Tiểu luận Môn phân tích chính sách thuế Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục

Chuyển giá là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong lĩnh vực thuế không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các nước phát triển, là vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế Việt Nam “Chuyển giá không chỉ làm thất thu cho ngân sách nhà nước, méo mó môi trường kinh doanh, gây bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà nó còn làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế”. Công tác chống chuyển giá trong thời gian qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ, phát hiện được nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, truy thu hàng nghìn tỷ đồng thuế cho Nhà nước. Tuy vậy, đây chỉ mới chỉ là những kết quả bước đầu, số vụ chuyển giá được phát hiện và xử lý chưa được nhiều so với số lượng các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân như: cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý; hành lang pháp lý về chống chuyển giá chưa hoàn thiện; khó khăn trong việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp;

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn phân tích chính sách thuế Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang a BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIẢNG VIÊN: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG SVTH: PHẠM THỊ MỸ KHUÊ LỚP: NGÂN HÀNG ĐÊM 6 KHOÁ 20 TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2012 Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang b MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ.................................... Trang 1 1.1. Khái niệm về chuyển giá ......................................................................................... Trang 1 1.2. Phạm vi của chuyển giá ........................................................................................... Trang 1 1.3. Hình thức của chuyển giá ........................................................................................ Trang 2 1.4. Tác động của chuyển giá ......................................................................................... Trang 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM ............................ Trang 4 2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển giá.............................................. Trang 4 2.2. Tình hình chung về hoạt động chuyển giá hiện nay ở Việt nam ........................ Trang 4 2.3. Những thành tựu đạt được trong công tác chống chuyển giá ở Việt Nam........ Trang 7 2.4. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác chống chuyển giá ở Việt Nam........ Trang 8 2.4.1. Những hạn chế và bất cập ................................................................................. Trang 8 2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác chống chuyển giá............ Trang 8 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM................................................................................................................................ Trang 10 3.1. Những kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước trên thế giới ............ Trang 10 3.1.1. Kinh nghiệm chống chuyển giá ở Mỹ ........................................................... Trang 10 3.1.2. Kinh nghiệm chống chuyển giá ở Trung Quốc ............................................ Trang 11 3.2. Một số giải pháp cho công tác chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay ......... Trang 12 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang c LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh những tác động tích cực, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt cũng không ít thách thức. Điều đó tất yếu dẫn đến sự ra đời ngày càng nhiều hơn các công ty, tập đoàn kinh tế đa quốc gia với các “chân rết” là các công ty con, các công ty trực thuộc đặt tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Một trong những yêu cầu đặt ra là, công tác quản lý thuế phải có những thay đổi để phù hợp hơn với các thông lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng cường quản lý, giám sát công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế. Nổi lên trong đó là vấn đề chống chuyển giá. Với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, các doanh nghiệp FDI đã trở thành một phần tích cực trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình các doanh nghiệp FDI “lỗ giả, lãi thật” kéo dài nhiều năm làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước. Tình hình chuyển giá đã và đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục” ngoài mục đích khái quát về thực trạng chuyển giá ở Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn cơ chế chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 1 Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ 1.1. Khái niệm về chuyển giá: Chuyển giá là việc lợi dụng quyền tự do định đoạt giá trong kinh doanh nhằm thay đổi giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản chuyển dịch giữa các doanh nghiệp không theo giá thị trường, để tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty này. Cách thức chuyển giá sẽ dẫn đến tăng số thuế phải nộp của “đầu mối liên kết” ở nước này, đồng thời giảm thuế số thuế phải nộp ở nước khác, nhưng rốt cuộc khi tổng hợp chung tất cả các bên thì vẫn giảm số thuế phải nộp. Mục tiêu của chuyển giá là nhằm tối đa hoá lợi nhuận của cả một tập đoàn, công ty đa quốc gia hay nhóm công ty có mối quan hệ liên kết trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ về thuế. 1.2. Phạm vi của chuyển giá: Trên thực tế, chuyển giá thường được quan tâm đánh giá đối với các giao dịch quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú (non-residents). Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngược lại một lượng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều cho ra những kết quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên. Khía cạnh khác, các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế. Thu nhập sẽ lại dịch chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn về điều này. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 2 1.3. Các hình thức của chuyển giá: Tùy vào hoàn cảnh kin h doanh khá c nhau mà các công ty đa quốc g ia s ử dụng các biện ph áp khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. - Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: Việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các quyết định liên quan đến hoạt dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng Hoạt động liên doanh liên kết: Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động liên doanh liên kết, MNC định giá thật cao các yếu tố đầu vào từ công ty mẹ để nắm quyền quản lý. - Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá tài sản vô hình: Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. - Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ, hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao. - Chuyển giá thông qua hình thức nâng phí các đơn vị hành chính và quản lý. - Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa. - Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ. - Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn. 1.4. Những tác động của chuyển giá: a. Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư: Hoạt động chuyển giá có thể được tiến hành thông qua yếu tố đầu vào, cũng có thể thông qua yếu tố đầu ra hoặc cả 2, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của các giao dịch. Với trường hợp này thì chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho ngân sách của nước tiếp nhận đầu tư, làm méo mó môi trường kinh doanh, mà còn gây bất lợi cho DN 100% vốn trong nước. b. Đối với công ty đa quốc gia: Chuyển giá đem lại các lợi ích như giảm thiểu nghĩa vụ thuế, tối đa hoá lợi nhuận do sử dụng các cơ sở phụ thuộc, các bên liên kết tại những nơi có thuế thấp hoặc đang được ưu đãi thuế. Chuyển giá cũng cho phép họ dễ dàng Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 3 chuyển vốn đầu tư hoặc lợi nhuận về nước hoặc chuyển ra nước ngoài (ngay cả trường hợp bên liên kết do họ nắm giữ vốn đầu tư đang báo cáo lỗ), nhất là đối với những nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Chuyển giá, nhất là những trường hợp kết hợp với chính sách tài trợ quảng bá cho cơ sở phụ thuộc, bên liên kết ngoài lãnh thổ sẽ giúp cho các tập đoàn đa quốc gia nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. c. Đối với quốc gia xuất khẩu vốn: Trong ngắn hạn, chính phủ của những nước xuất khẩu vốn có thể gặp khó khăn về vốn đầu tư trong nước do nguồn vốn của khu vực tư nhân có thiên hướng chảy đến những nước tiếp nhận đầu tư có mức thuế thấp hơn. Tuy nhiên, trong dài hạn, chính phủ nơi các DN đầu não đặt trụ sở được “cả chì lẫn chài” như cả thị trường mới, giảm thiểu được ô nhiễm do không phải sản xuất ở trong nước, tìm kiếm thêm được những nguồn lực mới. Đặc biệt, ở những quốc gia có mức thuế cao thì chính phủ của họ còn được hưởng trọn vẹn những ưu đãi thuế mà chính phủ nước ngoài dành cho các nhà đầu tư. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 4 Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM 2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển giá: Hành vi chuyển giá ở Việt Nam xuất hiện cùng với sự gia tăng các doanh nghiệp FDI. Động thái đầu tiên đánh dấu sự vào cuộc hóa giải vấn đề chuyển giá chính là sự ra đời của Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC, Thông tư 13/2001/TT-BTC và Thông tư 117/2005/TT- BTC. Các văn bản nói trên đã thể hiện tinh thần cơ bản xử lý vấn đề chuyển giá là xác định lại giá chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường sòng phẳng. Tuy nhiên, các văn bản nói trên chỉ dừng lại ở đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp FDI mà chưa áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước, chưa có giải pháp chống chuyển giá nội địa. Với sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, cả doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp khác. Các quy định và các phương pháp xác định giá thị trường của Thông tư 66/2010/TT-BTC đã phù hợp với thông lệ quốc tế. Ở một cấp độ pháp lý cao hơn, Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi người nộp thuế. Như vậy, có thể thấy, nỗ lực đầu tiên đáng ghi nhận của các cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua là việc đã thiết lập và dần dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá, tạo những cơ sở nhất định cho hoạt động của ngành Thuế trong đấu tranh chống chuyển giá của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. 2.2. Tình hình chung về hoạt động chuyển giá hiện nay ở Việt Nam: Việc trốn thuế, không chỉ có DN nước ngoài mà cả DN trong nước. Nhiều DN đầu tư nước ngoài một mặt tận dụng triệt để các chính sách ưu đãi của Việt Nam ; mặt khác, không ít DN đã “phù phép” với báo cáo kinh doanh, khai man giá và báo cáo lỗ triền miên trong thời gian dài để nhằm trốn thuế ở Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua kết quả thanh tra, kiểm tra về chuyển giá, cơ quan thuế đã làm giảm lỗ và truy thu thuế số tiến lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 5 Từ các hồ sơ vụ việc thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế trong thời gian qua có thể nhận biết được các dấu hiệu về chuyển giá đang diễn ra ở nước ta thuộc các dạng dưới đây: a. Doanh nghiệp FDI nhận “đẩy giá” thông qua các yếu tố đầu vào qua giao dịch với công ty mẹ nước ngoài hoặc các công ty liên kết của công ty mẹ để đẩy giá thiết bị, máy móc, vật tư; các tài sản sở hữu trí tuệ dưới dạng tiền phí bản quyền, giấy phép sản xuất nhượng quyền, phí quản lý, phần mềm quản lý, nhãn hiệu thương mại,... Với trường hợp không trực tiếp giao dịch với công ty mẹ nhưng mua từ bên liên kết của công ty mẹ thì ngay cả bên Việt Nam trong liên doanh cũng không thể biết được và các cơ quan quản lý nhà nước “chịu bó tay” cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các công ty đa quốc gia chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hằng năm sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế. Điển hình như, một khách sạn liên doanh giữa Tổng công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định đưa vào vốn góp của Vina Group là 4,34 triệu USD. Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD. Như vậy trong nghiệp vụ định giá giá trị góp vốn liên doanh này phía Việt Nam đã thiệt 1,35 triệu USD. b. Doanh nghiệp FDI hạ thấp mức giá đầu ra thông qua các hợp đồng xuất khẩu cho công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết của công ty mẹ ở nước ngoài. Tương tự như trường hợp trên, kể cả bên Việt Nam trong liên doanh và các cơ quan quản lý nhà nước của chúng ta không có được thông tin về đối tác ký hợp đồng với DN có quan hệ liên kết hay không để có thể đặt kế hoạch hoặc đề xuất áp dụng các chế tài xác định giá thị trường theo quy định của pháp luật. Năm 2010, qua đợt tổng kiểm tra, rà soát hoạt động của 17 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè tại Lâm Đồng, cơ quan thuế phát hiện tình trạng phổ biến tại đây là giá xuất khẩu thấp hơn nhiều so với giá thành. c. Các công ty đa quốc gia (MNC) khi đi vào đầu tư kinh doanh tại một quốc gia thì họ thường sẽ thích liên doanh với một công ty nội địa hơn là vào đầu tư thẳng là công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là các MNC này muốn sử dụng hệ thống Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 6 phân phối và thị phần có sẵn của các công ty nội địa. Sau một thời gian liên doanh thì các MNC này sẽ dùng các thủ thuật khác nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài. Đây là ví dụ đã xảy ra tại công ty P&G Việt Nam. Việc làm này nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường. d. Thông qua các hợp đồng tài trợ vốn của dự án, thậm chí tinh vi hơn khi các khoản vốn vay của chủ đầu tư trong cơ cấu tài chính của dự án FDI đã được xây dựng ngay trong phương án đệ trình để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận ghi vào giấy phép đầu tư, không ít DN đã thực hiện việc “chuyển giá” qua lãi suất một cách hợp pháp. Khách sạn sang trọng nằm cạnh nhà hát lớn Hà Nội hoặc toạ lạc gần trụ sở kho bạc Trung ương trên phố Cát Linh là những địa chỉ có thể khảo sát để minh chứng cho việc này. e. Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất: Các trường hợp chuyển giá được xem xét ở trên là chuyển giá dựa vào sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia. Trong trường hợp của Công ty Foster’s Việt Nam đã né tránh thuế tiêu thụ đặc biệt. Công ty Foster’s Việt Nam đã dựa vào luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó chưa được chặt chẽ để né tránh và lách thuế nhằm giảm đáng kể số thuế phải nộp. f. Thông qua các hợp đồng độc quyền về nhập khẩu, phân phối hàng hoá hoặc qua các hợp đồng độc quyền bao tiêu sản phẩm ký với các DN nước ngoài, các DN của chúng ta (gồm cả FDI và DN có vốn đầu tư trong nước) đã tiếp tay và trợ giúp thật đắc lực cho các tập đoàn nước ngoài thực hiện được chiến lược kinh doanh tổng thể, tối đa hoá lợi nhuận do lấy được các nguồn lực của chúng ta. Nếu có điều kiện để kiểm tra, đối chứng và khảo sát các thị trường khác thì rất có thể xác định được những sản phẩm thuộc ngành dược, sản phẩm sữa trong thời gian qua đã được các bên đối tác thực hiện chuyển giá, gian lận giá như thế nào. g. Chuyển giá lãi cũng là một hình thức được các doanh nghiệp FDI sử dụng phổ biến. Cụ thể, để chuyển giá lãi, doanh nghiệp FDI xin chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong quá trình này không ít doanh nghiệp đã định giá không xác thực tài sản làm Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 7 tăng lợi nhuận để niêm yết sàn giao dịch chứng khoán đồng thời làm cho giá trị cổ phiếu cao khi niêm yết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lợi dụng việc chuyển đổi để tư bản hoá tài sản bán bớt cổ phần thậm chí chuyển toàn bộ vốn ra khỏi Việt Nam làm gia tăng nguồn cung gây mất cân đối cung cầu trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến cán cân thanh toán đặc biệt là dòng vốn FDI thực vào và chuyển ra khỏi Việt Nam. 2.3. Những thành tựu đạt được trong công tác chống chuyển giá ở Việt Nam: Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá dần dần được hoàn thiện: Hành vi chuyển giá ở Việt Nam xuất hiện cùng với sự gia tăng các doanh nghiệp FDI. Cách đây khoảng 15 năm nó đã đặt ra cho các nhà quản lý một bài toán phải giải quyết. Với những nỗ lực đầu tiên như ban hành những Thông tư, Luật quản lý thuế thời gian qua đã thiết lập và dần dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá, tạo những cơ sở nhất định cho hoạt động của ngành Thuế trong đấu tranh chống chuyển giá của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Thứ hai, công tác chống chuyển giá đạt được nhiều kết quả; truy thu số tiền thuế lớn cho ngân sách Nhà nước: Trên nền tảng pháp lý đã được xây dựng, trong những năm qua, ngành Thuế đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh chống chuyển giá, mà trọng tâm là chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI. Một trong những biện pháp quan trọng trong thực tiễn chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI là tập trung thanh tra các doanh nghiệp liên tục kê khai lỗ kéo dài mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Qua thanh tra bước đầu đã phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để tiến hành đấu tranh đảm bảo xác định lại giá chuyển giao theo quy định của pháp luật. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thanh tra 575 doanh nghiệp FDI lỗ trong các năm từ 2005-2009, kết quả giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 8 Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), trong năm 2010, đã thanh kiểm tra thuế tại các sản xuất, lắp ráp ô tô và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng... truy thu hơn 133 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng. Năm 2011, toàn ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra tại 50.276 DN (tăng 58,3% so với năm 2010), xử lý truy thu, truy hoàn và phạt qua thanh tra, kiểm tra 7.582 tỷ đồng, bằng 138,8% so với năm 2010, giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra là 567 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra: 11.021 tỷ đồng. Việc thanh tra chống chuyển giá đã được thực hiện tại 921 DN lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng (tăng 3,5 lần so với năm trước), truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước). 2.4. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác chống chuyển giá ở Việt Nam: 2.4.1. Những hạn chế và bất cập: Trong những năm qua, ngành Thuế và các cơ quan có liên quan đã nỗ lực rất lớn trong công tác tạo khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện pháp luật nhằm chống chuyển giá. Tuy vậy, đây chỉ mới chỉ là những kết quả bước đầu, số vụ chuyển giá được phát hiện và xử lý chưa được nhiều so với số lượng các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Bên cạnh đó, có thể có một số không nhỏ các doanh nghiệp khác cũng đã thực hiện hành vi chuyển giá nội địa nhưng chưa được kiểm tra phát hiện và xử lý, bởi vì, thực tế đã có cơ sở để xuất hiện hành vi chuyển giá nội địa, đó là các quy định về thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế có thời hạn. Tình hình trên xuất phát từ cả những khó khăn khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan. 2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác chống chuyển giá: Thứ nhất, Việt Nam có xuất phát điểm kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý. Trong thời gian khá dài trước đây, chúng ta không có điều kiện kinh tế để đầu tư cho các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế, không đủ điều kiện để đầu tư trang bị hệ thống máy tính điện tử hiện đại mà đây là những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động đấu tranh chống chuyển giá. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 9 Thứ hai, hành lang pháp lý về chống chuyển giá chưa hoàn thiện. Quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Chế tài xử lý cũng không đủ mạnh đảm bảo tính răn đe, chưa có chế tài xử lý đối với các DN có dấu hiệu không còn khả năng hoạt động (lỗ liên tục nhiều năm chiếm gần hết vốn, hoặc lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu...) nhằm tránh những hậu quả không tốt đối với nền kinh tế...Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá. Thứ ba, chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ hoạt động chống chuyển giá. Để thanh tra giá chuyển nhượng phải mất rất nhiều thời gian thu thập thông tin, phân tích, đối chiếu và kiểm tra số liệu; vì vậy đòi hoải phải có một bộ phận chuyên trách để thực hiện. Tuy nhiên, việc quản lý thuế hiện nay trong lĩnh vực chuyển giá được thực hiện phân tán và lồng ghép với các chức năng quản lý thuế khác. Thứ tư, chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế. Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thập, xử lý và lưu giữ hệ thống thông tin về người nộp thuế. Tuy nhiên, kho dữ liệu này còn khá nghèo nàn do nguồn thông tin có được chủ yếu từ lịch sử chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và từ quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, chưa có được nguồn thông tin đa dạng và cập nhật kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước và các nguồn cung cấp thông tin khác. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 10 Chương 3: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM 3.1. Những kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước trên thế giới: 3.1.1. Kinh nghiệm chống chuyển giá của Mỹ: Theo số liệu của Mỹ, hầu hết các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ đều không nộp thuế thu nhập liên bang. Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS) đã cáo buộc rằng tổng doanh thu của các công ty này lên tới hàng nghìn tỷ đô la, nhưng các công ty nước ngoài đã lấy một lượng lớn doanh thu từ các công ty con tại Mỹ và đã tránh được một khoản tiền thuế lên tới 8 tỷ đôla mỗi năm. Trước tình hình chuyển giá do các công ty đa quốc gia thực hiện trên đất Mỹ thì cơ quan thuế của Mỹ đã có ban hành các quy định, các đạo luật chống chuyển giá. Năm 1993, đạo luật chống chuyển giá IRS Sec 6662 ra đời; trong đạo luật 6662 có hai nguyên tắc chế tài mới dành cho hành vi chuyển giá:  Phạt chuyển giá trong giao dịch: là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh:  Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định.  Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400%(hay dưới 25%) so với mức mà IRS xác định được.  Phạt bổ sung: được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 11  Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp.  Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp. 3.1.2. Kinh nghiệm chống chuyển giá của Trung Quốc: Trước năm 2008, Trung Quốc duy trì song song hai hệ thống thuế, một cho doanh nghiệp trong nước, một cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, ngày 16/3/2007, Trung Quốc đã ban hành Luật TNDN mới thống nhất mức thuế suất chung là 25% cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nó cũng chú trọng đáng kể về định giá chuyển giao, khuyến khích các giám sát chặt chẽ hơn các giao dịch của các bên liên kết. Pháp lu ật đ iều ch ỉnh chuyển g iá h iện nay TrungQuốc đang áp dụng các quy đ ịnh chủ yếu theo các luật s au : Luật Thuế TNDN (2007);Thực hiện Quy phạm pháp luật thuế TNDN (2007); Thông tư Guoshuifa số 2 (2009). Các qui định chống chuyển giá của Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên cở sở hướng dẫn của OECD, tuy nhiên luật chống chuyển giá của Trung Quốc có một số điểm khác cơ bản so với luật chống chuyển giá của Mỹ như sau:  Nghĩa vụ thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập đoàn kinh tế có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau sẽ chịu thanh tra về thuế chống chuyển giá nhiều lần.  Khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề nào đóvề thuế th ì chưa chắc cơ quan thuế ở đ ịa phương khác chấp nhận . Điều này khác hoàn toàn nếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế được cơ quan thuế tiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu bang khác  Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về định giá chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế có liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu… Trong khi tại Mỹ chỉ áp đặt tính lại thuế TNDN mà thôi. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 12 T rung Quốc đồng thờ i cũng đ ưa ra các b iện ph áp xử phạt cụ thể đố i vớ i h ành v i chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng hành vi vi phạm luật có thể b ị phạt t iền , và nh ững v i phạm ngh iêm t rọng như t rốn thuế, g ian lận thuế có th ể b ị t ruy cứu trách nhiệm hình sự. Luật thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 1/1/2008 các khoản thuế bị trả thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết sẽ phải ch ịu một khoản lãi ph í. Khoản lã i s uất nà y được tính bằng lã i s uất cho vay cơ bản Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cùng kì cộng 5% phí. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác theo quy định này thì 5% phí tăng thêm này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Trung Quốc cũng khuyến cáo những hậu quả bất lợi mà những người không tuân thủ quy định g iá ch uyển nh ượng có th ể gặp . Đó là người n ộp thuế có th ể sẽ b ị đưa vào một t ron g những mục t iêu đầu t iên cho một cuộc thanh t ra về vấn đề đ ịnh g iá chuy ển giao . 3.2. Một số giải pháp cho công tác chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay: Chuyển giá là một vấn đề phức tạp, ngay cả ở các nước phát triển cũng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống vấn đề này. Nhưng chúng ta cũng biết, với nền kinh tế càng phát triển thì việc giao dịch mở rộng, các hoạt động liên kết gia tăng, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận luôn được đặt ra thì vấn đề chuyển giá sẽ luôn xuất hiện. Với tình hình trước mắt, Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Thuế sớm sơ kết, tổng kết để nhận diện các loại hình chuyển giá, các phương pháp và kinh nghiệm thanh tra chống chuyển giá, các biện pháp phối hợp chống chuyển giá. Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá.  Củng cố lại cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động chuyển giá, ban hành và hướng dẫn đầy đủ các phương pháp xác định giá chuyển giao phù hợp với trình độ phát triển kinh doanh trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Phải nâng cao tính pháp lý của hoạt động chuyển giá để có thể quy định các chế tài và hình thức xử phạt cũng như quy định các “ngưỡng an toàn” cho hoạt động chuyển giá, tạo thuận lợi cho DN khi áp dụng, nhưng cũng xử lý nghiêm khắc khi có vi phạm. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 13 Trước mắt cần bổ sung một số điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế:  Biện pháp mạnh mẽ nhất được đề xuất là ấn định số thuế trên doanh số khi doanh nghiệp kê khai không hợp lý. Theo đó, khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế phải chứng minh được dấu hiệu đó để ấn định mức thuế. Tỷ lệ ấn định dựa trên so sánh giá giao dịch với giá tương đương ngoài thị trường; nếu không có giá tương đương thì áp dụng phương pháp ấn định giá mua hay giá bán trên tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp tương tự.  Cách thứ hai là làm tốt thuế nhà thầu. Đối với doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam, đầu tư không ở dạng tư cách pháp nhân có thể quy định thuế khoán ấn để nhà đầu tư biết trước để đấu thầu.  Cách thứ ba để hỗ trợ chống chuyển giá được đề xuất là áp dụng là “thỏa thuận trước về giá giao dịch liên kết” (advance pricing agreement - APA). Thỏa thuận này được thiết lập trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp đầu tư vào nước sở tại và có mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp khác.  Cần ban hành quy chế xử phạt cụ thể cho các trường hợp phát hiện hành vi chuyển giá. Việc cụ th ể hó a h ình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên s ự công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra. Dựa vào kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Việt Nam có thể xây dựng các mức phạt sao cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo tính răn đe. Chẳng hạn, Việt Nam nên quy định khoản phạt có thể từ 20% đến 100% số thuế truy thu; thời hiệu truy thu thuế nên tăng lên từ 5-10 năm trờ về trước tùy theo mức độ vi phạm.  Về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá – đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên... Có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá; hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 14 chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Thứ hai, thiết lập cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc giá thị trường (advance pricing agreement - APA) để chống chuyển giá - một biện pháp hiệu quả cho quản lý chống chuyển giá bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra vì đây là một cách thỏa thuận giữa cơ quan thuế và người nộp thuế về phương pháp xác định giá giao dịch, chỉ cần DN giao dịch dưới giá thỏa thuận, cục thuế sẽ phát hiện ngay. Thứ ba, nghiên cứu giao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Tổng cục. Về lâu dài, khi lực lượng công chức thuế đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đòi hỏi của chức năng điều tra thì có thể mở rộng quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp tỉnh. Việc giao quyền điều tra không chỉ giúp cơ quan thuế có điều kiện làm tốt hoạt động chống chuyển giá mà còn tạo điều kiện làm tốt hiệu quả quản lý thuế nói chung. Thứ tư ,thu hẹp các ưu đãi thuế. Chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế là tiền đề để các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá. Hiển nhiên, vì những mục tiêu nhất định, cần phải thực hiện ưu đãi thuế, song cần cân nhắc các cách thức khác để điều tiết các vấn đề kinh tế, chỉ sử dụng ưu đãi thuế trong những trường hợp có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác, chẳng hạn như trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng... Nên hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế. Thứ năm, thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại cơ quan thuế. Đây chính là bộ phận có chức năng chuyên thu thập thông tin phục vụ quản lý thuế ở cả trong nước và quốc tế. Đội ngũ chuyên viên này cần được đào tạo về chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ, trang bị phương tiện làm việc tốt nhằm nắm bắt và cập nhật kịp thời giá cả thị trường thế giới. Công việc kiểm soát giá cả phải được thực hiện thường xuyên, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI lách luật. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 15 KẾT LUẬN Chuyển giá là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong lĩnh vực thuế không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các nước phát triển, là vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế Việt Nam “Chuyển giá không chỉ làm thất thu cho ngân sách nhà nước, méo mó môi trường kinh doanh, gây bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà nó còn làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế”. Công tác chống chuyển giá trong thời gian qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ, phát hiện được nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, truy thu hàng nghìn tỷ đồng thuế cho Nhà nước. Tuy vậy, đây chỉ mới chỉ là những kết quả bước đầu, số vụ chuyển giá được phát hiện và xử lý chưa được nhiều so với số lượng các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân như: cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý; hành lang pháp lý về chống chuyển giá chưa hoàn thiện; khó khăn trong việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp;… Trước những thực trạng và khó khăn đó, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của những nước trên thế giới trong hoạt động chống chuyển giá và từ đó xây dựng những giải pháp thích hợp để thực hiện quản lý nhà nước về chuyển giá, đảm bảo hài hòa, cân đối lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, đảm bảo môi trường đầu tư. Để nghiên cứu sâu hơn phải thực hiện nghiên cứu nhiều những tài liệu trong nước và cả thế giới cũng như tình hình thực tế nhiều hơn. Vì kiến thức có hạn, mong thầy sẽ góp ý cho bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Văn Trường: “Vấn đề chuyển giá của các công ty đa quốc gia”, Nghiên cứu kinh tế, số 328 - tháng 9/2005. 2. Lê Xuân Trường – Học viện Tài chính,” Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Tạp chí Tài chính”, 20-05- 2011. 3. Nguyễn Thị Thành Dương: “Chống chuyển giá ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2 (33) 2006. 4. Atul Dua, Tranfer Pricing-Atax: “Corporate and Securities Perspective”, IPBA Journal, số 40, tháng 12/2005, tr. 22 5. Tổng cục Thuế: Báo cáo tổng kết công tác các năm từ 2005 đến 2010. 6. Thông tư số 66/2010/TT-BT, Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá trị thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. 7. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính www.mof.gov.vn 8. Website Ngành Thuế www.gdt.gov.vn. 9. 10. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp khắc phục PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trang 17 PHỤ LỤC Các phương pháp xác định giá thị trường tại Việt Nam: Ngày 22/04/2010, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Trong đó, các phương pháp xác định giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 5 Phần B Thông tư này bao gồm: - Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; - Phương pháp giá bán lại; - Phương pháp giá vốn cộng lãi; - Phương pháp so sánh lợi nhuận; - Phương pháp tác lợi nhuận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphamthimykhue_dt14_chuyen_gia_4276.pdf
Luận văn liên quan