Là Luật sư bảo vệ cho người bị hại, chúng ta cần làm rõ trách nhiệm
hình sự của bị cáo. Căn cứ vào những gì có được trong quá trình nguyên cứu hồ
sơ vụ án, tình hình thực tế tại phiên tòa Luật sư thấy rằng bản cáo trạng của Viện
Kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội thì Luật sư phải phân tích các chứng cứ và
đề nghị Toà án xét xử bị cáo theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát.
- Nếu Luật sư nhận thấy bản cáo trạng truy tố không đúng hoặc truy tố quá
nhẹ cho bị cáo . thì Luật sư có thể đề nghị trả hồ sơ và truy tố nặng hơn
- Cần phải xét xử bị cáo theo tội danh hoặc khung hình phạt khác nặng
hơn thì Luật sư đưa ra chứng cứ, lập luận và đề nghị Hội đồng xét cử giải quyết
theo hướng đó.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3096 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong việc hổ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC HỔ TRỢ KHÁCH HÀNG
KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI RA TÒA ÁN
I. Khái niệm chung:
Đối với luật sư khi tham gia bảo vệ cho thân chủ, khách hàng của mình thì
việc hỗ trợ trong khâu khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án cần phải có nhiều kỹ
năng nhuần nhuyễn, các kỹ năng nầy đòi hỏi việc tích lũy các kinh nghiệm suốt
cả một quá trình dài, đòi hỏi người luật sư phải có kiến thức, chuyên cần, tận tụy
với nghề nghiệp và luôn biết trân trọng đối với thân chủ cũng như nghề nghiệp
cao quý của mình. Muốn vậy, người luật sư cần phải có các kỹ năng sau đây.
II. Các kỹ năng cơ bản:
Bất kỳ vụ kiện nào, thân chủ nào và cho dù các khoản về thù lao có như
thế nào đi chăng nữa thì người luật sư chúng ta vẫn luôn luôn thể hiện đúng các
kỹ năng hành nghề đúng theo nguyên tắc làm việc của lương tâm để bảo vệ
khách hàng, bảo vệ thân chủ trong việc khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa án
như sau:
Bước 1: Kỹ năng tìm hiểu yêu cầu của khách hàng:
Trước hết là khâu đón tiếp khách hàng, lúc này luật sư phải ân cần, niềm
nở tỏ vẻ quan tâm và tôn trọng khách hàng, luôn lắng nghe những yêu cầu,
những bức xúc cùng những thông tin về vụ việc ban đầu mà khách hàng trình
bày, cung cấp liên quan đến nội dung mà khách hàng đang tranh chấp. đồng thời
phải ghi chép các thông tin cần thu nhập từ phía khách hàng, luật sư cần đọc kỹ
tài liệu, giữ thái độ khách quan, nhận định và đánh giá chứng cứ, phân tích và áp
dụng pháp luật, đôi lúc luật sư cũng cần phải đặt các câu hỏi để làm rõ các tình
tiết liên quan đến vụ việc, tuyệt đối luật sư không được nêu các câu hỏi ngoài
vấn đề, các câu hỏi không cần thiết hay các câu hỏi có liên quan đến đời tư cá
nhân.vv… Suốt trong buổi tiếp xúc ban đầu, luật sư luôn cố gắng xác định xem
điều mà thân chủ chờ đợi nhất là gì? Mong muốn kết quả tranh chấp trong vụ
kiện này tới đâu? Sau cùng để tiếp tục xúc tiến vụ việc, văn phòng luật sư chúng
ta nên ấn định sắp xếp cho phiên gặp kế tiếp cùng khách hàng. (vì đây chính là
lúc người luật sư chúng ta có thời gian xem xét các tình tiết, nghiên cứu về mức
độ phức tạp của vụ án, từ đó liệu xem tính chất của vụ án có đúng và hợp pháp,
hợp đạo lý hay không, đây cũng chính là cơ sở dùng để đưa ra các lời đề nghị
mức phí thù lao tương đối hợp lý mà thân chủ có thể chấp nhận được).
Khi tiếp xúc với khách hàng thì luật sư cần đọc kỹ các tài liệu, ghi chép về
vụ việc, tư cách tham gia tố tụng của luật sư, luôn giử thái độ khách quan, cần
quan tâm các điểm cốt lõi của vụ án qua 3 vấn đề như quan hệ, tư cách, đối
tượng, nhận định và đánh giá chứng cứ, phân tích và áp dụng luật.
1/. Xác định tư cách đương sự:
Luật sư ngay từ đầu khi tiếp xúc với hồ sơ khách hàng phải xác định cho
được tư cách của khách hàng.
_ Nguyên đơn: phải căn cứ vào các qui định của Pháp luật để xác định đâu là
nguyên đơn (ví dụ căn cứ vào khoản 2, điều 56 của BLTTDS để biết được trong
vụ án tranh chấp dân sự về đất đai nầy ai là nguyên đơn, ai là người bị xâm phạm
về quyền và lợi ích hợp pháp).
_ Bị đơn: Xác định bị đơn bằng cách căn cứ vào khoản 3, điều 56 BLTTDS với
các tình tiết vụ án để xác định ai là bị đơn.
_ Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan: Trong vụ án tranh chấp đất đai
nầy có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của họ.
2/. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp: Kỹ năng xác định quan hệ pháp
luật tranh chấp của luật sư cần phải căn cứ vào BLDS, Luật đất đai và các điều
luật có liên quan khác… Luật sư cần phải xác định đúng quan hệ pháp luật tranh
chấp giúp khách hàng giải quyết các bước tiếp theo như việc áp dụng các văn
bản nào, điều khoản nào để giải quyết các vụ việc nhằm bảo đảm các trình tự tố
tụng chặt chẽ và chính xác, từ đó thể hiện kỹ năng nhanh nhạy, kịp thời và sắc
bén giúp người luật sư hình thành các phương án bảo vệ cho thân chủ trong khởi
kiện.
3/. Xác định thời hiệu, xác định luật áp dụng:
_ Kỹ năng xác định thời hiệu của luật sư thể hiện qua cách tính thời hạn do Pháp
luật qui định để thân chủ của mình không bỏ lỡ các thời cơ cần thiết theo luật
định, được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền
khởi kiện vụ án dân sự khi luật sư căn cứ vào điều 154 BLDS mà giúp thân chủ
của mình thực hiện các quyền được đúng theo luật định. Tuy nhiên bằng kinh
nghiệm, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của mình, luật sư còn hướng dẫn hoặc báo
cho thân chủ của mình biết vụ kiện phát sinh tranh chấp để tính thời hiệu như
nếu văn bản pháp luật có qui định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng các qui định
các văn bản đó để xác định. Nếu văn bản không qui định thì áp dụng khoản 3,
điều 159 BLTTHS (2 năm). Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc xác định thời điểm
phát sinh tranh chấp để tính thời hiệu.
Trong trường hợp luật sư hổ trợ khách hành khởi kiện tranh chấp đất đai
phát sinh trước 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ 1/1/2005; Nếu
tranh chấp phát sinh trước 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân ….bị xâm phạm, đó là kỹ năng nghiên
cứu của luật sư mang đến hiệu quả ban đầu cho khách hàng.
_ Kỹ năng xác định luật áp dụng trong việc hỗ trợ cho khách hàng khởi kiện
tranh chấp đất đai ra tòa án là việc luật sư tìm ra các luật nào sẽ được áp dụng
trong vụ án về tranh chấp đất đai tại phiên tòa. Nếu xác định luật áp dụng trong
tranh chấp đất đai thì luật sư còn phải thể hiện nghiên cứu xem áp dụng BLDS,
Luật đất đai của thời điểm năm nào? Các văn bản dưới luật được điều chỉnh,
xa1x định sự kiện, mốc thời gian áp dụng. Chẳn hạn như BLDS năm 2005 có
hiệu lực từ ngày 1/1/2006. vì vậy đối với các vụ việc giao dịch dân sự được xác
lập trước ngày 1/1/2006 áp dụng BLDS 1995 hay BLDS 2005 sẽ phải căn cứ vào
điều2 BLDS 2005 và nghị quyết số 45/NQ-UBTVQH 14/6/2005 về thi hành
BLDS….
4/. Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết:
Kỹ năng trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp đất đai ra tòa
án của luật sư còn thể hiện chỗ nghiên cứu về xác định thẩm quyến của tòa án
như:
_ Xác định thẩm quyền, trong đó có 3 loại gồm thẩm quyền chung, thẩm quyền
theo cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ. Trong đó nếu tranh chấp về dân sự,
trong đó có tranh chấp về đất đai thì căn cứ vào điều 25 của BLTTDS và cấp
thẩm quyền xét xử ban đầu sau khi hòa giải giữa các đương sự là tòa án cấp
quận, huyện sẻ giải quyết xét xử sơ thẩm, nếu tranh chấp đất đai này có thêm yếu
tố nước ngoài thì sẽ là tòa án cấp tỉnh giải quyết. Ngoài ra luật sư còn có thể
nghiên cứu về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện (Đ.33 BLTTDS), thẩm
quyền của TAND cấp tỉnh (Đ.34 BLTTDS) hay thẩm quyền của TAND theo
lãnh thổ (Đ.35 BLTTDS) và thẩm quyền của tòa án nhân dân theo sự chọn lựa
của nguyên đơn (Đ.36 BLTTDS)
_ Phương pháp xác định là luật sư phải có kỹ năng nhận biết xem vụ việc tranh
chấp đất đai nầy có thuộc thẩm quyền chung của tòa án không, nếu có thì theo
trình tự xét sử sơ thẩm sẽ bắt đầu từ Tòa án nhân dân huyện hay Tòa án nhân dân
cấp tỉnh, còn nếu theo qui định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ thì thuộc
trường hợp nào. Quan trọng nhất là luật sư với kinh nghiệm của mình hãy
hướng dẫn cho thân chủ biết là nếu được quyền lựa chọn thì nên gởi đơn đến tòa
án nào.
_ Đối với các vụ kiện tranh chấp về đất đai thì nhất thiết luật sư phải tư vấn cho
thân chủ của mình phải làm thủ tục hòa giải trước để làm căn cứ khởi kiện. Khi
các cơ quan địa phương (cấp phường, xã) đã giải quyết rồi nhưng không thành
hoặc không hòa giải được thì lúc này luật sư mới hướng dẫn khách hàng các thủ
tục về khởi kiện tranh chấp đất đai vì theo qui định tại Đ.135, 136 Luật Đất đai
năm 2003 thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất phải hòa giải trước tại UBND
xã, phường, thị trấn.
5/. Xác định phạm vi giải quyết vụ án: Luật sư cần có kỹ năng khái quát các tài
liệu, tổng hợp các ghi chép về vụ việc, đồng thời kiểm tra lại 3 vấn đề đối với
khách hàng như khách hàng không có quyền khởi kiện, khách hàng mất quyền
khởi kiện hay theo như tình huống này thì khách hành đã thỏa mãn đủ các điều
kiện khởi kiện.
Bước 2: Kỹ năng giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: Đó là giúp đỡ
khách hàng hệ thống lại các loại hồ sơ sẽ nộp cho tòa án khi khởi kiện, thông
thường hồ sơ khởi kiện gồm có các loại như đơn khởi kiện, các tài liệu, giấy tờ
làm cơ sở cho các yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu xác định tư cách chủ
thể của nguyên đơn.
_ Sắp xếp lại hồ sơ vụ việc theo trật tự thời gian, đánh số bút lục các giấy tờ đính
kèm để chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp đất
đai.
_ Để hỗ trợ cho khách hàng thật tốt thì người luật sư cần có những kỹ năng khác
như bước đầu giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện theo Đ.164 BLTTDS
theo mẫu .
, bên cạnh đó việc xác định tư cách đương sự là cần thiết cùng việc xác định tòa
án có thẩm quyến giải quyết, lập luận và trình bày vấn đề cũng như bước đầu
soạn thảo văn bản tố tụng.
Bên cạnh đó, người luật sư còn phải có kỹ năng nắm bắt được bối cảnh cùng tất
cả các thông tin, luật sư phải có khả năng khái quát hóa, cụ thể hóa các vấn đề
một cách đầy đủ về tư cách đương sự, nội dung các vụ việc, quan hệ pháp luật
trong tranh chấp, xác định thời hiệu khởi kiện, xác định luật áp dụng cũng như
xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết, trong đó nắm bắt các yêu cầu của
khách hàng nhằm xác định phạm vi cần giải quyết.
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI CHUẨN BỊ BÀI BẢO VỆ CHO NGƯỜI BỊ
HẠI
1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm
Bản luận cứ bảo vệ cho người bị hại là văn bản thể hiện quan điểm chính của
Luật sư trong việc bảo vệ cho thân chủ
1.2. Vai trò của bài bảo vệ
Đối với thân chủ: Luận cứ bảo vệ là những thông tin, chứng cứ và cơ sở pháp
lý mà Luật sư thu thập được để thông qua đó Luật sư có thể truyền đạt đến với
Hội Đồng Xét Xử.
Đối với Luật Sư: Luận cứ bảo vệ thể hiện khả năng về chuyên môn, bản lỉnh
và sự am hiểu pháp luật của Luật sư trong việc nguyên cứu vụ án và trình bày
quan điểm của mình trong việc áp dụng pháp luật.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI BẢO VỆ:
2.1. Mục đích chuẩn bị bài bảo vệ:
Bài bảo vệ là một tài liệu hết sức quan trọng kết tinh công sức của luật sư.
Thể hiện kết quả của một quá trình tích cực nguyên cứu, khai thác để tìm ra
những tình tiết, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc bảo vệ.
Mục đích viết bài bảo vệ là giúp cho luật sư có điều kiện để xem lại các tài
liệu đã thu thập, ghi chép được, nhờ đó mà hiểu thấu đáo hơn nội dung của vụ
án. Khi viết cũng là lúc luật sư cân nhắc đánh giá từng tài liệu, tình tiết, so sánh
đối chiếu và tổng hợp các chứng cứ nên phát hiện và sử dụng được các chứng cứ
có lợi, bác bỏ được các chứng cứ bất lợi cho thân chủ.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các chứng cứ, luật sư đưa ra các quan
điểm bảo vệ sẽ toàn diện không bị bỏ sót những vấn đề quan trong.
Bài bảo vệ được chuẩn bị kỹ lưỡng, sắp xếp các luận cứ Logic, khoa học
là tài liệu cấn thiết để luật sư sử dụng trong lúc bảo vệ. nhờ có dàn ý đã chuẩn bị,
luật sư trình bày các chủ đề có trọng điểm, ngưng không bị bỏ sót cũng như
không mang tính dàn trải, tràn lan.
Nếu luật sư chỉ tin vào trí nhớ và tài hùng biện của mình, không chuẩn bị
bài bảo vệ thì có nhiều trường hợp vì quá say sưa trình bày về một vấn đề má
quân mất các vấn đề khác. Sau khi bảo vệ xong thì mới phát hiện ra cón thiếu
những vấn đề quan trọng thì rất hối tiếc. Do vậy, trong mọi trường hợp, luật sư
cần chuẩn bị bài bảo vệ.
2.2. Yêu cầu của bài bảo vệ:
Để có một bài bảo vệ có chất lượng, khi chuẩn bị Luật sư cần phải quán
triệt các yêu cầu sau :
- Bài bảo vệ phải có bố cục thật chặt chẽ, viết ngắn gọn, rõ ràng, súc
tích, những vấn đề cần bảo vệ phải được ghi thành đề mục và sắp xếp
chúng theo một thứ tự hợp lý.
- Các tài liệu, số liệu được sử dụng phải chính xác, bảo đảm độ tin cậy.
- Các quan điểm đề xuất phải rõ ràng, không lập lờ nước đôi, không đổ
lỗi, đổ tội cho nguời khác để có lợi cho nguời mình bảo vệ, không vì
bênh vực quyền lợi cho thân chủ của mình mà làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. CHUẨN BỊ BÀI BẢO VỆ:
3.1 Tổng hợp các tài liệu đã thu thập được:
Để viết một bài bảo vệ, Luật sư phải chuẩn bị các loại tài liệu. Những tài
liệu này gồm: các tài liệu, chứng cứ thu thập được từ việc nghiên cứu hồ sơ vụ
án, các tài liệu, chứng cứ mới được thu thập bổ sung và các tài liệu, văn bản
pháp luật có liên quan.
3.1.1. Các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án:
Khi bảo vệ cho người bị hại, Luật sư phải chuẩn bị và nghiên cứu kĩ các
tài liệu sau:
Chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị cáo
Các tài liệu thể hiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của thân chủ.
Đó là các lời khai nhận tội của bị cáo, những lời khai của bị cáo
chối tội nhưng rất mâu thuẫn với chứng cứ khác của vụ án; những
lời khai buộc tội bị cáo của người làm chứng, người bị hại
Các tài liệu về chứng thuơng, giám định; các tài liệu xác định vật
chứng của vụ án cũng như các tài liệu chứng minh yêu cầu bồi
thường thiệt hại như : chứng từ, hoá đơn, biên nhận….
3.1.2. Các tài liệu chứng cứ mới được bổ sung:
Ngoài việc chuẩn bị và nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Luật
sư còn chuẩn bị các tài lệu chứng cứ mới, thu thập được như : các tài liệu ghi
chép khi gặp bị can, bị cáo; các tài liệu chứng cứ xác định bị cáo ngoại phạm
; các tài liệu về thành tích trong sản xuất, chiến đấu và công tác của bị
hại…thì Luật sư phải sử dụng đưa vào bài bảo vệ, đồng thời nộp cho Toà án
các tài liệu mới này.
3.1.3. Các tài liệu và văn bản pháp luật liên quan:
Ngoài Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, Luật sư còn phải
chuẩn bị các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ của mình. Tuỳ vào
vụ án cụ thể và Luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án mà chuẩn bị các văn
bản pháp luật cho phù hợp. Đối với các thông tư liên ngành, nghị quyết của Hội
Đồng Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao, nghị định của chính phủ….nếu
cần viện dẫn, Luật sư phải đọc kĩ và đánh dấu vào những chỗ sẽ viện dẫn.
3.2 Chuẩn bị các văn bản có liên quan
3.2.1 Văn bản pháp luật: Luật sư cần tham khảo và sử dụng tất cả các văn
bản pháp luật có liên quan đến nội dung vụ án mà tại thời điểm đó văn bản pháp
luật có hiệu lực pháp luật. Từ đó luật sư dẫn chứng những điều luật pháp luật có
liên quan để chứng minh cho những luận cứ của mình và bảo vệ quan điểm đó.
Ví dụ: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật dân sư….
3.2.2 Các tài liệu khác: Ngoài những văn bản pháp luật mà Luật sư viện
dẫn trong bản luận cứ bảo vệ cho người bị hại của mình, Luật sư còn có thể thu
thập thêm những văn bản có nội dung tương đồng để có thể chứng minh làm cho
bài bảo vệ của mình thêm phần sinh dộng. Mặt khác, Luật sư còn có thể thu thập
thêm các tài liệu về nhân thân của thân chủ mình như: Giấy chứng nhận có thành
tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác…Từ đó Luật sư có
căn cứ yêu cầu bồi thường về mặt dân sự.
3.3 Vạch phương hướng viết bài bảo vệ:
Tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp hay đơn giản của vụ án, số lượng bị cáo
nhiều hay ít, các tài liệu chứng cứ trong vụ án đầy đủ hay còn thiếu, phù hợp hay
mâu thuẫn nhau, bị cáo nhận tội hay không nhận tội…mà bài bảo vệ của Luật sư
cần viết chi tiết hay chỉ ở dạng dàn ý và nó được gửi đến Toà án để Toà án có
điều kiện xem xét kĩ các tình tiết, chứng cứ do Luật sư nêu ra hay không cần gửi
trước mà chỉ là tài liệu để sử dụng tại phiên toà. Trong trường hợp cần gửi trước
cho Hội Đồng Xét Xử thì Luật sư phải viết hoàn chỉnh bài bảo vệ.
3.3.1. Xác định hướng viết bài bảo vệ cho bị hại:
Sau khi đã nghiên cứu tổng hợp các chứng cứ của vụ án, Luật sư phải xác
định đuợc phương hướng bảo vệ. Nếu xác định phương hướng bảo vệ đúng và
chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để bảo vệ theo hướng đã vạch ra thì Luật sư đạt
được kết quả cao trong bảo vệ; ngược lại xác định hướng bảo vệ không đúng thì
mặc dù có thể bỏ ra nhiều công sức để bảo vệ nhưng cũng không thu được kết
quả tốt. Do đó, muốn bảo vệ tốt cho thân chủ của mình, Luật sư phải xác định
huớng bảo vệ đúng đắn. Tuỳ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ đã có được, Luật
sư xác định bải bảo vệ theo dự định.
3.3.2. Định hướng viết bài bảo vệ cho đương sự:
Tùy thuộc vào các chứng cứ của vụ án và việc Luật sư bảo vệ cho người bị
hại nào ( hoặc đương sự nào ) trong vụ án mà xác định hướng bảo vệ cho phù
hợp. Khi bảo vệ cho người bị hại:
Luật sư phải xác định cả hướng làm rõ trách nhiệm hình sự của bị
cáo trên cơ sở đó mới yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại cho chính
xác.
Việc làm rõ trách nhiệm hình sự của bị cáo có thể theo hướng đề
nghị tăng nặng trách nhiệm hình sự như yêu cầu xét xử theo khung
hình phạt khác nặng hơn.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung để truy tố theo tội danh khác nặng
hơn…nếu thấy cáo trạng truy tố không đúng.
Nhưng cũng có thể bảo vệ theo hướng công nhận cáo trạng truy tố
đúng người, đúng tội nên bị cáo phải bồi thường cho người bị hại.
Khi bảo vệ cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì Luật sư chuẩn bị hướng bảo vệ về dân sự cho
họ.
4. CƠ CẤU BÀI BẢO VỆ:
Bài bảo vệ phải có cơ cấu thống nhất bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần
nội dung và phần kết luận.
4.1. Phần mở đầu:
- Luật sư tự giới thiệu: Luật sư giới thiệu về nhân thân của mình như :
Tên luật sư
Văn Phòng Luật Sư mà Luật sư đang hoạt động
Tổ chức Luật sư mà Luật sư đó đang hoạt động.
- Nêu lý do tham gia phiên toà: Luật sư sẽ nêu rỏ lý do về sự có mặt của Luật
sư trong phiên tòa ngày hôm đó như:
Theo yêu cầu của người bị hại ( nếu còn sống )
Được sự chỉ định của tổ chức nghề nghiệp
Luật sư có mặt theo sự phân công của tổ chức trợ giúp pháp lý
Luật sư có mặt theo Ủy quyền hợp pháp của gia đình bị hại
- Thông qua phiên tòa, Luật sư thay mặt gia đình của người bị hại nói lên
những uất ức của gia đình và đề nghị Hội Đồng xét xử xét xử đúng người
đúng tội…
4.2. Phần nội dung:
- Là Luật sư bảo vệ cho người bị hại, chúng ta cần làm rõ trách nhiệm
hình sự của bị cáo. Căn cứ vào những gì có được trong quá trình nguyên cứu hồ
sơ vụ án, tình hình thực tế tại phiên tòa Luật sư thấy rằng bản cáo trạng của Viện
Kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội thì Luật sư phải phân tích các chứng cứ và
đề nghị Toà án xét xử bị cáo theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát.
- Nếu Luật sư nhận thấy bản cáo trạng truy tố không đúng hoặc truy tố quá
nhẹ cho bị cáo ... thì Luật sư có thể đề nghị trả hồ sơ và truy tố nặng hơn
- Cần phải xét xử bị cáo theo tội danh hoặc khung hình phạt khác nặng
hơn thì Luật sư đưa ra chứng cứ, lập luận và đề nghị Hội đồng xét cử giải quyết
theo hướng đó.
- Luật sư cần phân tích và chứng minh các thiệt hại là có cơ sở: thông qua
đó luật sư yêu cầu những bồi thường của thân chủ là có cơ sở và đúng pháp lý
- Về bồi thường dân sự, Luật sư phải xác định những vấn đề cần làm sáng
tỏ, đi sâu phân tích các tài liệu chứng cứ, nêu rõ các căn cứ pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Luật sư phân tích các yêu cầu đòi bồi thường của gia đình bị hại là có cơ
sở pháp lý, có căn cứ: dựa vào những chi phí phát sinh đối với người bị hại, Luật
sư căn cứ vào những quy phạm pháp luật, quy định của pháp luật cụ thể mà
chứng minh được cho Hội Đồng Xét xử rằng tất cả những chí phí nêu ra là hoàn
toàn hơp pháp và đề nghị được chấp thuận những yêu cầu của người bị hại
4.3. Phần kết luận:
- Trên cơ sở đã phân tích, Luât sư tóm tắt những vấn đề chính đã trình bày
- Đưa ra đề xuất cụ thể và hướng giải quyết vụ án theo hướng có lợi nhất
đối với thân chủ của mình cho Hội đồng xét xử để qua đó bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị hại một cách tối ưu.
Mục lục
Kỹ năng của luật sư khi chuẩn bị bài bảo vệ cho người bị hại
1 Khái niệm chung
1.1 Khái niệm …… .................................................................................. 1
1.2 Vai trò của bài bảo vệ............. ............................................................ 1
2 Mục đích và yêu cầu chuẩn bị bài bảo vệ....... ...................................... 1
2.1 Mục đích chuẩn bị bài bảo vệ... ......................................................... 1
2.2 Yêu cầu của bài bảo vệ......... .............................................................. 2
3. Chuẩn bị viết bài bảo vệ......... .............................................................. 3
3.1 Tổng hợp các tài liệu đã có..... ............................................................ 3
3.2 Chuẩn bị các văn bản có liên quan...... .............................................. 5
3.3 Vạch phương hướng viết bài bảo vệ... ............................................... 5
4. Cơ cấu bài bảo vệ..... ............................................................................. 7
4.1 Phần mở đầu..... .................................................................................. 7
4.2 Phần nội dung ..................................................................................... 8
4.3 Phần kết luận ...................................................................................... 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_va_dan_su_tranh_chap_dat_dai1_2527.pdf