Tiểu luận Nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm

Sau cuộc cách mang xanh thì con người có cuộc sống ngày càng tốt hơn, thực phẩm đa dạng và nhu cầu dinh dưỡng theo đó cũng được nâng cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới nó chung. Nhưng có mặt lợi thì kèm theo đó là tác hại con người càng ngày càng lạm dụng đến các chất hoá học nên ảnh hưởng tới sức khoẻ của người trồng cũng như người sử dụng. Từ đó, nông nghiệp hữu cơ được thành lập và khuyế n khích phát triển mành trên toàn thế giới và Việt Nam. Để thực phẩm nông nghiệp và việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng chiếm ưu thế thì các nhà chức trách cũng như các nhà nghiện cứu cẩn đẩy mạnh tìm thêm nhiểu loại giống cây mới khoẻ và cho năng suất cao để các nhà nông nghiệp yên tâm gieo trồng và thu hoạch; các ban ngành quản lí để sớm đưa ra chuẩn cho nông sản hữu cơ và cơ quan phụ trách cấp giấy chứng nhận chuẩn để người tiêu dùng an tâm sử dụng và các nhà sản xuất đảm bảo được giá trị , lợi nhuận sau khi thu hoạch.

pdf56 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8090 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nông nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ve có đến 9 loại. Tỉ lệ là 50%. Thật không may, tổng số hóa chất sử dụng trong nông nghiệp tại Mỹ vào khoảng 70 nghìn, trong đó chỉ có 250 loại là có thể kiểm tra trên con người. Vì vậy, khó có thể nói trong người Steve đã có loại chất hóa học nào là nguyên nhân gây bệnh. Sau khi biết nguyên nhân gây bệnh. Tôi đã tự hỏi: làm cách nào mà Steve có nhiều hóa chất độc hại trong người như vậy? Mà một trong số đó là DDT, loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng từ năm 1972! Steve là một thương gia thường xuyên phải đi công tác. Những nơi thường đến bao gồm: Washington, Oregon, Alaska, Idaho, và Montana. Anh thường xuyên ăn tại các nhà hàng khi đi công tác. Có lẽ Steve đã từng ngày bị nhiễm hóa chất từ những lần ăn uống này. Sau khi điều trị cho Steve, vườn rau hữu cơ nhà tôi lại rộng thêm rất nhiều. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 19 Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ so với thực phẩm thông thường. Ngược lại, những hóa chất độc hại có trong thực phẩm thông thường lại không có trong thực phẩm hữu cơ. Một bài nghiên cứu gần đây của tạp chí Dinh dưỡng ứng dụng đã khẳng định ý kiến rằng thực phẩm hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thực phẩm thông thường. Theo nghiên cứu này, các thực phẩm hữu cơ như: táo, lê, cà chua, ngũ cốc và ngô đều có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn. Ví dụ như sau: + Chất dinh dưỡng Crôm, chất có rất ít trong thực phẩm theo chế độ ăn kiêng. Nếu thiếu chất này có thể dẫn đến các bệnh đái đường và sơ vữa động mạch. Crôm trong thực phẩm hữu cơ nhiều hơn 78% so với thực phẩm thông thường. Từ đó cho thấy thực phẩm hữu cơ rất tốt cho những người có chế độ ăn kiêng. + Vi chất dinh dưỡng Selen, chất chống oxi hóa bảo vệ chúng ta trước những hóa chất độc hại, ngăn ngừa các bệnh ung thư và tim mạch. Thực phẩm hữu cơ nhiều selen hơn 390% so với thông thường. + Canxi, giúp xương chắc khỏe, nhiều hơn 63% so với thông thường. + Boron, ngăn ngừa chứng loãng xương, nhiều hơn 70% so với thông thường. + Vi chất dinh dưỡng Lithium, được dùng điều chỉnh các chứng bệnh trầm cảm, nhiều hơn 138% so với thông thường. + Magiê, giảm nguy cơ đau tim và co rút cơ bắp nhiều hơn 138%. Nhìn chung, hầu hết những những vi chất mà tôi thường kê đơn cho bệnh nhân đều có rất nhiều trong thực phẩm hữu cơ. Những nghiên cứu khác về tác động của thuốc trừ sâu lên rau quả cho thấy, việc phun một số loại thuốc trừ sâu làm giảm đáng kể hàm lượng của một số loại vitamins. Kết quả này trái với ý kiến cho rằng vitamin trong cây trồng có phun thuốc trừ sâu giảm do đất trồng bị bạc màu. Bản thân thuốc trừ sâu và các hóa chất khác cũng làm giảm lượng vitamins trong thực phẩm. Ngược lại, nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng các khoáng chất nặng có trong thực phẩm hữu cơ ít hơn thông thường. Ví dụ: + Nhôm được coi là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer, ít hơn 40%. + Chì làm ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ em, ít hơn 29%. + Thủy ngân, chất có thể làm thương tổn thần kinh, ít hơn 25% Ăn thực phẩm hữu cơ, uống nước sạch có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta. Bệnh nhân Steve, người đã trải qua rất nhiều biện pháp để cỏ thể loại bỏ được tồn dư thuốc trừ sâu trong người cho biết. Khi cộng hết tất cả chi phí bệnh viện và chữa trị. Anh ta thấy sử dụng thực phẩm organic tiết kiệm hơn rất nhiều so với thực phẩm thông thường. Thí dụ 2: Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 20 Ở nước Benin thuộc châu Phi, trước kia những người nông dân trồng rau sử dụng hoá chất để phòng trừ sâu bệnh với liều lượng ngày càng cao. Để kiếm lời, thậm chí họ sử dụng cả một số loại thuốc trừ sâu đôc hại đã bị cấm và cũng không hề tuân thủ số ngày tối thiểu ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch. Trước tinh hình đó, OBEPAB, một tổ chức phi chính phủ, quyết định giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác nói trên bằng cách mở các lớp tập huấn về tác hại của thuốc hoá học, đặc tính các loại sâu bệnh và các loại côn trùng có ích, khả năng kiểm soát sâu bệnh bằng các biện pháp canh tác và sinh học. Một loạt thí nghiệm để chứng minh được triển khai và thu được kết quả rất thuyết phục đối với nông dân. Ở lô phun thuốc trừ sâu Decis [loại thuốc do nông dân chỉ định] 100% thiên địch [côn trùng có ích] bị diệt, nhưng chỉ 80% sâu bị chết. Phun dung dịch chiết xuất từ lá đu đủ diệt được 62% sâu hại, nhung chỉ làm thiệt hại 40% thiên địch; còn ở lô phun dung dịch chiết xuất từ lá cây neem [một giống cây sầu đâu] 72% sâu hại bị diệt và chỉ 33% thiên địch bị chết. Tất nhiên là chi phí phun Decis cao hơn nhiều so với phun dung dịch chiết xuất từ hai loại lá cây. Cùng với sự tuyên truyền về rau an toàn, những người nông dân áp dụng biện pháp sinh học để trừ sâu đã dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình với mức lời cao hơn và kết quả đó được nhân rộng nhanh chóng. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 21 7. Mối quan hệ giữa Nông nghiệp hữu cơ và Sản xuất sạch hơn: Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 22 Sơ đồ quy trình Sản xuất sạch hơn trong Nông nghiệp hữu cơ Giải thích quy trình:  Xử lý giống: Chuẩn bị giống Chuẩn bị đất Gieo giống Chăm sóc cây Thu hoạnh - Xoay vòng mùa vụ. - Luân canh cây trồng. Đầu vào Đầu ra - Chọn giống thuần, giống chứng nhận NNHC. - Nước ngâm giống - Công nông dân - Nước thải sau khi ngâm giống. - Loại bỏ phần giống không đạt. - Phân bón hữu cơ. - Nước. - Công nông dân (máy móc): cày, cuốc, xới đất. - Nước thải. - Cỏ, rác hữu cơ. - Kỹ thuật. - Công nông dân. - Giống dư. - Giống phát triển không đạt. - Chăm sóc thủ công. - Sử dụng phân hữu cơ. - Sử dụng các biện pháp sinh học diệt trừ sâu bọ và ngăn ngừa mầm bệnh. - Công nông dân - Cỏ, cây giống chết. - Sâu, kén sâu,... Công nông dân (máy móc) - Các phần dư thừa không sử dụng. - Các sản phẩm không đạt chuẩn. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Thị trường tiêu thụ - Ủ phân hữu cơ. - Cải tạo đất. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 23 - Xử dụng các loại giống thuần chủng, giống được chứng nhận trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. - Tạo điều kiện cho quá trình nẩy mầm giống tự nhiên, không sử dụng hóa chất hay chất kích thích trong quá trình xử lý giống như ngâm giống.  Xử lý đất: - Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động. - Sau quá trình thu hoạch đốt bớt gốc rạ: làm đất dễ và tiêu diệt được một phần mầm bệnh trong quá trình đốt. - Bón phân hữu cơ để tạo độ màu mở cho đất. - Thường xuyên trồng luân canh xen vụ để cố định đạm cho đất.  Phân ủ Chỉ dùng phân hữu cơ làm từ phân chuồng, phân xanh, phân rác, các phế liệu từ lò mổ và nếu có dùng phân khoáng thì dùng loại phân khó tiêu (như phốt phát tự nhiên, bột các loại tảo biển). Đặc điểm nổi bật của phương pháp trồng rau hữu cơ an toàn là không dùng phân bón hóa học mà thay vào đó là phân hữu cơ. Nguyên liệu được làm từ phân chuồng, rơm và cỏ dại, được ủ với một số loại men giúp phân hủy các vi sinh vật có hại (với nhiệt độ bên trong là khoảng 60 độ C) và tăng độ phì nhiêu cho đất khi bón.  Ngăn ngừa sâu bệnh Trước hết, các ruộng rau hữu cơ được phân tách khỏi các ruộng rau thông thường cũng như môi trường ngoài bằng các bụi mía, ngô hoặc cây lau thân cao. - Dẫn dụ sinh học: Tuy nhiên hàng rào này chưa hoàn toàn loại bỏ được các loại sâu bo do bướm mang tới. Vì vậy một loại hoa cúc vàng được trồng xen kẽ với rau để thu hút bướm đến đẻ kén trong đó. Theo kết quả nghiên cứu thành công thì đây là loài hoa ưa thích của bướm, vì vậy hàng ngày người nông dân chỉ cần kiểm tra hoa và bắt kén sâu hoặc sâu con trên đó thay vì bắt sâu trên thân rau Một phương pháp thu hút sâu khác đó là trồng loại cải mà côn trùng (đặc biệt là bọ nhẩy) thích ăn xen kẽ với các loại rau hoặc cải khác. Với phương pháp này, sâu bọ sẽ chỉ tập trung ăn loại cải được trồng để làm mồi và không làm hại các sản phẩm chính xung quanh - Khống chế sinh học: Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 24 Ngoài ra, trồng xen kẽ hành tỏi với rau cũng là một phương pháp “đuổi” sâu, bọ hữu hiệu vì hành tỏi có mùi hăng; hoặc pha rượu với nồng độ cồn nhất định cùng hành tỏi để làm hỗn hợp phun lên cây, sâu bọ sẽ ko dám tới gần. Thông qua luân canh cây trồng => giảm rủi ro lan truyền bệnh từ cây trồng này tới cây khác. Mỗi loại sâu bệnh thường thích nghi với một họ rau vì thế dùng phương pháp luân canh (hết vụ rau này thì chuyển sang trồng loại rau khác họ với loại rau vừa mới thu hoạch), thì mầm sâu bệnh ít có cơ hội phát triển. Trồng loại cây có khả năng cạnh tranh tốt với cỏ dại (như bí ngô) trước khi trồng cây nhạy cảm hơn với sự cạnh tranh của cỏ dại (ví dụ như cà rốt hoặc hành hoa) Tạo điều kiện cho côn trùng có ích phát triển (là thiên địch của các sâu bọ phá hoại)  Chăm sóc cây - Nhổ cỏ trong những ngày nắng để tăng khả năng diệt cỏ. . - Che phủ giữa các hàng cây nếu có sẵn các vật liệu. - Đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu phát triển. - Bón phân gần cây, không rải rắc phân khắp luống trồng. - Bắt sâu bằng thủ công.  Vùng đệm Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh. Vì thế, mỗi nông dân hữu cơ phải đảm bảo có một khoảng cách thích hợp từ nơi sản xuất rau hữu cơ đến nơi không sản xuất hữu cơ. Khoảng cách này ít nhất là 1 mét được tính từ bờ ruộng đến rìa của tán cây trồng hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì vùng đệm sẽ phải được tính toán và bổ xung cho rộng hơn. Nếu nguy cơ ô nhiễm bay theo đường không khí thì sẽ phải trồng một loại cây để ngăn chặn sự bay nhiễm. Loại cây được trồng trong vùng đệm này phải khác với cây trồng hữu cơ. Nếu sự ô nhiễm theo đường nước thì sẽ phải tạo một bờ đất hoặc đào rãnh thoát nước đê ngăn cản sự trôi nhiễm.  Sản xuất song song Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ (Dù chỉ là vô tình), tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm, chẳng hạn như cùng một lúc sản xuất dưa chuột hữu cơ và dưa chuột thông thường. Có thể được chấp nhận chỉ khi các giống được trồng trên ruộng hữu cơ và ruộng thông thường có thể phân biệt được dễ dàng giữa chúng với nhau. Trường hợp này có thể áp dụng cho các giống khoai tây có màu sắc khác Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 25 nhau ( màu vàng và màu đỏ) hoặc cho cà chua anh đào (cà chua bi làm salad) với cà chua có kích thứoc thông thường. Về thiết bị như bình phun chỉ được sử dụng cho sản xuất hữu cơ. Sẽ phải dùng bình bơm riêng biệt cho nông nghiệp thông thường. Các thiết bị khác như cuốc phải được rửa sạch trước khi sử dụng trên ruộng hữu cơ nếu chúng cũng được sử dụng trên các đồng ruộng khác không phải hữu cơ. 8. Nông nghiệp hữu cơ trong sự phát triển bền vững: (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Bền vững Đại học Nông nghiệp Hà Nội) 8.1.Vai trò, vị trí của nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững: + Đối với đất trồng. + Đối với sinh trưởng và phát triển cây trồng và vật nuôi. + Đối với chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. + Đối với môi trường tự nhiên và dân sinh. 8.2.Nông nghiệp hữu cơ và sự phát triển bền vững: 8.2.1. Nông nghiệp hữu cơ thực chất là nền nông nghiệp sinh thái bền vững: + Nông nghiệp hữu cơ làm tăng độ phì và tính chất đất: Bổ sung và tăng hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, có nghĩa là tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng. Cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất. + Sử dụng phân hữu cơ giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. + Sử dụng phân hữu cơ đã được xử lý bằng công nghệ sinh học vừa đảm bảo phân có chất lượng cao cho cây trồng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe cho người bón phân và người sử dụng nông sản. + Nông nghiệp hữu cơ góp phần xử lý sạch môi trường sản xuất và dân sinh, tạo nên một nền nông nghiệp sinh thái sạch và an toàn. Để tăng cường chất hữu cơ cho đất cần phải có nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên vào đất gọi chung là phân hữu cơ bao gồm phế thải nông nghiệp, phân bắc, phân động vật, rác thải hữu cơ. Những vật liệu hữu cơ này bón vào đất chính là làm giảm sự ô nhiễm của chúng trên mặt đất ảnh hưởng đến môi trường sống của con người (rác bẩn gây mất cảnh quan, gây mùi hôi thối, thu hút côn trùng truyền bệnh, sản sinh ra nhiều mầm bệnh, dịch bệnh cho con người và gia súc...). Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 26 8.2.2. Nông nghiệp hữu cơ trong sử dụng đất hiệu quả và bền vững: 8.2.2.1Biện pháp sinh học Bao gồm các biện pháp: + Luân canh, xen canh gối vụ các loại cây trồng với nhau. + Canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp. + Sử dụng các loài cây phân xanh làm băng chắn chống xói mòn đất và bón vùi tại chỗ để tăng lượng hữu cơ cho đất. + Sử dụng các loài cây họ đậu và hoa màu phủ đất trống hoặc giữa các cây lâu năm chưa khép tán. 8.2.2.2. Biện pháp sử dụng các loại phân hữu cơ bón cho đất trồng + Vùi các loại phân xanh tại ruộng. + Cày vặn rạ trên các ruộng lúa nước. + Bón phân chuồng, tưới nước giải, nước phân cho cây. + Bón phân hữu cơ đã ủ (composting) từ các loại phân chuồng, phân bắc, phế thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ... + Phủ trực tiếp các loại vật liệu hữu cơ (phế thải nông nghiệp) cho cây trồng. 8.2.2.3. Một số nội dung cụ thể của các biện pháp kỹ thuật canh tác hữu cơ:  Luân canh, xen canh, gối vụ các cây trồng với nhau có những tác dụng tích cực + Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng, tăng sinh khối trên một diện tích đất trồng để bổ sung dinh dưỡng cho đất. + Các loại cây ngắn ngày mọc nhanh, có bộ rễ phát triển khỏe để hút dinh dưỡng từ lớp đất sâu, đồng thời các cây có bộ rễ nông hút dinh dưỡng từ lớp đất nông và có tác dụng làm đất tơi xốp. Như vậy, biện pháp này tăng cường sự điều chỉnh và cân bằng dinh dưỡng cho đất. Đây là một điều kiện vô cùng quan trọng đối với chức năng cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và thường xuyên cho thế hệ cây trồng tiếp theo của đất trồng. + Các loài cây họ đậu có khả năng cố định đạm vào đất, nên chúng có tác dụng tăng cường nguồn dinh dưỡng đạm cho đất, phục hồi suy thoái đất và tăng độ phì đất rất nhanh và hiệu quả. + Giảm sâu bệnh trong chu kỳ luân canh và xen canh, giảm sự tích tụ nguồn sâu bệnh do cùng có nhiều loại cây khác nhau cùng sinh trưởng. + Giúp đa dạng hóa cây trồng. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 27  Canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp + Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của hệ thống sử dụng đất và những công nghệ, cây gỗ lâu năm được dùng có cân nhắc trên một đơn vị đất đai cùng một phương thức quản lý như cây trồng nông nghiệp hoặc động vật trong một dạng nào đó của quản lý không gian hoặc chuỗi thời gian nối tiếp nhau. (Tổ chức Lâm nghiệp Quốc tế ICRAF). + Các đặc tính chức năng của nông lâm kết hợp:  Tạo bóng che cho cây, che chắn cải tạo đất, hàng rào cho động vật tạo cảnh quan.  Tăng cường hấp thụ các bon, giảm các khí thải nhà kính, tăng khả năng rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng.  Thu được các chất dinh dưỡng từ tầng sâu và biến đổi chúng ở tầng mặt qua phần rơi rụng hình thành chu kì dinh dưỡng kín. + Một số hệ thống nông lâm kết hợp: Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 28  Hệ canh tác nông - lâm kết hợp: cây trồng chính là cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp nhằm mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp kết hợp để cung cấp gỗ.  Hệ canh tác lâm – nông kết hợp: cây trồng chính là cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp là cây trồng xen kết hợp, hạn chế cỏ dại, giảm giá thành trồng rừng chống cháy rừng vào mùa khô, đồng thời giải quyết lương thực tại chỗ.  Hệ thống canh tác súc – lâm kết hợp: thâm canh đồng cỏ để phục vụ chăn nuôi gia súc, tạo hàng rào không cho gia súc tự do. Mô hình nông – lâm kết hợp Mô hình nông – lâm kết hợp Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 29  Sử dụng các loại cây phân xanh, các loại cỏ làm băng chắn chống xói mòn đất và bón vùi tại chỗ tăng lượng hữu cơ cho đất + Một số loại cỏ, cây bụi có thể trồng thành băng chống xói mòn cho đất dốc: Cỏ voi, cỏ Goatamala, cỏ Vectivo, cỏ Stylo, cây chè khổng lồ, cây dầu Diesel jatropha... + Hiệu quả bảo vệ đất dốc và duy trì, tăng độ phì cho đất bằng biện pháp này khá cao và dễ thực hiện đối với người nông dân đặc biệt ở những vùng cao. + Các loại cây phân xanh tự nhiên và do người trồng ở Việt Nam rất phong phú, bao gồm các loại cây họ đậu, cây hòa thảo (cỏ), cây bụi. Dưới đây xin giới thiệu một số loại cây phân xanh phổ biến: Đậu triều Cajanus Đậu long Calopogonium mucunoid Đậu bướm Centrosema pubescens Lục lạc mũi mác Crotalaria anagyroides Muồng lá tròn Crotalaria strriata Muồng lá dài Crotalaria urasamoiensis Hàn the Desmodium gyroides Tràm Desmodium polycarpum Trinh nữ Mimosa invisa Cốt khí Tephrosia candida Muồng long hôi Cassia hirsuta Quỳ dại/cúc đắng Tithonia sp. Lạc dại Đậu mèo Mucuna conchirchinensis Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 30 Đậu công Flemingia congesta Đậu hồng đáo Vigna indica Keo dậu Thân đậu đỏ  Sử dụng các loại cây họ đậu và hoa màu phủ đất trống hoặc giữa các cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm chưa khép tán + Trừ cỏ sinh học rất hiệu quả và giảm công làm cỏ. Ví dụ, dùng đậu mèo trừ cỏ tranh là loại cỏ rất khó diệt trên vùng đồi núi, dùng các loại cỏ để diệt cỏ dại như cỏ Stylo, cỏ Brachiaria, cỏ Cassia, lạc dại, khoai lang... + Phủ kín đất trống để giữ ẩm, tăng hàm lượng hữu cơ, chống xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt và diệt cỏ dại cho đất trồng. Mặt khác các loài cây phủ đất này còn là nguồn thức ăn chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng cao, hoặc là các loại cây thuốc, cây gia vị có giá trị kinh tế cao. Có thể giới thiệu một số cây phủ đất ưa bóng như cây chè khổng lồ, lạc dại, muồng lá tròn kép, Stylo, cỏ Ruzi, cỏ Ghine thân thấp, lạc, các loại đậu, cây thuốc, gừng, gia vị, rau thơm...  Phủ trực tiếp các loại vật liệu hữu cơ (phế thải nông nghiệp) cho cây trồng + Ví dụ về hiệu quả che phủ đất của các cật liệu phủ đất dốc: Trung bình năm Đất trống Đất có lớp phủ Ghi chú Đất mất (ha) 232,6 0,2 Nguồn: R. Lal, 1977 Chảy mất (mm) 504,1 29,2 Độ dốc: 10% Chảy mất (%) 42,1 2,4 Nigeria Nguồn: Viện KHKT NLMN Phía Bắc. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 31 + Vật liệu hữu cơ che phủ từ phế thải nông nghiệp rất đa dạng: Rơm, rạ, thân ngô, sắn, cây đậu, các loại cỏ, lá khô rụng... Tác dụng phủ nhằm giữ ẩm cho đất về mùa khô, chống rửa trôi đất mặt về mùa mưa, trừ cỏ dại. Sau mỗi vụ thu hoạch, có thể cày vùi vật liệu phủ vào đất đề tăng nguồn hữu cơ cho đất, tăng độ tơi xốp của đất, tăng khả năng hấp phụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ của đất cung cấp cho cây trồng. Tùy độ dốc của đất mà phương pháp phủ vật liệu hữu cơ khác nhau. Nếu đất bằng phẳng, thì có thể phủ bằng cách rải vật liệu phủ trực tiếp xen giữa các cây trồng. Nếu canh tác trên đất dốc thì phải bện các vật liệu phủ thành thảm hoặc thành tấm liếp và khi phủ phải đóng cọc tre/gỗ giữ thảm khỏi bay hoặc trôi theo dòng chảy. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 32  Bón phân hữu cơ đã ủ (composting) từ các loại phân chuồng, phân bắc, phế thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ... + Phân hữu cơ, đặc biệt là phân được chế biến từ công nghệ ủ phân, khi bón vào đất sẽ làm tăng độ phì đất do tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, tăng và duy trì độ ẩm đất, tạo môi trường sống thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất. + Phân hữu cơ được ủ giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt: đất tơi xốp, không có kim loại nặng, chất lượng nông sản tốt. + Sử dụng phân hữu cơ đã ủ đảm bảo vệ sinh an toàn cho cây trồng và người trồng cũng như người sử dụng nông sản. Phân không còn mùi hôi thối, sạch trứng giun và vi khuẩn gây bệnh. + Quy trình ủ phân hữu cơ nói chung đơn giản, người nông dân được hướng dẫn sẽ tự làm được, rẻ tiền, vận chuyển và bón phân dễ dàng. Để tăng tốc độ ủ phân và chất lượng phân ủ, cần áp dụng công nghệ ủ bán hiếu khí với chế phẩm vi sinh vật. + Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ, phế thải nông nghiệp và phân bắc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với đất và cây trồng, mà còn đối với môi trường sống của cộng đồng: giảm thiểu diện tích chôn lấp rác thải sinh hoạt, giảm thiểu việc đốt phế thải nông nghiệp trên đồng ruộng, góp phần tạo nên môi trường sống sạch, đẹp, an toàn và không bị ô nhiễm. 9. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và Việt Nam: 9.1. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: Ở các nước trên thế giới, nông dân từ lâu đã trồng trọt theo phương thức hữu cơ. Cuộc cách mạng xanh khởi đầu từ hơn 4 thập kỷ qua đã tạo ra một bước đột phá về năng Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 33 suất và sản lượng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự gia tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng ngày càng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, bệnh ,cỏ dại…Sự thành công ngoạn mục của cuộc cách mạng xanh một thời đã tạo ra định kiến tai hại là muốn đạt năng suất cao nhất thiết phải dùng lượng hoá chất lớn, làm cho dư lượng hoá chất trong nông sản và trong môi trường ngày càng cao, đến mức báo động. Nông dân ngày càng có xu hướng sử dụng càng nhiều hoá chất độc hại để đạt năng suất cao và sản phẩm trông đẹp mắt. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với rau quả. Hậu quả là tình trạng ngộ độc thực phẩm do dư lượng hoá chất nông nghiệp ngày càng tăng và không chỉ giới hạn trong số người phải vào bệnh viện cấp cứu mà cả ở sự tích luỹ âm thầm dư lượng hoá chất ở số người lớn hơn nhiều. Mặt khác, tình trạng sử dụng hoá chất nói trên còn phá vở sự cân bằng sinh học trong môi trường vì các loài sinh vật có ích bị thiệt hại nhiều hơn là côn trùng có hại. Mối hiểm họạ đó đã được cảnh báo trên thế giới từ nhiều năm trước. Từ đó nhu cầu nông sản an toàn ngày càng trở nên bức thiết, thúc đẫy sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được hình thành từ những năm 1980 và đang phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội về thực phẩm bổ dưỡng, gần gũi với thiên nhiên. Trồng trọt và chăn nuôi theo NNHC không sử dụng phân bón hóa học, các chất kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo vệ thực vật, chất diệt cỏ và chế phẩm biến đổi gen. Không sai khi nói rằng NNHC là quay lại cách sản xuất đã có từ lâu đời, chỉ khác là nghiên cứu làm một cách khoa học để sản xuất dễ dàng, hiệu quả, ngày càng đáp ứng yêu cầu về chất lượng năng suất và giá thành sản phẩm.Các sản phẩm NNHC hữu cơ có vị ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn và bảo quản được lâu hơn. Rau quả hữu cơ có chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng chống các bệnh ung thư hơn các loại thực phẩm canh tác theo phương thức thông thường. Theo Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM): “Vai trò của NNHC cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật, từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người”. Đến cuối 2009, diện tích đất NNHC trên thế giới có 37,2 triệu ha, trong đó dẫn đầu là châu Đại Dương: 12,15 triệu ha, kế đến là châu Âu: 9,3 triệu ha, Mỹ La Tinh: 8,6 triệu ha. Trong 10 năm, kể từ năm 2000, đất NNHC thế giới đã tăng hơn gấp đôi, riêng châu Á phát triển vượt bậc, năm 2009 tăng gấp 59 lần năm 2000. Vào đầu năm 2000, diện tích hơn 3 triệu ha được quản lý bởi các trang trại hữu cơ trên nhiều nước châu Âu, chiếm tới 2% đất nông nghiệp. Số trang trại hữu cơ tăng từ 830 năm 1990 lên 5300 trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2000. Đến nay, nông nghiệp hữu cơ đã trở nên hết sức phổ biến và sản phẩm hữu cơ rất được ưa chuộng tại các nước phát triển. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 34 Bảng 1. Phát triển diện tích NNHC theo khu vực, 2000 - 2009 Đvt: ha Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 35 Hình: Canh tác nông nghiệp hữu cơ Biểu đồ 1. 10 nước có diện tích NNHC nhiều nhất, 2009 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 36 Biểu đồ 2. 10 nước có tỉ lệ diện tích NNHC cao nhất, 2009  Tình hình nông nghiệp hữu cơ thế giới năm 2012 Theo số liệu thống kê gần đây nhất, diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ tại các quốc gia trong liên minh Châu Âu (EU) đã tăng 7% trong năm qua, theo số liệu thống kê gần đây nhất. Trong 27 quốc gia EU (EU27), nông nghiệp hữu cơ chiếm 7,8 triêu ha trong năm 2008, tăng 7% so với năm 2007. Trong khi đó so sánh giữa các năm 2005 và 2008 số liệu cho EU25 cho thấy mức tăng 21% tổng diện tích canh tác hữu cơ. Diện tích canh tác hữu cơ được tính là toàn bộ diện tích đã chuyển đổi và đang trong giai đoạn chuyển đổi. Tốc độ tăng trưởng lớn nhất của đất nông nghiệp hữu cơ ở châu Âu, khu vực tăng 0,8 triệu ha 10 triệu ha là mức tăng 9% so với năm 2009. Các quốc gia với sự gia tăng lớn nhất là: Pháp: 168.000 ha (24%) Ba Lan: 155.000 ha (+42%).Tây Ban Nha: 126.000 ha (+9%)Diện tích canh tác cây trồng hữu cơ lâu dài tăng khoảng 6% trên toàn thế giới. Những cây trồng này là đặc biệt thích hợp cho môi trường hữu cơ. Đối với cây trồng canh tác, ngũ cốc là nhóm cây trồng quan trọng nhất (2,5 triệu ha). Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 37 Hạt có dầu bao gồm 0,5 triệu ha, và các cây trồng protein và rau quả 0,3 triệu ha mỗi. Các loại cây trồng thường trực chính (gần 3 triệu ha) về đất đai thuộc quyền quản lý hữu cơ là cà phê (0,7 triệu ha), ô liu (0,5 triệu ha) và ca cao (0,3 triệu ha). Một phần ba diện tích đất nông nghiệp hữu cơ toàn cầu tại châu Đại Dương (33%), tiếp theo là Châu Âu (27%) và Mỹ Latinh (23%). Úc vẫn là quốc gia có diện tích lớn nhất của đất nông nghiệp hữu cơ (12 triệu ha), tiếp theo là Argentina (4,2 triệu ha) và Mỹ (1,9triệu ha).Các nước có tỷ lệ phần trăm lớn nhất của đất nông nghiệp hữu cơ là quần đảo Falkland (36%), tiếp theo là Liechtenstein (27%) và Áo (20%).Những quốc gia EU có diện tích nông nghiệp hữu cơ lớn nhất đó là Ý, Đức, Anh và Pháp. Giữa các năm 2007 và 2008 đều ghi nhận mức tăng diện tích canh tác hữu cơ, trừ Ý. Các nước có tốc độ tăng diện tích hữu cơ nhiều nhất đó là Tây Ban Nha (+33%), Slovakia (+19%), Hungary (+15%) và Hy Lạp (+14%).Trên thế giới có 1,6 triệu sản xuất được chứng nhận là hữu cơ, và khoảng 80% trong số này là ở các nước đang phát triển. Các nước hầu như là nhà sản xuất: Ấn Độ, Uganda, Mexico và Ethiopia. Hình 2. Nông nghiệp hữu cơ ở các nước sản xuất chủ yếu Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 38 Biểu đồ 3. 10 quốc gia có số nông hộ NNHC nhiều nhất, 2009 Biểu đồ 4. Phát triển số lượng nông hộ canh tác NNHC trên thế giới Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 39 Hình 3: Các hoạt động canh tác nông nghiệp hữu cơ 9.1.1. Các loại cây trồng NNHC trên thế giới NNHC ở châu Phi trồng phần lớn cây dài ngày như cà phê, các loại trái cây nhiệt đới và ô liu, châu Âu và Bắc Mỹ có phân nữa đất NNHC là đồng cỏ,châu Âu trồng nhiều ô liu và nho, Mỹ La Tinh chủ yếu trồng cà phê, NewZealand trồng nhiều trái cây… Số liệu thống kế của văn phòng EU cho thấy rằng lĩnh vực canh tác nông nghiệp hữu cơ chủ yếu trong năm 2008 là đồng cỏ, các cây thực phẩm và cây nông nghiệp lâu năm. Cây thực phẩm quan trọng nhất là ngũ cốc (44% đã chuyển đổi xong), tiếp theo cỏ xanh (42%). Những loại cây thực phẩm khác như đậu Hà Lan, khoai tây, cải đường, và cây lấy hạt chiếm khoảng 7% và một số cây rau màu tươi, cây công nghiệp chiếm khoảng 4%. Biểu đồ 5. Sử dụng diện tích đất NNHC theo loại cây trồng trên thế giới, 2009 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 40 Biểu đồ 7. Phát triển diện tích NNHC trồng cây có múi trên thế giới Biểu đồ 6. Tỉ lệ một số cây trồng chủ lực trong NNHC Hình 5. Các loại cây chủ lực trong NNHC Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 41 Biểu đồ 8. 10 nước có nhiều diện tích trồng trái cây có múi theo NNHC, 2009 Biểu đồ 9. 10 nước có nhiều diện tích trồng nho theo NNHC, 2009 Hình 6. Các loại cây có múi trong NNHC Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 42 Biểu đồ 10. 10 nước có nhiều diện tích trồng ngũ cốc theo NNHC, 2009 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 43 Biểu đồ 11. 10 nước có nhiều diện tích trồng cà phê theo NNHC, 2009 Biểu đồ 12. 10 nước có nhiều diện tích trồng ca cao theo NNHC, 2009 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 44 Hình 7. Các sản phẩm trong nông nghiệp hữu cơ 9.1.2 Phát triển thị trường các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Năm 2009, thị trường thực phẩm vàthức uống từ NNHC (TTNNHC) ướcđạt 40 tỉ Euro, thị trường lớn nhất là Mỹ với 17,8 tỉ Euro, kế đến là Đức với 5,8 tỉ và Pháp: 3 tỉ. Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nhu cầu thực phẩm trên thị trường. Tỷ lệ thị trường thực phẩm hữu cơ đã tìm thấy ở hầu hết các quốc Biểu đồ 13. 10 nước có nhiều diện tích trồng ôliu theo NNHC, 2009 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 45 gia thường xung quanh khoảng 1% tổng số thực phẩm bán ra. Các kết quả ở bảng dưới đây cho thấy Áo và Thụy Sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 1,8 – 2%. Tỷ lệ thị trường của sản phẩm hữu cơ của Đan Mạch chiếm 3% so với thực phẩm được lưu thông. Nước Năm 2000 Năm 2010 GT bán ra năm 2000 (tr.USD) Tỷ lệ % so với thị trường TD tăng hàng năm (%) GT bán ra năm 2010 (tr.USD) TD tăngTB hàng năm (%) Đức 2200 – 2400 1.25 – 1.5 10 - 15 5706-8900 10-15 Anh 1000 – 1050 1.0 25 – 30 9313-13786 25-30 Italy 1000 – 1050 1.0 15 – 20 4046-6192 15-20 Pháp 750 – 800 1.0 15 – 20 3034-4644 15-20 Thụy sĩ 425 – 450 2.0 – 2.5 15 – 20 1719-2631 10-15 Đan Mạch 350 – 375 2.5 – 3.0 10 – 15 908-1416 10-15 áo 250 – 300 2.0 10 – 15 648-1011 10-15 Hà Lan 225 – 275 0.75 10 – 20 584-1393 10-20 Thụy Điển 125 – 150 1.0 20 – 25 774-1164 20-25 Các nước châu Âu khác 300 – 400 - - 778-1214 10-15 Mỹ 8000 1.5 15 – 20 32364-49534 15-20 Nhật 300 - 15 – 20 778-1214 10-15 Australia 170 - - 441-668 10-15 New Zealand 59 - - 153-239 10-15 Achentina 20 - - 52-81 10-15 Trung Quốc 12 - - 31-49 10-15 Đài Loan 10 - - 26-40 10-15 Philippin 6 - - 16-24 10-15 Tổng số 15202 - 15827 10 15 – 20 61372-94220 15-20 Bảng 2: Thị trường Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nước uống (FAO 2001) Với các yêu cầu của thị trường hữu cơ tại các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản thì các nước đang phát triển phải hướng các hoạt động sản xuất phục vụ cho yêu cầu của thị trường này. Theo kết quả trình bày ở bảng trên cho thấy ước tính thực phẩm hữu cơ và đồ uống được bán ra vào năm 2010 thì thị trường hữu cơ hàng năm tăng lên khoảng 10 – 25% tùy theo mỗi nước. Năm 2000 thị trường thực phẩm hữu cơ khoảng 16 tỷ USD và dự đoán thị trường toàn cầu sẽ đạt trên 61-94 tỷ USD vào năm 2010. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 46 Biểu đồ 14. 10 quốc gia có TTNNHC lớn nhất, 2009 Biểu đồ 15. Phát triển của Thị Trường NNHC trên thế giới Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 47 Biểu đồ 16. Các nước có tỉ lệ TTNNHC cao, 2009 (Nguồn số liệu dựa theo báo cáo “The world of organic agriculture 2011” được công bố bởi FiBL và IFOAM) 9.2 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Châu Á: Châu Á có gần 3,6 triệu ha đất NNHC, chiếm 10% trên thế giới với hơn 700.000 nông hộ. Các quốc gia mới phát triển NNHC trên thế giới, đồng thời dẫn đầu châu Á là Trung Quốc với 1,9 triệu ha, kế đến là Ấn Độ: 1,2 triệu ha. Xu hướng này đang tăng nhanh tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Mỹ La-tinh. Trên thế giới hiện mới có hơn 26 triệu hécta đất nông nghiệp đang được quản lý sản xuất theo công nghệ hữu cơ – chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (khoảng 1-2%) trong nền nông nghiệp toàn cầu. Trung Quốc mới có hơn 1.000 công ty nông nghiệp và nông trại được chứng nhận là sản xuất bằng công nghệ hữu cơ. Tại Ấn Độ, khoảng 2,5 triệu hécta trang trại được cấp giấy chứng nhận sản xuất sạch theo phương pháp hữu cơ Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 48 Biểu đồ 17. Tỉ lệ diện tích đất NNHC ở châu Á Biểu đồ 18. 10 quốc gia có diện tích NNHC nhiều nhất ở châu Á, 2009 Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 49 Biểu đồ 19. 10 quốc gia có tỉ lệ diện tích NNHC nhiều nhất ở châu Á, 2009 Biểu đồ 20. Diện tích một số loại cây trồng theo NNHC ở châu Á, 2009 (Nguồn số liệu dựa theo báo cáo “The world of organic agriculture 2011” được công bố bởi FiBL và IFOAM) 9.3 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Nông nghiệp Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử, là nền nông nghiệp hữu cơ bởi sự phát triển tự nhiên của nó. Trước năm 1954 người Pháp đã đưa một số máy móc và phân hóa học vào sử dụng ở Việt Nam, nhưng nông dân Việt Nam còn không hiểu sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào. Với phương thức canh tác truyền thống đó người nông dân đã sử dụng tập đoàn các giống cây trồng tại địa phương như Lúa (Tám xoan, Dự, Di hương, nếp cái hoa vàng...), cây ăn quả (Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Lục Ngạn, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Phúc Trạch, Chuối Ngự...). Các giống địa phương này cho năng suất không cao nhưng đòi hỏi điều kiện chăm sóc thấp, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng được với điều kiện khí hậu tại địa phương. Mặt khác, chúng là những giống cây trồng có phẩm chất rất cao. Trước khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ở Việt Nam thì việc cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng tại địa phương dựa vào các nguồn: phân chuồng (đã ủ Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 50 hoai mục), nước tiểu, bùn ao và các loại cây phân xanh như cốt khí, điền thanh, bèo dâu và các cây họ đậu. Ngoài ra, người ta còn dùng nước phù sa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng... Từ những năm 1960, đặc biệt sau ngày giải phóng miền Nam, với nhiều giống cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo và mở rộng, diện tích tưới tiêu được tăng lên, phân hóa học và thuốc trừ sâu được dùng với số lượng lớn. Việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số các giống cây trồng truyền thống, làm giảm sự đa dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch hại cây trồng. Dự án thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên nông dân chưa mặn mà lắm với NNHC vì làm NNHC cần cải tạo đất trồng, nguồn nước theo chuẩn nông nghiệp an toàn, chuẩn bị phân chuồng, phân xanh, giống cây/con đảm bảo trước khi tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, nên giá thành phẩm luôn cao hơn, thậm chí có sản phẩm cao gấp rưỡi hay gấp đôi, gấp ba so với sản phẩm thông thường…Dù vậy NNHC sẽ là xu hướng tất yếu trong thời gian tới, bởi những đòi hỏi của thị trường khiến nông dân cùng các nhà khoa học phải tính đến việc làm ra những sản phẩm chất lượng và năng suất cao hơn. Triển khai từ năm 2006, trong khuôn khổ Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009) do Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) tài trợ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, trực tiếp là Trung tâm Hỗ trợ Nông thôn, Nông dân thựchiện, các tổ nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được thành lập nhằm thúc đẩy việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tính đến thời điểm 2010, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nông dân triển khai thử nghiệm phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ trên rau (tại SócSơn, Hòa Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai), cam(Hàm Yên, Tuyên Quang), vải (Bắc Giang) và cá nước ngọt tại Hải Phòng. Về nguồn gốc vùng sản xuất, hiện nay Dự án ADDA và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đào tạo, kiểm định và cấp chứng nhận tiêu chuẩn PGS cho các liên nhóm nông dân sản xuất rau hữu cơ tại một số tỉnh vệ tinh Hà Nội. Hoạt động do một Ban điều phối, là một hệ thống tự nguyên với sự tham gia và giám sát của các bên liên quan trong chuỗi giá trị hữu cơ. Hệ thống cấp chứng nhận PGS được xây dựng từ hoạt động của Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ (ADDA). Chứng nhận PGS được công nhận bởi Tổ chức liên đoàn Quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), chứng nhận được nhiều nước trênthế giới áp dụng đồng thời với hệ thống cấp chứngnhận của chính phủ. Ở Việt Nam, Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 51 đang xúc tiến thành lập Hiệp hội hữu cơ, hệ thống PGS sẽ dần được chuyển giao cho hiệp hội vận hành. 10. Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực” vừa diễn ra ở Rome (Italia), các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ Đan Mạch nhận định an ninh lương thực cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ được bảo đảm nếu từ nay đến năm 2020, 50% diện tích đất nông nghiệp trong những vùng chuyên canh xuất khẩu ở đây được chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản bình thường. Theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), nền NNHC có khả năng bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường. Một nghiên cứu do Đại học Michigan (Mỹ) thực hiện cho thấy nếu thế giới chuyển sang nền NNHC sẽ tạo ra từ 2.641 đến 4.381 kilocalorie cho một người mỗi ngày so với mức sản lượng lương thực hiện nay của thế giới là 2.786 kilocalorie cho một người/ngày. Hiện Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên trách của LHQ về các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đang giúp các nước tăng nhanh diện tích canh tác bằng công nghệ hữu cơ, và hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập một cách hài hòa lĩnh vực sản xuất tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp thụ nông sản hữu cơ. Theo IFAD, tăng cường ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ cũng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới ở các vùng nông thôn, giúp hạn chế làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị. 10.1 Đối với thế giới Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: Trong khi đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế từ 4 năm nay, thế giới lại bị bóng ma của cuộc khủng hoảng lương thực ám ảnh. An ninh lương thực trở nên vô cùng cấp bách trong những năm gần đây cho hơn 7 tỉ người trên thế giới. Có lẽ hơn lúc nào hết, thế giới đã nhận thức rõ ràng một nguy cơ mới ngày càng hiện hữu, đó là một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu rất có thể xảy ra trong tương lai không xa, đặc biệt khi dân số thế giới đang tiến nhanh tới mốc 9 tỉ vào năm 2050. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 52 Cùng với các cuộc khủng hoảng chính trị hay khủng hoảng kinh tế, thời gian gần đây trên các diễn đàn quốc tế, người ta nhắc nhiều đến cụm từ “khủng hoảng lương thực”. Mặc dù, hiện nay, cả thế giới chưa rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng như trong hồi năm 2007-2008 này nhưng đây là một nguy cơ có thể trở lại bất cứ lúc nào nếu các quốc gia và cộng đồng quốc tế không nhanh chóng phối hợp hành động để đối phó với tình trạng giá lương thực đang tăng cao. Mới đây, Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế và Chương trình Lương thực Thế giới đã ra tuyên bố chung kêu gọi các nước và cộng đồng quốc tế nhanh chóng phối hợp hành động để đối phó với tình trạng giá lương thực tăng cao, có nguy cơ trở thành thảm họa đối với hàng chục triệu người trên phạm vi toàn cầu. Tuyên bố chung của các cơ quan này cho biết thị trường lương thực thế giới đang trong tình trạng hết sức đáng lo ngại, khi giá ngô, lúa mì và đỗ tương tăng tới 40%, trong khi nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp chủ chốt trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Kazakhstan, Nga và Ukraine đang bị thiệt hại nặng do điều kiện thời tiết không thuận lợi, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007- 2008. Các diễn đàn quốc tế diễn ra thời gian gần đây cũng đưa vấn đề an ninh lương thực lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự và kêu gọi sự chung tay của cộng đồng quốc tế để tránh một cuộc khủng hoảng lương thực có thể xảy ra. Thông cáo chung tại Hội nghị cấp cao toàn cầu về Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu vừa diễn ra tại Hà Nội nhấn mạnh: An ninh lương thực đã, đang và sẽ là vấn đề quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, khi mà sản lượng lương thực toàn cầu phải tăng ít nhất 70% vào năm 2050 để đủ nuôi sống 9 tỉ người trên thế giới. Các quốc gia cần phải chung tay hợp tác hành động hơn nữa để đảm bảo an ninh lương thực và ứng phó biến đổi khí hậu. Ông Hans Hoogeveen, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan đề nghị: “Chúng ta cần triển khai và hành động nhiều hơn nữa để người nông dân, khu vực tư nhân sẽ thực sự tham gia vào quá trình thay đổi đó. Chúng ta cần cung cấp thông tin cho người nông dân, đưa người nông dân giữ vai trò tiên phong để họ đưa ra những giải pháp và quyết định. Chúng ta cần đảm bảo người nông dân có thể tiếp cận được những công nghệ, cơ hội đào tạo, nguồn tài chính để họ có thể thực hiện được lý tưởng, ước mơ của họ. Để làm như vậy cần nâng cao năng lực, duy trì thông tin cung cấp cho người nông dân. Đồng thời phải nhân rộng mô hình thành công. 10.2. Đối với viêt nam Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 53 Cần phải có kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp có thể giúp gia tăng sức sản xuất nông nghiệp bền vững bằng cách mở rộng vịêc sử dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp từ nguồn bản địa hoặc chính qui để phát triển và sử dụng có hiệu quả những giống phù hợp và thích nghi ở một vùng đất đặc thù, cải thiện khả năng sử dụng tài nguyên, cải thiện đất, quản lý và bảo tồn nguồn nước và nguồn chất dinh dưỡng; quản lý dịch hại trước và sau thu họach và gia tăng sự đa dạng hóa đối với những hộ nông dân có qui mô nhỏ. Những sự lựa chọn khác về mặt chính sách để diễn đạt về an ninh lương thực bao gồm sự phát triển những lòai cây có giá trị cao nhưng chưa được khai thác sử dụng đúng mức. Về sự bền vững của môi trường, hệ thống là cần thiết để nó nâng cao sự bền vững trong khi vẫn duy trì sức sản xuất bằng những cách thức như bảo vệ nền tảng tài nguyên thiên nhiên hoặc sự dự phòng sinh môi của các hệ thống nông nghiệp. Những sự lựa chọn bao gồm gia tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng, năng lượng, nước và đất; nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ năng động giữa đất-cây- nước; gia tăng sự đa dạng trong nông trại; đề cao các hệ thống nông nghiệp sinh môi; và tăng cường sự bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học ở cấp độ từng mãnh ruộng và cả sinh cảnh của một vùng đất rộng lớn; đẩy mạnh sự quản lý bền vững vật nuôi, rừng và thủy sản; gia tăng sự hiểu biết về chức năng hoạt động của hệ thống đan xen giữa những vùng đất sản xuất trồng trọt và môi trường tự nhiên; hạn chế những ảnh hưởng xấu của nông nghiệp đối với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp. 10.3. Giải pháp Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực bền vững: Có thể nói, giải pháp tốt nhất cho thế giới hiện nay là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là ở các nước nghèo và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. Các nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho nông nghiệp và an sinh xã hội, xem xét và điều chỉnh các chính sách hiện hành, trong bối cảnh thị trường lương thực toàn cầu chịu áp lực tăng giá và các nguồn cung đang giảm dần. Để cho 9 tỷ người có đủ lương thực vào năm 2050, thì các nước hiện đang sản xuất 1 tấn/ha sẽ phải sản xuất 2 tấn/ha. Điều này chỉ có thể đạt được khi mà thu nhập của người nông dân tăng lên, do đó khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp bền vững phát triển. Thêm vào đó, vấn đề an ninh lương thực có được đảm bảo hay không còn phụ thuộc vào “tầm nhìn xa trông rộng” của lãnh đạo mỗi quốc gia. Thực tế, hiện nay, rất nhiều quốc gia đã giảm đầu tư cho nghiên cứu về nông nghiệp tại các trường đại học và các cơ sở quốc tế. Đây thực sự là 1 sai lầm. Một tỷ USD dành cho nghiên cứu nông nghiệp có thể tạo ra nhiều tỷ các lợi ích trong việc nuôi sống Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 54 con người và giải quyết được các cuộc khủng hoảng lương thực. Việc cân đối giữa an ninh năng lượng và an ninh lương thực cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Nhiều chuyên gia lương thực cho rằng, các nước cần tiến hành sửa đổi chính sách để đặt an ninh lương thực lên hàng đầu và cân nhắc tới những hệ quả đối với con người và môi trường khi phát triển năng lượng sinh học.Cần phải hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. KẾT LUẬN Sau cuộc cách mang xanh thì con người có cuộc sống ngày càng tốt hơn, thực phẩm đa dạng và nhu cầu dinh dưỡng theo đó cũng được nâng cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới nó chung. Nhưng có mặt lợi thì kèm theo đó là tác hại con người càng ngày càng lạm dụng đến các chất hoá học nên ảnh hưởng tới sức khoẻ của người trồng cũng như người sử dụng. Từ đó, nông nghiệp hữu cơ được thành lập và khuyến khích phát triển mành trên toàn thế giới và Việt Nam. Để thực phẩm nông nghiệp và việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng chiếm ưu thế thì các nhà chức trách cũng như các nhà nghiện cứu cẩn đẩy mạnh tìm thêm nhiểu loại giống cây mới khoẻ và cho năng suất cao để các nhà nông nghiệp yên tâm gieo trồng và thu hoạch; các ban ngành quản lí để sớm đưa ra chuẩn cho nông sản hữu cơ và cơ quan phụ trách cấp giấy chứng nhận chuẩn để người tiêu dùng an tâm sử dụng và các nhà sản xuất đảm bảo được giá trị, lợi nhuận sau khi thu hoạch. Ngày nay con người cũng ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm của nông nhiệp hữu cơ nên giá trị sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng.Các sản phẩm được Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 55 nuôi trồng từ nông nghiệp hữu cơ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng và không làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Qua quá trình tim hiểu về ngành nông nghiệp hữu cơ trên thế giới thì nông nghiệp hữu cơ mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nước sản xuất chủ yếu. Vừa cung cấp nguồn lương thục thục phẩm sạch cho nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu để kiếm thêm kinh tế cho đất nước. Từ năm 2000 cho đến nay thì việc phát triển nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng nhanh ở các nước chưa chậm phát triển và vẫn tiếp tục gia tăng hoặc giữ mức tăng ổn định ở các nước đang phát triển. Môn Sản Xuất Sạch Hơn GVHD: TS. Võ Đình Long Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm SVTH: Nhóm 10 trang 56 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: ADDA: Tổ Chức Phát Triển Nông Nghiệp Châu Á – Đan Mạch IFOAM: International Federation of Organic Agriculture Movements (Liên đoàn Quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ) WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) PGS: Participatory Guarantee System (Hệ Thống Đảm Bảo Có Sự Tham Gia) FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc) IFAD: International Fund for Agricultural Development (Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế) QLIF: Quality Low Input Food EU: European Union (Liên minh châu Âu) NNHC: Nông Nghiệp Hữu Cơ NNVC: Nông Nghiệp Vô Cơ VNFU: Hội Nông Dân Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_niem_ve_nong_nghiep_huu_co_8144.pdf