Nước này hoàn toàn phủ nhận nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết này
thực sự là một hành động cưỡng ép đối với DPRK, nhất là khi Hội đồng Bảo an không
hề xem xét tới đe dọa đến từ chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đối với nước
này. Hội đồng Bảo an đã cư xử thiếu công bằng khi nhìn nhận chương trình h ạt nhân
của quốc gia này là đe dọa đối với hòa bình an ninh, trong khi trên thực tế thì việc thử
vũ khí hạt nhân đã được tiến hành trong một điều kiện hoàn toàn đảm bảo và chỉ nhằm
mục đích tăng cường khả năng phòng vệ quốc gia. DPRK khẳng định rằng họ thật sự
muốn thiết lập một khu vựckhông có vũ khí hạt nhântrên bán đảo Triều Tiên, nhưng
mọi nỗ lực và kiên nhẫn của quốc gia này đã bị Hoa Kỳ đáp trả bằng cấm vận và trừng
phạt, và nó buộc phảichứng tỏ rằng nó có vũ khí hạt nhân chỉ để bảo vệ quốc gia khỏi
nguy cơ chiến tranh từ phía Hoa Kỳ.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Liên Hiệp Quốc và các khá cạnh pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của HDBA và IAEA thì các biện pháp trừng phạt
hoàn toàn có thể được hoãn lại hoặc chấm dứt hẳn.
Indonesia:
Indonesia ghi nhận những nỗ lực hợp tác của Iran, cụ thể là Iran đã cho phép IAEA
tiếp cận với những nguồn nguyên liệu hạt nhân mà Iran đã công bố.
Indonesia lưu ý rằng IAEA chỉ còn một vấn đề chưa giải quyết là nghiên cứu về hoạt
động vũ khí hoá. Về vấn đề này, IAEA không phát hiện ra bất kỳ một nguyên liệu hạt
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
26
nhân nào cả. Tuy nhiên, IAEA cũng chưa sẵn sàng để quyết định toàn bộ bản chất của
vụ việc hạt nhân Iran.
Indonesia mong đợi Iran tiếp tục hợp tác với IAEA nhằm xây dựng lòng tin về chương
trình hạt nhân của mình. Việc cho ngừng chương trình hạt nhân của Iran không phải là
mục đích cuối cùng, mà mục đích cuối cùng là sự hợp tác lâu dài giữa Iran và IAEA.
b. Phản ứng của Iran
- Iran cho rằng NQ 1803 không đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu về mặt pháp lý.
Việc đưa vấn đề hạt nhân của Iran lên HĐBA là trái với quy chế của IAEA và Iran
không hề vi phạm Thỏa thuận Bảo vệ toàn diện hiệp định chống làm giàu uranium.
Iran đã ký nghị định thư bổ sung vào năm 2003 và đã bắt đầu thực thi một cách tự
nguyện. Theo quy định, Iran chỉ phải thông báo cho IAEA về việc bắt đầu làm giàu
uranium của mình trước 180 ngày nhưng trên thực tế Iran đã thông báo trước đến 4
năm trước khi thực hiện và cũng là trước 4 năm so với quy định. Iran khẳng định
chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn là vì mục đích hoà bình, không hề đe dọa
đến hòa bình an ninh quốc tế.
- Tính chất hòa bình của chương trình hạt nhân của Iran đã được khẳng định qua các
bản báo cáo của IAEA trong nhiều năm qua. Tổng giám đốc IEAE đã tuyên bố rằng tổ
chức này không hề có một dữ liệu hay bằng chứng nào chứng tỏ rằng Iran đang sản
xuất vũ khí hạt nhân và không có chứng cứ để kết luận rằng việc làm giàu uranium
của Iran là nhằm phục vụ cho chương trình hạt nhân quân sự.
- Iran khẳng định chương trình hạt nhân của Iran sẽ không phụ thuộc vào những điều
tra, khảo sát hay những kết luận của HĐBA.
4. Đánh giá
- Có nhiều ý kiến cho rằng sự nhất trí trong HĐBA về NQ 1803 đã cho thấy rằng cộng
đồng quốc tế đang mất dần kiên nhẫn và hiện tại đang áp dụng các biện pháp mạnh tay
để buộc Iran phải tuân theo.
- Nghị quyết 1803 là một bước quan trọng đầu tiên trong việc làm cho các nhà lãnh
đạo Iran thấy rằng dự án làm giàu uranium của Iran là không được khả thi, hết sức tốn
kém và không mang lại lợi ích cho Iran như mong đợi.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
27
- Tuy vậy, sau đó những động thái của Iran lại khiến một lần nữa HĐBA phải đưa ra
một nghị quyết tiếp theo, đó là nghị quyết 1835.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
28
E. NGHỊ QUYẾT 1835
1. Hoàn cảnh ra đời:
• Việc HĐBA ra Nghị quyết 1835 đối với Iran xuất phát từ báo cáo của IAEA
được công bố ngày 15/9 trong đó IAEA khẳng định Iran đã đạt được những
tiến bộ trong việc làm giàu uranium. Báo cáo nêu rõ Iran đã sản xuất được
3.800 máy ly tâm, và đã khắc phục được một số nhược điểm trong kỹ thuật làm
giàu uranium, từ đó nâng cao năng suất hoạt động của các máy ly tâm từ 50%
lên 80%. Một tiết lộ gây chú ý của báo cáo là chi tiết “một số chuyên gia nước
ngoài làm việc tại Iran” để hỗ trợ về mặt kỹ thuật hạt nhân cho nước này,
nhưng không nêu rõ đến từ nước nào.
• Các tình tiết mới này ngay lập tức đã được Mỹ và các đồng minh châu Âu chộp
lấy để làm cơ sở thúc đẩy LHQ gia tăng các biện pháp trừng phạt Iran. Vấn đề
đang được Mỹ và phương Tây quan tâm là với những tiến bộ kỹ thuật như báo
cáo đã nêu thì trong bao lâu nữa Iran sẽ sản xuất được một quả bom hạt nhân?
• Nghị quyết 1835 đã được toàn thể 15 thành viên HĐBA LHQ thông qua tuyệt
đối (không có phiếu chống và phiếu trắng) vào ngày 27/9.
2. Nội dung chính của Nghị quyết 1835
- Nghị quyết 1835 của Hội đồng Bảo an kêu gọi Iran "tuân thủ đầy đủ và ngay lập tức
các nghĩa vụ của nước này (theo các nghị quyết Liên hợp quốc có liên quan) và đáp
ứng các yêu cầu của ban giám đốc Cơ quan Năng lương Nguyên tử Quốc tế (IAEA)".
- Nghị quyết cũng khẳng định lại "cam kết của Hội đồng Bảo an về việc sớm đưa ra
một giải pháp đối với vấn đề hạt nhân Iran", đồng thời hoan nghênh "cách tiếp cận
kép" của Nhóm 5+1 (gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ và Đức), theo đó
Teheran phải lựa chọn giữa ngừng làm giàu urani hoặc đối mặt với nguy cơ bị áp đặt
các lệnh trừng phạt mới.
- Đây là nghị quyết thứ 5 về vấn đề Iran nhưng nghị quyết này đã không đưa ra thêm
biện pháp trừng phạt mới nào.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
29
3. Phản ứng của các quốc gia
a. Phản ứng của các quốc gia khác
Phản ứng chủ yếu cần quan tâm là của hai nước Mỹ và Nga:
- Mỹ dựa vào “nguồn tin tình báo” cho rằng Iran có thể sản xuất một quả bom nguyên
tử vào cuối năm 2009, trong khi nước này vẫn quả quyết chương trình hạt nhân của
mình nhằm mục đích hòa bình và đó là quyền lợi hợp pháp đã được ghi trong Hiệp
ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
- Tuy nhiên, các nỗ lực của Mỹ nhằm tăng thêm mức độ và các hình thức trừng phạt
Iran hầu như đã bị chặn đứng trước thái độ kiên quyết phản đối của nước Nga. Ngày
23/9, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố “sẽ không tiếp xúc với Mỹ về vấn đề hạt nhân
Iran”. Trong tuyên bố của mình, Nga cho rằng vào thời điểm hiện nay không cần thiết
có thêm những hình thức trừng phạt mới nào đối với Iran vì sẽ không có tác dụng gì,
thậm chí còn phản tác dụng.
- Do sự phản đối của Nga nên cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao 6 cường quốc (gồm
5 nước thường trực HĐBA và Đức) để bàn về việc tăng cường các biện pháp trừng
phạt Iran đã không thể được tiến hành như dự kiến.
- Vào ngày 24/9, 2 Ngoại trưởng Condoleezza Rice của Mỹ và Sergei Lavrov của Nga
đã gặp riêng và 2 bên đã đi đến thỏa thuận chung về những điều khoản đối với Iran
như đã nêu trong nội dung Nghị quyết 1835, trong đó giữ nguyên các hình thức trừng
phạt cũ như đã nêu trong 3 nghị quyết trước đây, đồng thời không ràng buộc Iran phải
tuân thủ đầy đủ. Rõ ràng Nghị quyết này là một thắng lợi của Iran đồng thời là một
“gáo nước lạnh” đối với thái độ hung hăng của Mỹ.
b. Phản ứng của Iran
- Phái đoàn ngoại giao Iran tại Liên hợp quốc ra tuyên bố cho rằng "Hội đồng Bảo an
một lần nữa lại hành động vội vàng và không cần thiết về một vấn đề không nằm
trong phạm vi luật pháp và tư pháp của Hội đồng Bảo an cũng như không tạo ra bất cứ
mối đe doạ nào đối với hoà bình và an ninh quốc tế".
- Trước đó, khi dự thảo nghị quyết này được đưa ra, Chính phủ Iran đã tuyên bố rằng
văn kiện này “không có tính xây dựng” và thể hiện sự bất hòa giữa các cường quốc.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
30
- Đến nay, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ban hành ba nghị quyết trừng phạt Iran
sau khi Teheran từ chối ngừng làm giàu urani. Mỹ và các đồng minh phương Tây cáo
buộc chương trình phát triển hạt nhân của Iran là vỏ bọc để phát triển vũ khí hạt nhân,
trong khi Teheran bác bỏ cáo buộc này và khẳng định chương trình hạt nhân của họ
chỉ phục vụ sản xuất điện.
4. Đánh giá, phân tích nghị quyết
- Nghị quyết 1835 đã được toàn thể 15 thành viên HĐBA LHQ thông qua tuyệt đối
(không có phiếu chống và phiếu trắng) vào ngày 27/9. Trong gần 3 năm qua, HĐBA
LHQ đã ban hành ít nhất 4 nghị quyết nhằm buộc Iran phải ngưng hoàn toàn chương
trình hạt nhân của mình, đồng thời cũng đã áp dụng cả 3 gói biện pháp trừng phạt sau
khi Iran không tuân thủ các nghị quyết. Và đây là nghị quyết thứ 5 về vấn đề Iran
nhưng nghị quyết này đã không đưa ra thêm biện pháp trừng phạt mới nào.
- Vì vậy giới phân tích nhận định rằng Nghị quyết 1835 thực ra là một thắng lợi lớn
của Iran hơn là thành công của Mỹ trong việc thuyết phục các đối tác triển khai các
biện pháp mới trừng phạt Iran.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
31
VẤN ĐỀ BẮC TRIỀU TIÊN
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái quát về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
• Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Democratic People's Republic of
Korea)
• Thủ đô: Bình Nhưỡng (Pyong Yang)
• Vị trí địa lý: Nằm ở nửa Bắc bán đảo Triều Tiên; Đông và Tây giáp biển; Bắc
giáp Trung Quốc (1300 km) và Nga (16 km); phía Nam là giới tuyến quân sự
với Hàn Quốc chạy theo vĩ tuyến 380 Bắc. (map)
2. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên
• Từ giữa những năm 1960: DPRK đã cho xây dựng một khu liên hợp nghiên
cứu về năng lượng nguyên tử quy mô lớn ở Yongbyon (Trung tâm Nghiên
cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon) ở tỉnh Bắc Pyongan, cách thủ đô Bình
Nhưỡng 103 km về phía Bắc (map) và đào tạo chuyên gia từ những sinh viên
đã từng học tập ở Liên Xô. Bên cạnh đó, một trung tâm nghiên cứu hạt nhân
cũng đã được xây dựng ở gần Yongbyon theo hiệp định hợp tác song phương
giữa Liên Xô và DPRK.
• Năm 1965: Một lò phản ứng hạt nhân đã được lắp ráp (assembled) cho trung
tâm nghiên cứu này.
• Năm 1977: DPRK ký một hiệp định với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc
tế [IAEA], cho phép cơ quan này thanh tra lò phản ứng của nước này.
• Những năm 1980s: Đây là thời điểm DPRK bắt đầu chương trình vũ khí hạt
nhân của mình. Nhắm tới thực tế sử dụng năng lượng hạt nhân và việc hoàn
thành hệ thống phát triển vũ khí hạt nhân của mình, DPRK bắt đầu vận hành
những trang thiết bị phục vụ cho việc làm giàu uranium.
Từ năm 1992, do nghi ngờ Triều Tiên sản xuất vũ khí hạt nhân, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản cùng với phương Tây gây sức ép đòi thanh tra toàn diện công nghệ hạt nhân của
Triều Tiên và vấn đề bắt đầu căng thẳng từ thời điểm này.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
32
II. CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA HĐBA VỀ VẤN ĐỀ BẮC TRIỀU TIÊN
A. NGHỊ QUYẾT 825 (11/5/1993)
Nghị quyết được thông qua tại cuộc họp thứ 3212 của Hội đồng Bảo An LHQ vào
ngày 11 tháng 5 năm 1993.
1. Hoàn cảnh ra đời nghị quyết
• Năm 1985, CHDCND Triều Tiên tham gia vào hiệp ước không phổ biến vũ khí
hạt nhân (the Nuclear Non – Proliferation Treaty). Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên
không cho phép điều tra những phương tiện vận chuyển hạt nhân của nước này.
Đáp lại hành động đó, Mỹ theo đuổi một chiến dịch ra điều kiện với Bắc Triều
rằng nếu nước này đồng ý chấp nhận hiệp ước, đổi lại Mỹ sẽ bình thường hóa
quan hệ giữa hai nước.
• 31/8/1988, Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa Taepodong-1 bay qua Nhật Bản.
• 12/3/1993, Bộ trưởng ngoại giao CHDCND Triều Tiên gửi một bức thư đến
chủ tịch hội đồng bảo an đe dọa nước này sẽ rút ra khỏi Hiệp ước không phổ
biến vũ khí hạt nhân. Trước tình hình đó, Hội đồng Bảo an LHQ thông qua
nghị quyết 825 vào ngày 11/5/1993.
2. Nội dung của nghị quyết
a. Cơ sở pháp lý của nghị quyết
- Tuyên bố của Chủ tịch hội đồng bảo an ngày 8/4/1993 trong đó các thành viên
của hội đồng hoan nghênh tất cả các nỗ lực nhằm giải quyết tình hình và cụ thể, ủng
hộ IAEA tiếp tục thảo luận để tìm ra giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
- Tầm quan trọng của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như vai trò
quan trọng của IAEA trong việc đảm bảo các quốc gia thực thi các nghĩa vụ quy định
trong Hiệp ước và đảm bảo việc sử dụng năng lượng hạt nhân với mục đích hòa bình.
- Bắc Triều là một bên của Hiệp ước và đã ký kết một thỏa thuận bảo vệ toàn
diện theo như yêu cầu của Hiệp ước.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
33
- Thư của cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gửi Tổng giám đốc IAEA vào
ngày 22/4/1993, yêu cầu tổng giám đốc tiếp tục bàn bạc với Bắc Triều trong việc thực
hiện các nghĩa vụ của bản thỏa thuận bảo vệ.
- Bắc Triều sẵn sàng tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề.
- Các thỏa thuận gần đây về việc tăng cường hợp tác giữa giữa Bắc Triều và
IAEA cùng với triển vọng về các cuộc đối thoại giữa Bắc Triều và các quốc gia thành
viên khác.
b. Nội dung chính của nghị quyết
- Kêu gọi tuyên bố chung của Bắc Triều và Hàn Quốc trong việc xây dựng một
Bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, bao gồm việc thiết lập một cơ chế điều
tra hiệu quả và đáng tin cậy và một sự bảo đảm không sở hữu vũ khí hạt nhân được
chế biến từ việc làm giàu uranium.
- Kêu gọi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên xem xét lại cáo thị trong lá
thư ngày 12/3/1992 thông qua đó, một lần nữa xác nhận cam kết của nước này đối với
Hiệp ước.
- Kêu gọi Bắc Triều Tiên thành thực trong nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt
nhân của theo quy định của Hiệp ước và phù hợp với bản thỏa thuận bảo vệ các vũ khí
hạt nhân hoặc các thiết bị gây nổ khác với IAEA.
- Yêu cầu Tổng giám đốc IAEA tiếp tục bàn bạc với Bắc Triều Tiên với quan
điểm giải quyết vấn đề.
- Buộc tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc khuyến khích Bắc Triều Tiên đáp lại
có thiện chí nghị quyết này và tìm ra được giải pháp thuận tiện.
- Quyết định tiếp tục theo dõi vấn đề này và xem xét các biện pháp khác của Hội
đồng Bảo an nếu cần thiết.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
34
3. Phản ứng của các quốc gia
a. Phản ứng của các quốc gia khác
Mỹ
Ngày 16/6, Mỹ đòi triệu tập Hội đồng Bảo an để áp đặt các cấm vận kinh tế đối với
CHDCND Triều Tiên.
Sau đó, Mỹ khởi động các vòng đàm phán để hòa bình giải quyết vấn đề. Hai nước
còn ký kết với nhau một Hiệp định khung giữa Bình Nhưỡng và Washington năm
1994 mà theo đó, CHDCNC Triều Tiên sẽ ngừng việc phát triển vũ khí hạt nhân để
đổi lấy sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng hai lò phản ứng hạt
nhân dùng để phát điện.
Hàn Quốc
Hàn Quốc vẫn tỏ thái độ hoà hảo với CHDCND Triều Tiên và theo đuổi chính sách
"Ánh dương" mềm mỏng với Bình Nhưỡng.
b. Phản ứng của Bắc Triều Tiên
Về phần mình, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rằng những cấm vận do Mỹ kêu gọi
đồng nghĩa với “một lời tuyên chiến”.
Tuy nhiên, sau cuộc đối thoại với Mỹ, (89 ngày sau khi tuyên bố rút) CHDCND Triều
Tiên lại ra tuyên bố không rút khỏi hiệp ước nữa nhưng vẫn không cho phép IAEA
tiến hành điều tra (một quốc ra được phép rút ra khỏi Hiệp ước sau 3 tháng kể từ khi
quốc gia đó tuyên bố rút).
Sau đó, nước này đã ký thoả thuận ngừng tất cả các hoạt động có liên quan đến hạt
nhân.
4. Đánh giá về nghị quyết và phản ứng của các quốc gia
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an đưa ra trong hoàn cảnh CHDCND Triều Tiên đe dọa
sẽ rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Hoàn cảnh này chưa thực sự là
một mối đe dọa lớn (mà ngay trong nội dung của nghị quyết cũng không khẳng định
điều này), do đó HĐBA không đưa ra một biện pháp nào cụ thể, dứt khoát, mang tính
cưỡng chế hay áp dụng một biện pháp cụ thể nào đó đã nêu trong chương VII của
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
35
Hiến chương LHQ, mà chỉ đưa ra nghị quyết với nội dung chủ yếu là khuyến nghị,
kêu gọi hợp tác thiện chí từ phía CHDCND Triều Tiên trong các hoạt động liên quan
đến vũ khí hạt nhân và nghĩa vụ của quốc gia này quy định trong Hiệp ước NPT.
Theo nhiều nhà phân tích, nghị quyết này về bản chất không đem lại hiệu quả trực
tiếp, không có biện pháp nào cụ thể để giải quyết vấn đề, và thực tế là CHDCND
Triều Tiên vẫn rút khỏi NPT. Tuy vậy, nó thể hiện được thái độ của HĐBA nói riêng
và Liên Hợp Quốc nói chung trong vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, qua đó mở đường
cho việc nối lại đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên, kết quả là nước này đã
không rút ra khỏi NPT và cam kết ngừng các hoạt động liên quan đến hạt nhân.
B. NGHỊ QUYẾT 1540 (28/4/2004)
Nghị quyết được thông qua tại cuộc họp thứ 4956 của Hội đồng Bảo An LHQ vào
ngày 28 tháng 4 năm 2004.
1. Hoàn cảnh ra đời của nghị quyết
• Sau nghị quyết 825 của Hội đồng Bảo An 11/5/1993, CHDCND Triều Tiên đã
ký thoả thuận ngừng tất cả các hoạt động có liên quan đến hạt nhân. Tuy nhiên,
nước này vẫn bí mật vận hành các chương trình hạt nhân.
• Tháng 12/2002, Bắc Triều Tiên này tái khởi động lò phản ứng hạt nhân tại
Yongbyon và trục xuất 2 giám sát viên hạt nhân LHQ.
• 10/01/2003, Bình Nhưỡng tuyên bố rút ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí
hạt nhân.
• 12/2/2002 IAEA đưa vấn đề Bắc Triều Tiên ra Hội đồng Bảo an. Hội đồng Bảo
an LHQ bày tỏ mối quan ngại về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên tuy
nhiên không chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã rút khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến vũ
khí hạt nhân.
• 10/4/2003, NK chính thức rút ra khỏi Hiệp ước và là quốc gia đầu tiên rút ra
khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
• 23/4/2003, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên được tổ chức ở Bắc
Kinh.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
36
• 1/8/2003 Bắc Triều Tiên đồng ý đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của họ. 5
nước cùng tham gia đàm phán là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật.
• Vòng đàm phán 6 bên chính thức khởi động 27/8/2008 tuy nhiên vòng đàm
phán đầu tiên từ27 đến29/8/2004 không thành công. Trước tình hình đó, hội
đồng bảo an LHQ thông qua nghị quyết 1540 vào 28/4/2004.
2. Nội dung nghị quyết
a. Cơ sở pháp lý của nghị quyết
- Nghị quyết 825 ban hành năm 1993
- Phát biểu của chủ tịch HĐBA tại cuộc họp cấp nguyên thủ quốc gia ngày
31/1/1992 kêu gọi tất cả các quốc gia kiểm soát và loại bỏ vũ khí hạt nhân.
- Nguyên tắc các quốc gia hòa bình giải quyết các tranh chấp theo Hiến chương
LHQ.
- Quyền của HĐBA áp dụng các hành động phù hợp chống lại bất cứ hành động
nào đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế được gây ra bởi hành động phổ biến vũ
khí hạt nhân, hóa học, sinh học hay các phương tiện vận chuyển chúng.
b. Nội dung chính của nghị quyết
- Quyết định rằng tất cả các quốc gia sẽ không hỗ trợ các chủ thể phi quốc gia
đang cố gắng phát triển, tìm kiếm, sản xuất, sở hữu, vận chuyển, hoặc sử dụng vũ khí
hạt nhân, hóa học hoặc sinh học và các phương tiện vận chuyển chúng dưới bất kỳ
hình thức nào.
- Đồng thời quyết định rằng, tất cả các quốc gia, ban hành các luật thích hợp có
hiệu lực cấm bất cứ một quốc gia nào phát triển, tìm kiếm, sản xuất, sở hữu, vận
chuyển, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học và các phương tiện vận
chuyển chúng đặc biệt cho các mục đích khủng bố, cũng như nỗ lực đạt được những
hành động kể trên hay tham gia vào những hành động ấy với vai trò tòng phạm và hỗ
trợ hoặc tài trợ cho các hành động đó.
- Tất cả các quốc gia sẽ tiếp nhận và thực thi các biện pháp cưỡng chế hiệu quả
để thiết lập một cơ chế kiểm soát trong nước với mục đích ngăn chặn việc phổ biến vũ
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
37
khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học và các phương tiện vận chuyển chúng; bao gồm
việc thiết lập các biện pháp kiểm soát thích hợp đối với các vật liệu liên quan đến các
hành động trên. Các quốc gia sẽ:
a) Phát triển và duy trì các biện pháp thích hợp và hiệu quả để kiểm soát và thắt
chặt các khoản mục sử dụng trong việc sản xuất, sử dụng, cất giữ và vận
chuyển;
b) Phát triển và duy trì các biện pháp bảo vệ vật chất thích hợp và hiệu quả;
c) Phát triển và duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới thích hợp và hiệu quả
kết hợp hợp tác quốc tế để dò tìm, ngăn cản, ngăn chặn và chống lại việc
buôn lậu, môi giới trái phép các hạng mục trên theo quy định của luật pháp
trong nước và phù hợp với luật quốc tế.
d) Thiết lập, phát triển, xem xét và duy trì các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và
vận chuyển xuyên quốc gia các hạng mục trên một cách thích hợp và hiệu
quả. Bao gồm cả việc áp dụng luật và các quy định thích hợp kiểm soát xuất
khẩu, vận chuyển, vận chuyển xuyên quốc gia và tái xuất khẩu; và kiểm soát
việc cung cấp viện trợ, trợ giúp liên quan đến việc xuất khẩu và vận chuyển
xuyên cuốc gia trên, chẳng hạn tài chính và việc vận chuyển mà có thể tạo
thành một sự gia tăng, cũng như là thiết lập biện pháp kiểm soát người cuối
cùng, và việc thiết lập và làm cho có hiệu lực.
- Căn cứ vào quy định 28 của các quy định tạm thời về thủ tục của Hội đồng Bảo
an, quyết định thành lập (trong khoảng thời gian không lâu hơn 2 năm) một ủy ban
của hội đồng bảo an bao gồm tất cả các thành viên của Hội đồng. Ủy ban này sẽ kêu
gọi những cơ quan chức năng khác báo cáo lên hội đồng bảo an những kiểm tra của
các cơ quan này trong việc thực hiện các nghĩa vụ được ghi nhận trong nghị quyết
này. HĐBA kêu gọi các cuốc gia đưa ra bản báo cáo đầu tiên không muộn hơn 6 tháng
kể từ khi thông qua nghị quyết này với Ủy ban trong trường hợp các quốc gia chấp
nhận hoặc có ý định tham gia và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong nghị
quyết này.
- Quyết định rằng không có nghĩa vụ nào được nêu ra trong nghị quyết này cũng
như việc giải thích nghị quyết trái với hoặc làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
38
các quốc gia thành viên Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Công ước vũ khí
hóa học và công ước vũ khí sinh học và độc hại, hoặc làm thay đổi trách nhiệm của cơ
quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong việc cấm các vũ khí hóa học.
- Công nhận tính thiết thực của việc thực hiện nghị quyết này trong kiểm soát
hiệu quả của các quốc gia với danh sách các hạng mục nêu trên và kêu gọi tất cả các
quốc gia thành viên phát triển sớm nhất danh sách này khi cần thiết.
- Một vài quốc gia có thể yêu cầu giúp đỡ thực hiện các điều khoản của nghị
quyết này trong phạm vi lãnh thổ nước mình và đề nghị các quốc gia khác cũng hành
động như thế.
- Kêu gọi tất cả các quốc gia:
Xúc tiến thừa nhận và thực hiện các nghĩa vụ nêu trong nghị quyết, và,
khi cần thiết, tăng cường các hiệp định đa phương mà quốc gia đó là
thành viên mà hiệp định đó nhằm mục đích ngăn chặn hành động phổ
biến vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học.
Thông qua các quy định quốc gia, nếu chưa có, để đảm bảo tuân theo
cộng đồng với các hiệp ước đa phương về không phổ biến vũ khí hạt
nhân.
Làm mới và hoàn thành những cam kết của mình trong hợp tác đa
phương, cụ thể là trong phạm vi của bản dự thảo của Cơ quan năng lượng
nguyên tử (IAEA), Tổ chức cấm vũ khí hóa học và công ước vũ khí sinh
học và độc hại làm công cụ quan trọng để theo đuổi và đạt được đối
tượng chung trong việc ngăn chặn hành vi phổ biến vũ khí hạt nhân và
thúc đẩy hợp tác quốc tế vì các mục đích hòa bình.
- Kêu gọi tất cả các quốc gia xúc tiến đối thoại và hợp tác trong việc không phổ
biến vũ khí hạt nhân nhằm mục đích loại bỏ những nguy cơ của việc phổ biến vũ khí
hạt nhân, hóa học, sinh học và các phương tiện vận chuyển chúng
- Kêu gọi tất cả các quốc gia hợp tác chống lại hành vi buôn lậu, môi giới trái
phép vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, các phương tiện vận chuyển chúng và các vật
liệu có liên quan theo quy định của luật pháp trong nước và phù hợp với luật quốc tế.
- Quyết định Hội đồng Bảo an sẽ tiếp tục chủ động theo dõi vấn đề.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
39
3. Phản ứng của các nước
a. Phản ứng của các nước khác
Mỹ
Mỹ không chỉ quan ngại về việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân mà còn
muốn ngăn chặn khả năng CHDCND Triều Tiên xuất khẩu tên lửa và công nghệ hạt
nhân sang các quốc gia hoặc các tổ chức khác.
Washington cho hay nếu Bình Nhưỡng từ bỏ bom nguyên tử, Washington có thể đảm
bảo an ninh dưới một hình thức nào đó, hình thức bảo đảm có thể là một văn bản, chứ
không là hiệp ước không xâm phạm như Bình Nhưỡng yêu cầu.
Điểm mấu chốt là đảm bảo an ninh chỉ có được với điều kiện Bình Nhưỡng có thiện
chí và chứng minh được việc thực hiện nghĩa vụ.
Trung Quốc
Trung Quốc hy vọng được thấy một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân,
một bán đảo được hưởng hoà bình và ổn định lâu dài.
Bắc Kinh lo ngại làn sóng người tị nạn từ nước CHDCND Triều Tiên bất ổn. Tuy
nhiên, Trung Quốc còn lo ngại hơn về khả năng Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng bom
nguyên tử để đối phó với Bình Nhưỡng.
Do đó, Bắc Kinh muốn Mỹ và CHDCND Triều Tiên đặt ra thời điểm cụ thể để bàn về
việc Washington đảm bảo an ninh, còn Bình Nhưỡng cho phép thanh sát các cơ sở hạt
nhân.
Nhật Bản
Tokyo lo ngại nếu Bình Nhưỡng bị gây sức ép quá nhiều, họ sẽ tấn công Nhật Bản
bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Nhật Bản muốn thúc đẩy đàm phán song phương nhằm làm dịu căng thẳng hạt nhân
trên bán đảo Triều Tiên đồng thời giải quyết vấn đề công dân Nhật bị CHDCND Triều
Tiên bắt cóc.
Nga
Nga là đồng minh lâu nay của CHDCND Triều Tiên và mong muốn có được các cuộc
đàm phán giải quyết vấn đề.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
40
Nga có thể sẽ thúc đẩy các bên ký thoả thuận đa phương, đảm bảo an ninh cho
CHDCND Triều Tiên để đổi lấy việc ông Kim Jong-Il từ bỏ chương trình hạt nhân.
Hàn Quốc
Hàn Quốc bị thiệt hại nhiều nhất nếu CHDCND Triều Tiên tấn công. Seoul muốn đạt
một giải pháp ngoại giao bằng bất cứ giá nào. Về lâu về dài, Hàn Quốc muốn thống
nhất với CHDCND Triều Tiên.
Seoul cho rằng mình có vai trò là nhà kiến tạo hoà bình. Hàn Quốc sẽ cố gắng ngăn
chặn căng thẳng Mỹ - CHDCND Triều Tiên.
b. Phản ứng của CHDCND Triều Tiên
- Ngày 2 tháng 7 năm 2004, ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã gặp người đồng cấp
Paek Nam-Sun trong một cuộc trao đổi cấp cáo giữa hai nhà nước kể từ khi khủng
hoảng nổ ra. Ngoại trưởng của Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng nếu Mỹ có quan điểm cải
thiện quan hệ song phương, Bắc Triều Tiên cũng sẽ không xem Mỹ như là kẻ thù
truyền kiếp nữa, và sự phát triển của mối quan hệ song phương này hoàn toàn phụ
thuộc vào việc Mỹ từ bỏ chính sách thù địch của mình đối với Bắc Triều Tiên. Ông
Paek còn nói thêm rằng Bắc Triều Tiên muốn duy trì mục tiêu phi hạt nhân hóa ở bán
đảo Triều Tiên và tái khẳng định rằng Bắc Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường về
việc giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đối thoại.
- Ngày 24 tháng 7, Bắc Triều Tiên từ chối đề nghị của Mỹ về việc từ bỏ tham vọng hạt
nhân theo mô hình của Libya và gọi lời đề nghị đó là mơ giữa ban ngày.
- Ngày 3 tháng 8, Bắc Triều Tiên triển khai một chương trình phát triển hệ thống tên
lửa mới cho tàu chiến và tàu ngầm.
- Ngày 28 tháng 9, Bắc Triều Tiên khẳng định trước Đại hội đồng rằng vũ khí hạt
nhân là cần thiết cho việc tự vệ để chống lại đe dọa hạt nhân từ Mỹ.
4. Đánh giá
Nghị quyết này của Hội đồng Bảo an là khá cứng rắn, các biện pháp ở điều 41 đã
được sử dụng với lý do có sự đe dọa đối với nền hòa bình và an ninh thế giới. Tuy
vậy, theo một khía cạnh nào đó, nghị quyết này đã phản tác dụng khi CHDCND Triều
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
41
Tiên dường như không hề nhượng bộ trước những hành động cứng rắn này, trái lại,
còn tỏ ra hung hãn hơn trong vấn đề hạt nhân và nguyên tử, và tái khẳng định rằng
mọi hành động đều chỉ là tự vệ trước đe dọa hạt nhân từ Mỹ.
Phản ứng tương đối khác nhau của các quốc gia cũng là minh chứng cho hiệu quả và
tính khả thi chưa cao của những biện pháp trong nghị quyết này. Đây cũng là một
trong những hạn chế lớn của nghị quyết 1540.
Chính những hạn chế này đã khiến tình hình trầm trọng hơn, và một nghị quyết khác
của Hội đồng Bảo an đã được ban hành – đó là nghị quyết 1695.
C. NGHỊ QUYẾT 1695
1. Hoàn cảnh ra đời
Sau khi Nghị quyết 1540 (2004) được ban hành về việc kêu gọi sự trừng phạt và cấm
vận đối với DPRK, các cuộc đàm phán 6 bên được nối lại với nỗ lực tìm ra giải pháp
chung về vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, DPRK đã biện hộ với ĐHĐ rằng việc sản xuất
vũ khí hạt nhân của mình là để “tự vệ chống lại lời đe dọa hạt nhân từ Mỹ”.
Ngày 10/2/2005, DPRK tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong buổi tối diễn ra cuộc
họp của các thành viên Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí ngày 1/5/2005, DPRK đã cho
phóng một tên lửa tầm ngắn vào vùng biển của Nhật.
Sau đó qua nhiều lần đàm phán, ngày 19/9/2005, DPRK đồng ý từ bỏ toàn bộ chương
trình hạt nhân để đáp lại lời hứa về khả năng xây dựng một lò thử nước nhẹ và cam
kết không tấn công của Mỹ.
Bất chấp những nỗ lực ngoại giao từ các nước khác và sự cảnh báo liên tục của cộng
đồng quốc tế, ngày ngày 4 và 05/07/2006, DPRK đã tiến hành phóng thử 7 tên lửa
trong đó có cả tên lửa tầm xa Taepodong-2.
Không những thế, vào ngày hôm sau, 06/07/2006, DPRK thông báo sẽ tiếp tục phóng
thử tên lửa và cho rằng việc thử nghiệm này thuộc chủ quyền của DPRK. Đứng trước
mối nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh thế giới, HĐBA đã ban hành Nghị quyết
1695 ngày 15/07/2006, lên án mạnh mẽ việc thử nghiệm hạt nhân của DPRK.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
42
2. Nội dung Nghị quyết 1695
a. Cơ sở pháp lý của nghị quyết
- Căn cứ vào Nghị quyết 825 (1993), Nghị quyết 1540 (2004) đã ban hành trước đó.
- Sự lo ngại đối với việc thử nghiệm hạt nhân của DPRK cũng như tuyên bố sẽ có
những cuộc thử nghiệm tiếp theo trong tương lai của nước này đe dọa đến hòa bình,
an ninh khu vực và quốc tế.
- Trách nhiệm của HĐBA trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
b. Nội dung chính của Nghị quyết
- Đối với DPRK
1. Lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của DPRK ngày 05/07/2006, giờ địa phương;
2. Yêu cầu DPRK đình chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến chương trình tên lửa
đạn đạo, và trong hoàn cảnh này thiết lập lại các cam kết từng có đối với trì hoãn
phóng tên lửa;
5. Nhấn mạnh rằng, đặc biệt là DPRK, cần thiết phải kiềm chế bất cứ mọi hành động
có thể làm gia tăng căng thẳng, và tiếp tục thực hiện các giải pháp không phổ biến
vũ khí hạt nhân thông qua các nỗ lực chính trị và ngoại giao;
6. Khẩn thiết yêu cầu DPRK ngay lập tức trở lại bàn đàm phán 6 bên mà không đưa
ra bất kì điều kiện nào, và nhanh chóng tiến hành thực thi Tuyên bố chung ngày
19/09/2005, đặc biệt là từ bỏ tất cả vũ khí cũng như các chương trình hạt nhân để
sớm quay trở lại với NPT và các biện pháp bảo đảm của IAEA;
- Đối với các quốc gia thành viên, HĐBA kêu gọi sự trừng phạt và cấm vận từ các
nước đối với DPRK về hỗ trợ tài chính và vận chuyển (thu mua) tên lửa, những thứ
liên quan đến tên lửa vào DPRK cũng như các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Đồng thời, HĐBA ủng hộ việc nối lại đàm phán 6 bên, thúc đẩy thực thi Tuyên bố
chung (19/09/2005) với mục đích đạt được sự phi hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên
bằng cách thức hòa bình và để duy trì hòa bình, ổn định ở bán đảo Triều Tiên cũng
như Đông Bắc Á.
- HĐBA quyết định tiếp tục theo dõi toàn bộ sự việc.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
43
3. Phản ứng của các quốc gia
a. Phản ứng của các quốc gia khác
Nhật
Là nước đầu tiên đưa ra phản hồi ngay sau khi Nghị quyết 1695 được thông qua, Nhật
cho rằng việc đồng thuận đưa ra nghị quyết trên đánh dấu một bước tiến trong việc
tăng cường hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như trên toàn Đông Bắc
Á. HĐBA đã hành động kịp thời và cứng rắn khi đưa ra nghị quyết lên án việc thử
nghiệm hạt nhân của DPRK. Thông qua Nghị quyết, HĐBA đã gửi thông điệp rõ ràng
và mạnh mẽ đến DPRK, đồng thời đồng ý với những biện pháp ràng buộc mà cả
DPRK và các nước thành viên đều có nghĩa vụ phải tuân theo để tìm ra giải pháp cho
vấn đề hạt nhân của DPRK. Nhật yêu cầu DPRK đình chỉ ngay các hoạt động liên
quan đến vũ khí hạt nhân, đồng thời quay trở lại bàn đàm phán 6 bên một cách vô điều
kiện.
Mỹ
Theo Mỹ, hành động của DPRK là sự đe dọa trực tiếp đối với hòa bình và an ninh thế
giới, đồng thời vi phạm nhiều thỏa thuận quốc tế mà nước này đã ký kết. Đại diện của
Mỹ nhấn mạnh rằng Nghị quyết 1695 là nghị quyết đầu tiên kể từ sau Nghị quyết năm
1993 phản ánh tính nghiêm trọng của vụ việc, cũng như thể hiện sự thống nhất và
cương quyết của HĐBA. Mỹ còn bày tỏ hy vọng DPRK sẽ nhận ra rằng theo đuổi
chương trình vũ khí sát thương hàng loạt và những hành động đe dọa không phải là
cách để bảo vệ an ninh quốc gia. Hơn nữa, Mỹ cho rằng HĐBA và các nước thành
viên cần chuẩn bị những phương án khác đề phòng trường hợp DPRK không tuân
theo những yêu cầu của Nghị quyết 1695 này.
Trung Quốc
Phía TQ ra lời kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế và TQ sẵn sàng chống lại
bất cứ hành động nào làm gia tăng căng thẳng. TQ hi vọng rằng Nghị quyết này sẽ
giúp các bên liên quan hành động bình tĩnh và tiếp tục những nỗ lực ngoại giao nhằm
tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như bình thường hóa quan hệ giữa
các nước. Duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên là để đảm bảo lợi ích
chung của cộng đồng quốc tế và các nước Đông Bắc Á, và đó cũng là bước khởi đầu
cơ bản của TQ trong việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
44
LB Nga
Nga rất hoan nghênh sự phản ứng kịp thời của HĐBA khi thông qua Nghị quyết với
sự thỏa hiệp giữa các thành viên. Điều đó cho thấy khả năng phản ứng hiệu quả của
HĐBA. Nghị quyết là một thỏa hiệp và là thông điệp quan trọng dành cho DPRK rằng
nước này cần kiềm chế, đình chỉ các hoạt động thử nghiệm hạt nhân và quay lại bàn
đàm phán 6 bên. Đồng thời Nga bày tỏ mối lo ngại đối với hành động của DPRK
phóng thử tên lửa mà không thông báo trước. Tuy nhiên, Nga nhấn mạnh rằng HĐBA
cần phải cân nhắc và khẳng định những hành động của mình.
Hàn Quốc
HQ lấy làm tiếc trước hành động không thể chấp nhận được của DPRK, làm tổn hại
đến hòa bình và an ninh Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, HQ đánh giá cao những nỗ lực
của HĐBA thể hiện ở sự nhất trí thông qua Nghị quyết này. Đối với DPRK, HQ yêu
cầu nước này kiềm chế các hành động khiêu khích khác, quay trở lại đàm phán 6 bên
và tuân theo những nỗ lực quốc tế trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.
b. Phản ứng của DPRK
DPRK hoàn toàn phản đối Nghị quyết này. Ông Pak Gil Yon cho rằng HĐBA đã
không công bằng khi lên án việc phóng thử tên lửa của DPRK, xét theo thẩm quyền
của HĐBA cũng như của luật quốc tế. Bên cạnh đó DPRK còn lên án việc một số
quốc gia đã lạm dụng HĐBA vì mục đích chính trị và để gây áp lực đối với DPRK.
Ông còn cho rằng việc phóng thử tên lửa là một phần của hoạt động quân sự nhằm
tăng cường khả năng phòng ngự của lực lượng quân đội nước DPRK, và là quyền hợp
pháp thuộc chủ quyền của DPRK. Trong tương lai, DPRK hứa hẹn sẽ tiếp tục những
vụ thử tên lửa tiếp theo để tăng cường khả năng phòng ngự của mình. DPRK còn nhấn
mạnh rằng sẽ có những phản ứng mạnh đối với bất kì nước nào phản đối và tạo áp lực
về vấn đề này đối với DPRK.
4. Đánh giá
- Nghị quyết được 15 thành viên nhất trí thông qua và gửi đến DPRK một thông điệp
cứng rắn như một lời cảnh cáo về những hành động gây nguy hiểm đến hòa bình, an
ninh khu vực cũng như thế giới.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
45
- Thông qua nghị quyết này, HĐBA đã thực hiện tốt vai trò gìn giữ hòa bình, an ninh
thế giới của mình thể hiện ở việc ban hành nghị quyết kịp thời, ngay sau khi DPRK
phóng thử tên lửa.
- Tuy nhiên, nghị quyết này chỉ đưa ra những lời cảnh báo suông cho DPRK mà
không có một biện pháp mang tính ràng buộc pháp lý nào cả, vì Nga và TQ cho rằng
các biện pháp theo chương 7 của Hiến chương LHQ có thể sẽ làm cho tình hình trở
nên phức tạp hơn, do đó nên sử dụng các biện pháp ngoại giao trong trường hợp này.
D. NGHỊ QUYẾT 1718
1. Hoàn cảnh ra đời Nghị quyết 1718
Sau khi Nghị quyết 1695 được HĐBA ban hành ngày 15/07/06 với nỗ lực hạn chế và
ngăn chặn các hành động tiếp theo của DPRK trong vấn đề hạt nhân, DPRK vẫn tiếp
tục đẩy mạnh hoạt động của mình.
Ngày 03/10/06, DPRK thông báo sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân
nữa, đồng thời cáo buộc chính sách thù địch của Mỹ đối với nước này. Đáp lại lời cáo
buộc đó, Mỹ đã lên tiếng đe dọa DPRK và cho rằng hành động thử nghiệm vũ khí hạt
nhân là một hành động đầy khiêu khích.
Ngày 6/10/06, HĐBA nhất trí cảnh cáo DPRK về vấn đề này.
Tuy nhiên, vào ngày 9/10/06, DPRK thông báo về việc thử nghiệm thành công vũ khí
hạt nhân ngầm.
Do đó, ngày 14/10/06, HĐBA lại ban hành Nghị quyết 1718 áp đặt cấm vận đối với
DPRK và thành lập một Ủy ban Cấm vận (Sanctions Committee).
2. Nội dung Nghị quyết 1718
a. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ vào Nghị quyết 825 (1993), Nghị quyết 1540 (2004), và đặc biệt là Nghị
quyết 1695 (2006), cũng như thông cáo của Chủ tịch Hội đồng Bảo an ngày 6 tháng
10 năm 2006 (S/PRST/2006/41).
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
46
- Mối quan ngại to lớn đối với tuyên bố của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
(DPRK) rằng nước này đã tiến hành vụ thử hạt nhân vào ngày 9 tháng 10 năm 2006,
và cho những nỗ lực quốc tế nhằm tăng cường chế định toàn cầu cấm phổ biến vũ khí
hạt nhân, và đối với mối nguy hiểm mà vụ thử này sẽ gây ra cho hòa bình và ổn định
trong khu vực và xa hơn nữa.
- Tuyên bố chung ngày 19 tháng 9 năm 2005 giữa Trung Quốc, DPRK, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Liên bang Nga và Hoa Kỳ.
- Theo Chương VII của Hiến chương và đưa ra các biện pháp theo Điều 41.
b. Nội dung chính của Nghị quyết
Đối với DPRK
1. Lên án vụ thử hạt nhân như DPRK tuyên bố vào 9 tháng 10 năm 2006 đã bất chấp
trắng trợn các nghị quyết liên quan, đặc biệt là nghị quyết 1695 (2006), cũng như
thông cáo của Chủ tịch Hội đồng Bảo an ngày 6 tháng 10 năm 2006
(S/PRST/2006/41), nói rằng vụ thử nghiệm sẽ bị lên án rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế
và sẽ tạo nên một mối đe dọa rõ ràng cho hòa bình và an ninh quốc tế.
2. Yêu cầu rằng DPRK không tiến hành bất kỳ vụ thử hạt nhân hay phóng tên lửa
mang đầu đạt nhân nào nữa.
3. Yêu cầu rằng DPRK ngay lập tức thu lại tuyên bố rút khỏi Hiệp ước NPT của mình.
4. Yêu cầu rằng DPRK trở lại NPT và các biện pháp bảo đảm của IAEA, và nhấn
mạnh điều cần thiết rằng mọi Quốc gia thành viên của NPT phải tiếp tục tuân thủ
nghĩa vụ theo Hiệp ước của họ.
5. Quyết định rằng DPRK sẽ tạm ngừng mọi hành động liên quan tới chương trình tên
lửa mang đầu đạn và trong bối cảnh này, thiết lập lại các cam kết từng có đối với trì
hoãn phóng tên lửa.
6. Quyết định rằng DPRK sẽ từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và chương trình hạt nhân
hiện tại một cách hoàn toàn, được giám sát và không thể đảo ngược; và sẽ tuân thủ
nghiêm ngặt với các nghĩa vụ đối với các bên theo NPT, và điều khoản của thỏa thuận
giám sát IAEA, và sẽ cung cấp cho IAEA các biện pháp minh bạch ngoài các điều
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
47
khoản trên, kể cả việc tiếp cận tới cá nhân, các tài liệu, thiết bị và phương tiện mà
IAEA yêu cầu hoặc thấy cần thiết.
7. Quyết định rằng DPRK sẽ từ bỏ tất cả mọi vũ khí hủy diệt hàng loạt và chương
trình tên lửa mang đầu đạn khác một cách hoàn toàn, được giảm sát và không thể đảo
ngược.
Đối với các quốc gia khác
8. Quyết định rằng:
(a) mọi Quốc gia Thành viên (UN) sẽ ngăn cản việc cung cấp, bán hoặc chuyển
nhượng trực tiếp hay gián tiếp cho DPRK, thông qua lãnh thổ hay công dân của
mình, hoặc sử dụng tàu biển hay tàu bay mang cờ nước mình, và dù có nguồn gốc
từ lãnh thổ của mình hay không, đối với:
(i) bất kỳ xe tăng chiến đấu, phương tiện chiến đấu vũ trang, hệ thống
phòng không cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, tàu chiến, tên
lửa hoặc hệ thống tên lửa như được định nghĩa tại UNRCA (United Nations
Register on Conventional Arms), hoặc văn bản liên quan bao gồm cả thiết
bị dự phòng hoặc các hạng mục như Hội đồng hay Ủy ban (thành lập theo
mục 12 đưới đây) xác định.
(ii) tất cả các hạng mục, vật dụng, thiết bị, hàng hóa và công nghệ được liệt
kê trong văn bản S/2006/814 và S/2006/815, trừ khi trong vòng 14 ngày từ
khi thông qua Nghị quyết này, Ủy ban có sửa đổi hay hoàn thành danh sách
trong văn bản S/2006/816, cũng như các hạng mục, vật dụng, thiết bị, hàng
hóa và công nghệ theo xác định của Hội đồng hay Ủy ban mà có thể sử
dụng cho chương trình liên quan đến hạt nhân, tên lửa đầu đạn hay vũ khí
hủy diệt hàng loạt.
(iii) hàng hóa cao cấp.
(b) DPRK sẽ ngừng việc xuất khẩu mọi hạng mục liệt kê tại khoản (a.i) và (a.ii) ở
trên, và mọi Quốc gia Thành viên sẽ cấm việc mua bán các hạng mục đó từ DPRK
của công dân mình; hay sử dụng tàu biển hay tàu bay mang cờ nước mình và dù
xuất phát từ DPRK hay không;
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
48
(c) mọi Quốc gia thành viên sẽ ngăn chặn bất kỳ sự chuyển giao nào cho DPRK từ
công dân của mình hay từ lãnh thổ của mình, hay từ DPRK bởi công dân của họ
hay từ lãnh thổ của họ, việc huấn luyện kĩ thuật, cố vấn hay các dịch vụ hoặc trợ
giúp liên quan đến việc cung cấp, chế tạo, bảo dưỡng hoặc sử dụng các hạng mục
theo khoản (a.i) và (a.ii) ở trên.
13. Hoan nghênh và khuyến khích hơn nữa các nỗ lực từ tất cả các quốc gia liên quan
nhằm tăng cường những nỗ lực ngoại giao, kiềm chế mọi hành động có thể làm căng
thẳng trầm trọng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại đàm phán sáu bên, với
mục đích nhanh chóng triển khai Thông cáo chung đưa ra bởi 6 quốc gia (Trung
Quốc, DPRK, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ) nhằm có được cam kết thiết lập một
khu vực không có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và gìn giữ hòa bình và ổn
định trên bán đảo và khu vực Đông Bắc Á.
14. Kêu gọi DPRK ngay lập tức trở lại vòng đàm phán sáu bên vô điều kiện và tiếp
tục triển khai nhanh chóng Thông cáo chung đưa ra bởi Trung Quốc, CHDCND Triều
Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.
3. Phản ứng của các quốc gia
a. Phản ứng từ các quốc gia khác
Mỹ:
Việc DPRK thử vũ khí hạt nhân đã gây ra một trong những mối đe dọa to lớn nhất với
nền hòa bình và an ninh quốc tế mà Hội đồng Bảo an đã từng phải đối mặt. Nghị
quyết vừa thông qua đã gửi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng tới DPRK và các quốc
gia có ý đồ phổ biến vũ khí hạt nhân khác rằng, nếu họ còn tiếp tục lựa chọn triển khai
vũ khí hủy diệt hàng loạt, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả thực sự nghiêm trọng.
Mỹ cũng vi mừng về việc mọi thành viên hội đồng bảo an đã thực sự liên kết đồng
tình với nhau đưa ra nghị quyết này, và tin tưởng rằng mọi nguy cơ đối với hòa bình
và an ninh thế giới có thể được giải quyết thông qua sự liên kết đó. Bên cạnh đó, Mỹ
cũng khẳng định cam kết của mình đối với vấn đề an ninh, cụ thể là tăng cường hợp
tác với các nước đồng minh nhằm ngăn chặn DPRK nhập khẩu và xuất khẩu công
nghệ tên lửa hạt nhân.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
49
Trung Quốc:
Trung Quốc ủng hộ việc Hội đồng Bảo an đưa ra một quyết định chắc chắn và hợp lý
về vấn đề DPRK. Trung Quốc bỏ phiếu ủng hộ cho nghị quyết này chính với niềm tin
rằng nghị quyết đã khẳng định vị trí to lớn của Hội đồng Bảo an trong cộng đồng quốc
tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được giải pháp hòa bình cuối cùng
cho vấn đề DPRK thông qua đối thoại. Trung Quốc đồng thời cũng gửi thông điệp đến
DPRK rằng, việc cấm vận này không phải là chấm dứt mọi quan hệ giữa 2 nước, ngay
khi DPRK cam kết thực hiện những yêu cầu của cộng đồng quốc tế, nước này sẽ dỡ
bỏ lệnh cấm vận ngay lập tức. Việc đàm phán sáu bên cũng vẫn sẽ được Trung Quốc
nỗ lực duy trì bởi đó có thể coi là giải pháp thực tế nhất để giải quyết vấn đề này.
Nga:
Tất cả chúng ta đang phải đối mặt với một tình thế vô cùng đặc biệt, vì vậy cũng cần
phải đưa ra những giải pháp đặc biệt. Nghị quyết 1718 là một giải pháp thực sự cần
thiết nhưng chỉ có thể phát huy hiệu quả của nó một cách toàn diện, với điều kiện có
sự nỗ lực đồng bộ của tất cả các quốc gia thông qua các biện pháp chính trị và Ngoại
giao. Nga cũng hy vọng rằng DPRK sẽ hiểu một cách đầy đủ quan điểm chung của
cộng đồng quốc tế và có những hành động thiết thực nhằm thiết lập một khu vực
không có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhật:
Nhật Bản hoan nghênh nghị quyết này như một trong những quyết định quan trọng
nhất của Hội đồng Bảo an trong thời gian gần đây. Điều đáng nói nhất là quyết định
này đã được thông qua bởi sự nhất trí bỏ phiếu của tất cả các thành viên. Hành động
của DPRK là không thể chấp nhận được và nó không chỉ đáng bị lên án, cảnh cáo mà
còn đáng phải chịu những hành động cần thiết theo chương VII của hiến chương vì đã
gây ra mối đe dọa to lớn cho hòa bình và an ninh thế giới. Nhật Bản đồng thời hy
vọng rằng DPRK sẽ thiện chí thi hành nghị quyết này cùng với các nghị quyết trước
đây của Hội đồng Bảo an. Nhật Bản sẵn sàng nối lại đàm phán đồng thời dỡ bỏ cấm
vận nếu DPRK có những giải pháp ngoại giao thiện chí cho những vấn đề giữa hai
quốc gia.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
50
Hàn Quốc:
Vụ thử hạt nhân của DPRK đã gây ra sự bất ổn và đe dọa to lớn tới an ninh trên bán
đảo Triều Tiên. Hành động này đã vi phạm thỏa thuận Thông cáo chung của các quốc
gia hồi tháng 9/2005, đi ngược lại với nghị quyết của Hội đồng Bảo an tháng 7/2006,
đồng thời hoàn toàn trái với Tuyên bố chung của hai quốc gia kí năm 1991. Hàn Quốc
hy vọng DPRK sẽ sớm trở lại bàn đàm phán 6 bên đồng thời ngưng ngay chương trình
hạt nhân của nước này.
b. Phản ứng của DPRK:
Nước này hoàn toàn phủ nhận nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết này
thực sự là một hành động cưỡng ép đối với DPRK, nhất là khi Hội đồng Bảo an không
hề xem xét tới đe dọa đến từ chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đối với nước
này. Hội đồng Bảo an đã cư xử thiếu công bằng khi nhìn nhận chương trình hạt nhân
của quốc gia này là đe dọa đối với hòa bình an ninh, trong khi trên thực tế thì việc thử
vũ khí hạt nhân đã được tiến hành trong một điều kiện hoàn toàn đảm bảo và chỉ nhằm
mục đích tăng cường khả năng phòng vệ quốc gia. DPRK khẳng định rằng họ thật sự
muốn thiết lập một khu vực không có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng
mọi nỗ lực và kiên nhẫn của quốc gia này đã bị Hoa Kỳ đáp trả bằng cấm vận và trừng
phạt, và nó buộc phải chứng tỏ rằng nó có vũ khí hạt nhân chỉ để bảo vệ quốc gia khỏi
nguy cơ chiến tranh từ phía Hoa Kỳ. Và nếu như Hoa Kỳ không tiếp tục những hành
động khiêu khích, quốc gia này sẵn sàng đàm phán thương lượng về vấn đề hạt nhân
này. Nói cách khác, DPRK sẵn sàng cho cả việc thương lượng cũng như đối đầu, và
nó phụ thuộc chủ yếu vào thái độ của Hoa Kỳ đối với nước này.
4. Đánh giá
Ở nghị quyết này, HĐBA đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với DPRK. So với
nghị quyết 1695, nghị quyết 1718 đã áp dụng các biện pháp mạnh hơn, mang tính ràng
buộc pháp lý theo chương 7 Hiến chương LHQ, chứ không còn là những lời cảnh báo
như trước nữa. Điều này cho thấy các thành viên đã thật sự cần phải có một biện pháp
nghiêm khắc đối với DPRK. Những biện pháp mà HĐBA đưa ra để trừng phạt DPRK
hoàn toàn là những biện pháp phi quân sự, phù hợp với mục tiêu giải quyết mọi vấn đề
bằng phương pháp hòa bình của LHQ.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
51
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trên thực tế, vấn đề hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên và Iran tới thời điểm này vẫn
đang diễn biến hết sức phức tạp và vẫn là một mối quan ngại to lớn trong cộng đồng
quốc tế. Hàng loạt nghị quyết của Hội đồng Bảo an đã được đưa ra (Iran: 5 nghị quyết,
Bắc Triều Tiên: 4 nghị quyết) nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được vấn đề.
Câu hỏi đặt ra là: Tính hiệu quả của các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an đến đâu?
Nếu nói rằng HĐBA là cơ quan có nhiệm vụ đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới thì
cơ quan này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình chưa? Vai trò của Hội đồng Bảo an và
các nghị quyết hay hoạt động của nó có vai trò thế nào trong đời sống quốc tế hiện
nay? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (nếu có) là gì?
Có thể đưa ra một nhận định chung rằng, các nghị quyết của HĐBA thường được đưa
ra khá kịp thời, phần lớn các biện pháp sử dụng đều hợp lý, nhưng do đặc thù mang
tính chính trị hóa cao độ (vì luôn chịu ảnh hưởng lớn từ các thành viên P5) nên các
nghị quyết đưa ra vẫn gặp phải những phản ứng trái chiều của cộng đồng thế giới,
thậm chí đôi lúc còn phản tác dụng, gây nên những phản ứng thái quá từ phía các
nước (Iran, Bắc Triều Tiên) và làm tình hình trầm trọng thêm. Bên cạnh đó, do tính
cưỡng chế của các biện pháp trong những nghị quyết này còn hạn chế nên chưa thực
sự phát huy được hiệu quả trong việc giải quyết triệt để vấn đề này.
Một nhận định khác có thể đưa ra là, trong cả hai vấn đề Iran và CHDCND Triều
Tiên, HĐBA chỉ sử dụng các biện pháp đưa ra ở điều 41 chương VII Hiến chương
Liên Hợp Quốc chứ chưa sử dụng đến các biện pháp ở điều 42. Bên cạnh đó, các biện
pháp này chỉ được sử dụng khi Hội đồng Bảo an đã nhận thấy có nguy cơ trực tiếp đe
dọa đến hòa bình và an ninh thế giới (hay nói cách khác, khi vấn đề hạt nhân ở hai
nước này đã thực sự có những diễn biến nghiêm trọng) và hầu hết được sự nhất trí của
tất cả các thành viên của HĐBA. Có thể nói, trong một chừng mực nào đó, những các
nghị quyết trên của HĐBA đã phát huy vai trò tích cực của mình trong việc kiềm chế
những hành vi hung hăng từ phía Iran và Bắc Triều Tiên.
Tóm lại, mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng Hội đồng Bảo an vẫn
chứng tỏ được vai trò của mình trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.
Bài tập - Nhóm 1 Liên Hợp Quốc và các khía cạnh pháp lý
52
Ngoài ra, trong quá trình phân tích tìm hiểu vấn đề trên, một số câu hỏi có thể đặt ra:
a. Vì sao trong tình huống của 2 nước này HDBA lại quyết định dùng các biện
pháp ở điều 41 thay vì điều 42?
b. Các biện pháp ở điều 41 có nhẹ hơn điều 42 ko?
c. Khi nào các biện pháp ở chương VII được áp dụng? Điều kiện áp dụng là
gì?
d. Có trình tự áp dụng nào đối với các biện pháp ở điều 41 và 42 ko?
e. Có thể áp dụng cùng lúc các biện pháp ở điều 41 và 42 ko?
f. Khi nào các biện pháp tạm thời (quy định ở điều 40) được áp dụng? Ví dụ
cụ thể về biện pháp tạm thời là như thế nào?
g. Làm sao để xác định có đe dọa “threat” đối với hòa bình và an ninh thế
giới?
h. Việc hội đồng bảo an có quyền áp dụng những biện pháp như trên xuất phát
từ nguyên tắc nào của luật quốc tế? Liệu có phải HĐBA có quyền hạn quá
lớn hay không?
i. Có yếu tố chính trị trong các quyết định của HĐBA hay không?
j. Vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an có nên được đặt ra hay không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_nhom_un_final_2992.pdf