Thứ hai: vịêc phân định phạm vi, ranh giới về nhiệm vụ quyền hạn giữa
các tổ chức thanh tra nhà nước chưa rõ ràng, nhất là vấn đề thanh tra
chuyên ngành không được làm rõ nên cũng dẫn đến sự trùng lặp.
Thực trạng thể chế nhà nước ta hiện nay nghi nhận sự tồn tại nhiều loại
hình hoạt động thanh tra , kiểm tra, giám sát. Về mặt tích cực đây là các
mũi nhọn trong việc phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và công
dân.
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về công tác tổ chức trong hệ thống thanh tra hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG CÁN BỘ THANH TRA
LỚP NGHIỆP VỤ THANH TRA NÂNG CAO
TIỂU LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
TRONG HỆ THỐNG THANH TRA HIỆN NAY
‘
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THUẬN
TỔ: 6
ĐƠN VỊ: ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Hà Nội tháng 8 năm 2006
2
Thanh tra là một nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước, là
một giai đoạn trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu
quả của quản lý nhà nước. Nhiệm vụ trọng yếu có tính chất quyết định của
công tác Thanh tra là tìm ra các thiếu sót trong công tác quản lý, nhằm khắc
phục kịp thời những sơ hở, yếu kém, kiến nghị đề xuất những biện pháp đổi
mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giúp các
cơ quan quản lý quản lý có hiệu quả hơn. Chính vì vậy trong hoạt động
quản lý phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý
nhà nước.Trong thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, công tác thanh tra ngày càng cần thiết và
có một vai trò hết sức quan trọng để quản lý nền kinh tế và góp phần quản lý
xã hội. Do đó, việc đổi mới công tác thanh tra mà nhất là đổi mới hệ thống
tổ chức thanh tra trong bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển kinh tế
theo su hướng hội nhập và phát triển nền kinh tế VN hiện nay và trong thời
gian tới là một công việc hết sức quan trọng. Điều này phụ thuộc vào việc
xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thanh tra. Việc
làm rõ vị trí của cơ quan thanh tra là cơ sở để xác định nhiệm vụ, quyền hạn
của các tổ chức thanh tra nhà nước, qua đó làm tốt nhiệm vụ quan trọng có
tích chất quyết định của hoạt động thanh tra là: Nhằm phòng ngừa, phát hiện
và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế
quản lý, chính sách pháp luật đề kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nămg
3
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong toàn bộ các văn bản pháp luật từ trước đến nay có đề cập đến vị trí
của tổ chức thanh tra đều xác định: Các tổ chức thanh tra nhà nước là cơ
quan nằm trong các cơ quan hành chính của nhà nước, thuộc hệ thống
hành pháp. Hiện nay, theo Luật Thanh tra đã được Quốc hội thông qua
ngày 28 tháng 5 năm 2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 10
năm 2004 thì: Về cơ bản hệ thống các tổ chức thanh tra thanh tra nhà nước
vẫn được qui định như Pháp lệnh thanh tra năm 1990, tuy nhiên có một số
thay đổi như : Cơ quan thanh tra ở trung ương gọi là Thanh tra Chính phủ;
Hệ thống thanh tra nhà nước chia làm hai loại( cơ quan thanh tra theo cấp
hành chính gồm thanh tra chính phủ, thanh tra cấp tỉnh, thanh tra cấp
Huyện); Cơ quan thanh tra theo ngành và theo lĩnh vực( thanh tra Bộ ; thanh
tra Sở). Vấn đề cải cách hành chính theo xu hướng hiện nay cuả Đảng và
Nhà nước ta thì việc xây dựng loại hình Bộ đa ngành đa chức năng với hai
nhiệm vụ song trùng là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là
một trong những nội dung đổi mới trong hoạt động tổ chức thanh tra ở Bộ.
Tuy nhiên, hiện tại trong thực tế thì tổ chức thanh tra cấp Bộ còn vướng mắc
và chống chéo với tổ chức thanh tra chuyên ngành. Đây là vấn đề cần được
xem xét và có qui định lại trong tổ chức thanh tra Bộ hiện nay.
I. Vài nét về hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước ta .
Nhà nước ta luôn rất coi trọng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố
cáo, phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng là những nhiệm vụ gắn liền
với tổ chức và hoạt động cuả hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước. Trong
lịch sử 60 năm thành lập của Ngành kể từ ngày được thành lập Ban thanh tra
đặc biệt theo Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945. Từ đó đến nay,
Thanh tra Nhà nước đã lần lựợt được đổi tên là: Ban Thanh tra Chính phủ
4
theo Sắc lệnh số 138/SL ngày 19 tháng 12 năm 1949, Ban thanh tra Trung
ương của Chính phủ theo sắc lệnh số 261/SL ngày 28 tháng 3 năm 1956;Ủy
ban thanh tra của Chính phủ trên cơ sở Ban thanh tra Trung ương của Chính
phủ năm 1959; ủy ban ban thanh tra của chính phủ và Ban thanh tra của các
bộ ngành ở trung ương, ủy ban thanh tra của các tỉnh phía Bắc theo Nghị
quyết số 164/CP và Nghị định số 165/CP củaHĐBT ngày 30 tháng 8 năm
1970 thành lập ủy ban thanh tra Nhà nước, các ủy ban thanh tra cấp tỉnh,
thành phố, đặc khu, quận huyện và cấp tương đương. Ban thanh tra nhân dân
ở cấp cơ sở được thành lập theo Nghị quyết số 26/NQ- HĐBT ngày 15 tháng
2 năm 1984. Thanh tra nhà nước theo Pháp lệnh Thanh tra 1990 và Nghị
định số 244/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ) về tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước và biện pháp bảo
đảm hoạt động thanh tra.. Theo Pháp lệnh Thanh tra 1990 thì hệ thống thanh
tra bao gồm: Thanh tra nhà nước; Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ; Thanh tra Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(Thanh
tra Tỉnh); Thanh tra Quận Huyện, thị xã thuộc tỉnh(Thanh tra cấp huyện),
Hiện nay, theo Luật Thanh tra ban hành2004, tổ chức thanh tra Nhà nước có
một số thay đổi: Cơ quan thanh tra ở cấp trung ương gọi là Thanh tra Chính
phủ( thay thanh tra Nhà nước như Pháp lệnh Thanh tra)
Hệ thống thanh tra nhà nước chia làm hai loại: Cơ quan thanh tra theo
cấp hành chính gồm(Thanh tra Chính phủ, thanh tra cấp Tỉnh, thanh tra cấp
Huyện) và cơ quan thanh tra theo ngành và lĩnh vực gồm( Thanh tra bộ,
Thanh tra Sở). Theo đó, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ, đứng
đầu là Tổng Thanh tra có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra,
giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng theo
thẩm quyền được Chính phủ giao( ĐIều14, 15 Luật Thanh tra);
5
Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan
của Bộ, có trách nhiệm giúp bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh
tra, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.( Điều
23,24 Luật Thanh tra)
I. Thực trạng công tác tổ chức thanh tra hiên nay
Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính: (Điều 13- Luật Thanh tra).
Thanh tra chính phủ: (ĐIều 14 ):
Đây là tên gọi mới của Thanh tra Nhà nước trước kia( theo Pháp lệnh
Thanh tra). Thanh tra chính phủ là cơ quan cuả Chính phủ, chịu trách
nhiệm trước chính phủ về thực hiện, quyền hạn thanh tra trong phạm vi
quản lý nhà nước của Chính phủ. Thanh tra Chính phủ có Tổng thanh tra,
Phó Tổng thanh tra và thanh tra viên. Tổng thanh tra là thành viên của
chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc Hội phê chuẩn và Chủ
tịch nước bổ nhiệm. Quyền hạn của Thanh tra chính phủ được qui định
tại ĐIều 15. Có thể nói, về cơ bản, nhiệm vụ quyền hạn cuả Thanh tra
chính phủ không khác nhiều so với nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra
Nhà nước đã được qui định tại Pháp Lệnh Thanh tra năm 1990. Nó vẫn
bao gồm quyền hạn về thanh tra trực tiếp và quyền hạn liên quan đến
trách nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Với quan điểm
quản lý nhà nước chủ yếu thuộc trách nhiệm của cơ quan thanh tra cấp
trung ương, do đó Luật Thanh tra đã lồng ghép cùng với nhiệm vụ quyền
hạn chung của thanh tra Chính phủ. Thêm vào đó là việc nhấn mạnh công
tác chống tham nhũng một vấn đề nóng bỏng đang có nguy cơ trở thành
quốc nạn của một bộ phận không nhỏ cán bộ biến chất trong hệ thống
quản lý nhà nước ta hiện nay. Ở một mặt nào đó, nạn tham nhũng đã và
6
đang là cản trở sự nghiệp đổi mới của nhà nước ta, cản trở sự phát triển
của đất nước.
Thanh tra cấp tỉnh: (Điều 17)
Là cơ quan thanh tra được tổ chức ở địa phương theo cấp hành chính. So
với Pháp lệnh Thanh tra 1990 thì thanh tra cấp tỉnh theo Luật thanh tra
2004 là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách
nhiệm giúp ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác
thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong
phạm vị quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thanh tra cấp
tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, về mặt
công tác tổ chức, về nghiệp vụ thanh tra thì chịu sự chỉ đạo của Thanh tra
Chính phủ. Thanh tra Tỉnh có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và
các Thanh tra viên. Chánh thanh tra cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh bổ nhiệm sau khi có ý kiến thống nhất với Tổng Thanh tra
Chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn cua Thanh tra Tỉnh và Chánh Thanh
tra tỉnh được qui định tại ĐIều 18 và 19. Theo các qui định này, thanh tra
tỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn công tác nghiệp vụ thanh tra hành chính.
Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan hướng dẫn chế độ chính sách, tổ
chức biên chế đối với thanh tra cấp Huyện và thanh tra của cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh ( Thanh tra sở). So với Pháp
lệnh thanh tra 1990 thì Luật thanh tra có qui định điểm khác về quyền
hạn của Chánh Thanh tra Tỉnh. Theo đó, Chánh Thanh tra Tỉnh có quyền
đề nghị Giám đốc Sở, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra
throng phạm vị quản lý của các cơ quan đó. Xem xét những vấn đề mà
Chánh thanh tra Sở không nhất trí với Giám đốc Sở, Chánh thanh tra
Huyện không nhất trí với Chủ tich ủy ban nhân dân Huyện về công tác
thanh tra. Có quyền đề nghị Giám đốc sở, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
7
huyện không xem xét hoặc đã xem xét nhưng Chánh thanh tra Tỉnh
không nhất trí thí báo cáo Chủ tịch ủy ban cấp tỉnh quyết định.
Thanh tra cấp huyện( Điều 20)
Là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp Huyện, có trách
nhiệm giúp ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác
thanh tra và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính trong
phạm vi quản lý nhà nước cuả Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thanh tra
Huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp,
đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác nghiệp vụ thanh tra hành chính
của Thanh tra tỉnh. Theo qui định, Chánh Thanh ra huyện có quyền đề
nghị thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện thanh
tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó. Quyền hạn nhiệm vụ của
Chánh Thanh tra huyện được qui định tại ĐIều 21.
Cơ quan thanh tra theo ngành theo lĩnh vực ( Điều 23)
Thanh tra Bộ(Điều 24)
Các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm có: Thanh tra bộ, cơ
quan ngang bộ( gọi chung là thanh tra bộ) Thanh tra bộ có thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành. Đây là một qui định mới so với Pháp
lệnh thanh tra 1990. Qui định này của Luật đã xác định rõ một vấn đề vẫn
thường gây ra tranh luận đó là ở mỗi bộ chỉ có một cơ quan thanh tra vừa
làm nhiệm vụ thanh tra hành chính vừa làm nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành. Điều này thể hiện quan điểm chỉ đạo để xây dựng luật Thanh tra
nhằm thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta
là thu hẹp bớt các đầu mối hoạt động các cơ quan trong Chính phủ, xây
dung mô hình Bộ đa ngành đa lĩnh vực đa chức năng, đảm bảo sự quản lý
thống nhất theo ngành theo lĩnh vực ở các Bộ. Như vậy, thanh tra bộ là
cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng nắm toàn bộ công tác thanh tra của toàn
8
Bộ về cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành( thanh tra đối
với những ngành , lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ). Để thực hiện
được điều này, thanh tra Bộ sẽ được tổ chức theo hướng có bộ phận thực
hiện công tác thanh tra hành chính; có một bộ phận làm công tác thanh
tra chuyên ngành( phụ thuộc vào lĩnh vực mình quản lý). Các cơ quan
thanh tra chuyên ngành có thể đặt ở bộ, nằm throng cơ cấu của thanh tra
bộ hoặc thành lập ở các cục, tổng cục được giao quản lý nhà nước về
ngành lĩnh vực, chịu trách nhiệm quản lý về ngành, lĩnh vực, chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Chánh thanh tra bộ, đồng thời
chịu sự điều hành của người chịu trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực
liên quan. Có thể nói, vấn đề tổ chức thanh tra bộ, ngành là vấn đề phức
tạp đã được Luật Thanh tra xử lý và qui định rõ ràng. Luật đã giao cho
Chính phủ qui định cụ thể về tổ chức chức bộ máy của cơ quan thanh tra
ở các bộ cho phù hợp với đặc điểm , yêu cầu công tác của từng bộ,
ngành, chuyên môn. Tuy nhiên trong thực tế việc xây dựng về tổ chức bộ
máy thanh tra ở cấp bộ này lại nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc khác
nhất là đối với những bộ quản lý theo hướng đa ngành đa lĩnh vực. Ở
đây, đối với Bộ đa chức năng đa lĩnh vực nếu qui định cấp bộ chỉ có một
cơ quan thanh tra vừă có chức năng thanh tra hành chính, vừa có chức
năng thanh tra chuyên ngành thì xử lý thế nào khi rất cần và hiện đang
tồn tại tổ chức thanh tra cấp tổng cục đang thực hiện công tác thanh tra
chuyên ngành. Thực hiện công tác này là thực hiện một về rất quan trọng
của hoạt động quản lý nhà nước của các tổng cục bởi: Thanh tra là một
nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước, là một giai đoạn
trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản
lý nhà nước. Nhiệm vụ trọng yếu có tính chất quyết định của công tác
Thanh tra là tìm ra các thiếu sót trong công tác quản lý, nhằm khắc phục
9
kịp thời những sơ hở, yếu kém, kiến nghị đề xuất những biện pháp đổi
mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giúp
các cơ quan quản lý quản lý có hiệu quả hơn. Chính vì vậy trong hoạt
động quản lý phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu
cầu quản lý nhà nước..Nếu nhập bộ phận này ( thanh tra chuyên ngành
về Bộ như Luật qui định thì mất tổ chức thanh tra trong tổng cục thì
hoạt động quản lý nhà nước của các tổng cục trong loại bộ đa ngành đa
chức năng như tổng cục như Bộ Tài chính ( Tổng cục thuế, tổng cục HảI
Quan, Ủy ban chứng khoán ) còn đảm chức năng quản lý nhà nước về
lĩnh vực mình hiện đang thực hiện. Và tổ chức thanh tra chuyên ngành
theo hệ thống dọc ở các địa phương của các tổng cục này được xử lý thế
nào? Đây là vấn đề cần được xem xét nghiên cứu khi xây dựng Nghị định
về tổ chức thanh ra bộ trong thực tế hiện nay.
2.2.2. Thanh tra Sở ( Điểm b khoản 1 Điều 23 và Điều 27)
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo qui
định của pháp luật. Như vậy có thể hiểu rằng, không phải tất cả các sở
đều thành lập và nhất thiết phải có tổ chức thanh tra, mà chỉ có ở những
sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước mới cần có tổ chức thanh tra. Vì
theo qui định cuả Luật tổ chức Hội đông nhân dân và Ủy ban nhân dân
thì Sở là cơ quan chuyên môn, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà
nước về một lĩnh vực chuyên môn. Sở không phải là một cấp trong hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên cũng như thanh tra Bộ,
Thanh tra sở cũng thực hiện cả nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành( Điều 27). Trong thực tế, sở là cơ quan chuyên
môn gíup Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh
vực tại địa phương, song bên cạnh đó sở cũng đồng thời là cơ quan quản
10
lý trực tiếp đối với cơ quan đơn vị khác nhất là các đơn vị sự nghiệp. Do
đó, ngoài nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương, sở còn thanh tra cả việc thực
hiện chính sách pháp luật nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý trực tiếp của Sở. Theo qui định tại Pháp lệnh thanh tra thì Chánh
Thanh tra sở do Giám đốc sở đề nghị Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nay theo qui
định tại Luật, Chánh thanh tra sở do Giám đốc sở quyết định sau khi
thống nhất với Chánh thánh tra tỉnh( Khoản 2 Điều27). Thanh tra sở chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở, đồng thời chịu sự hướng dẫn về
công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ
thanh tra chuyên ngành của thanh tra bộ. Như vậy, Thanh tra sở về
nghiệp vụ nói chung một lúc chịu sự chỉ đạo của hai cấp thanh tra theo
hai loại hoạt động thanh tra khác nhau. Đây là điểm mới được qui định
trong luật đồng thời cũng phân định rõ vai trò của thanh tra sở với vị trí
chức năng vừa là thanh tra chuyên ngành vừa là thanh tra hành chính.
Điều này thể hiện nguyên tắc kết hợp qủan lý theo ngành và theo lãnh thổ
tại địa phương về công tác thanh tra. Chính phủ sẽ qui định cụ thể những
sở nào có cơ quan tranh tra
Thanh tra viên và cộng tác viên( Điều 30 đến Điều 33)
Theo su thế phát triển của đất nước, xã hội, việc chuẩn hóa đội ngũ
thanh tra viên và công tác viên đang ngày càng được các cấp lãnh đạo
trong ngành thanh tra nói chung và các cơ quan quản lý của cơ quan
thanh tra nói chung rất quan tâm và chú trọng. Bởi đây là đội ngũ những
người cần có chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi và đạo đức tốt. Có như vậy
thì công tác trọng tâm của hoạt động thanh tra mới hoàn thành được trước
11
yếu cầu mới của su thể hội nhập và do đó mới hoàn thành nhiệm vụ một
cách xuất sắc, mới chống được tham nhũng
II. Một số nhận xét và hướng giải quyết
Trước khi Luật Thanh tra được ban hành năm 2004 thì Pháp luật về
hoạt động thanh tra đã qui định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cho từng tổ chức
thanh tra nhưng về góc độ nhiệm vụ quyền hạn thì chưa phân biệt rõ
nhiệm vụ quyền hạn thanh nhà nước theo cấp hành chính và thanh tra nhà
nước theo ngành theo lĩnh vực. Do đó còn có sự chồng chéo về phạm vi,
chức năng, nhiệm vụ, đối tượng thanh tra giữa thanh tra nhà nước ở cấp
trung ương với Thanh tra Bộ, ngành và thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện;
giữa Thanh tra nhà nước ở bộ, ngành với Thanh tra chuyên ngành và
Thanh tra sở, ngành, cụ thể là:
- Thanh tra nhà nước có quyền thanh tra các lĩnh vực, các đối tượng
trong phạm vi cả nước. Như vậy việc qui định này trùm lên phạm vi
và đối tượng của thanh tra bộ, ngành và thanh tra các cấp
- Thanh tra bộ, ngành( thanh tra nhà nước ở bộ, ngành) có quyền thanh
tra các đối tượng, các lĩnh vực do bộ, ngành quản lý trong phạm vi cả
nước. Như vậy có sự chồng chéo với thanh tra chuyên ngành và thanh
tra theo cấp hành chính.
- Thanh tra nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện có quyền thanh tra các lĩnh
vực, các đối tượng do ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý . Như vậy sẽ
trùm lên thanh tra sở, chồng chéo với thanh tra chuyên ngành, bộ
ngành.
Nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo trên là vì:
Thứ nhất: các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ,
12
nhưng lại thiếu sự phân định rành mạch, rõ rằng cả về nội dung và đối
tượng quản lý
Thứ hai: vịêc phân định phạm vi, ranh giới về nhiệm vụ quyền hạn giữa
các tổ chức thanh tra nhà nước chưa rõ ràng, nhất là vấn đề thanh tra
chuyên ngành không được làm rõ nên cũng dẫn đến sự trùng lặp.
Thực trạng thể chế nhà nước ta hiện nay nghi nhận sự tồn tại nhiều loại
hình hoạt động thanh tra , kiểm tra, giám sát. Về mặt tích cực đây là các
mũi nhọn trong việc phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và công
dân. Tuy có cùng mục tiêu, nhưng sự tồn tại nhiều loại hình tổ chức
thanh tra, kiểm tra, giám sát với những phương thức gần giống nhau đã
gây nên tình trạng chồng lấn trong hoạt động của các cơ quan có chức
năng thanh tra, kiểm tra, giám sát. Một đối tượng của quản lý phải chịu
rất nhiều sự thanh, kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan khác nhau. Thậm
chí có lúc có nơi một đối tượng quản lý bị nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra,
giám sát đến làm việc cùng một thời gian, điều này đã gây cản trở không
nhỏ đến thời gian hoạt động sản xuất của đối tượng quản lý.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước, việc xác
định rõ vị trí chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống
thanh tra là rất quan trọng và bức thiết. Hoạt động của hệ thống thanh tra
không chỉ nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực cuả nền hành chính nói
chung mà còn phải góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Chính vì vậy đòi hỏi cần có những xem xét thích hợp đảm bảo cơ chế
quản lý hoạt động thống nhất và tập trung trong toàn bộ hệ thống thanh
tra. Cần xây dựng hệ thống tổ chức thanh tra theo hướng cụ thể hơn nhất
là tổ chức thanh tra bộ khi kết hợp thanh tra hành chính và thanh tra
13
chuyên ngành trong một bộ khi bộ đó có nhiều cục và các tổng cục, có
thanh tra theo ngành dọc đã được thành lập theo Pháp lệnh Thanh tra mà
hiện tại đang hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó là việc nghiên cưú xây
dựng mô hình nhằm năng cao thẩm quyền cho các cơ quan thanh tra với
bộ máy tinh gọn độc lập với các cơ quan nhà nước khác. Để làm tốt công
tác này còn cần phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan
thuộc hệ thống thanh tra với các cơ quan nhà nước có chức năng kiểm
tra, giám sát như: Chức năng giám sát của Quốc hội, của Viện Kiểm sát,
chức năng kiểm tra của Kiểm toán Quốc hội…. Có như vậy, cùng với hệ
thống bảo vệ pháp luật, hệ thống thanh tra mới lớn mạnh và hoàn thanh
tốt nhiệm vụ của mình trong là bộ phận quan trọng, không thể thiếu được
trong cơ cấu bộ máy nhà nước, là chức năng thiết yếu của các cơ quan
quản lý nhà nước, là công cụ đắc lực để gìn giữ bảo vệ và tăng cường trật
tự kỷ cương quan lý, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển
đất nước./.
14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_tac_to_chuc_trong_he_thong_thanh_tra_hien_nay_133.pdf