Ấn Độ đã t heo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu kể t ừ khi giành được độc lập 1947
- tức là tư tưởng tự lực tự cường.Tư tưởng này cố gắng khuyến khích phát triển nông nghịêp
và công nghịêp nước nhà.Ấn ĐỘ hạn chế sự dầu tư trực tiếp nước ngoài vào ẤnĐộ.Hệ
thống cấp phép nhập khẩu được sử dụng như phương thức để kiểm soát sự phân bổ lượng
hàng trao đổi với nước ngoài tới từng khu vực kinh tế.Nhà nhập khẩu phải đưa ra cho nhà
chức trách liên đới giấy phép công nghịêp cho những hàng hóa m à họ sản xuất và dựa trên
hệ thống các hàng hóa được phép nhập khẩu nên còn đựoc gọi là giấy phép nhập khẩu Giờ
đây, kiểm soát ngoại thương và giấy phép nhập khẩu đã từng đựoc sử dụng nay đã bãi bỏ và
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đã được cho phép.Chính sách đầu tư mới bao gồm cả
sự cho phép sự tham gia bình đẳng và có quyền giữ 100% cổ phần của các công ty nước
ngoài ở 1 số ngành ưu tiên và đặc biết là ngành công nghệ.Một vài ngành đã cho phép sự
quay vòng lại vốn.
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5518 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích kinh tế Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữa Sino - Ấn Độ bùng nổ vào năm 1962 đã bộc lộ những điểm yếu kém,
lạc hậu trong nông nghiệp và buộc phải chuyển từ việc tập trung phát triển nông nghiệp sang
mục tiêu duy trì được sản lượng nông nghiệp. Tháng 5 năm 1964, Nehru bị bệnh qua đời, Bộ
trưởng nội chính là Lal Bahadur Shastri lên thay thế chức vụ thủ tướng.Tháng 1 năm 1966 ,
Shastri bệnh chết đột ngột ; con gái cửa Nehru là Indira Gandhi (1917 – 1984) lên kế nhiệm
chức vụ thủ tướng. Indira Gandhi tuyên bố bà sẽ kế tục phương châm chính sách của Nehru,
đồng thời bà đề xuất khẩu hiệu “xóa bỏ nghèo nàn , thực hiện công bằng xã hội “. Do nông
nghiệp lạc hậu, lương thực thiếu thốn nên vào mùa thu năm 1967 tại khu vực Nasaerbali nằm
về phía bắc cửa bang Tây Bengal bùng nổ một cuộc khỏi nghĩa nông dân và nhanh chóng lan
tràn đến các vùng nông thôn lân cận,hình thành một phong trào Nasaerbali có tính toàn quốc.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1967 , đảng Quốc Đại mặc dù tiếp tục duy trì đa số trong
Viện nhân dân và tiếp tục chấp chính tại chính phủ trung ương, nhưng có 1 số nghị hội tại
tiểu bang, đảng Quốc Đại bị mất đi đa số, buộc phải trở thành đảng đối lập. Đứng trước tình
hình đó,chính phủ Indira Gandhi cùng 1 lúc với việc dùng vũ lực để trấn áp phong trào
Nasaerbali và đã điểu chỉnh chiến lược phát triển kinh tế. Nhằm khắc phục tình trạng khủng
hoảng lương thực, Chính phủ đã thực hành chiến lược mới về nông nghiệp: lấy “ cách mạng
xanh “ làm chủ yếu, đồng thời, dựa vào quy luật kinh tế thị trường, hấp thụ vốn đầu tư nước
ngoài và tiến hành hạn chế sinh đẻ một cách nghiêm túc để hạ thấp tăng trưởng dân số.Nhờ
đó, kinh tế Ấn Độ bước vào thời kỳ phát triển nông nghiệp trở lại và đẩy mạnh áp dụng luật
kinh tế thị trường ở các thành thị. “Cuộc cách mạng xanh “ đã phổ biến rộng việc chọn lựa
các cây giống cây cao sản và cải tiến kỹ thuật nông nghiệp ,nhờ đó đã giành được 1 số thành
quả nhất định tại Ấn Độ.Năm 1966 , Ấn Độ còn là 1 quốc gia phải nhập khẩu lúa tiểu mạch
cửa Mỹ để sống, nhưng đến cuối thập niên 70 thì lương thực cơ bản đã có thể tự cung tự
cấp.Niên khóa 1978-1979, sản lượng lương thực cửa Ấn Độ đạt được 130 triệu tấn, lập kỷ
lục cao nhất trong lịch sủ nước này.Ở những nơi “cách mang xanh” phát triển như Puonab ,
Hargana ,Utlar Pradesh đã trở thành căn cứ địa buôn bán lương thực. việc kinh doanh cũng
phát triển tại các địa phương này.
d.Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 ( 1966-1971):
Kế hoạch lần thứ 3 có những mục tiêu không đạt được.Mặc dù thu hoạch ngành nông
nghịêp đã biểu hiện sự cải thiện nhưng dân số Ấn Độ tiếp tục tăng với tỷ lệ hơn 2% mỗi năm
vượt cả ước tính.Và lại có chiến tranh giữa Trung Quốc và Pakistan nên việc xây dựng và
phát triên các ngành công nghiệp được thực thi với tiến độ chậm hơn kế hoạch rất nhiều.Kế
hoạch 5 năm lần thứ 4 và kế hoạch hàng năm của nó nhấn mạnh vào nông nghịêp bởi Ấn độ
vừa phải trải qua 1 nạn đói quy mô lớn nhất trong vòng 20 năm qua.Ngoài ra kế hoạch còn
chú trọng vào đầu ra của sản phẩm các ngành như ngành chế tạo công cụ và phân bón phục
vụ nông nghiệp..Những nỗ lực mãnh liệt trong hoàn tất các xí nghiệp vẫn đang trong quá
trình xây dựng và để cải thiện năng lực xuất khẩu.
Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 4 là chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp truyền
thống nghèo nàn sang một nước công nghiệp hịên đại,năng động và phát triển hơn và tiếp tục
việc chuyển đổi này trong 1 hay 2 thế hệ tới. Kế hoạch đặt mục tiêu tăng trưởng để mở rộng
việc làm,giảm thiểu sự bất công bằng trong phân phối thu nhập và của cải,tăng cường thêm
công bằng trong cơ hội,Việc đầu tư của Nhà nước nhằm tăng tổng vốn đầu tư và giúp tăng
trưởng và tăng việc làm.Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ thay thế một vài doanh nghiệp tư
nhân nhằm thay thế lợi nhụân bằng lợi ích xã hội..Nhưng tất cả nỗ lực đều không thành.
Vào năm 1967, chính phủ đã quyết định kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 4 bởi những
con số kính tế Ấn Độ đạt được nhỏ hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra mặc dù đã được sự
trợ giúp rất lớn từ bên ngoài..Mỹ đã cho Ấn Độ vay phát triển lên tới 6,5 tỷ đô từ năm 1951 -
1969, mà phần lớn viện trợ đó giành cho phát triển nông nghiệp. Ngân hàng thế giới WB
cũng là người tham gia chính trong việc cho Ấn Độ vay trong suốt 4 kế hoạch lớn đó và cho
vay lên tới 2 tỉ đô. Liên xô cũ cũng hỗ trợ kế hoạch phát triển kinh tế Ấn Độ bằng tài chính
và hỗ trợ kỹ thuật. Tổng cộng lại là hơn 13 tỉ đô đã dược đổ vào Ấn Độ từ năm 1951-1967
nhưng kết quả cuối cùng là 1 tỷ lệ tăng trưởng trung bình,thấp hơn rất nhiều so với mong
đợi( chỉ đạt trung bình khoảng 2% tăng trưởng mỗi năm mà có nhiều năm còn bị âm).Việc
thiếu hụt lương thực ở Ấn Độ cũng nằm ngoài dự liệu và sự lệ thuộc của Ấn Độ vào sự trợ
giúp nước ngoài đặc biệt trong việc cung cấp giống lương thực lại gia tăng.
1.1.3.Ấn Độ những năm 70:
1.1.3.1.Quốc hữu hóa ngành công nghịêp:
Ngọn sóng quốc hữu hóa diễn ra ở Ấn Độ sau cuộc bầu cử cả nước vào 1971.
Jawaharal Nehru, lãnh đạo đảng Quốc Đại của Ấn Độ, đã hình dung ra nền kinh tế CNXH
mà ông xây dựng sẽ có thể so sánh với xã hội dân chủ.ÔNg loại trừ chủ nghĩa tư bản cùng
với lý thuyết cơ sở về của cải tư nhân, lợi nhuận tư nhân và thu nhập bất công bằng. Ông
nhận thấy rằng mâu thuẫn giai cấp là bắt nguồn từ xã hội nhưng ông không đồng ý với quan
niệm chủ nghĩa Mác về việc sử dụng bạo lực để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.Thay vào đó, ông
muốn đạt đến sự quá độ thông qua những phương pháp dân chủ để có được 1 nền kinh tế hôn
hợp- 1 nền kinh tế mà kế hoạch kinh tế sẽ phân bổ nguồn lực.Khi Nehru và đảng Quốc Đại
trở thành người lãnh đạo và đảng chi phối ở Ấn, việc quốc hữu hóa các ngành công nghiệp
trở thành 1 phương tiện kiểm soát kinh tế Ấn Độ của Nhà nước.
Nhà nước đã quốc hữu hóa công ty bảo hiểm nhân thọ vào 1956 và những ngân hàng
thươmg mại chính.Vào 1971,Chính phủ đã quốc hữư hóa toàn bộ các công ty bảo hiểm
nhưng quan trọng nhất là đã quốc hữu hóa được ngành công nghiệp khai thác than.Vào tháng
9 năm 1971, hơn 200 mỏ than và lò luyện than cốc nằm dược quyền kiểm soát của Chính
Phủ.Đến 1972 thì các mỏ than đã bị quốc hữu hóa.Lý do chính cho sự quốc hữu hóa ngành
công nghiệp than là để lấy sản phầm đầu ra của ngành thanh cung cấp cho quá trình sản xuất
ngành sắt và thép-ngành mà đã được quốc hữu hóa cùng với ngành sản xuất đồng.Ngành sản
xuất vải bông – ngành sản xuất lớn và có từ lâu đời nhất đóng góp 1/5 thu nhập quốc dân
cũng đã được quốc hữu hóa. Kết quả là nhiều ngành công nghịêpphải trải qua những khó
khăn tài chính trong những năm 1960 và nhiều nhà xưởng đã phải đóng cửa và cuối thập
niên này.Trong nông nghịêp, ngành thương mại bán buôn lúa mì cũng đã được quốc hữu hóa
với mục tiêu xã hội hóa việc phân phối hạt giống
1.1.3.2.Sự thống trị của C hính phủ trong ngành công nghịêp
Vào khoảng năm 1975,Chính phủ Ấn độ đã chi phối đựoc các ngành chủ chốt của
nền kinh tế. Bảng biểu phía dưới cho thấy,Chính phủ có 95% cổ phần trong rất nhiều ngành
công nghịêp.Trong vấn đều việc làm, vào năm 1977,70% nhân công Ấn làm trong khu vực
nhà nước trong khi chỉ có 30% nhân công làm trong khu vực tư nhân. Chỉ có 3 ngành : nông
nghịêp, sản xuất và bán buôn-bán lẻ là có công nhân làm trong khu vực tư nhân lớn hơn khu
vực Nhà nước.Công nhân khu vực Nhà nước trong ngành công nghệp sản xuất than lên tới
97 % lực lượng lao động trong ngành.Và đó là chiếm 100% trong ngành bảo hiểm,75% trong
ngành ngân hàng,90% trong ngành xây dựng và 95% trong ngành phục vụ công cộng.Về mặt
GDP( tổng sản phẩm quốc nội) trong suốt những năm 1970, phần đóng góp của khu vực tư
nhân đã giảm từ 52 % năm 1976 xuống còn 41 % vào 1970.Dù vậy, lượng tiết kiêm quốc nội
trung bình ( GDS) trong khu vực tư nhân chiếm 80% tổng tiêt kịêm t rong thời kỳ 1950-1980
Bảng biểu 1: Các ngành công nghiệp mà chính phủ Ấn Độ chiếm 95% hoặc trên 95% sự
đóng góp - Nguồn: Balev Raj, kinh tế hỗn hợp Ấn Độ ( Bombay, Ấn Độ : Popular
Parakashan, 1989 ), trang 378.
Ngành sản xuất :
Giấy
Hóa chất
Thuốc và dược liệu
Các thành phẩm xăng dầu
Sản xuất và vật liệu địên
Kim loại màu và cơ bản
Thiét bị vận tải
Phân bón
Ngành khai khoáng
Chất đốt
Khoáng sắt
Khoáng kim loại và phi kim loại
Các ngành khác
Ngân hàng và bảo hiểm
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Thương mại năng lượng
Làn sóng quốc hữu hóa diến ra trong suốt 1969-1973.Nói chung việc này đã ảnh
hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Ấn.Lạm phát và thiếu lương thực liên miên khiến các ngành
công nghịêp trong tình trạng phấp phỏng.Vịêc quốc hữu hóa đã ngăn cản quá trình sản xuất
kinh doanh và giới hạn sự hoạt động của khu vực tư nhân.Tầng lớp trung và giàu có phản đối
chính quyền vì đã quóc hữu hóa việc bán buôn lúa mì.Quân đội và cảnh sát Ấn độ đã phải
đàn áp rất nhiều cuộc bãi công của lao động trong khu vực Nhà nước.Thủ tướng Indira
Grandhi đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 6 năm1975.Nhằm nỗ lực xoa dịu các
nhóm người bất mãn ở Ấn ,bà tuyên bố rằng chính phủ không còn dự định sẽ tiếp tục chính
sách quốc hữu hóa của mình. Thế mà,chính phủ lại tiếp tục quốc hữu hóa ngành dàu khí
thông qua giành được công ty Esso and Shell vì vậy lại tiếp tục giành lấy quyền kiểm soát
95% ngành công nghiệp của Ấn độ
1.1.4 Ấn Độ những năm 1980: Đi lên và khủng hoảng tài chính
Quá trình quốc hữu hóa kết thúc vào 1975.Việc kiểm soát Nhà nước đối với các
ngành then chốt của nền kinh tế Ấn dặc biệt ngành công nghịêp nặng,ngân hàng và bảo hiểm
đã được xác lập.Thủ tướng India Grandhi và đảng Quốc Đại của bà đã được bầu vào chức
nhiệm đó vào 1976 nhưng nguyên nhân không phải về kinh tế mà về vấn đề chính trị.Khi bà
nắm lại được quyền hành năm 1980 thì tư tưởng của bà đã thay đổi. Ấn lúc đó gặp phải
khủng hoảng cán cân thanh tóan bởi không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng khi tiếp tục xuất
khẩu nó. Thương mại với nước ngoài bị khước từ trong suốt quá trình phát triển kinh tế và
đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ cũng đang không được chào đón. Quá trình hịên đại hóa công
nghệ trong sản xuất đã bị tước bỏ bởi 1 chính sách nghiêm ngặt về nhập khẩu công nghệ.Vì
vậy,nền kinh tế có xu hướng phát triển về mặt lượng chứ ít về phát triển tiềm lực bên t rong
của nền kinh tế.
Dù vậy, không có sự thay đổi thực sự nào trong cơ cấu kinh tế Ấn Độ đã diễn ra.Về
mặt đầu tư, khu vực Nhà nước vẫn chiếm ưu thế hơn khu vực tư nhân. Thêm vào là cơ sở hạ
tầng kinh tế, thuộc ngành công nghịêp mà khu vực Nhà nước độc quyền đã đến tình trạng
tiêu điều.. Kế hoạch 5 năm lần thứ 6(1980-1985) đã nhấn mạnh vào phát triển năng lượng,cải
tiến khu vực phương tiện giao thông,hệ thống tưới tiêu và kiểm soát lương thực.Những gì
thay đổi chỉ là sự hồi phục của dầu tư khu vực tư nhân vào m ột số ngành công nghịêp.Mặc
dù còn vẫn còn sự kiếm soát quan liêu và độc quyền nhưng khu vực tư nhân đã được cho
phép đầu tư vào m ột số ngành công nghịêp cốt lõi như hóa chất, thuốc, gốm sứ và xi măng.
Chính phủ cũng nới lỏng cho khu vực tư nhân hoạt động ở 1 số ngành công nghịêp như là
thăm dò dầu , phát triẻn năng lượng- một điều mà trước đây không có.
Sau khi bà Gandhi bị ám sát vào 1984, con trai bà đã kế nhiệm thủ tướng và tiếp tục
đường lối chính sách được mẹ ông thực hịên ở các doanh nghịêp tư nhân trong lĩnh vực đầu
tư và hoạt động trong những ngành cơ bản. Trong vòng 5 năm chấp chính(1984-1989),Rajvi
Gandhi đã thực thi kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1985-1990),thúc đẩy nền kinh tế phát triển
nhanh.Kinh tế quốc dân của Ấn Độ trong thời kỳ này đã có tỷ lệ tăng trưởng bình quân
5%,công nghiệp tăng trưởng 8%,nông nghiệp vẫn tiếp tục ở mức độ tốt.Niên khóa 1988-
1989, sản lượng lương thực đã đạt đến mức kỷ lục trong lịch sử là 170.160.000 tấn.Khoa học
kỹ thuật cũng có bước phát triển mới.Ấn Độ những năm này có đến 3 triệu nhân viên kỹ
thuật khoa học cao. Dù vậy,sự phát triển này luốn bị quấy rối từ mâu thuẫn nội bộ và những
hạn chế quá lớn từ vịêc cải cách xa hoa của ông.Trong quá trình điều tiết về mặt thị
trường,đã xuất hiện sự hỗn loạn về kinh tế ngày càng nhiều hơn,con số thâm hụt ngày càng
cao,lạm phát càng nhiều.Tuy vậy.không có sự thay đổi lắm và sự kiểm soát Chính phủ trong
nền kinh tế vẫn tiếp tục.Cùng lúc đó,sự công bố thay đổi về bản chất trong chiến lược phát
triển kinh tế của Trung Quốc mà bắt đầu vào năm 1978 và tiếp tục trong suốt những năm
1980.Chiến lược này bao gồm phát triển dựa vào các nhân tố thị trường và quyền tự do hơn
trong các hoạt động của lĩnh vực tư nhân.Thêm vào nữa, Ấn Độ đã không còn được sự viện
trợ của các nước phía Tây ngoại trừ Mĩ trong khi đó Trung Quốc lại giành được sự ủng hộ và
thu hút được những vốn đầu tư nước ngoài mà chính Ấn Độ cũng cần phải có cho sự phát
triển kinh tế.
Vậy tại sao kinh tế Ấn Độ lại phát triểm chậm chạp trong những năm 1950-1990?Sự
không hiệu quả và kém tăng trưởng là do 3 nguyên nhân chính
-Nguyên nhân thứ nhất: Ngành công nghịêp và thương mại hoàn toàn bị kiếm soát bởi hoạt
động quan liêu của Nhà nước nên đã hạn chế sự m ở cửa thị trường và sự cạnh tranh trong
nhập khẩu.ĐIều này cũng gây bất lợi cho khả năng mở rộng sản xuất không nằm trong biên
chế, đồi hỏi nhiều giấy phép cho mỗi hoạt độn sản xuất kinh doanh nên hần như kiểm soát
hết họat động đầu tư và sản xuất kinh doanh.
-Nguyên nhân thứ 2 : Khi các nước khác đang m ở rộng thương mại với nước ngòai thì chính
sách phát triển kinh tế Ấn Độ lại làm điều ngược lại.Chính sách đã không sử dụng cơ chế tủ
giá hối đoái để xúc tiến xuất khẩu và lại bảo hộ thị trường trong nước thông qua việc sử
dụng thuế xuất nhập khẩu cao và hạn ngạch nhập khẩu.Những quốc gia với cơ sở công
nghiệp nhỏ hơn nhiều so với Ấn lại xuất khẩu nhiều hơn các thành phẩm hơn và cuối cùng
đã vượt qua Ấn về sản lượng trong khu vực sản xuất.Tỷ phần đóng góp trong xuất khẩu thế
giới của Ấn Độ rơi từ 2,1% năm 1950 xuống còn 0,4 % vào năm 1980.
-Nguyên nhân thứ 3: Khu vực Nhà nước đã giảm đi tính hiệu quả và năng suất sản
xuất.Chính quyền trung tâm kiếm soát 244 doanhnghiệp m à hầu hết đều thừa nhân viên do
nguyên nhân chính trị.Một ngân sách hạn hẹp và một ít tiền khích lệ để giúp các doanh
nghịêp này có lợi nhuận đã góp phần vào khủng hoảng tài chính và tỷ giá hối đoái những
năm 1980 đã khiến Ấn Độ rơi vào bờ vực phá sản và phải yêu cầu tới sự hỗ trợ cho vay từ
Quỹ Tiền tệ thế giới ( IMF- Ỉnternational Monetary Fund)
Từ năm 1951 đến 1990, sự phát triển của ngành công nghiệp Ấn Độ đã và vẫn đang
thực hịên dựa trên khung kế hoạch đề ra.Khi việc độc quyền của Nhà nước có nhiệm vụ cung
cấp đầu ra cho Cơ sở hạ tầng và các ngành công nghịêp nặng và Chính phủ kiểm soát các
hoạt động của khu vực tư nhân thông qua giấy phép cấp.Nhằm phù hợp với sự ưu thế của
Nhà nước ở các ngành trong kế hoạch kinh tế,Chính phủ phát hành giấy phép công nghịêp
cho phép lắpđặt các thiết bị vào các đơn vị sản xuất khác nhau.Hệ thống cấp phép nhập khẩu
được sử dụng để kiểm soát sự phân bổ lượng hàng hóa trao đổi với nước ngoài đến các khu
vực kinh tế khác nhau.Nhà nhập khẩu phải đưa ra được cho nhà cầm quyền liên đới giấy
phép các hàng được sản xuất và giấy phép xuất khẩu - loại giấy phép cho các loại hàng hóa
được phép nhập khẩu.
Họat động trong môi trường kinh tế bị hạn chế cao,khu vực kinh tế tư nhân Ấn
thường phải nhận nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào từ khu vực Nhà nước: nhận trực tiếp
hay gián tiếp từ các doanh nghịêp Nhà nước thay vì các nguyên liệu đầu ra nhập từ tổ chức
thương mại nước ngoài.Vịêc quản lý giá cả và thiếu tính khuyến khích về mặt kinh tế cho
các nhà quản lỳ và nhân công đã khiến các doanh nghiệp Nhà nước không phản ứng kịp thời
trước các tín hiệu thị trường.Thêm vào đó các chính sách hạn chế thương mại dưới vỏ ngoài
là bảo vệ các ngành công nghịêp non trẻ và việc hạn chế giao dịch thươmg mại với nước
ngoài, đánh thuế quá đáng lượng hàng hóa đầu vào nhập khẩu.Việc thiếu nguyên liệu đầu
vào do sự hạn chế của Nhà nước đã khiến tỷ lệ năng suất không đúng mức diễn ra trong các
ngành sản xuất
Sau đó, đến năm 1989-1991 là thời kì mất ổn định chính trị của Ấn Độ do đó không
có kế hoạch 5 năm được thực hiện. Giữa 1990 và 1992, chỉ có các kế hoạch hàng năm. Năm
1991, Ấn Độ đối mặt với cuộc khủng hoảng trong dự trữ ngoại tệ, cuộc khủng hoảng để lại
dự trữ chỉ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ. Do đó, dưới sức ép, đất nước đón nhận những rủi ro của cải
cách nền kinh tế xã hôi chủ nghĩa.P.V. Narasimha Rao (28/6/1921 – 23/12/2004) người còn
được gọi là cha đẻ của những cải cách nền kinh tế Ấn Độ là thủ tướng thứ 12 của nước cộng
hòa Ấn Độ và đứng đầu Quốc Hội, và lãnh đạo một trong những chính phủ quan trọng nhất
trong lịch sử Ấn Độ hiện đại đã chứng kiến một cuộc chuyển đổi kinh tế trọng đại và một số
rắc rối ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Vào thời điểm đó Dr. Manmohan Singh (thủ tướng
hiện tại của Ấn Độ) khởi đầu cải cách tự do thương mại Ấn Độ nhờ đó đã cứu vãn quốc gia
gần như trên bờ vực phá sản . Đó là sự bắt đầu của tư nhân hóa và tự do hóa ở Ấn Độ.
2.Giai đọan 1990-2007: phục hồi và tăng trưởng thần kỳ
2.1.Giai đoạn 1990-2000: Những cải cách m ạnh bạo
Tình hình thế giới có những chuyển biến lớn trong những năm dầu 1990 để cho Ấn
Độ ngày càng kiệt sức.Hai sự thay đổi chính đã diễn ra với sự thay đổi lớn nhất là sự sụp đổ
của hệ thống XHCN. Liên Xô cũ-nước có mối liên hệ cả về kinh tễ lẫn chính trị chặt chẽ với
Ấn độ trong 30 năm đã sụp đổ.Hàng loạt nước trong đó cả Liêng bang Nga mới đã cầu cứu
sự viện trợ của rất nhiều quốc gia để có nguồn lực cho sự chuyển đổi về nền kinh tế thị
trường...Rất nhiều sự vay mượn đưa ra cho những quỹ tiền giới hạn .Sự thay đổi thứ 2 là sự
tụt dốc thảm hại của sự tín cậy của thế giời đối với Ấn Độ.Sự vay mượn nguồn tư nhân và
Nhà nước sẽ vô ích nếu thiếu sự nỗ lực trong cải cách kinh tế Ấn ĐỘ.Cải cách thuế cùng với
sự nới lỏng hạn định về ngoại thương là cần thiết.
Vào năm 1991, Narashimha Rao lãnh đạo Đảng Quốc đại đang chiếm thiểu số và Bộ
trưởng Tài chính Mamohan Signh đã tiến hành tự do hóa các hoạt động kinh tế khỏi những
kìm hãm từ thập niên 70.Động lực của những cải cách này chính là cuộc khủng hoảng khi
mà Ấn Độ đã tiêu hết những khoản vay nước ngoài từ những năm 1980, dư nợ lên đến 21%
trong tổng số thu tài khoản hiện tại và tiền lãi phải trả bằng 20% chi tiêu chính phủ. Tuy
nhiên, chính phủ Rao đã ban hành các quy định giúp giải quyết các nguồn tài khóa hạn hẹp
của cuộc khủng hoảng; cắt giảm số lượng các ngành công nghiệp vốn là đặc quyền sản xuát
của khối nhà nước; xóa bỏ cơ chế xin cấp phép đối với tư nhân khi thành lập hay m ở rộng
doanh nghiệp; phá giá đồng rupi; cho phép quy đổi các tài khoản vãng lai; dỡ bỏ hạn ngạch
đối với hàng nhập khẩu và giảm thuế; dỡ bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, và cho
phép các thể chế tài chính nước ngoài được đầu tư vào hai thị trường chứng khoán của Ấn
Độ.Hàng loạt cải cách đã được đưa ra.
2.1.1.Cải cách thuế:
Cải cách thuế là 1 phần không thể thiếu trong quá trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ.Toàn
bộ mục tiêu của cải cách là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc khuyến khích
tiết kiệm và đầu tư bằng thuế khuyến khích.Tỷ suất biên về thuế vào khoảng 50% cho thuế
thu nhập của cả người dân và doanh nghịêp.Đánh thuế nội địa đã có khi lên tới 125% và
nhập khẩu là khoảng 80%.Tỷ suất thuế doanh nghiệp giảm xuống còn 35% .Thuế lợi nhuận
thu được từ tài sản chỉ còn 20%.Tỷ suất thuế thu nhập cá nhân giảm chỉ còn 30%.Những nỗ
lực này để cải thịên cơ quan hành chính thuế và giảm thất thoát thuế..Hàng loạt các sắc thuế
khuyến khích đã được đưa ra để đẩy nhanh xuất khẩu và thu hút luồng vốn nước ngoài đổ
vào.Thuế nội địa giảm trên hầu hết các sản phẩm nội địa sản xuất ra.Tỷ lệ quan thuế cao nhất
đã giảm từ 400% năm 1991 xuống 40% vào tháng 4 năm 1997.
2.1.2.Ngành ngoại thương
Ấn Độ đã theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu kể từ khi giành được độc lập 1947
- tức là tư tưởng tự lực tự cường.Tư tưởng này cố gắng khuyến khích phát triển nông nghịêp
và công nghịêp nước nhà..Ấn ĐỘ hạn chế sự dầu tư trực tiếp nước ngoài vào ẤnĐộ.Hệ
thống cấp phép nhập khẩu được sử dụng như phương thức để kiểm soát sự phân bổ lượng
hàng trao đổi với nước ngoài tới từng khu vực kinh tế.Nhà nhập khẩu phải đưa ra cho nhà
chức trách liên đới giấy phép công nghịêp cho những hàng hóa mà họ sản xuất và dựa trên
hệ thống các hàng hóa được phép nhập khẩu nên còn đựoc gọi là giấy phép nhập khẩu Giờ
đây, kiểm soát ngoại thương và giấy phép nhập khẩu đã từng đựoc sử dụng nay đã bãi bỏ và
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đã được cho phép.Chính sách đầu tư mới bao gồm cả
sự cho phép sự tham gia bình đẳng và có quyền giữ 100% cổ phần của các công ty nước
ngoài ở 1 số ngành ưu tiên và đặc biết là ngành công nghệ.Một vài ngành đã cho phép sự
quay vòng lại vốn.
2.1.3.Ngân hàng
Các ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng nhất ở Ấn Độ.Trước
1969,tất cả các ngân hàng ngoại trừ Trung tâm Ngân hàng Ấn Độ cùng 7 chi nhánh ngân
hàng của nó thì đều là sở hữu tư nhân.Sau quá trình quốc hữu hóa diễn ra vào 1969 thì 14
nhà băng lớn nhất thuộc khu vực tư nhân đã bị quốc hữu hóa và tiếp đó 6 ngân hàng khác
vào 1980.Cuối cùng, Hệ thống ngân hàng ngọai thươngđã bị khu vực Nhà nước độc
quyền.Trong khi ngân hàng tư nhân và nước ngoài vẫn được phép hộat động cùng với ngân
hàng Nhà nước nhưng hoạt động của những ngân hàng này đều bị quy định nghiêm ngặt.Tuy
vậy, vào 1993,ngân hàng tư nhân và nước ngoài mới đã được cho phép tham gia vào thị
trường ngân hàng .Dù vậy, khu vực ngân hàng Nhà nước vẫn chiếm 84% tổng giá trị của cái
của các ngân hàng thương mại ở Ấn Độ.Các hoạt động tài chính diễn ra rất kém hiệu quả và
lợi nhuận thì rất thấp.Hầu hết các ngân hàng quốc hữu hóa quan trọng nhất đều nhận viện trợ
từ Chính phủ để có thể giúp họ trang trải cho những khoản cho vay kém.
Một chương trình cải cách khu vực tài chính đã được tiến hành vào những năm 1990 để
nâng cao hiệu quả và tính năng suất trong hệ thống tài chính ngân hàng.Việc ngân hàng Nhà
nứơc kiểm soát lãi suất đã được xóa bỏ và những tiêu chuẩn chặt chẽ về cho vay đã được đưa
ra.Tuy vậy vẫn có 1 sự kiểm soát nào đó của Nhà nước trong ngành ngân hàng.Các ngân
hàng chỉ được cho vay tối thiểu 40% ngân sách của mình đối với ngành nông nghịêp,ngành
công nghịêp quy mô và và khu vực xuất khẩu.Trước khi cải cách, những khoản cho vay này
được đưa ra với lãi suất rât thấp và khác nhau theo quy định của Nhà nước.Dù việc này đã bị
xóa bỏ khi có cải cách nhưng tất cả những khu vực ưu tiên vẫn giữ nguyên như cũ.
2.1.4.Kết quả của sự cải cách hàng loạt
Với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân và với chính sách cải cách kinh tế kiên quyết của
chính phủ, Ấn Độ đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào. Theo báo cáo tại Quốc hội Ấn
Độ tháng 2/1999, tốc độ tăng GDP của Ấn Độ 1990 - 1999 đạt 5,8% . Ngũ cốc đạt 195,3
triệu tấn, đứng thứ ba thế giới; sản xuất 72 triệu tấn sữa, đứng thứ tư trên thế giới. Lạm phát
giảm từ 8,8% vào 27/9/98 xuống 4,6% vào 30/1/99. Đồng Rupi ổn định so với USD (42,5
Rupi/1USD). Dự trữ ngoại hối (17/2/99) là 27,9 tỷ USD mà trước đó dự năm 1990 dự trữ
ngoại hối chỉ có 1 tỷ USD.Có thể nói đây là sự hồi phục nhanh chóng.Sự phục hồi này sẽ tạo
lực đẩy cho kinh tế Ấn Độ đi lên.
2.2.Giai đoạn 2001-nay: Chú rùa Ấn Độ “ thăng thiên “
2.2.1.Các chính sách mới
Sau vụ thử hạt nhân thành công vào năm 1998 Ấn Độ bị nhiều cương quốc trên thế
giới cấm vân kinh tế, Ấn Độ phải thay đổi một số chính sách. Trước kia, chính phủ Ấn Độ
hầu như không quan tâm đến những người Ấn kiều nên đã lãng phí một nguồn vốn cực kì
quan trong, nhưng trong giai đoạn này chính phủ Ấn Độ đã thực hiện chiến lược thu hút
nguồn lực của người Ấn xa quê. Ngay trong năm đó, Ấn Độ phát hành trái phiếu kiến thiết
Ấn Độ chỉ dành cho Ấn kiều và thu được 4,2 tỷ USD. Năm sau, Ấn Độ ban hành quy chế
“quasi-citizenship”, theo đó Ấn kiều được hưởng quyền lợi như công dân trong nước, ra vào
Ấn Độ không cần thị thực (visa), được quyền sở hữu nhà đất tại Ấn Độ và hưởng các ưu đãi
đầu tư chỉ dành cho Ấn kiều. Năm 2000, Chính phủ Ấn Độ thành lập ủy ban cấp cao để
nghiên cứu phương cách cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều; từ năm 2003, Ấn Độ
thường xuyên tổ chức Ngày Ấn kiều để các bộ, ngành đối thoại và thu hút đầu tư của người
Ấn; năm tới, Ấn Độ sẽ thành lập Bộ các vấn đề Ấn kiều để thường xuyên xử lý những mối
quan tâm của họ; nhiều thành phố dành riêng cho Ấn kiều (NRI City) có cơ sở hạ tầng và
dịch vụ hiện đại mọc lên khắp đất nước.
Thêm vào đó, do có kết quả và thành công lớn ở giai đoạn trước đo nên chính phủ Ấn
Độ vấn tiếp tục áp dụng những chính sách kinh tế trước đây chỉ có điều các chính sách đó
được mở rộng và có tác động rõ nét hơn. Đặc biệt là mô hình kinh tế mới mở cửa và dựa
nhiều hơn vào dịch vụ và tri thức để phát triển công nghệ thông tin (IT).
2.2.2. Kết quả
Trong năm tài chính 2001-2002 (năm tài chính của Ấn Độ kéo dài từ tháng 4 năm
trước đến hết tháng 3 năm sau), nền kinh tế Ấn Độ trải qua một giai đoạn khó khăn do những
bất thuận lợi trong phát triển quốc nội và quốc ngoại. Sản lượng quốc nội bị ảnh hưởng bởi
nền nông nghiệp yếu kém vào năm tài chính 2000-2001; trong khi đó, bên ngoài thì nền
kinh tế thế giới đang ở vào giai đoạn suy thoái. GDP (T ổng sản phẩm nội địa) của nước này
trong năm tài chính 2001-2002 gia tăng 5,6%, con số này cho thấy có sự hồi phục của nền
kinh tế Ấn Độ, so với tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2000-2001 là 4,4%. Đến năm tài chính
2002-2003, tỉ lệ tăng trưởng GDP giảm mạnh chỉ còn 4%; nhưng nền kinh tế Ấn Độ đã có
một bước phục hồi ấn tượng với tỉ lệ tăng trưởng GDP bằng 8,2% trong năm 2003-2004.
Qua năm tài chính 2004-2005, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chậm lại với tỉ lệ 7,5%, nhưng
nhanh chóng phục hồi trong năm 2005-2006 với tỉ lệ 8,1%.
Mức độ lạm phát theo chỉ số giá cả tiêu thụ (CPI) đối với công nhân lao động vẫn
duy trì ở mức 5,3% trong năm 2006.
Mức xuất khẩu trong năm 2006 ước đạt 112 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 187,9 tỉ USD,
tạo ra mức thâm hụt cán cân thương mại ước tính khoảng 75,9 tỉ USD, cao hơn nhiều so với
mức thâm hụt của mấy năm trước.
Lượng dự trữ ngoại hối (kể cả vàng) ước đạt khoảng 165 tỉ USD trong năm 2006 do có
cán cân thanh toán mạnh trong những năm gần đây tạo nên sự tích lũy vững chắc.
Đến năm 2007, Ấn Độ cũng đã cải thiện được vị trí trong bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh
tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, từ vị trí 45 nhảy lên vị trí 43, vượt qua cả
Brazil (66), Trung Quốc (54) và Nga (62).
Chương III : Đánh giá sự phát triển kinh tế của Ấn Độ
I.Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ:
Bảng biểu 2: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người theo giá cố định của Ấn Độ (
1950 – 2006 )- đơn vị : % . Nguồn số liệu : Penn World tables.
Năm 1947 Ân Độ phục hối lại nền độc lập của mình! Ba mươi năm sau ngày giải phóng đất
nước 1950-1980 sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ rất thấp và chậm chạp,có những năm tăng
trưởng kinh tế đạt âm ( năm 1951 – 0.5%, năm 1955 -0.09%, năm 1975 -0.33% , năm 1970 –
3,67%) nên thế giới thường gọi là “The Hindu Rate of Growth”! Dĩ nhiên sự tệ hại này
không có liên quan gì đến Ấn Giáo (Hinduism), nhưng có nhiều liên quan mật thiết với cố
Thủ Tướng Jawaharlal Nehru và ái nữ của ông, cố Thủ Tướng Indira Gandhi!Trong thời gian
đó,, Thủ Tướng Nerhu cũng như những năm sau ông, Thủ Tướng Indira Gandhị, lãnh đạo
kinh tế Ấn Độ theo chính sách “ Fabian Socialist Policies”, một đường lối phát triển kinh tế
theo mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa phi Marx (non Marxist evolutionary Socialism). Theo
Gurcharan Das, Thủ Tướng Nerhu và ái nữ của ông, thủ tướng Indira Gandhi đã vô t ình trói
buộc (shackle) khả năng phát triển kinh tế của người dân Ấn Độ khi hai cha con ông cố gắng
đưa nền kinh tế Ấn Độ đi lên bằng cách phối hợp hai nguồn lý thuyết Tư Bản Chủ nghĩa và
Xã Hội Chủ nghĩa phi Marx! Mô hình kinh tế này chú trọng thị t rường nội địa, không nhập
cảng đồ ngọai quốc, họ không chịu nhìn ra thế giời bên ngòai, không khuyến khích xuất
khẩu, không khuyến khích đầu tư từ nước ngòai, một chính sách gần như “bế quan”, chối bỏ
không chịu hợp tác cùng thế giới trong việc chia sẻ sự phồn vinh, những lợi nhuận về tiến bộ
KHKT.
Đến những năm 1980’s, nhờ đường lối và chính sách chấn hưng kinh tế của Thủ Tướng
Rajiv Gandhi: giảm thuế (taxes), hạ thấp rào cản xuất nhập cảng bằng cách hạ thấp thuế của
khu vực này (tariff), mở ra lối thoát cho các nhà sản xuất, doanh nhân, do đó kinh tế được
tăng trưởng 5.6%. Nhưng chính sách kinh tế trên quá cởi mở xa hoa (profligate) nên tăng
trưởng kinh tế chậm dần ( từ năm 1980 đạt 4,67% nhưng đến năm 1985 chỉ đạt 3,28% rồi
năm 1990 chỉ còn 2,53%) và đã đưa Ấn Độ đến bên vực của khủng hoàng tài chánh vào
những năm đầu của 1990’s ( năm 1990 dự trữ ngoại hối chỉ còn 1 tỷ USD)!! May thay, đây
cũng là cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới (Global Economy). Học tập kinh nghiệm
để chấn hưng kinh tế giai đoạn này đã trở thành sức đẩy căn bản cho sự bùng nổ kinh tế của
Ấn Độ những năm tiếp theo.
Đến những năm của thế kỷ 20-21, kinh tế của Ấn Độ đã có những bước nhảy vọt nhờ cuộc
cải cách kinh tế khá toàn diện và triệt để của thủ tướng Narashimha Rao và Bộ trưởng Tài
chính Mamohan Signh. Biểu hiện là năm 1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ chỉ là
2,53 % thì tới năm 1995 đã lên tới 6,23%.Tuy vậy năm 2000 thì tăng trưởng kinh tế Ấn Độ
chỉ còn 2,69% bởi 1 phần do nông nghiệp yếu kém năm đó và tình hình kinh tế thế giới đang
ở tình trạng suy thoái.Nhưng ngay sau năm 2000, kinh tế Ấn Độ lại thể hiện sự phát triển
vốn có của nó : tăng trưởng kinh tế năm 2005 lại đạt 7,6%..Do đó tính tăng trưởng kinh tế
trung bình của Ấn Độ giai đoạn từ 2000 – 2007 thì vẫn đạt mức 7% mỗi năm. Như vậy, kinh
tế những năm thế kỷ 20 – 21 đã có sự phát triển nhảy vọt nhưng sự tăng trưởng đó không
đồng đều.Sự tăng trưởng không đồng đều này phải chăng là do tác động của vấn đề bất bình
đẳng, giảm nghèo và phát triển con người ?.Có phải những năm tăng trưởng thấp là do sự
đánh đổi giữa tăng trưởng để đạt được sự bình đẳng , giảm nghèo và phát triển con người ?
Có lẽ câu trả lời này vẫn còn là điều các nhà kinh tế đang tranh cãi với nhau.
II.So sánh với các nước khác:
Năm Ấn Độ Trung Q uốc Pakistan Indonesia
(1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2)
1950 597 614 650 874
1955 665 818 644 1016
1960 735 878 661 1131
1965 785 945 795 1096
1970 878 1092 995 1239
1975 900 1250 992 1531
1980 938 3,34 1462 3,44 1155 0,449 1870 1,15
1985 1096 3,77 2084 4,983 1376 0,527 2034 1,259
1990 1316 4,28 2700 6,069 1595 0,583 2525 1,422
1995 1832 4,81 3297 9,051 1783 0,644 3143 1,782
2000 2428 5,35 4221 11,83 2006 0,617 3357 1,528
2005 3344 5,94 7204 15,41 2627 0,662 4458 1,6
2007 3814 6,15 8861 16,813 2976 0,684 5096 1,648
( 1 ) : GDP bình quân đầu người tính theo PPP
( 2 ) : tỷ lệ đóng góp GDP tính theo giá PPP vào thu nhập thế giới.
Bảng biểu 3: so sánh GDP bình quân đầu người tính theo PPP từ năm 1950 – 1980 và tỷ
phần GDP theo giá PPP đóng góp vào thu nhập thế giới ở một số nước Châu Á ( Nguồn:
MIF )
Người ta cho rằng nền kinh tế hỗn hợp CNTB và CNXH mà Ấn Độ đưa ra từ những năm
1960 đã thất bại bởi nó áp dụng kết hợp những điểm yếu kém nhất của 2 hệ thống nên không
giúp gì cho tăng trưởng kinh tế hay phúc lợi xã hội.Nền kinh tế hỗn hợp này đã hạn chế sự
phát triển khu vực tư nhân bởi chỉ cho phép nó mở rộng dưới sự đồng ý của khu vực Nhà
nước.Kiểm soát của Nhà nước có mặt ở khắp các lĩnh vực. Ngoại thương bị kiếm soát bởi
hạn ngạch nhập khẩu và thuế quan cao;trao đổi nước ngoài bị giới hạn. Vịêc kiểm soát cũng
được dưa ra trong sử dụng đất và trao dổi còn ở ngành nông nghịêp và ngành công nghịêp
nặng thì do khu vực Nhà nước sở hữu.Cơ quan hành chính của Ấn độ thì ngày càng mở rộng
cả về quy mô và sự quan liêu của nó..Trong suốt những năm 1980,chính phủ lại cố gắng đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng bằng việc tăng vay mượn nước ngoài. Kết quả là sự tăng trưởng
kinh tế ít ỏi t rong khi nợ nước ngòai lại gia tăng gấp đôi so với năm 1980.
Kế hoạch kinh tế Ấn Độ những năm 1950-2000 đã thất bại trong việc đạt được tốc
dộ tăng trưởng cao và tăng thu nhập bình quân đầu người.Mục tiêu tăng thu nhập đầu người
giữa năm 1950 và 1975 cũng thất bại.Trong khi đó kinh tế các nước trong khu vực Đông Á
đã vượt qua Ấn Độ.Bảng biểu 3 cho ta thấy hoạt động kinh tế của Ấn ĐỘ, Pakistan,
Inđonêsia từ 1950-2007.Pakistan cũng đã giành được dộc lập từ Anh.Indônesia trước đây là
thuộc đại của Hà Lan cũng đã trở thành nước độc lập.Từ năm 1950 đến năm 1975,GDP bình
quân đầu người của Indonesia tăng gấp đôi trong khi của Ấn Độ còn chưa tăng gấp đôi.
Pakistan cũng giành được độc lập từ Anh năm 1947 cũng còn làm tốt hơn.
Có sự tranh cãi rằng Ấn Độ đã làm tốt hơn hồi còn là thuộc địa của đế quốc Anh. Đó
là sự thật.T iêu chuẩn sống đã được cải thịên và người dân sống được lâu hơn.Nhưng những
thuộc địa cũ của Anh trước đây còn làm làm được tốt hơn Ấn Độ. Điển hình là Malaysia. Từ
năm 1965 đến 1996, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Malai đã là 4,1% mà Án Độ chỉ đạt
2,3%.Đài Loan,một thuốc địa của Nhật Bản, cũng tăng GDP thực tế bình quân dầu người từ
1950 đến 1992 từ 922 năm 1950 lên 11590 năm 1992.Năm 1997,50 năm sau khi giành được
độc lập,52,5% người dân Ấn vẫn sống dưới mức 1$/ngày và 48% vân chưa biết chữ.
Dù từ năm 2000 về sau GDP thực tế bình quân có hơn các nước thuộc địa cũ của Anh như
Pakistan hay tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đã hơn Inđônesia nhưng vẫn kém Trung Quốc.
0
1,0 00
2,0 00
3,0 00
4,0 00
1950 1960 1970 1980 1990 2000
R
e
a
l G
D
P
p
e
r
c
ap
it
a
(
P
P
P
),
1
9
9
6
in
t'
l $
China India
Bảng biểu 4 : Đường biểu diễn thu nhập thực tế theo giá PPP tính theo giá năm 1996 của 2
nước Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1950 đến 2000.( Nguồn : Penn World table – được cập
nhật bởi : Heston, Summers và Aten vào năm 2002).
Bảng biểu 5 : Đường biểu diễn sự thay đổi trong sức khỏe con người trong triển vọng sống (
Nguồn : WB – năm 2005 )
Từ năm 2000 trở lại, Trung Quốc và Ấn Độ luôn được thế giới dõi mắt theo và ví là những
“người khổng lồ” bởi cả 2 nước đều có diện tích lớn, dân số đông, tốc độ tăng trưởng cao.
Không chỉ thế cả 2 nước đều giành độc lập vào cùng 1 thời gian.Tuy Ấn Độ lại thực hiện cải
cách sớm hơn Trung Quốc nhưng so sánh những kết quả kinh tế – xã hội của 2 nước thì
Trung Quốc lại là người vượt lên trước Ấn Độ.Thu nhập thực tế bình quân của Ấn Độ năm
1997 là 370$ thì năm 2007 đã lên tới 2500$ trong khi Trung Quốc thì năm 1997 là 860$ thì
năm 2007 đã là 3518$. Khi t ính theo ngang giá sức mua thì đến năm 2007 GDP thực tế bình
quân dầu người của Ấn chỉ đạt 3814$ so với Trung quốc là 5096$. Không chỉ vậy, theo bảng
biểu 3, tính theoGDP góp vào nền kinh tế thế giới thì năm 2007, GDP của Trung Quốc đã
góp tới 16,813% trong khi Ấn Độ chỉ là 6,15%. Bảng biểu 4 cũng đã thể hiện rõ xu hướng
của thu nhập bình quân ( theo PPP ) ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với Ấn Độ từ những
năm 2000. Về mặt xã hội, thứ hạng Ấn Độ trong chỉ số phát triển con người HDI của thế
30
40
50
60
70
80
1960 1970 1980 1990 2000
L
if
e
e
x
p
e
c
ta
n
c
y
China India
giới.trong năm 2007-2008 Ấn Độ xếp thứ 128 trong tổng số 177 quốc gia thì Trung quốc đã
đứng thứ 81.Ngoài ra, bảng biểu 5 cũng thể hịên triển vọng sức khỏe của người dân Trung
Quốc cũng cao hơn.
Như vậy, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội T rung Quốc đều qua mặt Ấn Độ. Lý do nào khiến cho
Ấn Độ hiện tại không thể bắt kịp chú rồng này ?
III..Vì sao Ấn Độ thua Trung Quốc?:
1.Thể chế chính trị
Điểm đầu tiên mà ai cũng thấy là sự khác biệt về thể chế chính trị giữa hai nuớc. Ấn
Độ thì đã hơn nửa thế kỷ theo m ột chế độ dân chủ đa đảng kiểu tây phưong, với những sinh
hoạt chính trị sống động gần như thành truyền thống và một thể chế nhà nước tương đối
vững chắc và ổn định.Trung Quốc thì, cũng thời kỳ đó, theo một chế độ chính trị chuyên
chính độc đảng.Đông đảo các nhà nghiên cứu quy trách nhiệm về sự thua kém của Ấn Độ
cho hệ thống chính trị của nước này. Theo họ, chính cái dân chủ xô bồ của Ấn Độ, cộng
thêm những xơ cứng của một xã hội phong kiến nhiều giai cấp, đã làm trì t rệ sự phát triển
của nước này. Trong lúc ấy, những thành tựu của Trung Quốc được xem là nhờ một chính
quyền trung ương tập trung quyền hành, thậm chí chuyên chế, có khả năng điều động cả
nước cho những chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển. Nói thẳng ra: nhiều người cho rằng chính
chế độ dân chủ của Ấn Độ, và chế độ chuyên chính của Trung Quốc, là nguyên nhân sự khác
biệt về thành quả kinh tế của hai nước này trong hơn nửa thế kỷ qua.
Amartya Sen, nhà kinh tế (thường được xem là tiến bộ) gốc Ấn Độ đầu tiên đuợc giải
Nobel kinh tế, không đồng ý với nhận định trên. Theo Sen, Ấn Độ không hẳn là thất bại. Hảy
xem: trong nửa thế kỷ qua, dù nghèo, ít ra Ấn Độ không bị đói hàng loạt. Đó chính là nhờ
Ấn Độ có dân chủ.Trung Quốc thì đã có bao nhiêu chục triệu người chết đói vào những năm
1950-60?. Theo nghiên cứu của Sen, nạn đói tập thể chỉ có thể xảy ra ở các quốc gia chuyên
chế (như Bắc Triều Tiên hiện nay). Hơn nữa, theo Sen, đừng quên rằng tự do cá nhân cũng là
một thành tố cơ bản của hạnh phúc con người, và về phương diện này thì làm sao Trung
Quốc có thể sánh với Ấn Độ?. Đúng là gần đây Trung Quốc có những thành tựu kinh tế kỳ
diệu, song, theo Sen, đó là do chính sách kinh tế khôn ngoan của Trung Quốc. Sự kém cỏi
của Ấn Độ là hậu quả của chính sách, không phải của thể chế chính trị.
Fareed Zakaria, một nhà chính trị học trẻ gốc Ấn đang lên trong giới lí thuyết gia ở
Mỹ, thì lại nghi ngờ về cái "quá lố" tai hại của dân chủ. Trong một quyển sách gây nhiều
tranh luận ở Mỹ đầu năm nay, Zakaria cho rằng lắm khi một nước cần một thể chế luật pháp
công minh, hoàn chỉnh, hơn là một chế độ dân chủ xô bồ, dễ bị đa số khuynh đảo, lơi dụng.
Zakaria không chỉ so sánh Ấn Độ và Trung Quốc (thực vậy, ông cũng mạnh dạn chỉ trích
dân chủ của Mỹ hiện nay) song đã có những phân tích cặn kẻ (một phần từ kinh nghiệm cá
nhân) về nhược điểm của nền dân chủ Ấn Độ (tham nhũng, hỗn độn, bè phái, liên miên kèn
cựa nội bộ...). Mặt khác, Zakaria tán tụng sự chuyên chính ở những nước như Trung Quốc,
Singapore, Hàn Quốc (lúc trước) mà ông cho rằng đã là yếu tố quan trọng cho sự thành tựu
kinh tế kì diệu của họ. Amy Chua, một luật gia gốc người Hoa ở Phi Luật Tân, hiện ở Mỹ,
trong một quyển sách gần đây, cũng có những dè dặt về dân chủ như Zakaria. Theo Chua,
trong một xã hội luật pháp chưa phát triển, chính cái dân chủ của mỗi-người-một-lá-phiếu có
cơ nguy sẽ là công cụ để đa số đàn áp, thậm chí bốc lột, thiểu số, nhất là khi thiểu số có tiền
của, địa vị kinh tế, và là người gốc nước ngoài (như Hoa kiều ở nhiều quốc gia Đông Nam
Á).
2.Chính sách kinh tế
Dù nghĩ thế nào về vai trò của thể chế, hầu như tuyệt đại đa số các nhà kinh tế đều
đồng ý rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, nhất là từ cuối những năm 1970,
là lí do chính của sự khác biệt về mức độ phát triển hiện nay giữa hai nước. Cho đến lúc ấy,
như ta còn nhớ, hầu như mọi quốc gia (trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ) vừa dành độc lập
sau Thế Chiến II đều tin rằng con đường phát triển phải qua công nghiệp hoá bằng thay thế
nhập khẩu, thay vì mở cửa, đẩy mạnh xuất khẩu. Hơn nữa, đa số lúc ấy cũng tin rằng phát
triển phải cần kế hoạch hoá tập trung. Áp dụng chiến lược phát triển đó, dù không nước nào
hoàn toàn thành công như mong muốn, Ấn Độ đã có nhiều tiến bộ đáng hãnh diện, nhất là so
với Trung Quốc.
Song, từ 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách thì tình thế đổi khác. Không như Ấn
Độ vẫn theo đuổi chính sách kế hoạch hoá t ập t rung, và nhất là vẫn tin vào công nghiệp hoá
bằng thay thế nhập khẩu, Trung Quốc quay ra mở cửa, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích
đầu tư từ nước ngoài, và nới lỏng thị trường. Hậu quả của chính sách ấy (và sự hỗ trợ của
nhà nước đối với doanh nghiệp về mặt thuế má) là giá phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng
giảm so với Ấn Độ. Môi trường kinh doanh Trung Quốc trở nên thuận lợi hơn cho các nhà
sản xuất Trung Quốc lẫn các công ty nước ngoài.
Doanh nghiệp ở Ấn Độ chẳng những không được trợ giúp như ở Trung Quốc mà còn
bị thuế (sản xuất lẩn t iêu thụ) rất nặng nề. Thuế nhập khẩu (trung bình 24% ở Ấn Độ, 13% ở
Trung Quốc) cũng làm tăng giá những đầu vào mà Ấn Độ phải nhập khẩu. Về thủ tục hành
chánh, tệ quan liêu, thì Ấn Độ cũng không thua gì, có thể còn hơn, Trung Quốc. Trong môi
trường đó, giá phí nguyên liệu ở Ấn Độ (kể cả giá phí vốn) trung bình là 25% cao hơn ở
Trung Quốc. Chẳng trách ngay cả một số công ty Ấn Độ cũng đã lập chi nhánh sản xuất bên
Trung Quốc!
Nổi bật nhất là khác biệt về FDI (số lượng vào Ấn Độ không đến 10% vào Trung
Quốc). Một phần, điều ấy phản ảnh sự hấp dẫn của Trung Quốc như một thị t rường cũng như
một nơi mà giá phí sản xuất cực kỳ thấp. Phần khác, các nhà đầu tư nước ngoài cũng không
mấy hăng hái làm ăn ở Ấn Độ là nơi vẫn phảng phất tư duy nghi kị thị t rường và tinh thần
quốc gia bài ngoại trong đông đảo quần chúng.
Vì thế, cho dù chính phủ Ần Độ có rất cố gắng khuyến khích công nghiệp bản xứ,
kinh tế Ấn Độ vẫn không bứt ra khỏi một hệ thống hành chánh nặng nề và thuế má nghẹt
thở. Sự kém cỏi FDI cũng không bù đắp được bằng tiết kiệm nội đia: suất tiết kiệm của Ấn
Đô chỉ bằng phân nửa của Trung Quốc. Theo nhiều phân tích, việc Trung Quốc bảo vệ các
doanh nghiệp nhà nuớc thay vì tư doanh còn làm tăng lợi nhuận của các công ty nước ngoài
ở Trung Quốc (dù ra họ cũng tái đầu tư rất nhiều vào Trung Quớc)
3.Vai trò kiều dân
Ngày càng nhiều người công nhận tầm quan trọng của kiều dân trong sự phát triển
quê hương gốc gác, và phát giác sự khác biệt rõ rệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Theo nhiều
uớc lượng, tổng số tài sản cũng như thu nhập của cộng đồng Ấn kiều trên thế giới cao hơn
của cộng đồng Hoa kiều.(Và với số Ấn kiều ít hơn, tài sản cũng như thu nhập bình quân mỗi
Ấn kiều cũng là cao hơn của Hoa kiều). Vây mà, cho đến gần đây, người Ấn sống ở nước
ngoài thường bị chính phủ và xã hội Ấn tương đối lạnh nhạt , nghi kị. Trung Quốc thì từ lâu
đã có chính sách hậu đãi Hoa kiều, kêu gọi và giúp đỡ họ làm ăn trong nước cũng như hồi
hương đóng góp. Ấn Độ thì không tích cực bằng (chỉ từ đầu năm nay chính phủ Ấn Độ mới
có chiến dịch quy mô hướng về doanh nhân và trí thức Ấn kiều). Vì lí do đó, hoặc có thể
nhiều lí do khác, người Ấn sinh sống ở nước ngoài ít gởi tiền về đầu tư trong nước. Người
Trung Quốc sống ở nước ngoài (kể cả những "lãnh thổ" như Đài Loan, Hồng Công), trái lại,
gởi những số tiền khổng lồ về lục đia, cũng như chính họ về Trung Quốc lập hãng xưởng
làm ăn.
IV.Ấn Độ có bắt kịp (và vượt qua) Trung Quốc?
1Ấn Độ sẽ bắt kịp Trung Quốc?
Tuy rằng hầu như có một sự đồng thuận là Ấn Đô, nhìn chung, hiện đang thua Trung
Quốc về mức độ phát triển và tốc độ tăng trưởng, không ít người tin rằng Ấn Độ rất có thể
bắt kịp, và có khi còn vượt qua Trung Quốc trong tương lai.
Thứ nhất, họ nhắc rằng Ấn Độ chỉ mới bắt đầu cải cách từ năm 1991, Trung Quốc thì
đã từ năm 1978. Lại nữa, trong lúc FDI vào Trung Quốc hơn hai mươi lần Ấn Độ, và suất
tiết kiệm của Trung Quốc hơn gấp đôi Ấn Đô, thế mà tốc độ tăng trưởng hàng năm của
Trung Quốc cũng chỉ hơn Ấn Độ khoảng 2-3%. Vậy là Ấn Độ cũng còn khá lắm!
Thứ hai, về mặt thể chế, Ấn Độ có nhiều ưu điểm hơn Trung Quốc. Ví dụ như Ấn Độ
có cơ sở hạ tầng để giúp tư doanh tốt hơn của Trung Quốc. Thị trường vốn của Ấn Độ nhuần
nhuyễn hơn, minh bạch hơn. Hệ thống ngân hàng của Ấn Độ tương đối "lành mạnh" hơn của
Trung Quốc. Hệ thống pháp luật của Ấn Độ hoàn bị hơn.
Thứ ba, Ấn Độ cũng năng động chẳng kém Trung Quốc và có lợi thế trong những
ngành cần nhiều chất xám. Hai mảnh sáng của Ấn Độ là công nghiệp thông tin và công
nghiệp dược phẩm (và gần đây một số các công nghiệp "cũ" như ô tô và phụ tùng, xe máy, xi
măng và thép, cũng bắt đầu khởi sắc). Cũng đáng chú ý là Ần Độ có nhiều hơn Trung Quốc
các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo tạp chí Forbes, trong
200 doanh nghiệp nhỏ thành công nhất thế giới năm 2002 thì 12 là của Ấn Độ, chỉ có 4 là từ
lục địa Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc sẽ tiếp tục là một gánh
nặng kềm chế sự tăng trưởng của nước này.
Thứ tư, có người cho rằng về lâu về dài phát triển của Trung Quốc sẽ khó bền vững
vì nó "từ trên xuống" (theo chỉ thị của chính quyền trung ương) và quá dựa vào FDI. Cách
tăng trưởng của Ần Độ, trái lại, tuy chậm, sẽ bền vững hơn vì "từ dưới lên" và dựa vào nội
lực.Liên hệ, khi là thành viên thực thụ của W TO, Trung Quốc sẽ phải mở rộng thị t rường của
mình hơn cho hàng ngoại quốc, do đó sẽ giảm đi lợi thế so với Ấn Độ
2.Câu trả lời trong tương lai?
Quả thật, nhờ học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc và Đông Á trong hai thập kỉ vừa
qua,Ấn Độ đã nhận ra những sai lầm trong chiến lược phát triển của họ, quay sang nới lỏng
kinh tế, mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài v.v., và nhờ đó đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong
vài năm gần đây. Chắc chắn là mức sống của dân Ấn sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn. Thế nhưng
Ấn Độ có bao giờ bắt kịp Trung Quốc hay không lại là một vấn đề khác. Đúng là tăng trưởng
của Trung Quốc đã dựa quá nhiều vào FDI, và sự kiện này có thể là một quả bom nổ chậm
cho Trung Quốc, nhưng chính Ấn Độ cũng đang mong muốn thu hút FDI cho họ. Và nếu
phát triển bền vững là không nên dựa vào FDI thì chính Ấn Độ lại có cơ nguy hơn, bởi lẽ Ấn
Độ chỉ mới đi vào giai đoạn phát triển dựa vào FDI, trong khi Trung Quốc đang dần qua
khỏi giai đoạn này (với số lượng ngoại hối m à họ đã dành dụm được qua xuất khẩu).
Mặt khác, dù Ấn Độ thường được xem là có nhiều tự do dân chủ hơn Trung Quốc,
song đừng quên rằng nền kinh tế Ấn Độ cũng có những "xơ cứng" của nó, đặc biệt là tham
nhũng, hành chánh quan liêu, thế lực chi phối của công đoàn, và t ình trạng phân cấp xã hội.
Thêm vào đó, trong thâm tâm nhiều nhà lãnh đạo Ấn Độ vẫn còn sự nghi kỵ tư doanh (nhất
là công ty nước ngoài) và niềm tin ở tập trung kế hoạch hoá. Chừng nào những xơ cứng,
những nghi kỵ ấy còn tồn tại thì Ấn Độ còn gặp nhiều chướng ngại trong phát triển.
Hơn nữa, dù có vài công nghiệp mà hiện nay Ấn Độ hơn hẳn Trung Quốc song nhìn
kỹ thì cũng không chắc là lợi thế này sẽ tồn tại lâu.Về công nghiệp thông tin chẳng hạn, Ấn
Độ đang hơn Trung Quốc về phần mềm (kể cả những dịch vụ "hậu trường" cung cấp cho các
công ty đa quốc gia), song Trung Quốc lại đi trước Ấn Độ về phần cứng và đang ráo riết học
hỏi Ấn Độ để phát triển cả phần mềm.Như vậy thì ngay trong lĩnh vực này ưu thế của Ấn Độ
cũng đang bị hăm doạ .
Có nguời (như Moisés Naím, Gordon Chang) tin rằng Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng
trầm trọng trong vòng mười năm. Có thể đó sẽ là khủng hoảng tài chính kiểu Đông Á những
năm 1997-98, hay khủng hoảng chính trị trong nội bộ Trung Quốc như vào thập kỉ 60. Hoặc
khủng hoảng tài chính kéo theo khủng hoảng chính trị, rồi những chẤn động xã hội dây
chuyền khác.Dù sẽ đúng hay sai, tiên đoán này phản ảnh hoài nghi đối với sự ổn định chính
trị và kinh tế của Trung Quốc hơn là của Ấn Độ.Theo chúng em, sự ổn định ấy sẽ là yếu tố
quan trọng nhất để trả lời câu hỏi: liệu Ấn Độ có sẽ bắt kịp Trung Quốc hay chăng?
KẾT LUẬN
Ấn Độ sẽ là 1 cường quốc?
Ấn Độ có 6 tôn giáo lớn và vô số giáo phải t rong một Nhà nước liên bang và Hindu là
đạo giáo lớn nhất với 3.600 giáo phái và các nhóm khác nhau. 13% dân chúng thừa nhận học
thuyết của đẤng tiên tri. Ấn Độ cũng là nước có tín đồ Hồi giáo lớn nhất, lớn hơn ở Pakistan
và chỉ đứng sau Indonesia với 160 triệu, đông nhất thế giới. Hiến pháp Ấn Độ công nhận 18
ngôn ngữ chính, ngoài ra còn 1.600 thổ ngữ.
Về mặt chính trị, Ấn Độ ngày nay được nhiều nước quan tâm chú ý. Tháng 3/2006, Hạ
viện nước này đã quyết định đường lối phấn đấu đưa Ấn Độ trở thành một dân tộc lớn thứ
hai trên thế giới. Trong bước ngoặt lịch sử đáng ngạc nhiên này, Tổng thống Mỹ Bush đã
thông báo muốn giúp Ấn Độ trở thành “cường quốc thế giới”. Cái giá cho liên minh mới này
là Hiệp định hạt nhân giữa Mỹ và Ấn Độ, giải phóng chế độ kiểm soát hạt nhân đối với Ấn
Độ và trong trường hợp đặc biệt sẽ thừa nhận Ấn Độ là cường quốc hạt nhân chính thức.
Tuy nhiên, Ấn Độ còn phải cần ít nhất 2 thập kỷ nữa và phải thường xuyên đạt tỷ lệ
tăng trưởng liên tục hơn 8%/năm thì mới có thể có được tiêu chuẩn của cường quốc. Và dù
có trở thành cường quốc thì chú voi này đã bắt kịp và vượt qua được chú rồng Châu Á kia
chưa?. Mặt khác, trong quá trình phát triển, Ấn Độ cũng sẽ phải chịu những mặt trái của nó,
những tác động kìm hãm sự phát triển, đó là khủng hoảng kinh tế thế giới chẳng hạn, rồi các
vấn đề căng thẳng xã hội trong nước, thiên tai, dịch bệnh, các cuộc xung đột đẫm máu mới
và kéo dài giữa đạo Hồi và đạo Hindu hoặc thay đổi Chính phủ, thể chế lãnh đạo… Thật khó
khăn và không đơn giản chút nào để vực một “con voi” đứng dậy và cho nó vận động.
Tài liệu tham khảo
I.Các sách tham khảo
1. Vũ điệu với NGƯỜI KHỔNG LỒ - Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế toàn cầu.-
sách tham khảo của Ngân hàng thế giới cùng sự hợp tác của viện nghiên cứu chính
sách
2. Lịch sử thế giới tập II – III – IV – NXB quốc gia - 2005
3. Sự trỗi dậy của các nước Châu Á – NXB Thống kê 1999
II.C ác trang web tham khảo:
1.
&R1=1& R2=1& CS=3&SS=2&OS=C&DD=0&OUT=1&C=534&S=NGDP_RPCH-
NGDP_R-NGDP-NGDPD-NGDP_D-NGDPRPC-NGDPPC-NGDPDPC-PPPWGT-PPPSH-
PPPEX-PPPPC-PCPIPCH-PCPI-BCA_NGDP D-BCA&CMP=0& x=69&y=18
2. ings/economy/gdp_per_capita_2008_0.html
3.
4.
5.
6.
7.
8. dian-Economy
9. a.com/wfbcurrent /india/index.html
10.ht tp://globalis.gvu.unu.edu/indicator_detail.cfm?country=CN&indicatorid=19
11.ht tp://www.sjsu.edu/faculty/watkins/india.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thao_luan_ktptss_an_do_9683.pdf