Tiểu luận Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại

EU là khu vực không trồng cà phê, tuy nhiên lại là thị trường tiêu thụ lớn cà phê và có nhiều công ty chế biến cà phê với các thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Chính vì vậy chính sách của EU là khuyến khích nhập khẩu cà phê nguyên liệu và hạn chế nhập khẩu đối với cà phê chế biến. Đối với mặt hàng café chế biến, EU quy định mức hạn ngạch nhập khẩu (Cà phê chế biến thuộc danh mục hàng hạn chế nhập khẩu[5]), và mức thuế suất thuế nhập khẩu cao gấp nhiều lần so với cà phê nguyên liệu, ngoài r a còn áp dụng thuế phụ thu, thuế VAT áp dụng đối với đối với từng loại sản phẩm khác nhau và thực hiện kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phương pháp xử lý hương vị cà phê chế biến . Ngoài ra còn áp dụng kiểm tra chặt chẽ về dịch bệch, kiểm soát các chất gây nghiện và chất độc hại khác (Quy định số 466/2001 về thực hiện kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phương pháp xử lý hương vị cà phê chế biến.) gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các tiêu chí ảnh hưởng tới môi trường và điều kiện lao động

pdf88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu nổi tiếng khác nhau. Chính vì vậy chính sách của EU là khuyến khích nhập khẩu cà phê nguyên liệu và hạn chế nhập khẩu đối với cà phê chế biến. Đối với mặt hàng café chế biến, EU quy định mức hạn ngạch nhập khẩu (Cà phê chế biến thuộc danh mục hàng hạn chế nhập khẩu[5]), và mức thuế suất thuế nhập khẩu cao gấp nhiều lần so với cà phê nguyên liệu, ngoài ra còn áp dụng thuế phụ thu, thuế VAT áp dụng đối với đối với từng loại sản phẩm khác nhau và thực hiện kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phương pháp xử lý hương vị cà phê chế biến ... Ngoài ra còn áp dụng kiểm tra chặt chẽ về dịch bệch, kiểm soát các chất gây nghiện và chất độc hại khác (Quy định số 466/2001 về thực hiện kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phương pháp xử lý hương vị cà phê chế biến...) gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các tiêu chí ảnh hưởng tới môi trường và điều kiện lao động. 2.3.3. Rào cản áp dụng đối với thủy sản EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người là 22 kg/người/năm (mức trung bình của thế giới là 16,1kg/người/năm). Ngành công nghiệp đánh bắt cá của EU chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hàng năm EU phải nhập khẩu khoảng 16 tỷ euro cá và sản phẩm cá hàng năm để phục vụ cho công nghiệp trong nước (chế biến để tái xuất khẩu với giá trị gia tăng) và tiêu dùng trong nước. Cá nuôi trồng nước ngọt chiếm 20% sản lượng cá, với 65 ngàn lao động và kim ngạch hơn 3 tỷ euro/năm. Phi lê cá tra, ba sa, tôm đông lạnh và nhuyễn thể hai mảnh vỏ là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt nam xuất khẩu sang thị trường EU và chiếm thị phần tương đối lớn: phi lê cá tra- ba sa xếp thứ 1 và tôm sú đông lạnh xếp thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào EU. Kim ngạch mặt hàng thủy sản chế biến đang có xu hướng tăng dần. Các nhóm sản phẩm này hầu hết xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô nên không bị giới Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 64 hạn về hạn ngạch, thuế suất thuế nhập khẩu, song những quy định về quản lý và giám sát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, nhãn mác ... là những trở ngại chính. Rào cản chung: - Thuế GSP, chống bán phá giá ; - Hạn ngạch thuế quan tự quản (Autonomous Tariff Quota – ATQ) đối với một số sản phẩm theo mức thuế ưu đãi từ 0-4-6%; - Quy định SPS/TBT theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)); - Giám sát và kiểm tra chất lượng nhập khẩu; - Cấp phép nhập khẩu; - Nhãn mác môi trường. - Các quy định của các tập đoàn bán lẻ (private food standards của các tập đoàn bán lẻ về tiêu chuẩn EurepGAP) Một số rào cản cụ thể mới: - EU đang dự thảo chỉnh sửa chính sách thủy sản (Common Fisheries Policy), dự kiến sẽ được hoàn tất dự kiến vào năm 2013, theo hướng các thông tin (về sản phẩm, phương thức sản xuất và xuất xứ), kiểm soát, và điều kiện bảo vệ môi trường thiên nhiên cần được bổ sung đầy đủ hơn, giám sát chặt chẽ hơn.... - Chính sách bảo vệ môi trường biển. Chỉ thị số 2008/56/EC ngày 17/6/2008 về quản lý đánh bắt cá bằng các thiết bị thân thiện với môi trường, theo đó hạn chế số lượng đánh bắt cá, để giảm tác động lớn hơn đến môi trường biển, bảo vệ các các loài thủy sản, do việc đánh cá hủy diệt gây ra, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển. - Ngày 25/8/2010, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance) đã thông báo về việc hoàn thành quy định về thực tiễn tốt (Best Aquaculture Practice - BAP) đối với thuỷ sản làm tiêu chuẩn cho việc chứng nhận các trại nuôi cá tra. Chương trình BAP là một chương trình toàn diện dựa trên số liệu chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản, cả trang trại và nhà máy chế biến, bao gồm các tiêu chuẩn về trách nhiệm môi trường và xã hội, quyền lao động, phúc lợi động vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 65 tiêu chuẩn BAP cũng đã được phát triển cho tôm, cá rô phi và kênh trang trại nuôi cá da trơn, trại và nhà máy chế biến. BAP cũng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học, đất và quản lý nước, và quản lý thuốc và hóa chất, giám sát chất lượng nước và nước thải... - Quy định IUU(Illegal, Unreported and Unregulated) và ảnh hưởng đến Việt nam (Các văn bản pháp quy số: 1005/2008, 1010/2009, 86/2010 và 468/2010): Chính sách mới (IUU) có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2010, về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận rằng thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản (trừ cá nước ngọt, cá cảnh và một số loại thân mềm như sò, hàu, trai sông…) Tác động của IUU đối với Việt nam: việc đăng ký, đăng kiểm tầu cá, quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như việc kiểm tra hoạt động, ghi nhật ký khai thác, gắn thiết b ị định vị vệ tinhvà kiểm soát ngư trường khai thác ... gặp nhiều khó khăn cả về nhân lực và tài chính, trong khi đó tập quán mua nguyên liệu trực tiếp từ các tầu cá, từ thương lái gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc và xuất xứ và tăng chi phí của ngư dân, cơ sở sản xuất... ________________________________________ Tóm lại, quan hệ giữa Việt Nam và EU có một gắn kết hai bền vững có lợi thúc đẩy quá trình buôn bán thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp một số khó khăn khi hợp tác với EU vì đặc tính như đã phân tích ở trên của thị trường EU: EC và một số nước EU đã thực hiện một số biện pháp về chính sách thương mại có thể gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU: - Từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2008, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC); Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 66 - Tháng 6/2008, Hội đồng châu Âu thông qua việc không cho mục XII (chủ yếu là giày dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 – 2011; - Tháng 10/2008, EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ việc chống bán giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc đồng nghĩa với việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong thời gian rà soát cuối kỳ (về lý thuyết có thể lên tới 15 tháng). Sau khoảng một năm rưỡi Ủy ban Hỗn hợp về Khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN- EU hoạt động, đàm phán FTA ASEAN – EU cho thấy quan điểm của các Bên còn nhiều khoảng cách và cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới. Hai vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định Đối tác và Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và EU (PCA) đã được tiến hành tại Brussels (tháng 6/2008) và Hà Nội (tháng 10/2008) cũng cho thấy quan điểm của các Bên về các nội dung cần đưa vào PCA còn khác nhau. Vì vậy, các Bên cần xem xét lại quan điểm để có thể đàm phán một PCA thể hiện được lợi ích thật sự của các Bên. Trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 lần). Trong đó, có 31 lần đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 lần đối với nông sản, thực phẩm (tương đương với năm 2007 2.4 Ma trận SWOT đối với thị trường EU 2.4.1 Điểm mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Thứ nhất, Việt Nam có biên giới biển dài, có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả nước bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên dồi dào rừng vàng biển bạc, từ tài nguyên cá, dầu thô đến các mặt hàng may mặc, giày da,nông sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, với sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng năm ước tính trên 2500 nghìn tấn. Do đó các doanh nghiệp có thế mạnh khi khai thác nguồn tự nhiên sẵn có. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 67 Thứ hai, Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, dân số Việt Nam hiện nay gần 86 triệu dân( năm 2009), với dân số trẻ chiếm đa số chứng tỏ Việt Nam là một đất nước có nguồn nhân lực rất dồi dào, điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tích cực đầu tư vào Việt Nam nhằm khai thác nguồn nhân lực dồi dào này. Do đó, đây cũng là điểm mạnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường trên thế giới. Thứ ba, giá lao động tại Việt Nam rất rẻ, các doanh nghiệp có thể phải trả 4000 USD/ tháng cho một kỹ sư Úc nhưng chỉ tốn khoảng 400 USD/tháng cho một kĩ sư Việt Nam với chất lượng công việc tương đương. Hơn nữa, với các ngành sản xuất chế biến thì giá công lao động của công nhân làm thuê rất thấp. Điều này cũng là một điểm mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Thứ tư, Việt Nam có nâng cao sức cạnh tranh cao do Việt Nam chính trị ổn định và thuế xuất nhập khẩu của ta vào các nước khác còn thấp. Việc nền chính trị ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được uy tín tốt khi ký hợp đồng đối với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là thị trường khó tính như EU. Thứ sáu, Việt Nam hơn 100 năm bị Pháp đô hộ nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa Pháp, cho đến nay thì một phần nào đó văn hóa Pháp vẫn có dấu ấn trong cách tiêu dùng, cách sống, phong cách làm việc, học tập, chẳng hạn như xu hướng lãng mạn hay nhìn mọi vật theo đôi mắt phù hợp với phong cách nghệ thuật hơn, hay sự nâng niu đối với cái đẹp, với phụ nữ. Do đó, phong cách sống có phần là điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam khi hiểu rõ hơn về văn hóa tiêu dùng của người Pháp cũng như từ đó có cái nhìn toàn vẹn hơn về phong cách tiêu dùng của khách hàng Châu Âu. Thứ bảy, Tại Việt Nam có một số các doanh nghiệp là các làng sản xuât sản phẩm Mỹ nghệ hoặc tranh thêu tay, các làng mỹ nghệ, làng gốm, có từ lâu đời, những sản phẩm mang đậm vẻ đẹp truyền thống, mang lại vẻ đẹp văn hóa tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác với các sản phẩm được thực hiện tinh tế, đây cũng là thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu các mặt hàng thủ công bằng tay như thế này, Thứ tám, từ nhiều năm qua, dệt may xuất khẩu sang thị trường EU luôn chiếm hơn 60 % tổng kim ngạch của ngành hàng này. Trong những năm gần đây xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đều duy trì được mức tăng trưởng khá, bên cạnh đó Việt Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 68 Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. Một mặt khác nữa là cá tra và cá basa tại Việt Nam được thị trường châu Âu rất ưa chuộng, có lẽ đây là điều kiện thị hiếu vì cá tra cá basa nước ngọt vùng đồng bằng song Cửu Long có sự khác biệt một chút nào đó so với nơi khác mà giá cả lại phải chăng. 2.4.2 Điểm yếu của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU Mặc dầu mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam trong các năm vừa qua luôn có mức tăng trưởng khá, Việt Nam luôn xuất siêu so với EU, tuy nhiên, so với nhiều nước kể cả so với các nước ASEAN, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chưa thực sự tương xứng với năng lực sản xuất và tiềm năng xuất khẩu của mình Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại.( Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA)) được Thủ tướng Chính Phủ nước ta và Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso chứng kiến việc ký tắt Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) tại Brussels, Bỉ hôm 4/10/2010) 12 Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định. Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU qua trung gian còn nhiều, do đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội ít có cơ hội quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở các nước EU để bắt nắm xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và những biến động của thị trường theo thời gian nhằm có chiến lược kinh doanh thích hợp. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua trung gian, chưa thiết lập được hệ thống phân phối trên thị trường EU Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn bị động trong khâu thiết kế mẫu mã sãn phẩm, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thụ động nhận đơn đặt hàng và các yêu cầu 12 Việt Nam - EU ký hiệp định khung hợp tác toàn diện Báo Vnexpress Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 69 từ doanh nghiệp nước ngoài về nguồn nguyên liệu cũng như tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong khi thị trường EU là một thị trường rất khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm Thứ năm, , do thiếu vốn nên các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý. Đối với việc gì các doanh nghiệp cũng gặp phải hạn chế này, đôi khi muốn có được các hợp đồng dài hạn hoặc tốt hơn, hoặc đàm phán để giành những điều kiện được ưu đãi hơn thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được do còn đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Thứ sáu là đa số các doanh nghiệp Việt Nam thiếu công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, vận hành các kỹ thuật tiên tiến đáp ứng các nhu cầu khắc khe của EU, Mỹ và Nhật Bản. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn tiếp tục diễn ra và một phần các cán bộ công nhân của Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa ý thức tốt về trách nhiệm của mình trong công việc. Thứ bảy là, do quy mô nhỏ, chưa có sự đồng bộ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn hoạt động riêng lẻ, do đó phải đối mặt với những khó khăn như thiếu nguồn nguyên liệu, nguồn nguyên liệu bấp bênh hoặc các sản phẩm đầu ra phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện bên ngoài như nhà cung cấp, điều kiện thời tiết. Thứ tám là, trong lối làm việc của một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn có tư duy manh mún. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có tích lũy khá và khai thác được thị trường, đã đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng diện tích mặt bằng được giao trước đây không đáp ứng được, họ phải thuê lại mặt bằng của doanh nghiệp khác, hoặc đăng ký thuê thêm mặt bằng mới. Mặt bằng chắp vá, bố trí sản xuất manh mún như vậy rất bất tiện trong quản lý điều hành sản xuất, thiếu bền vững, hiệu quả thấp. Một số doanh nghiệp có nhu cầu bức xúc, chờ giao mặt bằng lâu, nên họ chuyển sang đầu tư sản xuất trên địa bàn các tỉnh khác. Thứ chín là, công tác dự báo thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế, cụ thể các doanh nghiệp vẫn chưa dự báo tốt sự thay đổi về mặt thị hiếu của các thị trường, cụ thể là thị trường Eu với sự thay đổi thị hiếu .Điều này cũng là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 70 Thứ mười, kỹ năng đàm phán của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn hạn chế và việc nghiên cứu cũng như các kiến thức về điều kiện thương mại Incoterms, các phương thức thanh toán vẫn còn hạn hẹp. Do đó, chẳng hạn như việc nước ta có nguồn hàng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng EU nhưng vì chưa đủ thông tin và chưa có nhiều kỹ năng đàm phán nên không thể tận dụng lợi thế đó để đưa giá cao với khách hàng mà vẫn phải chịu mức giá trung bình hoặc thấp và không giành được lợi thế trong phương thức thanh toán và điều kiện thương mại. Thứ mười một, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự đầu tư cũng như chưa có sự chuẩn bị nhiều cho những thay đổi, những rào cản thương mại bất lợi cho mình hay việc dự đoán để đồi phó với các tình huống xấu nhất. Chẳng hạn như việc EU đưa ra các đạo luật đòi hỏi sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu phải có chứng chỉ sản phẩm sạch, nguồn gốc đánh bắt từ vùng biển nào, lộ trình nào, tàu số mấy, lúc nào thì gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam vì chưa có sự đối phó từ trước. 2.4.3 Những cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU Thứ nhất, ngày 4/10/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso chứng kiến việc ký tắt Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) tại Brussels, Bỉ. Theo Hiệp định này cũng tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâm ngư nghiệp, quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh; cho phép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đối phó với khủng hoảng hay ngăn chặn và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và hiệp định này cũng là bước để hai bên đi đến đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Hiệp định này có một bước ngoặt lớn nhằm thúc đẩy trao đổi kinh tế thương mại giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh EU là một thị trường lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2009 đạt 11,5 tỷ Euro. 13 Thứ hai, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường có nhiều mức sống , nhiều mức thu nhập khác nhau và nhu cầu hàng dệt may, đồ dùng nội thất cũng như 13 Việt Nam - EU ký hiệp định khung hợp tác toàn diện Báo Vnexpress Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 71 nhu cầu về thực phẩm, hàng nông sản.. rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam do vậy cơ hội là nhu cầu của thị trường EU liên tục tăng. Thứ ba là, Hiện nay người dân EU có cơ cấu dân số già và có xu hướng quan tâm đặc biệt đến sức khoẻ trước những căn bệnh hay gặp ở các quốc gia phát triển : béo phì, tiểu đường…ưa chuộng mặc hàng thoải mái, nhất là thị trường Pháp do đó xu hướng tiêu dùng người dân nhiều nước EU thường chỉ mua hàng tiêu dùng thời trang vào 2 vụ chính là đông, hè, thì nay họ đang dần chuyển sang mua nhiều lần hơn trong năm. Bởi vậy, các nhà nhập khẩu dần có xu hướng chuyển sang những nhà xuất khẩu qui mô nhỏ và vừa, linh hoạt thay cho những đơn đặt hàng rất lớn từ Trung Quốc với giá rất rẻ. Đây là một điểm có lợi cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Thứ tư là , hàng dệt may của Việt Nam không bị áp dụng hạn ngạch của EU nên việc xuất khẩu sang EU càng thuận lợi , tuy nhiên Việt Nam vẫn phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may Ấn Độ, Băng la dét, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và một số nước khác. Hơn thế nữa, đối với các mặt hàng khác, EU là thị trường tiêu thụ lớn cà phê và có nhiều công ty chế biến cà phê với các thương hiệu nổi tiếng khác nhau, họ thường nhập cà phê hạt từ các quốc gia trồng cà phê như Việt Nam, Braxin… Bên cạnh đó, EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, sản phẩm cá tra, cá basa rất được người dân Châu Âu ưa chuộng. Về các sản phẩm gỗ, nông sản thì hiện nay xu hướng tiêu dùng chuyển sang các đồ nội thất, vì người Châu Âu rất quan tâm kiến trúc nội thất trong nhà, do đó đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Trái Đất nóng lên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị hiếu của người Châu Âu, trái đất nóng lên khiến người ta có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có gắn nhiều đến thiên nhiên thể hiện sự mát mẻ, thân thiện với môi trường chẳng hạn như nhà dán gỗ, tường dán gỗ hay sàn gỗ. Nắm bắt được khuynh hướng tiêu dùng này cũng là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam. Thứ sáu, khi người Châu Âu đối mặt với tỷ lệ các bệnh ung thư nhiều thì xu hướng ăn uống của họ có phần dịch chuyển sang chế độ ăn kiêng, cũng như học theo cách ăn uống , nếp sống sinh hoạt của người Châu Á, trong khi người Châu Á chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản và Ấn Độ. Xu hướng ẩm thực của các nước này là dùng Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 72 nhiều rau trong khẩu phần ăn, và dùng nhiêù trái câu, do đó khi người ta lo sợ những căn bệnh và chuyển sang dùng nhiều rau xanh và trái cây thì điều này là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Châu Âu. Thứ bảy, Việt Nam nằm trong top những quốc gia có lợi thế thu hút đầu tư cao, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để khai thác các tiềm năng này, sự phát triển của Việt Nam và việc thu hút vốn nước ngoài nhiều cũng tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU. Vì là một thị trường truyền thống và khó tính, nên khi Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì cũng nâng cao tính cạnh tranh cũng như sự t in tưởng của các khách hàng Châu Âu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng ký được các hợp đồng lớn hơn. Thứ tám, việc mất giá của đồng đô la Mỹ so với đồng Euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Giá cả hàng hoá tăng cao là một thuận lợi cho các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp EU tăng cường các hoạt động mua hàng, nhập khẩu nên cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thứ chín, mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất sang EU hiện đang được hưởng thuế SGP với mức thuế suất 0% (một số mã chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thứ mười, Vụ nổ giàn khoan năm 2010 dẫn đến tràn dầu ở Vịnh Mexico khiến sản lượng tôm đánh bắt tại khu vực này giảm. Do đó, xuất khẩu thủy sản nước ta sẽ tăng tốc ở thị trường châu Mỹ (do được lợi nhờ sự cố tràn dầu). Bên cạnh đó cũng là cơ hội lớn của các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường EU vì nguồn nguyên liệu thủy hải sản từ Mỹ, Mêhico giảm,14 2.4.4 Những thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, giá năng lượng và nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế EU. Hiện nay chỉ tính riêng 14 Chiến lược xuất khẩu thủy sản, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, ftlb3zoiim%29%29/ViewArticle.aspx?ID=1764&A spxAutoDetectCookieSupport=1 Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 73 hàng xuất khẩu của năm 2007 sang các thị trường này còn tồn đọng tới 30% lượng hàng vì thế các hợp đồng của năm 2008 không thể triển khai. Tuy năm 2010 có nhiều khả quan hơn tuy nhiên những thách thức vẫn còn phía trước khi Châu Âu gặp khó khăn vì đồng Euro mạnh, tình trạng các nền kinh tế lớn tại EU các tháng đầu năm 2010 tăng trưởng trung bình chưa tới 1%, Látvia hay Tây Ban Nha, khủng hoảng trầm trọng vẫn tiếp diễn. Látvia tăng trưởng ở số âm 4%, Tây Ban Nha âm khoảng 1% trong khi 20% người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp leo thang và đạt xấp xỉ 10%. 15 Thứ hai, sau cuộc khủng hoảng các nước EU thực hiện chính sách bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước bằng cách là tăng cường các rào cản từ thương mại đối với các quốc gia xuất khẩu sang thị trường này. Chẳng hạn như 12- 2009 Liên minh châu Âu đưa ra quyết đỉnh về Việc gia hạn chống bán phá giá các sản phẩm giày mũ da của Việt Nam, theo đó, ngành da giày của Việt Nam sẽ phải gánh thêm một khoản thuế là 10% ít nhất trong 15 tháng làm cho tình hình xuất sang EU càng khó khăn hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.16 Thứ ba, từ năm 2008 , EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc càng làm cho tính cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước khác đặc biệt là Trung Quốc càng gay gắt bởi hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. Điều này là một thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam vì Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh rất lớn của Việt Nam tại thị trường EU. Thứ tư, chính sách bảo vệ môi trường biển. Chỉ thị số 2008/56/EC ngày 17/6/2008 về quản lý đánh bắt cá bằng các thiết bị thân thiện với môi trường, theo đó hạn chế số lượng đánh bắt cá, để giảm tác động lớn hơn đến môi trường biển, bảo vệ các các loài thủy sản, do việc đánh cá hủy diệt gây ra, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển. Bên cạnh đó, Eu còn yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu thủy sản theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU. 15 Nguồn báo xã hội luận bàn 16 Tinkinhte.com viec-eu-gia-han-thue-chong-ban-pha-gia-san-pham-giay-mu-da-viet-nam-het-thoi-gia- cong/77907.136139.html Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 74 Trong khi đó tiêu chuẩn này luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Thứ năm ,bên cạnh với HACCP, Chính sách mới của EU, chính sách (IUU) có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2010, về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Tiếp theo sau đó, ngày 25/8/2010, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance) đã thông báo về việc hoàn thành quy định về thực tiễn tốt (Best Aquaculture Practice - BAP) đối với thuỷ sản làm tiêu chuẩn cho việc chứng nhận các trại nuôi cá tra, cá basa, điều này rất ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt Nam vì cá basa là mặt hàng chủ chốt của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang EU. Thứ sáu, trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 lần). Trong đó, có 31 lần đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 lần đối với nông sản, thực phẩm. Tuy có nhiều tiềm năng và cơ hộ nhưng ngành nông lâm thủy sản và thực phẩm lại phải gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang EU bởi vì thị trường này luôn đưa ra các luật, chính sách nhằm hạn chế việc xuất khẩu từ các thị trường và khuyến khích tiêu dùng trong khối. Thứ bảy, EU liên tục đưa ra các gói cứu trợ và các sản phẩm trong nhằm đảm bảo khuyến khích người dân trong công đồng dùng hàng trong cộng động bởi vì hiện nay EU vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do sau khủng hoảng toàn cầu. Bên cạnh đó các quốc gia nhanh chóng vực dậy cũng phải đưa ra các gói tài chính nhằm cứu các nước khác trong khối , giảm thiếu nạn thất nghiệp do đó xu hướng tiêu dùng của người Châu Âu là dùng hàng trong cộng đồng. Thứ tám, Bên cạnh đó, việc chênh lệch quá nhiều trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU cũng là một rào cản cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay bởi vì Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang EU, trong khi sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam từ EU lại không nhiều bằng, do đó điều này làm chênh lệch cán cân hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước khiến cho EU luôn đưa ra các chính sách hạn ngạch nhập khẩu hoặc các rào cản thương mại luật định và phi luật định khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 75 Thứ chín, EU đưa ra quy định về PLEGT( tiêu chuẩn khai báo nguồn gốc nguyên liệu ) yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy khai báo truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp. Số gỗ đó phải sử dụng được nguồn phát triển rừng trồng bền vững và không làm ảnh hưởng đến môi trường. hiện tại gỗ rừng trồng trong nước của VN chưa có cơ quan nào chứng nhận để xác nhận nguồn gốc gỗ. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam. Bởi vì gỗ ở Việt Nam thì nhiều, nhưng tìm ra gỗ có chứng chỉ PLEGT đáp ứng nhu cầu thì rất là khó, và khi có được rừng sạch, thì tìm cơ quan để cấp chứng chỉ lại khó hơn và làm cho việc đưa hàng đến khách hàng chậm trễ hơn, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Thứ mười, EU ban hành REACH để đảm bảo một mức độ cao về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại các rủi ro tiềm ẩn gây ra bởi hóa chất, Tác động đối với Việt nam, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải tuân thủ những quy định khắt khe về chế độ khai báo, thủ tục đăng ký, được các cơ quan chức năng của EU đánh giá tác động đến sức khỏe, môi trường (thử nghiệm trên động vật) và việc cấp phép nhập khẩu vì vậy có nhiều tiềm ẩn, rủi ro... , ngoài ra làm tăng thêm chi phí (REACHquy định việc thu phí và lệ phí đối với việc đăng ký, đánh giá rủi ro, cấp phép cả trong và ngoài nước), phải đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp với tiêu chuẩn (thường là hướng về công nghệ do EU sản xuất) và cuối cùng sức cạnh tranh về giá giảm sút, khó thâm nhập thị trường. Thứ mười một, về việc nhập khẩu xe đạp, Thuế Anti-dumping( thuế chống bán phá giá), do xe đạp có nguồn gốc từ Việt Nam đap bị áp mức thuế chống bán giá từ 15,8 – 34,5%, nên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp tại Việt Nam, hiện thì mặt hàng xe đạp xuất khẩu rất nhiều do thuế trên. Bên cạnh đó, tháng 7/2006, EU quy định tiêu chuẩn CEN đối với xe đạp và phụ tùng xe đạp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏ người tiêu dùng, theo đó các tiêu chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với Chỉ thị về an toàn sản phẩm số 2001/95/EC mới đủ điều kiện nhập khẩu và phân phối tại EU. Thứ mười hai, về các mặt hàng có liên quan đến nông sản, thực phầm. Tổng vụ về sức khỏe và người tiêu dùng (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất EU thông qua quy định về thông tin cho người tiêu dùng đối với hàng thực phẩm. Quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (SPS)/TBT từ cơ sở chế biến đến tay người tiêu Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 76 dùng. Các cơ sở chế biến của nước xuất khẩu phải được EU k iểm tra và công nhận theo nguyên tắc HACCP. Quy định về cơ sở chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed). Bên cạnh đó, quy định về kiểm soát về dư lượng kháng sinh, chất gây bệnh, chất phụ gia trong thuốc thú y và thức ăn gia súc tại nước xuất khẩu và tại EU, thực hiện chương trình nhà máy chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed).. Hơn thế nữa, EU còn quy định về kiểm tra thú y và sản phẩm động vật tại cửa khẩu nhập khẩu. Động vật sống và sản phẩm thịt chế biến có xuất xứ chỉ được nhập khẩu vào EU sau khi đã được kiểm tra tại cửa khẩu - BIP (Veterinary Border Inspection Ports). Những quy định khắc khe rang buộc này làm các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên “ không có việc gì khó, chỉ sợ long không bền”, thị trường khó tính đến thế nào thì cũng có cách để xâm nhập và phát triển hơn nữa, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi “tấn công” thị trường này. Sau đây là một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam và về phía Nhà Nước. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 77 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG EU 3.1 Về phía doanh nghiệp: 3.1.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu thông qua trung gian, hệ thống phân phối tại thị trường này còn yếu. Do vậy, đế nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các Doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang EU hoặc thông qua hình thức liên doanh với các doanh nghiệp tại thị trường này để có thể chủ động trong việc tìm đối tác cũng như tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Muốn vậy các doanh nghiệp cần cũng phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả… 3.1.2 Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh châu Âu. Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEDF) một phần trong “Chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội được tài trợ của SMEDF để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời nhận được cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật. 17 3.1.3 Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và hoá các mặt hảng xuất khẩu sang EU: Nhằm khai thác một cách triệt để thế mạnh của từng mặt hàng nâng cao kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận của công ty, bên cạnh đó, đa dạng hoá các mặt hàng để phân tán rủi ro có thể gặp phải khi xuất khẩu. 17 Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu vẫn tăng 9,4%, Sở công thương Bắc Giang Giang.gplist.199.gpopen.1781.gpside.1.gpnewtitle.xuat-khau-cua-viet-nam-sang-chau-au-van-tang-9-4- x25.asmx Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 78 Đối với dệt may và giày da : do đặc thù về sản xuất và xuất khẩu của hai mặt hàng này các doanh nghiệp cần: Thứ nhất, tìm nguồn cung nguyên phụ liệu ổn định cho ngành dệt may và da giày để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của hai ngành này. Thứ hai, tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù tại thị trường EU. Thứ ba, tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Nhà sản xuất phải thể hiện được phong cách riêng với khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, phương thức kinh doanh.18 Đối với mặt hàng thuỷ hải sản: Thứ nhất, nâng cao sức cạnh tranh về mặt chất lương của mặt hàng thuỷ sản . Để nâng cao sức cạnh tranh chất lượng hàng thủy sản cần: Đầu tiên, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn EU đề ra. Tiếp theo đó, đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống, hướng dẫn ngư dân về kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch. Và cuối cùng, đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ là rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam. Thứ hai, tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm các doanh nghiệp trong nước cần liên kết với nhau nhằm giải 18 VƯỢT QUA RÀO CẢN SPS ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 79 quyết đầu vào - đầu ra về nguyên liệu, đáp ứng đòi hỏi quốc tế chính là vấn đề cấp bách hiện nay để ngành thủy sản tồn tại và phát triển bền vững Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản.. Đối với mặt hảng gỗ và các sản phẩm của gỗ: Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Thứ hai, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm… Thứ ba, các doanh nghiệp cần quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng: Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Thứ tư, Trong chiến lược sản phẩm, cần hướng tới phát triển các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỉ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt hàng gỗ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao và phát triển gỗ mỹ nghệ xuất khẩu để tận dụng được lợi thế cạnh tranh của ta là tay nghề khéo léo của công nhân. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 80 3.1.4 Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU.19 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là công việc chính của doanh nghiệp nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. * Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU. Thứ nhất, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU. 20 Thứ hai, chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam. Thứ ba, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại…21 Thứ tư, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU. Tổ chức các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín của hàng hóa Việt Nam đối với người tiêu dùng EU. Ngoài ra , EU tuy là thị trường tiềm năng cho nhiều nước xuất khẩu nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu quá cao gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. vì vậy muốn thâm nhập thành công bên cạnh nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo về hồ sơ, tài liệu. Việc này sẽ giúp giành quyền chủ động và làm chủ các tình hình để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. 19 Định hướng xuất khẩu vào thị trường Eu năm 2008, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại Đà Nẵng 20 Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Thụy Sỹ, Diễn đàn ngoại thương, html 21 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Website công ty Long Đinh Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 81 3.1.5 Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng để nắm được đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU. 3.1.6. Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nậng cao năng lực cũng như trình độ cho các cán bộ và công nhân viên qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời Việt Nam nên phối hợp với các nước để gửi cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ, có triển vọng ra đào tạo ở nước ngoài tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới . Ngoài vấn đề chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, Việt Nam cần phải quan tâm đào tạo để có đội ngũ cán bộ thương mại giỏi thì mới có thể đưa sản phẩm có chất lượng cao tới được thị trường EU. 3.2 Về phía nhà nước: 3.2.1 Kiến nghị về các chính sách của nhà nước:22 Để nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp, nhà nước cần đưa ra các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích , tạo động lực cho các doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Nhà nước nên có các chính sách và cơ chế tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường EU. 22 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào EU - những quy định và những điều cần quan tâm, Cổng thông tin và thương mại ngành điện tử Viêt Nam Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 82 Thứ hai, đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Thứ ba, xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Thứ tư, thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang EU có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Thứ nhất, đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (không phải gia công) làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang EU thuộc hai ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU, 23 Thứ hai, đối với các mặt hàng như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, hàng thủy hải sản, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục đích tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng này sang EU. 23 Xuất khẩu thủy hải sản sang EU và những điều nên biết, cục xúc tiến thương mại Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 83 Thứ ba, đối với một số mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường EU như cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su, rau quả…Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn. Nhà nước nên đẩy mạnh cơ chề hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư thông qua việc ký kết hiệp định thương mại tự do ( FTA) giữa Việt Nam và EU nhằm có được sự công nhận là nền kinh tế thị trường từ EU Ngoài ra, cần phải tăng cường năng lực cho văn phòng TBT VN để hỗ trợ các ngành xuất khẩu, đồng thời vai trò của các hiệp hội ngành cần được nâng cao hơn nữa để hỗ trợ các hội viên, tư vấn cho các thành viên và là đại diện trước EU về các quy định được đề xuất. Nhà nước cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu thống nhất và đẩy đủ về các doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin về đối tác hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội tìm hiểu nguồn thông tin về đối tác Việt Nam, từ d01o nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kinh doanh trong nước cũng như quốc tế, đồng thời giúp minh bạch hoá hệ thống thông tin doanh nghiệp 3.2.2 Kiến nghị về các chính sách xúc tiến xuất khẩu24 Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau đây. Thứ nhất, đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển trên thị trường EU thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. 24 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU từ nay đến năm 2010, GS.TS Trần Chí Thành – Đại học Kinh tế Quốc dân Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 84 Thứ hai, thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường trước hết đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trự ctiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường EU. Thứ tư , hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Và cuối cùng, đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 85 LỜI KẾT Sau quá trình phân tích, nghiên cứu, đánh giá, thị trường EU hoàn toàn vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn. Tuy nhiên đây là một thị trường rất khó tính, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh của mình để có thể xâm nhập tốt vào thị trường này. Với nhiều rào cản được đặt ra để bảo vệ các công ty nội địa cũng như bảo vệ người tiêu dung EU, các doanh nghiệp cần nắm rõ và chủ động điều chỉnh hoạt động thương mại của mình để đáp ứng tốt các yêu cầu được đặt ra. Làm được điều này, tin chắc rằng Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam sẽ xác lập được vị thế cạnh tranh mới trên bản đồ kinh tế thế giới. Và đó cũng chính là kết quả mà khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy giúp các quốc gia hoàn thiện nền kinh tế để đứng vững và phát triển. Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 86 Danh mục tài liệu tham khảo 1.Bình ổn thị trường, xuất khẩu sang EU vẫn tăng mạnh Cập nhật từ Bộ ngoại giao Việt Nam rnmT2 2.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU từ nay đến năm 2010, GS.TS Trần Chí Thành – Đại học Kinh tế Quốc dân 3.Chiến lược xuất khẩu thủy sản, Cập nhật từ Cục xúc tiến thương mại nen-biet-p5.html 4.Định hướng xuất khẩu vào thị trường Eu năm 2008, Cập nhật từ Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại Đà Nẵng 5.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Cập nhật từ Website công ty Long Đinh 6.Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang Thụy Sỹ, Cập nhật từ Diễn đàn ngoại thương, au_sang_thuy_sy.html 7. Ngành da giày trước việc EU gia hạn thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt nam: Hết thời “gia công” ? Cập nhật từ Tinkinhte.com da-giay/nganh-da-giay-truoc-viec-eu-gia-han-thue-chong-ban-pha-gia-san-pham-giay- mu-da-viet-nam-het-thoi-gia-cong/77907.136139.html 8. Kinh tế EU gặp nhiều khó khăn trong năm 2010 Cập nhật từ Nguồn báo xã hội luận bàn gt Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 87 9. Ngành da giày trước việc EU gia hạn thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt nam: Hết thời “gia công” ? Cập nhật từ Tinkinhte.com da-giay/nganh-da-giay-truoc-viec-eu-gia-han-thue-chong-ban-pha-gia-san-pham-giay- mu-da-viet-nam-het-thoi-gia-cong/77907.136139.html 10.Thị trường nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu Cập nhật từ Thị trường nước ngoài 11. Tình hình kinh tế-xã hội chín tháng năm 2010, Cập nhật từ Tổng cục thống kê 12. Tình hình kinh tế - thương mại EU năm 2009, Cập nhật từ Thị trường nước ngoài 13. Tình hình nhập khẩu tháng 12 và cả năm 2008 Cập nhật từ Hải quan Việt Nam 620%2D4748%2Daee7%2D07b0233fdae6&ID=17221 14. Xuất khẩu sang EU vẫn tăng mạnh, Cập nhật từ Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, aspx?ID=1764&AspxAutoDetectCookieSupport=1 15. Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào EU - những quy định và những điều cần quan tâm, Cập nhật từ Cổng thông tin và thương mại ngành điện tử Viêt Nam 16. Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu vẫn tăng 9,4%, Cập nhật từ Sở công thương Bắc Giang thuong-Bac-Giang.gplist.199.gpopen.1781.gpside.1.gpnewtitle.xuat-khau-cua-viet-nam- sang-chau-au-van-tang-9-4-x25.asmx 17. Vượt qua rào cản SPS để đẩy mạnh sản xuất sang Châu Âu Cập nhật từ Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33 88 c903807cc7ea&ID=387 18. Việt Nam - EU ký hiệp định khung hợp tác toàn diện Cập nhật từ Báo Vnexpress

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfeu_tong_hop_hoan_chinh_7913.pdf
Luận văn liên quan