Tiểu luận Lý thuyết hợp đồng quyền chọn

Đôi khi hành vi bán trong chiến lược strangle được gọi là phối hợp phần trên của trục thẳng đứng (Top vertical combination). Nó có thể thích hợp cho nhà đầu tư nào cảm thấy sự dao động của giá chứng khoán không chắc xảy ra với biên độ lớn. Tuy nhiên, giống như hành vi trong chiến lược straddle, nó cũng là một chiến lược có nhiều rủi ro, có thể gây ra lỗ tiềm tàng không giới hạn cho nhà đầu tư.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lý thuyết hợp đồng quyền chọn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 1/27 Tiểu luận Lý thuyết hợp đồng quyền chọn Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 2/27 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN 1.1, Lịch sử thị trường quyền lựa chọn Từ đầu thế kỷ 18, giao dịch quyền chọn lần đầu tiên được thực hiện trên thị trường ở Châu Âu và ở Mỹ. Những năm đầu thị trường hoạt động gặp thất bại vì nạn tham nhũng. Một trong những người liên quan là nhà môi giới có quyền chọn về một loại cổ phiếu nhất định đã ăn hối lộ để giới thiệu cổ phiếu cho khách hàng của họ. Vào đầu những năm 1900, một nhóm công ty đã thành lập hiệp hội những những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn (option). Mục đích của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và những người bán lại với nhau. Nhà đầu tư muốn mua quyền chọn sẽ liên hệ với một công ty thành viên, công ty này sẽ tìm người bán quyền chọn từ khách hàng của công ty hoặc của các công ty thành viên khác. Nếu không có người bán, công ty đó sẽ tự phát hành quyền chọn với giá cả thích hợp. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập trung OTC (over-the-counter market), các nhà kinh doanh không gặp nhau trên sàn giao dịch của thị trường. Thị trường option của Hiệp hội các nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn chịu áp lực của hai yếu tố. Một là, không có thị trường thứ cấp, người mua option không có quyền bán cho bên khác trước ngày đáo hạn. Hai là, không có kỹ thuật nào bảo đảm rằng người bán Option sẽ thực hiện hợp đồng, nếu người bán không thực hiện hợp đồng thì người mua phải tốn chi phí kiện tụng. Việc mua bán quyền chọn trở nên phổ biến đầu tiên ở Chicago Board of Options Exchange (CBOE). Vào thời kỳ đó chủ yếu trao đổi các cổ phiếu thương mại đơn lẻ. Vào năm 1973, hợp đồng quyền chọn mua bắt đầu được giao dịch trên sàn Chicago Board Option Exchange với 16 loại chứng khoán. Quyền chọn đã được giao dịch từ trước năm 1973 nhưng sàn CBOE thành công trong việc tạo ra một lệnh thị trường với điều khoản hợp đồng được xác định rõ ràng. Hợp đồng Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 3/27 quyền chọn bán bắt đầu được giao dịch trên thị trường vào năm 1977. Ngày nay, sàn CBOE thực hiện giao dịch quyền chọn với hơn 1.000 chứng khoán các loại và nhiều loại chỉ số chứng khoán khác nhau. Giống như hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, giao dịch quyền chọn được diễn ra trên toàn cầu. Những tài sản cơ sở bao gồm: ngoại tệ, hợp đồng giao sau, chứng khoán và chỉ số chứng khoán. Năm 1982, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng tương lai với trái phiếu chính phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị trường đấu giá mở, việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ và phòng hộ giá cho cộng đồng thương mại. Sự thành công của hợp đồng quyền chọn đã mở lối cho việc ra đời quyền chọn trên vô số các hàng hoá tiêu dùng như ngô, đậu nành và các sản phẩm khác. Khi xã hội ngày càng phát triển, giao dịch quyền chọn ngày càng trở nên phổ biến hơn, lan rộng sang Anh, Brazil, Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và Australia. Việc toàn cầu hoá thị trường thế giới đã tạo ra nhu cầu liên kết điện tử và thương mại 24/24 trong ngày. Thị trường Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra những sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai một sàn giao dịch điện tử. Những hệ thống đáng chú ý nhất là GLOBEX (được CME phát triển) và Project A (được CBOT phát triển). Ở Đức, Deutsche Terminborse Exchange đã bỏ kiểu giao dịch đấu giá mở, thay vào đó vận hành sàn giao dịch điện tử. Trên hệ thống GLOBEX, các nhà đầu tư cá thể có thể giao dịch dựa trên chỉ số SP500, SP500 mini và NASDAQ 100 và các hợp đồng con. Các nhà đầu tư cá thể cũng có thể mua bán ngoại hối trên GLOBEX. Trên hệ thống Project A (hiện tại là hệ thống Eurex (Tháng 8/2000, CBOT xây dựng Eurex, tất cả các giao dịch trên Project A đều được thực hiện tại Eurex)), các nhà đầu tư cá thể có thể mua bán trái phiếu T-bonds và tín phiếu, quyền chọn, và tất cả các sản phẩm ngũ cốc trên CBOT. Giao dịch điện tử được thiết kế để hỗ trợ việc đấu giá mở ngoài giờ giao dịch chính. Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 4/27 Tóm lại, hợp đồng quyền chọn (options contract) có chiều dài lịch sử thăng trầm, nó được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC (over the counter) từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, các hợp đồng quyền chọn đã tăng vọt trong 30 năm trở lại đây, đặc biệt là kể từ khi sàn Chicago Board Option Exchange được thành lập. Riêng tại Việt Nam, hoạt động Option bắt đầu được thí điểm tại Eximbank vào ngày 12/02/2003, nhưng đó chỉ là options ngoại tệ với ngoại tệ. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam là ngân hàng thứ 2 được triển khai nghiệp vụ option ngoại tệ. Citibank là ngân hàng đầu tiên trong số hơn 20 ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vừa được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ Quyền lựa chọn vào 09/07/2003. Ngày 01/08/2003 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) là ngân hàng thứ 3 tại Việt Nam được thực hiện nghiệp vụ Option. Ngày 23/09/2003 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) được thí điểm thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn trong 2 lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và lãi suất. Đến nay đã có thêm NHTMCP Quốc tế, NHTM cổ phần Á Châu, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội, HSBC chi nhánh TP.HCM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ. Sau đó, nhiều đơn vị triển khai options vàng, nông sản... Riêng options chứng khoán là vấn đề hoàn toàn mới, dù thị trường chứng khoán đã hoạt động gần 7 năm qua. 1.2, Một số khái niệm. Quyền chọn (Option) là hợp đồng cho người mua một quyền được mua hay bán một khối lượng tài sản xác định tại mức giá xác định trong (tại) một khoảng thời gian. Hợp đồng quyền chọn là thoả thuận được tiêu chuẩn hoá cho phép người mua một quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua hoặc bán một số lượng tài sản xác định, tại một mức giá xác định vào một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian xác định. Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 5/27 Tỷ giá thực hiện (Exercise Price): Là tỷ giá thỏa thuận theo đó Bên mua của giao dịch quyền chọn sẽ có quyền thực hiện giao dịch tại mức giá đó trong thời hạn giao dịch hoặc vào ngày đến hạn trong tương lai của giao dịch quyền chọn. Phí quyền chọn (Option premium): Là số tiền mà Bên mua trong giao dịch quyền chọn phải trả cho Bên bán để có được quyền chọn của mình trong giao dịch quyền chọn. Thời điểm chấm dứt hợp đồng quyền lựa chọn: Vôùi quyeàn löïa choïn kieåu Myõ: Laø thôøi ñieåm (trong thôøi haïn heát hieäu löïc cuûa hôïp ñoàng quyeàn löïa choïn) hôïp ñoàng Option ñöôïc thöïc hieän theo yeâu caàu cuûa ngöôøi mua quyeàn, hoaëc khi hôïp ñoàng Option heát haïn. Vôùi quyeàn löïa choïn kieåu Chaâu AÂu: khi hôïp ñoàng Option heát haïn. Caùc traïng thaùi quyeàn choïn: Moät quyeàn choïn ñöôïc thöïc hieän vaø ñem laïi lôïi nhuaän (chöa tröø phí quyeàn choïn) vôùi tyû giaù hieän haønh ñöôïc goïi laø cao giaù ITM (in the money). Ngöôïc laïi, moät quyeàn choïn ñöôïc thöïc hieän vaø bò loã vôùi giaù hieän haønh goïi laø giaûm giaù OTM (out of the money). Trong khi ñoù, moät quyeàn choïn ñöôïc thöïc hieän maø giaù thöïc hieän baèng vôùi tyû giaù giao ngay ñöôïc goïi laø ngang giaù ATM (at the money). Quyền chọn mua (Call option): Đây là quyền chọn cho phép khách hàng được quyền mua 1 lượng tài sản theo các điều khoản của hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng (không mua) nếu điều đó là có lợi cho mình. Người mua quyền chọn - Không bị bắt buộc phải thực hiện quyền. Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 6/27 - Có thể đóng vị thế (lỏng hóa) bằng cách bán quyền trước khi đến hạn. - Không cần thiết phải có ký quỹ cho trạng thái quyền chọn.  Ví dụ: Xét tình huống của một nhà đầu tư mua quyền chọn mua kiểu Châu Âu với giá thực hiện là 100 USD để mua 100 cổ phiếu IBM. Giả sử giá cổ phiếu hiện hành là 98 USD, ngày đáo hạn option là trong 04 tháng, giá mua quyền chọn (phí quyền chọn) là 5 USD cho một cổ phiếu, tổng phí quyền chọn ban đầu là 500 USD (5 x 100). Đây là quyền chọn kiểu Châu Âu nên nhà đầu tư chỉ thực hiện quyền vào ngày đến hạn. Nếu giá cổ phiếu vào ngày đến hạn thấp hơn 100 USD thì nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn mua vì không có lời. Khi không thực hiện quyền thì nhà đầu tư lỗ phí đầu tư ban đầu là 500 USD. Nếu giá cổ phiếu vào ngày đến hạn trên 100 USD thì nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền. giả sử có hai trường hợp xảy ra: + Trường hợp giá cổ phiếu là 115 USD: Thực hiện option, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu với giá 100 USD và bán ngay trên thị trường với giá 115 USD, mức lời là 15 USD/ cổ phiếu, tổng cộng là 1.500 USD, sau khi trừ phí quyền chọn ban đầu là 500 USD, nhà đầu tư lời 1.000 USD. + Trường hợp giá cổ phiếu là 102 USD: Thực hiện option, nhà đầu tư lời 2 USD/ cổ phiếu (102 – 100), tổng cộng là 200 USD, sau khi trừ phí quyền chọn ban đầu là 500 USD, nhà đầu tư lỗ 300 USD. Nếu không thực hiện quyền, nhà đầu tư lỗ nhiều hơn, là 500 USD. Như vậy, quyền chọn mua luôn luôn được thực hiện vào ngày đến hạn nếu giá hiện hành lớn hơn giá thực hiện. Đối với người mua quyền chọn mua Hợp đồng là “in-the-money” khi nó có thể đem lại lợi nhuận nếu thực hiện quyền ngay lập tức; giá thị trường hiện tại > giá thực hiện quyền Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 7/27 Hợp đồng là “out-of-the-money” khi nó không đem lại lợi nhuận nếu thực hiện quyền ngay lập tức; giá thị trường hiện tại < giá thực hiện quyền Hợp đồng là “at-the-money” nếu giá thực hiện quyền gần nhất với mức giá thị trường trước đó của tài sản; giá thị trường hiện tại = giá thực hiện quyền. Biểu diễn bằng đồ thị trong trường hợp tổng quát về call option: Quyển chọn bán (Put option): Đây là quyền chọn cho phép khách hàng được quyền bán 1 lượng tài sản xác định theo các điều khoản của hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng (không bán) nếu điều đó là có lợi cho mình. Người bán quyền chọn - Nếu người mua quyết định thực hiện quyền, người bán phải chấp nhận quyền đó. - Có nghĩa vụ phải thực hiện các điều kiện và điều khoản của hợp đồng quyền chọn. Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 8/27 - Có thể đóng vị thế (lỏng hóa) bằng cách mua quyền trước khi đến hạn. - Phải ký quỹ cho trạng thái quyền chọn.  Ví dụ: Xét tình huống một nhà đầu tư mua quyền chọn bán (put option) kiểu Châu Âu để bán 100 cổ phiếu Exxon với giá thực hiện 70 USD. giả sử giá cổ phiếu hiện hành là 65 USD, ngày đáo hạn của option trong vòng 03 tháng và phí mua quyền chọn bán là 7 USD/ cổ phiếu, tổng phí mua quyền chọn ban đầu là 700 USD (7 x 100). Giả sử có 02 trường hợp xảy ra: + Trường hợp giá đến hạn cổ phiếu cao hơn 70 USD: Nhà đầu tư không thực hiện quyền và lỗ phí mua quyền chọn ban đầu là 700 USD. + Trường hợp vào ngày đến hạn, giá cổ phiếu là 55 USD: Nhà đầu tư thực hiện option, bằng cách mua cổ phiếu với giá 55 USD rồi thực hiện quyền chọn bán với giá 70 USD để kiếm lời là 15 USD/ cổ phiếu, tổng cộng thu được 1.500 USD, sau khi trừ đi phí mua quyền chọn là 700 USD, nhà đầu tư lãi 800 USD. Như vậy, người mua quyền chọn bán sẽ kỳ vọng giá hiện hành sẽ thấp hơn giá thực hiện, tức đầu tư khi giá giảm. Đối với người mua quyền chọn bán Hợp đồng là “in-the-money” khi nó có thể đem lại lợi nhuận nếu thực hiện quyền ngay lập tức; giá thị trường hiện tại < giá thực hiện quyền Hợp đồng là “out-of-the-money” khi nó không đem lại lợi nhuận nếu thực hiện quyền ngay lập tức; giá thị trường hiện tại > giá thực hiện quyền Hợp đồng là “at-the-money” nếu giá thực hiện quyền gần nhất với mức giá thị trường trước đó của tài sản; giá thị trường hiện tại = giá thực hiện quyền Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 9/27 Biểu diễn bằng đồ thị trong trường hợp tổng quát về put option: Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 10/27 Những vị thế quyền chọn: Có hai bên trong mỗi hợp đồng quyền chọn, một bên là nhà đầu tư với vị thế là người bán, một bên là nhà đầu tư với vị thế là người mua. Người bán quyền chọn sẽ nhận trước số tiền gọi là phí quyền chọn nhưng phải thực hiện nghĩa vụ sau đó. Khoản lời hoặc lỗ của người bán quyền chọn là nghịch đảo với khoản lỗ hoặc lời của người mua quyền chọn. Có 04 loại vị thế quyền chọn, đó là: 1. Vị thế mua trong quyền chọn mua 2. Vị thế mua trong quyền chọn bán 3. Vị thế bán trong quyền chọn mua. 4. Vị thế bán trong quyền chọn bán Mua quyền chọn mua (Long Call) Kỳ vọng - Xu hướng tăng - Giá của tài sản sẽ tăng - Người mua được lợi do việc tăng giá Ưu điểm - Rủi ro được hạn chế trong những chi phí ban đầu của quyền chọn - Quyền chọn có thể được bán đi trước khi đến hạn nếu giá biến động có lợi hoặc xu hướng thị trường thay đổi - Không hạn chế lợi nhuận tiềm năng (khi giá thị trường > giá thực hiện) - Đảm bảo giá mua tối đa Nhược điểm - Giá trị thời gian của quyền chọn giảm dần Điểm hoà vốn - Giá thực hiện + phí quyền chọn Mua quyền chọn bán (Long Put) Kỳ vọng - Xu hướng giảm giá Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 11/27 - Giá tài sản sẽ giảm - Người mua sẽ hưởng lợi nếu giá giảm Ưu điểm - Rủi ro bị hạn chế trong chi phí ban đầu - Quyền chọn có thể được bù trừ trước khi đến hạn nếu giá biến động bất lợi hoặc nhận định thị trường thay đổi - Không hạn chế lợi nhuận tiềm năng (giá thị trường < giá thực hiện) - Đảm bảo mức giá bán tối thiểu Nhược điểm - Giá trị thời gian của quyền chọn bị xói mòn Điểm hoà vốn - Giá thực hiện – phí quyền chọn Bán quyền chọn mua (Short Call) Kỳ vọng - Xu hướng giảm giá không chắc chắn - Giá tài sản không biến động hoặc giảm - Người bán thu được phí quyền chọn Ưu điểm - Thu được phí trong điều kiện thị trường không có biến động - Giá trị thời gian giảm dần Nhược điểm - Lợi nhuận tiềm năng bị hạn chế trong mức phí - Rủi ro tiềm năng không hạn chế nếu giá tài sản tăng lên Bán quyền chọn bán (Short Put) Kỳ vọng - Xu hướng tăng giá không chắc chắn - Giá tài sản không biến động hoặc tăng - Người bán thu được phí quyền chọn Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 12/27 Ưu điểm - Thu được phí trong điều kiện thị trường không có biến động - Giá trị thời gian giảm dần Nhược điểm - Lợi nhuận tiềm năng bị hạn chế trong mức phí - Rủi ro tiềm năng không hạn chế nếu giá tài sản giảm lên Tài sản cơ sở: Là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán khi quyền chọn được thực hiện. Có 04 loại tài sản cơ sở: 1. Chứng khoán (stocks). 2. Tiền tệ (Currencies). 3. Chỉ số chứng khoán (stock indices). 4. Hợp đồng giao sau (Futures). Quyền chọn chứng khoán Hầu hết quyền chọn chứng khoán được thực hiện trên sàn giao dịch. Ở Mỹ, quyền chọn chứng khoán được giao dịch trên sàn Chicago Board Options Exchange, Philadelphia Stock Exchange, the American Stock Exchange, the Pacific Exchange và the International Securities Exchange, giao dịch quyền chọn với hơn 1.000 chứng khoán các loại. Một hợp đồng quyền chọng chứng khoán cho phép người nắm giữ quyền mua hoặc bán 100 cổ phiếu với giá thực hiện xác định. Độ lớn của hợp đồng là tùy thích vì cổ phiếu được giao dịch theo nhều lô (100 cổ phiếu/lô). Quyền chọn ngoại tệ Ngày nay, hầu hết các giao dịch quyền chọn tiền tệ là diễn ra trên thị trường OTC, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp là diễn ra trên sàn giao dịch. Ở Mỹ, thị trường giao dịch chủ yếu là Philadelphia Stock Exchange với cả hai hợp đồng kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ với nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Độ lớn của hợp đồng Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 13/27 tùy thuộc vào loại ngoại tệ. Ví dụ: bảng Anh: độ lớn hợp đồng là 31.250 bảng, Yên Nhật: độ lớn hợp đồng là 6,2 triệu yên. Quyền chọn chỉ số chứng khoán Quyền chọn nhiều loại chỉ số chứng khoán khác nhau diễn ra trên toàn cầu ở cả thị trường OTC và sàn giao dịch. Ở Mỹ, chỉ số chứng khoán phổ biến nhất được giao dịch là chỉ số: S&P 500, S&P 100, Nasdaq 100 và chỉ số công nghiệp Dow Jones. tất cả được giao dịch trên sàn Chicago Board Options Exchange. Hầu hết các hợp đồng là quyền chọn kiểu Châu Âu, riêng quyền chọn chỉ số S&P 100 là kiểu Mỹ. Một hợp đồng thường được mua bán với khối lượng bằng 100 nhân với chỉ số chứng khoán tại giá thực hiện được xác định. Việc thanh toán luôn luôn dùng tiền mặt hơn là chuyển giao danh mục đầu tư cơ sở của chỉ số. Ví dụ: xét một hợp đồng quyền chọn mua chỉ số S&P 100 với giá thực hiện của chỉ số là 980. Nếu quyền chọn được thực hiện khi giá trị của chỉ số là 992. Người bán quyền chọn phải trả cho người mua quyền số tiền là 100 x (992 – 980) = 1.200 USD. Khoản tiền thanh toán này dựa trên cơ sở là giá trị của chỉ số chứng khoán tại thời điểm cuối cùng của ngày mà chỉ số chứng khoán được niêm yết (phát hành). Chính vì vậy, nhà đầu tư luôn luôn phải đợi đến thời điểm giao dịch cuối cùng của ngày để phát hành những chỉ thị này. Quyền chọn hợp đồng giao sau Khi giao dịch về một hợp đồng giao sau thì nó cùng thường đi với giao dịch về quyền chọn hợp đồng giao sau. Một quyền chọn về hợp đồng giao sau thường có ngày đến hạn trước thời gian giao hàng trong hợp đồng giao sau. Khi một quyền chọn mua được thực hiện, người nắm giữ quyền chọn so với người bán quyền có vị thế mua trong hợp đồng giao sau cơ sở cộng với một khoản tiền mặt bằng với mức vượt trội của giá giao sau so với giá thực hiện. Tương tự, khi một quyền chọn bán được thực hiện, người nắm giữ quyền chọn có vị thế bán trong hợp đồng giao sau cơ sở cộng với một khoản tiền mặt bằng với mức vượt trội của giá thực hiện so với giá giao sau. 2. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 14/27 2.1, Nhà đầu tư (Invertor) Nhà đầu tư là các bên trong hợp đồng quyền chọn; họ hoặc là người có vị thế mua hoặc là người có vị thế bán. Nhà đầu tư đã mua option có thể đóng vị thế mua bằng cách phát lệnh bù trừ (offseting order) để bán cho một option tương tự; và nhà đầu tư đã phát hành option có thể đóng vị thế bán bằng cách phát lệnh bù trừ để mua một option tương tự. 2.2, Những người tạo thị trường (Market Makers) Đa số các thị trường tập trung sử dụng nhà tạo lập thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch. Nhà tạo lập thị trường nêu cả giá mua vào và giá bán ra khi có yêu cầu. Giá hỏi mua là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng để hỏi mua. Giá chào bán là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng để bán. Vào lúc giá hỏi mua và giá chào bán được niêm yết, người tạo lập thị trường không biết rằng nhà kinh doanh đã yêu cầu yết giá muốn mua hay bán option. Giá chào bán luôn luôn cao hơn giá hỏi mua, và mức vượt trội của giá bán so với giá hỏi mua gọi là mức chênh lệch giá hỏi mua và chào bán. Thị trường xác lập giới hạn trên cho mức chênh lệch giá hỏi mua và chào bán. Sự tồn tại của người tạo lập thị trường đảm bảo rằng lệnh mua và bán có thể luôn được thực hiện ở một vài mức giá mà không có bất cứ sự chậm trễ nào. Những người tạo lập thị trường đã làm tăng khả năng linh hoạt cho thị trường, họ cũng tạo ra lợi nhuận cho mình từ chênh lệch giá mua và giá bán. 2.3, Nhà môi giới trên sàn giao dịch (The floor broker) Nhà môi giới trên sàn giao dịch thực hiện giao dịch cho công chúng. Khi nhà đầu tư liên hệ với nhà môi giới để mua hoặc để bán option, nhà môi giới chuyển lệnh đến nhà môi giới trên sàn giao dịch của công ty tại thị trường có option giao dịch. Nếu công ty không có người của mình tại thị trường đó, thì họ có thể dàn xếp để sử dụng một nhà môi giới độc lập trên sàn giao dịch, hoặc là một nhà môi giới trên sàn giao dịch của công ty khác. Nhà môi giới trên sàn giao dịch tiến hành giao dịch không chỉ với nhà môi giới khác trên sàn giao dịch mà còn với Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 15/27 những người tạo thị trường. Các nhà môi giới trên sang giao dịch có thể có hoa hồng hoặc được trả lương bởi công ty môi giới của họ. Các kiểu lệnh của khách hàng:  Lệnh thị trường: được thi hành ngay lập tức.  Lệnh tùy ý hoặc lệnh tự do quyết định để thời gian giao dịch tùy thuộc vào nhà môi giới trên sàn giao dịch.  Lệnh giới hạn chỉ rõ giá ưu đãi thấp nhất mà lệnh có thể được thực hiện. 2.4, Nhân viên lưu trữ lệnh (The order book official) Trên hầu hết thị trường chứng khoán người môi giới trên sàn giao dịch sau đó sẽ chuyển lệnh đến một cá nhân được gọi là nhân viên lưu trữ lệnh của thị trường. Nhân viên này đưa lệnh vào máy tính cùng với những lệnh giới hạn khác để đảm bảo ngay khi đạt đến giá giới hạn, lệnh sẽ được thực hiện. Những thông tin về tất cả lệnh giới hạn chưa thực hiện thì sẵn có cho tất cả các nhà kinh doanh. 3. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA QUYỀN LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN Đó là những chi tiết của hợp đồng quyền chọn chứng khoán, như: ngày đến hạn, giá thực hiện, những vấn đề xảy ra khi chia cổ tức, nhà đầu tư nắm giữ vị thế trong bao lâu, … 3.1. Ngày đến hạn (expiration date) Một trong những thuật ngữ dùng để trình bày một quyền chọn chứng khoán là tháng xảy ra ngày đến hạn. Ngày đến hạn là ngày mà quyền chọn trở nên vô giá trị, người sở hữu quyền chọn không có quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn nữa. Trong tháng thực hiện, ngày cuối cùng mà nhà đầu tư với vị thế mua giao dịch quyền chọn chứng khoán là đến 16 giờ 30 phút của ngày thứ Sáu của tuần Thứ 3. Đối với nhà môi giới, thời gian thực hiện lệnh là trước 23 giờ của ngày tiếp theo, sau ngày thứ Sáu của tuần Thứ 3. Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 16/27 Theo quy định, 12 tháng trong một năm được chia thành 3 chu kỳ, mỗi chu kỳ có 4 tháng. Một quyền chọn có thể có tháng đáo hạn thuộc một trong ba chu kỳ sau:  Chu kỳ tháng Giêng gồm : tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy, tháng Mười.  Chu kỳ tháng Hai gồm: tháng Hai, tháng Năm, tháng Tám, tháng Mười Một.  Chu kỳ tháng Ba gồm: tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười Hai. Một quyền chọn có chu kỳ dài hơn đó là LEAPS, được giao dịch ở Mỹ với khoảng 500 chứng khoán. Thời gian thực hiện quyền có thể kéo dài đến 03 năm và ngày đến hạn luôn luôn là vào tháng Giêng. 3.2. Giá thực hiện (Strike Price) Sàn giao dịch chọn giá thực hiện với các mức mà theo đó option có thể được phát hành, đó là các khoảng cách 2,5 USD; 5 USD hoặc 10 USD. Loại khoảng cách 2,5 USD khi giá chứng khoán là giữa 5 USD và 25 USD; là 5USD khi giá chứng khoán giữa 25 USD và 200 USD; và là 10 USD đối với giá chứng khoán trên 200 USD (ngoại trừ trường hợp có sự phân chia chứng khoán và cổ tức thì không áp dụng theo tiêu chuẩn giá thực hiện như trên, mà khoảng cách sẽ ngắn lại). Khi một ngày đến hạn mới được đưa ra, hai hoặc ba mức giá thực hiện gần nhất với giá chứng khoán hiện hành thường được chọn để giao dịch. Nếu giá chứng khoán vượt ra khỏi giới hạn giá thực hiện thấp nhất và cao nhất, giao dịch thường được giới thiệu một option với một giá thực hiện mới. Ví dụ: Khi bắt đầu giao dịch quyền chọn tháng Mười, giá chứng khoán là 84 USD. Đầu tiên, quyền chọn mua và chọn bán sẽ được đề nghị với mức giá thực hiện là 80 USD, 85 USD và 90 USD. Nếu giá chứng khoán tăng trên 90 USD, giá thực hiện sẽ được đề nghị là 95 USD; còn trong trường hợp giá chứng khoán giảm dưới 80 USD, giá thực hiện sẽ được đề nghị là 75 USD. 3.3. Quyền chọn linh hoạt (Flex option) Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 17/27 Quyền chọn linh hoạt được thực hiện trên sàn Chicago Board Options Exchange khi đồng ý theo các điều kiện không được tiêu chuẩn hóa; bao gồm một giá thực hiện hoặc một ngày đến hạn, có những khác biệt so với tiêu chuẩn của sàn giao dịch. Quyền chọn linh hoạt thường theo kiểu Châu Âu hơn là kiểu Mỹ. Đây là một sự cố gắng của sàn giao dịch để thu hút khách hàng từ thị trường OTC. Sàn giao dịch quy định độ lớn tối thiểu của giao dịch quyền chọn linh hoạt là 100 hợp đồng. 3.4. Phân chia cổ tức và cổ phiếu Trước hết, option trao đổi qua thị trường OTC được đảm bảo về cổ tức. Nếu một công ty công bố chia cổ tức bằng tiền mặt thì giá thực hiện của option về cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm một khoản bằng số cổ tức vào thời điểm không nhận cổ tức. Option trao đổi qua sàn giao dịch nói chung là không được điều chỉnh theo cổ tức trả bằng tiền mặt. Mặt khác, khi mức cổ tức được công bố, sẽ không có sự điều chỉnh nào trong các điều kiện của hợp đồng option. Option trao đổi qua sàn giao dịch được điều chỉnh theo sự phân chia cổ phiếu. Việc phân chia cổ phiếu xảy ra khi số cổ phiếu hiện tại được chia thành nhiều cổ phiếu hơn. Ví dụ: trong một lần phần chia cổ phiếu 3 trên 1, tức có 3 cổ phiếu mới được phát hành để thay thế 1 cổ phiếu hiện hữu. Vì sự phân chia cổ phiếu không làm thay đổi tài sản hoặc khả năng thu lợi của công ty, nên chúng ta mong nó không có bất cứ ảnh hưởng nào trên tài sản của các cổ đông công ty. Khi tất cả các điều kiện khác không đổi, việc phân chia cổ phiếu 3 trên 1 sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm còn 1/3 so với giá trị ban đầu. Tóm lại, việc phân chia cổ phiếu n/m sẽ làm giá cổ phiếu giảm còn m/n giá trị ban đầu. Các điều kiện của hợp đồng option sẽ được điều chỉnh để phản ánh sự mong đợi những thay đổi trong giá cổ phiếu (tăng lên sau khi phân chia). Sau một lần phân chia cổ phiếu n/m, giá thực hiện sẽ giảm còn m/n so với giá trị ban đầu của nó và số lượng cổ phiếu cho một hợp đồng tăng lên bằng n/m lần so với số lượng ban đầu. Nếu giá cổ phiếu giảm Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 18/27 theo cách được mong đợi, thì vị thế của người phát hành và người mua của hợp đồng được giữ nguyên, không đổi. Option về cổ phiếu còn được điều chỉnh theo cổ tức trả bằng chứng khoán. Cổ tức trả bằng chứng khoán có liên quan đến việc công ty phát hành thêm cổ phiếu cho những cổ đông hiện hữu. Ví dụ: cổ tức trả bằng chứng khoán 20% có nghĩa là nhà đầu tư nhận được thêm 1 cổ phiếu mới trên mỗi 5 cổ phiếu mà họ đang sở hữu. Cổ tức trả bằng chứng khoán giống như phân chia cổ phiếu, không có ảnh hưởng trên tài sản hoặc khả năng thu nhập của một công ty. Giá cổ phiếu có thể được mong đợi giảm như là kết quả phân chia cổ tức bằng chứng khoán. Cổ tức trả bằng chứng khoán 20% về cơ bản giống như phân chia cổ phiếu 6/5. Khi tất cả các điều kiện khác không đổi, nó sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm còn 5/6 giá trị ban đầu của nó. Các điều kiện của option được điều chỉnh để phản ánh sự mong đợi giá cổ phiếu (đã giảm từ việc trả cổ tức bằng chứng khoán) sẽ tăng lên theo cách tương tự như là giá sẽ tăng lên từ việc phân chia cổ phiếu. 3.5. Giới hạn vị thế và giới hạn thực hiện Sàn Chicago Board Options Exchange thường xác định giới hạn vị thế cho các hợp đồng quyền chọn. Đó là số lượng hợp đồng quyền chọn lớn nhất mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ trên thị trường. Với mục đích này, mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán được xem là cùng một bên trên thị trường, tương tự đối với bán quyền chọn mua và mua quyền chọn bán là cùng một bên. Giới hạn thực hiện cũng tương tư như giới hạn vị thế. Nó cũng xác định số hợp đồng tối đa mà một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân có liên quan bất kỳ có thể thực hiện trong thời gian 5 ngày làm việc phối hợp bất kỳ. Giới hạn vị thế quyền chọn chứng khoán lớn nhất và giao dịch thường xuyên nhất là 75.000 hợp đồng. Giới hạn vị thế quyền chọn chứng khoán thấp nhất là 60.000, 31.500, 22.500 hoặc 13.500 hợp đồng. Giới hạn vị thế và giới hạn quyền chọn được thiết kế để ngăn ngừa tình trạng thị trường bị chi phối quá mức bởi hành vi của một nhà đầu tư hoặc một Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 19/27 nhóm nhà đầu tư. Tuy nhiên, những giới hạn cần thiết như vậy là một vấn đề gây tranh cãi. 4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN 4.1. Chiến lược liên quan đến một quyền chọn đơn và một cổ phiếu Có một số chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến một quyền chọn đơn và một cổ phiếu. Đó là: 1. Vị thế mua trên chứng khoán kết hợp với vị thế bán trên call option. 2. Vị thế bán trên chứng khoán kết hợp với vị thế mua trên call option. 3. Vị thế mua trên put option kết hợp với vị thế mua trên chứng khoán. 4. Vị thế bán trên put option kết hợp với vị thế bán trên chứng khoán Lợi nhuận từ những chiến lược này được minh họa trên các hình sau: Lợi nhuận ST K (a) Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 20/27 Gọi: 1. p là giá put option Châu Âu Lợi nhuận ST K (b) Lợi nhuận ST K (c) Lợi nhuận ST K (d)) Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 21/27 2. So là giá chứng khoán 3. c là giá call option Châu Âu 4. K là giá thực hiện của cả put và call option 5. r là lãi suất phi rủi ro 6. D là hiện giá của cổ tức mong đơi trong vòng đời của option Ta có mối cân bằng put – call được biểu diễn như sau: p + So = c + Ke -rT + D (1) Từ phương trình (1) cho thấy vị thế mua put option phối hợp với vị thế mua chứng khoán tương đương với vị thế mua call option cộng với một số tiền nhất định (= Ke-rT + D). Điều này giải thích tại sao, mô hình lợi nhuận trong hình (c) giống với mô hình lợi nhuận từ vị thế mua call option. Vị thế trong hình (d) là nghịch đảo của vị thế hình (c). Vì vậy, dẫn đến mô hình tương tự với mô hình lợi nhuận từ vị thế bán call option. Phương trình (1) có thể viết lại thành: So - c = Ke -rT + D - p Tương tự, vị thế mua chứng khoán phối hợp với vị thế bán call option tương đương với vị thế bán put option công với một số tiền mặt nhất định (= Ke-rT + D ). Sự cân bằng này giải thích tại sao mô hình lợi nhuận trong hình (a) giống với mô hình lợi nhuận từ vị thế bán put option. Vị thế trong hình (b) là nghịch đảo của vị thế trong hình (a). vì vậy, dẫn đến mô hình tương tự với mô hình lợi nhuận từ vị thế mua put option. 4.2 Chieán löôïc Spread • Laø chieán löôïc kinh doanh lieân quan ñeán vieäc nắùm giöõ vò theá treân 2 hoaëc nhieàu option cuøng kieåu ( 2 hoaëc nhieàu call option hay 2 hoaëc nhieàu put option) • Goàm coù nhieàu chieán löôïc: – Bull Spread – Bear Spread – Butterfly Spread Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 22/27 – Calendar Spread – Diagonal Spread Chieán löôïc Bull Spread • Ñöôïc taïo ra baèng caùch mua moät call option veà chöùng khoùan vôùi giaù thöïc hieän nhaát ñònh vaø baùn call option treân cuøng loaïi chöùng khoùan vôùi giaù thöïc hieän cao hôn. • Caû hai option coù cuøng ngaøy ñaùo haïn • Giaù call option luoân luoân giaûm khi giaù thöïc hieän taêng, giaù trò cuûa option baùn luoân luoân thaáp hôn giaù trò cuûa option mua Chieán löôïc Bull Spread söû duïng call option Giaû söû: K1: giaù thöïc hieän cuûa call option mua K2: giaù thöïc hieän cuûa call option baùn ST: giaù chöùng khoùan vaøo ngaøy ñaùo haïn cuûa option K1 K2 Lợi nhuận ST Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 23/27 Thu hồi từ chiến lược này: Giá chứng khoán Thu hồi từ call option Thu hồi từ put option Tổng thu hồi ST > = K2 K1< ST < K2 ST =< K1 ST - K1 ST - K1 0 K2 - ST 0 0 K2 - K1 ST - K1 0 Chiến lược Bull Spread sử dụng Put option Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 24/27 Chieán löôïc Bear Spread • Nhaø ñaàu tö tham döï chieán löôïc bear spread thì hy voïng giaù ck giaûm • Ñöôïc taïo ra baèng caùch mua call option vôùi giaù thöïc hieän vaø baùn call option vôùi giaù thöïc hieän khaùc • Caû hai option coù cuøng ngaøy ñaùo haïn • Giaù call option mua cao hôn giaù thöïc hieän cuaû call option baùn • Taïo neân töø caùc call option coù lieân quan ñeán moät khoûan thu tieàn maët ban ñaàu vì giaù cuûa call option baùn cao hôn giaù cuûa call option mua Chiến lược Butterfly Spread Chiến lược này liên quan đến các vị thế option với 3 mức giá thực hiện khác nhau. Nó có thể được tạo nên bằng cách mua một call option với giá thực hiện K1 tương đối thấp, mua một call option với giá thực hiện K3 tương đối cao. Nhìn chung. K2 gần với giá hiện hành. K1 K2 Lợi nhuận ST Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 25/27 Chiến lược này sẽ có lợi nhuận nếu giá chứng khoán gần với K2 và sẽ phát sinh lỗ nhệ nếu có dịch chuyển đáng kể giá chứng khoán theo hai hướng. Chiến lược Calendar Spread Chiến lược này có cùng mức giá thực hiện nhưng ngày đáo hạn lại khác nhau. Chiến lược này có thể được tạo ra bằng cách bán một call option với mức giá thực hiện nhất định và mua call option có thời hạn dài hơn với cùng giá thực hiện. Option có thời hạn đáo hạn dài hơn thì sẽ đắt hơn. Chiến lược Diagonal Spread Chiến lược này có thời gian đáo hạn và giá thực hiện của các option đều khác nhau. Có nhiều kiểu chiến lược Diagonal Spread khác nhau. Mô hình lợi nhuận của chúng nói chung là các biến thể từ mô hình tương ứng của chiến lược bull hay bear spread. 4.3 Chiến lược phối hợp Phối hợp là một chiến lược kinh doanh option liên quan đến việc nắm giữ vị thế cả trên put option và call option với cùng một loại chứng khoán. Có ba loai chiến lược phối hợp: Straddle, strip, strap và strangle. Chiến lược Straddle: Chiến lược phối hợp phổ biến nhất là straddle, nó liên quan đến việc mua một call option và một put option có cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Có 2 loại chiến lược straddle: Straddle purchase (Bottom straddle) và Straddle write (Top straddle) K ST Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 26/27 Mô hình lợi nhuận của chiến lược Straddle. Giá thực hiện ký hiệu là K. Nếu giá chứng khoán gần với giá thực hiện vào lúc option đáo hạn, chiến lược straddle dẫn đến lỗ. Tuy nhiên, nếu có sự dịch chuyển rộng của giá cả về cả hai phía, thì sẽ có lợi nhuận đáng kể. Khoản thu hồi này được tính trong bảng sau: Giá chứng khoán Thu hồi từ call option Thu hồi từ put option Tổng thu hồi ST = < K ST > K 0 ST - K K - ST 0 K - ST ST - K Chiến lược straddle thích hợp khi nhà đầu tư cho rằng sẽ có dao động giá chứng khoán rộng nhưng không biết hướng dịch chuyển. Ví dụ: Một nhà đầu tư cảm thấy giá thị trường hiện hành là 69$ của một loại chứng khoán nhất định sẽ dao động nhiều trong 3 tháng tới. Nhà đầu tư có thể tạo một straddle bằng cách mua cả put và call option với giá thực hiện là 70$ và đáo hạn trong 3 tháng. Giả sử chi phí của call option là 4$ & put option là 3$. Trường hợp: Nếu giá chứng khoán đứng ở mức 69$, - Thu hồi từ call option: 0$ Thu hồi từ put option: 1$ Chi phí đầu tư ứng trước: 7$  Nhà đầu tư lỗ: 6$ Trường hợp: Nếu giá chứng khoán đứng ở mức 70$, - Thu hồi từ call option: 0$ Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 27/27 Thu hồi từ put option: 0$ Chi phí đầu tư ứng trước: 7$  Nhà đầu tư lỗ: 7$ Trường hợp: Nếu giá chứng khoán đứng ở mức 90$, - Thu hồi từ call option: 20$ Thu hồi từ put option: 0$ Chi phí đầu tư ứng trước: 7$  Nhà đầu tư lãi: 7$ Chiến lược Strip và Strap Chiến lược Strip bao gồm vị thế mua trên một call option và hai put option với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Trong chiến lược Strip, các nhà đầu tư đánh cuộc rằng sẽ có sự biến động lớn về giá chứng khoán và nghĩ rằng sẽ giảm nhiều hơn tăng. Chiến lược Strap bao gồm vị thế mua trên hai call option và một put option với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Trong chiến lược Strap, các nhà đầu tư đánh cuộc rằng sẽ có sự biến động lớn về giá chứng khoán và nghĩ rằng sẽ tăng nhiều hơn giảm. Chiến lược Strangle Trong chiến lược Strangle, nhà đầu tư mua một call option và một put option cùng ngày đáo hạn và khác giá thực hiện. Chiến lược Strangle tương tự như chiến lược Straddle: Nhà đầu tư đánh cuộc có sự biến động lớn về giá nhưng không chắc là tăng hay giảm. Để cho nhà đầu tư kiếm được lời, trong chiến lược strangle thì giá chứng khoán phải dịch chuyển xa hơn so với trong chiến lược Straddle. Tuy nhiên rủi ro do giá có chiều tiếp tục xuống khi giá chứng khoán dừng ở giá trị trung tâm của chiến lược strangle lại ít hơn. Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 28/27 K1 K2 ST Chiến lược Strangle Giá thực hiện call option là K2 , giá thực hiện put option là K1. Thu hồi từ chiến lược Stangle: Giá chứng khoán Thu hồi từ call option Thu hồi từ put option Tổng thu hồi ST = < K1 K1 < ST < K2 ST >= K2 0 0 ST - K2 K1 - ST 0 0 K1 - ST 0 ST - K2 Mô hình lợi nhuận của chiến lược strangle phụ thuộc vào mức độ gần nhau của các mức giá thực hiện. Chúng càng xa nhau thì rủi ro do giá có chiều tiếp tục xuống càng ít và biên độ dịch chuyển xa nhau của giá chứng khoán càng nhiều, tức là lợi nhuận càng nhiều. Lý thuyết Hợp đồng quyền chọn Trang 29/27 Đôi khi hành vi bán trong chiến lược strangle được gọi là phối hợp phần trên của trục thẳng đứng (Top vertical combination). Nó có thể thích hợp cho nhà đầu tư nào cảm thấy sự dao động của giá chứng khoán không chắc xảy ra với biên độ lớn. Tuy nhiên, giống như hành vi trong chiến lược straddle, nó cũng là một chiến lược có nhiều rủi ro, có thể gây ra lỗ tiềm tàng không giới hạn cho nhà đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfly_thuyet_option_2_1643.pdf
Luận văn liên quan