tăng kết cấu đất. - Xây dựng các công trình thủy lợi thích hợp để tiêu thoát nước hợp lý, giảm nguy cơ gây xói mòn.... - Ngoài việc trồng cây phòng hộ, cải tạo các hệ thống chắn nước, thoát nước...để làm giảm sự xói mòn của đất, còn có một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay - sử dụng polymer. + Đối với đất phèn - Có các biện pháp thủy lợi hợp lý. - Bón vôi khử chua làm giảm độc hại của nhôm và sắt tự do sau đó tháo nước để rửa mặn. - Cày ải, phơi khô đất vào mùa khô. - Bón phân cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali. Ruộng bị nhiễm phèn cần bón thêm những loại phân có chứa nhiều lân dễ tiêu như DAP, NPK. Cũng có thể bón thêm sufer lân, vôi bột. + Đối với đất mặn - Cần tiến hành xây dựng các hệ thống kênh, mương tưới để rửa mặn và hệ thống mương tiêu để tiêu mặn trên mặt và nước ngầm. - Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất mặn ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng, phân hữu cơ dần dần cải thiện kết cấu đất. Một số loại cây phân xanh phát triển tốt trên đất mặn như bèo dâu, điền thanh hạt tròn... nên phát triển những cây này ở những vùng đất mặn. - Cần xây dựng chế độ canh tác hợp lý cho vùng đất mặn. Ðối với đất mặn nhiều tốt nhất là đưa vào trồng các cây có khả năng chịu mặn như cói, phân xanh trong một số năm để cải tạo độ mặn rồi sau đó mới trồng lúa hay các loại hoa màu khác. + Đối với đất nhiễm KLN - Sử dụng thực vật để hấp phụ KLN ví dụ như 2 loài thuộc họ dương xỉ (có tên khoa học là Pteris Vittata và Pityrogramma Calomelanos) và cỏ mần trầu (tên khoa học là Eleusine Indica) có khả năng tích lũy kim loại nặng, đặc biệt là các chất chì, kẽm, asen và cadmium V. Công Cụ, Chế Tài Xử Phạt + Điều 184 (BLHS). Tội gây ô nhiễm đất - Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. - Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. - Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. + Để xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thì cần căn cứ vào Nghị định 182/2004/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai được ban hành 29/10/2004 và có hiệu lực từ ngày 16/11/2004. Cùng với thông tư Thông tư 05/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Ví Dụ: Điều 11 Hủy hoại đất -Nghị định 182/2004/NĐ-CP 1. Làm suy giảm chất lượng đất hoặc làm biến dạng địa hình gây hậu quả làm cho đất giảm hoặc mất khả năng sử dụng theo mục đích sử dụng đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1); b) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2); c) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3); d) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4). 2. Gây ô nhiễm đất mà gây hậu quả làm cho đất mất khả năng sử dụng theo mục đích đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1); b) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2); c) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3); d) Phạt tiền từ hai mươi triệu (20.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4). 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc có biện pháp khắc phục hoạt động gây ô nhiễm, buộc khôi phục lại địa hình của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Ngoài công cụ pháp luật còn một số công cụ về kinh tế như: - Thuế và phí môi trường. - Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm". - Ký quỹ môi trường. - Trợ cấp môi trường. - Nhãn sinh thái.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_chat_luong_dat_9136.ppt