Sau khi thẩm vấn nhân chứng chuyên gia và phân tích các chứng cứ được
trình, Tòa sẽ đưa ra phán quyết. Sự hội ý của Tòa hội kín và khi phán quyết
được thông qua, các bên liên quan sẽ được thông báo.Nếu phán quyết không
bao gồm đền bù được áp dụng trong vụ kiện thì vệc đền bù sẽ được quyết định
trong một buổi thẩm định khác hoặc bằng một thủ tục được Tòa án quyết định.
Việc đền bù mà Tòa yêu cầu có thể là bao gồm cả về tài chính hoặc phi tài
chính. Loại đền bù trực tiếp nhất là đền bù bằng tiền mặt, trả cho nạn nhân hoặc
thân nhân c ủa nạn nhân. Tuy nhiên quốc gia có thể được yêu cầu phải đảm bảo
lợi ích kiểu như công bố rộng rãi trách nhiệm,thực hiện các biện pháp để tránh
vi phạm tương tự xảy ra trong tương lai và các dạng đền bù phi tiền tệ.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích cơ cấu tổ chức và thẩm quyền hoạt động của các ủy ban nhân quyền châu Mỹ và châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Phân tích cơ cấu tổ chức và thẩm quyền hoạt động
của các ủy ban nhân quyền châu Mỹ và châu Phi
1.1 Châu Mỹ
Inter-American Commission on Human Rights
Uỷ ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ.
Ủy ban đặc trách nhân quyền Châu Mỹ là cơ quan đầu tiên mà OAS thành lập
để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Ủy ban đặc trách nhân quyền thành lập năm
1959 và triển khai phiên họp đầu tiên vào năm 1960..
Trụ sở Ủy ban được đặt tại Washington DC, Hoa Kỳ với trợ giúp của một ban
thư kí thuộc hội đồng thư kí .Ủy ban gồm 7 chuyên gia độc lập được bầu bởi Đại
hội đồng OAS với nhiệm kì 4 năm. Trong các phiên họp, ủy ban tiếp nhận các
cáo buộc liên qua tới lạm dụng nhân quyền từ cá nhân hoặc đại diện của các tổ
chức.
Nhiệm vụ chính của ủy ban nhân quyền là tiếp nhận và giám sát các kiến nghị
nhằm cáo buộc một quốc gia thành viên của OAS vơí việc lạm dụng nhân quyền.
Trong Tuyên bố Châu Mỹ về quyền và nghĩa vu của con người đã viết: Nhân
quyền phổ biến được ủy ban bảo vệ và do vậy mọi người hòan tòan có quyền kiến
nghị để được bảo vệ .Các nước đã thông qua Công Ước Châu Mỹ về nhân quyền
sẽ nhân được sự bảo vệ theo Công Ước và chịu sư giám sát của ủy ban.
Nghi thức của Ủy ban được liệt kê tại Quy chế và quy tắc Ủy ban
(Commission's Statute and Regulations.).Trong hâù hết các trường hợp, thủ tuc
kiến nghị đối với các nước đã kí Công Ước hay chưa là giống nhau.Để được chấp
nhận, các bước thủ tục bao gồm điều tra thực tế và đưa ra kết luận là khá giống
nhau. Tuy nhiên trong hai trường hợp sau có sư khác biệt. Thứ nhất là kết quả kiến
nghị. Đối với những nước thông qua Công ước châu Mỹ, Ủy ban buộc phải tìm
kiếm một giải pháp hưũ nghị ; không có quy định này đối với những nước chưa
thông qua công ước.
Kiến nghị được đệ trình có thể chia ra 2 loại: kiến nghị chung( general petition)
và kiến nghị tập thể( collective petition) . Kiến nghị chung được đưa ra khi môt
hình thức vi phạm nhân quyền phổ biến tại nhiêu nơi, không chỉ xảy ra ở một
nhóm người nhất định. KIến nghị tập thể được đưa ra khi có nhiều nạn nhân trong
một vụ vi phạm nhất định.Tất cả các kiến nghị phải có: tên, quốc tịch nghề
nghiệp, địa chỉ thư và chữ kí của người nộp đơn. NGO thì phải có địa chỉ và chữ
kí của đại diện hợp pháp.
Uỷ ban sẽ chỉ chấp nhận những đệ trình khi mà việc áp dụng luật nội địa đã
thất bại, đây là điều bắt buộc. Nếu người đưa ra kiến nghị không thể chứng minh
được điều đó thì có thể đó là nhiệm vụ cuả chính phủ. Nhưng nếu chính phủ chỉ ra
rằng luật quốc nội vần có thể áp dụng thì người trình đơn phải chỉ ra một trong 4
trường hợp sau sẽ áp dụng: việc tiếp cận những phương pháp đó đã bị bác bỏ hoặc
ngăn cản, sư trì hoãn khôngcần thiết phán quyết, sự từ chối chỉ bảo pháp lý tương
xứng, hoặc luât pháp quốc gia không có quy định đầy đủ để bảo vệ quyền bị xâm
phạm.
Kiến nghị không được phép đưa ra nếu nó giống như một kiến nghị trước đó
hoặc hiện nay. Tuy nhiên kiến nghị lọai này vẫn có thể đưa ra nếu kiến nghị trước
nó hoặc kiến nghị hiện thời là kiến nghị chung( như đã trình bày ở trên), hoặc
những kiến nghi đó không có những thực tế của kiến nghị mới, hoặc nếu nó không
chỉ đến cùng đôi tượng nạn nhân, hoặc nếu kiến nghị đầu tiên được đệ trình bới
bên thứ ba mà nạn nhân đang đệ trình kiến nghị lại không biết bên đó.
Sau khi có quyết định về kiến nghị, Ủy ban sẽ ra phán quyết về điều cần làm
bằng cách đưa khuyến nghị tới nước liên quan. Trong trường hợp quốc gia là
thành viên của Công Ước Châu Mỹ thì Ủy ban phải nỗ lực để tìm kiếm phương
pháp giải quyết hữu nghị nếu có thể.Theo đó, Ủy ban sẽ chuẩn bị một bản báo cáo
cho các bên và Hội đồng thư kí OAS để hội đồng công bố.
Nếu không thể giải quyết hữu nghị , Ủy ban sẽ viết 1 bản báo cáo vế diễn biến
thực tế của vụ việc và kết luận của ủy ban, khuyến nghị và đế xuất. Nước liên quan
sau đó sẽ có 3 tháng để quyết định xem có nên đệ trình kiến nghị ra Tòa nhân
quyền không hay là chấp nhận giải quyết vấn đề theo cách mà Ủy ban đưa ra .Tiếp
đó Ủy ban sẽ thông qua chính thức quan điểm và giới hạn thời gian đê chính phủ
cam đoan về các phương pháp đã đề xuất
Nếu quốc gia là thành viên Công Ước Châu Mỹ và đã chấp nhận thẩm quyền
của Tòa án nhân quyền thì Ủy ban hoặc quốc gia đó có thể gửi kiến nghị tới Tòa
Án nhân quyền để có một đánh gía mới và phán quyết có hiệu lực bắt buộc .
Đối với quốc gia không phải là thanh viên của Công Ước không bị ràng buộc
với nguyên tắc giải quyết hữu nghị. Trong trường hợp đó, Ủy ban sẽ tiến hành xác
minh sự thật và quyết định tính đúng đắn của kiến nghị ,thông qua quyết định cuối
cùng (thường là nghị quyết dài) với khuyến nghị và hạn chót.Nguyên tắc cho phép
quyết định được công bố: “nếu quốc gia không chấp nhận các phương pháp được
khuyến nghị của Ủy ban trongthời hạn quy định”. Thực tế là Ủy ban cũng vẫn
thường tuyên bố. Ủy ban có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nhưng
không có quyền lực đế bắt buộc thi hành nó. Quyết định của Ủy ban không có tính
rang buộc pháp lý.
1.2 Châu Phi
Uỷ ban châu Phi về con người và quyền con người
Hiến chương ra đời đã dẫn đến sự thành lập của Ủy ban châu Phi về con
người và quyền con người.Sau khi kết thúc cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 7,
Uỷ ban chính thức ra mắt vào ngày 02/11/1987 tại Addis Ababa .
*Nhiệm vụ: Ngoài những công việc mà hội đông những ngà lãnh đạo quốc
gia và chính phủ đã tin tưởng giao cho Ủy ban, Ủy ban thực hiện 3 chức năng
chủ yếu đó là :
+Bảo vệ nhân quyền và quyền dân tộc
+Đẩy mạnh nhân quyền và quyền dân tộc
+Giải thích hiến chương châu Phi về nhân quyền và quyền dân tộc
Trong khuôn khổ nhiệm vụ đẩy mạnh nhân quyền và quyền dân tộc của
mình, Ủy ban chịu trách nhiệm thực hiện những chức năng sau :
+Thu thập tài liệu, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về những vấn đề liên quan
đến nhân quyền và quyền dân tộc của châu phi, tổ chức các hội nghị chuyên đề,
cuộc thảo luận, phổ biến thông tin, kêu gọi sự chú ý của các thể chế quốc gia và
khu vực đến vấn đề nhân quyền và quyền dân tộc, đưa ra các nhận định và
khuyến nghị của mình lên chính phủ khi có vụ việc xảy ra.
+Đề ra các nguyên tắc là luật lệ nhằm gải quyết các vấn đề pháp lí có liên
quan đến nhân quyền và quyền dân tộc và những quyền tự do cơ bản làm nền
tảng cho luật pháp của các nước châu Phi.
+Hợp tác với các thể chế khác ở châu Phi nói riêng và trên thế giới nói
chung nhằm bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền và quyền dân tộc
+Xem xét những báo cáo thường kì của quốc gia về luật và những biện pháp
được đưa ra để đảm bảo hiệu quả của những quyền và tự do được hiến chương
nêu ra và bảo vệ
Trong khuôn khổ nhiệm vụ bảo vệ của mình, Ủy ban đảm bảo cho các quyền
con người và dân tộc quy định trong hiến chương được bảo vệ tuân theo những
quy định về thủ tục của Ủy ban.
Với vai trò giải thích Hiến chương, Ủy ban có nhiệm vụ giải thích tất cả
những điều khoản có quy định tỏng hiến chương theo yêu cầu của quốc gia
thành viên, của một thiết chế nằm trong tổ chức liên hiệp châu Phi hoặc của một
tổ chức châu Phi được công nhận bởi liên minh Phi châu
Tất cả những nhiệm vụ nêu trên của Ủy ban được quy định rất rõ trong điều
45 của Hiến chương Banjul
Article 45
The functions of the Commission shall be:
1. To promote Human and Peoples' Rights and in particular:
(a) to collect documents, undertake studies and researches on African problems
in the field of human and peoples' rights, organize seminars, symposia and
conferences, disseminate information, encourage national and local institutions
concerned with human and peoples' rights, and should the case arise, give its
views or make recommendations to Governments.
(b) to formulate and lay down, principles and rules aimed at solving legal
problems relating to human and peoples' rights and fundamental freedoms
upon which African Governments may base their legislations.
(c) co-operate with other African and international institutions concerned with
the promotion and protection of human and peoples' rights.
2. Ensure the protection of human and peoples' rights under conditions laid
down by the present Charter.
3. Interpret all the provisions of the present Charter at the request of a State
party, an institution of the OAU or an African Organization recognized by the
OAU.
4. Perform any other tasks which may be entrusted to it by the Assembly of
Heads of State and Government.
*Thành viên: Ủy ban gồm 11 thành viên được bầu chọn thông qua thủ tục
bỏ phiếu kín của Hội đồng và sẽ có nhiệm kì 6 năm .
2 năm một lần, nội bộ Ủy ban sẽ tự bầu ra chủ tịch và phó chủ tịch của mình.
Chủ tịch Ủy ban liên hiệp châu phi sẽ chỉ định ra thư kí cho ủy ban.
The members, who serve in their personal and individual capacity, enjoy
full independence in the discharge of their duties, having been chosen from
amongst African personalities reputed for their high morality, intergrity and
impartiality. In discharging their duties they will also enjoy the diplomatic
privileges and immunities provided for in the General Convention on the
Privileges and Immunities of the African Union.
*Thủ tục giải quyết vụ việc
Các tổ chức phi chính phủ có thể tham dự vào buổi họp (xét xử?) công khai
của ủy ban với tư cách quan sát viên
Ủy ban có thể áp dụng bất cứ phương cách điều tra nào mà nó cho la đúng
đắn và hợp lí.Ủy ban có thể tiếp nhận thông tin từ tổng thư kí của tổ chức thống
nhất châu Phi hay từ bất cứ ai có khả năng cung cầp thông tin về vụ việc.
+Sau khi Ủy ban đã cân nhắc kĩ lưỡng và xác định rằng một hay nhiều thông
báo cụ thể có thể liên quan đến một hay một loạt những vụ việc vi phạm
nghiêm trọng đến nhân quyền và quyền dân tộc , Ủy ban sẽ lưu ý Hội đồng
những nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ về vấn đề này. Sau đó, theo chỉ đạo
của hội đồng, Ủy ban có thể tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu vào vụ
việc và đưa ra báo cáo thực tế có kèm những phát hiện và đề xuất của mình.Ủy
ban cũng có thể thông báo về một vụ việc khẩn cấp lên chủ tịch Ủy ban để xin
chỉ thị cho một cuộc nghiên cứu kĩ lưỡng về vấn đề
+Thông báo từ các quốc gia: Khi một quốc gia có những lí do xác đáng để
tin rằng một quốc gia khác cũng là thành viên của hiến chương này đã vi phạm
các điều khoản trong hiến chương thì quốc gia ấy có thể đưa ra các thông báo
nhằm kêu gọi sự chú ý của quốc gia bị cáo buộc. Thông báo này cũng sẽ được
gửi lên tổng thư kí của tổ chức thống nhất châu Phi và chủ tịch Ủy ban. Trong
vòng 3 tháng kể từ ngày thông báo được nhận, quốc gia bị cáo buộc có nghĩa vụ
phải đưa ra cho quốc ra có thông báo những giải thích hoặc tuyên bố bằng văn
bản của mình nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Những văn bản này cần chứa đựng
những thông tin có liên quan đến luật và những quy định mangtính thủ tục đã
được áp dụng và có thể được áp dụng, những đền bù đã đưa ra hoặc những hành
động hợp lí.
Nếu trong vòng 3 tháng kể từ ngày quốc gia bị cáo buộc nhận được thông
báo mà vấn đề vẫn không được giải quyết một cách thỏa đáng thông qua đàm
phán song phương hay bất cứ biện pháp hòa bình nào khác thì một trong hai
quốc gia có thể đệ đơn lên Ủy ban thông qua chủ tịch và bên liên quan sẽ được
thông báo về việc này .
Quốc gia cũng có thể đưa vụ việc quốc gia khác cũng là thành viên của hiến
chương đã vi pham các điều khoản trong hiến chương lên thắng ủy ban bằng
cách gửi thông báo đến chủ tịch Ủy ban, tổng thư kí tổ chức thống nhất Châu
Phi, và quốc gia liên quan.
Ủy ban chỉ nhận giải quyết những vụ việc được đưa lên khi đã chắc chắn
rằng đây là giải pháp duy nhất còn lại. Yêu cầu này có thể bỏ qua khi Ủy ban
nhận thấy việc giải quyết bằng cách khác có thể làm vụ việc bị kéo dài một cách
không cần thiết.
Các quốc gia có liên quan có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cần thiết ,
có liên quan tới vụ việc cho Ủy ban. Và trong thời gian Ủy ban đang xem xét vụ
việc , quốc gia có quyền đua ra những phản kháng của mình.
Những kết luận dựa trên thực tế và phán quyết của tòa sẽ đựoc gửi cho các
nước liên quan và được thông báo tới hội đồng những nhà lãnh đạo quốc gia và
chính phủ
*Việc xác định thẩm quyền thẩm quyền của ủy ban đối với các vụ việc được
đưa lên do các thành viên của ủy ban quyết định, thông qua đa số thông thường.
(simple majority) Dưới đây là các tiêu chí mà các thành viên của Ủy ban cần
cân nhắc trước khi đưa ra quyết định của mình về việc có thụ lí một vấn đề liên
quan đến nhân quyền và quyền dân tộc hay không:
Article 56
Communications relating to human and peoples' rights referred to in 55
received by the Commission, shall be considered if they:
1. Indicate their authors even if the latter request anonymity,
2. Are compatible with the Charter of the Organization of African Unity or with
the present Charter,
3. Are not written in disparaging or insulting language directed against the
State concerned and its institutions or to the Organization of African Unity,
4. Are not based exclusively on news discriminated through the mass media,
5. Are sent after exhausting local remedies, if any, unless it is obvious that this
procedure is unduly prolonged,
6. Are submitted within a reasonable period from the time local remedies are
exhausted or from the date the Commission is seized of the matter, and
7. Do not deal with cases which have been settled by these States involved in
accordance with the principles of the Charter of the United Nations, or the
Charter of the Organization of African Unity or the provisions of the present
Charter.
Theo đó Uỷ ban sẽ xem xét những đơn kiện liên quan đến quyền con người
và dân tộc mà tòa đã nhận nếu nó đảm bảo đuợc những yêu cầu sau:
-Chỉ ra rõ người làm đơn mặc dù sau đó thông tin này có thể được yêu cầu
giữ kín.
-Phù hợp với Hiến chương hoặc Hiến chương của Tổ chức thống nhất châu
phi
-Không sử dụng ngôn ngử có ý miệt thị hoặc xúc phạm tới quốc gia có liên
quan và các thể chế của nó cũng như tới tổ chức thống nhất Châu Phi.
-Không duy nhất dựa trên những thông tin được đưa từ các hãng truyền
thông đại chúng (discriminated through the mass media)
-Được gửi đi sau khi đã không còn một giải pháp cục bộ nào khác có thể sử
dụng nữa, ngoại lệ ,nếu có thể, chỉ trong truờng hợp có những dấu hiệu cho thấy
rõ ràng rằng quy trình này là tốn thời gian vô ích.
-Được gửi đi trong khoảng thời gian hợp lí tính từ khi hết hoàn toàn các giải
pháp cục bộ hay từ ngày tòa nắm bắt được vụ việc
2. Phân tích cơ cấu tổ chức, thẩm quyền hoạt động và thủ tục xét xử của Tòa
án nhân quyền châu Âu?
Toà án bao gồm 47 thẩm phán tương đương với 47 quốc gia trong Hội đồng
Châu Âu. 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu này đều là thành viên
của Hiệp định Châu Âu về nhân quyền (The European Convention on Human
Rights). Có thể có 2 thẩm phán cùng mang 1 quốc tịch. Các thẩm phán ở đây
được bầu theo năng lực chứ không coi như là đại diện cho quốc gia mà thẩm
phán mang quốc tịch.
Những thẩm phán của toà án nhân quyền Châu Âu được chọn lựa bởi
Parliamentary Assembly of the Council of Europe (hội đồng nghị viện của Hội
đồng châu Âu), có nhiệm kỳ 6 năm và có thể được bầu lại.
Cơ cấu của toà:
Chủ tịch toà
(President)
Ban 1 (section1)
-Chủ tịch ban
- Một hội đồng
thẩm phán ( a
Chamber): bao
gồm chủ tịch ban
và 6 thẩm phán
Ban 2 (section2)
-Chủ tịch ban
(đồng thời là phó
chủ tịch toà)
-Một hội đồng
thẩm phán: bao
gồm chủ tịch ban
Ban 3
-Chủ tịch ban
(đồng thời là phó
chủ tịch toà)
-Một hội đồng
thẩm phán: bao
gồm chủ tịch ban
Ban 4
-Chủ tịch ban
- Một hội đồng
thẩm phán gồm
chủ tịch ban và 6
thẩm phán khác
Ban 5
-Chủ tịch ban
-Một hội đồng
thẩm phán gồm
chủ tịch ban và
6 thẩm phán
khác
Đại hội đồng thẩm phán (grand
chamber): 17 thành viên bao
gồm: chủ tịch toà, các phó chủ
tịch, các chủ tịch ban và các
thẩm phán khác
Ngoài những bộ phận trên, toà còn có 1 bộ phận có tên Committees, bộ phận
này bao gồm 3 thẩm phán, được thành lập để xem xét những đơn yêu cầu gửi lên
toà liệu đã đúng trình tự thủ tục, cũng như đã hợp lệ hay chưa. Sau khi đơn đã
được chấp nhận bởi Committees, nó sẽ được đưa lên Chamber để giải quyết, nếu
đưa lên Chamber chưa giải quyết được thì sẽ đưa lên Grand Chamber. Quyết định
của Grand Chamber sẽ là quyết định cuối cùng của toà.
Toà án Nhân quyền châu Âu hiện nay có trụ sở tại Strasbourg, Pháp
Thủ tục xét xử của Toà án nhân quyền Châu Âu:
*Tổng quát:
- Bất kì một quốc gia kí kết công ước hay một cá nhân tuyên bố là nạn
nhân của một sự vi phạm của một hiệp định có thể gửi trực tiếp đến tòa án ở
Strasbourg một lá đơn trình bày việc vi phạm bởi một quốc gia là thành viên
trong công ước của Châu Âu về nhân quyền.
- Thủ tục trước tòa án nhân quyền Châu Âu là minh bạch và công khai.
Các phiên tòa được tổ chức một cách công khai đối với phần lớn các trường
hợp, trừ phi hội đồng thẩm phán có quyết định khác đối với những trường
hợp ngoại lệ.
- Những cá nhân nộp đơn có thể đại diện cho mình trong các trường
hợp, nhưng đại diện hợp pháp được tiến cử và thực tế luôn yêu cầu như
vậy… Hội đồng Châu Âu thành lập một ủy ban phối hợp giúp đỡ hợp pháp
cho bên nguyên đơn đối với trường hợp họ không đủ điều kiện.
- Ngôn ngữ chính được sử dụng trong phiên tòa là tiếng anh và tiếng
pháp nhưng đơn thì có thể được viết bằng một trong những ngôn ngữ chính
của quốc gia là thành viên của công ước.
*Thủ tục chấp nhận đơn kiện
Sau khi nhận được đơn kiện, các đơn sẽ được sắp xếp thành từng loại. Sau đó,
người có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo sẽ kiểm tra sơ bộ từng loại để quyết định
trường hợp này nên được giải quyết bởi 3 thành viên của ủy ban hay 1 hội đồng
thẩm phán. Người có nhiệm vụ báo cáo do chủ tịch chỉ định. Các quyết định về
việc chấp nhận được thông qua bằng đa số phiếu, trong đó phải bao gốm các lí do
được thông qua và phải được tiến hành một cách công khai. Bên cạnh đó, Ủy ban
có thể đưa ra tuyên bố không chấp nhận đơn kiện thông qua sự nhất trí. Hội đồng
thẩm phán có thể không thừa nhận quyền hạn xét xử trong trường hợp đưa ra câu
hỏi quan trọng về việc giải thích các điều khoản trong công ước hoặc trường hợp
áp dụng luật trái với các án lệ hiện hành, trừ khi một trong các bên tuyên bố phản
đối trong vòng một tháng.
*Thủ tục kiện
Khi hội đồng thẩm phán tuyên bố chấp nhận đơn kiện, tòa có thể yêu cầu các
bên đưa ra thêm các bằng chứng, có thể bao gồm các tuyên bố có liên quan.Chủ
tịch hội đồng thẩm phán có quyền yêu cầu (hoặc cho phép) bất kì quốc gia kí kết
công ước mà không phải là một bên của vụ kiện hoặc bất kì một cá nhân có liên
quan ( không phải là nguyên đơn) trình lên văn bản bao gồm các sự kiện có liên
quan đến vụ kiện và trong trường hợp ngoại lệ có thể đọc lên trước tòa. Trong suốt
thủ tục kiên, các cuộc đàm phán sẽ tiến hành với mục đích có thể đảm bảo một sự
dàn xếp ổn thỏa giữa các bên. Các cuộc đàm phán này thường được tiến hành một
cách bí mật.
*Phán quyết của tòa án
Hội đồng thẩm phán đưa ra các phán quyết thông qua đa số phiếu. Bất kì thẩm
phán nào tham gia vào việc xem xét vụ kiện đều có quyền có phán quyết của riêng
mình, cũng như bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình với các phán quyết đó.
Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được các phán quyết của hội đồng thẩm
phán, bất kì các bên có liên quan có thể đề xuất vụ việc này chuyển lên đại hội
đồng thẩm phán để xem xét lại trong trường hợp nêu ra một câu hỏi quan trọng về
sự giải thích hoặc áp dụng các điều khoản trong công ước. Các đề nghị này sẽ được
xem xét bởi 5 thẩm phán được chỉ định bởi chủ tịch tòa, chủ tịch các ban và các
thẩm phán khác được chọn lựa do sự luân phiên từ các thẩm phán không phải là
thành viên của hội đồng thẩm phán. Một phán quyết của hội đồng thẩm phán có thể
trở thành một phán quyết cuối cùng trong thời gian 3 tháng hoặc sớm hơn khi các
bên thông báo rằng họ không có ý đề nghị chuyển lên đại hội đồng thẩm phán hoặc
sau khi nhóm các thẩm phán không chấp nhận kiến nghị chuyển lên đại hội đồng
thẩm phán. Trong trường hợp nhóm thẩm phán chấp nhận đề nghị đó, vụ việc đó sẽ
được chuyển lên đại hội đồng thẩm phán để xem xét. Đại hội đồng thẩm phán đưa
ra các phán quyết thông qua đa số phiếu và phán quyết đó là phán quyết cuối cùng.
Các phán quyết cuối cùng của tòa có giá trị ràng buộc đối với các bên có liên quan.
Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi các phán quyết của tòa án thuộc
ủy ban các bộ trưởng của hội đồng Châu Âu. Các ủy ban bộ trưởng xác nhận việc
các quốc gia có vi phạm công ước hay không nhằm tìm ra các biện pháp thỏa đáng
chiếu theo các nghĩa vụ chung và riêng phát sinh từ các phán quyết của tòa án.
*Ý kiến tư vấn
Theo kiến nghị của ủy ban các bộ trưởng, tòa có thể đưa ra các ý kiến tư vấn
cho những câu hỏi hợp pháp liên quan đến sự giải thích các điều khoản trong công
ước và các nghị định thư. Các quyết định của ủy ban bộ trưởng nhằm thỉnh cầu ý
kiến tư vấn được tiến hành thông qua đa số phiếu. Các ý kiến tư vấn có thể được
trả lời bởi đại hội đồng và được thông qua bởi đa số phiếu. Bất kì một thẩm phán
nào cũng có thể tham gia để đưa ra ý kiến tư vấn bằng cách nêu ra ý kiến của cá
nhân mình hoặc một tuyên bố không đồng tình với các ý kiến tư vấn đó.
1. Phân tích cơ cấu tổ chức, thẩm quyền hoạt động và thủ tục xét xử của
Tòa án nhân quyền châu Mỹ?
Tòa nhân quyền Châu Mỹ
Tòa nhân quyền Châu Mỹ thành lập năm 1978, thời điểm Công Ước châu
Mỹ bắt đầu có hiệu lực. Ra đời với mục đích thực thi và giải thích các quy
định trong Công Ước nhân quyền Châu Mỹ.Trụ sở Tòa án ở San José ( Costa
Rica)
Thành phần: Gồm 7 thẩm phán, được đề cử và bầu bởi các thành viên Công
Ước với nhiệm kì 6 năm. Một thẩm phán chỉ có thể tái đắc cử một lần. Không
có 2 thẩm phán cùng quốc tịch.Các thẩm phán phải là người có tư cách đạo đức
tốt, có khả năng trong lĩnh vực nhân quyền, có bằng cấp chứng nhận theo luật
của nước mà thẩm phán là công dân hoặc của nước đề cử thẩm phán đó
Cơ cấu: Gồm quyền chủ tịch: Gồm 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch, được hội
đồng thẩm phán bầu ra
Và ban thư kí
Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thẩm quyền tư vấn. Thẩm quyền
giả quyết tranh chấp của Tòa được quy định tại điều 61,62,63 Công Ước Châu
Mỹ về nhân quyền. Thẩm quyền tư vấn được quy định tại điều 64 của Công
Ước.
Nguyên tắc hoạt động: quy định tại quy chế Tòa án
Về các phiên họp của Tòa :
Tòa án sẽ tổ chức các phiên họp thường kì và phiên họp đặc biệt
Các phiên họp thường kì được tổ chức theo điều lệ Tòa án
Các phiên họp đặc biệt có thể được triệu tập bởi chủ tịch hoặc theo yêu cầu
của đa số thẩm phán
Về số thành viên :
Số lượng thẩm phán hội ý xét xử gồm 5 thẩm phán
Quyết định của Tòa là quyết định của đa số phiếu
Nếu có sự ngang bằng về số phiếu thì phiếu của chủ tịch sẽ quyết định
Về điều trần, hội ý và quyết định:
Phiên điều trần sẽ diến ra công khai, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định
khác của Tòa
Toà sẽ hội ý kín. Việc bàn bạc đưa ra phán quyết của Tòa sẽ được giữ bí mật
trừ khi Tòa có quyết định khác
Quyết định, phán quyết và ý kiến của Tòa sẽ được đưa ra phiên họp công
khai và từ lúc này các bên sẽ nhận được thông báo.
Về thẩm quyền của Tòa
Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thẩm quyền tư vấn. Thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của Tòa được quy định tại Điều 61,62,63 Công Ước
CHâu Mỹ về nhân quyền . Thẩm quyền tư vấn đựoc quyđịnh tại điều 64.
Thẩm quyền của Tòa khá hạn chế: Tòa chỉ có thể tiếp nhận các vụ mà các
nước liên quan có các điều kiện sau: 1. Đã thông qua Công ước nhân quyền
Châu Mỹ 2.đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa (vì năm 1992 mới có 13/35 nước
kí chấp nhận thẩm quyền của Tòa) 3.Ủy ban đặc trách đã hòan thành việc điều
tra của mình và 4. Vụ việc được đưa ra tòa bởi Uỷ ban đặc trách hoặc quốc
gia liên quan trong vòng 3 tháng kể từ sau bản báo cáo của Ủy ban. Cá nhân
hoặc người trình kiến nghị không thể độc lập đưa vụ việc ra trước Tòa.
Nếu Uỷ ban đưa vụ việc ra trước Tòa nhân quyền thì ủy ban thông báo cho
người trình kiến nghị . Khi đó, người trình kiến nghị hoặc người ủy quyền sẽ
có cơ hội yêu cầu các biện pháp cần thiết, bao gồm sự bảo vệ an toan cho nhân
chứng và bảo vệ bằng chứng.
Thủ tục xét xử tại Tòa được chia ra 2 bước: tranh tụng viết và tranh
tụng nói.
Trong phần tranh tụng viết: đơn đệ trình bao gồm: sự kiện, nạn nhân, bằng
chứng và nhân chứng mà phía nộp đơn có ý định đưa ra trước Tòa, yêu cầu đền
bù và chi phí. Nếu thư kí Toà xét thấy đơn có thể chấp nhận thì sẽ gửi thông
báo tới thẩm phán , quốc gia hoặc Ủy ban( tùy xem ai là người nộp đơn), các
nạn nhân , các quốc gia thành viên và trụ sở OAS
Trong vòng 30 ngày kể từ sau thông báo, bất kì bên nào của vụ kiện cũng có
thể đệ trình một bản tóm tăt những phản biện đầu tiên về đơn đó.Nếu thấy
cầnthiết, Tòa có thể triệu tập một buổi thẩm vấn những phản biện đó. Nếu
không Tòa có thể gộp việc thẩm vấn đó và việc xác thực nội dung vào một
buổi.
Trong vòng 60 ngày kể từ sau thông báo, bên bị phải gửi đến Tòa câu trả lời
về đơn kiện, tuyên bố chấp nhận hoặc phản bác lại các sự kiện và tuyên bố
chống lại.
Khi đã có câu trả lời, bât kì bên nào cũng có thể yêu cầu sự cho phép của
chủ tịch Tòa để đệ biên bản bào chữa trước khi chuyển sang giai đoạn 2: tranh
tụng nói
Tranh tụng nói:
Chủ tịch sẽ ấn định ngày bắt đầu phiên tranh tụng nói trong đó có tham gia
cuả 5 thẩm phán.
During the oral phase, the judges may ask any question they see fit of any of
the persons appearing before them. Witnesses, expert witnesses, and other
persons admitted to the proceedings may, at the president's discretion, be
questioned by the representatives of the Commission or the state, or by the
victims, their next-of-kin, or their agents, as applicable. The president is
permitted to rule on the relevance of questions asked and to excuse the person
asked the question from replying, unless overruled by the Court.
Dịch: Trong tranh tụng nói, thẩm phán có thể hỏi bất cứ điều gì mà họ cho
là cần thiết với những ai có mặt trong phiên tòa.Nhân chứng, chuyên gia làm
nhân chứng và những người khác được thừa nhận liên quan tới thủ tục này ,
theo ý chí của chủ tịch, sẽ được thẩm vấn bởi đại diện Ủy ban hoặc bởi các
nạn nhân, thân nhân của họ, hoặc bởi người đại diện của họ . Chủ tịch được
cho phép đưa quyết định các câu hỏi nào là liên quan và miễn việc hồi đáp
câu hỏi của người được hỏi đến, nếu không bị Tòa án loại trừ.
Sau khi thẩm vấn nhân chứng chuyên gia và phân tích các chứng cứ được
trình, Tòa sẽ đưa ra phán quyết. Sự hội ý của Tòa hội kín và khi phán quyết
được thông qua, các bên liên quan sẽ được thông báo.Nếu phán quyết không
bao gồm đền bù được áp dụng trong vụ kiện thì vệc đền bù sẽ được quyết định
trong một buổi thẩm định khác hoặc bằng một thủ tục được Tòa án quyết định.
Việc đền bù mà Tòa yêu cầu có thể là bao gồm cả về tài chính hoặc phi tài
chính. Loại đền bù trực tiếp nhất là đền bù bằng tiền mặt, trả cho nạn nhân hoặc
thân nhân của nạn nhân. Tuy nhiên quốc gia có thể được yêu cầu phải đảm bảo
lợi ích kiểu như công bố rộng rãi trách nhiệm,thực hiện các biện pháp để tránh
vi phạm tương tự xảy ra trong tương lai và các dạng đền bù phi tiền tệ.
Phán quyết của Tòa có tính ràng buộc pháp lý.
2. So sánh cơ cấu tổ chức, thẩm quyền hoạt động và thủ tục xét xử
của Tòa án nhân quyền châu Âu, châu Mỹ và châu Phi?
So sánh Tòa Châu Âu Tòa Châu
Mỹ
Tòa Châu Phi
1. Cơ cấu tổ
chức
-Gồm 1 chủ
tịch và 5 ban.
-Mỗi ban bao
gồm 1 chủ tịch
Thành
phần: Gồm 7
thẩm phán,
được đề cử và
Tòa sẽ gồm 11
thẩm phán Không
có 2 thẩm phán
cùng mang 1
ban và 6 thẩm
phán khác
-Đại hội đồng
thầm phán( grand
chamber) gồm 17
thành viên: chủ
tịch tòa, các phó
chủ tịch, các chủ
tịch ủy ban và các
thẩm phán khác
- Committes
gồm 3 thẩm phán
, chuyên xem xét
đơn kiện hợp
pháp và đúng thủ
tục .
bầu bởi các
thành viên Công
Ước với nhiệm
kì 6 năm. Một
thẩm phán chỉ
có thể tái đắc cử
một lần. Không
có 2 thẩm phán
cùng quốc
tịch.Các thẩm
phán phải là
người có tư
cách đạo đức
tốt, có khả năng
trong lĩnh vực
nhân quyền, có
bằng cấp chứng
nhận theo luật
của nước mà
thẩm phán là
công dân hoặc
của nước đề cử
thẩm phán đó
Cơ cấu:
Gồm quyền chủ
tịch: Gồm 1 chủ
quốc tịch.
4/11 thẩm
phán sẽ mãn
nhiệm sau 2 năm ,
4 người khác mãn
nhiệm sau 4 năm.
Những quy
định khác về cơ
bản là giống ở Ủy
ban.
tịch và 1 phó
chủ tịch, được
hội đồng thẩm
phán bầu ra
Và ban thư
kí
Tòa có thẩm
quyền giải quyết
tranh chấp và
thẩm quyền tư
vấn. Thẩm
quyền giả quyết
tranh chấp của
Tòa được quy
định tại điều
61,62,63 Công
Ước Châu Mỹ
về nhân quyền.
Thẩm quyền tư
vấn được quy
định tại điều 64
của Công Ước.
2. Thẩm
quyền hoạt động
Bất kì một
quốc gia kí kết
công ước hay một
Tòa có thẩm
quyền giải quyết
tranh chấp và
Thẩm quyền
xét xử và đưa ý
kiến tư vấn
cá nhân tuyên bố
là nạn nhân của
một sự vi phạm
của một hiệp định
có thể gửi trực
tiếp đến tòa án ở
Strasbourg một lá
đơn trình bày việc
vi phạm bởi một
quốc gia là thành
viên trong công
ước của Châu Âu
về nhân quyền.
- Xét xử và
cho ý kiến tư vấn
thẩm quyền tư
vấn.
Thẩm quyền
của Tòa khá
hạn chế: Tòa
chỉ có thể tiếp
nhận các vụ mà
các nước liên
quan có các
điều kiện sau: 1.
Đã thông qua
Công ước nhân
quyền Châu
Mỹ 2.đã chấp
nhận thẩm
quyền của Tòa
(vì năm 1992
mới có 13/35
nước kí chấp
nhận thẩm
quyền của Tòa)
3.Ủy ban đặc
trách đã hòan
thành việc điều
tra của mình và
4. Vụ việc được
- Tòa có thể
đưa ra ý kiến tư
vấn của mình về
bất cứ vấn đề
mang tính pháp lí
nào liên quan đến
hiến chương hay
bất cứ văn kiện
nào liên quan đến
quyền con người
theo như yêu cầu
của quốc gia
thành viên OAU
,bản thân OAU,
bấy cứ cơ quan
nào của tổ chức
này hay bất cứ tổ
chức nào được
OAU công nhận
miễn là vấn đề
cần tư vấn không
liên quan đến
những vấn đề
đang được Ủy
ban kiểm tra.
- Tòa có thẩm
đưa ra tòa bởi
Uỷ ban đặc
trách hoặc quốc
gia liên quan
trong vòng 3
tháng kể từ sau
bản báo cáo của
Ủy ban. Cá
nhân hoặc
người trình kiến
nghị không thể
độc lập đưa vụ
việc ra trước
Tòa.
quyền đối với tất
cả các tranh cãi
và vụ việc được
đệ trình lên tòa ,
có liên quan đến
việc giải thích và
áp dụng hiến
chương, nghị
định thư này và
bất cứ văn kiện
nào được đề cập
đến có liên quan
đến quyền con
người và đã được
nhà nước phê
chuẩn, và những
vụ việc liên quan
đến xác định
thẩm quyền xét
xử của tòa.
3. Thủ
tục xét xử
- Thủ tục chấp
nhận đơn kiện:
+đơn kiện do
Committee xem
xét đơn kiện hợp
Thủ tục xét
xử tại Tòa được
chia ra 2 bước:
tranh tụng viết
và tranh tụng
- Một vụ việc
sẽ được tòa chấp
nhận xem xét nếu
nó được tối thiểu
là 7 thẩm phán
pháp và đúng thủ
tục hay chưa. Sau
đó báo cáo lên
Chủ tịch
+các quyết
định được thông
qua theo đa số
phiếu.
- Thủ tục kiện:
+ đơn kiện
được chấp nhận
bởi Hội đồng
thẩm phán
+ yêu cầu
( không phải là
nguyên đơn) trình
lên văn bản bao
gồm các sự kiện
có liên quan đến
vụ kiện và trong
trường hợp ngoại
lệ có thể đọc lên
trước tòa
+ Trong suốt
thủ tục kiên, các
cuộc đàm phán sẽ
nói.
Trong phần
tranh tụng viết:
-đơn đệ trình
bao gồm: sự
kiện, nạn nhân,
bằng chứng và
nhân chứng mà
phía nộp đơn có
ý định đưa ra
trước Tòa, yêu
cầu đền bù và
chi phí.
-Trong vòng
30 ngày kể từ
sau thông báo
chấp nhận đơn,
bất kì bên nào
của vụ kiện
cũng có thể đệ
trình một bản
tóm tăt những
phản biện đầu
tiên về đơn đó.
-Tòa có thể
triệu tập một
thông qua
- Tòa sẽ lắng
nghe đệ trình của
tất cả các bên và
thậm chí có thể
yêu cầu thẩm vấn
nếu cần thiết.
- Trong quá
trình tìm kiếm
chứng cứ và xét
xử nếu tòa nhận
thấy có sự vi
phạm về con
người và quyền
con người, tòa có
quyền đưa ra
những yêu cầu
thích đáng để
khắc phục vi
phạm ấy
- Trong vòng
90 ngày, sau khi
cân nhắc kĩ
lưỡng, tòa sẽ nộp
lại bản phán
quyết của mình.
tiến hành với mục
đích có thể đảm
bảo một sự dàn
xếp ổn thỏa giữa
các bên.
- Phán quyết
của tòa án
+ Hội đồng
thẩm phán đưa ra
các phán quyết
thông qua đa số
phiếu
+ bất kì các
bên có liên quan
có thể đề xuất vụ
việc này chuyển
lên đại hội đồng
thẩm phán để
xem xét lại trong
trường hợp nêu ra
một câu hỏi quan
trọng về sự giải
thích hoặc áp
dụng các điều
khoản trong công
ước trong thời
buổi thẩm vấn
những phản
biện đó.
-Trong vòng
60 ngày kể từ
sau thông báo,
bên bị phải gửi
đến Tòa câu trả
lời về đơn kiện ,
tuyên bố chấp
nhận hoặc phản
bác lại các sự
kiện và tuyên
bố chống lại.
Tranh tụng
nói:
-Chủ tịch sẽ
ấn định ngày bắt
đầu phiên tranh
tụng nói trong
đó có tham gia
cuả 5 thẩm
phán.
- thẩm phán
có thể hỏi bất cứ
điều gì mà họ
Phán quyết của
tòa được xác định
theo đa số và sẽ là
phán quyết cuối
cùng, không có
giá trị kháng án.
hạn 3 tháng kể từ
khi nhận được
các phán quyết
của hội đồng
thẩm phán
+ Các đề nghị
này sẽ được xem
xét bởi 5 thẩm
phán được chỉ
định bởi chủ tịch
tòa, chủ tịch các
ban và các thẩm
phán khác được
chọn lựa do sự
luân phiên từ các
thẩm phán không
phải là thành viên
của hội đồng
thẩm phán.
+Trong trường
hợp nhóm thẩm
phán chấp nhận
đề nghị đó, vụ
việc đó sẽ được
chuyển lên đại
hội đồng thẩm
cho là cần thiết
với những ai có
mặt trong phiên
tòa.
-Tòa sẽ đưa
ra phán quyết.
Phán quyết của
Tòa có tính ràng
buộc pháp lý.
phán để xem xét.
Đại hội đồng
thẩm phán đưa ra
các phán quyết
thông qua đa số
phiếu và phán
quyết đó là phán
quyết cuối cùng
6. So sánh thẩm quyền của các tòa án nhân quyền và tòa ICJ
Tòa Nhân
quyền Châu
Âu
Tòa
Nhân quyền
Châu Mỹ
Tòa Nhân
quyền Châu
Phi
ICJ
Thẩm
quyền hoạt
động
Bất kì một
quốc gia kí kết
công ước hay
một cá nhân
tuyên bố là nạn
nhân của một
sự vi phạm của
một hiệp định
có thể gửi trực
tiếp đến tòa án
ở Strasbourg
Tòa có
thẩm quyền
giải quyết
tranh chấp
và thẩm
quyền tư
vấn.
Thẩm
quyền của
Tòa khá hạn
chế: Tòa
Thẩm
quyền xét xử
và đưa ý kiến
tư vấn
- Tòa có
thể đưa ra ý
kiến tư vấn
của mình về
bất cứ vấn đề
mang tính
pháp lí nào
ICJ có
hai dạng
thẩm
quyền:
thẩm quyền
giải quyết
các tranh
chấp quốc
tế và thẩm
quyền tư
vấn
một lá đơn
trình bày việc
vi phạm bởi
một quốc gia là
thành viên
trong công ước
của Châu Âu
về nhân quyền.
- Xét xử
và cho ý kiến
tư vấn
chỉ có thể
tiếp nhận
các vụ mà
các nước
liên quan có
các điều
kiện sau: 1.
Đã thông
qua Công
ước nhân
quyền Châu
Mỹ 2.đã
chấp nhận
thẩm quyền
của Tòa (vì
năm 1992
mới có
13/35 nước
kí chấp nhận
thẩm quyền
của Tòa)
3.Ủy ban
đặc trách đã
hòan thành
việc điều tra
của mình và
liên quan đến
hiến chương
hay bất cứ văn
kiện nào liên
quan đến
quyền con
người theo
như yêu cầu
của quốc gia
thành viên
OAU ,bản
thân OAU,
bấy cứ cơ
quan nào của
tổ chức này
hay bất cứ tổ
chức nào được
OAU công
nhận miễn là
vấn đề cần tư
vấn không
liên quan đến
những vấn đề
đang được Ủy
ban kiểm tra.
- Tòa có
- Điều
36(1) Quy
chế TAQT
quy định:
Tòa có
thẩm quyền
xét xử tòa
tất cả vụ
việc mà các
bên đưa ra
và tất cả
các vấn đề
được nêu
riêng trong
Hiến
Chương
LHQ hoặc
trong các
hiệp ước,
công ước
quốc tế
hiện hành.
- Tòa
giải quyết
các tranh
chấp phát
4. Vụ việc
được đưa ra
tòa bởi Uỷ
ban đặc
trách hoặc
quốc gia liên
quan trong
vòng 3 tháng
kể từ sau
bản báo cáo
của Ủy ban.
Cá nhân
hoặc người
trình kiến
nghị không
thể độc lập
đưa vụ việc
ra trước Tòa.
thẩm quyền
đối với tất cả
các tranh cãi
và vụ việc
được đệ trình
lên tòa , có
liên quan đến
việc giải thích
và áp dụng
hiến chương,
nghị định thư
này và bất cứ
văn kiện nào
được đề cập
đến có liên
quan đến
quyền con
người và đã
được nhà
nước phê
chuẩn, và
những vụ việc
liên quan đến
xác định thẩm
quyền xét xử
của tòa.
sinh giữa
các chủ thể
là các quốc
gia
- thẩm
quyền tư
vấn theo
yêu cầu của
các cơ quan
chính của
Liên hợp
quốc và các
tổ chức
chuyên
môn được
Đại hội
đồng cho
phép.
- Thẩ
m quyền
này được
quy định
tại điều 96
Hiến
chương
LHQ:
Đại hội
đồng hay
Hội đồng
bảo an có
thể yêu cầu
Tòa án
quốc tế cho
ý kiến tư
vấn về mọi
vấn đề
pháp lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_che_nhan_quyen_3505.pdf