Tiểu luận Phân tích kinh tế Nigeria

Cả nước có khoảng 1/2 số dân được chăm sóc về mặt y tế. Cơ sở vật chất và việc chăm sóc sức khỏe ở vùng nông thôn chưa được đầy đủ. Các bệnh nhiệt đới còn khá phổ biến. Nigeria có tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh vẫn ở mức khá cao. - Vào năm 2003, miền Bắc Nigeria ngưng chủng ngừa bại liệt cho trẻ em. Các giáo sĩ Hồi giáo cực kỳ bảo thủ tại đó còn kêu gọi tẩy chay chuyện chủng ngừa này. Họ tố giác các nước phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu đã bỏ thêm một số chất vào thuốc chủng để làm người Hồi giáo không còn sinh con được nữa, hoặc làm người Hồi giáo mắc bệnh AIDS. - Hậu quả là virut gây bại liệt ở Nigeria lây sang cho 23 quốc gia khác trên thế giới trước đây được xem là không còn ca bại liệt nào; kể cả những nước xa xôi như Indonesia hoặc Yemen; làm cho gần 1,500 trẻ em tàn tật suốt đời. - Trước tình hình đó, Chính phủ liên bang Nigeria đã đặt ra một số kế hoạch. Đầu tiên và trên hết tất cả, là kế hoạch huy động toàn dân bằng cách phát tán thông tin và mở những chiến dịch tuyên truyền đến tận từng người dân để giải thích về chủng ngừa. Kế hoạch này đang được tiến hành một cách năng động để bảo đảm là chuyện chủng người theo định kỳ sẽ được chú trọng và trờ thành một thông lệ.

pdf31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích kinh tế Nigeria, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Phân tích kinh tế Nigeria Hoàn cảnh lịch sử: Trước năm 1500, trên mảnh đất Nigeria đã tồn tại vương quốc Borno ở miền bắc, vương quốc Haussa ở miền tây và vương quốc Yorbura ở miền nam. Đến thế kỷ16, các vương quốc này tương đối phát triển và đã có giao lưu với người Châu Âu. Giữa thế kỷ 19, thực dân Anh bắt đầu xâm chiếm Nigeria. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh để cho Nigeria được tự t rị. Năm 1957, Chính phủ tự trị được thành lập ở miền tây và hai năm sau được thành lập ở miền bắc Nigeria. Ngày 1/10/1960, Nigeria chính thức tuyên bố độc lập. Những thập kỷ qua, tình hình chính trị xã hội của Nigeria có nhiều biến động với các cuộc đảo chính, nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các bộ tộc ở miền nam và miền bắc. Từ cuối năm 1998, sau các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống, tình hình Nigeria đã dần đi vào ổn định. Thể chế chính trị: chính thể Cộng hòa, đứng đầu Nhà nước và Chính phủ là Tổng thống. Nhà nước Nigeria hiện nay là Nhà nước Liên bang bao gồm 36 bang, mỗi bang có một thống đốc đứng đầu. Quốc hội lưỡng viện gồm Thượng viện (109 ghế) có nhiệm kỳ 7 năm và Hạ viện (360 ghế) có nhiệm kỳ 7 năm. Tổng quan phát triển kinh tế : Trong những năm 70 và 80, với dân số lớn nhất Châu Phi và nguồn thu ngoại tệ lớn từ dầu mỏ, Nigeria từng là nước có nền kinh tế mạnh nhất Châu Phi. Tuy nhiên, sang thập kỷ 90, cùng với việc giá dầu giảm sút trên thị trường thế giới và bất ổn chính trị xã hội trong nước, kinh tế Nigeria tăng trưởng chậm lại. Nền kinh tế Nigeria rất nhạy cảm với sự biến động của giá dầu. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Nigeria đã thực hiện một số cải cách kinh tế như đẩy mạnh tư nhân hóa, bỏ dần trợ cấp và đấu tranh chống tham nhũng để dần làm cho nền kinh tế Nigeria trở nên đa dạng hóa. Trong cơ cấu GDP Nigeria, công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng phụ thuộc nặng vào dầu mỏ. Nigeria là nước sản xuất dầu lớn thứ 6 trên thế giới và lớn thứ 2 ở Châu Phi sau Libi. Nigeria là thành viên của OPEC, đồng thời là nước cung cấp dầu chủ yếu cho Tây Âu và Mỹ. Hiện nay, do ngành công nghiệp khí đốt phát triển nên Chính phủ Nigeria cũng hy vọng sự phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ giảm xuống trong thời gian tới. Mặc dù ngành công nghiệp dầu khí thống trị nền kinh tế, nhưng cơ bản Nigeria vẫn là nước nông nghiệp. Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 60-70% dân số. Các nông sản chính là khoai lang, sắn, ngô, lúa miến, kê, lạc, cà phê, cacao, mía, chè, dầu cọ, gạo. Nhìn chung sản lượng nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và hàng năm Nigeria phải nhập khẩu một khối lượng lớn lương thựcLĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm mức tỷ trọng thấp so với các nước đang phát triển khác. Các hoạt động dịch vụ chính là ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải. Hoạt động xã hội : Nigeria vẫn là quốc gia có những bất ổn về chính trị, xung đột tôn giáo luôn diễn ra khiến đời sống người dân trở nên khó khăn. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, quyền con người, phúc lợi xã hội ở quốc gia này vẫn chưa thực sự được chú ý. I . Tổng quan về Nigeria 1. Tên quốc gia: Cộng Hòa liên bang Nigeria (Federal Republic of Nigeria) 2. Địa lý: ( Quốc kì) ( Bản đồ Nigeia) Quốc gia liên bang ở Tây Phi, Bắc giáp Niger, Nam giáp vịnh Guinea, Đông giáp Cameroon, Đông Bắc giáp Chad, Tây giáp Bénin. Địa hình mấp mô trong vùng cao nguyên sa thạch ở phía Bắc, thoải dần về phía vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Niger và sông Benue ở phía Nam và vùng chậu quanh hồ Chad. Vùng bờ biển đầy cát. Vùng châu thổ sông Niger được bao quanh bởi các khu rừng sú vẹt. Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi với trên 200 nhóm dân tộc khác nhau cùng chung sống và sử dụng ngôn ngữ riêng. Phía Nam là vùng đất nhộn nhịp nhất của đất nước, nơi tập trung phần lớn số dân đô thị. Các sông chính Sông Niger (4.200 km), sông Benue (1.083 km), sông Kaduna. 3. Tôn giáo , sắc tộc: - Sắc tộc: Có trên 250 nhóm sắc tộc, chủ yếu : Hausa và Fulani 29%, Yoruba 21%, Igbo (Ibo) 18%, Ijaw 10%, Kanuri 4%, Ibibio 3,5%, Tiv 2,5%. - Tôn giáo: Hồi giáo 50%, Cơ đốc giáo 40%, tín ngưỡng bản địa 10%. 4. Ngôn ngữ : Anh ( chính thức), Hausa, Fulani, Yoruba, Igbo. 5. Thủ đô : Abuja 6. Ngày độc lập : 1- 10- 1960 ( từ Anh) 7. Hệ thống luật pháp: dựa theo luật của Anh và luật Hồi giáo. 8. Diện tích tổng 923,768.00 km² đất 910,768.00 km² nước 13,000.00 km² 9. Dân số (2007) 135 triệu người Mật độ dân cư (2007)146.17 người/km² 10. Khí hậu Khí hậu tương đối đa dạng: miền Nam chịu ảnh hưởng khí hậu xích đạo nóng và ẩm; miền Trung chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, miến Bắc chịu ảnh hường khí hậu hoang mạc khô và nóng. Vùng biển có lượng mưa lớn, nhưng càng đi sâu vào nội địa thì lượng mưa càng giảm dần. 11. Tài nguyên thiên nhiên Dầu mỏ, khí đốt, thiếc, columbit (khoáng vật màu đen, ánh á kim, khoáng quặng chủ yếu của nguyên tố niobi), quặng sắt, chì, kẽm, than đá, đá vôi. 12. Môi trường: Nạn phá rừng; đất bị bạc màu; sa mạc hóa; nạn hạn hán ở miền Bắc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp ở các vùng đất nghèo. II. Lịch sử Nigeria: - Nigeria ra đời khoảng thế kỷ 11 trước Công nguyên với Vương quốc Borno ở miền Bắc, Vương quốc Haussa ở miền Tây và Vương quốc Yoruba ở miền Nam. Đến thế kywr 16, các Vương quốc này đã tương đối phát triển và có giao lưu với Châu Âu. Năm 1849, đế quốc Anh xâm chiếm Nigeria, và đến năm 1914 đặt toàn bộ l;ãnh thổ Nigeria dưới sự cai trị chung của toàn quyền Anh. Từ năm 1920, nhất là sau chiến tranh thế giới II, phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Nigeria nổi lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Anh buộc phải để cho Nigeria được tự trị. - Ngày 1/10/1960 Nigeria được trao trả độc lập. Ông Abukaba Towoga Balawa làm Thủ tướng đầu tiên. Ba năm sau (1/10/1960) Nigeria tuyên bố láy tên nước là Cộng hòa Liên bang Nigeria, nằm trong khối liên hiệp Anh. III. Chính trị  Chính thể Cộng hòa Tổng thống.  Khu vực hành chính 36 bang và 1 địa hạt thủ đô liên bang.  Hiến pháp Ban hành năm 1979, sửa đổi năm 1998.  Cơ quan hành pháp Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ Chủ tịch Hội đồng cầm quyền lâm thời kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 4 năm (không quá hai nhiệm kì).  Cơ quan lập pháp Quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 109 thành viên, mỗi bang 3 thành viên và một thành viên dành cho vùng thủ đô liên bang, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 7 năm. Hạ nghị viện gồm 360 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 7 năm.  Cơ quan tư pháp Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Hội đồng cầm quyền lâm thời bổ nhiệm; Tòa thượng thẩm liên bang, các thẩm phán do Chính phủ liên bang bổ nhiệm dựa trên tư vấn của Ủy ban tư vấn các quan tòa.  Chế độ bầu cử Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiẽu.  Tham gia các tổ chức quốc tế ACP, AfDB, AU, C, ECOWAS, FAO, G-15, G-24, G- 77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Interpol, IOC, IOM , IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, MINURSO, MONUC, NAM, OAS (quan sát viên), OIC, ONUB, OPCW, OPEC, PCA, UN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNITAR, UNMEE, UNMIL, UNMIS, UNMOVIC, UNOCI, UNWTO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO  Nigeria theo chế độ đa đảng, có quốc hội lưỡng viện, Tổng thống đồng thời là người đứng đầu chính phủ. Không có nguyên thủy quốc gia vì hiện nay Nigeria nằm trong khối liên hiệp Anh.  Đảng phái chính trị : Đảng dân chủ nhân dân (PDP) – Đảng của tổng thống Obasanjo, Đảng Toàn dân ( All people Party), Đảng liên minh vì dân chủ (Aliance for Democacy), và một số Đảng khác.  Tình hình hiện nay:  Sau khi ông Abacha mất vào tháng 6/1998, tướng Abdul Salam Abubakar, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang nhận chức và thành lập nội các mới gồm cả thành phần dân sự và quân sự. Tháng 12/1998 tiến hành bầu cử chính quyền địa phương và tháng 2/1999 bầu cử quốc hội , Đảng dân chủ nhân dân (PDP) của ông Olusegun Obasanjo ( tướng về hưu) giành thắng lợi lớn (181/360 đại biểu quốc hội và 56/109 Thượng nghị sĩ). Cũng trong năm 1999, Hiến pháp mới được thông qua.  Ngày 27/2/1999 đã diễn ra tổng tuyển cử bầu tổng thống theo chế độ dân chủ đa đảng. Ông olusegun Obasanjo trúng cử và tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 4/2003 với 61,9% số phiếu bầu. Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống không có quyền tranh cử quá 2 nhiệm kỳ. Tháng 4/2007, Nigeria tổ chức bầu cử Tổng thống mới.  Tháng 5/2007, ông Umaru Yar Adua trứng cử Tổng thống với 70% số phiếu bầu, đánh dấu việc lần đầu tiên một chính quyền dân sự cầm quyền thay thế cho chính quyền quân sự trước đây.  Quốc hội Nigeria: Quốc hội Nigeria có hai viện là Thượng viện và Hạ viện. Thông thường, Hạ viện đại diện cho toàn thể nhân dân ở một quốc gia, còn Thượng viện đại diện cho các vùng, các tiểu bang nhằm bảo đảm sự đa dạng trong một thực thể thống nhất. M ối quan hệ giữa liên bang và các tiể bang thể hiện qua thành phần trong Thượng viện Nigeria.  Mỗi tiểu bang có số lượng nghị sỹ bằng nhau mà không phụ thuộc vào dân số của mình. Quy định này đã góp phần cân bằng quyền lực giữa các tiểu bang. Các thượng nghị sỹ của Quốc hội liên bang do nghị viện các tiểu bang bầu theo đề cử của Thống đốc bang. Do đó, có thể nói cơ chế đại diện ở Nigeria phản ánh lợi ích của chính quyền tiểu bang hơn là đại diện trực tiếp cho dân cư của tiểu bang.  Thượng viện Nigeria là một thiết chế thu hút sự tham gia của các vùng địa phương vào các vấn đề quốc gia, bởi lẽ các thượng nghị sỹ đều là thành viên của các chính đảng. Điều này góp phần làm cho chế độ liên bang ở Nigeria có sức sống hơn so với nhiều nước, nơi quyền lực tập trung nhiều ở chính quyền liên bang. Ngoài ra, cũng giống như ở nhiều nước đang phát triển, Thượng viện Nigeria bao gồm đại diện của cả các tầng lớp bình dân, các nhóm thiểu số.  Vốn nằm dưới quyền bảo hộ của Anh, Thượng viện Nigeria có đặc điểm giống với Thượng viện Anh ở chỗ cơ quan này chỉ thực quyền trong việc sửa đổi các đạo luật về ngân sách, tài chính. Khi có khác biệt giữa hai viện trong khi xem xét các dự luật về ngân sách, tài chính, Chủ tịch Thượng viện thành lập Ủy ban Tài chính hỗn hợp để xem xét dự luật đó. Nếu Ủy ban Tài chính hỗn hợp vẫn không giải quyết được mâu thuẫn, hai viện sẽ họp chung để tìm giải pháp dung hòa. Đối với các đạo luật khác, Thượng viện Nigeria chỉ có thẩm quyền trì hoãn việc thông qua trong 6 tháng. Ngược với đặc điểm nói trên, đặc điểm này hạn chế sự tham gia của các tiểu bang vào các vấn đề của liên bang. Nó biến Thượng viện thành cơ quan có tính tư vấn hơn là cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, Thượng viện có tiếng nói khá quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp và có thể đệ trình dự luật. Trong trường hợp dự luật xuất phát từ Thượng viện, nó phải được Hạ viện xem xét và thông qua trước khi chuyển cho Tổng thống ký ban hành.  Hơn nữa, Thượng viện Nigeria cũng bị tách rời khỏi quyền lực thực tế khi Chính phủ chịu trách nhiệm trước Hạ viện như ở Anh chứ không phụ thuộc vào Thượng viện, thậm chí bộ trưởng phải đồng thời là hạ nghị sỹ . Tuy nhiên, Thượng viện có quyền phê chuẩn ứng viên vào các ghế bộ trưởng do Tổng thống đề xuất. Chủ tịch Thượng viện cũng có vai trò khá quan trọng trong quá trình luận tội Tổng thống hoặc Phó Tổng thống. Bởi Chủ tịch Thượng viện có thẩm quyền như t iếp nhận kiến nghị luận tội, yêu cầu Chánh án Tòa án Tối cao thành lập Ban hội thẩm để điều tra. Còn trong trường hợp Tổng thống có vấn đề về sức khỏe, Chủ tịch Thượng viện thành lập Ban hội thẩm y khoa để kiểm tra sức khỏe Tổng thống. Ngoài ra, trong trường hợp cả chức danh Tổng thống và Phó Tổng thống đều bị trống, Chủ tịch Thượng viện tạm giữ chức Tổng thống trong vòng ba tháng. Bên cạnh đó, Hiến pháp quy định cho Thượng viện thẩm quyền phê chuẩn ứng viên vào các chức danh Chánh án Toà án Tối cao Nigeria, Chánh án Toà án Thượng thẩm, Chánh án Toà án cấp cao liên bang do Tổng thống đề xuất. IV. Thể chế kinh tế ở Nigeria:  Khi còn là thuộc địa của Anh: - Nền kinh tế Nigeria chỉ đơn thuần là nông nghiệp trì trệ. Khi Anh xâm chiếm Nigeria để mở rộng thị trường đã xây dựng nền tảng cho kinh tế Nigeria là ngành công nghiệp khai thác mỏ. - Những người dân Nigeria trở thành nô lệ cho các hầm mỏ, nhà máy của Anh.  Khi Nigeria giành được độc lập: Sau những phong trào đấu tranh giành tự do ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh lan rộng đến Châu Phi đã buộc Anh phải trao trả độc lập cho Nigeria vào năm 1960, Từ đây nền kinh tế Nigeria đã bước sang một trang sử mới, được chia thành 3 giai đoạn như sau: 1. Giai đoạn 1: Từ năm 1960- 1998 Đây là giai đoạn Nigeria nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài. 1.1 Từ năm 1960- 1970: Đây là giai đoạn Nigeria có sự bất ổn về chính trị, nội chiến. - Chính phủ Nigeria ban hành Luật Mỏ theo đó chỉ chính phủ mới có quyền can thiệp vào khu vực này, không cho công ty nào được tham gia khai thác. - Trong giai đoạn này chính phủ Niegria can thiệp sâu vào nền kinh tế. - Nền kinh tế bị suy thoái và giảm sút 1.2 Những năm 1970 - 1980: Khủng hoảng dầu mỏ diễn ra - Nigeria là nước xuất khẩu dầu mỏ nên thu được nhiều ngoại tệ  Nigeria nổi lên như mẫu hình dân cư và kinh tế phát triển. - Năm 1971 Nigeria tham gia vào tổ chức dầu mỏ OPEC và trở thành một nước sản xuất dầu thứ 2 khu vực Châu Phi sau LiBi và đứng thứ 6 trên thế giới. - Nigeria không đi theo thể chế kinh tế tự do hóa thương mại cũng như cạnh tranh bình đẳng. - Những năm 1980, Nigeria đã không sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dầu mỏ. Từ năm 1980 – 1990 thu nhập bình quân đàu người : 290 USD trong khi các nước hạ Sahara là 490 USD/ người/năm. 1.3 Những năm 1990: Đây là giai đoạn giá dầu mỏ trên thị trường giảm sút và những bất ổn chính trị xã hội trong nước. - Trong giai đoạn này tăng trương Nigeria chậm lại bình quân 2%/ năm - Năm 1991 các nước ECOWAS đã điều chỉnh mức thuế hải quan trong nội bộ khu vực xuống còn 25% đối với 91 mặt hàng. - Luật thuế quan ( cho các hàng hóa bán phá giá và các hàng hóa được bảo hộ) năm 1958 của Nigeria cho phép áp dụng một loại thuế đặc biệt đánh vào bất cứ hàng hóa nào bị coi là bán phá giá hay được tổ chức và chính phủ bên ngoài lãnh thổ Nigeria bảo hộ. Năm 1991, luật này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các điều khoản đa phương mà Nigeria tham gia ký kết. Các điều khoản của đạo luật này sẽ được sử dụng khi xuất hiện nguy cơ đe dọa các ngành công nghiệp mũi nhọn hay tiềm năng của Nigeria, nếu việc áp dụng không trái với các cam kết của Ngeria trong bất cứ thỏa thuận quốc tế nào. - Những mặt hàng được miễn thuế gồm: thuốc men, dược phẩm, sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm, và các sản phẩm dành cho trẻ em. Các nguyên liệu thô nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu được miễn thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác. - Trợ cấp và giảm thuế: Các nhà sản xuất, chế tạo được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu hoạt động với điều kiện trị giá xuất khẩu của các nhà sản xuất này phải đạt ít nhất 50% doanh số của mình.Để được hưởng sự ưu đãi này, nhà sản xuất phải gửi đơn xin trợ cấp hay giảm thuế và những chứng từ thể hiện trị giá và số lượng sản phẩm trong vòng 3 năm liên tục tới NEPC. NEPC sẽ xem xét và quyết định có trợ cấp hay giảm thuế cho nhà sản xuất hay không, trợ cấp, giảm thuế bao nhiêu %. - Các doanh nghiệp chuyên sản xuất các bộ phận, nguyên liệu… làm hàng xuất khẩu cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây chính là các biện pháp nhằm khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu. - Hoàn thuế: Để khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu, nhà xuất khẩu Nigeria có thể được hoàn thuế nhập khẩu, phụ thuế cũng như thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để làm hàng xuất khẩu, bằng cách gửi đơn xin hoàn thuế cho ủy ban hoàn thuế của Ủy ban Xúc tiến xuất khẩu Nigeria. Muốn được hoàn thuế phải có xác nhận của Ngân hàng trung ương về việc thu hồi thu nhập từ xuất khẩu. Theo nguyên tắc thì số tiền thuế hoàn lại không được vượt quá số thuế đã nộp. 2. Giai đoạn 2: Từ năm 1999- 2007 2.1. Những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế: - Nền kinh tế Nigeria bắt đầu phục hồi những bước tiến mới và Nigeria đã bắt đầu chuyển sang chế độ dân sự. - Khi Obasanjo lên làm tổng thống đã thay đổi nhiều chính sách, đạo luật, cải thiện đời sống của người dân đặc biệt ông đã tiến hành điều tra nhiều vụ vi phạm nhân quyền trong quân đội Nigeria, phóng thích tù chính trị, và nhiều vụ tham nhũng. - Ban hành Luật Mỏ mới cho phép khu vực tư nhân được tham gia khai thác - Chính phủ Nigeria đã thực hiện một số cải cách như: đẩy mạnh tư nhân hóa, bỏ dần trợ cấp và đấu tranh chống tham nhũng.Trong năm 2000 - 2001, chính phủ đã thực hiện thành công tư nhân hóa một số công ty do nhà nước sở hữu. - Năm 2001, Chính phủ Nigeria đã giảm mức thuế đánh vào hàng nguyên vật liệu, thiết bị vốn và hàng thành phẩm, ngoài ra còn giảm thuế cho những mặt hàng như: máy nông nghiệp, bông, sợi tổng hợp, giấy in báo,vải, máy công nghiệp,xe ô tô và hóa chất. Nhưng trong năm 2001, Chính phủ lại tăng mức thuế lên cao đối với hàng nông sản và hàng tiêu dùng khác . Ví dụ : mức thuế nhập khẩu đối với ngô là 80%, gạo 85% - Về thuế quan ưu đãi: ở Nigeria không có các loại thuế quan ưu đãi nhưng Nigeria đã tham gia công ước Lome về vấn đề dành ưu đãi trong khai hải quan đối với những hàng hóa vào các nước EU. - Xây dựng chế độ thuế ưu đãi cho các nhà đầu tư, thúc đẩy các thủ tục kí kết hợp đồng khai thác, thăm dò. - Ban hành đạo luật tái thiết cấu trúc mỏ. - Lập các dự án lớn phát triển quy mô việc làm. - Xây dựng cơ sở hạ tầng. - Cải cách kinh tế theo hướng tự do và cam kết sử dụng hiệu quả các khoản vay. - Ông Obasanjo tái đắc cử tổng thống lần thứ 2 vào năm 2003,ông đã khởi xướng những chương trình cải tổ nền kinh tế Nigeria thông qua một số chính sách do nhà nước ban hành như: Chiến lược phát triển và trao quyền kinh tế quốc gia (NEEDS) để nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói. - Vào năm 2006, Nigeria trả khoản nợ 4,5 tỉ USD cho câu lạc bộ Pairs, và trở thành quốc gia đầu tiên của châu Phi giải quyết món nợ quốc tế. - Ngày nay, bất chấp giá dầu đang ở mức cao, đất nước này quyết định giảm sản lượng dầu quốc gia, vốn đã bị giảm 40% vào tháng 4/2008 vì bạo lực giữa các nhóm vũ trang ở khu vực đồng bằng sông Niger, vựa dầu lớn của đất nước. Đây được coi là một bước đi khá táo bạo đối với đất nước mà 90% nguồn thu ngoại tệ có được nhờ “vàng đen”. - Giai đoạn này vẫn tiếp tục duy trì những quy định về miễn thuế, hoàn thuế, trợ cấp và giảm thuế. - Hiện nay để kiểm soát tình trạng trốn thuế tràn lan, Nigeria đã thực hiện việc giám sát, kiểm tra 100% hàng hóa nhập khẩu. Hàng nhập khẩu Nigeria phải chịu phụ phí 1% để trang trải chi phí giám sát, kiểm tra.  Hạn chế: Thủ tục rườm rà này làm trở ngại hoạt động thương mại, gây tốn kém và mất thời gian, gây trở ngại cho quá trình lưu thông hàng hóa. - Các quy định về nhập khẩu:  Cấm nhập khẩu: Theo báo cáo của Tổng giám đốc ( cơ quan) Trung tâm Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nigeria (SMEDAN), thì tính đến 9/2004, Nigeria vẫn còn 33 mặt hàng bị cấm nhập khẩu. Nhiều mặt hàng trước đây nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu thì nay được phép như: lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì, gạo và các sản phẩm từ gạo, rượu sủi tăm, champagne, nước trái cây, trái cây tươi hay khô.  Giấy phép nhập khẩu: Ở Nigeria, giấy phép nhập khẩu thông thường đã bãi bỏ từ năm 1986. Việc nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế cần phải có giấy phép riêng. VD: Giấy phép nhập khẩu các sản phẩm dầu khí do bộ năng lượng toàn quốc cấp; giấy phép nhập khẩu thuốc lá do Hải quân cấp. Để có thể nhập khẩu những hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu thì nhất thiết phải có được giấy phép của người đúng đầu bang ( thống đốc bang).  Hoạt động bảo hộ: Mặc dù đã gia nhập WTO nhưng Nigeria vẫn chưa có một quy định pháp lý chính thức nào về hoạt động bảo hộ. Vì thế Tổng thống Nigeria sẽ tự quyết định áp dụng thu thuế đối với các mặt hàng cụ thể rồi sau đó thông báo cho WTO. Niegria cũng đã có một văn bản khước từ việc thực hiện các cam kết của WTO về bảo hộ cho đến khi hoàn chỉnh pháp lệnh về bảo hộ.  Hàng đổi hàng: Hoạt động buôn bán hàng đổi hàng và thu mua lại được chính phủ Nigeria khuyến khích như giải pháp để khắc phục việc khan hiếm ngoại hối. Tuy nhiên Nigeria không khuyến khích việc coi xuất khẩu là công cụ để hỗ trợ việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.  Nigeria đã áp dụng điều XVIII của GATT quy định về việc hạn chế nhập khẩu vì lí do cán cân thanh toán lần đầu tiên năm 1982. Hiện nay việc nhập khẩu một số mặt hàng vẫn bị cấm hoặc hạn chế vì những lí do tương tự.Nhưng xu hướng hiện nay của Nigeria là sẽ giảm dần danh mục các mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu. Thay vào đó, để cải thiện cán cân thanh toán, Nigeria sẽ áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ thắt chặt và giảm thâm hụt… 2.2. Tình hình kinh tế trong giai đoạn:  Cơ cấu kinh tế: Bảng 1: Cơ cấu nền kinh tế Nigeria. Cấu trúc nền kinh tế 1986 1996 2005 2006 Nông nghiệp 38,7 30,7 23,3 17,3 Công nghiệp 26 49,2 56,8 53,2 Dịch vụ 35,5 20,1 19,9 29,5 - Ngành công nghiệp là ngành có tỷ trọng cao nhất có xu hướng tăng từ năm 1986 đến năm 2005, sang đến năm 2006 cơ cấu này có sự thay đổi tỷ trọng ngành công nghiệp đã giảm xuống, dịch vụ tăng. Điều này chứng tỏ Nigeria đang muốn đa dạng hóa nền kinh tế hơn, giảm đầu tư quá nóng cho ngành công nghiệp mà chủ yếu là ngành công nghiệp dầu khí. Nigeria đang cho thấy nền kinh tế sẽ không lặp lại căn bệnh Hà Lan, không bị tổn thương bởi sự lên xuống của giá dầu. - Hạn chế: Ngành nông nghiệp Nigeria còn chậm phát triển do không được đầu tư tương xứng với tiềm năng mặc dù lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tới 70% dân số, các sản phẩm nông nghiệp chưa đa dạng chủ yếu: Ca cao, dầu cọ, ngô, lạc, gạo, lúa miến, kê, sắn, khoai mỡ, cao su; bò, cừu, dê, lợn; gỗ, cá. Hàng năm Nigeria vẫn phải nhập khẩu lương thực từ các nước.  Chỉ tiêu kinh tế: - Nền kinh tế Nigeria rất nhạy cảm với giá dầu, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. - Tốc đọ tăng trưởng của ngành dầu mỏ có xu hướng giảm do 2 nguyên nhân chính: Thứ nhât, Nigeria đã có hướng đi cho sự phát triển đa dạng hóa nền kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Thứ hai, Do những xung đột tôn giáo, tình hình chính trị ở Châu Phi luôn là điểm nóng của các vụ bạo động. - Trong khu vực không sản xuất dàu đang có xu hướng tăng dần và đã phản ánh hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế. - Lạm phát cũng đã giảm trong những năm gần đây cho thấy chính phủ Nigeria đã có những cố gắng không ngừng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt rất thận trọn và chính sách chống tham nhũng triệt để. - Nền nông nghiệp Nigeria và khu vực sản xuất hành hóa đều có sự tăng lên so với kế hoạch đề ra càng chứng tỏ Nigeria đang cố gắng hơn nữa để không rơi vào” Căn bệnh Hà Lan” như trong quá khứ. Bảng 2: Kế hoạch và thực hiện Nigeria 2003 – 2007 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Thực hiện Tốc độ tăng trưởng(%) 10.2 10.2 5.0 6.1 6.0 6.51 6.0 5.67 6.3 Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xu ất dầu(%) 23.0 23.9 0.0 3.3 0.0 0.5 0.0 -4.5 Tốc độ tăng trưởng của ngành không sản xu ất dầu(%) 3.3 4.5 7.3 7.5 8.5 8.2 8.3 8.9 Lạm phát(%) 11.0 14.0 10.0 15.0 9.5 11.6 9.5 8.5 6.5 Tốc độ tăng của khu vực sản xuất NN 7.0 6.5 6.0 4.11 6.0 7.0 6.0 7.17 Tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xu ất hàng hóa - 5.7 7.0 6.17 7.0 - 7.0 9.5 ( Nguồn: Nigeria Country Report 2007) Bảng 3: Những đánh giá chung kinh tế Nigeria Chỉ tiêu 1986 1996 2005 2006 GDP( tỷ USD) 20,2 35,3 98,6 115,3 Vốn / GDP(%) 15 14.2 21.2 22 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP 17.1 48.1 53.3 56.3 Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 20,4 27,4 35,4 34,7 - Thu nhập Nigeria tăng qua các năm nhưng chủ yếu nhờ vào sự tăng lên của giá dầu - Nguồn vốn đầu tư cũng tăng lên song vẫn là ít đối với một nền kinh tế đang phát triển thì nhu cầu về vốn là rất cần thiết. - Hoạt động xuất khẩu tăng rất nhanh cho thấy Nigeria là một nước xuất siêu và mặt hàng chủ yếu là từ dầu mỏ. 2 Giai đoạn 3: Từ năm 2007 đến nay - Từ tháng 5/2008, Nigeria đã bãi bỏ thuế nhập khẩu gạo trong vòng 6 tháng để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân nhập khẩu gạo nhằm kìm chế tốc độ tăng giá trên thị trường nội địa - Nigeria đã gia nhập Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng ( EITI) để giảm tình trạng sử dụng sai mục đích của nguồn thu nhập từ hoạt động xuất khẩu dầu. Trong kế hoạch mà EITI đưa ra Nigeria đã quyết tâm cải tổ cho ngành công nghiệp dầu khí như: thiết lập cơ chế kiểm tra chéo luồng doanh thu từi dầu mỏ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cải thiện cơ sở hạ tầng của ngành, xây dựng hệ thống định mức chi phí đồng bộ. - Hiện nay Nigeria đang trên con đường thực hiện chương trình hiện đại hóa 20 năm. - Hiện nay Nigeria đang đặt ra kế hoạch thu hút 600 tỷ USD vốn đầu tư FDI đến năm 2020. - Hiệu quả các chính sách trên:  Tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn.  Những chính sách phù hợp với sự gia tăng tiền tiết kiệm trong nước và đầu tư tư nhân.  Duy trì khoản nợ của nhà nước. - Chiến lược được đề ra trong thời gian tiếp:  Đẩy mạnh quá trình lập kê hoạch và quá trình lập ngân sách  Cải cách hệ thống thuế nhằm tăng cơ sở thuế và đa dạng hóa nguồn thu từ thuế.  Giới thiệu về cơ cấu chi tiêu trung hạn (MTEF)  Cải cách và đẩy mạnh quá trình cung ứng hàng hóa.  Thành lập cơ sở tính giá dầu theo quy chế tiền tệ.  Thành lập liên chính phủ phối hợp tài chính tiếp tục đặt cơ sở dựa trên trách nhiệm tài chính hành động.  Thành lập nguyên tắc chi tiêu công và giữ mức thâm hụt ngân sách luôn không vượt quá 5% GDP. - Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế vĩ mô:  Giảm vai trò của chính phủ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa, mặc khác sẽ tăng vai trò của chính phủ trong hoạt động điều tiết nền kinh tế.  Nigeria sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa và xác định rõ tư nhân hóa, sự điều chỉnh, tự do thương mại là chìa khóa của thành công cho một nề kinh tế.  Phối hợp những chiến lược phát triển kinh tế quốc gia của khu vực nông nghiệp và công nghiệp.  Vượt qua những lỗ hổng vầ cơ sở hạ tầng đặc biệt là về các lĩnh vực phục vụ đời sống dân cư, sản xuất: điện, nước, giao thông.  Giải quyết những vấn đề việc cấp vốn, huy động các nguồn tiết kiệm và đầu tư dài hạn.  Tạo ra những điều chỉnh có hiệu quả bao gồm những tiêu chuẩn về môi trường. V. Hoạt động ngoại thương: 1. Tình hình hoạt động ngoại thương: - Nigeria là nước có nền ngoại thương lớn thứ 2 Châu Phi. Trong thập kỷ 90, ngoại thương tăng bình quân 3,6%/năm, trong đó xuất khẩu tăng 4,6%/ năm còn nhập khẩu tăng 2,2%/ năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng không mang tính ổn định, thay đổi thất thường hang năm. Đáng lưu ý là Nigeria luôn duy trì ở mức xuất siêu rất lớn. - Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ bình quân chiếm khoảng 95% kim ngạch xuất khẩu của Nigeria. Vì vậy biến động giá dầu trên thị trường thế giới mang tính quyết định đối với xuất khẩu của nước này. Năm 2000, xuất khẩu dầu đạt 19,6 tỷ USD. Năm 2001, con số này giảm xuống còn 17,6 tỷ USD. Ngoài dầu và các sản phẩm từ dầu, một số mặt hàng xuất khẩu khác là bông, cà phê, than đá, quặng sắt, cacao và cao su. - Các mặt hàng nhập khẩu của Nigeria gồm: máy móc công nghiệp, hóa chất, phương tiện vận tải, tư liệu sản xuất, đồ gia dụng và lương thực – thực phẩm. Đặc biệt, gạo là mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Nigeria. Ước tính mỗi năm Nigeria nhập khẩu khoảng từ 1,5- 1,7 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo đồ. Gạo được nhập vào Nigeria từ các nguồn khác nhau và các cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát nổi. Do khả năng thanh toán của thị trường Nigeria bị giảm sút nhiều so với thời gian trước đây cho nên hình thức mua bán thông qua mở tín dụng (L/C) cũng bị thu hẹp và phương thức “ trả tiền – nhận hàng” được mở rộng. - Bạn hàng chính của Nigeria: Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,Pháp, Tây Ban Nha, Đức, trong đó Mỹ là bạn hàng lớn nhất. Năm 2000, các thị trường xuất khẩu là: Mỹ (36%), Ấn Độ 9%, Tây Ban Nha 8%, Brazil 6%, các thị trường nhập khẩu chính là :Anh 11%, Đức 10%, Mỹ 9%, Pháp 8% và Trung Quốc 6%. - Nigeria là nước nhập khẩu các dịch vụ thương mại khá lớn. Giá trị nhập khẩu tăng từ 1,9 tỷ USD năm 1990 lên xấp xỉ 4 tỷ USD năm 2001. Cũng như các nước Tây Phi khác, Nigeria phụ thuộc vào các nước phương Tây trong nhiều hình thức dịch vụ như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải,…Ngược lại, xuất khẩu dịch vụ của Nigeria hầu như không tăng, năm 1990 dạt 965 triệu USD, đến năm 2000 đạt 1.005 triệu USD. Biểu đồ 1: Hoạt động xuất và nhập khẩu ở Nigeria giai đoạn 2000 - 2006 2. Hạn chế: Do tình hình chính trị xã hội không ổn định luôn xảy ra nhưng xung đột giữa các đảng, giữa các sắc tộc, Nigeria không phải là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1997- 2001, tổng vốn FDI vào nước này chỉ đạt 5,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Châu Phi. Đầu tư chủ yếu đến Mỹ và một số nước Tây Âu và chỉ tập trung vào lĩnh vực dầu khí. 3. Quan hệ ngoại thương Việt Nam – Nigeria: - Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 25/5/1976. - Tháng 6/2001, Việt Nam đã kí hiệp định thương mại với Nigeria. - Ngày 17 – 18/4/2005, Tổng thống Nigeria Olusegun Obasanjo đồng thời là chủ tịch đương nhiệm của AU sang thăm Việt Nam. Mục đích của chuyến thăm: Nigeria mong muốn trao đổi kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và dầu khí. - Từ ngày 23 – 25/11/2005, quốc vụ Bộ ngoại giao Nigeria đã thăm Việt Nam. Nhân dịp này chính phủ hai nước ký hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ. - Từ ngày 10 – 12/12/2006, Thứ trưởng ngoại giao Vũ Dũng thăm Nigeria nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bảng 4:Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nigeria, 2001 – 2006 - Đơn vị : triệu USD Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu 2001 19,634 8,157 11,477 2002 15,368 9,408 5,960 2003 20,9 10,8 10,1 2004 26 12 14 2005 48 17,6 30,4 6 tháng 2006 13,207 10,737 2,470 - Nguồn : Tổng cục Hải quan Việt Nam - - Những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào thị trường này là săm lốp các loại, gạo, hàng dệt may, các sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè, vật liệu xây dựng, các sản phẩm nhựa và điện tử. Riêng về gạo, Nigeria là một thị trường tiêu thụ lớn với mức nhập khẩu chính thức hàng năm lên tới 1,5-1,7 triệu tấn. - Ngược lại, Việt Nam có thể nhập khẩu một số mặt hàng mà Nigeria có thế mạnh và trong nước có nhu cầu trên cơ sở giá cả và chất lượng hợp lý như nhựa, nguyên liệu, phân bón... Đặc biệt, hiện nay ngành công nghiệp chế biến hạt điều của Việt Nam tương đối phát triển. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ chế biến hạt điều xuất khẩu cũng là một vấn đề cần thiết khi trong nước chưa đáp ứng đủ. Trong số các nguồn cung cấp hạt điều thô, Nigeria là thị trường rất quan trọng. - Với việc Cơ quan đại diện Thương mại của ta đã được thành lập và đi vào hoạt động tại Lagos sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường trao đổi hợp tác thương mại giữa hai nước. - Ngày 12/11/2007 có 12 tập đoàn kinh tế của Nigeria sang thăm Việt Nam, Nigeria đã đưa ra mong muốn hợp tác với Việt Nam, tìm hiểu về ngành trồng trọt, chế biến và buôn bán khoai mì ( sắn) cùng các sản phẩm từ khoai mì của Việt Nam, chính sách phát triển nông nghiệp và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. VI. Hệ thống kinh tế Nigeria: 1. Cơ chế kinh tế Nigeria: thị trường có sự điều tiết của nhà nước. - Giai đoạn 1: Từ năm 1960 – 1998 : Kinh tế Nigeria chủ yếu do sự độc quyền của nhà nước, khu vực tư nhân hóa ít có cơ hội. Các hoạt động khai thác mỏ dầu đều to các tập đoàn dầu khí nhà nước đảm nhiệm. Thuế nhập khẩu các mặt hàng đều cao để bảo hộ hàng hóa trong nước. - Giai đoạn 2: Từ năm 1999 – nay: Vai trò của khu vực nhà nước dần giảm xuống, khu vực tư nhân có cơ hội đầu tư hơn. Nhà nước đã không can thiệp vào hoạt động nhập khẩu gạo mà để các công ty tư nhân đảm nhận, nhà nước chỉ can thiệp bàng thuế nhằm bảo hộ sản xuất gạo trong nước. 2. Vai trò của chính phủ: - Chính phủ Nigeria đã đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế.Như các nước châu Mỹ La Tinh, nó đã nhờ vào chính sách thay thế nhập khẩu để phát triển nền công nghiệp nước nhà, Chính sách này thể hiện bằng 3 cách, Trước tiên nền công nghiệp Nigeria bao gồm ngành dệt, xe động cơ, dụng cụ gia đình, sản xuất kính và thiết bị được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hàng rào thuế quan. Các thuế quan liên tục gia tăng dẫn đến việc giảm ngay tỷ lệ gia tăng các hàng hóa này. Thứ 2 là: các lĩnh vực này và các ngành công nghiệp sản xuất khác đã được hưởng sự tối ưu bởi chính sách thuế bao gồm sự giảm nhanh trợ giúp đặc biệt từ thuế đối với giai đoạn 3- 5 năm tùy thuộc vào tổng vốn địa phương đã được đầu tư. Thứ 3 là : nhiều thương nhân giỏi đã làm việc cho Nigeria. Điều này hạn chế lượng thu hút người nước ngoài ở các ngành công nghiệp địa phương. - Chính phủ Nigeria dựa vào kế hoạch kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế và xã hội thông qua việc tạo ra những mục đích và những ưu tiên do quỹ hiệp hội và quỹ tín dụng đề xuất. Một gồm quỹ tiền tệ thế giới, có một quỹ dầu khí được thành lập năm 1995 để mở rộng vốn ngân sách. Bất kì khoản doanh thu nào từ dầu đều dành để xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện mức sống của người dân thông qua kênh phát triển ngành dịch vụ. Ban đầu là các quỹ tài trợ cho phát triển là do sự tăng giá gấp 3 của dầu mỏ năm 1994. Các dự án để cải thiện cơ sở hạ tầng của ngành dầu mỏ như: xây dựng đường ống dẫn dầu, nhà máy tinh chế là trách nhiệm của tập đoàn dầu khí quốc gia do Nigeria sở hữu. - Chi tiêu chính phủ: Ngành kinh tế quốc doanh Nigeria đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế Nigeria. Phần lớn chi tiêu Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ và xây dựng đều mua từ các thị trường nước ngoài. 3. Khu vực tư nhân: - Lĩnh vực tư nhân của nền kinh tế Nigeria tăng đáng kể trong suốt thời gian độc lập tiếp sau đó. Tổng vốn đầu tư cố định cá nhân tăng từ mức thấp hơn một nửa tổng vốn đầu tư cố định năm 1960 lên tới 65% năm 1975. Hầu hết việc gia tăng này dẫn đến hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhờ vào đầu tư cá nhân nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đã khuyến khích đầu tư nội địa cá nhân và nước ngoài bằng việc khuyến khích tài trợ để đầu tư trong các lĩnh vực mà nó góp phần đáng kể cho sự phát triển nền kinh tế. - Kết quả: Các doanh nghiệp Nigeria đã thành lập một lượng doanh nghiệp nhỏ đa dạng khác nhau. Việc dễ để bắt đầu, thậm chí người đàn ông hay người phụ nữ mà có trình độ học vấn, có thể kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế, nhưng vẫn có cơ hội để tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp ở Nigeria chủ yếu có quy mô vốn nhỏ, kỹ thuật còn hạn chế, lực lượng lao động không chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Thị trường cung cấp sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân ở Nigeria chủ yếu là thị trường địa phương. Hạn chế của các doanh nghiệp này là : khó khăn để huy động được vốn và bí quyết công nghệ VII. Chất lượng dân số, văn hóa- xã hội 1. Chất lượng của dân số:  Dân số: 135 triệu người  Mật độ dân số: 146,17 người /km2  Tốc độ tăng dân số: 2,38% như vậy tốc độ tăng dân số đã giảm so với giai đoạn 1980 – 1997 là: 2,9% - Tỷ lệ sinh (2007): 40,2% - Tỷ lệ chết (2007):16,68%  Cơ cấu dân số: - 0 – 14 tuổi: 46,9% - 15 – 64 tuổi: 50,6% - Trên 65 tuổi:2,41% Nigeria có cơ cấu dân số trẻ, đây cũng là thuận lợi cho phát triển nguồn lực lao động.  Lực lượng lao động theo lĩnh vực: - Nông nghiệp: 70% - Công nghiệp:10% - Dịch vụ: 20% Như vậy dân số lao động của Nigeria chủ yếu trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là rất ít.  Tỷ lệ giới tính nam/nữ (2007) - Lúc sinh :1,03 - Dưới 14 tuổi:1,02 - Từ 15 – 64 tuổi:1,04 - Trên 65 tuổi: 0,91 - Toàn dân: 1,02 Nigeria đang có nguy cơ mất bình đẳng giới  Tỷ lệ trẻ tử vong lúc sinh (2007) - Toàn bộ: 95,52% - Nam:102,44% - Nữ: 88,38% Khả năng tử vong ở trẻ em sinh ả ở Nigeria là mức cao do những điều kiện về chăm só sức khỏe cho bà mẹ mang thai còn kém, điều kiện của các cơ sở y tế chưa đảm bảo.  Bình quân số trẻ do một phụ nữ sinh ra (2007): 5,45 trẻ  Tuổi thọ trung bình: - Toàn dân: 47,44 tuổi - Nam: 46,83 tuổi - Nữ: 48,07 tuổi Mức tuổi thọ trung bình còn thấp so với thế giới  Tỷ lệ người mắc HIV/AIDS độ tuổi 15 – 49 (2003):5,4%  Số người nhiễm HIV/AIDS (2003): 3.600.000 người  Số người chết vì HIV/AIDS (2003): 310.000 người  Tỷ lệ số người sống dưới mức nghèo (2007): 60% Như vậy hơn nửa dân số Nigeria bị rơi vào cảnh nghèo. 2. Văn hóa- xã hội 2.1. Giáo dục:  Tỷ lệ biết đọc và biết viết trên 15 tuổi (2003) - Toàn dân : 68% - Nam : 75,7% - Nữ : 60,6%  Mỗi bang đều có giáo dục tiểu học và trung học, một số bang còn có giáo dục đại học. Hầu hết trẻ em Nigeria đều được học tiểu học, nhưng chỉ khoảng 1/5 số đó học lên trung học. Ngôn ngữ giảng dạy chính thức là tiếng Anh. Chính phủ liên bang tài trợ cho hầu hết các trường đại học. Nhiều sinh viên ra nước ngoài du học (do Chính phủ Nigeria trợ cấp).  Ở Nigeria có 47% trẻ em trong độ tuổi đi học được tới trường. Trong cả nước, Nigeria chỉ có hơn 39 cơ sở giáo dục đại học, với khoảng 200.000 sinh viên, chất lượng của các trường đại học vẫ còn thấp. Nigeria là nước có tỷ lệ kỹ sư lành nghề thấp nhất trong các nước thế giới thứ 3. 2.2. Y tế - Cả nước có khoảng 1/2 số dân được chăm sóc về mặt y tế. Cơ sở vật chất và việc chăm sóc sức khỏe ở vùng nông thôn chưa được đầy đủ. Các bệnh nhiệt đới còn khá phổ biến. Nigeria có tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh vẫn ở mức khá cao. - Vào năm 2003, miền Bắc Nigeria ngưng chủng ngừa bại liệt cho trẻ em. Các giáo sĩ Hồi giáo cực kỳ bảo thủ tại đó còn kêu gọi tẩy chay chuyện chủng ngừa này. Họ tố giác các nước phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu đã bỏ thêm một số chất vào thuốc chủng để làm người Hồi giáo không còn sinh con được nữa, hoặc làm người Hồi giáo mắc bệnh AIDS. - Hậu quả là virut gây bại liệt ở Nigeria lây sang cho 23 quốc gia khác trên thế giới trước đây được xem là không còn ca bại liệt nào; kể cả những nước xa xôi như Indonesia hoặc Yemen; làm cho gần 1,500 trẻ em tàn tật suốt đời. - Trước tình hình đó, Chính phủ liên bang Nigeria đã đặt ra một số kế hoạch. Đầu tiên và trên hết tất cả, là kế hoạch huy động toàn dân bằng cách phát tán thông tin và mở những chiến dịch tuyên truyền đến tận từng người dân để giải thích về chủng ngừa. Kế hoạch này đang được tiến hành một cách năng động để bảo đảm là chuyện chủng người theo định kỳ sẽ được chú trọng và trờ thành một thông lệ. 3. Thu nhập bình quân đầu người: Bảng 5: Thu nhập bình quân đầu người TN đầu người(USD) 1980 - 1990 2003 2005 2006 Nigeria 290 400 586 620 Các nước hạ Sahara 490 - - 842 Các nước thu nhập thấp - - - 650 Thu nhập bình quân đầu người Nigeria tăng qua các năm nhưng so với các quốc gia hạ Sahara và các nước có thu nhập thấp thì vẫn thấp. Theo thống kê dân số Nigeria sống dưới mức 2USD/ ngày: 92,4% (Theo Nigeria country report 2007). Bảng 6 : Số dân sống dưới mức 1 USD/ ngày và 2USD/ ngày Country Population below 1$ a day(%) Population below 2$ a day(%) Coote d’Ivoire 17.7 54.8 Egypt 7.6 51.9 Guinea- Bissau 88.2 96.7 Kenya 50.2 78.1 Lesotho 48.8 74.1 Madagascar 72.3 93.2 Nigeria 31.1 59.9 Rwanda 45.7 88.7 Senegal 54.0 79.6 South Africa 23.7 50.2 Tanzania 10.5 45.5 Tunisia 3.9 22.7 Uganda 69.3 92.2 Zambia 84.6 98.1 Zimbabwe 41.0 68.2 (Nguồn: The World Bank, World Development report, 1998- 1999) Trong giai đoạn 1998- 1999 , có hơn một nửa dân số Nigeria Nigeria sống dưới mức 2 USD/ ngày .Hiện nay con số này đã tăng lên cho thấy đời sống người dân Nigeria khó khăn hơn. - Hệ số GINI(2007): 0,437 chứng tỏ bất bình đẳng ở Nigeria tương đối cao. - Chỉ số HDI: Bảng 7: Chỉ số HDI và xếp hạng HDI Niegria 1998 2007 HDI 0.391 0.45 Xếp hạng 142/174 159/177 (Nguồn: United National Development Report, Human Development, 1998 and Nigeria Country Report 2007) Chỉ số HDI của Nigeria có tăng lên chứng tỏ chất lượng cuộc sống của người dân Nigeria đã được cải thiện nhưng ở mức rất hạn chế vì thứ hạng của Nigeria đang có xu hướng bị giảm đi. Thực tế ở quốc gia này vẫn còn đến 50% dân số sống 1$/ ngày. VIII. Những vấn đề nóng ở Nigeria : 1. Nạn tham nhũng: - Chỉ số cảm nhận tham nhũng từ 1,6 năm 2004 lên 1,9 năm 2005 và xếp hạng thứ 152/159, Nigeria đã có những cố gắng tích cực trong phòng trào chống tham nhũng - Tham nhũng là một sự thật của cuốc ở Nigeria và tồn tại dưới nhiều hình thức. Đút lót ở mức độ thấp được gọi là dash or chai, mục đích là được đáp lại, và được biết trước, hình thức này như một gói dao cạo dâu, một thùng rượu uyski hoặc một chiếc đòng hồ số. Đút lót ở mức đọ cao hơn bao gồm việc dùng tiền hoặc những món quà có giá trị để trả. Rồi đến tham nhũng chính trị bao gồm việc đút lót, các hậu quả : lạm phát cao, gói bầu cử giả tạo ngược lại với kết quả bầu cử. Các tập đoàn nhà nước thường hoạt động bằng việc thuê chính trị viên hơn là thuê các công chức được đòa tạo. Các dự án công thường không hoàn thành bởi các chính trị viên hay nhà thầu thường biển thủ quỹ. Hệ thống thuế nước này hoạt động cũng không có hiệu quả do tiềm năng doanh thu không rõ do việc trốn thuế rất phổ biến và các công chức thuế thường tham nhũng. - Theo ước tính từ khi giành độc lập vào năm 1960 đến nay, khoảng 300 – 400 tỷ USD thu nhập từ dầu mỏ bị giới cầm quyền biển thủ và tiêu xài hoang phí, tức gần tương đương với tổng số tiền viện trợ nhân đạo mà phương Tây dành cho tất cả các nước Châu Phi trong cùng giai đoạn đó. - Nigeria là một quốc gia có tới 95% thu nhập là từ dầu mỏ nhưng những khoàn thu nhập này đã không được sử dụng hiệu quả, nền kinh tế Nigeria không đa dạng , hầu hết nguồn thu nhập được phân tán vào các hoạt động trợ cấp để giữ yên các tộc người. - Từ năm 1980 – 2000, Nigeria được nhận 3,5 tỷ USD tiền viện trợ nhưng khoản viện trợ này đã bị nhà độc tài Sani Abacha tham nhũng. Sau khi biết được điều này, các nước giàu đã cắt hoặc giảm viện trợ cho Nigeria - Tuy nhiên, sự nhiệt tình của các nước giàu bắt đầu được hâm nóng sau khi Olusegun Obasanjo trúng cử Tổng thống Nigeria vào năm 1999. Ông Olusegun Obasanjo là người nổi tiếng với chính sách chống tham nhũng. Từ sau khi ông này lên nhậm chức, mức tài trợ cho Nigeria tăng gấp đôi. Khoản nợ 32 tỉ USD trước đây chưa bao giờ có khả năng được xóa thì nay đang được xem xét. - Được dân tín nhiệm, Olusegun Obasanjo tiếp tục nhiệm kỳ hai với các thành tích đặc biệt trong chống tham nhũng như thải hồi Bộ trưởng Giáo dục vì tội đã đút lót các nghị sĩ Quốc hội; Bộ trưởng Nhà ở cũng bị đuổi việc vì đã khai bán của công với giá rẻ mạt để trục lợi; Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia bị bỏ tù vì tội rửa tiền... - Chỉ số cảm nhận tham nhũng từ 1,6 năm 2004 lên 1,9 năm 2005 và xếp hạng thứ 152/159, Nigeria đã có những cố gắng tích cực trong phòng trào chống tham nhũng. Nhưng Nigeria vẫn cần cố gắng hơn nữa để đấu tranh chống nạn tham nhũng. 2. Xung đột tôn giáo: - Dân số Nigeria được chia thành hai khối: Hồi giáo và Kito giáo, bên trong hai khối này có đến 250 bộ lạc khác nhau. Cho nên những xung đột ở quốc gia này chủ yếu là xung đột tôn giáo. - Năm 2004: đã xảy ra xung đột ở vùng cao nguyên, nơi những người chăn nuôi ở phía Bắc và các nông đân ở phía Nam trnh nhau kiểm soát những cánh đồng phì nhiêu. Cuộc xung đột này kéo dài hơn 2 tháng, một nhóm Hồi giáo đã sát hại 48 tín đồ hữu Kito. - Nhưng kể từ năm 1999, khi nền dân chủ trở lại với đất nuớc, thì những nguời Nigeria lại đuợc tự do hơn để trút hết những ẩn ức của họ. Hơn 10.000 nguời hồi giáo đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ mà nguyên nhân có khi chẳng là gì: từ những cuộc phản đối chống lại những cuộc dội bom của Hoa kỳ xuống Afghanistan cho đến việc tẩy chay việc tổ chức tuyển lựa Hoa Hậu Thế Giới tại thủ đô Abuja. - Nhiều người Nigeria khẳng định rằng lý lo đích thực của cuộc xung đột không phải là sự chia rẽ chủng tộc hay tôn giáo, bởi vì trong bao thế kỷ, người Nigeria đã có thể chung sống hoà bình với nhau, mà chính là tình trạng kinh tế yếu kém và trục lợi chính trị. - Ngoài các xung đột đất đai còn là những cuộc xung đột về sự bất công trong phân phối nguồn thu nhập từ dầu mỏ: vì các nguồn thu nhập từ dầu mỏ nằm trong tay những nhà chính trị và được chi cho các vụ giải quyết xung đột tôn giáo. - Các cuộc đụng độ do vấn đề tôn giáo, sắc tộc và chính trị hàng năm đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân Nigeria. Kể từ khi Tổng thống Olusegun Obasanjo đắc cử năm 1999 đã có hơn 10.000 người chết vì các vụ bạo lực này. 3. Bất bình đẳng giới: - Vị trí xếp hạng hệ số GDI của Nigeria là 120/136. - Nigeria cũng là nước đã phê chuẩn Cương lĩnh Hành động Bắc kinh vì bình đẳng giới, được thông qua năm 1995, theo đó, các quốc gia cam kết dành 30% ghế cho phụ nữ tại các cơ quan nhà nước. Mặc dù vậy, tỷ lệ nữ giới trong các cuộc bầu cử vẫn còn rất khiêm tốn. - Vào năm 1999, chỉ có 12 phụ nữ Nigeria được bầu vào Quốc hội tiểu bang trong khi số lượng nam giới trúng cử là 978 người. Kết quả bầu cử lập pháp cũng không mang lại một bức tranh tươi sáng hơn. Tại Thượng viện, chỉ có 3 trên tổng số 109 thành viên là nữ giới. Và số nữ nghị sỹ tại Hạ viện cũng chỉ đạt 13 người trong khi số nghị sỹ nam là 347 nghị sỹ . Cuộc bầu cử quốc hội tiểu bang năm 2003 chứng kiến tỷ lệ nữ giới tăng nhẹ khi có 39 phụ nữ được bầu so với 951 nam giới. Tuy vậy, cũng chỉ có 6,1%, tương đương với 21 phụ nữ được bầu vào Hạ viện (so với 339 nam giới) và 3,7% (4 phụ nữ) được bầu vào Thượng viện (so với 105 thượng nghị sỹ là nam giới). Trong cuộc bầu cử lập pháp diễn ra tháng 4 vừa qua, có 59 trên tổng số 799 ứng cử viên Thượng viện. 2342 ứng cử viên Hạ viện, trong đó chỉ có 150 phụ nữ. Kết quả bầu cử còn đáng buồn hơn bởi chỉ có 9 phụ nữ trúng cử vào Thượng viện và 27 phụ nữ trúng cử Hạ viện. - Nguyên nhân tỷ lệ nữ tham gia và hoạt động chính trị còn rất hạn chế:  Tình trạng mù chữ: Theo báo cáo của ủy ban phụ trách giáo dục phổ thông LHQ, trong số 135 triệu dân tại Nigeria, khoảng 64,4 triệu người không biết chữ, trong đó, tỷ lệ phụ nữ chiếm 60%. Điều này đã khiến phụ nữ ít được tiếp cận với những vấn đề mang tính chính trị, và vì thế hoạt động ở Nghị trường cũng kém hấp dẫn đối với nữ giới.  Tài chính: Không phải việc họ không thể đáp ứng được yêu cầu về tài chính, mà chính những điều kiện kèm theo từ ngân hàng và cơ quan bảo trợ mới là trở ngại đối với hoạt động chính trị của phụ nữ.  Bạo lực: Ở Nigeria, tình trạng bạo lực trong các cuộc bầu cử cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ e ngại phải "dấn thân" vào con đường này. Tình trạng phân biệt đối xử nam - nữ, định kiến xã hội cũng là những rào cản đối với phụ nữ trong quá trình tìm kiếm một vị thế chính trị lớn hơn. Tài liệu tham khảo 1. Nigeria Country Report 2007. 2. Nigeria Economic Reforms.(Progress and challengens, Tác giả: Ngozi Okonjo- Iweala và Philip Osafo – Kwaako) 3. Nigeria NEEDS. 4. The economic development in Nigeria. 5. Trang Web: 6. =1 7. www.nigeria.gov.ng 8. www.workbank.org/Nigeria

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthao_luan_ktptss_nigeria_678.pdf
Luận văn liên quan