Tiểu luận Phân tích môi trường vĩ mô của nước Úc và đề xuất phương thức xâm nhập cho sản phẩm tôm sú của Việt Nam

Xét về môi trường Việt Nam: Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cũng có thể nói là nếu xét về mặt tài chính của các công ty Việt Nam so với các nước khác thì có sự chênh lệch quá xa. Nếu chọn phương thức đầu tư thì tài chính chính là điểm yếu lớn nhất để có thể thực hiện phương thức này. Ngoài ra, Nếu chọn phương thức này để thâm nhập thì Việt Nam cũng không đủ cơ sở về kỹ thuật để mà có thể thực hiện được. Vì nếu so sánh với Úc thì khoa học kỹ thuật của Việt Nam có sự chênh lệch quá xa. Ngoài ra, như ở trên, ta thấy rằng nhập khẩu cũng là 1 lợi thế của Việt Nam, vì vậy tại sao không tiếp tục tận dụng phương thức này để có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với các phương thức thâm nhập khác.

pdf83 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường vĩ mô của nước Úc và đề xuất phương thức xâm nhập cho sản phẩm tôm sú của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Australia sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng của Trung Quốc do Australia sẽ bãi bỏ hạn ngạch đối với hai nhóm hàng này của Trung Quốc. 2Cơ hội Australia sẽ giảm tương ứng 85% và 96,4% các dòng thuế quan đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vào năm 2010 và miễn thuế hoàn toàn đối với hàng Việt Nam vào năm 2020. Kể từ năm 2010, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như cá và các sản phẩm từ cá, hạt và hoa quả tươi, khô; đường; bột giấy và giấy, gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ được miễn thuế hoàn toàn. Australia cũng sẽ dỡ bỏ thuế cho đa số các mặt hàng khoáng sản, sợi và dệt may cho Việt Nam vào năm đó. Qua đó, tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt nam có thể cạnh tranh với hàng hóa của những nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh những ưu đãi đặc biệt đối với hàng dệt may và giày dép được sản xuất thủ công Australia cho phép miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm khác với điều kiện đáp ứng các Tiêu chuẩn ưu đãi chung đối với hàng thủ công. 3Ưu điểm của Việt Nam Việt Nam là một nước được ưu đãi về thiên nhiên, cả về địa hình lẫn khí hậu, thích hợp cho việc phát triển mạnh ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, lâm nghiệp… lại thêm đất nước có nguồn lao động giá rẻ và lành nghề, với các ngành dệt may, giày dép… đây là một lợi thế tuyệt vời. 4Khuyết điểm của Việt Nam Bên cạnh những ưu điểm kể trên ta cũng không thể bỏ qua những khuyết điểm mà Việt Nam đang mắc phải. Khuyết điểm thứ nhất chính là chất lượng của sản phẩm, với công nghệ chưa phát triển đủ mạnh, chất lượng sản phẩm Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, sai sót. Đây là một trở ngại rất lớn khi Việt Nam gia nhập vào một thị trường tương đối khó tính về chất lượng sản phẩm như Australia. Khuyết điểm thứ hai là về phía các doanh nghiệp, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính lẫn kinh nghiệm chưa cao nên chưa có những chiến lược xâm nhập phù hợp dễ gây nên những thất bại trên thị trường nước ngoài. 5Các sản phẩm mà Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường nước Australia Theo phân tích ở trên, Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Australia bằng những mặt hàng mũi nhọn sau đây: đó là những mặt hàng nông nghiệp, thủy hải sản, hàng may mặc, giày dép… Bởi đây là những mặt hàng mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế và nếu có thể cải thiện tốt hơn chất lượng của sản phẩm đúng với tiêu chuẩn của Australia đề ra thì rõ ràng việc thâm nhập vào thị trường này là rất tiềm năng. 6Các phương thức thâm nhập thị trường mà Việt Nam có thể sử dụng: Xuất khẩu Đây là hình thức phổ biến mà doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên áp dụng để xâm nhập thị trường nước ngoài. Điểm mạnh của phương thức này là vốn và chi phí ban đầu thấp, có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thu thập thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong kinh doanh. Bên cạnh đó, phương thức này mang lại cho doanh nghiệp ít nhiều những bất lợi như chi phí vận chuyển cao, rào cảng thương mại của các nước còn tương đối khắc khe. Liên doanh Phương thức này có nhiều ưu điểm là có thể chia sẽ rủi ro, kết hợp nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam với sự am hiểu thị trường của doanh nghiệp tại nước sở tại, chẳng nhựng vậy mà còn giảm thiểu được rủi ro về mặt kinh tế do không am hiểu thị trưởng. Tuy nhiên vẫn có một nhược điểm đó là gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát liên doanh đó bởi vấn đề này phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ vốn góp, cho nên muốn đạt lợi thế trong phương thức này, bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải có một tiềm lực mạnh mẽ về tài chính và kinh nghiệm. Đầu tư Bởi Australia và Việt Nam cùng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế bao gồm: Liên Hiệp quốc (the United Nations – US), Tổ chức Thương mại Thế giới (the World Trade Ỏganisation – WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (the Asia Pacific Economic Co-operatio-APEC), Diễn đàn Khu vực của Hiệp hôi các Quốc gia Đông Nam Á (the Association of Southeast Asian Nations _ASEAN) Regional Forum (ARF)… Song song đó, Việt Nam và Australia đã có mối quan hệ ngoại giao phát triển tốt đẹp. Điều này tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Australia. Môi trường chính trị của Australia gần đây tuy bất ổn định nhưng đang dần hồi phục.Vì vậy, nhìn chung Australia có một môi trường chính trị khá ổn định để các nhà đầu tư nước ngoài bớt lo ngài khi đầu tư vào. Hệ thống pháp luật minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào Australia.Tuy nhiên, Ở Australia còn tồn tại hai hệ thống pháp luật Liên bang và tiểu bang. Do đó, các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ luật pháp trong việc đầu tư kinh doanh vào nước này. Sự khác biệt nền chính trị giữa Việt Nam và Australia dẫn đến sự khác biệt về luật pháp. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ luật pháp, đặt biệt là luật pháp của từng bang khi đầu tư vào. Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng có những chính sách bảo hộ các nhà đầu tư trong nước gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tại sao lại không dùng những phương thức chuyển nhượng, đại lý đặc quyền và liên minh chiến lược? Các phương thức này đòi hỏi Việt Nam phải có thế mạnh về công nghệ cũng như thương hiệu sản phẩm và phải có đủ khả năng để mang lại những lợi ích mà đối tác bên kia mang lại. Với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không mạnh về thương hiệu, công nghệ cũng như là tiềm lực tài chính. Nếu áp dụng phương thức này là khá rủi ro và không mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh. PHẦN II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ Chương 1: Phân tích thị trường tôm tại Australia Chương 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh về mặt hàng tôm tại thị trường Australia – Thái Lan Chương 3: Phân tích nguồn tôm tại thị trường Việt Nam Chương 4: Phương thức thâm nhập CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TÔM TẠI AUSTRALIA 1Tình hình sản xuất và nhập khẩu Nguồn cung cho thị trường trong nước: Cũng như đa số các nước khác, nguồn cung tôm ở Australia cũng đến từ 2 nguồn chính đó là tự sản xuất – Đánh bắt ngoài tự nhiên và nuôi trồng - và nhập khẩu. Trong đó, khối lượng tôm nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn so với sản lượng tôm trong nước. Ngoài ra, ta còn có thể thấy một đặc điểm ở đây, dù Australia nhập khẩu tôm rất nhiều và cũng có xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu lúc nào cũng cao hơn so với nhập khẩu. Đối với sản lượng tôm đánh bắt ngoài tự nhiên: Từ biểu đồ, ta nhận thây rằng sản lượng tôm đánh bắt từ tự nhiên ở Australia có nguồn gốc đa phần là từ Queensland- sản lượng tôm qua các năm 2005-2009 ở đây luôn có tỷ trọng khá cao - sản lượng trung bình từ 2005 – 2009 là 12,016,25 tấn. Các chủng loại tôm chủ yếu được đánh bắt ở đây là King prawn, tiger prawn, Endeavour prawn, và banana prawn. Tiếp sau Queensland đó là Western Australia với sản lượng trung bình từ 2005-2009 là 3989,5 tấn. Với các chủng loại chủ yếu: Western rock lobster, king prawn, tiger prawn, Endeavour prawn, và banana prawn. Đánh giá về sản lượng tôm đánh bắt của Australia từ 2005 – 2009: Từ biểu đồ, ta nhận thấy sản lượng tôm có xu hướng tăng qua các năm nhưng ở đây có 1 điểm đáng chú ý đó là sản lượng 0 10000 20000 30000 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Fisheries production in 2005-2009, by location of catch as – Australia NSW Vic. Qld WA SA Tas. NT Otherb 18000 19000 20000 21000 22000 23000 24000 25000 san luong tom danh bat tu 2005-2009 cua Australia tôm trong khoảng thời gian từ 2006-2007 có sự sụt giảm đáng kể. Đối với sản lượng tôm do nuôi trồng Queensland là nơi có sản lượng tôm cao nhất ở Úc, điều này có thể dễ dàng giải thích được việc này vì điều kiện khí hậu ở đây khá thuận lợi cho việc nuôi trồng tôm, ví dụ như lượng mưa hàng năm phân bổ ở đây cũng khá cao … Có 4 chủng loại tôm được nuôi trồng chủ yếu ở Australia đó là black tiger prawns (P. monodon), Kuruma prawns (M. japonicus), brown tiger prawns (P. esculentus) and banana prawns (F. merguiensis). Trong đó, black tiger prawns là chủng loại chủ yếu. Sản lượng tôm nuôi trồng chiếm khoảng 16% trong tổng sản lượng tôm tiêu thụ trên thị trường nước Australia (ABARE 2006) Đánh giá về sản lượng tôm được nuôi trồng ở Australia từ năm 2005 – 2009: Nhìn chung, sản lượng tôm có xu hướng tăng. Nhưng có điểm chú ý ở đây là sản lượng tôm từ 2006 – 2008 có sự sụt giảm, nguyên nhân ở đây có thể đó là do hiện tượng ấm lên và phân phối lượng mưa có sự thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian này (Theo báo cáo về môi trường 2006 của Australia). Sản lượng trung bình từ 2005 – 2009 vào khoảng 22536,75 tấn. Cụ thể: năm 2005 sản lượng tôm vào khoảng 3474.5 tấn. Kết luận Về sản lượng tôm, ta nhận thấy: Giữa tôm được đánh bắt ngoài tự nhiên và tôm được nuôi trồng thì tôm đánh bắt ngoài tự nhiên chiếm tỷ trọng cao hơn. Cụ thể, ta có thể thấy 0 2000 4000 6000 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Aquaculture productionin 2005 - 2009, by state a – Australia NSW Vic. Qld WA SA Tas. NT 0 1000 2000 3000 4000 5000 2005-2006 2006-2007 2007-20082008-2009 san luong tom nuôi trồng Australia tu 2 5 - 2009 được số liệu đánh bắt trung bình từ năm 2005 – 2009 là 22536.75 tấn, còn sản lượng tôm nuôi trồng thì vào khoảng 3474.5 tấn Ngoài ra, về phân bố khu vực sản xuất tôm, ta nhận thấy: Sản lượng tôm chủ yếu có xuất xứ từ Queensland và 1 phần khác là từ vùng Western Australia và New South Wale. Tiêu chuẩn trong nước Tôm chỉ được mua từ các trang trại có đảm bảo âm tính với các loại virus WSSV, YHV, IHHNV, NHPB và TSV, môi trường nuôi trồng vệ sinh và phải có hệ thống giám sát, phòng bệnh thường xuyên. Quá trình chế biến và đóng gói trong điều kiện hạn chế lây nhiễm virus đến mức thấp nhất. Nhập khẩu Tôm nhập khẩu ở Australia đa phần có nguồn gốc từ Thái Lan, New Zealand, Việt Nam và Trung Quốc. Qua các năm từ 2005 – 2009, khối lượng tôm nhập khẩu từ Thái Lan luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khối lượng tôm nhập khẩu từ các nước khác. Từ biểu đồ hình bên, ta thấy: Sản lượng tôm nhập khẩu ở các nước đều có xu hướng tăng theo thời gian và đặc biệt là sản lượng tôm nhập khẩu từ Thái Lan có xu hướng tăng nhanh hơn so với các nước khác. Tôm được xuất khẩu sang Australia có 2 loại: tôm nguyên liệu và tôm đã qua chế biến. Tôm nguyên liệu có thể là tôm nguyên con, không đầu, cutlet (Lột vỏ, bỏ đầu, chừa đuôi) và một số loại khác. Tôm đã qua chế biến: tôm nguyên con, không đầu, cutlet và 1 số loại khác. Trong cơ cấu khối lượng tôm tiêu thụ ở nước Australia thì khối lượng tôm từ nhập khẩu chiếm ưu thế (Khoảng 60% - Theo ABARE) Lý do có thể là vì sản lượng tôm của Australia không nhiều và 1 phần trong số đó còn được dùng cho xuất khẩu. 2Người tiêu dùng Xu hướng tiêu dùng chung Người tiêu dùng Australia thường có thói quen quan tâm nhiều đến việc tương xứng giữa chất lượng sản phẩm và giá trị của loại sản phẩm đó. Đối với các sản phẩm nhập khẩu, khách hàng đã rất quen thuộc và chấp nhận nhưng nếu họ cảm thấy sản phẩm trong nước có sự tương xứng giữa giá trị và chất lượng thì họ thường có xu hướng lựa chọn sản phẩm trong nước hơn là sản phẩm nhập khẩu, và đặc biệt, khi người Australia mua hàng họ chỉ chú trọng đến các yếu tố như là chất lượng, giá cả, kiểu dáng,… mà không chú trọng lắm đến nguồn gốc xuất xứ Một xu hướng khác đó là người tiêu dùng theo hướng chọn những sản phẩm mang tính chất tiện dụng, tốt cho sức khỏe và chất lượng cao. Ngày nay, người tiêu dùng không còn chú tâm nhiều đến bên thuộc tính lý tình như vẻ bề ngoài, cảm nhận về mùi vị … mà càng lúc càng chú trọng đến các thuộc tính cảm tính như là thành phần tự nhiên của sản phẩm, tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất hay tính bền vững. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ tôm Đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu vào Australia, ta có thể thấy có 2 địa điểm phân phối chính đó là nhà hàng và các địa điểm bán lẻ Trong giáng sinh, tôm được xem là một món ăn truyền thống của người Australia. Vì vậy, vào thời điểm này cầu về tôm 2615 10701 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Total Raw Total Cooked tổng sản lượng nhập khẩu theo danh mục có xu hướng tăng cao và chính điều này cũng ảnh hưởng không ít đến giá tôm Ngoài ra, từ biểu đồ hình bên ta nhận thấy xu hướng người tiêu dùng càng ngày càng chọn phương án tiện lợi hơn, họ chuộng sử dụng tôm đã qua chế biến hơn so với khoảng thời gian trước kia. Ước lượng tổng nhập khẩu của tôm đông lạnh (Tấn) Từ biểu đồ, ta thấy: Trong các chủng loại tôm được nhập khẩu sang Australia thì tôm thẻ chân trắng là loại được nhập khẩu nhiều nhất. Điều này cũng lý giải vì sao khối lượng tôm của Thái Lan chiếm đa phần trong khối lượng tôm được nhập khẩu sang Australia (Vì Thái Lan chú trọng nuôi loại tôm này nhiều) Xét về 2 loại tôm xuất khẩu sang Australia (Tôm qua chế biến và tôm nguyên liệu) Đối với tôm nguyên liệu: Nhu cầu về sản phẩm tôm thẻ chân trắng đối với các loại mặt hàng thì thịt tôm được ưa chuộng hơn cả, tiếp đến đó là Cutlets (Tôm không đầu, bỏ vỏ, chừa đuôi); còn đối với các chủng loại khác thì mặt hàng được ưa chuộng nhất lại là Cutlets ngoài ra các loại mặt hàng khác cũng không có sự chênh lệch nào là đáng kể. 53% 47% tỷ trọng sản lượng nhập khẩu giữa tôm thẻ chân trắng và loại khác L vannamei All Other Species 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Tổng khối lượng tôm đông lạnh nhập khẩu (Tấn) L.vannamei All Other Species Đối với tôm đã qua chế biến Nhu cầu về mặt hàng từ tôm thẻ chân trắng được khách hàng ưa chuộng là tôm nguyên con; còn đối với các chủng loại khác thì đó lại là thịt tôm. Nhu cầu của khách hàng đối với mỗi chủng loại tôm khác nhau là khác nhau. Vì vậy, những nhà nhập khẩu cần chú ý đến các nhu cầu này để có thể đáp ứng 1 cách tốt nhất những nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhu cầu về tôm còn có sự khác biệt về thời điểm và đây cũng chính là 1 điểm cần chú ý. 3Những tiêu chuẩn về nhập khẩu Tiêu chuẩn về trọng lượng: Trọng lượng phải >15g/con. Đối với những con tôm có trọng lượng <15g thì phải là tôm loại không đầu Yêu cầu về giấy chứng nhận: Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải đảm bảo: 8493 0 1688 508 12 563 0 72 1672 0 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Whole Headless Cutlets* Prawn Meat Other tổng sản lượng tôm đông lạnh đã qua chế biến L vannamei All Other Species Tôm xuất khẩu nguyên liệu phải là tôm không bị bệnh hoặc trong diện nghi ngờ bệnh và được thu hoạch sớm Tôm phải được kiểm tra, xử lý, kiểm định, phân loại dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền Ngoài ra, sản phẩm còn phải đảm bảo những yêu cầu sau: Tôm nguyên liệu, không đầu, không vỏ, khi đóng gói phải ghi trên bao bì là “for human consumption only- not to be used as bait or feed for aquatic animals” Đối với tôm nguyên liệu thì phải đảm bảo trọng lượng mỗi con >15g và bao bì phải thể hiện được sự phân loại về trọng lượng của mỗi loại khác nhau Giấy chứng nhận phải thể hiện trên giấy tờ và có ký, đóng dấu giáp lai ở mỗi trang bởi cơ quan có thẩm quyền CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG TÔM TẠI TRƯỜNG AUSTRALIA – THÁI LAN 1 Sản phẩm Australia là thị trường ưu tiên thứ 2, sau các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU, chiếm 3% sản lượng tôm xuất khẩu của Thái lan. Tại Australia, giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan chiếm đến 27% thị phần, trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Australia, trong khi Việt Nam chỉ đứng thứ 4 với 11%. Xét giai đoạn 2005 – 2010, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Thái Lan vào Australia có những biến động khá lớn trong giai đoạn 2005 – 2007 sau đó ổn định dần từ 2008 đến nay. Giai đoạn 2005 – 2007 thể hiện sự thay đổi vị trí khá rõ ràng giữa mặt hàng tôm đông lạnh với các sản phẩm tôm chế biến. Năm 2006 đánh dấu sự tăng vọt của lượng tôm 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Th ou sa nd s Sản lượng tôm Thái Lan xuất sang Australia (2005-2010) Thai Frozen Foods Association Tấn Shrimp Fresh, Chilled, Frozen Shrimp Prepared, Preserved Shrimp xuất khẩu vào Australia của Thái Lan, từ 10.233 tấn (2005) lên 15.792 tấn (2006). Nguyên nhân của hiện tượng này bắt đầu từ sự mất giá của đồng USD do khủng hoảng tài chính của Mỹ cũng như việc nước này áp các loại thuế chống phá giá cho các nước xuất khẩu, thêm vào đó là hàng loạt các hàng rào thuế quan và yêu cầu chất lượng gắt gao từ EU đã làm cho các nước xuất khẩu tôm, đặc biệt là Thái Lan, bắt đầu tìm kiếm và đầu tư vào các thị trường mới, dễ tính và tiềm năng hơn. Hơn nữa, còn phải kể đến việc hiệp ước thương mại tự do (TAFTA) giữaThái Lan và Australia có hiệu lực vào năm 2005, Australia đã đưa tôm vào một trong các mặt hàng ưu tiên nhập khẩu cho Thái Lan.Cũng trong năm này, sản lượng tôm chế biến tăng vọt ( 300% ) so với năm 2005, trong khi đó sản lượng tôm đông lạnh lại giảm mạnh ( 50% ) làm cho lượng tôm đông lạnh từ gấp 1/3 trở nên nhỏ hơn đến 4 lần so với tôm chế biến. Năm 2007, lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan lại trượt mạnh gần 50% so với năm 2006 do việc Mỹ bắt đầu gia tăng trở lại lượng tôm nhập từ Thái Lan. Nhu cầu về lượng tôm chế biến của các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan như Mỹ, Nhật, EU khiến cho lượng tôm chế biến xuất sang Australia giảm mạnh ( 75% ). Thay vào đó, lượng tôm đông lạnh tăng nhẹ lên gần 10%. Sau khi tiếp tục giảm vào năm 2008, cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, thị trường tôm Thái Lan xuất sang Australia đã bắt đầu ổn định trở lại với xu hướng tăng và sản lượng vượt trội của tôm chế biến so với tôm đông lạnh. Về mặt chất lượng, mặt hàng tôm của Thái lan được đánh giá là đáng tin cậy nhất thế giới với hang loạt các tiêu chuẩn cũng như quá trình kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường hết sức chặt chẽ của chính phủ trước khi xuất ra thế giới. Năm 2003 khi EU thắt chặt các yêu cầu về hàn lượng thuốc trong tôm, Thái Lan đã có những thay đổi lớn về chủng loại cũng như nghiêm khắc hơn trong quy trình kiểm soát chất lượng nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Sự thay đổi của Chính Phủ về vấn đề này phải kể đến việc Sở Thủy sản Thái Lan đã ban hành các chứng chỉ GAP, CoC về kiểm soát chất lượng nuôi trồng cũng như chế biến tôm. Về phía ngư dân, do lo sợ các loại dịch bệnh đối với giống tôm sú, đã chuyển sang nuôi trồng tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) với ưu Sản lượng tôm sú và tôm thẻ của Thailand (2001 – 2006) điểm chống bệnh tốt, cho nhiều thịt hơn tôm sú (P.monodon) , kích cỡ đồng đều thuận tiện hơn cho việc đóng gói và sống tốt trong nhiều loại môi trường khác nhau. Thị phần của loại tôm này tăng mạnh và chiếm đến 90% lượng tôm tại Thái lan chỉ sau một năm (2004). Theo ông Somsak Panitatayasai, Chủ tịch hiệp hội tôm Thái Lan thì sản phẩm chủ đạo của Thái Lan hiện tại là giống tôm thẻ chân trắng này. Quá trình kiểm soát chất lượng của Thái lan bắt đầu tại trại nuôi tôm, với sự tham gia của Sở Thủy sản (DOF) và Sở môi trường công nghiệp (DIW) . DOF đóng vai trò kiểm tra việc sử dụng kháng sinh, dư lượng hóa chất và quản lý môi trường trong khi DIW kiểm soát môi trường nuôi trồng từ 1- 12 lần một năm và thu thập báo cáo hang tháng của ngư dân . Đối với sản phẩm thô chưa qua chế biến, DOF sẽ kiểm tra các yêu cầu GAP (Good Aquaculture Practice) và CoC (Code of Conduct for Responsible Shrimp Aquaculture) và cấp chứng nhận cho các trại đạt tiêu chuẩn này. Regional Certification Registration Office Assigned Auditors Farm audit Certification Committee Certification Quy trình xin cấp các chứng nhận quốc tế của các trại tôm tại Thailand N on confom ity M anual review Farmer Application form Info/Guidelines Renewal Surveillance Suspend/Withdrawal Coastal Aquaculture Center Provincial Fisheries Office Apply C or re ct iv e A ct io n Theo thống kê cho đến năm 2007, số lượng các trại nuôi trồng tôm đạt được hai chứng chỉ này đã lên đến hơn 40,000 trại so với 221 trại năm 2003. Tại các xưởng chế biến, DOF và Cục quản lý thuốc và thực phẩm cùng tham gia vào việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm của tôm thành phẩm. Quá trình chế biến bắt đầu từ công đoạn kiểm tra ngẫu nhiên mẫu sản phẩm, nguyên liệu, vệ sinh thực phẩm và quá việc xử lý nước thải. Sau đó, trong công đoạn cân, thử và phân loại, các thông tin về xử lý nước thải và vệ sinh dụng cụ chế biến được thu thập và gửi lên DOF. Khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận HACCP từ DOFvà chứng nhận GMP từ Cục quản lý thuốc và thực phẩm về chất lượng và an toàn thực phẩm (dựa trên tiêu chuẩn thế giới về sản phẩm chế biến từ nông nghiệp), sau đó thành phẩm mới được đông lạnh và đưa đi đóng gói chờ xuất khẩu. 221 6,720 18,981 28,558 33,763 40,157 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng các trang trại nuôi tôm đạt tiêu chuẩn CoC và GAP của Thái Lan Ngoài ra, việc xu hướng thế giới đang quan tâm đến không chỉ chất lượng và an toàn thực phẩm mà còn về nguồn gốc suất xứ sản phẩm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và bò điên cũng được Thái Lan đáp ứng bằng hệ thống theo dõi “Thai trace- shrimp” dựa trên các thông tin từ trại nuôi trồng và xưởng chế biến. Năm ngày trước khi thu hoạch tôm, trại phải báo cho DOF các thông tin về ngày tháng thu hoạch cũng như các chỉ số đảm bảo chất lượng (QA control), các xưởng sản xuất mua trực tiến từ ngư dân cũng phải cung cấp các thông tin này. Từ đó, khi có bất kì một vấn đề về chất lượng nào, chính phủ Thái cũng có thể truy ra lô hàng, ngày sản xuất, xưởng chế biến cũng như trại nuôi trồng của sản phẩm. Song song với việc kiểm soát về mặt chất lượng, Thái Lan còn chú trọng đến việc phát triển các ngành phụ trợ như công nghiệp đông lạnh và đóng gói, thức ăn chăn nuôi, logistic, R&D… Tuy còn gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc nuôi trồng tôm như số lượng và chất lượng tôm giống không ổn định do phải phụ thuộc vào đánh bắt trên biển, diện tích canh tác hạn chế với khoảng 500.000 rai bờ biển, nguồn cung thực phẩm chăn nuôi còn ít cũng như vấn đề yếu kém trong khâu R&D do không nhận được nhiều hỗ trợ từ các định chế tài chính trong nước…Nhưng tất cả các yếu tố kiểm soát chất lượng kể trên đã góp phần tạo nên một thương hiệu tôm Thái lan vô cùng vững mạnh trên thị trường thế giới với các chứng nhận của FDA (US), “Best Aquaculture Practice” của Global Aquaculture Alliance (US), ISO-9001, ISO-14001, International Food Standards, British Retailer Consortium, OHSAS/TIS 18001… Broodstock Suppliers Shrimp Hatchery Shrimp Farm Shrimp Distribution Shrimp Processing plant Product Domestic consumtionExport Supplier/Importer of Feed, other farm inputs Records/ Documents Traceability system MD FMD MD Hệ thống Traceability trong ngành công nghiệp tôm Thailand 2 Giá Sau khủng hoảng toàn cầu 2006 – 2009, giá tôm thẻ chân trắng Thái Lan có xu hướng tăng qua các năm và đạt mốc 140 THB/kg vào năm 2011. Giá sản phẩm Tôm chế biến biến động khá lớn trong vòng 6 năm qua, đặt biệt là trong giai đoạn 2005 – 2007. Sau khi đạt gần 7USD/kg năm 2005, giá tôm chế biến rớt đột ngột xuống chỉ còn gần 2USD/kg trong năm 2006 và tăng đột biến trở lại gần mức cũ trong năm 2007 và tiếp tục xu hướng tăng từ năm 2007 đến nay. Không như tôm chế biến, giá mặt hàng tôm đông lạnh Thái xuất qua thị trường Úc ít thay đổi qua 6 năm, tăng nhẹ từ 5USD/kg lên khoảng 7USD/kg thể hiện nhu cầu ổn định của mặt hàng này. Tuy nhiên, sự thay đổi vị trí nhu 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá tôm xuất khẩu sang Australia Thai Frozen Foods Association THB/kg Fresh, Chilled, Frozen Shrimp Prepared, Presevered Shrimp Giá tôm thẻ chân trắng Thailand 2003 - 2011 THB/kg cầu giữa hai loại mặt hàng đã khiến cho giá trị mà tôm đông lạnh mang lại thấp hơn gần 1USD/kg so với tôm chế biến. 3 Phân phối Các công ty chế biến tôm tại Thái Lan chủ yếu sử dụng hai hình thức phân phối là trực tiếp bằng thương hiệu công ty (67.7%) và qua thị trường môi giới (22.6%). Thị trường nội địa Thái lan chỉ sử dụng khoảng 10% lượng tôm sản xuất hàng năm, chủ yếu là từ các xưởng chế biến lớn, lượng tôm còn lại được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tại các cơ sở chế biến lớn, 93% lượng tôm được xuất khẩu ra nước ngoài (0.3% qua thị trường Australia), trong đó hình thức trực tiếp chiếm 67.7% và môi giới thị trường chiến 22.6%. Các xưởng chế biến vừa và nhỏ xuất khỏang 88.3% lượng tôm ra thị trường thế giới (4.4% qua thị trường Australia), trong đó 60.5% thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp và 27.8% qua môi giới. Quy trình xuất khẩu tôm của Thái Lan bao gồm ba khâu được mô tả theo hình 4 Xúc tiến Chính phủ Thái Lan hỗ trợ việc xúc tiến các mặt hàng nông, thủy sản thông qua việc phát triển du lịch, hỗ trợ đầu tư vào các nhà hàng Thái Lan tại nước ngoài và thông qua các chiến dịch quảng bá đặt trưng khác.. Dựa vào sự phát triển của ngành du lịch, Chính phủ và các doanh nghiệp Thái đã quảng bá, phổ biến các sản phẩm, thục đơn và cách chế biến các món ăn đặc trưng của đất nước. Món Thái nổi tiếng với hàm lượng protein cao, hương vị đặt biệt và được chế biến chủ yếu bằng các sản phẩm nông, ngư nghiệp của đất nước, vì vậy việc phổ biến các món ăn Thái cũng đồng nghĩa với việc quảng bá cho các sản phẩm này. Mức độ nổi tiếng của các món ăn Thái được chứng minh trong một nghiên cứu của trường kinh doanh Kellogg (US) thì các món ăn của Thái được xếp thứ 4 trong danh sách các món ăn được người Mỹ nghĩ đến đầu tiên và thứ 6 trong danh sách các món ăn được yêu thích nhất, đồng nghĩa với việc sản lượng tôm của Thái Lan xuất qua Mỹ luôn ở mức cao và tăng đều qua các năm. Không chỉ xúc tiến thương mai trong nước thông qua du lịch, chính phủ Thái còn chú trọng đến việc nâng cao hình ảnh các món ăn Thái Lan trên thế giới bằng việc phát triển ngành dịch vụ nhà hàng. Trong chiến dịch chiến dịch “The kitchen of the world” của Thai Lan vào năm 2007 Chính phủ đưa ra chính sách hỗ trợ huấn luyện đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp cũng như thông tin và tài chính cho những doanh nhân Thái muốn kinh doanh nhà hàng ẩm thực Thái Lan ở nước ngoài, đưa số nhà hàng Thái tăng từ 12,155 (2007) lên 20.000 trên toàn thế giới, trong đó 15% nằm ở Australia. Thêm vào đó, Chính phủ đã đưa ra chứng nhận “Thai Select” về các tiêu chuẩn chế biến và chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo được hình ảnh tốt nhất trong lòng khách hàng thế giới về ẩm thức Thái Lan. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG TÔM Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1Sản phẩm Theo FAO, Việt Nam có sản lượng tôm đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Thái Lan, sản lượng này tăng đều qua các năm, trong giai đoạn từ 2009 – 2011 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2012. Năm 2008 đánh dấu sự sụt giảm lượng tôm của Việt Nam từ 381.300 tấn xuống còn 302.400 tấn, nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của thời tiết (trận rét đầu năm, mưa lũ tháng 10 -11, cơn bão số 10…) và dịch bệnh, tổng thiệt hại trong nuôi trồng tôm do dịch bệnh năm 2008 là hơn 160 tỷ đồng, với diện tích ảnh hưởng lên đến 98.955 ha. 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sản lượng tôm ước tính tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam (FAO,2010) Tấn Trung Quốc Thái Lan Việt Nam Thiệt hại tôm do dịch bệnh năm 2008 Cục nuôi trồng thủy sản TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Gía trị thiệt hại (Tỷ VND) Tổng thiệt hại 98955 160 1 Dịch bệnh ở tôm sú 98297 134 2 Dịch bệnh ở tôm thẻ 658 26 Nhìn vào biểu đồ sản lượng tôm xuất khẩu sang Úc, ta nhận thấy sản lượng tăng qua các năm từ 7317 tấn trong năm 2005 tới 8767 tấn năm 2010 tăng trung bình 290 tấn trong 1 năm. Tuy nhiên trong năm 2007 sản lượng giảm đi một cách đáng kể. Quy định mới nhất từ Bộ NN-PTNT, kể từ 20/11, các lô tôm và sản phẩm tôm bóc vỏ, bỏ đầu chưa qua xử lý nhiệt hoặc chế biến sâu của các DN xuất khẩu vào Australia bắt buộc phải lấy mẫu xét nghiệm một số bệnh trước khi thông quan. Theo Quy định tạm thời việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh tôm xuất khẩu vào Australia, Cục Quản lý Chất lượng, ATVS và Thú y thuỷ sản (Nafiqaved) sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV)và bệnh đầu vàng (YHV) làm cơ sở cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ tình hình nên không đủ điều kiện đáp ứng. Tuy nhiên vào những năm gần đây, với phương tiện kỹ thuật 7,313 8,584 6,270 7,654 8,356 8,767 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng tôm VIệt Nam xuất sang thị trường Úc tốt, các doanh nghiệp đã dần dần đáp ứng điều kiện và nắm bắt nhu cầu nên sản lượng bắt đầu tăng trưởng và đều hơn Việt Nam nổi tiếng với việc xuất khẩu tôm sú kích cỡ lớn, chất lượng cao hàng đầu thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, chất lượng tôm của Việt Nam ngày càng được đảm bảo và đáng tin cậy hơn do áp dụng những chứng nhận, quy định quốc tế đã được đề cập ở trên như GAP, CoC, BMP, BAP…. Ngoài ra, sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng của các quốc gia nhập khẩu lớn đã thay đổi quan điểm về nuôi trồng tôm sạch của VIệt Nam, làm cho chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc kiểm định chất lượng trước xuất khẩu. phần đuôi và cánh đuôi) chưa qua xử lý nhiệt hoặc chế biến sâu (tẩm bột, bao bột, ướp bằng nước xốt ướt hoặc khô, được chế biến làm nhân bánh bao, bánh gối hay các sản phẩm tương tự) xuất khẩu vào Australia… 2 Giá 7.68 8.94 9.63 9.23 8.60 9.77 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá tôm xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Úc USD/kg Nhìn vào biểu đồ giá tôm xuất khẩu sang Úc qua các năm, ta nhận thấy giá biến động liên tục từ 7,68USD/kg năm 2005 đến 9,77USD/kg năm 2009. Giá luôn tăng và biến động như vậy một phần cũng vì lạm phát, giá các chi phí vật liệu đầu vào tăng cao và chất lượng sản phẩm cũng được cải tiến tốt hơn. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2 tháng đầu năm 2011, giá tôm xuất khẩu tăng mạnh tại hầu hết các thị trường. Trong đó, thị trường Mỹ đạt mức giá cao nhất trong tất cả các thị trường, nhưng các nước ASEAN lại có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, gần gấp đôi. Cụ thể, hiện giá trung bình xuất khẩu sang Mỹ là 11,75USD/kg, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp đến Thụy Sĩ: 11,51USD/kg, tăng 15,2%, Canada 10,62USD/kg, tăng 11,4%... Đặc biệt, tại thị trường ASEAN giá trung bình xuất khẩu tăng gần gấp đôi, từ 4,64USD/kg lên 8,57USD/kg, chứng tỏ thị trường này đã bắt đầu quan tâm đến tôm chất lượng cao. Tuy nhiên, mặc dù giá tăng cao như doanh nghiệp vẫn lỗ vì chi phí cũng tăng cáo không kém. Các chi phí đầu vào tăng, theo các doanh nghiệp liệt kê, gồm có: Giá tôm nguyên liệu tăng từ 30 -50% (tôm thẻ chân trắng từ 50 - 60 nghìn đồng/kg, tăng lên 85 nghìn đồng/kg, tôm sú loại 20 con/kg từ 200 nghìn đồng/kg tăng lên 260 - 280 nghìn đồng/kg), giá thức ăn cho tôm, giá điện tăng lên 15%; giá xăng dầu tăng gần 20%, lãi suất ngân hàng 22-23%, lương lao động tăng từ 10 - 20%,... NHÀ CUNG CẤP 1 Sản phẩm Bộ Thủy sản, (năm 2007 đã hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) , đã phân loại các hình thức nuôi tôm ở nước ta thành 3 cấp độ khác nhau, tuỳ theo các đầu vào và mức độ thâm canh. Gồm nuôi tôm sú quảng canh (sản lượng tối đa tới 0,5 tấn/ha/năm – không thả tôm giống và không cung cấp thức ăn cho tôm, chỉ thay nước nhờ thuỷ triều), nuôi bán tâm canh (sản lượng 1-2 tấn/ha/năm), nuôi tôm sú thâm canh (sản lượng 5-6 tấn/ha/năm) và nuôi tôm chân trắng thâm canh ( sản lượng đạt từ 15-20 tấn/ha/năm). Hiện nay, phần lớn sản lượng tôm, chủ yếu là tôm sú đều được nuôi theo hình thức quảng canh, có đến 90% ao nuôi vẫn còn sử dụng hình thức này. Tuy nhiên hình thức nuôi này đã bộc lộ một số các nhước điểm như năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau nên nhà nước và các bộ ngành đang vận động và thúc đẩy việc gia tăng mức độ thâm canh trong nuôi trồng tôm. Hai loại tôm được nuôi trồng nhiều nhất tại Việt Nam là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Do nông dân vẫn áp dụng hình thức quảng canh và khu vực nuôi trồng chủ yếu nằm ở miền Nam (nhiều nhất tại Đồng Bằng sông Cửu Long), nơi nhiệt độ cho phép nuôi hai vụ trong năm nên Tôm sú là giống tôm được nuôi trồng phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm 80% - 90% sản lượng tôm nuôi, với kích cỡ to, chất lượng cao và rất ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngoài Ấn độ và Bangladet. Năm 2010, VIệt Nam là nhà sản xuất và suất khẩu tôm sú hàng đầu thế giới với tổng sản lượng đạt đến 333.100 tấn, chiếm khoảng 50% lượng tôm sú được sản xuất trên toàn thế giới, giá trị xuất khẩu đạt 1.439 triệu USD tuy nhiên giá trị tạo ra trên 01 hecta đất chỉ có 2.347 USD. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Diện tích nuôi trồng (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích nuôi trồng (ha) Sản lượng (tấn) Tôm thẻ chân trắng Tôm sú Sản lượng và diện tích nuôi trồng tôm Theo Cục nuôi trồng Thủy sản 2008 2009 2010 Ngoài ra, do các ưu điểm vượt trội so với tôm sú,l tôm thẻ chân trắng cũng bắt đầu được nuôi trồng rộng rãi trên cả nước. Năm 2008, sau khi các hộ nông dân được phép nuôi trồng rộng rãi trong các ao thâm canh, sản lượng loại tôm này đã gia tăng hết sức nhanh chóng. Theo VASEP, năm 2010 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 25.000 ha, sản lượng 135.000 tấn, ước tính xuất khẩu tôm chân trắng cả năm khoảng 61.000 tấn, trị giá 414,6 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm 2009, bằng 20% giá trị xuất khẩu tôm nói chung và bằng 8% tổng giá trị xuất khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản còn giá trị tạo ra trên 01 hecta đất lên đến 16.584USD. Năm 2011, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông cứu long sau khi đối mặt với dịch bệnh tôm sú cũng chuyển dần sang nuôi trồng loại tôm này. Trong 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 31.014 tấn và 248,4 triệu USD, tăng 37,7% về khối lượng và 72,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là chưa kể đến một lượng đáng kể tôm chân trắng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tiểu ngạch. Việt Nam nuôi trồng tôm chủ yếu ở biển, vùng nước lợ, mặn. một số ít được nuôi ở vùng nước ngọt đất liền Sản lượng tôm nuôi trồng ở biển gấp đến gần 4 lần so với sản lượng ở đất liền và tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt là năm 2006, sản lượng tôm nuôi trồng ở biển từ gần như bằng nhau đã tăng vọt và nhiều hơn gần 4 lần lượng tôm trong đất liền. Cụ thể hơn, các hộ nuôi trồng tôm tập trung chủ yếu ở sáu vùng chính là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung, Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng Bằng sông Hồng. Trong đó phần lớn sản lượng tôm trong nước tập trung ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với gần 312.415 tấn năm 2009, chiếm 75,6% sản lượng tôm của cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung với 68123 tấn, Đông Nam Bộ với 17.489 tấn, Đồng Bằng sông Hồng 14.829, Trung du miền núi phía Bắc với 205 tấn và cuối cùng là vùng Tây nguyên với 71 tấn. Nhìn chung từ năm 2005 – 2009 sản lượng tôm một số vùng đều có xu hướng tăng, đặc biệt là vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung tăng 204.5%. Tuy nhiên sản lượng vùng Trung du và miền núi phía Bắc sau khi tăng nhẹ từ 2005 – 2007 thì lại liên tục giảm dần đến nay. 2 Chất lượng Nhằm đảm bảo chất lượng tôm nguyên liệu của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 5 tiêu chuẩn ngành về nuôi tôm nước mặn và nước lợ dưới hình thức các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng: 1. 28 TCN 92:2005 – Cơ sở sản xuất giống tôm biển - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh. 2. 28 TCN 99-1996- Tôm biển – Tôm sú bố mẹ – Yêu cầu kỹ thuật . 3. 28 TCN 100-1996 – Tôm biển – Tôm he bố mẹ – Yêu cầu kỹ thuật. 4. 28 TCN 190- 2004 – Cơ sở nuôi tôm – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 5. 28 TCN 191:2004 Vùng nuôi tôm- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó còn có Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS về ”Quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn” , Quy chế quản lý số 56/2008QĐ-BNN về “Quy chế Kiểm tra, Chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững”, Quyết định số 2985/QĐ- BNN-QLCL về việc áp dụng biện pháp kiểm soát dư lượng hoá chất cấm sử dụng Trifluralin đối với các lô hàng tôm nuôi và cá tra, basa xuất khẩu do Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn cho nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh do NAFIQAVED (Cục Quản lý chất lượng và Thú ý thủy sản) xây dựng… Trong đó Quy chế quản lý số 56/2008QĐ-BNN về “Quy chế Kiểm tra, Chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững” đòi hỏi các hộ nuôi trồng phải có giấy khai báo xuất xứ ghi rõ tên sản phẩm, khối lượng, kích cỡ sản phẩm; tên, địa chỉ, mã số chứng nhận của cơ sở nuôi; ngày cấp; số phương tiện vận chuyển; tên, địa chỉ nơi mua sản phẩm cho từng lô sản phẩm sau khi thu hoạch… nhằm xem xét cấp các chứng chỉ quốc tế GAP(quy phạm Thực hành nuôi tốt), CoC(Quy tắc Thực hành nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm), BMP(quy phạm Thực hành Quản lý tốt hơn) cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào nuôi trồng tôm như Tiêu chuẩn “Thực hành nuôi thuỷ sản tốt nhất” (BAP) của Liên minh Nuôi thuỷ sản toàn cầu do Ủy bản chứng nhận Nuôi trồng thủy sản (ADCC) có trụ sở tại Mỹ cấp chứng nhận (hiện đang được áp dụng tại khu nuôi tôm 74 ha của Công ty Nông Lâm sản Bến Tre tại tỉnh Bến Tre), Chứng nhận của Naturland cho tôm nuôi sinh thái của Công ty Lâm nghiệp 184 tại tỉnh Cà Mau, Tiêu chuẩn GLOBALGAP- EurepGAP … Tuy nhiên các hộ nuôi trồng tôm vẫn đang mắc phải những khiếm khuyết như chất lượng tôm giống thấp, nuôi tôm còn manh mún, kỹ thuật nuôi thấp, khó khăn về việc kiễm soát giá, chất lượng thức ăn cho tôm. Người nuôi tôm hiểu rất rõ, giống tốt là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả nuôi tôm. Vì thế, cải thiện chất lượng giống đã được xác định là một trong các mục tiêu quan trọng nhất trong định hướng phát triển thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ sở nào ở Việt Nam được đầu tư đúng mức để nghiên cứu gia hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh (SPF) phục vụ cho sản xuất. Việc kiểm soát NK tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm chân trắng (TCT), chưa chặt chẽ nên rất nhiều tôm bố mẹ chất lượng thấp, giá rẻ, được đưa vào Việt Nam để sản xuất giống. Thậm chí, một số trại còn sử dụng tôm từ ao nuôi thương phẩm để làm tôm bố mẹ, nhằm giảm giá thành mà không quan tâm đến sự nhiễm bệnh và sự sinh sản cận huyết của quần đàn tôm. Kết quả là thị trường tôm giống trở nên hỗn loạn, một lượng tôm giống chất lượng kém, không sạch bệnh và đồng huyết được tung ra thị trường với giá rất rẻ so với tôm sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ SPF, chất lượng cao nhập từ các công ty chuyên sản xuất tôm bố mẹ nổi tiếng của thế giới. Chính nguồn tôm giống chất lượng kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề nuôi tôm Việt Nam, tôm nuôi chậm lớn, dịch bệnh lan tràn. Bên cạnh đó, cơ quan chuyên ngành tỏ ra lúng túng trong phương thức quản lý chất lượng con giống, chỗ thì buông lỏng, chỗ thì chồng chéo nhau, qui định không thống nhất, mỗi tỉnh làm một kiểu. Do đó hiệu quả quản lý rất kém, nhiều kẽ hở, không quản lý được các trại gống kém chất lượng, gây khó khăn cho các công ty, trại giống làm ăn chân chính. Ngoài ra, hệ thống các phòng xét nghiệm bệnh tôm chưa được chuẩn hóa, kết quả xét nghiệm không chính xác dễ gây hoang mang cho người nuôi và người sản xuất giống. Điều này cũng góp phần làm gia tăng chi phí xét nghiệm và đôi khi gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất giống. Thêm vào đó nghề nuôi tôm thực chất là một nghề nông nghiệp kỹ thuật cao, hay chính xác hơn là một hoạt động công nghiệp, đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và trình độ quản lý kỹ thuật, tài chính cao hơn so với các ngành nông nghiệp khác. Trong khi đó, hoạt động nuôi tôm của Việt Nam lại rất manh mún, làm ăn nhỏ lẻ với hàng triệu hộ gia đình nuôi, mỗi hộ một vài ao. Do vậy sẽ khó có điều kiện áp dụng kỹ thuật cao để có kết quả ổn định và bền vững. Việc sản xuất nhỏ lẻ làm cho giá thành sản xuất cao, nên mặc dù giá bán tôm nguyên liệu cao, người nuôi vẫn chỉ có lợi nhuận rất thấp và nhiều rủi ro. Qui hoạch nuôi tôm không bài bản và chưa được đầu tư đúng mức (ví dụ, thiếu đầu tư cho thủy lợi). Do vậy, việc quản lý vùng nuôi và kiểm soát chất thải gây ô nhiễm và dịch bệnh gần như không thể thực hiện được. Đồng thời, tôm nguyên liệu gom từ nguồn manh mún như vậy sẽ có chất lượng không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và không thể truy xuất được nguồn gốc. Nguồn nguyên liệu như vậy rất khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu cao cấp nên hiệu quả chế biến xuất khẩu không cao, làm cho các nhà chế biến khó đạt hiệu quả tốt. Hơn thế nữa giá thức ăn dành cho tôm luôn tăng, đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng giá thành tôm nuôi của Việt Nam. Giá thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực và lĩnh vực này gần như hoàn toàn nằm trong tay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài… CHƯƠNG 4 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP Như đã phân tích ở phần vĩ mô, để có thể thâm nhập vào thị trường Australia chúng ta có thể dùng những phương thức thâm nhập sau: Xuất khẩu, liên doanh và đầu tư. Sau khi phân tích môitrường vi mô, ta chọn xuất khẩu là phương thức thâm nhập tốt nhất. Xét về môi trường Việt Nam: Các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cũng có thể nói là nếu xét về mặt tài chính của các công ty Việt Nam so với các nước khác thì có sự chênh lệch quá xa. Nếu chọn phương thức đầu tư thì tài chính chính là điểm yếu lớn nhất để có thể thực hiện phương thức này. Ngoài ra, Nếu chọn phương thức này để thâm nhập thì Việt Nam cũng không đủ cơ sở về kỹ thuật để mà có thể thực hiện được. Vì nếu so sánh với Úc thì khoa học kỹ thuật của Việt Nam có sự chênh lệch quá xa. Ngoài ra, như ở trên, ta thấy rằng nhập khẩu cũng là 1 lợi thế của Việt Nam, vì vậy tại sao không tiếp tục tận dụng phương thức này để có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với các phương thức thâm nhập khác. Ngoài ra, nếu lựa chọn phương thức liên doanh để xâm nhập thì Việt Nam cũng không có đủ cơ sở để mà có thể thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp ở Australia. Cả về khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất lẫn tài chính. Xét về môi trường Australia, Khách hàng Australia khá có thiện cảm với các mặt hàng nhập khẩu. Và thông thường họ cũng chỉ quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị và chất lượng mà không quan tâm nhiều đến nguồn gốc của sản phẩm. Đây có thể tạo ra 1 cơ hội lớn cho các nhà nhập khẩu nhưng cũng là một nguy cơ khá cao. Vì khách hàng Australia khá khó tính, tiêu chí chọn lựa sản phẩm cũng khá cao. Tôm phải nặng trên 15g, ngoài ra còn phải tiện lợi,... Để có thể nhập khẩu cần chú ý nhều đến vấn đề này. Còn so với Thái Lan, trong thị trường cung cấp sản phẩm thủy sản trên thế giới, Việt Nam vẫn còn thua rất nhiều trong cả chuỗi cung ứng lẫn chuỗi giá trị. Trong khi Thái Lan đã ở vị trí gần ngang bằng với các nhà bán lẻ trên thế giới thì Việt Nam mới chỉ đứng ở vị trí nhà chế biến -xuất khẩu cho nhà nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ cho thị trường tiêu thụ. Trong khi người Thái đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng cao (tôm tẩm bột chiên, salad thủy sản, các loại bánh,…) cho các nhà phân phối tại các thị trường tiêu dùng lớn (Mỹ, Nhật Bản,…), người Việt vẫn chiếm thị phần rất nhỏ bé (5% thị phần kim ngạch nhập khẩu tôm tẩm bột chiên của Mỹ, so với 38% thị phần của Thái Lan). Tuy nhiên, để phát triển thị trường Tôm của Việt Nam trên trường thế giới thì các yếu tố cần quan tâm nhất chính là việc mở rộng quy mô kinh doanh của các nhà sản xuất thông qua tái đầu tư mở rộng, mua bán – sát nhập, hoặc thâu tóm các nhà sản xuất khác…, phát triển mạng lưới kinh doanh toàn cầu bằng cách tích cực tiến sâu vào thị trường tiêu thụ nội địa, đàm phán cung cấp sản phẩm cho các nhà bán lẻ, thay vì xuất khẩu đến các đại lý xuất nhập khẩu, bán buôn, tăng cường chuỗi liên kết dọc quản trị chi phí vốn, thức ăn chăn nuôi, con giống, liên kết với người nuôi trồng nhằm đảm bảo chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm, làm cho việc tiếp cận thị trường thế giới của sản phẩm tôm Việt nam được dễ dàng hơn. Bảng số liệu tham khảo Sản lượng nuôi trồng tôm theo vùng Tổng cục thống kê (Tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 Đồng bằng Sông Cửu Long 265.761 286.837 309.531 307.070 312.415 Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 33.311 37.214 43.563 51.216 68.123 Đông Nam Bộ 14.426 15.948 14.896 15.207 17.489 Đồng bằng sông Hồng 13.321 14.098 16.054 14.512 14.829 Trung du và miền núi phía Bắc 312 355 388 294 205 1 Tây nguyên 64 62 88 61 71 Sản lượng tôm nuôi theo vùng Tổng cục thống kê (Tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Biển 50.70 68.20 71.50 74.20 77.50 89.40 Đất liền 63.00 276.50 286.30 313.00 314.20 341.90 Sản lượng nuôi trồng tôm Cục nuôi trồng thủy sản Loại tôm Chỉ số 2008 2009 2010 Tôm thẻ chân trắng Diện tích nuôi trồng (ha) 8000 14500 25300 Sản lượng (tấn) 41303 92000 136700 Tôm sú Diện tích nuôi trồng (ha) 609880 549100 613718 Sản lượng (tấn) 282616 274000 333100 Sản lượng tôm ước tính tại châu Á (FAO,2010) Tấn Năm Trung Quốc Thái Lan Việt Nam 2007 1,265,636 504,856 376,700 2008 1,286,074 507,500 381,300 2009 1,181,130 541,994 302,400 2010 899,600 548,800 357,700 2011 962,000 553,200 403,600 2012 1,048,000 591,500 444,500 Sản lượng, giá trị và giá tôm xuất khẩu Thái Lan sang Australia Thai Frozen Foods Association Tấn, triệu USD, USD/kg Sản phẩm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Jan-May 2011 Shrimp Sản lượng 10,233.30 15,792.36 8,734.34 7,138.30 8,530.02 10,101.91 2,807.40 Giá trị 58.88 48.62 59.00 48.84 58.46 77.15 23.76 Giá 5.75 3.08 6.75 6.84 6.85 7.64 8.46 Fresh, Chilled, Frozen Shrimp Sản lượng 6,056.47 3,586.48 5,583.99 3,198.12 3,775.49 4,873.57 1,022.79 Giá trị 30.91 22.74 37.20 21.01 23.85 33.70 7.32 Giá 5.10 6.34 6.66 6.57 6.32 6.91 7.16 Prepared, Sản lượng 4,176.83 12,205.88 3,150.35 3,940.18 4,754.53 5,228.34 1,784.61 2 3 4 5 Preserve-d Shrimp Giá trị 27.97 25.87 21.79 27.82 34.61 43.45 16.44 Giá 6.70 2.12 6.92 7.06 7.28 8.31 9.21 Số liệu các trang trại nuôi tôm đạt tiêu chuẩn CoC và GAP của Thái Lan Thailand fisheries Department 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trained Shrimp Farmers 5,548 16,703 N/A N/A N/A N/A Participated Shrimp Farmers 3,069 14,188 N/A N/A N/A N/A CoC Certified Farms 32 82 186 77 59 41 32 114 300 377 436 477 GAP Certified Farms 189 6,417 12,075 9,500 5,146 6,353 189 6,606 18,681 28,181 33,327 39,680 Total 221 6,720 18,981 28,558 33,763 40,157 Sản lượng tôm đánh bắt theo khu vực của nước Australia (2005 – 2009) NSW (New South Wales ) Vic. (Victo-ria) Qld (Queens- land) WA (Western Australia SA(South Australia) Tas. (Tasmania) NT (Northern Territory) Otherb Aust (Australia) 2005- 2006 1 615 25 12 616 3 829 2 070 0 3 031 1 23 187 2006- 2007 1 558 56 11 231 2 758 2 233 0 2 748 5 20 589 2007- 2008 1 910 34 12 520 2 830 2 316 0 2 815 5 22 430 2008- 2009 2 028 32 11 698 6 541 2 188 0 1 454 0 23 941 b Includes Commonwealth fisheries that have been aggregated for reasons of confidentiality– they are, North west slope, Western deep water, Southern squid, Jack mackerel, Macquarie Island, Heard and McDonald Islands, Coral Sea, Cocos and Christmas slands fisheries. Sản lượng tôm nuôi trồng theo khu vực của nước Úc (2005 – 2009) NSW (New South Wales ) Vic. (Victo- ria) Qld (Queens- land) WA (Western Australia SA(South Australia) Tas. (Tasmania) NT (Northern Territory) Aust (Australia) 2005- 2006 241 0 3 300 0 0 0 na 3 541 2006- 2007 199 0 3 085 0 0 0 na 3 284 2007- 2008 200 0 2 888 0 0 0 na 3 088 6 7 8 2008- 2009 164 0 3 821 0 0 0 na 3 985 Tài liệu tham khảo Báo cáo về môi trường 2006: Điều khoản khi nhập tôm vào nước Úc: ABARE fisheries statistic 2005 - 2009 Australia prawn market analysis: Giới thiệu về thị trường Australia: www.ecvn.com Thanes Sriwichailamphan (2007) “Global Food Chains and Environment:Agro-Food Production and Processing in Thailand” Sajin Prachason (2007) “Falling into a Spaghetti Bowl: A Review of the Impact of FTAs on Thailand” Thai frozen foods Associate (2007 -2010) “Export Shrimp of Thailand” report Sompop Manarungsan, Jocelyn O. Naewbanij, Tanapat Rerngjakrabhet (2005) “Thailand country survey”, the World Bank Masahiro Kagawa, Conner Bailey (2003) “Trade Linkages in Shrimp Exports: Japan, Thailand, and Vietnam”, Colorado State University, Auburn University. Dr. Somnuk Keretho (2009) “Exportation of Frozen Shrimpand Rice”, Kasetsart University, Thailand James Wyban (2007) “Thailand’s shrimp revolution” report, AQUA Culture AsiaPacific Magazine E.V. Murray (2007) “Thailand - The Kitchen of The world”, CAB CALLING magazine. Bộ thủy sản, (năm 2007 đã hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam : VASEP Tổ chức lương thực thế giới: FAO Dr. Vu Dzung Tien and Mr. Don Griffiths Shrimp GAP and BMP in Vietnam: Policy, current status and future direction Từ điển mở Wikimedia Cục du lịch Úc Geert Hofstede™ Cultural Dimensions Bộ ngoại giao Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_com_thitruonguc_0028.pdf
Luận văn liên quan