Tiểu luận Môn học quản trị kinh doanh quốc tế - Chống toàn cầu hóa
1. Những thách thức của Toàn cầu hóa
Tại sao toàn cầu hóa hiện nay do các nước tư bản
phát triển phát động, trước hết vì lợi ích của các
nước này lại "lôi cuốn được ngày càng nhiều nước
tham gia", kể cả các nước đang phát triển và chậm
phát triển?
Sự cách biệt giàu nghèo càng ngày càng tăng: hiện
nay, 20% dân số giàu nhất toàn cầu chiếm hơn
80% thu nhập thế giới trong khi gần 3 tỷ người tức
50% dân số thế giới vẫn sống với thu nhập dưới 2
Mỹ kim mỗi ngày.
43 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môn học quản trị kinh doanh quốc tế - Chống toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Tiểu luận môn học QTKD QT
Đề tài: CHỐNG TOÀN CẦU HÓA
NHÓM 4
NGHIÊM HÀ MINH KHOA
VÕ CHIÊU VY
LÊ TUẤN ANH
PHAN TẤN HÙNG
ĐOÀN MINH KHOA
LẠI THÀNH TÂM
MBA10A
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 2
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về toàn cầu hóa
II. WTO và toàn cầu hóa
III. IMF và toàn cầu hóa
IV. Lợi ích của toàn cầu hóa
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 3
I. Khái quát chung về toàn cầu hóa
1. Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hoá là quá trình hình thành một
chính thể thống nhất toàn thế giới. Đó là sự
ảnh hưởng, tác động, xâm nhập lẫn nhau
xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là
trên lĩnh vực kinh tế, và vận hành trong một
trật tự hệ thống toàn cầu.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 4
1. Toàn cầu hóa là gì?
- Toàn cầu hoá kinh tế bao hàm sự lưu chuyển ngày
càng tự do hơn và nhiều hơn hàng hoá, vốn, công
nghệ và lao động vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
- Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là sự gia tăng
nhanh chóng các hoạt động kinh tế quốc tế, tạo ra
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự
vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế
toàn cầu thống nhất.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 5
2. Đặc điểm của Toàn cầu hóa
Thể hiện sự lan rộng vừa trong không gian vừa
đồng bộ về thời gian của nền KTTG trên cơ sở
những thành tựu cách mạng thông tin liên lạc lần
V.
Hội nhập KTQT gắn liền với tự do hóa nền kinh
tế dân tộc
Hợp tác kinh tế mở rộng sang thương mại hàng
hóa vô hình, chuyển nhượng và bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, gia tăng các giao dịch đa phương.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 6
3. Biểu hiện của Toàn cầu hóa
Về tổ chức: nền KTTG trở thành một chỉnh thể thống
nhất, trong đó các quốc gia có mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, đem lại cho nền KTTG một cấu trúc mới -
cấu trúc mạng lưới.
Hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật mới mang tính toàn
cầu, lực lượng sản xuất chuyển từ thời đại cơ khí sang
thời đại công nghệ cao.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 7
3. Biểu hiện của Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa thị trường thế giới, trong đó tự do hóa
thương mại và thương mại điện tử ngày càng phát
triển
Hình thành hệ thống sản xuất tòan cầu cùng với sự gia
tăng chuyển dịch dòng vốn, lao động, công nghệ trên
quy mô toàn cầu.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 8
4. Các nước có lợi từ toàn cầu hóa
Ấn Độ: Giảm được một nửa tỉ lệ nghèo đói
trong suốt hai thập kỷ qua.
Trung Quốc: Quá trình cải cách đã dẫn đến
một sự giảm nghèo đói lớn nhất trong lịch sử.
Số người nghèo ở nông thôn đã giảm từ 250
triệu năm 1978 xuống còn 34 triệu năm 1999
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 9
4. Các nước có lợi từ toàn cầu hóa
Việt Nam: Những điều tra về các hộ nghèo
nhất trong nước đã cho thấy 98% người dân
đã cải thiện được điều kiện sống trong những
năm 90.
Uganda: Nghèo đói giảm 40% trong những
năm 90 và tỉ lệ đến trường đã tăng gấp đôi.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 10
II. WTO và Toàn cầu hóa
1. WTO là gì?
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của
Tổ chức thương mại thế giới (World
Trade Organization). WTO được
thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ
chức thương mại thế giới ký tại
Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994.
WTO chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 1/1/1995.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 11
2. Mục tiêu của WTO
Nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm
và một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực
tế lớn và phát triển ổn định; mở rộng sản
xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ
Bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển,
đặc biệt là những quốc gia kém phát triển
nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong
thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu
phát triển kinh tế của quốc gia đó
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 12
2. Mục tiêu của WTO
Giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở
thương mại khác và theo hướng loại bỏ sự
phân biện đối xử trong các mối quan hệ
thương mại quốc tế
Xây dựng một cơ chế thương mại đa biên
chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn; quyết tâm
duy trì những nguyên tắc cơ bản và tiếp tục
theo đuổi những mục tiêu đang đặt ra cho cơ
chế thương mại đa biên này
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 13
3. Chức năng của WTO
WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
thi, quản lý và điều hành và những mục tiêu
khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp
định đa biên của WTO, cũng như cung cấp
một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều
hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 14
3. Chức năng của WTO
WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán
giữa các nước thành viên về những quan hệ
thương mại đa biên trong khuôn khổ những
quy định của WTO
WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy
tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh
chấp giữa các thành viên (''Thoả thuận'' này
được quy định trong Phụ lục 2 của Hiệp định
thành lập WTO)
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 15
3. Chức năng của WTO
WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách
thương mại (của các nước thành viên), ''Cơ
chế'' này được quy định tại Phụ lục 3 của
Hiệp định thành lập WTO
Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan
điểm trong việc tạo lập các chính sách kinh tế
toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
và các cơ quan trực thuộc của nó
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 16
4. Nguyên tắc của WTO
Thương mại không phân biệt đối xử:
Mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các
thành viên khác của WTO một cách công bằng
như những đối tác "ưu tiên nhất“ (MFN), và
Bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi
đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các
chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị
trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang
bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm
tương tự được sản xuất trong nước (NT)
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 17
4. Nguyên tắc của WTO
Thương mại ngày càng tự do hơn (bằng con
đường đàm phán):
Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương
mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy
trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất
nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ
các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn
ngạch, giấy phép...).
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 18
4. Nguyên tắc của WTO
Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và
minh bạch:
Các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định
và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách,
quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài
có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách,
nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ
nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định
kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị
đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch
kinh doanh của họ
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 19
4. Nguyên tắc của WTO
Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình
đẳng hơn:
Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục
tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều
trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những
quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra
nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực
của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng
như bán phá giá, trợ cấp... hoặc các biện pháp
bảo hộ khác
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 20
4. Nguyên tắc của WTO
Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém
phát triển nhất :
WTO dành cho các nước đang phát triển, các
nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những
linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực
hiện các hiệp định của WTO
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 21
III. IMF và Toàn cầu hóa
1. IMF là gì?
Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International
Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức
quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu
bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh
toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài
chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt
ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 22
2. Nhiệm vụ của IMF
Quĩ tiền tệ quốc tế đã được giao nhiệm vụ
ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng toàn cầu
xảy ra
IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho
hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế, hệ thống
thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa các
đồng tiền tạo điều kiện giao thương giữa các
nước
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 23
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
A. Những cơ hội của Toàn cầu hóa
1. Thúc đẩy tự do hóa mậu dịch phát triển:
Toàn cầu hoá đã làm giảm đi sự chia cắt và cô
lập mà các nuơc đang phát triển thường gặp
và tạo ra cơ hội tiếp cận tri thức với nhiều
nguời ở các nước đang phát triển, điều vượt
xa tầm với của thậm chí những nguời giàu
nhất ở bất kỳ quốc gia nào một thế kỷ trước
đây.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 24
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
A. Những cơ hội của Toàn cầu hóa
2. Đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa lưu
chuyển vốn:
Toàn cầu hoá kinh tế chẳng những thúc đẩy FDI tăng
lên mà ở mức độ lớn đã thúc đầy tự do hoá đầu tư.
Toàn cầu hoá đang mở ra những cơ hội chưa từng có
cho các nước trên thế giới. Nhờ những tiến bộ của công
nghệ thông tin và viễn thông mà chi phí giao dịch giảm
đi rất nhiều, khoảng cách về không gian và thời gian
giữa các quốc gia được thu hẹp, tốc độ và điều kiện
tiếp cận với tri thức mới được tăng lên
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 25
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
A. Những cơ hội của Toàn cầu hóa
3. Tự do hóa lưu chuyển tiền tệ
Trong điều kiện ngày nay, mọi tổ chức ngân
hàng, tài chính, tiền tệ và thị trường chứng
khoán của các nước đều phải phát triển theo
xu thế toàn cầu hoá. Nếu ra đời xu thế này,
thì không thể nói tới tự do hoá lưu chuyển
tiền vốn.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 26
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
A. Những cơ hội của Toàn cầu hóa
3. Tự do hóa lưu chuyển tiền tệ
Ba thị trường chứng khoán nổi tiếng là New York,
London và Tokyo giờ đây đã len lỏi tới khắp nơi trên thế
giới đề thu hút tiền vốn.
Toàn cầu hoá có lợi cho việc thúc đẩy các nhân tố kinh
tế như tiền tệ, kỹ thuật, tri thức, phân bổ hợp lý hoá các
nguồn lực, mở rộng hoạt động thương mại, nâng cao
hiệu quả kinh tế, gắn chặt mối liên kết kinh tế , kỹ thuật
giữa các nước và khu vực.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 27
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
A. Những cơ hội của Toàn cầu hóa
4. Thúc đẩy phát triển sản xuất xuyên quốc gia:
Trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của
sản xuất đã được quốc tế hóa một cách sâu sắc,
không một quốc gia nào có thể đạt được tăng
trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn
khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào
quá trình này, nhất là toàn cầu hóa luôn gắn với
cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước dẫn đến
sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 28
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
B. Chủ nghĩa toàn cầu
Những người ủng hộ toàn cầu hoá dân chủ có
thể được gọi là những người ủng hộ chủ nghĩa
toàn cầu. Họ cho rằng giai đoạn đầu của toàn
cầu hoá là hướng thị trường, và sẽ được kết
thúc bởi giai đoạn xây dựng các thiết chế
chính trị toàn cầu đại diện cho ý chí của toàn
thể công dân thế giới
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 29
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
B. Chủ nghĩa toàn cầu
Những người ủng hộ thương mại tự do dùng
các học thuyết kinh tế như lợi thế so sánh để
chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một
sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn, với tất
cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm
lợi ích từ thương mại.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 30
IV. Lợi ích của Toàn cầu hóa
B. Chủ nghĩa toàn cầu
Những người ủng hộ chủ nghĩa tự do cá nhân
và những người ủng hộ chủ nghĩ tư bản tự do
tuyệt đối cho rằng mức độ tự do cao về kinh
tế và chính trị dưới hình thức dân chủ và chủ
nghĩa tư bản ở phần thế giới phát triển sẽ làm
ra của cải vật chất ở mức cao hơn. Do vậy họ
coi toàn cầu hoá là hình thức giúp phổ biến
nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 31
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
1. Những thách thức của Toàn cầu hóa
Tại sao toàn cầu hóa hiện nay do các nước tư bản
phát triển phát động, trước hết vì lợi ích của các
nước này lại "lôi cuốn được ngày càng nhiều nước
tham gia", kể cả các nước đang phát triển và chậm
phát triển?
Sự cách biệt giàu nghèo càng ngày càng tăng: hiện
nay, 20% dân số giàu nhất toàn cầu chiếm hơn
80% thu nhập thế giới trong khi gần 3 tỷ người tức
50% dân số thế giới vẫn sống với thu nhập dưới 2
Mỹ kim mỗi ngày.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 32
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
1. Những thách thức của Toàn cầu hóa
Nhiều nước chậm phát triển bị nợ nần rất nhiều
của các định chế quốc tế nên phải nai lưng ra trả
nợ nên không ngoi đầu lên được.
Các nước nghèo mà kinh tế nông nghiệp là chủ
chốt lại muốn các nước tiền tiến cắt giảm trợ cấp
nông nghiệp và thuế quan để có thể xuất cảng
nông sản được
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 33
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
1. Những thách thức của Toàn cầu hóa
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá cũng có nghĩa là
quốc gia cần phải tuân thủ hàng loạt các yêu cầu để hôị
nhập, từ các luật lệ về bản quyền đến các tiêu chuẩn về
ngân hàng. Trong khi đó , rất nhiều chuẩn mực, quy tắc
quốc tế được soạn thảo trong tình hình các nước phát
triển giữ vai trò chính. Như vậy, đối với các nước có trình
độ phát triển thấp rủi ro trong vận hành kinh tế sẽ gia
tăng.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 34
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
1. Những thách thức của Toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá kinh tế đưa đến nhiều cơ hội lập nghiệp,
nhiều cơ hội việc làm, nhưng kèm theo là đổi mới kỹ
thuật nhanh hơn , vòng quay tuổi thọ ngắn hơn, vốn lưu
thông linh hoạt hơn, sự cạnh tranh nhân lực sâu sắc hơn
và tính rủi ro trong việc làm cũng cao hơn.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 35
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
2. Phong trào chống toàn cầu hóa
Có rất nhiều kiểu "chống toàn cầu hoá" khác nhau.
Nói chung, những phê phán cho rằng kết quả của
toàn cầu hoá hiện không phải là những gì đã được
hình dung khi bắt đầu quá trình tăng cường thương
mại tự do, cũng như nhiều tổ chức tham gia trong
hệ thống toàn cầu hoá đã không xét đến lợi ích cho
các nước nghèo cũng như giới lao động
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 36
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
2. Phong trào chống toàn cầu hóa
Sự phản đối chủ yếu nhắm vào sự toàn cầu hoá
không kiểm soát (như trong các chủ nghĩa tân tự
do và tư bản tự do tuyệt đối) do các chính phủ hay
các tổ chức gần như chính phủ (như IMF và WB)
chỉ đạo và không chịu trách nhiệm đối với quần
chúng mà họ lãnh đạo mà thay vào đó gần như chỉ
đáp ứng lợi ích của các tập đoàn.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 37
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
2. Phong trào chống toàn cầu hóa
Một số nhóm "chống toàn cầu hoá" lý luận rằng
toàn cầu hoá chỉ đơn thuần là hình thức đế quốc, là
1 trong những lý do căn bản dẫn đến chiến tranh
Irac và là cơ hội kiếm tiền của Mỹ hơn là các nước
đang phát triển.
Một số khác cho rằng toàn cầu hoá áp đặt 1 hình
thức kinh tế dựa trên tín dụng, kết quả là dẫn tới
các nợ nần và khủng hoảng nợ nần chồng chất
không tránh khỏi
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 38
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
2. Phong trào chống toàn cầu hóa
Những người phản đối bằng phong trào công
bằng toàn cầu đã tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế
lớn ở những thành phố nhỏ thay vì những trung
tâm đô thị lớn như trước đây
Trong nhiều tình huống, lợi ích của toàn cầu hoá
đã được các nước phương tây thổi phồng lên và
cái giá phải trả cho tiến trình này là rất cao
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 39
V. Toàn cầu hóa và những mặt trái
2. Phong trào chống toàn cầu hóa
Tất cả các quốc gia đều phải biết chủ động để bơi theo
dòng chảy toàn cầu hóa, nếu không sẽ bị vùi lấp và nhấn
chìm. Hiện nay các nước chậm phát triển đã và đang tập
hợp để đấu tranh chống o ép, chống lại sự đè nén của các
nước lớn, cố gắng bằng mọi cách giành lấy từng phần
quyền lợi cho dân tộc, đất nước mình. Từ đó cho thấy sự
đoàn kết đấu tranh quốc tế của những người nghèo, của
các quốc gia nghèo trên thế giới cũng như từng khu vực
hơn lúc nào hết, giờ đây được đặt ra một cách khẩn thiết.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 40
KẾT LUẬN
Toàn cầu hoá bản thân nó không tốt hay xấu. Nó
có sức mạnh để đem lại vô số điều tốt, đã có
những nước đã vận dụng toàn cầu hoá "theo cách
riêng mình", theo nhịp độ riêng mình, họ đã thu
được nhiều lợi ích, bất chấp cả sự thụt lùi do cuộc
khủng hoảng 1997 gây ra. Nhưng ở phần lớn các
nơi khác, toàn cầu hoá không đem lại lợi ích
tương xứng. Với nhiều nguời, thì nó gần giống
như một thảm hoạ
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 41
KẾT LUẬN
Ngân hàng thế giới, IMF và WTO và một vài cá nhân -
các bộ trưởng tài chính, thương mại có quan hệ chặt chẽ
với các lợi ích tài chính thương mại, thống trị trong khi
vô số người bị ảnh hưởng bởi các quyết định của họ bị bỏ
mặc không thể có tiếng nói của mình.
Đã đến lúc phải thay đổi các qui tắc chi phối trật tự kinh
tế quốc tế, suy ngẫm lại về việc các quyết định đã được
ban hành như thế nào ở cấp độ quốc tế - và vì lợi ích của
ai - và hãy bớt coi trọng đến hệ tư tưởng mà hãy nhìn
xem thực tế cái gì có hiệu quả.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 42
KẾT LUẬN
Tất cả các quốc gia đều phải biết chủ động để bơi theo
dòng chảy toàn cầu hóa, nếu không sẽ bị vùi lấp và nhấn
chìm. Hiện nay các nước chậm phát triển đã và đang tập
hợp để đấu tranh chống o ép, chống lại sự đè nén của các
nước lớn, cố gắng bằng mọi cách giành lấy từng phần
quyền lợi cho dân tộc, đất nước mình. Từ đó cho thấy sự
đoàn kết đấu tranh quốc tế của những người nghèo, của
các quốc gia nghèo trên thế giới cũng như từng khu vực
hơn lúc nào hết, giờ đây được đặt ra một cách khẩn thiết.
Biên soạn và giảng: TS. Lưu Trường Văn 43
Thanks
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom4_qtkdqt_mba10a_6739.pdf