Tiểu luận Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới

- Từng bước xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu. Coi trong thị trường truyền thống (Đồng Âu, SNG, đặc biệt là Nga), Đồng Bắc á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan.) và ASEAN(Singapore.), đồng thời mở rộng thị trường Trung Quốc, thị trường Tây Âu và các thị trường khác. Nâng cao tỷ trọng hàng rau quả xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu. - Thông qua hợp đồng kinh tế, Tổng công ty sẽ đặt hàng để các đơn vị thành viên tổ chức sản xuất các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Liên Bang Nga, thị trường Mỹ; Thống nhất thương hiệu Vegetexco khi xuất khẩu sản phẩm sang hai thị trường này

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z TIỂU LUẬN: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới Lời nói Đầu Việt Nam năm trong vùng có thuận lợi về khí hậu, địa lí, tiềm năng phát triễn rau quả rất lớn với chủng loại phong phú đa dạng, phát triễn sản xuất rau quả gắn với công nghiệp sản xuất phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đã trở thành một trong những mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta. Hơn 10 năm thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá cũng là hơn 10 năm Tổng công rau quả Việt Nam (Vegetexce) không ngững nổ lực khắc phục mọi khó khăn, thích nghi với cơ chế mới, phát triễn sản xuất rau quả theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả chế biến, từng bước khẳng định vị trí quan trọng của Ngành rau quả trong nền công nghiệp cả nước. Báo cáo của em được chia làm 3 phần: Phần I. Khái quát về tổng công ty Phần II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam Phần III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới Em xin chân thành cảm ơn Ts Nguyễn Thừa Lộc, Ths Nguyễn Anh Tuấn cùng các cán bộ phòng XNK I đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Phần i Khái quát về Tổng công ty rau quả Việt Nam-vegetexco 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Tên doanh nghiệp: Tổng công ty rau quả Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Vegetable and fruit Corporation Tên giao dịch quốc tế: VEGETEXCO Địa chỉ trụ sở chính: Số 2 - Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội Tổng công ty Rau qủa Việt Nam được thanh lập theo quyệt định số 63 NNTCCB/QĐ ngày 11-2-1988 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm(nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn) trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty XNK Rau quả Trung ương và Liên hiệp các xí nghiệp nông-công nghiệp Phú Quỳ, đến nay đã vừa tròn 15 năm. Trong 15 năm qua hoạt động của Tổng công ty được chia làm 3 thời kỳ: 1, Từ 1988 đến 1990 là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh rau quả thời gian này đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt Nam- Liên Xô(1986-1990) mà Tổng công ty được chính phủ giao cho làm đầu mối. Vật tư chủ yếu phụ vụ cho sản xuất nông –công nghiệp đều do Liên Xô cấp. Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang Liên Xô là chính (chiếm 97% kim ngạch XK). 2, Từ năm 1991 đến năm 1995 là thời kỳ cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng loạt các chính sách mới cảu nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện. Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh XNK và đầu tư phát triễn, tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát trĩn của Tổng công ty. Nhưng trong thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp rất triều khó khăn: - Trước đây, Tổng công ty được Nhà nước giao làm đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh doanh XNK rau qủa. Hơn nửa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả tạo thế cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty. - Sự hẫng hụt đột ngột về thị trường Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Cùng với việc chuyễn hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho chúng ta nhiều bỡ nox lúng túng. Trong bối cảnh đó, toàn Tổng công ty đã trăn trỡ, dồn hết tâm sức(thậm chí là phải trẩ giá đắt) tìm những giải pháp, những bước đi thích hợp đễ trụ lại, ổn định và từng bước phát triễn. 3, Từ năm 1996 đến năm 2002 là thời kỳ hoạt động theo mô hình “Tổng công ty 90” Bước vào thời kỳ này Tổng công ty gặp một số thuận lợi cơ bản sau: - Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị trường , từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, tổng công ty đã tìm được cho mình một hướng đi vững chắc hơn. Hoạt động trong mô hình mới, lại được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt hướng phát triễn Tổng công ty giai đoạn 1998-2000 và 2010. Chính phủ phê duyệt đề án phát triễn rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, đã tạo chjo Tổng công ty cơ hội mới về chất Tuy vậy, thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn: - Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên tục hàng nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu của Tổng công ty. - Hết năm 1999, Chính phủ chấm dứt giao kê hoạch trả nợ Nga cho Tổng công ty sự bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa. - Sự ckhông cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên tục lại bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các đơn vị ngoài tổng công ty, làm cho Tổng công ty không đủ nguyên liệu sản xuất, đẩy giá nguyên liệu lên cao, tăng giá thành chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ những khó khăn, tổng công ty cơ bản hoàn thành giai đoạn I của dự án đầu tư (1998- 2000) đưa Tổng công ty phát triễn lên một tầm cao mới. 2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tính đến ngày 31/12/2001 Tổng công ty có 1 viện nghiên cứu, 1 doanh nghiệp hoạt động công ích và 17 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (không kể 3 doanh nghiệp liên doanh). * Văn phòng tổng công ty gồm: Ban lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ, 6 phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp. * Doanh nghiệp hoạt động công ích: Công ty giống rau qủa. *Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu rau quả (đầu năm 2002 viện nghiên cứu này đã đưa về trực thuộc Bộ Nông nghiệp). * Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hạch toán độc lập: - Công ty xuất nhập khẩu rau quả I - Công ty xuất nhập khẩu rau qủa II - Công ty xuất nhập khẩu rau quả III - Công ty vật tư và xuất nhập khẩu - Công ty giao nhận và xuất khẩu Hải Phòng - Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn - Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Nam Hà - Công ty chế biến thực phẩm khẩu Quãng Ngãi - Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình - Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang - Nông trường Đồng Giao II - Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang - Công ty rau quả Sa Pa - Công ty rau quả Hà Tĩnh - Công ty giao nhận kho vận rau quả - Công ty thực phẩm xuất khẩu Hưng Yên Ngoài ra Tổng công ty còn có 3 công ty liên doanh: + Công ty DONA + Công ty TOVECAN + Công ty LUVECOSơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Tông công ty rau quả Việt Nam 3. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. *) Tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty + Trực tiếp do Tổng công ty quản lý có viện nghiên cứu rau quả (nay trực thuộc Bộ Nông nghiệp) và công ty giống rau quả (là một doanh nghiệp hoạt động công ích), ngoài ra còn có các văn phòng mang tính chất chủ yếu về nghiệp vụ và quản tý như: văn phòng, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế toán tài chính, phòng quản lý sản xuất kinh doanh phòng tư vấn đầu tư, trung tâm KCS .. chịu trách nhiệp phục Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc I Khối kinh doanh - Phòng XNK I - Phòng XNK II - Phòng XNK III - Phòng KDTH IV - Phòng KD V - Phòng KDTH VI Khối quản lý - Văn phòng - Phòng TCKT - Trung tâm KCS - Phòng Đầu tư và Phát triển - Phòng Quản lý sản xuất kinh doanh Phó Tổng giám đốc II Phó Tổng giám đốc III 17 đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập vụ và lãnh đạo Tổng công ty quản lý các hoạt động chung của tất cả các công ty thành viên của Tông công ty. + 6 phòng xuất nhập khẩu, kinh doanh tổnh hợp và một xí nghiệp gia công chế biến rau quả mang tính chất sản xuất kinh doanh như các công ty thành viên khác nhưng trực thuộc và hạcn toán phụ thuộc vào công ty. + 17 công ty thành viên hạch toán kinh doanh độc lập (trong đó có công ty trước đây là nông trường lớn như nông trường Đồng Giao, nông trường Lục Ngạn … quản lý cả một số diện tích đất nông nghiệp hàng trăm ha cây hàng năm - nhất là dứa và cây ăn quả … tự đáp ứng nguyên liệu chế biến của mình). Và 3 công ty khác đã góp vốn với nước ngoài thành lập các liên doanh * Chức năng của Tổng công ty rau quả Việt nam: Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp liên ngành do đó có chức năng theo từng ngành đó là: + Chức năng sản xuất nông nghiệp: đây là chức năng đầu tiên đảm nhiệm tạo nguyên liệu chính cho quá trình hoạt động của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Chức năng này hoạt động có hiệu quả thì mới tạo điều kiện cho các chức năng tiếp theo có nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm đưa ra thị thường có chất lượng cao hay thấp thì nguyên liệu chính này cần được đảm bảo. Chức năng sản xuất sản phẩm nông nghiệp là chức cơ bản nhất của Tổng công ty rau quả Việt Nam, do đó Tổng công ty luôn thay đổi giống mới, có những áp dụng khoa học mới vào ngành nông nghiệp để không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, để có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. + Chức năng chế biến: Chức năng này có nhiệm vụ chế biến những sản phẩm nông nghiệp tươi thành những sản phẩm đồ hộp, sản phẩm khô nguyên chất để xuất khẩu ra nước ngoài. Chức năng này được Tổng công ty rất quan tâm, thường xuyên đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng để đảm bảo cho chức năng xuất khẩu ngày cành mở rộng thị trường cũng như tăng khối lượng xuất khẩu. + Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là chức năng quyết định của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Chức năng này phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. * Nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam . Căn cứ quyết định số 395 NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tổng công ty rau quả Việt Nam được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rất rộng, trong dó có các nghành nghề chủ yếu sau đây : - Sản xuất giống rau quả, rau quả và các loại nông lâm sản khác, chăn nuôi gia súc . - Chế biến rau quả, đồ uống (nước quả các loại, nước uống có hoặc không có cồn ). - Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng . - Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thuỷ tinh, hộp sắt …). - Bán buôn, bán lẻ, đại lý giống, sản phẩm của ngành rau quả làm ra, nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị chuyên dùng. - Kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị giống rau quả. Thực hiện nhiệm vụ này, hàng năm Tổng công ty tự sản xuất và thu mua nguyên liệu ở các địa phương để chế biến thành các loại sản phẩm (chủ yếu cho xuất khẩu) khác nhau, bao gồm các nhóm hàng chính sau: - Rau quả tươi và rau quả đông lạnh - Rau quả đóng hộp - Sản phẩm nước quả cô đặc - Rau quả muối - Rau quả, gia vị sấy khô Sản phẩm cụ thể của Tổng công ty sản xuất và chế biến rất đa dạng như: dứa, vải quả, cam quả, rau đậu đỗ các loại, mía đường, chè búp tươi, hạt điều, lương thực … Ngoài ra Tổng công ty còn kinh doanh giống rau, quả (như giống hoa phong lan các loại, giống ớt, cà chua, dưa chuột bao tử …). Tổng công ty cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất và kinh doanh rau quả sạch ở nước ta. Tận dụng khả năng thiết bị đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, một số công ty thành viên còn tiến hành sản xuất nột số sản phảm phụ khác như: bao bì nhãn mác cho các doanh nghiệp khác. Phần ii Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam trong những năm qua 1. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam Mỗi một doanh nghiệp, một công ty nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường đều nhằm đạt được mục tiêu cơ bản đó là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu càng cao, lợi nhuận càng nhiều thì doanh nghiệp, công ty đó càng được đánh giá là thành công trong sản xuất kinh doanh. Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong chuyên ngành rau quả trên thị trường cả nước nên mục tiêu cuối cùng cũng không nằm ngoài mục tiêu chung đó. Tổng công ty Rau quả Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do những tác động của cơ chế thị trường, thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Tổng công ty trước đây là Liên Xô cũ không còn nữa, việc tìm kiếm thâm nhập các thị trường mới càng không phải là dễ trong điều kiện Ngành rau quả Việt Nam còn hết sức non yếu, chất lượng sản phẩm chưa cao do khâu chọn giống rau quả chưa được thay đổi, năng suất thấp, các nhà máy chế biến rau quả của chúng ta được đầu tư từ những năm 1960-1970. Thêm vào đó là cuộc cạnh tranh không cân sức với khá nhiều các công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp thiết lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hàng loạt các đơn vị tư nhân tỏ ra hoạt động linh hoạt, có hiệu quả trên thị trường rau quả Việt Nam. Song bằng những nỗ lực của mình, Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong 15 năm hoạt động: - Sản xuất nông-công nghiệp từng bước được đổi mới từ khâu chọn giống, chăm sóc nuối trồng tới khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu đạt 44,2 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 25,8 triệu USD (Theo báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của Tổng công ty Rau quả Việt Nam). Nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy Tổng công ty đã tích cực đầu tư cho việc nhập khẩu giống, phân bón, máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến tạo điều kiện phát triễn sản xuất, tăng giá trị tổng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm. -Hoạt động xuất khẩu rau quả đã có nhiều tiến bộ: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Từ năm 1988-1989, Tổng công ty mới chỉ thiết lập quan hệ buôn bán với 18 nước thì tới năm 1990 là 21 nước và cho tới nay là 43 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên: thời kỳ 1988-1990 kim ngạch xuất khẩu đạt 51,6 triệu RCN-USD, tới năm 1998 đạt 21.128.600 USD và năm 2002 đạt 25,8 triệu USD. - Công tác nghiên cứu khoa học, công tác hợp tác đầu tư xây dựng cơ bản và công tác tổ chức, đào tạo cán bộ những năm gần đây đã được Tổng công ty Rau quả Việt Nam quan tâm thích đáng, coi đó là yếu tố nền tảng cho việc phát triễn, đẩy mạng sản xuất-kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả trong giai đoạn hiện nay. - Việc phát triễn nền sản xuất rau quả quy mô lớn góp phần làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo việc là cho một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần quan trong trong việc thực hiện dự án phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu tại Tổng công ty Rau quả Việt Nam thời gian qua vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm: - Quy mô nông hộ, đất đai sản xuất nông nghiệp ở một số vùng còn quá nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún. - Thị trường tiêu thụ không ổn định khiến cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty lúng túng trong việc định ra một kế hoạch sản xuất khả thi dẫn đến tình trạng khi tìm được thị trường tiêu thụ thì lại thiếu nguyên liệu cho sản xuất, phải mua với giá trôi nổi trên thị trường, làm cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên, sản xuất kém hiệu quả hoặc tình trạng các nhà máy chế biến không sử dụng hết công suất, công nhân thiếu việc làm. Ví dụ năm 1997, khách hàng Nhật yêu cầu mua 20 container vải hộp, xấp xỉ 360 tấn sản phẩm nhưng tổng công ty chỉ đáp ứng được 12 container, xấp xỉ 210 tấn sản phẩm. Sang đến năm 1998, tổng công ty vẫn hy vọng vào thị trường này để sản xuất khối lượng lớn sản phẩm nhưng mãi tới gần vụ thu hoạch vải khách hàng Nhật trả lời chính thức là không mua nữa. Như vậy, công tác sản xuất còn thụ động, hiệu quả kinh tế thấp khiên cho đời sống người lao động bấp bênh, không ổn định. Biểu số 2: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam qua các năm Đơn vị: Triệu đồng. Các chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 2001/2000 CL TL (%) CL TL (%) 1.Tổng doanh thu 580.000 719.000 1.023.538 139.000 33.9 7 304.53 42.3 6 2. Tổng chi phí 533.700 666.300 965.172 132.600 99.9 298.872 30.9 7 3. Tổng lợi nhuận 9.200 10.700 12.733 1.500 16.3 2.033 19.0 4. Các khoản nộp ngân sách 37.100 42.000 45.095 4.900 13.2 1 3.095 7.37 5. Thu nhập bình quân 1 người / tháng 550.000 590.000 624.000 40.000 7.27 3400 5.76 6. Tổng kim ngạch XNK (USD) 39.128.55 4 43.041.41 0 60.478.71 4 3.912.85 6 10 7.437.30 4 40.5 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh qua các năm a) Về doanh thu và chi phí: Tổng doanh thu củaTổng công ty không ngừng tăng lên theo các năm, đây là kết quả của việc nghiên cứu, nắm bắt thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm của Tổng công ty. Qua biểu số 3 trên ta thấy tổng doanh thu năm 1999 của Tổng công ty là 580.000 triệu đồng, đến năm 2000 tăng lên 139.000 triệu đồng, tức là tăng 23.97% so với năm 1999. Đến năm 2001 doanh thu tăng lên 42,36% tương ứng tăng 304.530 triệu đồng so lới năm 2000. Sỡ dĩ năm 2001 doanh thu tăng nhanh như vậy là do doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhờ việc mở rộng thêm thị trường. Năm 2000, doanh thu từ hoạt động này cao hơn so với năm 1999 là 3.912.856 USD tức là tăng 10% trong khi đó năm 2001 tăng lên 17.437.304 USD hay tăng 40.5% so với năm 2000. Điều này càng khẳng định rằng quyết định chọn xuất khẩu làm mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là hoàn toàn đùng đắn. Xét về cơ cấu mặt hàng ta có biểu sau: Biểu số 3: Một số chỉ tiêu qua các năm của Tổng công ty rau quả Việt nam Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/199 9 2001/2000 CL TL (%) CL TL (%) 1. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (triệu đồng) 33.330 35.000 38.000 1.670 5.0 3.000 8.57 2.Giá trị tổng sản lượng công nghiệp (triệu 119.617 240.938 327.455 121.321 20.7 86.517 35.9 đồng) 3. Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu (USD) 39.128.55 4 43.041.41 0 60.478.71 4 3.478.85 6 10 7.437.30 4 40.5 Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam Bên cạnh kết quả khả quan của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì qua biểu số 3 ta thấy giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và công nghiệp đều tăng nhưng tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp nhanh hơn giá trị tổng sản lượng nông nghiệp. Năm 2000 giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 35.000 triệu tấn tăng 5% so với năm 1999, nhưng đến năm 2001 tốc độ tăng này là 8.57% tức là đạt 38.000 triệu đồng. Trong khi đó năm 2000 giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 240.938 triệu đồng tăng 20.7% so với năm 1999, nhưng đến năm 2001 tốc độ tăng này là 39.9%. Nếu xét về cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp trong tổng giá trị sản lượng công - nông nghiệp thì ta thấy: năm 2000 giá trị này đạt12.68%, đến năm 2001 chỉ còn lại 10.4%. Điều đó chứng tỏ rằng tuy không phải là xem nhẹ lĩnh vực nông nghiệp nhưng Tổng công ty vẫn xác định rằng lĩnh vực công nghịêp và xuất nhập khẩu vẫn là lĩnh vực then chốt trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng khá cao. Năm 1999 tổng chi phí là 533.700 triệu đồng, năm 2000 đã lên tới 666.300 triệu đồng hay tăng 19.9%, đến năm 2001 tăng lên 298.872 triệu đồng tức là tăng 30.97% so với năm 2000. Sự tăng, giảm của chi phí theo khối kinh doanh tương ứng với sự tăng giảm doanh thu theo các năm, điều này là hợp lý. Nhìn vào tỷ suất chi phí ở biểu 4 ta thấy biến động tăng của doanh thu so với biến động tăng cuả chi phí là tốt vì tỷ suất chi phí năm 2000 so với năm 1999 là - 0.03%, có nghĩa là tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí, như vậy là năm 2000 Tổng công ty làm ăn có hiệu quả. Đến năm 2001 thì tỷ suất chi phí này đạt - 0.25% nghĩa là tốc độ tăng doanh thu của năm 2001 so với năm 2000 lớn hơn 1,25 lần so tốc độ tăng chi phí của năm 2001 so với năm 2000. Ta thấy rằng – 0.25 <- 0.03 cho nên điều đó chứng tỏ rằng năm 2001 Tổng công ty làm ăn có hiệu quả so với năm 2000. b) Về lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách: Lợi nhuận (trước thuế) đạt được năm 2000 so với năm 1999 tăng 16,3% tương ứng tăng 1,500 triệu đồng. Đến năm 2001, lợi nhuận tăng lên so với năm 2000 là 19% tương ứng tăng 2.033 triệu đồng. Việc tăng lợi nhuận này đã tạo điều kiện cho Tổng công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và tăng nguồn để trích lập các quỹ cho đơn vị. Đóng góp của Tổng công ty rau quả Việt Nam vào ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2000 các khoản nộp nhân sách của Tổng công ty là 42.00 triệu đồng tăng 13.21% so với năm 1999, tức là tăng 4.900 triệu đồng. Năm 2001 mức đóng góp này là 45.095 triệu đồng tăng 3.095 triệu đồng so với năm 2000. c) Về lao động tiền lương: Tổng công ty rau quả Việt Nam có 23 đơn vị trực thuộc và 3 đợn vị liên doanh trong đó có 3 đơn vị đã cổ phần hoá, với tổng số cán bộ công nhân viên là 5855 người lại hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc xác định mức lương cho từng cán bộ công nhân viên đòi hỏi phải chính xác, đảm bảo được đời sống cho họ, nhằm phát huy được tinh thần làm việc tự chủ, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Thu nhập bình quân 1 người / tháng năm 1999 là 550.000 đồng, năm 2000 là 590.000 đồmg tăng 40.000 đồng so với năm 1999, nhưng đến năm 2001 thì mức lương này đạt 624.000 đồng /1 người /1 tháng. Nếu so sánh mức lương này với mức lương của các đơn vị sản xuất kinh doanh khác thì chưa phải là cao, nhưng điều này cũng chứng tỏ rằng thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên thuộc Tổng công ty đã tăng đều lên qua các năm. 2. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam trong những năm qua. Năm 2001, với quyết tâm cao và cố gắng lớn Tổng công ty đã có sự tăng trưởng khá về kim ngạch xuất nhập khẩu và đạt 60.478.714 USD tăng 40.4% so với năm 2000 và bằng 100.8% so với kế hoạch Bộ giao. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch cao nhưng nếu tính riêng kim ngạch xuất khẩu rau quả thì tốc độ tăng trưởng còn thấp hơn so với mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả trong cả nước. Riêng về hoạt động xuất khẩu thì năm 2001 đạt 25.176.378 USD bằng 112.3% so với thực hiện năm 2000 các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: rau quả tươi, rau quả đóng hộp, rau quả đông lạnh, rau quả sấy muối,...vv. Biểu số 4: Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty rau quả Việt Nam . Nhóm hàng Năm 2000 Năm 2001 Giá (USD) Tỷ trọng(%) Giá trị (USD) Tỷ trọng(%) 1. Rau quả tươi 1.026.000 3.82 1.091.110 4.3 2.Rau quả hộp 2.873.110 9.47 3.355.019 13.3 3.Rau quả đông lạnh 352.728 1.16 381.627 1.5 4.Rau quả sấy muối 1.500.000 4.94 2.060.178 8.2 5.Rau quả khác 685.454 2.26 781.615 3.1 6.Gia vị các loại 7.850.396 25.87 8.172.421 32.5 7.Nông sản thực phẩm CB 6.872.235 22.65 7.045.503 28.0 8.Hải sản đông lạnh 375.946 1.23 415.154 1.6 9.Hàng hoá khác 8.800.000 29.0 1.873.794 7.4 Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt nam Từ biểu số 5 ta thấy rằng qua 2 năm 2000 và 2001 giá trị các mặt hàng xuất khẩu đều tăng. Chỉ có một điểm khác là trong năm 2001 do đã có sự đầu tư thêm về trang thiết bị máy móc nên Tổng công ty đã chú trọng hơn vào các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, nên đã làm giảm rất nhanh tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu khác ngoài các loại hàng hoá xuất khẩu chính, nhưng về mặt giá trị thì vẫn tăng. Trong các mặt hàng xuất khẩu chính thì mặt hàng gia vị các loại vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm. Năm 2000 tỷ trọng của mặt hàng này là 25.87% với giá trị là 7.850.396 USD. Sang năm 2001 thì giá trị mặt hàng này đạt 8.172.421 USD chiếm 32.5%. Trong mặt hàng gia vị này phải kể đến là hạt điều và hoa hồi. 3. Thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nắm bắt được nhu cầu về sản phẩm rau quả ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm rau quả đông lạnh và sản phẩm nông sản chế biến nên Tổng công ty đã có những chính sách hợp lý trong việc thâm nhập thị trường mới, mở rộng mạng lưới tiêu thụ của mình. Cụ thể là: trong thời gian từ năm 1988 đến năm 1990 Tổng công ty đã quan hệ buôn bán với 18 nước trên thế giới, thì đến năm 1999 Tổng công ty đã có quan hệ buôn bán với 40 nước, năm 2000 là 42 nước và đến năm 2001 thì con số này lên tới 46 nước. Có thể nói đây là một kết quả tốt đẹp của sự đa dạng hoá thị trường cùng với sự cố gắng về cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm..vv..trong khả năng của mình . Biểu số 5: So sánh kim ngạch xuất khẩu rau quả ở một số thị trường chính Đơn vị : USD Tên nước Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh(%) 2000/1999 2001/2000 1.Mỹ 782.238 775.433 532.540 99.13 68.68 2.Đức 611.587 601.007 873.427 98.27 145.33 3.ý 3.611.872 2.317.599 376.711 63.29 16.25 4.Anh 61.445 59.799 73.250 97.32 122.55 5.Đài Loan 2.268.088 2.084.838 1.058.320 91.88 50.76 6.Hàn Quốc 1.479.404 1.230.421 2.404.800 83.17 195.45 7.Nhật 2.485.926 3.170.051 1.340.630 127.52 42.30 8.Hồng Kông 795.142 534.336 412.223 67.2 77.15 9.Singapo 2.635.272 2.401.794 3.553.343 91.14 147.95 10.ấn Độ 953.250 1.022.170 760.580 107.23 74.41 11.Indonesia 233.666 257.243 532.355 110.09 206.95 12.Ba Lan 501.461 747.177 626.888 149.0 83.9 13.Pháp 1.036.079 626.828 826.183 60.5 131.80 14.Trung quốc 2.351.302 3.668.031 2.693.821 156.0 73.44 15. Nga 1.633.403 1.314.890 2.707.840 80.5 205.94 16.Thái Lan 1.397.076 1.390.091 870.860 99.5 62.64 Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam Nhìn vào biểu số 5 trên ta thấy kim ngạch qua các thị trường còn nhỏ bé. Tổng công ty chưa có được những thị trường thực sự lớn, có giá trị. Thị trường thiếu ổn định, có năm thêm được thị trường này thì lại mất thị trường khác, kim ngạch ở mọi thị trường luôn thay đổi khi tăng khi giảm bất thường. So sánh kim nhạch xuất khẩu ở một số thị trường ta thấy: Năm 1996 số thị trường có kim ngạch xuất khẩu từ 200.000 USD trở lên là 16 nước với tổng kim ngạch là 17.667.969 USD. Nhưng đến năm 1998, số thị trường này chỉ còn 15 nước nhưng thực chất chỉ còn 14 nước vẫn giữ được ở mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao (còn xuất khẩu sang Thái Lan chỉ mang tính chất cầm chừng vì kim ngạch xuất khẩu quá thấp (12.628 USD), nhưng sự xuất hiện trở lại của thị trường Thái Lan cũng là một dấu hiệu đáng mừng của Tổng công ty vì năm 1997 chúng ta đã bị “đứt doạn” với thị trường này). Bên cạnh đó, chúng ta đã thâm nhập được vào thị trường ARập, mặc dù sau nhiều năm không quan tâm, nhưng đến năm 1998, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ARập được xếp vào hàng thứ 6 trong danh mục những thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty. Chính vì vậy, đã làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tăng. Dưới đây là một số thị trường trọng điểm xuất khẩu của Tổng công ty: *)Thị trường Nga: Từ chổ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga (Liên Xô cũ) chiếm trên 90% tổng kim ngach xuất khẩu của Tổng công ty vào năm 1990. Đến nay kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga chỉ còn 23% và có xu hường giảm mạnh trong 5 năm gần đây. Cụ thể là từ 5.378.983 USD năm 1996 giảm xuống còn 1.314.890 USD và giảm mạnh nhất vào năm 1999 chỉ còn 807.036 USD. Nguyên nhân chính dẫn dến sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga chủ yếu là do các lý do sau: - Do thời kỳ bao cấp xuất khẩu chỉ có một đầu mối duy nhất làTổng công ty rau quả Việt Nam thì đến nay có nhiều đơn vị tham gia vào công việc kinh doanh xuất khẩu rau quả tạo ra sự cạnh tranh, chia rẽ thị trường. - Từ năm 1991, do khủng khoảng về kinh tế và chính trị của các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) và Nga nói riêng, chương trình hợp tác Việt - Xô không còn, Tổng công ty gần như mất hoàn toàn thị trường truyền thống của mình. Đồng thời, trước kia (giai đoạn 1988-1990) vùng Viễn Đông (Nga) là vùng hầu như không sản xuất được rau quả nên phải nhập với khối lượng lớn. Ngày nay do khó khăn về kinh tế, vùng này đã bắt đầu tự sản xuất rau quả nên dẫn đến việc giảm lượng rau quả nhập khẩu. - Các doanh nghiệp ở Nga, mới làm quen với cơ chế thị trường, kinh nghiệm còn hạn chế, vốn ít nên khi nhập khẩu hàng của Tổng công ty thường không có khả năng thanh toán ngay mà thường là trả chậm. Thêm nữa, cơ chế thanh toán giữa Việt Nam và Nga còn nhiều phức tạp. Vì vậy đã hạn chế rất nhiều hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Nga. Trong những năm qua (đặc biệt là mấy năm gần đây), xuất khẩu rau quả của Tổng công ty sang thị trường Nga đã có những nét mới. Tuy kim ngạch sang Nga giảm nhưng phần xuất khẩu ngoài phần trả nợ có phần phát triển, do Tổng công ty đã đa dạng hoá mặt hàng với nhiếu mặt hàng như: dứa, dứa hộp, măng cụt, dưa chuột dầm dấm, nước dứa đông lạnh,…và chủ động tìm kiếm bạn hàng theo hướng: + Hợp tác xây dựng cơ sở hợp tác liên doanh sản xuất tương ớt, và chuối sấy để xuất khẩu sang Nga. + Mở rộng quan hệ hợp tác với công ty KOMPO để xây dựng cơ sở liên doanh sản xuất hàng rau quả sấy, sau đó để phát triển các mặt hàng khác. + Tổ chức xúc tiến bán hàng tại Nga thông qua đại diện của Tổng công ty tại Nga. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là để giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty, nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường cũng như bạn hàng và thực hiện ký kết hợp đồng. + Khôi phục thị trường rau quả tươi tại vùng viễn Đông (Nga). Đối với thị trường này, Tổng công ty vẫn xác định “Nga vẫn là thị trường lớn nhất của Tổng công ty rau quả Việt Nam”. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nắm lại phần tham gia của Tổng công ty trong thị trường Nga đã bị phá vỡ. Tương lai, hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nga sẽ thuận lợi hơn nhiều khi Nhà nước tháo gỡ khó khăn trong cơ chế thanh toán quốc tế với Nga. Biểu số6: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Nga Năm Tổng kim ngạch Trong đó Xuất khẩu Nhập khẩu 1997 5.938.604 4.834.897 1.103.707 1998 5.272.986 4.925.000 347.986 1999 1.315.411 807.036 508.375 2000 2.879.305 1.314.890 1.504.415 2001 3.033.451 1.235.020 1.798.431 Nguồn : Tổng công ty rau quả Việt Nam *) Thị trường Singapore: Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Tổng công ty chỉ đứng sau thị trường Nga (năm 1998 chiếm 12.35% kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 cũng chiếm xấp xỉ 12%) và có xu hướng tăng từ 1.060.207 USD năm 1998 lên 2.401.794 USD năm 2000.Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 3.033.451 USD. Nhìn chung mức giao động qua các năm không lớn. Thị trường này đã làm ăn lâu dài với Tổng công ty từ khi mới thành lập, thị trường này yêu cầu về mặt chất lượng nhìn chung không khắt khe lắm nhưng giá thành lại không được cao như một số thị trường khác. Có thể nói đây là một thị trường “tạp” phù hợp với thị trường về chủng loại, chất lượng buôn bán nhỏ ở nước ta qua những năm qua. Do đó trong chiến lược xuất khẩu những năm tới đòi hỏi Tổng công ty phải tạo ra những mặt hàng chủ lực có chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời phải mở rộng thương trường để nhằm hạn chế việc buôn bán nhỏ gây ép giá, ép cấp. Biểu số 7: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Tổng công ty sang thị trường Singapore Đơn vị: USD Sản phẩm 1998 1999 2000 2001 1.Rau qủa tươi 600.721 679.236 610.697 654.342 2.Đồ hộp 362.936 372.351 352.961 356.785 3.Gia vị các loại 957.358 962.317 835.152 846.146 4.Sản phẩm sấy muối 600.889 621.368 602.984 630.863 Tổng giá trị 2.601.904 2.635.272 2.401.794 2.488.136 Nguồn : Tổng công ty rau quả Việt Nam *) Đối với thị trường Nhật Bản: Đây là một “khàch hàng khó tính” đối với Tổng công ty. Theo quan điểm của Nhật Bản đối với Việt Nam thì: Việt Nam chưa có đầu tư lớn cho chế biến sản phẩm. Trong quan hệ thương mại, Nhật Bản chỉ chú trọng mua tài nguyên, nhiên liệu và trao đổi hàng hoá. Nói chung kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Nhật Bản không ổn định, khi tăng, khi giảm, kim ngạch xuất khẩu không lớn. Vấn đề cần thiết ở đây là làm thế nào để khai thác được thế mạnh của Tổng công ty để thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, phát triển khả năng xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản *)Thị trường Trung quốc: Đây thực sự là một thị trường khổng lồ lại là nước làng giềng của Việt Nam. Về thị trường này, sau một thời gian gián đoạn đến nay Tổng công ty đã từng bước khôi phục với tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh (năm 1997 tăng 3,05 lần so với năm 1996, năm 1998 tăng 2,25 lần so với năm 1997 và năm 2000 tăng 1,5 lần). Tuy nhiên, quan hệ của Tổng công ty với thị trường này chủ yếu là buôn bán đường biên, cho nên để phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, đòi hỏi Tổng công ty mở rộng thêm nhiều hình thức buôn bán. Có thể nói đây là một thị trường tiềm năng lớn để thâm nhập, vì nó có nhiều mặt gần gủi, tương đồng trong tập quán tiêu dùng của 2 nước. *) Thị trường Mỹ: Đây cũng là một thị trường có khả năng xuất khẩu mặt hàng nông sản lớn, đồng thời nó lại có yêu cầu về chất lượng rất cao. Đối với thị trường này, Tổng công ty đã thâm nhập được một vài năm gần đây và Tổng công ty đã có được những hợp đồng xuất khẩu dứa hộp tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất khẩu sang Mỹ chưa thật sự có hiệu quả và gặp phải những khó khăn lớn như: - Hàng rào thuế quan khi hàng hoá được nhập khẩu vào Mỹ - Sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá Thái Lan với chất lượng cao hơn và giá thành thấp hơn vì đồng Bạt giảm giá nhiều do khủng khoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á. Mặc dù vậy, Tổng công ty vẫn phải giữ vững được thị trường này bởi vì khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết đã tạo điều kiện cho Tổng công ty có thể thâm nhập và tìm hiểu một cách sâu sắc thị trường này và giới thiệu cho khách hàng biết tới sản phẩm của Tổng công ty với đúng xuất xứ của nó, giúp cho Tổng công ty tạo được vị trí và uy tín trên thương trường để ngày càng tăng hiệu quả kinh doanh. Do đó chúng ta có quyền hy vọng sẽ có được những hợp đồng lớn ngoài hợp đồng dứa xuất khẩu đi Mỹ. Để đạt được những thành tựu trong công tác xuất khẩu là một cố gắng rất lớn của Tổng công ty cũng như việc thực hiện của các đơn vị thành viên trực thộc Tổng công ty. Tuy nhiên, hoạt động của các thành viên tham gia hoạt động xuất khẩu có những đặc thù riêng của mình. - Tổng công ty bao gồm nhiều đợn vị sản xuất nằm rải rác khắp các vùng của đất nước. Hoạt động xuất khẩu cũng được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất sản xuất của Tổng công ty và yêu cầu của xuất khẩu. Ngoài ra còn có một số đơn vị (bao gồm cả văn phòng của Tổng công ty) thực hiện hoạt động xuất khẩu rải rác ở các tỉnh trong cả nước. Trong đó Tổng công ty thực hiện quản lý chung ở các khâu cần thiết nhưng vẫn khuyến khích và tạo điều kiện để cho các đơn vị mở rộng quyền tự chủ sản xuất, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. - Các đơn vị thành viên là các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị sản xuất Nhà nước hạch toán độc lập theo điều lệ riêng phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của Tổng công ty. Trong các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu có 9 đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn từ 500.000 USD trở lên. Biểu số 8: Sự tham gia hoạt động kinh doanh XNK của cá đơn vị thành viên (Các đơn vị có kim ngạch từ 500.000USD trở lên) Các đơn vị Tổng kim ngạch XNK (USD) So sánh với thực hiện (%) 1999 2000 2001 99/0 0 01/0 0 1. Công ty XNK rau quả i 4.390.96 9 5.465.492 5.923.732 24.5 108. 4 2. Công ty XNK rau quả II 1.248.04 5 2.037.757 2.715.961 158. 6 133. 3 3. Công ty XNK rau quả III 9.475.14 9 10.017.25 9 10.875.32 1 105. 7 108. 6 4.Công ty vật tư XNK 8.239.66 8 11.357.92 8 11.898.92 3 137. 8 104. 8 5.Công ty giao nhận và XNK Hải Phòng 2.549.38 2 5.555.824 5.967.123 217. 9 107. 4 6. Công ty dịch vụ thương mại TPHCM 982.078 1.050.243 1.951.023 107 185. 8 7. Công ty thực phẩm XK Tân Bình 641.395 664.385 665.732 100. 4 100. 2 8. Công ty bao bì Mỹ Châu 1.459.34 4 1.979.469 2.312.754 135. 6 116. 8 9. Văn phòng Tổng công ty 5.336.17 6 4.844.03 5.067.426 91.0 104. 8 Nguồn : Tổng công ty rau quả Việt Nam Nói chung hầu hết các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã dần dần hoạt động theo hướng đi riêng của mình nhưng phần lớn đều hoạt động có hiệu quả. Nhưng trong đó khối các nhà máy dường như chưa thích nghi được với các điều kiện cơ chế thị trường nên Tổng công ty cần có những biện pháp hỗ trợ để khối các nhà mày này “theo kịp” với tốc độ phát triển của Tổng công ty. Phần III: một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới - Từng bước xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu. Coi trong thị trường truyền thống (Đồng Âu, SNG, đặc biệt là Nga), Đồng Bắc á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...) và ASEAN(Singapore...), đồng thời mở rộng thị trường Trung Quốc, thị trường Tây Âu và các thị trường khác. Nâng cao tỷ trọng hàng rau quả xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu. - Thông qua hợp đồng kinh tế, Tổng công ty sẽ đặt hàng để các đơn vị thành viên tổ chức sản xuất các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Liên Bang Nga, thị trường Mỹ; Thống nhất thương hiệu Vegetexco khi xuất khẩu sản phẩm sang hai thị trường này - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại:Tham dự hội chợ, triễn lãm, tham quan, quảng cáo trên cơ sở định hướng thị trường để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại có mục tiêu, nâng cao năng lực kinh doanh và xúc tiến thương mại qua mạng internet (bố trí đủ cán bộ có năng lực, trang bị đủ phương tiện...). Năng bắt kịp thời các quy định mới (hàng rào phi quan thuế) của từng thị trường để giảm thấp các tranh chấp khiếu kiện. - Thực hiện tốt việc trao đổi thông tin giữa Tổng công ty với các đơn vị ngoài Tổng công ty, giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa các đơn vị thành viên với Tổng công ty một cách nhanh chống chính xác, để lãnh đạo công ty, lãnh đao các đơn vị nắm bắt tình hình, quản lý và chỉ đạo kịp thời - Xây dựng quy chế thống nhất thượng hiệu sản phẩm chung của Tổng công ty, chỉ đạo thống nhất về giá, nhãn hiệu sản phẩm vào từng thị trường, trước hết là thị trường chủ lực của Tổng công ty. - Xây dựng nhanh mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước (các đại lý, chợ đầu mối...). - Thực hiện liên doanh liên kết trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm Mục lục Trang Lời nói đầu................................................................................... 1 Phần I: Khái quat về Tổng công ty Rau quả Việt Nam..................... 2 1. Quá trình hình thành và phát triễn của Tổng công ty..................... 2 2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty .................................................. 4 3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty..................................... 6 Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam...................................................................................... 10 1. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty............................................ 10 2. Kết quả hoạt động của Tổng công ty Rau quả Việt Nam trong những năm qua................................................................................... 16 3. Thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam..................................................................................................... 17 Phần III: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới................................................................................ 25 Kết luận Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam các năm 1999, 2000, 2001 2. Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng công ty rau quả Việt Nam (1988-1998) 3. Điều lệ Tổng công ty Rau quả Việt Nam 4. Dự án phát triễn của Tổng công ty Rau quả Việt Nam giai đoạn 2000-2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100141_5416.pdf
Luận văn liên quan