Tiếp theo nghề làm giấy, nghề in được xem là một cuộc cách mạng lớn lao
của nhân đan Trung Quốc thời Cổ đại. Trước đó, họ đã có nghề truyền thống là
khắc vào đá. Khoảng thời Tùy, nghề in khắc bản xuất hiện, lúc đầu là khắc và
in tượng Phật, sau đó mới khắc in các loại sách khác. Cách in bàn bản khắc
mất nhiều công sức và thời gian nên nên người ta nghĩ ra cách in cải tiến . Đầu
thế kỷ XI, một người bình dân tên Tất Thăng (1041 - ?) đã phát minh ra cách
in chữ rời bằng đất sét nung, Thẩm Quát cungc thử in chữ rời bằng gỗ nhưng
không thành, nhưng sau đó, Vương Trinh đã thành công. Ngoài cách in chữ rời
bằng đất nung và gỗ, người ta tiếp tục cải tiến đúc chữ rời bằng thiếc ( thời
Nguyên), bằng đồng, chì ( thời Minh). Từ thời Đường, thuật in của Trung
Quốc đã truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên, sau đó sang Ba Tư, Ả Rập, châu
Âu. Năm 1456, người Đức đã dùng chữ rời để in thành bản Thánh kinh
Người Trung Quốc đã đi trước họ 400 năm trong lĩnh vực in ấn này.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6923 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 1
Tiểu luận
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN
VĂN MINH TRUNG QUỐC.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 2
LỜI MỞ ĐẦU
Như vậy với những ưu thế nổi vốn có của mình thì Trung Quốc đã có một nền
văn minh vô cùng rực rỡ về nhiều mặt, trong đó nổit bật như chữ viết, văn học, sử
học , khoa học –tự nhiên…Đặc biệt Trung Quốc rất coi trọng việc giáo dục con
người thể hiện trong việc mở các trường học và tổ chức các khoa cử trong các triều
đại trước.
Với một đất nước có bề dày về mặt lịch sử, bề rộng về mặt địa lý, ngay từ thời
cổ đại Trung Quốc đã có những phát minh lớn có tiếng vang và ảnh hưởng đến cả
thế giới, trong đó tiêu biểu nhất là giấy, la bàn,thuốc nổ…Việc phát minh ra giấy là
một cuộc cách mạng trong truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng và phổ biến kiến thức
Những phát minh đó cho thấy con người Trung Quốc rất năng động, sáng
tạo.Hơn nữa, suốt 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc không chỉ có
ảnh hưởng đến các dân tộc châu Á,mà còn có những đóng góp lớn cho tiến trình phát
triển của văn minh loài người.Những phát minh lớn của Trung Quốc trong lịch sử
khoa học -kĩ thuật của thế giới.những phát minh đó đã làm thay đổi bộ mặt thế
giới,loại thứ nhất trên bình diện văn học , loại thứ hai trên bình diện chiến tranh, loại
thứ ba trên bình diện hàng hải…
Từ một nước nghèo nàn ,lạc hậu thì Trung Quốc đã phấn đấu đi lên thành một
nước có chỉ số phát triển đầu người cao nhất thế giới. Chính trị từ khủng hoảng đến
ổn định.
Những đóng góp của văn minh Trung Quốc cho nhân loại là rất lớn,chúng ta
không thể phủ nhận nó.Thực tế đã cho thấy điều đó.
Ảnh của nền văn minh Trung Quốc là rất lớn,trong đó không thể ngoại trừ Việt
Nam.Việt Nam cần học tập con người Trung Quốc về sự nhạy bén với thời cuộc,sáng
tạo hơn nữa trong các lĩnh vực.
Với những thành tựu đó,ngừơi Trung Quốc hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu
trên trường quốc tế,ngừơi Trung Quốc có thể tự hào về con ngừơi và đất nước
mình.Trung Quốc xứng đáng để cả thế giới ngưỡng mộ và học tập.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 3
Thư pháp
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC.
1/Chữ viết
Cũng giống như các quốc gia khác, ban đầu phương tiện giao tiếp chủ yếu để
biểu đạt tình cảm, truyền đạt tin tức, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm của người
Trung Quốc cổ xưa là cách truyền miệng vào các thời trước thời Hoàng Đế.
Đến thời Hoàng Đế người ta đã kết dây thừng (thắt dây), tức là dùng dây thắt
nút để ghi nhớ điều gì đó. Việc lớn thì thắt nút lớn,
việc nhỏ thì thắt nút nhỏ. Đây là một phương pháp sơ
khai để ghi nhớ sự việc mà không chỉ người Trung
Quốc biết làm.
Khoảng thiên nhiên kỉ II tr.cn, người Ân
Thương đã có chữ viết, đó là văn tự giáp cốt.Giáp là
mai rùa, cốt là xương thú, giáp cốt văn tự là khắc trên
mai rùa hoặc xương thú. Giáp cốt văn có niên đại sớm
nhất tìm được là thuộc triều Võ Đinh ( khoảng 1324 –
1266 tr.cn ); tài liệu này còn có tên là giáp cốt văn Ân
Khư vì đào được ở Ân Khư. Chữ trên giáp cốt là loại
chữ tượng hình nhưng dần do yêu cầu ghi chép các
động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sỡ chữ
tượng hình đã phát triển thành hai loại chữ biểu ý (
thể hiện ý ) và hài thanh ( mượn âm thanh). Tổng số
chữ viết trên văn tự giáp cốt có tới 5000 chữ; có
những đoạn văn dài đến hơn 100 chữ.
Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ
viết tiêu biểu thời kì này là kim văn, cũng gọi là chung đỉnh văn ( chữ viết trên
chuông đỉnh ).
Các chữ viết đầu tiên này được gọi chung là chữ đại triện, cũng gọi là cổ văn.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không
thống nhất.
Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các
nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất được gọi là chữ tiểu
triện.
Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng ( 221 – 206 TCN ) đến thời Hán
Tuyên đế (73 -49 TCN ), lại xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ.
Chữ lệ khác chữ triện ở chỗ chữ triện còn giữ lại nhiều yếu tố tượng
hình, do đó có nhiều nét cong nét tròn, còn chữ lệ thì biến những nét
đó thành ngang bằng sổ thẳng vuông vức ngay ngắn. Thời gian sử
dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì
đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức là chữ Hán
ngày nay.
Chữ giáp cốt
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 4
Chữ Hán đã nhiều lần cải tiến từ chữ tượng hình thành chữ phù hiệu làm nó
thoát li đồ họa thành văn tự, từ nét không đều hoặc cong queo thành nét đều tròn, từ
hình chữ không có định thành cố định, từ kết cấu phức tạp thành đơn giản. Không chỉ
dừng lại ở đó, do xuất phát từ yêu cầu tìm tòi nghệ thuật mà chữ hán đã trở thành một
mĩ thuật biểu cảm dân tộc, thể hiện tâm tư và nguyện vọng của con người, có tác
dụng thẩm mỉ và giá trị mĩ học cao.Thư pháp Trung Quốc thật sự thu hút sự chú ý
của loài người. Chữ Trung Quốc đã có lúc trở thành “ Quốc gia văn tự” đối với các
nước Đông Á và Việt Nam.
Ra đời từ thiên nhiên kỉ thứ II tr CN, chữ viết Trung Quốc là hệ chữ duy nhất
hiện còn được sử dụng và ngày càng đổi mới để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày
nay.
2.Văn học
Văn học là lĩnh vực phát triển từ rất sớm ở Trung Quốc,Trung Quốc có một
nền văn học rất phong phú. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc , văn học Trung Quốc đã
bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho gia được đề cao. Đến thời Tùy
Đường chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ
yếu của tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có nhiều thành tựu lớn lao. Văn
học Trung Quốc thời kì này có nhiều thể loại như thơ ,từ, phú, kịch, tiểu
thuyết,….trong đó tiêu biểu nhất là kinh thi thơ Đường và tiểu thuyết Minh Thanh.
a/ Kinh thi
Kinh thi là tập thơ cổ nhất của Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác từ những
năm đầu Tây Chu đến giữa Xuân Thu ( khoảng 500). Với 305 bài Kinh thi chia làm
ba phần : Phong, Nhã, Tụng.
- Phong là dân ca các nước ( gồm 15 nước) nên gọi là Quốc Phong
- Nhã là âm nhạc vùng vương triều nhà Chu trực tiếp thống trị gồm đại Nhã( phản
ánh sinh hoạt của quý tộc), Tiểu Nhã ( phản ánh sinh hoạt của các tiểu quý tộc.
- Tụng là loại thơ ca tán tụng công đức của các ông vua thường dùng trong tế tự ở
trong miếu như Thượng Tụng, Chu Tụng ,Lỗ Tụng.
Quốc Phong chiếm một nữa số bài trong Kinh thi, cũng là phần có giá trị nhất vì
nội dung của nó mang đậm tính nhân văn và tính hiện thực sâu sắc. Kinh Thi chủ
yếu tứ ngôn, phần lớn mang hình thức “ trùng chương điệp cú”, ngôn ngữ chất phát,
cách điệu mới mẻ, mà hậu thế khái quát thủ pháp biểu hiện trong Kinh thi thành,
Phú, Tỷ, Hứng. Kinh thi đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến văn học Trung Quốc sau này.
b/ Thơ Đường
Thơ Đường là đỉnh cao của nền thư ca Trung Quốc. Hàng ngàn năm đã trôi
qua nhưng đến nay những bài thơ Dường vẫn làm say mê long người bởi những nội
dung và giá trị tuyệt vời của chúng . Trong núi thơ thời Đường ngày ấy, nay người ta
còn giữ lại được khoảng 48000 bài thơ của trên 2300 tác giả, tiêu biểu nhất là Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 5
Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Miên Châu (Tứ
Xuyên), 12 tuổi đã làm thơ, học rộng, biết nhiều lại giỏi về kiếm thuật. Ông từng
được Đường Huyền Tông trọng dụng, làm Hàn lâm cung phụng, nhưng chán cảnh
luồn cúi, ưa phóng khoáng nên đã từ quan bỏ đi chu du khắp nơi. Lý Bạch là nhà thơ
lãng mạn vĩ đại sau Khuất Nguyên. Thơ ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên
nhiên, thắm đượm tình yêu đất nước, yêu nhân dân sâu sắc, đồng thời cũng thể hiện
tính cao ngạo, coi thường quyền quý, lớn tiếng đã kích các thế lực phong kiến đen
tối,….Nhưng bên cạnh những áng thơ kinh điển, ông cũng có những bài thơ “ đắm
mình “ trong rượi và thoát tục du tiên. Dặc điểm nghệ thuật : thơ Lý Bạch đẹp, hào
hùng, bút thế linh hoạt. Ông đã lại trên 1200 bài thơ, tiêu biểu nhất là bài : hàn lộ
nan, xa ngắm thác núi lư, mộng du thiên mu ngâm lưu biệt,….
Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng Dã Lão, tổ tiên người Tương
Dương ( Hồ Bắc). Ông sinh ra ở huyện Cũng( Hà Nam) trong một gia đình quan lại
nhỏ sa sút. Ông đi thi nhiều lần nhưng không đỗ, 40 tuổi mới làm chức quan nhỏ
trong 7 năm. Ông sống trong thời đại mà xã hội thời Đường đi từ thịnh đến suy. Thơ
Đỗ Phủ phản ánh chân thực các mặt đời sống trước và sau loạn An Sử, chan chứa
lòng yêu thương tổ quốc và tình cảm nồng hậu với nhân dân. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện
thực vĩ đại trong lịch sữ văn học Trung Quốc. Bên cạnh nội dung tư tưởng sâu sắc, là
nghệ thuật biểu hiện siêu phàm, ảnh hưởng rất lớn nđến sự phát triển thơ ca sau này.
Trong số 1400 bài thơ truyền đời của ông, tiêu biểu nhất là các tác phẩm : Phó
Phụng Tiên huyện Vinh Hoài, NGũ bách tự, Bắc chinh, Thạch Hào lại (Viên lại ở
Thạch Hào)…
Lý Bạch và Đỗ Phủ được ví như hai ngôi sao sáng chói trên thi đàn cổ điển
Trung Quốc.
Bạch Cư Dị (772-846) tự Lạc Thiên, quê Hạ Khuê (Thiểm Tây), xuất thân
trong một gia đình quan lại, đậu tiến sĩ làm quan to trong triều, sau bị giáng chức
xuống làm Tư Mã Giang Châu. Ông là người đề xướng dùng thể tân nhạc để viết
những đề tài mới về thời sự. Bạch Cư Dị chủ trương thơ ca phải phản ánh nổi thống
khổ của nhân dân, đồng thời vạch trần cuộc sống hoang dâm và nền chính tị lừa bịp
của giai cấp thống tri…Số lượng thơ ông khá nhiều: 2800 bài, tiêu biểu là các bài
Mại tháng ông, Khinh phì , Thượng Dương bạch phát nhân. Đỉnh cao của thơ Bạch
Cư Dị là hai bài Trường hận ca và Tùy bà hành.
c/ Tiểu thuyết thời Minh,Thanh.
Thời Minh, Thanh đả ra đời một loạt những tiểu thuyết tiếng tăm bất hủ. Dựa
vào các câu chuyện lưu truyền trong dân gian, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết
chương hồi phong phú về nội dung và hình thức.
Thời Minh tiêu biểu nhất là bộ Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy Hử và Tây du
kí. Bộ ba tiểu thuyết này trở thành di sản quý báu trong nền văn học Trung Quốc và
trong kho tàng văn học thế giới.
Tam quốc chí diễn nghĩa do La Quán Trung tiếp thu từ truyền thuyết dân
gian,rồi căn cứ vào sự thật lịch sử, gia công chỉnh lý mà viết thành sách. Mặc dù có
hư cấu nhưng cốt truyện phù hợp với sự thật lịch sử và hợp tình hợp lý, đậm đà tính
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 6
nghệ thuật chân thực. Sách kể lại lịch sử từ năm 184 đến 280 sau CN, khắc họa cuộc
đấu tranh giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô, phơi bày xã hội đen tối mục nát và nổi
thống khổ của nhân dân thời loạn lạc.
Thủy hử là bộ trường thiên tiểu thuyết được Thi Nại
Am căn cứ vào sử liêu Bắc Tống cùng với những tình tiết
sinh động của các thoại bản và tạp kịch kể về 108 người
trong nhóm Tống Gian đầu đời nguyên mà viết thành
truyện. Thủy hử kể lại cuộc khởi nghĩa của nông dân ở
Lương Sơn Bạc dưới sự lãnh đạo của Tống Gian. Tư tưởng
cơ bản trong tác phẩm là tư tưởng “ trung nghĩa” phong
kiến… Thành công lớn nhât là tác giả đã sáng tạo ra được
nhiều hình tượng anh hùng nông dân tiêu biểu như Tống
Gian, Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm… sống mãi trong lòng nhân
dân Trung quốc.
Tây du kí do Ngô Thừa Ân sáng tác, miêu tả 81 hồi gian truân mà thầy trò
Đường Tăng đã trải qua và chiến thắng. Toàn bộ tác phẩm bậc lên tinh thần lãng
mạn, tính châm biếm hài hước và tính chất chống phong kiến.
Từ đầu nhà Thanh đến những năm cuối đời vua Càn Long là thời kì tiểu thuyết
cực thịnh. Tiêu biểu có các tác phẩm Liêu trai chí dị, Thủy Hử hậu truyện, Tỉnh thế
nhân duyên truyện, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng.
Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) là tập đoãn thiên tiểu thuyết có
490 truyện chia làm 4 loại…Tác giả đã mượn chuyện Hồ Ly Ma Quái để chỉ không
khí hiện thực hắc ám đương thời, bày tỏ tình nhân thế thái. Tác phẩm này đạt đỉnh
cao của đoản thiên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử (1705-1754) là bộ tiểu thuyết châm biếm
nhằm đã kích nền luân lý phong kiến thời cổ và chế độ khoa cử thời đó
Hồng lâu mộng do Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc sáng tác đã miêu tả cảnh
hưng suy của một gia đình phong kiến và chuyên tình của đôi nam nữ Giả Bảo Ngọc-
Lâm Đại Ngọc. Tác phẩm khắc họa rõ nết bộ mặt phong kiến Trung Quốc mạc kì,
phê phán chế độ thi cử, quan trường và lễ giáo phong kiến, nêu khác vọng tự do…Nó
có tác dụng chống lại ý thức hệ phong kiến. Hồng lâu mộng là tiểu thuyết có giá trị,
xứng đáng là một kiệt tác của nhân loại.
3/ Sử học
Một trong những đặt điểm của văn hóa cổ đại Trung Quốc là sử học rất phát
triển. Đây là một lĩnh vực đạt nhiều thành tựu to lớn. Dân tộc Trung Quốc có ý thức
cao về lịch sử và rất giàu kinh nghiệm trong biên soạn lịch sử. Chế độ sử quan chưa
hề gián đoạn, ghi chép lịch sử liên tục, phong phú về hình thức, đa dạng về thể loại.
Từ thời Tây Hán, sử học mới trở thành một lĩnh vực độc lập và ngày càng phát triển.
Thủy Hử
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 7
Người đặt nền móng cho sử học Trung Quốc là Tư Mã Thiên. Sau đây xin điểm qua
một số tác phẩm tiêu biểu nhất.
Sử ký của Mã Tư Thiên là bộ thông sử theo kiểu bất khoa toàn thư trải suốt
3000 năm lịch sử từ thời Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế, gồm 5265000 nghìn chữ chia
làm 13 chương với 5 thể loại phối hợp và bổ sung cho nhau ( 12 bản kỉ, 10 biểu, 8
thư, 30 thế gia, 70 liệt truyện). Sử ký đề cập đến các mặt chính trị, kinh tế, quân sự,
chế độ điển chương, học thuật, văn hóa, y dược, bói toán, hoạt động của mọi nhân
vật thuộc mọi tầng lớp xã hội, thiên văn, địa lí, công trình đê điều, quan hệ giữa các
dân tộc, quan hệ giao lưu với các nước ngoài…, đồng thời phê phán thuyết thiên
phân hợp nhất, âm dương ngũ hành, đề xướng nhân nghĩa, chống bạo lực, ghét chiến
tranh, coi trọng hoạt động sản xuất…, Tư Mã Thiên là người đầu tiên trong các sử
gia trên thế giới ghi chép lịch sử bằng thể ký. Sử ký đã để lại cho đời sau những tư
liệu lịch sử hết sức có giá trị, đồng thời cũng là một kiệt tác văn học được Lỗ Tấn ca
ngợi là: “ lời hát tuyệt vời của các sử gia, thiên Li Tao không vần”. Sử ký của Tư Mã
Thiên được xếp vào hàng những tác phẩm đồ sộ của nhân loại.
Kế thừa thể lệ của sử thi, Ban Cố thời Đông Hán ( 32-92 s. CN) đã biên soạn
sách Hán thư, mở đầu cho cách viết sử chia theo thời đại. Hán thư gồm 12 bản kỉ, 8
biểu, 10 chí, 70 liệt truyện ghi chép những sự kiện xảy ra từ những năm đầu Hán Cao
Tổ( 260 TCN) đến năm thứ tư – Vương Mãng (năm 23 s. CN) theo thể loại truyện
ký. 10 chí của Hán thư so với 8 thư của sử ký thì hoàn hảo và sáng tạo hơn…, nhưng
do nhãn quan chính trị của Ban Cố nên Hán thư trỏ thành một tác phẩm sử học chính
thống ủng hộ nền thống trị phong kiến, phê phán tư tưởng chống đối của Tư Mã
Thiên.
Từ đời Hán đến Nam Bắc Triều,ngoài Hán thư còn có Tam quốc chí của Trần
Thọ, hậu Hán thư của Phạm Diệp. Sau đó, Tùy Văn Đế,Đường Thái Tông,lập cơ
quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là “ Sử quán” do tể tướng và đại thần phụ
trách .Các chức sử quan được lập chuyên lo việc soạn thảo lịch sử. Từ đó, nhiều bộ
sử như: Tấn thư, Lương thư,Trần thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tùy thư, Nam sử, Bắc
sử… ra đời. Sau này, còn quy định về quyền soạn chính sử, theo đó chỉ nhà vua mới
có quyền cử người soạn chính sử, tể tướng giám định, tư nhân không được viết sử
như trước nữa. Trong 15 bộ chính sử được biên soạn có Tùy thư, Tân Đường thư,
Kim sử được đánh giá cao…
Nhưng bộ sử có ảnh hưởng đời sau nhất là bộ Tư trị thông giám của Tư mã
Quang.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 8
Tư Mã Quang ( 1019-1086) đã để ra 19 năm trời để soạn bộ thông sử theo thể
biên niên, khác với cách biên niên sử từng thời trước đó. Thực ra đây là một công
trình tập thể của Tư Mã Quang, Lưu Thư, Lưu Du và Phạm Tổ Ngu. Các tác giả đã
tham khảo nhiều loại tài liệu và ý kiến của 310 nhà viết tạp sử… Tư mã Quang là
người viết bản thảo cuối cùng. Bộ sách ghi từ thời chiến quốc ( 403 TCN) đến Ngũ
đại(959), tổng cộng là 354 cuốn ( kể cả 30 cuốn mục lục).
Thông giám ghi sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian với thư pháp truy
thuật(thuật lại) và chung ngôn (lời sau) để nói rõ nguyên nhân hậu quả của các sự
kiện. Cách ghi này dễ gây ấn tượng và có hệ thống rõ ràng. Đặc biệt Thông giám có
thái độ phê phán mê tín, tôn giáo…đây là tiến bộ quan trọng của tư tưởng sử học
Trung Quốc.
Tư trị thông giám có ảnh hưởng lớn, thúc đẩy việc viết sử theo kiểu biên niên.
Sau này, xuất hiện nhiều tác phẩm cùng loại như Tư trị thông giám Cương mục của
Chu Hy ( Nam Tống). Hồ Tam Tĩnh ( giữa Tống – Nguyên) chú giải Thông giám,
còn Vương Phu Chi ( giữa Minh – Thanh) bàn về Thông giám…Đã dẫn đến hình
thành cả một hệ thống “ Thông giám học” .
Thời Minh – Thanh các bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực
lục, Đại Thanh nhất thống trí, Tứ khố toàn thư…các bộ sách trên đều là nhưng di sản
văn hóa vô giá của nhân dân Trung Quốc
4.Nghệ thuật
Nghệ thuật Trung Quốc có một lịch sử lâu đời với phong cách dân tộc đậm đà
và đạt được những thành tựu huy hoàng.
a/ Kiến trúc
Trung Quốc còn là một nước có nền kiến trúc phát triển rực rỡ với nhiều công
trình kiến trúc độc đáo có tầm cỡ quốc tế.Có thể chia lịch sử Trung Quốc thành các
giai đoạn như:
Giai đoạn 1 (từ 475 TCN- 221 TCN )
là cao trào kiến trúc lần thứ nhất; công
trình tiêu biểu là thành Trường An và Vạn
Lý Tường Thành;
Giai đoạn 2 ( từ năm 221 TCN đến năm 907) trong đó thời Tuỳ là đỉnh cao
mới của nên kiến trúc Trung Quốc. Ở giai đoạn này, các quy luật kiến trúc đã hình
THÀNH TRƯỜNG AN
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 9
thành và ổn định, công trình tiêu biểu là chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, Tháp
chùa Giang Thiên trên ngọn Kim Sơn, các thành phố như Lạc Dương, Thành Đô…;
Giai đoạn 3 (từ năm 907 đến 1368), đặc trưng của
giai đoạn này là hình thứ khéo léo tinh vi, nhà cửa, chùa
chiên, vườn tược đều được chú ý trang trí cẩn thận, xây
dựng công phu, công trình tiêu biểu là điện Mâu Ni ( Hà
Bắc), các tháp Xá Lợi, Tây Hạ ( Nam Kinh ), tháp chùa
Thiên Minh ( Bắc Kinh ), tháp Giang Thiên (Giang Tô );
giai đoạn 4 ( từ 1368 đến 1849 ) là giai đoạn kiến trúc
Đương - Tống được nâng lên một mức cao hơn, công
trình tiêu biểu là quần thể kiến trúc nổi tiếng Cố Cung,
Viên Minh viên.
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc có đặc điểm là thường dùng vật liệu kết cấu bằng
gỗ, bố trí thành quần thể kiến trúc, ở giữa là sân, bốn phía là nhà vây lại, lấy gian nhà
làm đơn vị cơ bản. Cung điện, đền chùa, miếu mạo đều xây dựng theo một dạng như
vậy, chỉ khác về quy mô, kiểu dáng mà thôi. Gia công nghệ thuật ngay trên cấu kiện
của kiến trúc như tạo dáng hình cong với những phù điêu các con vật quý, tạo cho bộ
mặt kiến trúc Trung quốc một vẻ độc đáo. Sự bố trí các màu tong một bố cục tương
phản tôn tạo lẫn nhau, sự phản ánh đời sống tam linh của người Trung Quốc như:
lòng tin vào thánh thần, tôn thờ trời đất, thuyết Âm dương ngũ hành… đã ảnh hưởng
đến hình thức và nội dung các công trình kiến trúc cổ xưa, tạo nên đặc điểm trong
kiến trúc Trung Quốc.
Những công trình kiến trúc nổi tiếng :
CỐ CUNG
Thành Lạc Dương cổ Thành Đô Trung Quốc
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 10
- Vạn Lý trường thành là công tình
phòng ngự nổi tiến của Trung Quốc
chống lại sự xâm lăng của các dân
tộc phương Bắc trong suốt 2500
năm. Trường thành dài 6700 km,
chạy qua địa phân 6 tỉnh miền Tây,
Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc,
được xây tư năm 420 đến năm 221
TCN. Sau khi thống nhất Trung
Quốc, Tần Thuỷ Hoàng đã huy động
30 vạn người nối Trường thành của các nước Yên, Triệu, Tần và sửa sang lại.
Các triều đại kế tiếp, triieù nào cũng cho sửa sang lại. Đặc biệt là triều minh đã
cho tiến hành tu bổ, gia cố Trường thành trong 100 năm liên tục. Nguyên liệu
chủ yếu đẻ xây là gạch vồ, đá tảng. Trường thành gồm 4 bộ phận chủ yếu:
tường thành, cửa ải, đài thành, phong hoả đài… lại được xây trên địa hình
sống núi, có nơi cao tới 1000 mét. Công trình là kết quả của sức lao động của
hành triệu người dân Trung Quốc thuộc nhiều thế hệ. Ngày nay, Trường thành
là nơi tham quan du lịch nổi tiến của Trung Quốc.
- Trường An là thành thị cổ nổi tiếng của Trung Quốc, là nơi đong đô của các
triều đại từ Hán đến Tuỳ, Đường kéo dài hơn 1000 năm. Tuỳ Văn Đế xây thêm
một toà thành mới là Đại Hưng thành rộng khoảng 84 km, gồm 3 bộ phận:
Quách Thành, Hoàng Thành và Cung Thành…Đời Đưòng thành được mở rộng
thêm, đặc biệt khu Thái Minh cung là một quần thể kiến trúc gồm 30 toà lâu
đài, điện đường lớn nhỏ và nhiều vườn hoa tuyệt mĩ. Thời đó Trường An tiếp
43 nước khác đến buôn bán, nhiều du học sinh các nước khác đến đây học tập
ngôn ngữ, văn chương, chính trị, giáo lý nhà Phật. Trường An còn là nguồn
cảm hứng cho nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…
- Tử Cấm Thành là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ
thuật cao, được bảo tồn tốt nhất ở Bắc Kinh. Đây là cung điện của 24 dời vua
thuộc các triều đại Minh -Thanh ( từ
năm 1421 đến 1911 ). Tử Cấm
Thành xây dựnh trên khu đát chữ
nhật rộng 7200000m, xung
quanh có tường cao 10m bao bọc, có
hào rộng 52m, ven tường 4 góc có 4
tháp canh, 4 mặt có các cửa: Ngọ
Môn. Thần Vũ, Đông Hoa, Tây Hoa.
Thành được xây từ thời Minh- Vĩnh
Lạc thứ 4 (1406), gồm hơn 1000 ngôi nhà và cung điện. Điện Thái Hoà là điện
lớn nhất, diên tích 3270 m, cao 36m, có 12.654 con rồng uốn lươn theo các tư
thế…Cách xây dựng Tử Cấm Thành tỏ rõ sự sáng tạo tài hoa của nhân dân
Trung Quốc.
Vạn Lý Trường Thành
Tử Cấm Thành
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 11
b/Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc đã có từ lâu đời và chiếm địa vị khá đặc
biệt trong nền nghệ thuật nước này.
Cách đây 6000 năm, người Trung quốc dã biíet dùng ngọc để chế thành đố
trang sức để đeo trước cổ. đây là kĩ thuật ngọc điêu sớm nhất ở trung Quốc cung như
trên thế giới
Thuật điêu khắc đá ( thạch điêu )cũng có từ cuối
thời Thương. đến thời Tần, Hán, Đường, thạch điêu
khắc đạt được trình độ kĩ thuật cao, tiêu biểu là cặp
tượng “Tần Ngẫu” đời Tần, tượng danh tướng Hoắc
Khứ Bệnh chống Hung nô “ Mã đạp Hung nô” thời tây
Hán, và đặc biệt, các tượng phât bằng đá, trong dó nổi
tiếng là pho tượng “ Lạc sơn đại phật” cao 71m, tương
truyền do hoà thượng Hải Thông khai tạc. Bằng nghệ
thuật siêu phàm, nghệ nhân đã tạc pho tượng uy nghi, hài hoà, hoàn mĩ, là pho tượng
lớn bậc nhất hành tinh hiện nay. Tượng phật “ Nghìn mắt nghìn tay” và 500 vị La
hán của Dương Huệ Chi (713-725) cũng là kiệt tác điêu khắc làm cho mọi người
phải kinh ngạc. Thời Tống có “ Vạn tự bi” dựng lại Linh Nhan Sơn ( Tô Châu ) để kỉ
niệm anh hùng dân tộc Hàn Thế Chung chống Kim, bia rộng 2,97m, có 39 vạn chữ.
Mới thấy, nghệ thuật thạch điêu Trung Quốc quả là kì công…Ngoài ra, người trung
Quốc còn điêu khắc trên ngà, trên gỗ ( mộc điêu ) cả trên gạch với những kĩ thuật
điêu luyện với những đôi bàn tay vàng thực hiện.
c/ Hội hoạ
Ngay từ thời đồ đá mới, người Sơn Đỉnh động dã dùng khoáng thạch màu
hồng đỏ ( chu sa ) sơn lên các công cụ bằng đá, bằng xương cho đẹp. Trên đồ gốm họ
cũng vẽ những bức tranh trông rất đệp mắt
Thời Chiến Quốc, người ta cũng biết dùng những đường nét để tạo hình, tự xác
định phong cách hội hoạ riêng. Hai bức tranh vẽ trên ngôi mộ cổ ở nước Sở: “
phượng quỳ mĩ nữ” và “ nhân vật ngự long”, vẽ bằng màu đen sáng tạo những hình
thể sống động, giàu tính chất trang trí, là những bức hoạ độc lập xưa nhất mà ngày
nay được thấy. Điều đó chứng tỏ rằng cách đây trên 2000 năm, hội hoạ Trung Quốc
dã đạt đến trình đọ cao. Thời Hán, người ta vẽ trên lụa, trên tường, trên đất nung và
tượng đá, tiêu biểu là bức tranh lụa thời Tây Hán vẽ ngôi mộ của người chủ cùng các
hình thức sinh hoạt, các truyền thuyết thần quái… với đướng nét khoẻ khoắn, màu
sắc tươi sáng. Bích hoạ ( tranh vẽ trên tường ) cũng nhiều. Những nha thự, cung điện
lớn đều có bích hoạ. Thời Nguỵ, Tấn, Nam Bắc Triều, hội hoạ chịu ảnh hưởng nghệ
thuật Phật giáo. Các hoạ gia tài hoa, nổi tiếng về vẽ tranh phật như Vệ Hiệp, Trương
Mặc thoát khỏi hoạ pháp cổ kính chất phát đời Hán, tìm tòi kĩ xão tả thực, tinh vi
sinh động. Cố khải Chi (346- 407) có những bức tranh như “ Nữ sử châm đồ”, ca
ngợi người phụ nữ tuân thủ quy phạm đạo đức phong kiến, “ Lạc thần phú đồ”…mà
đến nay vẫn được coi là mẫu mực về hoạ pháp. Hội hoạ phát triển, những tác phẩm
lý luận về hội hoạ cũng nối tiếp nhau ra đời. “ Lục pháp luận” của Tạ Hách nêu 6
Tượng Lạc Sơn Đại Phật
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 12
yêu cầu : thần vận, sinh động, cứng cáp, vẽ giống, tô màu đúng chỗ, bố cục đẹp;
trong đó thần vận, sinh đông, tức là biểu hiên ttrạng thái nhân vật là quan trọng nhất.
tác phẩm này là tổng kết kinh nghiệm sáng tác từ thời Hán về sau. Thời Tuỳ, Đường
hội hoạ vượt hẳn các triều đại trước, đạt dỉnh cao của nền hội hoạ Trung Quốc, đông
thời ảnh hưởng đến nền hội hoạ các nước phương đông.
Thời đường các hoạ gia vẽ người là chủ yếu. Ngô Đạo Tử, Diêm Lập Bản,
Trương Tyuên, Chu Phòng là các bậc thầy về môn này. Ngô đạo Tử vẽ hơn 300 bức
tranh ở vùng Trường An, Lạc Dương. Ông vẽ mỗi người mỗi vẻ, đường nét biến hoá,
màu sắc phong phú. Ông được khen là “ Bách hoạ đại gia”( Thánh hoạ trăm đời ).
Tranh sơn thuỷ kế thừa thời Nguỵ- Tấn nay thành một môn độc lập. Triển Tử
Kiền ( thời Tuỳ ) vẽ “ Du xuân đồ” là bức tranh hoa điểu sớm nhất, đạt đỉnh cao
trong thể loại này. Biên Loạn và Điêu Quang dân là hoạ gia vẽ tranh hoa điểu nổi
tiếng. Vương Duy được người sau tôn thờ là thuỷ tổ của thi, thư, hoạ, vì tranh của
ông “ thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi”( trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ)
Bích hoạ đời Đường hết sức thịnh vượng. Các động Mạc Cao, Đôn Hoàng còn
giữ được lại nhiều báu vật này.
Thời Minh- Thanh đề tài phần lớn là thiên nhiên. Tranh sơn thuỷ, mai, lan, trúc
thạch, hoa lá cỏ cây được thể hiện nhiều. Tác phẩm Khổ Qua hoà thượng hoạ ngũ lục
của Thạch Thọ là cuốn sách nói về lịch sử hội hoạ có ảnh hưỏng đến nền hội hoạ hoạ
thời sau.
5. Khoa học tự nhiên
a/ Toán học
Trung Quốc là nước biết sử dụng phép tính thập phân sớm nhất trên thế giới.
sách Thượng Thư ghi chép nhiều loại con số như “ức triệu”, “triệu dân”, sách kinh
thi cũng ghi “thiên ức”… Đến thời Chu, giáo dục số học trong nhà trường cũng được
coi trọng. Trong “ Lục nghệ” theo quan niêm đương thời : “một là ngũ lễ, hai là lục
nhạc, ba là ngũ nhạc, bốn là ngũ ngự, năm là lục thư, sáu là cưu số”, có một nghề liên
quan đến toán ( cửu số là số học). Tây Hán có sách Chu bí toán kinh, nghiên cứu
định lý tam giác vuông, “tam giác, tứ giác, ngũ giác”, phân số phức tạp, phếp tính
bình phương… Thời Đông Hán, Trương Thương và Cảnh Thọ Xương chỉnh lý lại
Cửu chương toán thuật. Trong sách có 246 đề ứng dụng cùng lời giải. Đến đây toán
học Trung Quốc dã đạt trình độ nhất định và thành hệ thống. Thời Nam Bắc Triều,
Tổ Xung Chi (429- 500) tìm ra số π chính xác đến con số thập phân thứ 10 (π =
3,1415926203). đến thế kỉ thứ XVI, tức là 1000 năm sau, các nhà toán học Đức và
Hà Lan mới tìm ra được kết quả trên.
b/ Thiên văn học và lịch pháp
Là đất nước lấy nghề nông làm cơ sở kinh tế, người Trung Quốc sớm quan tâm
đến việc làm lịch pháp, xác định thời tiết. Vì thế thiên văn học đã ra đời từ rất sớm.
Theo truyền thuyết, từ thời xa xưa, Đường Nghiêm đã sai hai ông Huy và Hoà
(hai vị qua coi việc làm lịch) xem luật trời, xem xét nhật thực, nguyệt thực, tinh tú,
báo cho dân biết mà cáy cấy. Thời Thương, các hiện tượng nhật thực, nguyệ thưc,
sao chổi…cũng được ghi chép và bảo quản cẩn thận. Nhà khảo cổ Đổng Trọng Thư
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 13
phát hiên một Giáp cốt văn, ghi ngày vọng nhật ( ngày rằm) tháng 2 năm Võ Đinh
thứ 29 có nguyệt tự, đổi ra công nguyên là ngày 23.11.1311 TCN. Theo tính toán của
các nhà khoa học hiện nay thì giờ đó, thì giời đó, ngáy đó có hiệ tượng nguyệt thực
toàn phần. Như vậy cách đây 3000 năm người Trung Quốc đã ghi chép đúng về hiện
tượng nguyệt thực. Đây là tài liệu sớm nhất thế giới về phương diện này.
Thời Chiến Quốc ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng ghi chép về sự vận hành của
tinh tú như bộ Cam Thạch tinh kinh. Đây là quyển sách ghi chép về các hành tinh
sớm nhất thế giới, ghi được chừng 800 vì tinh tú, trong đó xác định vị trí 120 vì tinh
tú. Phải đến thế kỉ II TCN người Hi Lạp mới soạn được tinh biểu.
Thế kỉ VII TCN, người Trung Quốc đã biết dùng cọc đứng để đo bóng Mặt
Trời gọi là thổ khuê, từ đó họ xác định được ngày hạ chí, đông chí để tính lịch ngày
càng chính xác hơn. Kế thừa những thành tựu của người đi trươc, Trương Hành (78 -
139) thời Đông Hán đã nghiên cứu và biết rằng ánh sáng Mặt Trăng là do nhận của
Mặt Trời. Ông còn chế tạo ra mô hình thiên thể là Hồn thiên nghi và làm ra dụng cụ
đo động đất gọi là Địa động nghi có thể xác định nơi xỷ ra động đất cho dù ở rất xa
Ngay từ thời Ngũ Đế, người Trung Quốc đã biết làm lịch để phục vụ sản xuất
và đời sống. Qua nhiều lần điều chỉnh và sửa đổi, đến đời Hạ, lịch Mặt Trăng đã
tương đối hoàn chỉnh : năm bình thường 12 tháng, thánh đủ 30 ngày ( thiếu 29 ngày);
ăm nhuận 13 tháng, cứ 3 năm có một tháng nhuận, sau 5 năm lại có nhuận 2 lần. Vì
lịch này dựa vào sự vận hành của Mặt Trăng nên gọi là âm lịch, còn có tên là hạ lịch
vì dược dùng tư thời nhà Hạ. Đến nay Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn dùng lịch
này song song với dương lịch. Thời Xuân Thu chia lịch ra làm 4 phần, một năm có 8
tiết là đông chí, hạ chí, xuân phân , thu phân, lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, còn
quy định trong 19 năm có 7 tháng nhuận. Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên cùng Xạ Tính
và Đặng Bình soạn ra Lịch Thái Sơ rất nổi tiếng. Lịch Thái sơ chỉ ra chu kì nhật thực
là 135 tháng, chia 1 năm ra 24 tiết, cách chia này có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp
Thời Nguyên, Quách Thủ Kính soạn ra Thụ thời lịch vào năm 1320. Đây là bộ
lịch chính xác nhất của Trung Quốc lúc đó. Một năm chia ra 365,2425 ngày; so với
công lịch công bố năm 1582 thì công lịch ra đời chậm hơn Thụ Thời lịch 300 năm.
c/ Y dược học
Đông y của Trung Quốc ra đời và phát triển trong quá trình thực tiễn và đạt
được nhiều thành tựu đáng khâm phục.
Lí luận về Đông y từ thời Chiến Quốc đã hình thành về cơ bản và được đúc kết
trong cuổn Hoàng đế Nội kinh. Pho sách này được các nhà Đông y từ xưa đến nay
coi là sách kinh điển bậc nhất về y học cổ truyền Trung Quốc, đứng đầu trong 4 bộ
sách kinh điển (Nội, Vạn , Thương , Kinh). Nó giới thiệu đầy đủ các hoạc thuyết sinh
lý và học thuyết bệnh lý, chỉ rõ chức năng tác dụng của các bộ phận trong cơ thể
người, đồng thời chỉ rõ nguyên tắc trị bệnh: “ tìm mồng móng phát sinh” để trị bệnh
từ gốc…Danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông, khi bàn về ý nghĩa của Nội kinh, đã
ví nó như Ngũ Kinh đối với nhà Nho.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 14
Đến thời Hán, Trương Trọng Cảnh (150 – 219) dựa vào phép Biện chứng luận
trị soạn ra bộ Thương hàn tạp bệnh luận. Ông không chỉ nhấn mạnh đến nguyên tắc
trị bệnh mà còn cụ thể hóa nhiều khái niệm trong Nội kinh, gợi ý, mở đường cho cách
chữa trị biến chứng theo kiểu Đông y. Cho đến nay, sách này vẫn là trước tác cơ bản
của lý luận Đông y và trị liệu lâm sàng khi nghiên cứu học tập Đông y. Trong khoa
học lâm sàng, y học Trung Quốc có cống hiến to lớn, tiêu biểu là khoa châm cứu ( có
từ thời đồ đá mới). Trong Hoàng đế Nội kinh, 9 cuốn Linh khu đã ghi chép tỉ mỉ các
huyệt đạo, cách châm và những nơi cấm châm. Thời Hán có các lương y châm cứu
giỏi như Thuần Vu Y, Trương Trọng Cảnh, Hoa Đà. Châm cứu không chỉ được
người Trung Quốc tin dung mà còn được phổ biến rộng rãi ở các nước láng giềng.
Các khoa như Phụ khoa, Nhi khoa cũng có nhiều thành công. Đặc biệt là trong lĩnh
vực Ngoại Khoa, từ thế kỷ thứ II, Hoa Đà đã dùng rượu gây mê để phẫu thuật đạt kết
quả ngoài sức tưởng tượng của người thời ấy.
Thời Đường, Lan Đạo Nhân viết sách Tiên thụ lí thương, Kế tục mật thương,
ghi lại từng bước cách trị gãy xương. Cuốn sách đặt cơ sở khoa học cho chữa trị
thương tật của Đông y ngày nay.
Về thuốc, thời Tiên Tần có Sơn hải kinh đề cập đến hơn trăm loại dược liệu.
Đời Hán ra cuốn Thần nông bản thảo kinh, ghi được 365 loại dược liệu, đồng thời
giới thiệu rõ tính chất, công dụng và nơi có loại dược liệu đó. Đến Nam Triều, sách
Bào cứu luận, nói về cách chế biến dược liệu, được bên soạn. Thời Đường, người ta
biết được 844 loại dược liệu nhờ đọc cuốn Tân tu bổn thảo. Đây là cuốn từ điển dược
liệu sớm nhất Trung Quốc và thế giới do Nhà nước tổ chức soạn thảo. Đến năm
1082, một người nhà Tống là Đường Thuận Vi đã soạn ra cuốn Kinh sử chứng loại bị
cấp bổn thảo, giới thiệu 1700 loại dược liệu.
Nổi bật hơn là Bổn thảo cương mục của Lý Thời Trân ( thời Minh), gồm 52
cuốn, ghi 1892 loại dược liệu, 1162 bức tranh, cách chế 11096 loại thuốc. cuốn sách
đã phê phán và kế thừa tinh túy của các học thuyết về thuốc của các thời Tống,
Nguyên dồng thời giới thiệu những dược liệu mới như Tam thất, Man đà la, Đại
phong tử. Cuốn sách nổi tiếng này được dịch ra tiếng Latin và các thứ tiếng khác
năm 1659. Darwin coi Bổn thảo cương mục như một bộ sách Bách khoa toàn thư của
Trung quốc cổ đại.
6. Địa lý học
Tìm hiểu và viết sách địa lý cũng thu gút sự quan tâm của người trung Quốc từ
xa xưa. Trong lĩnh vực này họ đạt được những thành công đáng ghi nhận.
Về địa lí tự nhiên tiêu biểu nhất là Sơn Hải kinh viết cuối thời Xuân Thu, gồm
13 cuốn, chia 2 phần. Sách này lấy núi sông làm đối tượng nghiên cứu chính, phản
ánh quan niệm xưa của người Trung Quốc. Cuốn Vũ Cống được biên soạn thành sách
vào thời Chiến Quốc, Tập thượng có giá trị cao, là tư liệu nghiên cứu lịch sử dịa li
thời Tiên Tần, thu hút sự chú ý của nhiếu học giả.
Địa đồ học là ngành quan trọng và có từ lâu đời. Thời Chu đã có bản đồ nhưng
không bảo tồn được. Năm 1986, người ta phát hiện ở mộ Tần Thuỷ Hoàng, chôn năm
238 TCN, 7 tấm bản đồ được khắc trên gỗ; niên đại này sớm hơn niên đại tấm bản đồ
có sớm nhất thế giới từ thời đế quốc La Mã hơn 300 năm. Bùi Tú (224-271), người
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 15
nước Tấn được xem là người đầu tiên trong kịch sử Trung Quốc đã giới thiệu phương
pháp vẽ bản đồ, đặt nền móng cho khoa học bản đồ Trung Quốc. Thời Đường có Giả
Đam (730-805), thời tống có Thẩm Quát, các ông đã để lại những tác phẩm quý giá
trong lịch sử bản đồ cổ đại.
7/ Nông học:
Nghề trồng trọt ở Trung Quốc có lịch sử rất lâu đời. Tại di chỉ khảo cổ Bản
Kha (Tây An) người ta đã phát hiện nhiều chum vại cất giữ ngũ cốc. Điều đó chứng
tỏ rằng từ 7000 năm trước, nghề trồng ngũ cốc đã phát triển tại lưu vực Hoàng Hà.
Tại 1973, tại Hà Mẫu Độ (tỉnh Triết Giang), người ta tìm thấy những hạt lúa thành
than có niên đại cách đây 6700 năm mới biết thời ấy ở lưu vực Trường Giang đã
trồng lúa nước. Ngoài lúa nước còn có các loại khác như ngô, mạch, kê…Trên Giáp
cốt văn cũng thấy có ghi tên các loại ngũ cốc, các chữ nông, điền xác nhận lại những
nhận xét trên. Ngoài ra, từ lâu người dân đã trồng dâu nuôi tằm, trồng trà dùng làm
thức uống. Đời Đức Tông(thời Đường) đã từng được phong là Thần trà và cuốn Trà
kinh của Lục Giả là cuốn sách trên thế giới viết về trà. Tuy đồ sắt ra đời muộn nhưng
lại được phát huy nhanh chống tại nước này. Từ thời Tây Hán, nông dân đã dùng cày
sắt, sớm hơn châu Âu 1200 năm.
Theo tài kiệu Giáp cốt thì đời Ân, hàng năm, mỗi lần làm lễ vua dùng hàng
trăm hàng ngàn gia súc, đủ thấy nghề chăn nuôi thời ấy khá phát triển mới đáp ứng
đủ nhu cầu trong nước. Đến thời Xuân Thu, trâu bò đã được dùng để cày ruộng, nên
loài vật này càng được coi trọng …Nghề nuôi heo cũng phổ biến và đặt trình độ nhất
định. Trong khi tìm hiểu cách thiến heo, vỗ béo hay cách nuôi để có thịt ngon,
Darwin đã ghi nhận: “ heo của Trung Quốc có giá trị trong việc cải tạo giống heo ở
châu Âu”. Các nước Trung Á, Tây Á và châu Âu đều học hỏi phương pháp chăn nuôi
của Trung Quốc. Sở dĩ nông nghiệp đặt được những thành tựu lớn như vậy vì từ rất
sớm người Trung Quốc đã biết áp dụng các phương pháp bón phân bảo vệ đất, chú
trọng yếu tố thời vụ, thổ nghi và giống…
Song song với sự phát triển nông nghiệp, ngành nông học ra đời với nhiều nhà
nông học cùng các tác phẩm nổi tiếng. Giả Hiệp( người Bắc Ngụy ) có tác phẩm Tề
dân yếu thuật gồm 10 quyển, 92 thiên, là sách chuyên khảo về trồng trọt và chăn
nuôi sớm nhất thế giới hiện còn được giữ. Vương Chính ( thời Nguyên) soạn bộ
Nông thư gồm 35 quyển, 13000 chữ, 300 trang với 306 bức tranh giới thiệu 257 loại
công cụ. Đến thời Minh, Từ Quang Khải – nhà toán học thiên văn và là nhà nông học
hàng đầu – đã viết Nông chính toàn thư gồm 60 cuốn, phân ra làm 12 mục, trên 50
vạn chữ, bàn về nông bản, chế độ ruộng đất, việc nhà nông, thủy lợi…và những kiến
giải về việc nghiên cứu thuộc tính động thực vật, kỹ thuật trồng ghép cây ăn quả,
thuần hóa động thực vật…Nông chính toàn thư là tác phẩm đạt đỉnh cao nhất của nền
nông học cổ đại Trung Quốc.
8/ Bốn phát minh quan trọng
Trung Quốc là quê hương của nhiều phát minh kỹ thuật. Từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XI TCN, kỹ thuật luyện đồng đã được phổ biến và ngày càng phát triển. Từ
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 16
thế kỷ XI TCN, người Trung Quốc không chỉ nắm được kĩ thuật luyện sắt mà còn
tìm ra gang, luyện thép thành công, do đó đã thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát
triển theo…Nhưng tiêu biểu nhất là 4 phát minh thời Trung đại: thuốc nổ, kim chỉ
nam, giấy và nghề in.
- Thuốc nổ:
Thuốc nổ được người Trung Quốc gọi là “ Hỏa dược” (thuốc lửa). Đó là
hợp chất gồm lưu huỳnh, diêm tiêu và than trộn lẫn với nhau rồi đốt. Do ngẫu
nhiên mà các nhà luyện đan thời cổ đại phát hiện ra tính chất dễ cháy nổ của
hợp chất và đã ghi lại để người đời sau chú ý đề phòng.
Đầu thế kỷ X, “ Hỏa dược” được dùng làm vũ khí, đến thời Tống thì được
ứng dụng rộng rãi vào việc chế tạo các loại vũ khí thô sơ như tên lửa, cầu lửa,
đạn bay…làm cho hệ thống vũ khí và cả khoa học quân sự biến đổi hẳn.
Từ thế kỷ XIII về sau, thuốc súng được truyền sang phương Tây qua con
đường chinh phục Châu Âu của người Mông Cổ. Người Ả Rập học kỹ thuật
chế thuốc súng đầu tiên; các nguyên liệu được họ gọi là “ tuyết Trung Quốc”.
Ở châu Âu, phát huy các tác dụng to lớn. Về ý nghĩa của phát minh này, F.
Engels viết: “ vũ khí ra đời, đó là loại vũ khí mà chính thể quân chủ mới trỗi
dậy của thành thị và dựa vào thành thị để chống lại quý tộc phong kiến. Bức
tường đá của lô cốt quý tộc từ trước đến nay không công phá nổi giờ đây
chống không nổi đại pháo của thị dân, súng đạn của thị dân đã bắn xuyên
thủng áo giáp của kị sĩ, sự thống trị của giai cấp quý tộc mà chỗ dựa của chúng
là đội kị binh quý tộc khoác áo giáp đều đến giờ tận số”.
- Kim chỉ nam:
Truyền thuyết kể rằng ngày xưa, thời Hoàng Đế đã biết dùng xe nam châm
để phân biệt phương hướng khi trời mù sương không rõ đường. Từ thế kỷ III
TCN, người ta đã biết được tính chất hút sắt của đá nam châm và thế kỷ I TCN
thì biết được tính chất chỉ hướng của nó. “ Tư nam” là dụng cụ có tính chất chỉ
nam cổ nhất, được xem là tổ tiên của kim chỉ nam. Đến thời Bắc Tống, người
ta đã phát minh ra được sắt nam châm nhân tạo bằng cách mài sắt vào đá nam
châm cho sắt từ hóa rồi chế tạo ra la bàn. La bàn lúc đầu đơn giản, qua một
quá trình cải tiến thành la bàn ngày nay. Thế kỷ XII, kim chỉ nam được truyền
đến người Ảrập, sau khi đến châu Âu được người châu Âu cải tiến thành la
bàn tăng thêm tai mắt cho người đi biển . Ứng dụng kim chỉ nam vào hàng hải
làm cho kĩ thuật hàng hải tiến bộ nhanh, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành hằng
hải. Thành công của các cuộc các cuộc phát kiến địa lí không thể tách rời công
lao phát minh ra kim chỉ nam của người Trung Quốc.
- Giấy và nghề làm giấy:
Khi chưa có giấy thực vật, người ở vùng Lưỡng Hà dùng da dê, ván đất,
người Ai Cập dùng giấy cỏ, người Ấn Độ dùng lá paytua, còn người Trung
Quốc dùng giáp cốt, đá, lụa, tre và nan tre…làm giấy. Các loại giấy này gây
tốn kếm và bất tiện, lại khó bảo quản. Năm 105, Thái Luân đã phát minh ra
cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách…làm giấy. Giấy này được vua thừa nhận
gọi là giấy Thái hầu. Việc phát minh ra giấy là một cuộc cách mạng trong việc
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 17
truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng và phổ biến kiến thức. Giấy được nhân
loại tiếp thu nhanh chóng ( thế kỷ II truyền sang Việt Nam, thế kỷ IV truyền
sang Triều Tiên…, năm 1690 sang Mỹ). Như vậy, Trung Quốc đã biết là ra
giấy trước châu Âu hàng nghìn năm.
- Nghề in:
Tiếp theo nghề làm giấy, nghề in được xem là một cuộc cách mạng lớn lao
của nhân đan Trung Quốc thời Cổ đại. Trước đó, họ đã có nghề truyền thống là
khắc vào đá. Khoảng thời Tùy, nghề in khắc bản xuất hiện, lúc đầu là khắc và
in tượng Phật, sau đó mới khắc in các loại sách khác. Cách in bàn bản khắc
mất nhiều công sức và thời gian nên nên người ta nghĩ ra cách in cải tiến . Đầu
thế kỷ XI, một người bình dân tên Tất Thăng (1041 - ?) đã phát minh ra cách
in chữ rời bằng đất sét nung, Thẩm Quát cungc thử in chữ rời bằng gỗ nhưng
không thành, nhưng sau đó, Vương Trinh đã thành công. Ngoài cách in chữ rời
bằng đất nung và gỗ, người ta tiếp tục cải tiến đúc chữ rời bằng thiếc ( thời
Nguyên), bằng đồng, chì ( thời Minh). Từ thời Đường, thuật in của Trung
Quốc đã truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên, sau đó sang Ba Tư, Ả Rập, châu
Âu. Năm 1456, người Đức đã dùng chữ rời để in thành bản Thánh kinh…
Người Trung Quốc đã đi trước họ 400 năm trong lĩnh vực in ấn này.
Bốn phát minh trên có giá trị to lớn về mặt lịch sử phát triển khoa học kỹ
thuật của thế giới. Fraincis Bacon đã chỉ rõ: nghề in, thuốc súng, kim chỉ nam
– “ ba loại này đã thay đổi bộ mặt thế giới, loại thứ nhất trên bình diện văn
học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh, laoij thứ ba trên bình diện hàng
hải..” K.Marx cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những phát minh đó đối
với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
11/ Ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc tới các nước và thế giới.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 18
LỜI KẾT
Trung Quốc được xem là một trong những quốc gia có nền văn hóa rực rỡ nhất
trên thế giới. Với một lãnh thổ rộng lớn, vị trí địa lý thuận lợi, dân cư đông đúc và đa
dạng các dân tộc, người Trung Quốc đã xây dựng cho mình một nền văn minh lớn
với các thành tựu có thể kể đến như là: thuốc súng, kim chỉ nam, giấy và nghề làm
giấy, nghề in.
Những thành tựu rực rỡ trên không chỉ cho thấy sức sáng tạo, tài năng , sức
mạnh của dân tộc Trung Hoa, đồng thời nó đã trở thành một bộ phậncủa nền văn
minh nhân loại. Có ảnh hưởng sâu sắc, to lớn đến nền văn minh của các dân tộc khác
trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam và các nước Đông Á.
Để góp phần hiệu quả và rõ hơn trong việc nghiên cứu về nền văn minh Trung
Quốc cổ trung đại nói chung và lịch sử văn minh nói riêng. Chúng em hy vọng thông
qua bài thảo luận này sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và sâu sắc hơn. Một nền văn minh
rực rỡ và lượng kiến thức thì rất rộng nên trong quá trình làm bài nhóm không thể
tránh được những thiếu sót, nên mong cô và các bạn nhận xét và đóng góp ý kiến để
bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lịch sử văn minh thế giới - Vũ Dương Ninh (chủ biên). NXB giáo dục .
Lịch sử văn minh thế giới – Lê Phụng Hoàng (chủ biên). NXB giáo dục.
Lịch sử thế giới cổ đại – Lương Ninh (chủ biên). NXB giáo dục.
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 20
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Lịch sử văn minh thế giới
Nhóm Glory 21
MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... Trang 1
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC.............................................. Trang 2
1. Chữ viết ..................................................................................................................... Trang 2
2. Văn học ..................................................................................................................... Trang 3
a/ Kinh thi ................................................................................................................. Trang 3
b/ Thơ Đường ............................................................................................................ Trang 3
c/ Tiểu thuyết Minh – Thanh ..................................................................................... Trang 4
3. Sử học ........................................................................................................................ Trang 5
4. Nghệ thuật ................................................................................................................. Trang 7
a/ Kiến trúc................................................................................................................ Trang 7
b/ Điêu khắc .............................................................................................................Trang 10
c/ Hội họa .................................................................................................................Trang 10
5. Khoa học tự nhiên .....................................................................................................Trang 11
a/ Toán học...............................................................................................................Trang 11
b/ Thiên văn học và lịch pháp ...................................................................................Trang 11
c/ Y dược học ...........................................................................................................Trang 12
6. Địa lý học .................................................................................................................Trang 13
7. Nông học ..................................................................................................................Trang 14
8. Bốn phát minh lớn.....................................................................................................Trang 14
LỜI KẾT ...........................................................................................................................Trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................Trang 18
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN .................................................................................Trang 19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trung_quoc_7308.pdf