Qua bảng số liệu trên đã chứng tỏ xuất khẩu sản phẩm gỗ vào EU không ngừng tăng
trưởng. Năm 2006 tổng kim ngạch xuât khẩu gỗ san g thị trường này là 500.23 triệu USD, đến
năm 2007 tổng kim ngạch lên đến 633.1 triệu USD, tăng 132.87 triệu USD tương đương với
27%. Đến năm 2008, tổng kim ngạch tăng thêm 25% tức 158.7 triệu USD đạt 791.8 triệu USD.
Và đến năm 2009, do gặp một số khó khăn nên kim ngạch gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu
giảm 5% tương đươn g với 28.1 triệu USD từ 791.8 triệu USD xuống còn 763.7 triệu USD.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ san g EU tăng đều qua các
năm. Điều đó đã khẳng định thị trường EU là thị trường vừa là truyền thống vừa là thị trường
trọng điểm của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.
88 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành.
d. Các tiêu chuẩn về chất lượng
Quy định cho các sản phẩm xây dựng vào châu Âu: các sản phẩm gỗ phục vụ xây
dựng phải đáp ứng được các yêu cầu về:
+ Độ bền sản phẩm
+ Khả năng chịu lửa
+ Bảo vệ môi trường, sức khoẻ và vệ sinh
+ An toàn khi sử dụng
+ Chống ồn
+ Tiết kiệm năng lượng
+ Giữ nhiệt Đóng gói, ghi nhãn và gắn nhãn Theo CBI (tổ chức xúc tiến nhập khẩu
gồm các quốc gia đang phát triển),
e. Đóng gói có các chức năng sau:
+ Bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển
+ Chia nhỏ sản phẩm để bán
+ Mang thông điệp từ nhà sản xuất đến người mua/người tiêu dùng
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
63
Sản phẩm từ các nước đang phát triển thường phải đi một quãng đường dài trước khi
đến EU. Vì vậy, khâu đóng gói cần đặc biệt chú ý nhằm hạn chế các rủi ro hỏng hàng do va đập,
nhiệt độ cao, ẩm ướt… 25
Việc đóng gói phải bảo đảm an toàn và tránh hư hỏng hàng, bao bì bằng vật liệu thân
thiện với môi trường và có thể tái chế. Người mua sẽ đưa ra các yêu cầu về bao bì đối với các
sản phẩm đã sẵn sàng để lắp ráp và sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. Trên bao bì phải ghi đầy đủ số
lượng, trọng lượng, loại gỗ, đóng dấu, nhãn hiệu để thuận tiện cho việc chuyên chở. Các yêu cầu
đối với sản phẩm sơ chế và sản phẩm thô ít khắt khe hơn, chỉ cần đánh số và đóng tên hay logo
của người xuất khẩu. Điều quan trọng là phải ghi rõ trọng lượng chính xác, chiều dài, và cần chú
ý cách và các điều kiện đóng gói.
Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh nên các
nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập thị trường nếu thiếu sự
chuẩn bị.
Các nhà xuất khẩu nên chủ động và làm chủ tình hình để tự đưa ra được định hướng.
Điều này chỉ thực hiện được khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, đánh giá mục tiêu, đánh giá phương
hướng, phương tiện và có lập kế hoạch từng bước một cách cẩn thận. Nói cách khác, các nhà
xuất khẩu muốn thâm nhập thị trường EU, các kênh thương mại và phân phối, cần phải đánh giá
khả năng tận dụng cơ hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị đương đầu với
môi trường cạnh tranh.
Thị trường Pháp, Anh, Đức và các nước thuộc EU cũng đã mở ra nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần quan
tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng của các quốc gia trong khối này.
Doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Pháp, Đức, Anh hay các nước thuộc khối EU cần
phải tuân thủ hai loại quy định gồm cả quy định của EU và các quy định của quốc gia đó về
nguồn gốc nguyên liệu gỗ, kiểm dịch thực vật, an toàn sức khoẻ người tiêu dùng... Bên cạnh
những qui định pháp lý, doanh nghiệp cần nắm rõ những qui định phi luật định mà đối tác
thương mại của ở Eu có thể yêu cầu. Trong các thị trường thì EU là một thị trường khó tính , đòi
hỏi sự cẩn trọng, kỹ lưỡng cũng như sự am hiểu sâu sắc về thị trường này.
25Nguồn: Cổng thông tin quản trị kinh doanh, đầu tư, tài chính, giáo dục
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
64
3.2.3. Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng
trưởng về kim ngạch trong năm 2008 tăng khá, như vậy, sản phẩm gỗ sang thị trường này đã dần
được hồi phục. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cả năm 2008 đạt 371,7
triệu USD, tăng 21% so cùng kỳ năm 2007.
Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tháng 6 năm 2009
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Nội thất phòng ngủ 13,3%
Dăm gỗ 28,9%
Ghế 8,7%
Gỗ mỹ nghệ 1,0%
Nội thất, đồ dùng nhà bếp 9,3%
Nội thất văn phòng 10,7%
Nội thất phòng khách,phòng ăn 22,2%
Gỗ, ván, ván sàn 5,1%
Loại khác 0,8%
Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
Nhật Bản trong tháng 6 năm 2009, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đạt cao nhất
với 7,9 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng trước. Tính chung 6 tháng năm 2009, tổng kim
ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật đạt 44,2 triệu USD, giảm 17,2%
so với cùng kỳ năm 2008. 82,3% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ vào thị trường Nhật Bản trong
tháng 6 là kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ tràm.
Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản trong tháng 6 năm 2009 đạt 6,1 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng trước.
Như vậy, sau khi giảm sút trong tháng 5, thì sang tháng 6, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất
dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
65
tăng trở lại, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 39,5 triệu USD, tăng 55,5% so với cùng kỳ
năm 2008. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất
khẩu chính vào thị trường Nhật trong 6 tháng là: mặt hàng tủ với kim ngạch đạt 21,6 triệu
USD, tăng 94,6% so với cùng kỳ năm 2008; mặt hàng bàn đạt 8,2 triệu USD, tăng 18,8%;
mặt hàng kệ sách đạt 2 triệu USD, tăng gấp 69 lần; mặt hàng kệ TV đạt 1 triệu USD, giảm
33,4%; mặt hàng tủ búp phê đạt 806 nghìn USD, tăng 28,3%….
26
Năm 2009, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài hầu hết đều giảm
sút, tuy nhiên hiện nay việc xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam sang Nhật Bản lại tăng so với
năm 2007 và 2008. Chỉ tính riêng trong tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, đạt 27,5 triệu USD. 27
Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 55 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2008. So
với các thị trường xuất khẩu gỗ khác thì tại thị trường này, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam
có sự tăng trưởng cao nhất, đạt 6,8 triệu USD.
Xét về cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm
2009 thì kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách là 24,9 %.
Nếu tính trong 2 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng
trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam vào thị trường này đạt 12,4 triệu USD, tăng
65,3% so với cùng kỳ năm 2008.
26
cung-ky/
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
66
Trong số các mặt hàng tham gia xuất khẩu thì có hàng tăng hơn và có hàng giảm
đi so với cùng kì năm ngoái. Cụ thể hàng tủ đạt cao nhất với 4,5 triệu USD, tăng 275% so với
cùng kỳ năm ngoái nhưng mặt hàng bàn ghế đạt 2,8 triệu USD, giảm 6,7%.28
Cùng với đồ gỗ nội thất phòng khách, kim ngạch xuất khẩu dùng cho phòng ngủ
cũng tăng mạnh.Tính riêng trong tháng 2/2009 đạt 5,4 triệu USD, tăng 14,9% so với cùng kì
2008.
Nếu tính chung kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ hai mặt hàng trên trong 2 tháng đầu
năm đạt 10,3 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Mặt hàng giường đạt cao nhất với 6,4 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm
ngoái, sau đó là tủ, bàn ghế, móc áo…
Sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản đạt 187 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu dăm gỗ chiếm 28% và tăng 37% so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy thị trường Nhật bản không đưa ra nhiêù các đạo luật gây khó khăn cho việc xuất
khẩu của các công ty Việt Nam nhưng đây cũng là một thị trường rất khó tính với yêu cầu về
chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã hàng hóa phải thật cao.
3. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ( Swot)
3.1 Điểm mạnh của ngành sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam (Strengths)
Thứ nhất, Việt Nam có biên giới biển dài, có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả
nước, rất phù hợp cho việc vận chuyển những container cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ như đồ
gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Điều này giúp cho việc vận chuyển cũng như xuất khẩu, nhập
khẩu gỗ dễ dàng hơn.
28
Cổng thong tin thương mại quốc tế
et-nam-xuat-khau-vao-nhat-ban-tang-
cao
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
67
Thứ hai, Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyênn rừng dồi dào nên các doanh
nghiệp cũng có thế mạnh trong việc khai thác gỗ đa chủng loại từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng
trồng, gỗ thông, gỗ cao su, gỗ bạch đàn, sồi, tần bì… cho đến gỗ rừng ngập mặn như tràm,
đước…Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên
12,9 triệu ha (hécta) rừng, bao gồm: 10,3 triệu (ha) rừng tự nhiên và trên 2,6 triệu (ha) rừng
trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Rừng vào nước ta lại trải dài từ Bắc vào Nam với đa dạng
các chủng loại do đó thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào ngành gỗ, nhất là các doanh nghiệp
nước ngoài.
Thứ ba, Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, do đó các doanh nghiệp có khả
năng tìm được nhiều lao động , tính đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần 86 triệu người, tăng 9,47
triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là
1,2%/năm. Điều này, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển.
Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức,
doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân có gần
62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người,
bằng gần 10% dân số của cả nước29
Thứ tư, giá lao động tại Việt Nam rất rẻ, lương công nhân từ 1,5 triệu VNĐ/ tháng
đến 4 triệu VNĐ/tháng tùy theo khả năng và mức đóng mức góp theo sản phẩm , điều này là một
lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam
Thứ năm, Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng và đang đứng hàng đầu trong
bảng xếp hạng những quốc gia thu hút đầu tư cao nhất, do đó, hiện nay, trong các doanh nghiệp
sản xuất gỗ xuất khẩu có một phần không nhỏ là các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh
nghiệp có vốn nước ngoài, điều này tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho ngành xuất khẩu gỗ và các
sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Thứ sáu, các nhà sản xuất đồ gỗ từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc vẫn tiếp tục xu hướng
chuyển dịch về Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh do Việt Nam chính trị ổn định và thuế
29 Báo cán bộ trẻ Đà Nẵng
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
68
xuất nhập khẩu đồ gỗ của ta vào các nước khác còn thấp. Điều này đã làm kim ngạch xuất khẩu
đồ gỗ của Việt Nam tiếp tục tăng cao.
Và hơn nữa, Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, đặc biệt là các sản phẩm hàng thủ
công mỹ nghệ kỹ thuật tinh xảo, những bí quyết từ đời này sang đời khác. Tại Việt Nam có các
doanh nghiệp là các làng sản xuât gỗ Mỹ nghệ có từ lâu đời, những sản phẩm mang đậm vẻ đẹp
truyền thống, mang lại vẻ đẹp văn hóa tinh thần như tượng phật gỗ, tượng tỳ hưu, rồng, được
chạm trổ tinh tế.
3.2 Các điểm yếu của ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam ( Weaknesses)
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó khăn trong tìm kiếm gỗ nguyên
liệu để duy trì sản xuất. Hiện Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu của nhiều nước trên
thế giới với mức giá tăng cao từ khoảng 30 – 40% trong khi giá bán ra chỉ tăng rất ít chỉ từ 5-7%
nên doanh nghiệp càng xuất khẩu đôí mặt với thua lỗ. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh mua nguyên
liệu cũng đang là vấn đề sống còn của hàng loạt doanh nghiệp khi các thị trường cung cấp gỗ
nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam như Lào, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan…trong thời gian
qua đều có xu hướng giảm. Cùng lúc ngay tại cửa khẩu Móng Cái, các mặt hàng nguyên liệu gỗ
như gỗ tràm, gỗ keo tai tượng…lại đang được các đối tác nhập khẩu Trung Quốc mua với số
lượng lên đến 300m3/tuần đối với gỗ tròn, 200m3/tuần với gỗ xẻ bán thành phẩm khiến nguồn
nguyên liệu càng trở nên khan hiếm hơn.
Những năm gần đây, nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia,
Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn
thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy
Điển, Đan Mạch, Phàn Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên
liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.30
Thứ hai, công nghệ chế biến gỗ hiện nay của các doanh nghiệp cũng còn thô sơ và
mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia
30 Báo c a g Vi t đi n t
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
69
công nguyên liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Phần lớn dây chuyền thiết
bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật,
không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Bên
cạnh đó các doanh nghiệp chưa chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm
thị trường… Bên cạnh đó, đại bộ phận các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, chưa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ.
Thứ ba, do thiếu vốn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý. Đối với việc gì các doanh nghiệp cũng gặp phải hạn chế
này, đôi khi muốn có được các hợp đồng dài hạn hoặc tốt hơn, hoặc đàm phán để giành những
điều kiện được ưu đãi hơn thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được do còn đối mặt với
tình trạng thiếu vốn.
Thứ tư là đa số các doanh nghiệp Việt Nam thiếu công nhân kỹ thuật có trình độ tay
nghề cao, vận hành các kỹ thuật tiên tiến đáp ứng các nhu cầu khắc khe của EU, Mỹ và Nhật
Bản. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn tiếp tục diễn ra và một phần các cán bộ công nhân của
Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa ý thức tốt về trách nhiệm của mình trong công việc cũng như
Thứ năm, Việc quy hoạch trồng rừng và chăm sóc rừng còn theo lối quảng canh; năng
suất, chất lượng thấp; không đáp ứng đủ so với qui mô công suất thiết bị của các nhà máy, việc
thiếu hụt rừng cũng làm ảnh hưởng dẫn đến các doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều gỗ nguyên
liệu trong khi gỗ tự nhiên đang rất khan hiếm mà các doanh nghiệp còn phải đối diện với việc
Việt Nam đồng mất giá.
Thứ sáu
31
, trong lối làm việc của một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn có tư duy
manh mún. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có tích lũy khá và khai
thác được thị trường, đã đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng diện tích mặt bằng được giao trước đây
không đáp ứng được, họ phải thuê lại mặt bằng của doanh nghiệp khác, hoặc đăng ký thuê thêm
31 Tạp chí khoa học công nghệ Bình Định
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
70
mặt bằng mới. Mặt bằng chắp vá, bố trí sản xuất manh mún như vậy rất bất tiện trong quản lý
điều hành sản xuất, thiếu bền vững, hiệu quả thấp. Một số doanh nghiệp có nhu cầu bức xúc, chờ
giao mặt bằng lâu, nên họ chuyển sang đầu tư sản xuất trên địa bàn các tỉnh khác.
Thứ bảy là, công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống
nhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm. Ngành Công nghiệp gỗ mang tính
đơn lẻ, thiếu sự kết hợp và phát triển đồng bộ, dẫn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp gỗ
Việt Nam còn kém so với các nước khác như Myanmar, Malaysia và Indonesia... Vì các nước
này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn.
Thứ tám, Gỗ là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây nên
việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn chế và chưa được
chú trọng. Bộ Công Thương thừa nhận: công tác xúc tiến thương mại chưa có sự liên kết tốt giữa
các tổ chức hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua
khâu trung gian (chiếm 90% lượng sản phẩm). Việc nhận làm gia công và nhận mẫu mã thiết kế,
hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các doanh nghiệp của chúng ta thành
người làm thuê, gia công cho thương hiệu nước ngoài.
Thứ chín, hầu hết doanh nghiệp chế biến gỗ chưa chú trọng tổ chức nghiên cứu thiết
kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, mà chủ yếu sản xuất theo mẫu của khách hàng. Điều này vô
tình tạo cho khách hàng chủ động khống chế giá, khống chế cả các điều kiện thương mại và
phương thức thanh toán, dẫn đến không ít các doanh nghiệp Việt Nam không ít lần phải chịu
thiệt thòi vì những thất bại trong đàm phán hợp đồng.
Thứ mười, công tác dự báo thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt
Nam còn hạn chế, cụ thể các doanh nghiệp vẫn chưa dự báo tốt sự thay đổi về mặt thị hiếu của
các thị trường, chẳng hạn như việc khách hàng thay đồi thị hiếu từ sản phẩm ngoài trời sang sản
phẩm nội thất, Nhật Bản tăng thị hiếu về tủ và giường ngủ gỗ… hay việc các doanh nghiệp
Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu gỗ từ nước ta. Điều này cũng là một điểm yếu của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ mười một, kỹ năng đàm phán của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam còn
hạn chế và việc nghiên cứu cũng như các kiến thức về điều kiện thương mại Incoterms, các
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
71
phương thức thanh toán vẫn còn hạn hẹp. Do đó, chẳng hạn như việc nước ta có nguồn gỗ quý
đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trung Quốc nhưng vì chưa đủ thông tin và chưa có nhiều kỹ
năng đàm phán nên không thể tận dụng lợi thế đó để đưa giá cao với khách hàng mà vẫn phải
chịu mức giá trung bình hoặc thấp và không giành được lợi thế trong phương thức thanh toán và
điều kiện thương mại.
3.3. Cơ hội cho ngành sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam
3.3.1. Ngoài nước:
Thứ nhất, Tại Mỹ, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu tỉ trọng xuất khẩu đồ gỗ , sàn
gỗ công nghiệp vào thị trường này. Nhưng nay, mặt hàng đồ gỗ Trung Quốc đang bị áp thuế bán
phá giá rất cao tại thị trường Mỹ. Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc
cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường này
Thứ hai, đó là yếu tố về tỷ gía, sự chênh lệch về cung và cầu ngoại tệ sẽ trong nước sẽ
gây áp lực làm tăng giá đồng USD khoảng 3-6% so với VND. Đây sẽ là yếu tố chính trong số ít
những yếu tố có tác động tích cực, là động lực khuyến khích tăng xuất khẩu nông lâm thủy sản
nói chung và ngành hàng gỗ nói riêng của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Thứ ba, nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang phát triển, Liên minh châu Âu
vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho các nước đang phát triển và miễn thuế cho
các nước chậm phát triển. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với
mức thuế xuất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có lợi thế nhất
định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Malaysia… do các
nước này không được hưởng GSP
Thứ tư, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực kể từ
ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào
Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm dệt may, thủy sản và gỗ chế biến.
Theo nội dung Hiệp định này , thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất
khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít
nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
72
Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật
Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 201832
Thứ năm, hiện nay, Trung Quốc đang có chính sách cắt giảm sự tăng trưởng của
ngành chế biến sàn gỗ của mình, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Trung Quốc lại đang bị đánh
thuế xuất khẩu. Để giảm chi phí, thay vì sản xuất tại Trung quốc thì xu hướng các doanh nghiệp
Trung Quốc nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam với giá rẻ sau đó chế biến lại và xuất sang các nước
khác. Điều này cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những hợp đồng lớn
với Trung Quốc.33
+ Thứ sáu, kể từ ngày 1/1/2010, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Dilân
(AANZFTA) chính thức có hiệu lực đối với Úc, Niu Dilân và 6 nước ASEAN “Việt Nam sẽ đạt
lợi nhuận cao ở các ngành nông sản, thuỷ sản, dệt may, xuất khẩu gỗ vì đây là các thế mạnh của
Việt Nam khi Hiệp định AANZFTA đi vào hiệu lực.
AANZFTA được ký kết vào ngày 27-2-2009 tại Cha-am, Thái –lan, có hiệu lực từ
tháng 1-2010.AANZFTA sẽ thiết lập một khuôn khổ hoàn chỉnh và toàn diện cho việc tăng
cường thương mại và đầu tư giữa Australia và Việt Nam, mở rộng dòng chảy thương mại, thúc
đẩy các trao đổi về hàng hoá và dịch vụ giữa hai quốc gia trong đó có ngành xuất khẩu gỗ từ Việt
Nam.
34
32
Nguồn: Báo mới.info.
eu-luc/45/2872501.epi
33 Ngu n: Sàn g công nghi p
TR%C6%AF%E1%BB%9CNG-XU%E1%BA%A4T-KH%E1%BA%A8U-G%E1%BB%96,-S%C3%80N-
G%E1%BB%96-C%C3%94NG-NGHI%E1%BB%86P-T%E1%BA%A0I-VI%E1%BB%86T-NAM.html
34 Nguồn: tạp chí gỗ Việt
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
73
3.3.2 Trong nước
Thứ nhất, giải pháp kích cầu của Chính phủ hiện nay với những điều kiện cho vay
chặt chẽ, thời gian cho vay ngắn, điều này giúp các doanh nghiệp có cơ hội tái cấu trúc ngành gỗ,
đổi mới cấu trúc, đào tạo lao động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển,
chính sách hỗ trợ xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam
đặc biệt nhất là các ngành nghề truyền thống như xuất khẩu gỗ mỹ nghệ.
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại ( VIETRADE/ITC/WTO/UNCTAD )
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
74
Thứ ba, Cũng để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, ngày 12/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg
cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thời gian 3 tháng kể từ ngày hết
thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế đối với số thuế phải nộp năm 2010 của
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc giãn thuế TNDN sẽ giúp giảm nhu cầu vốn lưu động, từ đó giảm
áp lực về vốn và áp lực tăng lãi suất ngân hàng trong ngắn hạn.
Thứ tư, việc điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá của nhà nước cũng rất linh
hoạt.Trong năm 2010, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay trung và dài
hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất, kinh doanh. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa 24
tháng kể từ khi giải ngân khoản vay
35
Thứ năm, Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho hàng hóa Việt Nam được hưởng giảm
thuế khi xuất khẩu và đặc biệt hơn nữa được hưởng những quyền lợi của WTO, có mối quan hệ
tốt với các nước trong tổ chức, thúc đẩy luồng ra và luồng vào của hàng hóa.
Và thứ sáu, sự kiện hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã nhấn mạnh quyết tâm
đẩy mạnh quan hệ hai bên “hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hoà bình, phồn vinh ở
châu Á” trong năm 2006 và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm
Nhật Bản vào tháng 11 năm 2007 đã tạo một mối quan hệ tốt giữa Việt Nam và Nhật Bản, từ sau
chuyến đi này, hàng hóa của Việt Nam và Nhật Bản trao đổi nhiều hơn và dễ dàng hơn. Ngành
chế biến gỗ của Việt Nam cũng có cơ hội lớn để giành lấy thị trường này.36
3.4. Những thách thức đôí với ngành sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam
35 Tin kinh tế, báo công an nhân dân online
36 Tài liệu thư viện trực tuyến
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
75
3.4.1 Ngoài nước:
Thứ nhất, về đạo luật LACEY của Mỹ, Mỹ có đạo luật LACEY được bổ sung có hiệu
lực từ 15/12/2008, quy định kiểm soát nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Từ 1/4/2009 tất cả doanh
nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai về sản phẩm nhằm đảm bảo tính hợp pháp
Thứ hai, Đạo luật Farma Bill 2008 được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 18/6/2008 với
15 Chương và 600 mục, trong đó có 2 mục có khả năng tác động nhiều nhất đến thương mại với
Việt Nam: Mục 8204- ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp và mục 3301- gỗ xẻ từ cây
lá kim (gỗ xẻ mềm). Mục 8204 yêu cầu về khai báo thực vật bắt đầu có hiệu lực 180 ngày kể từ
ngày ban hành quy định này (tức là khoảng ngày 15/12/2008). Theo đó khi xuất khẩu bất kỳ thực
vật nào vào Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nộp một bản khai báo khi nhập khẩu bao
gồm: tên khoa học (gồm tên chi- genus và loài- species của bất kỳ thực vật nào có trong hàng
nhập khẩu; giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó (bao gồm đơn vị đo lường); tên
của quốc gia- nơi thực vật đó được đốn hạ, thu hoạch). Đối với sản phẩm thực vật trong đó gồm
nhiều loài hoặc có xuất xứ từ nhiều quốc gia, mà không biế chính xác tên loài hoặc tên quốc gia,
thì yêu cầu khai báo tên tất cả các loài hoặc các quốc gia có khả năng là đúng.
37
Thứ ba, Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSCmột tiêu
chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam. Việc đáp ứng
tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn mới do Hoa Kỳ đưa ra đối với gỗ và sản phẩm sẽ gây cản trở lớn
cho hoạt động xuất khẩu.
Thứ tư, Luật lâm nghiệp và quản trị rừng (FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các
quốc gia, đặc biệt nhất là EU, EU còn phát động "Bản thỏa thuận đối tác tự nguyện" (VTA) ,nội
dung này cũng xoay quanh việc tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán
gỗ (FLEGT) với Việt Nam. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
tại Việt Nam bởi vì tìm nơi cung cấp chứng chỉ rừng sạch cũng rất khó.
Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro về thương mại và thanh toán quốc tế.
Trước đây các doanh nghiệp EU đồng ý đặt cọc trước cho doanh nghiệp bằng TT - Điện chuyển
37 Ngu n: t p chí g Vi t
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
76
tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc trả ngay hoặc mở LC trả ngay để doanh nghiệp
mua nguyên liệu...trả bớt lương nhân công. Bây giờ các hệ thống siêu thị chuyển sang LC hoặc
TT trả chậm sau khi chuyển hàng đi. Điều này làm tăng rủi ro trong thương mại. Nhiều khách
hàng chỉ là trung gian mua hàng nên khó kiểm chứng được uy tín của khách hàng. Điều này ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam.38
Thứ sáu, năm 2009, mức tiêu thụ gỗ dán ở thị trường Hàn Quốc đạt 584 triệu USD,
và áp đặt mức thuế bán phá giá từ 5,11% đến 33,81% đối với gỗ dán nhập khẩu từ Malaysia. Và
trước tình hình này, Nhật Bản cũng đang có ý định áp đặt mức thuế chống bán phá giá đối với
một số mặt hàng gỗ nhập khẩu. Điều nay cũng rất ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm gỗ của Việt Nam.
Thứ bảy, trước tình hình thiếu nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất
nhiều khó khăn khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Các nước Malaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ
tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố cấm xuất khẩu gỗ xẻ. Còn tại Lào, mọi mặt hàng gỗ xuất
khẩu của Lào phải là gỗ thành phẩm 100%. Bên cạnh đó, tại Campuchia cấm xuất khẩu gỗ, ông
Amanda Bradley, Giám đốc tổ chức Community Forest International tại Campuchia, nhấn mạnh
lệnh cấm xuất khẩu gỗ và tăng cường các nỗ lực bảo tồn rừng là những bước đi quan trọng để
chống lại sự ấm lên trên toàn cầu và phát triển một thị trường buôn bán hạn ngạch khí thải bền
vững cho Campuchia. Trên thế giới chỉ có hai nơi dễ dàng xuất khẩu gỗ một chút, là vùng Viễn
Đông của Liên bang Nga và ở châu Phi. 39
Tuy nhiên, theo tin từ Moskva, chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch tăng thuế xuất
khẩu đối với các sản phẩm gỗ tròn. Theo đề nghị này kể từ ngày 1/1/2009, mỗi mét khối gỗ súc
xuất khẩu chưa qua chế biến sẽ tăng lên hơn 50 EUR. Theo các chuyên gia của Rosleskhoz,
trong năm 2009 ngân quỹ của RF có thể thu thêm 18,2 tỉ EUR khi thuế hạn định dành cho xuất
38 Nguồn: cổng thông tin thương mại điện tử f-
nhung-thach-thuc-khi-xuat-khau-hang-sang-thi-truong-eu
39
Nguồn: báo cửa gỗ Việt
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
77
khẩu gỗ tròn có hiệu lực. Hiện tại, các nhà xuất khẩu đang trả 1,9 USD tại Nga trong khi họ phải
trả 51 USD tại Phần Lan. Cũng theo Rosleshoz, tổng khối lượng xuất khẩu các loại gỗ súc chưa
qua chế biến trong năm 2007 là 52 triệu m2.
Thứ tám, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho
ngành chế biến gỗ Việt Nam như thị trường xuất khẩu trọng điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng,
giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện. Về thị trường, do khủng
hoảng tài chính nên sức mua tại thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản giảm mạnh trong khi đây là những
thị trường chủ lực của đồ gỗ Việt Nam. Hiện nay chỉ tính riêng hàng xuất khẩu của năm 2007
sang các thị trường này còn tồn đọng tới 30% lượng hàng vì thế các hợp đồng của năm 2008
không thể triển khai. Tuy năm 2010 có nhiều khả quan hơn tuy nhiên những thách thức vẫn còn
phía trước khi Châu Âu gặp khó khăn vì đồng Euro mạnh, tình trạng các nền kinh tế lớn tại EU
các tháng đầu năm 2010 tăng trưởng trung bình chưa tới 1%, Látvia hay Tây Ban Nha, khủng
hoảng trầm trọng vẫn tiếp diễn. Látvia tăng trưởng ở số âm 4%, Tây Ban Nha âm khoảng 1%
trong khi 20% người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp leo thang và
đạt xấp xỉ 10%. 40
3.4.2. Trong nước
Thứ nhất, Giải pháp kích cầu của Chính phủ hiện nay với những điều kiện cho vay
chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn với lãi suất vay ưu đãi đến với với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu gỗ gặp
rất nhiều khó khăn.41
Thứ hai, Về chính sách chính sách thuế của Bộ Tài chính năm 2008, thời gian qua
một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván sàn ở khu vực miền Trung đang gặp khó khăn. Theo đó
hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo
quy định, đối với gỗ ván sàn và một số mặt hàng gỗ khác là 10% khiến nhiều doanh nghiệp lâm
vào thế bị động không xoay đồng vốn kịp. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% như hiện nay là nên
40 Nguồn báo xã hội luận bàn
41 Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
78
làm nhưng Bộ Tài chính chưa đưa ra lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị và áp dụng ngay lập
tức như vậy, nhiều doanh nghiệp không thể xoay xở kịp vì đã chót ký hợp đồng với các đối tác
ngay từ đầu năm, không thể thương thảo lại được nữa.42
Thứ ba, từ ngày 1-10-2010, tám loại trang thiết bị đang được miễn thuế cho lần nhập
khẩu đầu tiên sẽ không còn được ưu đãi này nữa. Tám loại trang thiết bị này chủ yếu là đồ nội
thất như giường, tủ, bàn, ghế, các sản phẩm từ gỗ, bồn tắm, lavabo... Đây là quy định tại Nghị
định 87 do Chính phủ ban hành ngày 13-8 hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tám loại trang thiết bị này chủ yếu là đồ nội thất như giường, tủ, bàn, ghế, bồn tắm,
lavabo, bếp và dụng cụ làm bếp, tranh, tượng, thảm, vật trang trí, tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, máy
hút khói, thiết bị nghe nhìn, dụng cụ đánh golf.43
Thứ tư, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ rừng thích hợp trong khi các
khách hàng (chủ yếu là EU) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu
có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC). Tại Châu Á – Thái
Bình Dương, công ty SmartWood/Rainforest Allliancevà SGS Forestry đã thực hiện phần lớn
việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC). Đây cũng chính là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp
FSC tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp tìm được gỗ có chứng chỉ rừng thì rất khó
khăn, do tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ rất khắc khe, do đó đây cũng là một thách thức trước
mắt đối với ngành gỗ Việt Nam44
42
Nguồn: báo cửa gỗ Việt
43 Nguồn: Bộ công thương
nam.gplist.294.gpopen.183214.gpside.1.gpnewtitle.tam-loai-trang-thiet-bi-het-duoc-mien-thue-tu-1-10-
2010.asmx
44 Nguồn: báo chợ gỗ Việt Nam
chi-rung&catid=1:tim-hieu-ve-go&Itemid=16
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
79
4. Hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
4.1. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp:
Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và
năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ
USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần
phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp:
Thứ nhất, các doanh nghiệp nên định hình các sản phẩm mũi nhọn, hiện nay, có lợi
thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng
đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của
từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát
triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các
công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến
lược phát triển toàn diện và tập trung khắc phục những nhược điểm tồn tại. Chuyển dần sản xuất
sản phẩm ngoài trời sang sản phẩm nội thất nhằm tăng giá trị sản xuất, giảm tiêu hao nguyên liệu
trên cơ sở đổi mới thiết bị công nghệ phù hợp. Trong chiến lược sản phẩm, cần hướng tới phát
triển các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỉ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt
hàng gỗ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao và phát triển gỗ mỹ nghệ xuất khẩu để tận
dụng được lợi thế cạnh tranh của ta là tay nghề khéo léo của công nhân.Tổ chức đào tạo đội ngũ
công nhân lành nghề để đáp ứng đủ số lượng và chất lượng, khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu
thợ.45
Thứ hai, theo các chuyên gia Hội đồng tư vấn về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự
vệ (TRC) của VCCI, ngoài việc định hình sản phẩm mũi nhọn, các doanh nghiệp cần nhận biết
nguy cơ bị kiện, cơ chế vận hành của nó tại thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần tính đến khả
năng bị kiện ngay khi xây dựng chiến lược xuất khẩu. Doanh nghiệp cần đồng thời thực hiện các
45 Thời báo kinh tế Việt Nam
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
80
biện pháp mang tính chính sách (kịp thời ứng phó nguy cơ) và các biện pháp kỹ thuật (tính toán,
chứng minh biên độ phá giá thấp nhất có thể).
Thứ ba, Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để
hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên
môn hóa một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất,
chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp
chế biến gỗ quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở
các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế
biến dăm giấy xuất khẩu.
Thứ tư, các doanh nghiệp nên chủ động, mở rộng các chương trình xúc tiến thương
hiệu đến các thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống Mỹ, EU, Nhật Bản Cùng với
EU, Nhật Bản... Trong chiến lược kinh doanh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng khuyến
cáo các doanh nghiệp chủ động, mở rộng các chương trình xúc tiến thương hiệu đến các thị
trường mới nhằm tránh phát triển quá nóng tại một thị trường, đồng thời tăng cường cạnh tranh
bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh tranh bằng giá rẻ.
Thứ năm, theo các chuyên gia, để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu vào các
thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu sâu hơn về xu hướng và đòi hỏi của thị
trường bán lẻ và người tiêu dùng tại các thị trường như Mỹ, EU, Nhật. Các doanh nghiệp cần huê
các chuyên gia kinh tế đã giới thiệu các quy định nhập khẩu hàng nông sản của EU, Mỹ, Nhật ;
nâng cao công tác dự báo, cũng như nghiên cứu thị trường, đưa ra những diễn biến, xu hướng
trong tiêu dùng và phân phối hiện nay đối với các sản phẩm của Việt Nam tại thị trường .46
Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam làm việc chưa có hiệu quả nên tái cấu trúc lại
doanh nghiệp, thực hiện các khâu kiểm soát chất lượng tốt, áp dụng kiểm soát nội bộ để tránh
thói quen làm việc manh mún, thiếu kỷ luật và trách nhiệm. Đồng thời thực hiện các quy tắc, bộ
máy quản lý lãnh đạo tốt, nâng cao tính tuân thủ trong doanh nghiệp cũng như văn hóa công ty.
Đồng thời các doanh nghiệp cũng có thể vay vốn, tuyển chọn những nhân tài phục vụ cho công
46 Nguồn: WTO Việt Nam, cổng thông tin và tiếp cận thị trường
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
81
ty, chẳng hạn như việc tuyển chọn những nhân viên đàm phán tốt, có khả năng thương lượng,
ngoại ngữ thánh thạo tạo ra nhiêù hợp đồng, đàm phán giành được điều kiện thương mại ít chi
phí hơn và cũng như các phương thức thanh toán tiền, tránh trường hợp vi phạm các đạo luật của
Mỹ và EU…
Thứ bảy, nâng cao những ưu đãi đối với công nhân cũng là một trong những giải pháp
cần phải thực hiện trước tiên. Điều này làm cho công nhân làm việc hăng say hơn đáp ứng các
tiêu chuẩn mà đa số các thị trường đòi hỏi đó chính là mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Các
doanh nghiệp có thể cung cấp khóa học nâng cao tay nghề cho công nhân, hoặc các khóa học
nâng cao kỹ năng sử dụng các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, và các khóa học về mộc
chuyên sâu, điêu khắc, chạm trổ…
Thứ tám, các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu cải tiến, luôn cho ra đời các sản
phẩm mới, với mẫu mã và kiểu dáng mới lạ, độc đáo. Đồng thời nâng cao uy tín của doanh
nghiệp lên nhằm tạo riêng thương hiệu cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên gửi thư chào
hàng kèm theo các chứng từ hoặc gửi thư chào hàng tại các triển lãm, các hội nghị xúc tiến nhằm
đưa sản phẩm mới đến gần với khách hàng hơn.
4.2. Kiến nghị đến Nhà Nước và Chính Phủ:
Thứ nhất, về vấn đề gỗ nguyên liệu, Nhà nước Việt Nam cần có một chiến lược phát
triển ngành chế biến gỗ lâu dài. Để ngành chế biến gỗ và lâm sản ở nước ta phát triển một cách
ổn định và bền vững, về phía Nhà nước, cần quy hoạch trồng rừng một cách vững chắc, tổ chức
trồng rừng kinh doanh, chú trọng công tác theo hướng chuyên canh bảo đảm chất lượng và số
lượng cho công nghiệp chế biến. Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định
cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng, đặc biệt là chứng chỉ rừng do Hội đồng
Quản lý Rừng (FSC) cấp chứng nhận Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tăng cường trồng
rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự
phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.47 Bên cạnh đó, tập trung trồng rừng theo phương thức
47 Tạp chí báo mới điện tử
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
82
thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế
biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo từ đây đến năm 2020.
Thêm vào đó, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực
tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các
hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng.
Hơn nữa, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua
Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ
đồng, hiện Hiệp hội gỗ và lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Sàn giao dịch sẽ cung
cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh
nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Việc thực hiện các giao dịch qua mạng của các doanh nghiệp
ngành gỗ sẽ được kết nối qua cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Do đó, Nhà nước
cần tích cực triển khai rộng rãi các công tác này nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt rõ các
nguồn thông tin giúp việc xuất khâủ tốt hơn.
Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp đầu đàn,
đưa công nghệ mới cùng với việc nghiên cứu chế tác nhiều mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm mới
đáp ứng thị hiếu của khách hàng, để thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Vận động thu hút
đầu tư sản xuất phụ liệu (bulon, ốc vít…) phục vụ cho ngành chế biến gỗ. Tập trung tháo gỡ
những khó khăn về giải phóng mặt bằng, đáp ứng mặt bằng kịp thời cho các doanh nghiệp đầu tư
sản xuất. Giải quyết một cách cơ bản hệ thống xử lý chất thải chung cho các khu công nghiệp.
Củng cố lại Hiệp hội chế biến gỗ, để Hiệp hội đủ mạnh, thực sự làm chỗ dựa cho các doanh
nghiệp thành viên…48
Thứ ba là, Nhà Nước tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên
liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và
thời gian với giá cả cạnh tranh, chẳng hạn như việc miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu các sản phẩm
gỗ. Chính phủ cần ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa
48 Sở khoa học và công nghệ Bình Định
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
83
thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam... Mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với
lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ tư, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo công nhân ngành mộc, ngành gỗ, điêu
khắc, và nâng cao các kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, Nhà nước cần tập trung mọi
nguồn lực để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu đồ
gỗ... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
Thứ năm, thực hiện triệt để cải cách hành chính trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu
và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm thiếu các chi phí giâý tờ cũng
như các rườm rà torng thủ tục gây mất thời gian ảnh hường đến quá trình xuất khẩu. Bên cạnh đó
điều này cũng làm giảm thiểu các phong cách làm việc manh mún, nâng cao tính cạnh tranh của
các doanh nghiệp xuất khẩu Gỗ của Việt Nam.
Sáu là, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương
mại, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam... Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại Xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế
mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp , thành lập chợ gỗ, các triển lãm gỗ, đầu tư nhiều hơn
vào các hoạt động như Hội chợ Nông nghiệp quốc tế AgroViet 2010 tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Hội chợ Nông nghiệp AgroViet 2010 tại Hà Nội: Dự kiến vào quý IV/2010.
Tăng tường giúp các doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm như việc Thực hiện quảng bá sản
phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc nhân dịp Hội chợ Canton Fair –
Quảng Châu, tham gia gian hàng tại Hội chợ kết hợp tổ chức Hội thảo quảng bá sản phẩm Nông
lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc. Thực hiện quảng bá sản phẩm Nông lâm thủy
sản Việt Nam vào thị trường Mexico và khảo sát thị trường Nam Mỹ.49
Ngoài ra, Hiệp hội đồ gỗ Việt Nam cần xúc tiến thêm, tổ chức các đoàn khảo sát thị
trường đồ gỗ, tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ ở nước ngoài, các lớp tập huấn nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
49 Nguồn: Việt Báo Việt Nam
khau/40023383/87/
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
84
Bên cạnh việc tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá cho đồ gỗ Việt Nam cũng đã
bước đầu được thực hiện mang tính chuyên nghiệp và bài bản hơn với sự hỗ trợ kinh phí từ
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hiệp hội đồ gỗ cần tiếp tục quảng bá ngành gỗ Việt
Nam trên tạp chí Furniture Today - tạp chí về chuyên ngành đồ gỗ lớn của Mỹ và các tạp chí về
đồ gỗ của Châu Âu. Nâng cao sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn quốc tế,
người tiêu dùng quốc tế đối với ngành gỗ Việt Nam.
Bảy là, nâng cao vai trò Hiệp hội lâm sản Việt Nam và các Hiệp hội chế biến xuất
khẩu đồ gỗ địa phương. Nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp, từng bước thực hiện sự
phân công hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng. Cụ
thể là Bộ Thương mại sẽ phối hợp với Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN cùng các DN tổ chức nhập
khẩu gỗ nguyên liệu bằng cách: nhập khẩu tập trung với số lượng lớn để thuận tiện cho việc lấy
chứng chỉ FSC, giảm chi phí vận tải, cung cấp nguyên liệu ổn định cho DN chế biến; lập kho
ngoại quan tại các thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu; tổ chức các chợ đầu mối về gỗ (hoặc
tổng kho nguyên liệu) tại những khu vực trung tâm sản xuất đồ gỗ xuất khẩu hoặc gần cảng - cửa
khẩu
Cuối cùng là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế
biến xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất
khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và
quốc tế...
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
85
Kết luận
Đất nước ta đang đổi mình, ngày một phát triển hơn nữa, phát huy những lợi thế cạnh
tranh. Tuy ngành sản xuất xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng
khi tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nói riêng
và ngành gỗ nói chung thì chúng ta có thể khắc phục và ngành gỗ xuất khẩu ngày càng phát triển
hơn nữa.
Thật sự là không có việc gì khó, với những hạn ngạch, những khắc khe, những luật
định của các thị trường thì chúng ta phải có một sự chuẩn bị tốt, chuẩn bị từ các hợp đồng, chuẩn
bị từng bước trong các thủ tục và mọi việc đều tuân thủ nghiêm ngặt theo Luật thì các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ thành công và ngành gỗ xuất khẩu của chúng ta ngày càng phát triển.
Có một câu nói của Bác Hồ mà trong mọi trường hợp không bao giờ là cũ, “không có
việc gì khó”. Điều này rất đúng khi áp dụng cho các doanh nghiệp cũng như Nhà Nước ta trong
vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang các thị trường. “Không có việc gì khó”, phải nghiên cứu thật
kĩ lưỡng thị trường và có sự chuẩn bị chu đáo, bài bản, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia
dẫn đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ.
“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
86
Tài liệu tham khảo
1.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010
Lấy thông tin từ Báo Tạp chí báo mới điện tử
2010/45/3061534.epi
2. Hai quý đầu năm 2010, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 1,3% kim ngạch,
Lấy thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)
pham-go-chiem-1-3-kim-ngach.aspx
3. Hoàng Quang Phòng, Giải pháp xuất khẩu gỗ cho Việt Nam,
Văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam.(VCCI)
4. Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2009 giảm 17,6%,
Lấy thông tin từ Công ty chứng khoán Ngân Hàng BID
5. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Cập nhật từ Tổng cục thống kê
6. Ngành chế biến gỗ ở Bình Định cần phát triển ổn định và bền vững ,
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
87
Cập nhật từ Sở khoa học và công nghệ Bình Định
7. Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 9 tháng tăng 30%,
Cập nhật từ Website Thị trường tài chính
8. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ tăng nhẹ,
Cập nhật từ Thông tin kinh tế, xúc tiến thương mại Việt Nam
9. Nhân lực ngành gỗ mới chỉ được đào tạo trong nhà máy ,
Cập nhật từ Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam
trong-nha-may.htm
10. Những khó khăn thách thức đôí với ngành chế biến gỗ Việt Nam,
Cập nhật từ Cục xúc tiến thương mại
g-vit-nam.html
11. Sáu giải pháp để phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu,
Cập nhật từ Việt Báo Việt Nam
11. Tám giải pháp cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ ,
Cập nhật từ Thời báo kinh tế Việt Nam
12. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2008,
Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam -
Nhóm 11 - Lớp Ngoại Thương 1. K33
88
Cập nhật từ Sở công thương Yên Bái
13. Trích Báo cáo thường niên Thương mại Nông Lâm Thủy sản Việt Nam – Hoa Kỳ 2008
và triển vọng 2009“ của Trung tâm Thông tin PTNNNT
14. Xuất khẩu các sản phẩm gỗ tăng
Cập nhật từ Trung tâm xúc tiến đâù tư thương mại du lịch Kom Tum
ty/xuat-khau-cac-san-pham-go-tang/2379/1117.ntv
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nh_5284.pdf