- NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: cho thấy một đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng lãi cho NH. Số
NIM tại CTG luôn lớn hơn VCB mặc dù tỷ trọng chi phí lãi và các chi phí tương tự có cao hơn, nhưng cơ
cấu tài tỷ trọng doanh thu từ lãi của CTG là rất lớn, chiếm 82% tổng thu nhập. Hơn nữa tổng tài sản trong
hai năn 2008 và 2009 của CTG vẫn nhỏ hơn so với VCB, nên NIM cao hơn.
- NNIM: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biện, đo lường thu nhập từ các hoạt động khác của NH ngoại
hoạt động tín dụng. Trong cơ cấu tài sản VCB có sự phân bổ ra các hoạt động ngoài hoạt động tín dụng một
lượng tài sản lớn cho các mục như đầu tư, góp vốn Chính vì điều này mà hàng năm các nguồn tài sản này
đem về cho VCB một khoản thu không nhỏ, nhất là khoản thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ kinh doanh
ngoại hối đem lại khoản thu nhập khá đều đặn hàng năm
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCB), và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (CTG), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Phân tích Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCB),
và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (CTG)
2
Phần I: Giới thiệu chung về hai Ngân hàng
1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) tiền thân là Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam được thành lập từ năm 1963. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành,
VCB đã phát triển và lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng. Bên cạnh lĩnh vực tài chính ngân
hàng, VCB còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... với quy mô và
phạm vi hoạt động cả trong nước và nước ngoài, cụ thể bao gồm: 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 60
Chi nhánh, 1 Trung tâm đào tạo, 4 Công ty con bao gồm 3 Công ty trong nước, 1 Công ty tài chính ở
Hồng Kông, 1 Văn phòng đại diện, 209 Phòng giao dịch và 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết.
VIETCOMBANK cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên được cổ phần hóa tại Việt Nam thông qua
đợt IPO được tổ chức vào tháng 12/2007. Hiện nay VCB hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Hà Nội cấp
ngày 02/06/2008 với vốn điều lệ 12.100.860.260.000 đồng; trong đó cổ đông nhà nước chiếm
90,72%, cổ đông trong nước chiếm 6,87% và cổ đông nước ngoài chiếm 2,4%. Số lượng cổ phiếu
VCB niêm yết trên SGDCK Tp.HCM là 112.285.426 cổ phiếu (chiếm 9,28% vốn điều lệ).
2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VIETINBANK) tiền thân là Ngân hàng Công thương
Việt Nam được thành lập từ năm 1988 dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt
Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, VIETINBANK đã phát triển theo mô hình ngân
hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả
nước. Hiện tại, VIETINBANK có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính trên 90
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Bên cạnh các hoạt động chính của một ngân hàng
thương mại, VIETINBANK còn thực hiện các hoạt động khác như đầu tư vào các công ty con và
công ty liên doanh, liên kết. Đến 31/12/2008, VIETINBANK đã góp vốn vào 4 công ty con với tỷ lệ
sở hữu là 100% vốn điều lệ và 1 Ngân hàng liên doanh với tỷ lệ 50%.
VIETINBANK là ngân hàng quốc doanh thứ 2 được cổ phần hoán tại Việt Nam thông qua đợt IPO
được tổ chức vào tháng 12/2008. Hiện nay VIETINBANK hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
với vốn điều lệ 11.252.972.800.000 đồng trong đó cổ đông nhà nước chiếm 89,23%. Số lượng cổ
3
phiếu VIETINBANK niêm yết trên SGDCK Tp.HCM là 121.211.780 cổ phiếu (chiếm 10,77% vốn
điều lệ).
Phân II: Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán
A/. Kết Cấu Tài Sản:
1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: Tiền mặt là khoản mục tài sản vô cùng quan trọng trong kết cấu tài
sản tại bất kỳ một Ngân hàng nào để đảm bảo tính thanh khoản trong chi trả. Một Ngân hàng giữ tỷ lệ tiền
mặt càng cao thì khả năng chi trả càng tốt. Xong đây cũng là khoản tiền không sinh lợi cho Ngân hàng. Vì
thế Ngân hàng luôn phải giữ tỷ lệ này ở mức thấp nhất nhắm để không lãng phí, nhưng cũng phải đảm bảo
an toàn cho khả năng thanh toán của mình. Tại các Ngân hàng Việt Nam khoản mục này chiếm đa số bằng
tiền mặt, vàng bạc, đá quý chiếm phần không đáng kể.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán (CĐKT) các năm từ 2008 đến 2010 của CTG ta có thể thấy xu hướng nắm
giữa tiền mặt tăng qua các năm. Tuy nhiên nếu so tỷ trọng trong kết cấu tổng tài sản thì tỷ lệ này có xu
hướng giảm đi, năm 2010 tỷ lệ này chỉ ở mức 0.77%. Trên thực tế hoạt động các năm qua CTG không phải
đối mặt với tình trạng thiếu thanh khoản cho các khoản rút tiền của khách hàng. Chỉ số này bên CTG quả lý
khá tốt.
Chỉ số này bên VCB có giảm qua các năm nhưng vẫn luôn giữ ở mức khác cao, năm 2009 chiếm tỷ lệ
1,76%, năm 2010 chiếm 1.7%. do đặc thù bên VCB khách hàng chủ yếu là những doanh nghệp lớn, những
ca nhân, tổ chức gửi tiền với số lượng nhiều, nên lượng tiền một khi khách hàng rút ra khỏi ngân hàng cũng
không nhỏ, chính vì vậy nên VCB luôn phải giữ lượng tiền mặt tương đối lớn để trách nguy cơ đối mặt với
rủi ro về thanh toán.
2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: khoản mục này bao gồm tiền gửi thanh toán và dự trữ bắt buộc.
Trung bình khoản dự trữ bắt buộc tháng 12/2010 của CTG là khoảng 5.220.532 đồng. CTG không giữ quá
nhiều tiền vào tài khoản tiền gửi tại NHNN, chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về dự trữ bắt buộc. bởi lãi suất các
khoản tiền gửi này là không đáng kể, bởi thế CTG có xu hướng giảm khoản mục này qua các năm trong tỷ
trọng tổng tài sản của NH. Ta cũng có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng âm qua các năm.
4
Chung xu hướng với CTG, bên VCB tỷ lệ tiền gửi tại NHNN cũng giảm đáng kể qua các năm với tấc độ
giảm còn mạnh hơn bên CTG. Con số này là năm 2009 giảm 17,63% so với năm 2008, và năm 2010 giảm
67,27% so với năm 2009. Tỷ trọng tiền gửi tại NHNN qua các năm tương ứng chiến 13,77% - 2008, 9,85%
- 2009 sang năm 2010 chỉ còn chiếm 2,68%. Trong đó chủ yếu là tiền gửi bằng VND. Nguyên nhân do
?????????????
3. Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác: nhằm mục đích bù trừ thanh toán giữa các ngân
hàng với nhau. Xu hướng ngày nay các NH ngày càng thiết lập mối quan hệ mật thiết, nhằm cùng nhau phát
triển, tương trợ mở rộng hoạt động của mình cũng như của đối tác.
Khoản tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác ở cả hai NH VCB và CTG tăng mạnh trong những
năm qua. Tại CTG riêng tỷ lệ gia tăng năm 2010 gấp đôi so với năm 2009, cùng với đó là tỷ trọng khoản
mục này trong tổng tài sản cũng tăng lên 13.86%. Đối với VCB luôn được coi là ngân hàng lớn hàng đầu
Việt Nam, nhu cầu thanh toán bù trừ với các NH khác cao, chính vì thế VCB luôn giữ khoản mục này cao
hơn cac NH khác, và tỷ lệ cũng gia tăng nhanh theo năm. Năm 2010 tăng 66% so với năm 2009 và kết thúc
năm 2010 đạt tỷ trọng 25.6% tổng tài sản. Chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục này chủ yếu là tiền gửi tại
các NH khác, ở VCB loại tiền gửi này chiếm gần như tuyệt đối. Tại CTG tiền gửi này mấy năm về trước có
phần thấp, tuy nhiên hai năm trở lại đây con số này cũng tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng cũng rất lớn.
Qua đây ta có thể thấy xu hướng hợp tác giao dịch giữa các NH ngày cang cao.
4. Chứng khoán kinh doanh sẵn sàng bán: đây có thể được coi như loại tài sản dự trữ thứ cấp đảm
bảo cho nhu cầu thanh khoản của NH sau lượng tiền mặt.
Lượng chứng khoán kinh doanh qua các năm của ca hai NH đều giảm qua các năm, đến cuối năm 2010
lượng tài sản này còn trong kết cấu tài sản của hai NH là không đáng kể. Lượng chứng khoán mà VCB luôn
nắm giữa thấp hơn so với bên CTG, và cũng có xu hướng giảm từ việc chiếm tỷ trọng 0.12% trên tổng tài
sản năm 2008, đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn chiếm 0.002%. Trong khi đó tại CTG chỉ còn chiếm một
khoản khá cao, tuy có giảm qua cá năm nhưng kết thúc nưm 2010 vẫn còn chiếm khoảng 0.06% tổng tài
sản, gần gấp 3 lần so với lượng chứng khoán hiện tại mà VCB đang nắm giữ. Với cá loại chứng khoán của
mình CTG dự phòng giảm giá với tỷ lệ rất thấp, chỉ trong khoảng 3% năm 2010, năm 2008 tỷ lệ dự phòng
này có cao hơn vào khoảng 5,5%. Ngược lại tại VCB khoản trích dự phòng cho các loại chứng khoán nắm
5
giữa là rất cao trên 50% năm 2010. Điều này cho thấy có sự dự phòng an toàn lớn cho các loại tài sản nhiều
rủi ro hiện tại mà VCB đang nắm giữ.
Đánh giá chung tình hình dự phòng rủi ro tại NH
Nguồn dự trữ sơ cấp bao gồm các khoản tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác (1+2+3).
Trước tình hình bất ổn tại thị trường trong thời gian qua, cũng như bị rằng buộc bởi những quy định phòng
ngừa rủi ro ngày càng thắt chặt. Các NH không ngừng giai tăng nguồn dựu trữ của mình, đặc biệt là nguồn
dự trữ sơ cấp. Nhìn vào số liệu VCB ta có thể thấy được điều này, hàng năm VCB tăng nguồn dự trữ của
mình lên khoản 20%, tăng sấp xỉ bằng mức tăng tổng tài sản năm 2010. Và tỷ trọng trong kết cấu tài sản
tăng nhanh từ 29.14% - 2008, 34.75% - 2009, 41.56% - 2010. Xu hướng ta cũng có thể thấy trong việc
quản lý quỹ dự phòng tại VCB là tăng cường dự phòng nguồn sơ cấp và giảm bắt dự phòng thứ cấp. Bởi lẽ
nguồn dự trữ thứ cấp chủ yếu là các khoản chứng khoán kinh doanh sẵn sàng bán, trong mấy năm qua tình
hình thị trường CK VN liên tục bất ổn gây ra không ít những khoản lỗ nặng cho nhà đầu tư đối với cả tổ
chức và các nhân.
CTG cũng giai tăng dự phòng của mình không ngừng qua các năm, tấc độ tăng năm sau cao hơn năm trước
rõ rệt, năm 2009 tăng 18.12% so với năm 2008, năm 2010 tăng 84.97%, tỷ trọng tăng từ 13.96% năm 2008,
lên 16.49% năm 2009 và đạt 30.5% năm 2010. Và xu hướng tại CTG cũng giảm mạnh nguồn dự trữ thứ
cấp.
5. Các công cụ tài chính phái sinh và các loại tài sản tài chính khác: đây có thể được coi là khoản
mục kinh doanh các công cụ tài chính mới như: giao dịch các kỳ hạn tiền tệ, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn
tiền tệ. Trong tình hình nền kinh tế ổn định, các giao dịch này có thể đem lại cho NH khoản lợi tức lớn,
nhưng trong nện kinh tế không ổn định, các công cụ tài chính phái sinh này tồn tại nhiều tiềm ẩm rủi ro
trong nó.
Tại VCB được coi là NH lớn, tuy nhiên trong mấy năm gần lại đây, hầu như laooij tài sản này không có
trong cấu trúc tài sản của NH, năm 2010 có phát sinh một khoản không đáng kể chiếm khoảng 0.01% trên
tổng tài sản. Nếu nhìn qua CTG ta có thể thấy, CTG đang có xu hướng điều chỉnh giảm qua các năm, kết
thúc năm 2010 nằm ở tỷ lệ 0.01%, đấy là kết quả của việc năm 2010 CTG giảm so với năm 2009, 74% giá
trị tài sản.
6
6. Cho vay khách hàng: đây là loại hình tài sản luôn chiếm vị trí cao nhất trong kết cấu tài sản của bất
kỳ một ngân hàng nào, vì đây là loại tài sản đặc thù của ngành ngân hàng.
Nhìn vào hai bảng CĐKT thay có thể thấy rõ ràng rằng tỷ lệ cho vay khách hàng của VCB luôn chiếm tỷ
trọng thấp hơn so với bên CTG, nhưng vẫn chiếm trên 55%, và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm vào
khoảng 24% - 25% mỗi năm, tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của tổng tài sản.
Khoản mục cho vay bên CTG tăng nhanh hơn mỗi năm, năm 2010 tăng trưởng tỷ lệ này với 43%, tuy nhiên
tỷ lệ này tăng thấp hơn mức tăng tổng tài sản, nên tỷ trọng năm năm 2010 (62.94%) có giảm hơn so với năm
2009 ( 66.3%).
Để đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng tại các NH ta hãy xem tỷ lệ phân bổ nguồn tín dụng theo
các nhóm nợ khác nhau cảu khách hàng, tương ứng với nó là tỷ lệ trích dự phòng cho các nhóm nợ này theo
quy định.
Tỷ lệ trích dự phòng tại CVB luôn nằm ở mức trên 3% tổng mức cho vay khách hàng, còn ở CTG vào
khoảng trên 1%. Xét cấu trúc nợ của hai NH, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn tại VCB biến động trong vòng khoảng
90% so với tổng mức nợ cho vay, trong khi đó CTG tỷ lệ này luôn ở mức rất cao 98% trong cả hai năm
2009 và 2010.
Cơ cấu nợ NH CTG % thay đổi Tỷ trọng
Cơ cấu nợ 2008 2009 2010
2009 so với
2008
2010 so
với 2009 2008 2009 2010
nợ đủ tiêu chuẩn
114,596,417
160,509,665
230,266,753 40.07% 43.46% 94.90% 98.37% 98.32%
Nợ cần chú ý
3,968,311
1,660,011
2,399,518 -58.17% 44.55% 3.29% 1.02% 1.02%
Nợ dưới tiêu chuẩn
846,985
230,305
924,605 -72.81% 301.47% 0.70% 0.14% 0.39%
Nợ nghi ngờ
803,542
332,955 410,692 -58.56% 23.35% 0.67% 0.20% 0.18%
Nợ có khả năng mất vốn
536,818
437,549
203,241 -18.49% -53.55% 0.44% 0.27% 0.09%
Tổng cộng
120,752,073
163,170,485 234,204,809 35.13% 43.53% 100.00% 100.00% 100.00%
Nhìn vào cơ cấu nợ qua các năm của CTG tỷ lệ các khoản nợ giảm dần theo nhóm, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
luôn chiếm tỷ lệ rất cao 98%, các khoản nợ khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ và tỷ lệ càng thấp xuống qua các năm.
năm 2010 tỷ lệ nợ xấu giảm đi đáng kể chiếm chỉ khoảng 0.09% so với tổng số cho vay. Số liệu này cũng
giải thích vì sao tỷ lệ trích dự phòng các khoản cho vay của CTG là rất nhỏ.
7
Cơ cấu nợ NH VCB % thay đổi Tỷ trọng
Cơ cấu nợ 2008 2009 2010
2009 so
với 2008
2010 so
với 2009 2008 2009 2010
nợ đủ tiêu chuẩn 104,529,600 130,088,700 154,540,431 24.45% 18.80% 92.67% 91.86% 87.40%
Nợ cần chú ý 3,061,320 8,033,742 17,293,379 162.43% 115.26% 2.71% 5.67% 9.78%
Nợ dưới tiêu chuẩn 921,191 440,649 996,898 -52.17% 126.23% 0.82% 0.31% 0.56%
Nợ nghi ngờ 813,087 394,977 300,388 -51.42% -23.95% 0.72% 0.28% 0.17%
Nợ có khả năng mất
vốn 3,467,767 2,663,058 3,682,810 -23.21% 38.29% 3.07% 1.88% 2.08%
Tổng cộng 112,792,965 141,621,126 176,813,906 25.56% 24.85% 100.00% 100.00% 100.00%
Trong cấu trúc các khoản cho vay khách hàng của VCB ta thấy tỷ lệ nợ cho vay ở nhóm dưới chuẩn khá
cao, nếu xét tỷ lệ này so với CTG luôn ở mức cao hơn trong bất ký nhóm nợ dưới chuẩn nào. Đây cũng là
nguyên nhân khiến VCB phải trích nguồn dự phòng lớn trong các năm.
Nhìn cả hai NH ta thấy một điểm chung là tình hình nợ nhóm 5 có xu hướng giai tăng vào năm 2010, đây là
dấu hiệu không tốt cho hoạt động. Nhưng điều này cũng cho thấy tình hình kinh tế năm qua không khả
quan, các khách hàng vay tiền không có khả năng trả nợ tăng lên.
Tuy nhiên theo Camels tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ <= 3% là có thể chấp nhận được. (Nợ xấu bao gồm nợ
nhóm 3,4,5), cả hai NH đều đáp ứng được tiêu chuẩn này.
7. Chứng khoán đầu tư: một trong những kênh đầu tư của NH luôn chiểm tỷ trọng cao, chỉ đứng thứ
2 sau khoản cho vay khác hàng trong cơ cấu tài sản.
Trong loại hình tài sản này ta có thể thấy rõ hai xu hướng có vẻ trái ngược nhau tại hai NH. Trong khi tỷ lệ
nắm giữ CKDT năm 2010 so với 2008 ở VCB giảm đi khoảng 20%, chiếm tỷ trọng 10,72% tổng tài sản, thì
ở CTG con số này tăng lên đáng kể. Năm 2009 có giảm đi chút ít nhưng sang năm 2010 tăng lên nhanh
58%, chiếm 16,75% tổng tài sản. Loại CK hai NH nắm giữ tỷ lệ cao đấy là CK đầu tư sẵn sàng bán, tại CTG
chiếm tỷ lệ trên 90%, tại VCB tỷ lệ có thấp hơn khoảng trên 60%. Điều này cho thấy tính chất đầu tư chứng
khoán ở đây của các NH CTG cao hơn rất nhiều so với ở VCB.
Trong cơ cấu CKDT sẵn sàng bán của VCB và CTG chiếm tỷ trọng cao là CK nợ, nếu năm 2009 tỷ nắm giữ
trái phiếu chính phủ cao hơn thì sang năm 2010, chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng phát hành tại 02
NH nắm giữ lại cao hơn so với trái phiếu chính phủ. Đấy là hiện tượng năm 2009 NHNN phát hành trái
phiếu buộc các NHTM phải mua vào, tỷ lệ chênh lệch này có thể thấy rất rõ trong cơ cấu tại CTG.
8
Trong khoản mục CKDT giữ đến ngày đáo hạn thì loại CK đầu tư ủy thác cho tổ chức tại nước ngoài luôn
chiếm tỷ trọng cao đều qua các năm, trong khi đó ở CTG tỷ lệ này bằng 0. Điều này cho ta cái nhìn về lĩnh
vực đầu tư của VCB đa dạng hơn.
Chứng khoán luôn là lại tài sản có rủi ro cao, đặc biệt là loại do tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế phát hành.
Số tiền đầu tư vào CK năm 2010 nếu nhìn con số tuyệt đối sẽ thấy bên CTG đầu tư gần gấp đôi so với số
tiền VCB bỏ vào. Trong khi VCB có xu hướng giảm thì CTG lại có xu hướng tăng lên. Khoản trích dự
phòng giảm giá tại VCB cũng luôn ở mức cao hơn, so với CTG. Năm 2010 tại CTG trích dự phòng 0.44%,
thậm chí các năm trước NH này còn không trích bất kỳ một khoản nào cho dự phòng giảm giá CKDT điều
này cho thấy CTG có khả năng đối mặt với rủi ro cao một khi các loại CK mà họ đầu tư giảm giá. Ở VCB
trích cho năm 2009 là 1,31%, năm 2010 là 0,97%, điều này cũng hợp lý cho những biến động bất thường
trên thị trường CK những năm gần đây. Con số này làm giảm tổng TS VCB đi 0,1% các năm.
8. Góp vốn, đầu tư dài hạn: Ngày nay các NH luôn có xu hướng đang hạng hóa hoạt động đầu tư của
mình bên cạnh những hoạt động truyền thống khác, khoản mục này bao gồm vốn góp vào các cty liên
doanh, liên kết và các đầu tư dài hạn khác.
Tỷ lệ này ở CTG chiếm một tỷ lệ khác nhỏ, và có xu hướng tăng qua các năm nhưng không chiếm tỷ trọng
đáng kế cho cơ cấu tổng tài sản. Trong khi đó lại VCB tỷ lệ tăng trưởng có thấp hơn nhưng tỷ trọng khoản
mục này trong lại khá cao chiếm từ 1,3% đến 1,4%.
Nếu nhìn vào cơ cấu đầu tư các khoản mục con trong mục này ta sẽ thấy được sự đa dạng đầy tư tại VCB,
chiếm tỷ trọng đầu tư chủ yếu vào các công ty nhà nước, các NHTM, công ty hoạt động trong những lĩnh
vực then chốt như dầu khí, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, bất động sản…cơ cấu đầu tư tại CTG ít đa
dạng hơn, chỉ trong một, hai lĩnh vực điển hình như NH, cty vàng, cty tài chính.
Đặc biệt tỷ lệ trích dự phòng đầu tư tại VCB cũng chiếm tỷ lệ cao chiếm 2,84% năm 2009, và 3,92% năm
2010. Con số này cũng làm tổng tài sản VCB giảm đi 0,05% năm 2010. Trong khi đó CTG hầu như hoàn
toàn không trích dự phòng cho các khoản đầu tư này qua các năm. Và điều này không làm cho tổng TS của
CTG giảm đi chút nào trong hiện tại, nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến tương lai một khi thị trường có sự
biến động lớn.
9
9. Tài sản cố định: Nhìn trong cơ cấu tài sản cố định tại 02 NH ta có thể thấy bên VCB loại hình này
chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Quy mô VCB luôn được coi là lớn xong nếu nhìn vào con số tuyệt đối trong phần tài
sản cố định ta có thể thấy chỉ bằng khoảng ½ tổng tài sản cố định của CTG, tấc độ tăng trưởng có tăng qua
các năm nhưng không tăng nhanh bằng tấc độ tăng của tổng tài sản nên ta sẽ thấy tỷ trọng của loại hình tài
sản này giảm qua các năm, năm 2010 chỉ còn khoảng 0.55%, vào khoảng 1.600 tỷ. Đối với CTG kết thúc
năm 2010 tài sản cố định vào khoảng 3.300 tỷ đồng, chiếm 0.9% tổng tài sản.
Xét trong cơ cấu các loại hình tài sản hình thành nên TSCD. cả hai NH chiếm tỷ trọng lớn vẫn là phần tài
sản cố định hưu hình, phần tài sản cố định vô hình tại VCB chiếm trên 20% trong tổng mức TSCD, có xu
hướng tăng trong năm 2010. Trong phần tài sản cố đinh hữu hình tại CTG chiếm tỷ lệ cao hơn, trong đó có
một phần tiền thuê đất mà CTG tính vào làm TSCD vô hình, con số này khá lớn chiếm khoảng 1/3 tổng số
TSCD vô hình hàng năm của NH.
10. Tài sản có khác: bao gồm các khoản phải thu, chi phí sản xuất dở dang, các khoản lãi, phí
phải trả...
Khoản mục này tại CTG tăng mạnh qua các năm 2009 tăng 70%, năm 2010 tang 60%, tỷ trọng qua các năm
cũng tăng từ 1.95% lên 2.79% năm 2010. Loại hình tài sản chiếm chính trong đó là các khoản lãi, phí phải
trả, các khoản mục tài sản khác như đầu tư vào các tài sản cho thuê tài chính.
Khoản mục trong cơ cấu của VCB cũng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng cao cũng là các khoản phải thu,
lãi, phí phải thu.
B/. Kết Cấu Nguồn Vốn:
CTG VCB
Tiền gửi của khách hàng:
Tỷ trọng:
62.83% 60.93% 56.00%
121,634,466 148,530,242 205,918,700
Tiền gửi huy động giảm từ 2008 đến 2010. Lý
do: Năm 2009, 2010, tình hình lãi suất biến
động, các NH gặp vấn đề về thanh khoản dẫn
Tiền gửi của khách hàng:
70.77% 66.17% 66.55%
157,067,019 169,071,562 204,725,600
Tiền gửi năm 2010 tăng đáng kể so với
năm 2009 vì năm 2010 là năm đầu tư
không hiệu quả nên khách hàng gửi tiền
10
đến cuộc chạy đua ls. Tuy nhiên, CTG gần
tham gia vào cuộc đua này -> lượng tiền gửi
"chảy" qua các NH khác có ls huy động cao.
tại NH xem là nơi trú ẩn an toàn, bảo toàn
vốn. Trong cuộc chạy đua lãi suất NH k có
tên trong danh sách những NH huy động
lãi suất cao nhưng lượng tiền gửi tăng điều
này chứng tỏ thương hiệu và độ tin cậy
của khách hàng vào NH cao.
So sánh 2 NH thì ta thấy VCB tốt hơn CTG
Tiền gửi và vay các TCTD khác
4.56% 6.16%
8,824,710 15,012,157 35,096,720
.
Tiền gửi và vay các TCTD khác của CTG có
tăng qua các năm nhưng không đáng kể, điều
này chứng tỏ ngân hàng không thực hiện các
ngân hàng khác vay mà chỉ tập trung cho vay
khách hàng không phải là tổ chức tín dụng
Tiền gửi và vay các TCTD khác
10.77% 15.20%
23,900,514 38,835,516 59,529,030
Tiền gửi và vay năm 2010 tăng vọt do
năm 2010 đã khắc phục được tình trạng
khủng hoảng, NH đi vào hoat động và cho
vay nhiều hơn khi tt19 đã mở so với tt13
Năm 2010 là năm có nhiều biến động, tìn hình kinh tế vẫn còn khó khăn nên VCB cho các
TCTD vay là cách an toàn và hiệu quả
Vốn của TCTD
4.19% 4.65% 4.15%
8,109,648 11,341,317 15,262,068
Tỷ lệ này chiếm < 10% tổng nguồn vốn. Do NH
sử dụng đòn bẩy tài chính (tài trợ bằng nợ
nhiều).
Vốn của TCTD
5.48% 4.75%
12,164,475 12,146,020 14,255,875
Vốn của VCB năn 2009 giảm so với năm
2008 nhưng không đáng kể vì năm 2009
tình hình kinh tế gặp khủng hoảng toàn
cầu từ Mỹ. Năm 2010 thì vốn tăng đáng
kể cho thấy dấu hiệu phục hồi của nền
kinh tế và hoạt động hiệu quả của ngân
hàng
Vốn của CTG tăng cao hơn VCB trong năm 2010 chứng tỏ CTG chưa sử dụng vốn hiệu quả.
Phần III: Kết Cấu Lỗ - Lãi
1. Thu nhập thuần từ lãi vay: đây là khoản mục mang lại doanh thu chính cho các hoạt động của
NH, tại CTG chiếm khoản 82% tổng thu nhập mỗi năm, bên VCB có phần nhỏ hơn chiếm khoản 60% năm
11
2010, bởi hoạt động VCB có sự đang dạng cá hoạt động hơn (nhìn vào cơ cấu phẩn tài sản VCB ta có thể
thấy rõ điều này).
Tình hình hoạt động tại 02 NH năm 2009 không được tốt, thu nhập lãi thuần có phần giảm đi so với năm
2008, nguyên nhân do có cuộc đua lãi suất. trong khi lãi suất huy động tiền gửi tăng cao trên thị trường thì
đầu ra – tiền cho vay lại bị khống chế ở biên độ không vượt quá 150% lãi suất con bản, chính vì thế làm
bieenn độ cho giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi rất thấp.
2. Thu từ hoạt động dịch vụ: Đây là khoản thu lơn thứ hai sau thu nhập từ lãi: các hoạt động dịch
vụ trong NH bao gồm dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, nghiệp vụ bảo lãnh, ủy thác, đại lý. Doanh thu thuần từ
hoạt động dịch vụ bên VCB tăng lên hàng năm, chiếm 9.24% năm 2010 có giảm hơn so với năm 2009. Xét
về cơ cấu chi phí của các hoạt động dịch vụ, ta cũng có thể thấy xu hướng tăng tỷ trọng chi phí hàng năm,
nguyên nhân do sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các NH, buộc các NH phải cải tiến chất lượng phục vụ
khách hàng và làm tăng chi phí. Xong tỷ lệ chi phí cho các hoạt động này chiếm chỉ vào khoảng 32% so với
doanh thu nhận được.
Tại CTG thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng rất mạnh qua các năm, và tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập
thấp hơn so với bên VCB, có xu hướng giảm qua các năm, giảm từ 25.54% - 2008, 23.43% - 2009, 18.84%
- 2010, cho thấy CTG đang quản lý chi phí các hoạt động dịch vụ tốt.
3. Thu từ các khoản khác ( nhóm tự gộp vào nhận xét): gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh
ngoại hối và đầu tư chứng khoán.
Các khoản mục doanh thu này từ VCB chiếm tỷ lệ khá lớn trong đó phần chiếm tỷ trọng cao là kinh doanh
ngoại hối, hàng năm đem về khoản lợi nhuận khá ổn định và không nhỏ cho VCB. tuy nhiên với những biến
động trong tình hình ngoại tệ năm qua ở thị trường VN, khoản thu năm 2010 có phần suy giảm hẳn so với
năm 2009. Do cơ đấu giảm đầu tư vào chứng khoán, nên phần thu nhập từ khoản mục này cũng có xu hướng
giảm theo, đấy là điều tất nhiên.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối ở CTG năm 2010 khả quan hơn rất nhiều năm 2009, khi mà CTG hoạt
động không thành công năm 2009 đem về cho NH khoản lỗ khá lớn thì năm 2010 NH đac thu được khoản
lợi nhuận lớn. đặc biệt trong năm 2010 hoạt động đầu tư CK ở CTG không thành công, cả hai hoạt động
mua bán cũng như đầu tư đều thua lỗ khoản lớn. Nhớ lại phần kết cấu tài sản của CTG ta sẽ thấy họ tăng
12
trong chứng khoán đầu tư năm 2010 lên 58%, nhưng hoạt động này lại thua lỗ dẫn đến hiệu quả sử dụng tài
sản không hiệu quả.
4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước phòng ngừa rủi ro tín dụng, so sánh tỷ lệ này
tại hai NH cho ta thấy được hiệu quả sử dụng tài sản cũng như quản lý chi phí tại NH. Nếu tỷ lệ lợi nhuận
của VCB trước phong ngừa rủi ro chiếm khoản 70% qua các năm thì bên CTG con số này chỉ khoản trên
dưới 50%. Điều này cho thấy việc VCB hoạt động với chi phí thấp hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
5. Chi phí phòng ngừa rủi ro tín dụng: đây là chi phí cần thiết và bắt buộc đối với bất kỳ NH nào.
Tỷ lệ trích phong ngừa rủi ro tín dụng biến động qua các năm. Ở cả hai NH trích khoản phòng ngừa khá lớn
trong năm 2008 – đây là thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, và lẽ tự nhiên khi NH
trích tỷ lệ phòng ngừa cao như vậy. Đến năm 2009, khi tình hình đã ổn định trở lại các NH giải tỷ lệ phòng
ngừa xuống, ở CTG từ 34.8% xuống cong 11.9% so với tổng lợi nhận kinh doanh nhận được, và chiếm tỷ
trọng còn 5.25% tổng lợi nhuận CTG thu được. Trong khi bên VCB giảm từ 47.19% xuống còn 13.61%
tổng doanh thu nhận được và chiếm 8.49% tổng thu nhập từ hoạt động. Sang năm 2010 khi mà các NH bắt
đầu bị quản lý rủi ro chặt chẽ hơn bởi thông tư 13 của chính phủ về việc an toàn vốn. Buộc các Nh phải trích
lập phong ngừa nhiều hơn để đáp ứng được như cầu. Trên thực tế không một NH nào muốn trích lập phòng
ngừa rủi ro cao cho các hoạt động của mình, vì nó sẽ làm giảm tổng tài sản xuống cũng như giảm thu nhập
từ hoạt động.
Nhìn lại phần trích rủi ro tín dụng ở 02 NH ta thấy CTG trích dự phong rủi ro cho hoạt động tín dụng của họ
cực ký thấp, nhưng nếu so tổng tỷ lệ rủi ro tín dụng với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng, cũng như tỷ lệ so với tổng thu nhập hoạt động thì lại chiếm tỷ trọng cao hơn so
với khoản dự phòng mà VCB trích lập.
Trước những quy định an toàn vốn được đưa ra, dường như VCB ít bị biến động hơn, cụ thể khoản dự
phòng của họ năm 2010 tăng 89% trong khi đó khoản dự phòng mà CTG trích lập năm 2010 tăng lên gấp
gần 5 lần chiếm tới 20.4% tổng thu nhập từ hoạt động của CTG.
Phần IV: Phân tích rủi ro và tỷ suất sinh lời đánh giá theo mô hình CAMELS
STT CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG VCB CTG
Chuẩn 2008 2009 2010 2008 2009 2010
1 CAPITAL ADEQ UACY
13
a) VCSH/TTS 6.21% 6.54% 6.90% 6.37% 5.16% 4.94%
b) CAR 8% 8.9 8.11% 8.09% 8.06%
2 ASSET QUALITY
a) Chất lượng khoản cho vay
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay 3% 4.61% 2.47% 2.82% 1.81% 0.61% 0.66%
3 MANAGEMENT
4 EARNINGS
a) ROA 1.14% 1.54% 1.37% 0.93% 1.18% 0.93%
b) ROE 20.85% 32.48% 29.49% 22.25% 25.34% 22.37%
c) NIM 2.98% 2.54% 2.78% 3.71% 3.25% 3.29%
d) NNIM 1.07% 1.02% 0.87% 0.78% 0.71% 0.77%
e) NBOM 2.80% 2.27% 2.28% 233,824 255,365 225,038
f) EPS 2,096.18 3,259.89 3,306.13 6.77% 8.76% 11.94%
g) Earnings Spread 5.40% 4.59% 5.13% 17.98% 17.28% 31.23%
h) EPS 2,338 2,554 2,250
g) Tỷ lệ thu nhập ròng từ hoạt động
dịch vụ trong lợi nhuận trước thuế 30% 23.79% 19.77% 19.28%
5 LIQ UIDITY
a) Tỷ số giữa cho vay ròng/tổng TS 48.90% 53.62% 55.64% 61.26% 66.30% 62.94%
b) Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn
sử dụng để cho vay trung dài hạn 30%
c) Tỷ số giữa tiền mặt và số dư tiền
gửi tại các NH khác so với tổng TS 15.25% 20.33% 27.30%
d) Tỷ số giữa tiền mặt và chứng
khoán chính phủ so với tổng tài sản
6 SENSITIVITY
1. Mấc độ an toan vốn: đây là chỉ tiêu quan trọng trong quản lý rủi ro NH.
- Chỉ tiêu VCS H/TTS: cho thấy một đồng tài sản NH được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn, ta
thấy tỷ số này tại VCB đảm bảo an toàn hơn, luôn cao hơn so với CTG, đáng nói nhất trong những
năm gần đây tỷ lệ này tại CTG có xu hướng giảm đi đáng kể, trong khi đó bên VCB lại có xu hướng
tăng lên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của họ.
- Chỉ tiêu CAR: VCSH/TTS (đã hiệu chỉnh rủi ro): số liệu hai năm 2008,2009 cho thấy không có sự
khác biệt lớn ở hai tỷ số này tại VCB trong khi tại CTG lại có sự biến động khá lớn, điều này cho
thấy hiện tại VCB đang nắm giữ nhiều tài sản rủi ro hơn trong năm 2009.
14
2. Chất lượng tài sản có: được đánh giá bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay:theo tiêu chuẩn
đánh giá NH tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này <= 3% là tốt. ta thấy tại VCB chỉ có năm 2008 tỷ lệ này là cao
4,61%, và giảm xuống dưới ba trong hai năm gần đây. Tỷ lệ nợ xấu tại CTG luôn giữ ở mức rất nhỏ,dưới
1% trong hai năm qua. Điều này ta cũng có thể thấy được tỷ thong qua cơ cấu các nhóm nợ tại CTG, tỷ lệ
nợ cho vay đủ tiêu chuẩn đạt 98%.
3. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi:
- ROA: Thu nhập sau thuế/TTS, cho thấy một đồng tai sản sinh ra bao nhiêu đồng thu nhập. Tại VCB
tỷ suất sinh lời tài sản luôn cao hơn CTG
- ROE: tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, qua các năm con số này tại VCB cũng lớn hơn đáng kể so với
CTG.
- Phân tích Dupont: ta có thể phân tích dupont để thấy được nguyên nhân
Tình hình tại CTG:
PT DUPONT
Net Profit Margin 20.75% 29.69% 23.04%
Asset Utilization 4.49% 3.97% 4.03%
Equity Multiplier 23.87 21.50 24.09
ROA tăng vào năm 2008, sau đó giảm lại vào năm 2009. ROE biến động tương tự ROA. Dựa vào
phân tích Dupont: ROE 2008 tăng là do tỷ lệ sinh lời hoạt động của CTG tăng mạnh (trong khi hiệu
suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính giảm). Lý do: năm 2009, thị trường vốn biến động, CTG đã
tận dụng cơ hội để tăng thu nhập, giảm chi phí. Tuy nhiên, ROE giảm vào năm 2010, nguyên nhân
do NPM giảm (trong khi hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính tăng). Lý do: năm 2010, thị
trường NH phát triển chậm lại, NHNN ổn định kinh tế vĩ mô, có xu hướng thắt chặt tiền tệ sau khi
nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế 2009 phục hồi sau khủng hoảng 2008 -> CTG cũng chịu ảnh
hưởng bới xu thế chung -> ROE 2010 giảm so với 2009.
Tình hình tại VCB
PT DUPONT
Net Profit Margin 28.49% 42.48% 36.59%
Asset Utilization 4.01% 3.63% 3.73%
Equity Multiplier 18.25 21.04 21.58
- ROE tăng manh từ năm 2008 ->2010 do
15
+ Thứ nhất: tỷ trọng EM thay đổi khá nhiều. Ta thấy tỷ trọng EM cho thấy bao nhiêu đồng tài sản
được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn chủ sở hữu và VCB phải dựa vào nguồn vay nợ là khá nhiều. Tỷ lệ EM
cao chứng tỏ là Tổng tài sản tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu.
+ Thứ hai: ROE vào năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 nhờ tỷ lệ NPM tăng từ 28,49% ->42,48% do
năm 2009 LNST tăng hơn 40%. Năm 2009 LNTT/ tổng thu từ hoạt động tăng từ 37,34%->53,89% nhưng
đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 47,95% chứng tỏ trong năm 2010 VCB chưa kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt
động. Có thể lý giải cho tình trạng này là do: thu nhập từ lãi giảm trong khi chi phí lãi lại tăng cao trong
năm 2010 do NHNN thực hiện ổn định CSTT, các NH cạnh tranh gay gắt, thu hẹp biên độ giữa lãi tiền gửi
và tiền vay.
+ Thứ ba: ta thấy từ năm 2009 ->2010 tỷ số tổng thu từ hoạt động/ tổng tài sản giảm từ 4.01% còn
3,63% trong năm 2009 và chỉ tăng nhẹ lên 3,73% trong năm 2010, VCB vần xem xét các chính sách liên
quan đến danh mục đầu tư tài sản. Sự sụt giảm ở tỷ lệ này năm 2009 có thể lý giải do trongnăm 2009 thị
trường ngành NH gặp nhiều khó khăn, chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu từ của VCb giăm
mạnh, chủ yếu là nguồn thu từ lãi vay nhưng không đủ bù đắp được.
- NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: cho thấy một đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng lãi cho NH. Số
NIM tại CTG luôn lớn hơn VCB mặc dù tỷ trọng chi phí lãi và các chi phí tương tự có cao hơn, nhưng cơ
cấu tài tỷ trọng doanh thu từ lãi của CTG là rất lớn, chiếm 82% tổng thu nhập. Hơn nữa tổng tài sản trong
hai năn 2008 và 2009 của CTG vẫn nhỏ hơn so với VCB, nên NIM cao hơn.
- NNIM: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biện, đo lường thu nhập từ các hoạt động khác của NH ngoại
hoạt động tín dụng. Trong cơ cấu tài sản VCB có sự phân bổ ra các hoạt động ngoài hoạt động tín dụng một
lượng tài sản lớn cho các mục như đầu tư, góp vốn…Chính vì điều này mà hàng năm các nguồn tài sản này
đem về cho VCB một khoản thu không nhỏ, nhất là khoản thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ kinh doanh
ngoại hối đem lại khoản thu nhập khá đều đặn hàng năm.
4. Thanh khoản: Khả năng thanh toán của NH
- Tỷ số cho vay ròng/TTS: ỷ lệ này ở CTG luôn ở mức cao trên 60% trong khi VCB có tỷ lệ thấp hơn.
Bởi VCB có sự phân bổ tài sản nhiều hơn vào các hoạt động khác,
- Nguồn dự trữ sơ cấp và thứ cấp (xem trong mục kết cấu tài sản đã phân tích ở trên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ch9_nhom5_tt_5728.pdf