Tiểu luận Ngoại tác tích cực: rừng ngập măn
MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn chiếm một phần đáng kể trong các kiểu rừng ngập nước thường tồn tại ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới hiện nay còn khoảng trên 15 triệu hecta rừng ngập mặn phân bố ở các vùng biển có bùn, các cửa sông lớn, các vịnh cạn và các đầm mặn tiếp giáp với biển. Rừng ngập mặn có tác động hữu ích đến môi trường chung quanh, đây là nơi cung cấp nhiều loại thức ăn quan trọng cho con người, bảo vệ đất chống xói lở, tạo điều kiện tốt để bồi lắng phù sa, làm giảm nhẹ tác động của hai loại thiên tai và bão lụt. Rừng ngập mặn còn quan trọng vì là bãi ươm nuôi cho nhiều loại tôm, cá, thủy hải sản và các loài động vật trên cạn, thêm vào đó, nó còn là nguồn cung cấp củi chất đốt và gỗ xây dựng Theo phân chia, bốn vùng rừng ngập mặn chủ yếu có ở Việt Nam theo vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam như sau: - Từ Móng Cái đến Đồ Sơn hơn 39.400 ha. - Từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (tỉnh Thanh Hóa). - Từ Lạch Trường đến Vũng Tàu. - Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên. Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong khu vực thứ tư, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Nó đóng vai trò như là lá phổi xanh cung cấp oxy cho thành phố đông dân nhất cả nước này, nhưng cùng với thời gian do chiến tranh và do con người tàn phá, “lá phổi” này cũng đã bị suy thoái một cách đáng kể. Vì vậy, việc phục hồi và tái tạo lại rừng ngập mặn Cần Giờ là một vấn đề rất cần thiết, không chỉ đối với người dân thành phố Hồ Chí Minh mà còn là vấn đề mang tính quốc gia, thậm chí là toàn cầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- ngoại tác tích cực- rừng ngập măn.doc