Để phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh, cạnh tranh được với hàng dệt- may Trung
Quốc và các nước khác vào các thị trường rộng lớn và “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản, đã
đến lúc cần chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất”
thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao
các hoá chất- chất trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước với các máy móc thiết bị phù hợp, nhất
là các loại mới tiên tiến, hiện đại,
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt- may nhập khẩu vào
các thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ, ngành Dệt-May Việt Nam cần xây dựng ngay
những tiêu chuẩn cấp nhà nước hoặc ít ra là cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho
các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hoá chúng ta.
Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm
“xanh” phù hợp.
68 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung hàng rào kỹ thuật trọng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhập khẩu 186 nghìn tấn, giảm 7,4% so với
tháng trước và đạt trị giá là 267 triệu USD. Hết tháng 9/2009, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo
nguyên liệu của cả nước là 1,63 triệu tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt trị giá
là 2 tỷ USD.
Hết 9 tháng năm 2009, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu
có xuất xứ từ: Hàn quốc: 300 nghìn tấn, tăng 48,2% so với cùng kỳ 2008; Đài Loan: 240
nghìn tấn, bằng với cùng kỳ năm 2008; Thái Lan: 213 nghìn tấn, tăng 7,9%, A rập Xê út: 185
nghìn tấn, tăng 88,8%; Singapore: 114 nghìn tấn, tăng 5,8%; …
- Phân bón: trong tháng nhập khẩu 552 nghìn tấn, tăng 49,8% so với tháng trước với
trị giá đạt gần 147 triệu USD. Hết 9 tháng/2009, cả nước nhập khẩu 3,37 triệu tấn phân bón
các loại, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2008, trị giá đạt 1,05 tỷ USD.
Lượng phân Urê nhập khẩu vào Việt Nam trong 9 tháng qua là 1,08 triệu tấn, phân
SA là 901 nghìn tấn, phân DAP là 795 nghìn tấn, phân Kali là 274 nghìn tấn, phân NPK là
211 nghìn tấn.
Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ
Trung Quốc với 1,48 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 328 nghìn tấn, Hàn Quốc: 242 nghìn tấn;
Philippin: 204 nghìn tấn, Ucraina: 265 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 154 nghìn tấn, Nhật Bản: 135
nghìn tấn,…
- Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
trong tháng 9 là 7,96 nghìn chiếc, trị giá đạt gần 132 triệu USD. Trong đó, số lượng ô tô từ 9
chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu là 4,56 nghìn chiếc, tăng 6% so với tháng 8 với trị giá là 49
triệu USD.
Hết tháng 9, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu là gần 47,6 nghìn chiếc, tăng 4,9% so
với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, lượng xe dưới 9 chỗ ngồi là 24,4 nghìn chiếc, chiếm trên
51% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước.
47
Trị giá nhập khẩu linh kiện & phụ tùng ô tô trong tháng 9 đạt 206 triệu USD, tăng
30,1% so với tháng 8, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 9 tháng /2009 lên 1,14
tỷ USD, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm 2008.
2.6 Một số thông tin, qui định mới ở một số thị trường xuất khẩu:
2.6.1 Thông tin về các thị trường xuấ khẩu chính:
1/ MỸ:
XuHiện Mỹ đã vươn lên thành thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam và chiếm
hơn 20% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Hơn 15 năm kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, và 5 năm sau khi hai
nước ký kết hiệp định song phương, thương mại Việt Nam Hoa Kỳ đã có những tăng trưởng
đáng kể. Hiện Mỹ đã vươn lên thành thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam và
chiếm hơn 20% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính chung 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,197 tỉ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Top năm mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 9
tháng đầu năm 2009 gồm: hàng dệt may tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu đạt 3,69 tỉ USD, tuy có
giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước; Giày dép vượt qua gỗ và sản phẩm gỗ giành vị trí thứ
hai đạt 767 triệu USD, tăng gần 1%; gỗ và sản phẩm gỗ lùi về vị trí thứ 3 đạt 764,67 triệu
USD, giảm 2% so với cùng kỳ; thuỷ sản đạt 518,7 triệu USD, giảm 2,7%; dầu thô đạt
791.688 tấn, tương đương với 325,3 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 54,5% về trị
giá so với cùng kỳ 2008.
Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn đang phải đối phó với nhiều rào cản bảo
hộ như cá tra và basa và tôm vẫn tiếp tục phải chịu thuế chống bán phá giá. Hoa Kỳ đang có
ý định đưa cá tra và basa vào diện quản lý chất lượng sản phẩm nhập khẩu của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (khắt khe hơn so với quản lý của FDA trước đây). Các sản phẩm sử dụng
nguyên liệu thực vật (như đồ gỗ, các sản phẩm mây, tre, lá …) sắp tới phải chịu quản lý khắt
khe hơn về nguồn gốc nguyên liệu. Túi nhựa PE đựng hàng đang bị điều tra về trợ cấp và
48
bán phá giá. Hàng dệt may tuy không còn bị giám sát nhưng cũng có thể bị kiện trợ cấp và
bán phá giá và phải chịu quản lý chặt chẽ hơn về an toàn sản phẩm.
Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đạt 2,074 t ỉ USD, tăng 3,29% so với cùng kỳ 2008. Các mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm: máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 507,895 triệu
USD, tăng 71,3%; bông đạt 124.633 tấn tương đương 157,637 triệu USD, tăng 50,1% về
lượng và tăng 22,2% về trị giá so với cùng kỳ; ô tô nguyên chiếc đạt 132,936 triệu USD,
giảm 41,2%; thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 124,313 triệu USD, tăng 6,25%; chất dẻo
nguyên liệu đạt 104,254 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ.
Hoa Kỳ hiện cũng là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đang kêu gọi
Hoa Kỳ cấp quy chế Thuế quan phổ cập cho Việt Nam để hàng hóa Việt Nam kh i nhập khẩu
vào thị trường Mỹ được hưởng mức thuế thấp hơn.
2/ EU:
EU là thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Điều đó được thể hiện trong chính sách của EU đối với Việt Nam, trong hợp tác giữa EU và
ASEAN được phát triển mạnh vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước; nhất là sau khi hai
bên ký các hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật với các mục tiêu:
Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có
lợi và dành cho nhau Quy chế Tối huệ quốc (MFN); Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở
Việt Nam, đặc biệt chú trọng cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư nghèo và trợ giúp
các nỗ lực của Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhằm
bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.
Cùng với các Thỏa thuận về Việt Nam gia nhập WTO ký năm 2004 và Hiệp định về hàng dệt
may và giày dép; Thỏa thuận về mở cửa thị trường, trong đó có việc bỏ hạn ngạch dệt may
cho Việt Nam từ 01/01/2005, quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam đã bước sang thời
kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam
- EU tăng nhanh trong các năm gần đây. Tiềm năng của thị trường EU đối với Việt Nam rất
tốt. EU là một thị trường rất rộng lớn và có nhu cầu cao về hàng hóa chất lượng cao. Vì là thị
trường lớn và ổn định nên rất nhiều nước đặt mục tiêu thâm nhập vào thị trường EU. Do đó,
mức độ cạnh tranh trên thị trường này rất lớn. Để có thể cạnh tranh và phát triển quan hệ
49
thương mại với EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là trong
bối cảnh hiện nay, Việt Nam cùng với các nước ASEAN, trong đó Việt Nam chủ trì đàm
phán với các nước EU theo định hướng xây dựng khu vực mậu dịch tự do giữa EU và các
nước ASEAN. Nếu thành công, sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước ASEAN trong
đó có Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Hiện nay, EU đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ. 6 tháng đầu
năm 2009, xuất khẩu vào thị trường châu Âu đạt kim ngạch 7,39 tỷ USD (tăng 19,3%). Mặc
dù một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm nhỏ dần và
một số mặt hàng đã cho thấy tín hiệu tích cực như dệt may vào EU trong tháng 6 tăng nhẹ so
với tháng 5 và thủy sản vào EU quý II tăng 26,2% so với quý I.. Đối với mặt hàng giày dép
của Việt Nam, với tổng giá trị 2,1 tỷ USD trong năm 2007, chiếm hạn ngạch 7 % tổng kim
ngạch nhập khẩu mặt hàng này của EU. Nhu cầu nhập khẩu giày dép những năm gần đây của
thị trường EU khoảng trên 29 tỷ USD/năm. Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu của Việt
Nam vào EU năm 2008 đạt trên 10 tỷ USD, tăng trên 23% so với năm trước. Các mặt hàng
dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, cà phê được dự báo là sẽ có mức tăng khá cao;
trong đó, giày dép tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch dự
kiến đạt 2,7 tỷ USD.
Đối với hàng dệt may, mặc dù vẫn dự đoán mức tăng trưởng ở thị trường này với kim ngạch
khoảng 1,65 tỷ USD, nhưng Bộ Công thương cũng nhận định, việc EU bãi bỏ hạn ngạch cho
hàng dệt may Trung Quốc trong năm nay sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với hàng dệt may Việt
Nam. Với cà phê, EU cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng
khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2008, dự kiến xuất khẩu cà phê
sang EU đạt 820 triệu USD; các mặt hàng khác cũng được dự báo tăng khá cao là thuỷ sản
đạt khoảng gần 1,2 tỷ USD, tăng 25%; sản phẩm gỗ đạt khoảng 780 triệu USD, tăng 30%.
Nhằm đạt các mục tiêu xuất khẩu sang thị trường EU, Bộ Công thương khuyến cáo các
doanh nghiệp phát triển thêm mặt hàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch như sản phẩm cơ
khí, linh kiện vi tính và điện tử bên cạnh việc duy trì những mặt hàng đã có chỗ đứng như dệt
may, giày dép, nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ. Về thị trường: Cần tiếp tục
khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan,
50
Bỉ; kết hợp với đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của khu vực EU như
Cộng hòa Czech, Hungary, Ba Lan.
Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư, kinh doanh đạt hiệu quả, ngoài việc các doanh nghiệp, hiệp
hội cần hiểu rõ chính sách thương mại, các định chế và quy định khắt khe của thị trường lớn
này: Thứ nhất, vận động đấu tranh để EU tiếp tục cho Việt Nam hưởng GSP (hệ thống ưu đãi
phổ cập) đối với mặt hàng giày – mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang EU. Thứ hai là vận
động công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Một điều cũng hết sức quan
trọng là ngoài xúc tiến thương mại theo những hình thức thông thường thì Việt Nam cũng
phải tìm những phương thức mới như đầu tư ra nước ngoài, thành lập doanh nghiệp Việt
Nam ở nước ngoài, như ở Bỉ đã bắt đầu làm với mặt hàng thủy sản; rồi xây dựng những kho
ngoại quan. Còn hình thức cao hơn nữa là thâm nhập vào hệ thống phân phối của các nước
EU”.
Kể từ 11/01/2007, khung pháp lý về thị trường thương mại, dịch vụ giữa Việt Nam và EU đã
được mở hoàn toàn. Một thời kỳ mới với nhiều cơ hội và thách thức đang mở ra. Vấn đề
quan trọng và có tính quyết định là các doanh nghiệp cần nắm vững và vận hành thật tốt các
chính sách, thể chế, quy định của WTO nói chung và EU nói riêng vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của đơn vị, ngành hàng mình, nhằm góp phần
đưa Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. GDP đạt gần 11.000
tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới); tổng kim ngạch ngoại thương đạt gần 1.400 tỷ USD
(chiếm gần 20% thương mại toàn cầu). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch
mậu dịch là 3.092 tỷ USD (chiếm 41,4% thị phần thế giới). EU đứng đầu thế giới về xuất
khẩu dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngoài chiếm
47% FDI toàn cầu. Điều này cho thấy, EU đã và đang là một thị trường rộng lớn, đầy hứa
hẹn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế
quốc tế.
3/ NHẬT
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (JVEPA) đã có hiệu lực được hơn nửa tháng.
Ít nhất 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản
51
được hưởng ưu đãi thuế. Bởi thế, các DN XK đang nỗ lực tìm mọi cách tận dụng những lợi
thế này.
Thời cơ lớn
Sẽ có trên 7.000 mặt hàng VN khi đi vào Nhật thuế suất bằng 0% và rất nhiều mặt hàng nông
sản, thủy sản, đồ nội thất... có thể thâm nhập thị trường này mà không vướng hàng rào kỹ
thuật. Điều này đã khiến các DN chớp thời cơ tìm kiếm đơn hàng và bạn hàng mới để đẩy
mạnh XK sang thị trường giàu tiềm năng này.
Những ngày đầu tháng 10/2009, Hiệp hội rau quả Việt Nam đã tổ chức một đoàn DN sang
Nhật Bản tìm kiếm cơ hội kinh doanh và giới thiệu sản phẩm sẵn có của các DN Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả thì đây là một trong những thị
trường chính và lâu năm của các DN sản xuất rau quả XK với kim ngạch lớn đạt khoảng 30
triệu USD/năm.
Trong chuyến đi khảo sát thị trường lần này mặt hàng các DN Việt Nam chào bán là toàn bộ
các loại rau quả chế biến, đồ hộp đông lạnh rau quả sấy và muối, nước quả cô đặc và gia vị.
Mục đích của các DN Việt Nam là gặp gỡ trực tiếp khách hàng, xem cơ sở kho tàng, dây
chuyền chế biến cũng như kênh phân phối của đối tác để từ đó có những đề nghị hợp tác
kinh doanh.
Kết quả đạt được rất khả quan khi nhiều khách hàng cũ đã tiếp tục đặt những đơn hàng mới
và đề xuất muốn mua những sản phẩm mới khác. Đơn cử như quả gấc và những chế phẩm từ
gấc được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau; chuối, vú sữa, măng cụt và những sản phẩm
chế biến từ các loại quả này. Từ những yêu cầu của thị trường Nhật Bản, các DN chế biến
rau quả của Việt Nam sẽ thí nghiệm và thử tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu nhằm đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng.
Với ngành nông- lâm- thủy sản, theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng của Việt Nam được
hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 -
52
2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế
nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá như
cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.
Đặc biệt, thị trường này đang là khách hàng tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam,
chiếm xấp xỉ 30% giá trị XK mặt hàng này với kim ngạch ước đạt khoảng 400 triệu
USD/năm. Vì thế, nhiều DN sản xuất thủy sản đã khá vui mừng lên kế hoạch đẩy mạnh XK
sang Nhật.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty Cafatex (Cần Thơ) cho biết: “Thuế suất đối
với tôm vào thị trường Nhật trước đây là 4,5%, nay giảm xuống 0% thì rõ ràng chúng ta
được tăng sức cạnh tranh lên. Chúng tôi rất lạc quan vì trước đây chúng ta xuất nhiều tôm
vào Nhật nhưng cạnh tranh khá vất vả với hàng của một số nước khác trong khu vực
ASEAN vì đã có hiệp định song phương với Nhật”.
Nhóm ngành gỗ chế biến cũng có cơ hội lớn, bởi đây là thị trường lớn thứ ba đối với sản
phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, các DN Việt Nam đã lấy lại
được vị thế của mình tại thị trường này. Trong khi xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội
thất bằng gỗ sang hầu hết các thị trường giảm thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại có
xu hướng tăng khá bền vững. Theo số liệu thống kê, trong tháng 6/2009, kim ngạch xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 27,4 triệu USD, tăng
8,3% so với tháng trước. Như vậy, sau khi liên tục giảm sút trong tháng 4 và tháng 5, thì
sang tháng 6, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đã
tăng trở lại. Tính chung, trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 167,4 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm
2008. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là
cơ hội tốt đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ: Nhật Bản
53
là thị trường trọng điểm của ngành chế biến gỗ, hiệp hội đang tìm kiếm thông tin cụ thể về
những mặt hàng gỗ chế biến được giảm thuế để giữa tháng 11/2009 họp bàn với các DN
thành viên lên kế hoạch chi tiết cho việc đẩy mạnh XK các sản phẩm chế biến từ gỗ sang
Nhật.
2.6.2 Quy định về nhập khẩu rau quả vào thị trường Canada
Một thập kỷ trở lại đây, lượng rau quả nhập ngoại vào thị trường Canada tăng lên
đáng kể. Mối quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng của người Canada và sự chú ý đến ẩm
thực dân tộc đã làm cho lượng rau quả các loại đóng hộp, đông lạnh và bảo quản nhập khẩu
tăng. Sự gia tăng dân số người gốc Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam cũng là một lý do. Theo
Bộ Nông nghiệp Canada, những người nhập cư mới này tiêu thụ nhiều hơn 1/3 lượng tiêu
thụ bình quân đầu người gốc Canada hay Mỹ. Canada là một trong những nước có hạ tầng
quản lý chất lượng phát triển nhất thế giới. Thực phẩm chế biến phải có chất lượng tốt, lành
tính, phù hợp cho tiêu dùng của con người, được sản xuất và đóng gói trong điều kiện đảm
bảo vệ sinh. Nhà xuất khẩu cần lưu ý những yêu cầu bao gồm: những cấp độ tối thiểu phản
ánh thành phần, độ tinh khiết, chất lượng và kích cỡ sản phẩm; bao gói được mô tả trước, kể
cả chủng loại và kích cỡ, mức độ lấp đầy, thành phần và độ chắc của bao bì; chất lượng sinh
học của nước sử dụng trong sản phẩm, chế biến và làm sạch bao bì và thiết bị phải được
giám sát; dán nhãn chính xác. Tính ổn định về chất lượng và giao hàng theo đúng mô tả của
đơn đặt hàng là yếu tố quan trọng để duy trì sự đặt hàng. Với bao bì bên ngoài, các kiện hàng
phải được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp với các thông tin sau: tên sản phẩm và chủng
loại sản phẩm; trọng lượng kiện theo pound hoặc kilogram; lượng hàng trong mỗi kiện;
chủng loại mặt hàng; kích cỡ thùng; nước hay vùng xuất xứ; tên và địa chỉ nhà sản xuất hay
xuất khẩu; mã vạch; số lô hàng.
Bao bì cho rau quả đóng hộp và đóng chai: Vật liệu tốt nên được dùng cho hộp (cans)
có hàm lượng thiếc cho phép ở Canađa là 250 ppm. Hộp nên có tráng men bên trong hay phủ
nhựa. Nếu lớp phủ bị bong do tráng men không tốt thì phải hủy ngay sản phẩm. Bao bì nhựa
có thể tái chế tương đối phổ biến ở Canađa do có trọng lượng nhẹ, không vỡ và có chi phí
vận chuyển thấp. Nếu dùng lọ thì lọ cần có nắp dễ mở. Các loại kích cỡ bao bì phổ biến là
398ml (14fl.oz) và 540ml (18fl.oz) dùng bán lẻ và 281ml (100fl.oz) dùng trong công nghiệp
hay ngành thực phẩm ăn uống.
54
Bao bì cho rau quả đông lạnh: Túi nhựa, thường là loại zip-lock có cỡ chứa là 1kg là
loại bao bì phổ biến nhất cho rau đông lạnh. Loại túi nhựa dùng cho lượng rau quả khoảng
250g thường được đóng kín, xếp trong hộp carton. Quả đông lạnh thường đóng gói trong bao
bì 3 lớp có khả năng chứa nặng, bằng bìa lượn sóng có nắp đậy trên đỉnh và dưới tráng kim
loại. T iêu chuẩn cho kích cỡ bao bì loại này không giống như loại hộp, tuy nhiên dựa trên
trọng lượng, kích cỡ phổ biến là 250g và 500g.
Kiểm tra hàng hóa: Hàng rau quả nhập khẩu vào Canada không chịu hạn ngạch hay
giấy phép, tuy nhiên bị kiểm tra về: cấp độ và tiêu chuẩn tối thiểu; bao bì, nhãn mác, yêu cầu
về an toàn y tế các loại thực phẩm biến đổi gen: ngô, đậu, cà chua… phải được kiểm tra đánh
giá là an toàn và được Bộ Y tế Canada chấp thuận mới được chào hàng và bán tại Canada.
Mức thuế suất dao động từ 0% đến khoảng 20% tùy thuộc vào Hiệp định Mậu dịch tự do và
thương mại song phương mà Canada đã ký kết. Để có thông tin về mức thuế cụ thể liên hệ
với cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA, websie: www.cbsa.gc.ca/menu-e.html). Tùy
thuộc vào từng sản phẩm mà một hay nhiều luật và quy định sau sẽ có liên quan: đạo luật về
nông sản Canada, đạo luật và quy định về thực phẩm và thuốc; đạo luật và quy định về bao
gói và nhãn mác hàng tiêu dùng; đạo luật về thuế quan.
Một số hội chợ, triển lãm chuyên ngành về nhóm hàng này thường được tổ chức hàng
năm ở Canada như: triển lãm thực phẩm và đồ uống Canada được tổ chức hàng năm vào
tháng 2; triển lãm thực phẩm loại tốt của Canada được tổ chức vào tháng 4 – 5 hàng năm; hội
chợ và triển lãm rau quả được tổ chức vào tháng 10.
Danh mục mã HS các mặt hàng Trung Quốc nâng mức hoàn thuế xuất khẩu
Kể từ 1/11/2008, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định nâng mức hoàn thuế xuất khẩu
đối với một số nhóm mặt hàng xuất khẩu cụ thể như sau:
1. Một số sản phẩm dệt may, đồ chơi, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu nâng lên thành 14%.
2. Sản phẩm gốm sứ tiêu dùng và nghệ thuật, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu nâng lên thành 11%.
3. Một số sản phẩm nhựa, tỉ lệ hoàn thuế nâng lên thành 9%.
4. Một số sản phẩm đồ gia dụng, tỉ lệ hoàn thuế nâng lên thành 11%, 13%.
5. Một số loại dược phẩm, kính an toàn, máy khâu, quạt điện, máy tính xách tay, một số loại
sách báo…, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu được nâng lên các mức 9%, 11%, 13% khác nhau.
55
(Nguồn: chi nhánh Thương vụ Việt Nam Tại Trung Quốc)
2.6.3 Một số thông tin qui định mới và những cảnh báo cho các tổ chức sản xuất trong
nước:
G/TBT/N/KOR/194
Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc (MKE) thông báo việc thực hiện áp dụng Tiêu chuẩn
hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) ban hành theo “Quy định về ghi nhãn và tiêu chuẩn
tiết kiệm năng lượng“ (MKE Notice No. 2008-99) năm 1992. Vào thời điểm đó đã có 21 thiết
bị chịu sự điều chỉnh của tiêu chuẩn MEPS bao gồm cả tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ. Kế hoạch
của Bộ Kinh tế tri thức là mở rộng phạm vi điều chỉnh đến những bộ nắn dòng bên ngoài và bộ
sạc bin vào ngày 1 tháng 1 năm 2009.
Mục đích của việc áp dụng tiêu chuẩn này là để bảo vệ môi trường bằng cách khuyến
khích sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Từ ngày 1/1/2007, Bộ Kinh tế tri thức đã khuyến cáo việc áp dụng tự nguyện tiêu chuẩn
MEPS cho bộ nắn dòng bên ngoài và bộ sạc bin.
G/TBT/N/ZAF/87
Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp Nam Phi thông báo dự kiến
ban hành quy chế liên quan đến việc phân loại, đóng gói và ghi dấu đối với hành và cây hẹ
tây bán trên thị trường Cộng hòa Nam Phi. Quy chế này đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn
chất lượng, thùng đóng hàng, đóng gói và ghi dấu, lấy mẫu, hành vi vi phạm và mức xử phạt
đối với việc bán hành và cây hẹ tây trên thị trường Nam Phi. Hạn góp ý đến hết ngày
31/12/2008.
G/TBT/N/JPN/270
Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật bản
thông báo về việc sửa đổi từng phần đối với Thông báo của bộ trưởng về Luật ghi nhãn chất
lượng hàng hóa dùng trong gia đình. Những sản phẩm bị điều chỉnh bởi Luật ghi nhãn chất
lượng hàng hóa dùng trong gia đình này bao gồm: hàng hóa làm bằng nhựa; chai đựng nước
nóng làm từ nhựa cứng, thiết bị điện; điều hòa nhiệt độ.
56
Việc sửa đổi tập trung ở nội dung ghi nhãn và tuân thủ các nguyên tắc ghi nhãn chất
lượng đối với các hàng hóa làm bằng nhựa; sửa đổi tay cầm của chai đựng nước nóng làm từ
nhựa cứng, thiết bị điện; sửa đổi các nội dung ghi nhãn và tuân thủ dựa trên Chương trình
Top Runner theo Luật bảo vệ năng lượng.
Việc sửa đổi này sẽ được thông qua vào tháng 11/2008. Hiệu lực thi hành đối với Chỉ
thị của Bộ trưởng về Quy tắc ghi nhãn chất lượng đối với hàng hóa làm bằng nhựa sửa đổi sẽ
có hiệu lực từ tháng 5/2009; Quy tắc ghi nhãn chất lượng đối với Thiết bị điện sẽ có hiệu lực
từ tháng 10/2009.
G/TBT/N/SVN/69(SLOVENIA)
Tiêu chuẩn SIST 1011:2008 – Sản phẩm xăng lỏng- nhiên liệu dầu EL- yêu cầu và
phương pháp thử.
Do không có tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Châu âu, các thành viên của hiệp hội
tiêu chuẩn Quốc gia SIST/TC NAD đã quyết định ban hành tiêu chuẩn quốc gia.
Yêu cầu này liên quan đến việc kiểm soát hàm lượng vi khuẩn và hàm lượng bổ sung
của axit béo este mê tin (FAME) trong sản phẩm chưng cất đã bị xóa bỏ trong phiên bản 6
của tiêu chuẩn SIST 1011:2008.Quy định này có hiệu lực từ tháng 10 năm 2008.
G/TBT/N/UKR/3 (UKRAINE)
Nhằm mục đích hài hòa các yêu cầu chất lượng, bảo vệ sức khỏe con người và an
toàn. Bộ Y tế Ucraina, Ủy ban quốc gia về quy chuẩn kỹ thuật và chính sách người tiêu dùng
ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật về các sản phẩm thuốc đựng trong bình thủy tinh dùng trong
phòng thí nghiệm để chuẩn đoán, quy định về an toàn và quy trình đánh giá sự phù hợp. Dự
thảo quy chuẩn kỹ thuật sẽ thực thi phù hợp với quy định về thuật ngữ, khái niệm, nguyên
tắc, cơ chế, quy trình đánh giá, đánh giá sự phù hợp của các sản phẩm và sản xuất, kiểm soát,
giám sát của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá sự phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe con
người và môi trường. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật cũng sẽ xác định quy chế để phân loại sản
phẩm thuốc dùng để chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đựng trong bình thủy tinh, mô tả quy
57
trình đánh giá các yêu cầu sự phù hợp của các yêu cầu cơ bản và các tiêu chuẩn quốc gia,
hình thức công bố sự phù hợp.Quy định này dự kiến có hiệu lực từ năm 2012.
G/TBT/N/CAN/253 và G/TBT/N/CAN/254
Bộ Môi trường và Bộ Y tế Canada thông báo dự kiến ban hành Chỉ thị bổ sung những chất
độc vào Mục lục 1 kèm theo Luật Bảo vệ môi trường Canađa năm 1999.
Các chất paraffin khử trùng bằng clo thường có 3 loại: chuỗi ngắn (có từ 10-13 nguyên tử
cacbon), chuỗi trung bình ( có từ 14-17 nguyên tử cácbon) và chuỗi dài (có từ 18 nguyên tử
cácbon trở lên). Ở Canađa, những chất này được sử dụng chủ yếu trong luyện kim, nhựa và
cao su hoặc dùng như chất phụ gia trong dầu mỡ.
Những đánh giá khoa học đã cho thấy ảnh hưởng của chúng đến con người và môi trường là
rõ ràng theo những quy định tại Phần 64 của Luật bảo vệ môi trường của Canađa năm 1999
(CEPA 1999). Những chất này bao gồm:
Propanedinitrile,[[4[[2(4cyclohexylphenoxy)ethyl]ethylamino]2methylphenyl]methyl
ene]- (CAS No. 54079-53-7);
Methyloxirane (CAS No. 75-56-9);
Ethyloxirane (CAS No. 106-88-7);
Naphthalene (CAS No. 91-20-3);
Toluene diisocyanates (ba chất: CAS No. 26471-62-5, 584-84-9 và 91-08-7);
1,2-Benzenediol (CAS No. 120-80-9);
1,4-Benzenediol (CAS No. 123-31-9),
Mục đích của Chỉ thị này nhằm đảm bảo phù hợp với phần 90(1) của Luật Bảo vệ môi
trường Canađa năm 1999 (CEPA 1999), theo đó bổ sung các chất paraffin khử trùng bằng
clo vào Danh mục các chất độc hại thuộc Mục lục 1 của Luật. Những chất này được phát
hiện có độc tố theo quy định tại Phần 64 của Luật CEPA 1999.
Việc bổ sung những chất này vào Mục lục 1 của Luật CEPA 1999 có thể ngăn chặn hoặc
kiểm soát được các hoạt động liên quan đến chúng nhằm đảm bảo việc bảo vệ sức khỏe con
người và môi trường.Thời hạn góp ý cho dự thảo này là 19 /11/ 2008
*** Nhiều quy định mới
58
Đi kèm với lô hàng trên 2 triệu sản phẩm thớt vừa xuất sang Đức của Công ty cổ phần
chế biến gỗ Đức Thành (TP.HCM) là bản cam kết của nhà sản xuất không sử dụng các loại
hóa chất độc hại theo tiêu chuẩn REACH. Đây là quy định mới của Liên minh châu Âu (EU)
về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, gồm các nội dung đăng ký, xem xét, cấp phép và
hạn chế với hóa chất. Theo đó, không chỉ riêng công ty Đức Thành, mà các doanh nghiệp
xuất khẩu đồ gỗ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải đăng ký hoặc cam kết các loại hóa
chất trong nguyên liệu sử dụng là gỗ, vecni, sơn, keo... có độc hại hay không, cũng như tỉ
lệ/nồng độ các loại hóa chất này được phép là bao nhiêu để đối tác đăng ký với cơ quan quản
lý tại nước sở tại nhằm dễ kiểm soát. Nếu doanh nghiệp không cung cấp, hàng xuất qua có
thể bị trả về.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang gặp khó bởi Luật IUU (Illegal,
unreported and unregulated fishing - những quy định về hạn chế các hoạt động đánh bắt bất
hợp pháp không có báo cáo và không theo quy định), được EU áp dụng từ ngày 1/1/2010.
Quy định này yêu cầu tất cả các lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai
thác, vùng biển khai thác..., nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU. Đây là yêu cầu khó
đáp ứng được trong thời gian còn lại của năm 2009 khi EU là thị trường nhập khẩu thủy sản
lớn nhất của Việt Nam. Các chuyên gia thương mại nhận định, chính sách này có thể trở
thành một hàng rào phi thuế quan đối với thủy sản Việt Nam.
Mặt hàng hoa quả cũng bị “siết” khi Chính phủ Indonesia vừa ra một quy định mới
áp dụng từ ngày 18/8/2009, yêu cầu các nhà xuất khẩu trái cây, rau quả sang Indonesia phải
có giấy chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm (CoA) do cơ quan kiểm dịch cấp.
Mỹ cũng ban hành đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) có hiệu lực
từ 10/2/2010 áp dụng đối với ngành dệt may, trong đó danh mục các sản phẩm bị hạn chế
nhập khẩu ngày một dài ra. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng đòi hỏi khá nghiêm
ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu.
59
Chương 3: Giải pháp đặt ra cho nước ta để vượt qua các rào cản thương mại
thời gian tới
3.1 Đối với nhà nước
Giữa Bộ NN và PTNT và Bộ Công thương sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong
lĩnh vực cung cấp thông tin, dự báo, quản lý lưu thông các loại vật tư phục vụ sản xuất nông,
lâm, thủy sản cũng như các sản phẩm chuyên ngành, chống buôn lậu và gian lận thương mại
trong xúc tiến thương mại.
Ðề nghị các tham tán thương mại Việt Nam tại các nước tiếp tục phối hợp, hỗ trợ
thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản như: cung cấp thông tin và dự báo thị trường, giá cả,
các quy định về xuất nhập khẩu của các nước, các rào cản thương mại và kỹ thuật, phối hợp
triển khai xúc tiến thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại và kỹ thuật xảy ra.
Các tham tán tăng cường việc tổ chức giới thiệu về tiềm năng phát triển nông, lâm,
thủy sản Việt Nam với nước ngoài, cũng như những khó khăn trong công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, phát triển nông thôn, kêu gọi vốn ODA, FDI cho ngành NN và PTNT.
Hiện nay còn có dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, các tham tán cũng sớm thông báo
với bạn hàng ở các thị trường về những giải pháp phòng, chống dịch bệnh tạo niềm tin cho
bạn hàng yên tâm trong quan hệ mua, bán nông sản với các doanh nghiệp trong nước.
Bộ NN và PTNT kiến nghị Bộ Công thương sớm có cơ chế, chính sách cho phép các
tham tán được ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước về giới thiệu thị trường tiêu thụ
sản phẩm.
Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp về
kinh phí, miễn giảm thuế một thời gian, vay ưu đãi để xây dựng các hệ thống quản trị chất
lượng trên. Đối với các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa sự cần
thiết phải xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng, bởi vì: ''Chất lượng nằm ở mỗi con
người, mỗi bộ phận trong một tổ chức ở mọi lĩnh vực''.
Sửa đổi và nâng các yêu cầu/quy định của Việt Nam cho phù hợp với quy định của
Hiệp định TBT/SPS.
60
Xây dựng năng lực của các cơ quan quản lý, phòng thí nghiệm và các đơn vị cung cấp
dịch vụ kỹ thuật.
Xây dựng và duy trì các vùng an toàn dịch bệnh đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch.
Xây dựng và thực hiện các chương trình phòng chống dịch bệnh động vật quốc gia.
Thiết lập một hệ thống kiểm dịch thú y với các biện pháp hoạt động có hiệu quả để
duy trì mức bảo vệ thích hợp nhưng vẫn thúc đẩy việc buôn bán động vật và sản phẩm động vật.
Đề nghị các Tổ chức quốc tế, các nước hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình/dự án xây
dựng năng lực để hài hoà hoá các yêu cầu/tiêu chuẩn kỹ thuật.
Để thực hiện thắng lợi Chiến lược xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2006-2010, Nhà
nước cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu
tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước hạn chế về năng lực
thực hiện; phải đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo
điều kiện cấp tín dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng
phục vụ người mua, thay vì chỉ phục vụ nhà xuất khẩu trong nước; khuyến khích sự tham
của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chuyển từ hình thức
cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ, hoặc nhiều ngân hàng đồng tài trợ cho dự án sản
xuất vì mục đích xuất khẩu. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển vị thế từ người cho vay sang vị
thế đối tác hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách
hỗ trợ các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá
vào nước sở tại; đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích các công ty đa quốc
gia hoạt động tại Việt Nam tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới thị trường sẵn có của các công
ty này; chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ
ASEAN, WTO để có thể vận dụng hiệu quả ngay khi xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền
lợi của quốc gia, của doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện khẩn trương và đồng bộ các chính
sách và biện pháp, nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề theo chủ trương xã hội hoá
giáo dục đào tạo. Đơn giản hoá những qui định về thủ tục và điều kiện tham gia kinh doanh
dịch vụ giáo dục, đào tạo để đẩy nhanh một bước chất lượng của công tác đào tạo nghề và
kiến thức kinh doanh vốn đang còn nhiều hạn chế trong các doanh nghiệp Việt Nam; đẩy
61
nhanh quá trình ra quyết định chính sách, thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa Nhà
nước và doanh nghiệp, cũng như giữa các bộ ngành với nhau.
Nhà nước và các bộ, ngành liên quan sớm thay đổi cơ bản các chương trình xúc tiến
xuất khẩu theo hướng thiết kế các chương trình xúc tiến chuyên ngành đối với từng mặt hàng
mới (hoặc mặt hàng cần hỗ trợ), tập trung vào một số thị trường mới (hoặc thị trường cụ thể
cần ưu tiên phát triển); triển khai thực hiện một số chiến dịch lớn để quảng bá hình ảnh quốc
gia, sản phẩm của Việt Nam trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở nước ngoài, đặc
biệt trên các kênh truyền hình, tạp chí quốc tế nổi tiếng (CNN, BBC, Economics...); nâng cao
vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước
ngoài, để làm cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị
trường. Nhà nước cần ưu tiên và dành nguồn vốn để tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
thương mại, đặc biệt tại các cửa khẩu cũng như đường bộ, đường sắt dẫn tới biên giới, cảng
biển, cảng sông và các phương tiện liên quan. Trong đó, cần chú ý tới một số cửa khẩu lớn
giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó nối với Thái Lan, Myanmar..., để khai thác tốt
hơn những thoả thuận về thương mại trong khu vực Tiểu vùng sông Mêkông. Các cơ quan
quản lý nhà nước cần tăng cường áp dụng quy trình quản lý chất lượng công việc và chất
lượng cung cấp dịch vụ công, nhằm thường xuyên giám sát, quản lý hiệu quả chất lượng các
thủ tục hành chính cũng như dịch vụ công (ISO 9002, quy chế cơ quan…). Bên cạnh đó, các
hiệp hội ngành hàng cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, mô hình hoạt động theo
hướng chuyên nghiệp hoá, thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị
trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm mở rộng năng lực
sản xuất; là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ;
cần tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập
khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ
trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu.
3.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
Đầu tư cho cải tiến công nghệ, tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm của mình trước các đối
thủ cạnh tranh đồng thời đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị sản phẩm.
Hoàn thiện trình độ quản lý để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng và vượt qua các rào cản kỹ thuật của thị trường Đông Âu. Trong sản
62
xuất, các doanh nghiệp phải áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001: 2000; ISO 14001:
2000; GMP; HACCP; SA 8000,.... theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà lựa chọn áp
dụng. Chẳng hạn các doanh nghiệp may mặc có thể áp dụng cùng lúc các hệ thống ISO
9001: 2000, ISO 14001: 2000, SA 8000; các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm áp dụng
cùng lúc ISO 9001: 2000, ISO 14001: 2000, GMP; các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp
dụng HACCP, ISO 9001: 2000, ISO 14001: 2000,.v.v...Có thể nói rằng các hệ thống và tiêu
chuẩn nói trên là chìa khóa, chứng minh thư để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường
thế giới.
Tất cả hàng hóa đều phải đăng ký nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm thì mới
xuất khẩu thuận lợi.
Riêng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ lưu tâm đến "sách trắng" của EU về an
toàn thực phẩm. Đây là rào cản kỹ thuật cao, nếu thực phẩm không an toàn, nhất là thực
phẩm dành cho người thì sẽ bị đình chỉ không cho nhập và lưu thông trên toàn bộ cộng đồng
EU.
Đánh giá đúng thực trạng, lợi thế cạnh tranh trên từng thị trường, trên cơ sở đó sắp
xếp, điều chỉnh các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Nghiên cứu thị trường thế giới một cách cẩn trọng trước khi đưa hàng hóa thâm
nhập.
Doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh . Doanh
nghiệp là một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vì vậy, các doanh
nghiệp phải chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực
sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với
những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn
tới để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược
phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu
trọng điểm, tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình chiến lược
mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hóa, chuyên môn
63
hóa, hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng sức sản
xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo
hướng chuyên nghiệp hóa và công nghiệp hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó
gián tiếp giảm chi phí hoạt động, có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và
thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những
kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ở các nước phát triển. Tổ
chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, hợp lý hóa quy trình sản xuất – kinh doanh nhằm tiết kiệm
chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất –
kinh doanh nhằm giảm rủi ro, giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng, tiết kiệm chi phí; khai
thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại
điện tử, nâng cao hiệu quả SXKD. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản
xuất – cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa
học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến
khâu tổ chức sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và
sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Liên kết với các doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Bởi vì mỗi doanh nghiệp
trên thế giới đều có những ưu thế, nếu chúng ta biết tạo liên kết sẽ là cơ hội để khai thác tốt
về kinh nghiệm quản lý, tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ,.v.v...; sự liên kết này sẽ mang
lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp; còn hoạt động độc lập theo kiểu ''bế quan tỏa cảng'' sẽ
là một hạn chế cho sự phát triển của doanh nghiệp, khi mà xu thế thế giới là liên kết và sáp
nhập.
Xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (R - D) để không ngừng cải
tiến và đổi mới sản phẩm làm cho sản phẩm thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, chú trọng sử
dụng nguồn nhân lực có chất lượng, nghiên cứu kỹ về yêu cầu đối với khu vực thị trường
xuất khẩu, pháp luật chi phối, các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức về tiêu chuẩn
chất lượng, về các rào cản kỹ thuật, về hội nhập kinh tế quốc tế và cải thiện văn hoá doanh
64
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa (tạo ra được các sản phẩm đảm bảo
chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ảnh hưởng đến môi trường).
Doanh nghiệp VN nên chủ động trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế, đặc biệt là
những thay đổi trong những quy định của các quốc gia. Sự không cập nhật thông tin thường
xuyên sẽ khiến các doanh nghiệp rơi vào thế bị động. Ngoài ra, các doanh nghiệp VN cũng
phải có những biện pháp tích cực để đối phó mỗi khi xảy ra tranh chấp thương mại. Nếu thấy
những cáo buộc từ phía đối tác là bất công thì phải đấu tranh đến cùng để tránh tiền lệ.
3.3 Hướng giải pháp cho từng ngành:
3.3.1 Hướng khắc phục cho ngành thủy sản Việt Nam
Cần quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có tính liên ngành, liên vùng, có sự
phối hợp với quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư. Các khu quy hoạch phải có
quy mô đủ lớn, thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nuôi trồng sạch,
dễ dàng trong việc cung cấp nguồn nước sạch và xử lý nước thải, cũng như kiểm soát con
giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, kiểm dịch, sử dụng thuốc thú y, kiểm tra ô nhiễm môi trường
và thủy sản sau thu hoạch. Quy định các ao nuôi trồng thủy sản phải có các ao để xử lý nước
nuôi và nước thải, tránh các trường hợp nước thải chưa được xử lý làm ô nhiễm các vùng
nuôi. Đặc biệt phải ngăn chặn việc ô nhiễm từ các nguồn nước, rác thải của các khu dân cư,
các vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Đầu tư nghiên cứu và sản xuất các loại giống tôm, cá và giống thủy đặc sản sạch mầm
bệnh, cho năng suất và chất lượng cao. Đồng thời xây dựng kế hoạch nhập các giống tốt có
khả năng kháng bệnh để từng bước hòan thiện các bộ giống phù hợp với điều kiện của nước
ta. Nghiên cứu xây dựng đề án nuôi dưỡng và bảo tồn các loài giống thủy sản bố mẹ sạch
mầm bệnh, đặc biệt là giống tôm vị tôm bố mẹ di truyền bệnh sang cho tôm con. Phải có một
quy chế xét duyệt và tuyển chọn giống chặt chẽ, tránh các trường hợp giống không đủ tiêu
chuẩn đưa ra thị trường. Sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu sản xuất giống hiện tại, tập trung
đầu tư cho một số cơ sở có quy trình sản xuất khoa học có khả năng tạo ra các giống tốt
mang tầm cỡ quốc gia, nâng cấp một số trại sản xuất giống, cá, tôm, giống đặc sản phục vụ
nuôi xuất khẩu ở các địa phương, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất
65
giống tại Việt Nam. Qui định và kiểm soát chặt chẽ để tất cả các giống đưa vào lưu thông đã
được kiểm dịch và đảm bảo sạch mầm bệnh.
Tập trung nghiên cứu và áp dụng mô hình nuôi trồng sạch cho từng loại thủy sản, chú
trọng đến mô hình nuôi tôm sạch. Mô hình phải đảm bảo cả năng suất hiệu quả mới thu hút
được người nuôi áp dụng. Đồng thời nghiên cứu sản xuất hoặc nhập khẩu các hóa chất và
kháng sinh có tính năng tương đương, thay thế các hóa chất và kháng sinh đang bị cấm. Đầu
tư xây dựng một số cơ sở sản xuất thức ăn cho thủy sản theo công nghệ mới để tăng cường
chất lượng thức ăn, hạ giá thành, đảm bảo vệ sinh và phòng chống dịch bệnh.
Tăng cường đầu tư cho đội tàu đánh bắt xa bờ, trang bị các thiết bị, kỹ thuật khai thác
và bảo quản đảm bảo chất lượng cho hàng thủy sản, cũng như xây dựng đội tàu chuyên dùng
để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải sản, cung cấp các dịch vụ ngoài khơi. Trước mắt cần
hoàn thiện qui trình công nghệ đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cho hai loại
tàu công suất lớn và công suất nhỏ để đảm bảo hàm lượng histamin có trong các sản phẩm cá
ngừ và phổ biến quy trình cho các đội tầu của các tỉnh.
Các cơ sở chế biến phải kiểm tra nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào, vừa đảm bảo chất
lượng nguyên liệu vừa tạo áp lực để các nhà sản xuất và khai thác thủy sản phải áp dụng các
biện pháp nuôi trồng sạch và bảo quản đúng chế độ đề ra. Ký hợp đồng trực tiếp với các cơ
sở nuôi trồng, khai thác hoặc đặt trạm thu mua hoặc thông qua đại lý, thương lái để tối ưu
hóa quá trình lưu thông từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến để hạn chế việc nhiễm bẩn,
nhiễn khuẩn, ươn hỏng hoặc lây nhiễm chéo cho thủy sản nguyên liệu trong quá trình vận
động từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến. Đồng thời đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng như hệ thống ISO, GMP, tuân thủ nghiêm ngặt các
qui định kỹ thuật và vệ sinh cho hàng thủy sản xuất khẩu.
Xây dựng và hòan thiện các tiêu chuẩn, tập trung vào các tiêu chuẩn về chất lượng
con giống, thức ăn, thủy sản nguyên liệu, tiêu chuẩn về qui trình nuôi trồng, xử lý nước thải,
tiêu chuẩn về kỹ thuật hệ thống ao, hồ, bè nuôi trồng, tiêu chuẩn về các phương pháp kiểm
tra, đồng thời nâng cấp các cơ sở giám định có đủ năng lực và thiết bị kiểm tra đạt chuẩn
quốc tế. Cập nhật thông tin về các qui định chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thủy sản của
các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là danh mục hóa chất, kháng sinh bị cấm, xây dựng và
hòan thiện hệ thống các qui định nhằm đảm bảo qui định kỹ thuật và vệ sinh cho hàng thủy
66
sản và phổ biến tuyên truyền đến từng cơ sở tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và
xuất khẩu thủy sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất chế biến
và xuất khẩu hàng thủy sản, tuyệt đối không để hiện tượng buôn bán, sử dụng các hóa chất
và kháng sinh bị cấm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt để các lô hàng không đủ tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn được xuất khẩu ra thị trường nước ngòai. Các vùng nuôi trồng thủy
sản cần thực hiện mô hình liên kết “6 nhà” đó là: nhà nuôi trồng thủy sản, nhà cung cấp
giống; nhà cung cấp thức ăn, nhà cung cấp thuốc thú y; nhà nuôi trồng thủy sản, nhà chế
biến, xuất khẩu và Nhà nước. Trong đó cần thành lập liên hợp sản xuất thủy sản sạch gồm 5
nhà là nhà nuôi trồng thủy sản, nhà cung cấp giống, nhà cung cấp thức ăn; nhà cung cấp
thuốc thú y; nhà nuôi trồng thủy sản; nhà chế biến, xuất khẩu và đặt dưới sự kiểm soát của
các cơ quản quản lý nhà nước. Các liên hiệp cần xây dựng quy chế hoạt động và mỗi thành
viên phải thực hiện đầy đủ các cam kết nhằm thực hiện mô hình nuôi trồng sạch và được
hưởng lợi từ việc thực hiện mô hình này. Bộ Thủy sản kết hợp với Bộ Thương mại thành lập
các điểm hỏi – đáp để giải quyết tất cả các câu hỏi và ý kiến đóng góp về các qui định của
hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh đối với hàng thủy sản do các nước nhập khẩu ban
hành để có các biện pháp can thiệp kịp thời đồng thời giúp cho những người sản xuất, chế
biến và xuất khẩu hiểu được các qui định của thị trường để có các biện pháp đảm bảo tốt
hơn.
3.3.2 Hướng khắc phục cho ngành hàng Dệt- May Việt Nam để đối phó với những
sức ép về sinh thái, môi trường
Trước hết, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn
thận những hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và
sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng
loại hoá chất, chất trợ, từng mầu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data
sheets) mà các hãng sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm đều có.
Thay thế vào đó là những hoá chất, chất trợ thân thiện với môi trường, các thuốc
nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi
trường.
Song song với hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là
công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng. Những năm qua, trong chiến lược tăng
67
tốc, ngành Dệt- May đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm- hoàn tất. Nhiều loại máy
móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts,
máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy
in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí
động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục
mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của
Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v... Và gần đây nhất là dây
chuyền thiết bị hiện đại của Công ty Nhuộm Yên Mỹ vừa đi vào sản xuất.
Song về tổng thể, ngành nhuộm- in hoa- xử lý hoàn tất Việt Nam vẫn còn đang áp
dụng các công nghệ và máy móc thiết bị “truyền thống”. Do vậy năng suất chưa cao, chất
lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng,
giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Ngoài ra, còn để lại hậu quả
là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề, rất tốn kém khi phải xử lý nước thải.
Để phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh, cạnh tranh được với hàng dệt- may Trung
Quốc và các nước khác vào các thị trường rộng lớn và “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản, đã
đến lúc cần chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất”
thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao
các hoá chất- chất trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước với các máy móc thiết bị phù hợp, nhất
là các loại mới tiên tiến, hiện đại,
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt- may nhập khẩu vào
các thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ, ngành Dệt-May Việt Nam cần xây dựng ngay
những tiêu chuẩn cấp nhà nước hoặc ít ra là cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho
các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hoá chúng ta.
Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm
“xanh” phù hợp.
Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia về nước thải ngành Dệt-
Nhuộm với những chỉ tiêu ô nhiễm phù hợp, khả thi là hết sức cần thiết. Với những tiêu
chuẩn như vậy cùng với các chế tài về thu phí nước thải, đồng thời có biện pháp giám sát,
kiểm tra thường xuyên thì sẽ bảo vệ được môi trường sống, đồng thời góp phần vào việc
phát triển sản xuất ổn định, bền vững trong ngành Dệt-May.
68
Để vượt qua các rào cản thương mại , các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý thực hiện
đúng và đầy đủ các giải pháp
ĐỊA CHỈ TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ CÁC BIỆN PHÁP TBT ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM
Doanh nghiệp có thể tiếp cận các thông tin về tất cả các biện pháp kỹ thuật của Việt
Nam tại:
Văn phòng TBT Việt Nam, Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng, Bộ Khoa
học Công nghệ .
Các Điểm TBT trong mạng lưới TBT tại các Bộ liên quan (Bộ Khoa học và Công
nghệ; Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin - Truyền Thông; Bộ Văn
hoá – Thể thao – Du lịch; Bộ Tài Nguyên Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế);
Các Điểm TBT trong mạng lưới TBT tại các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng địa phương (64 tỉnh, thành).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_hang_rao_ky_thuat_trong_thuong_mai_8223.pdf