Tiểu luận Phân tích STB – quyết định nên đầu tư năm 2012

1. Việc Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có những bước phát triển nhanh chóng. Các NHTM Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường các mối quan hệ với các NH nước ngoài tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới. 2. Mở cửa nền kinh tế giúp các NHTM Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các NH nước ngoài, mở chi nhánh ở nước ngoài. Hiện Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần, đó là: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ). Bên cạnh việc hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong nước như Hoàng Anh Gia Lai, Trường Hải Auto, COMECO, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank. Sacombank còn hợp tác với Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY).

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích STB – quyết định nên đầu tư năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận PHÂN TÍCH STB – QUYẾT ĐỊNH NÊN ĐẦU TƯ NĂM 2012 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bạn đang có một số vốn nhất định và không muốn để tiền nhàn rỗi? Bạn muốn đầu tư chứng khoán nhưng đang phân vân không biết nên đầu tư vào mã nào? Với đề tài dựa trên phân tích ma trận SWOT sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trên tình hình kinh tế như hiện nay. Qua quá trình tìm hiểu, nhóm đầu tư quyết định chọn STB - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - SACOMBANK để phân tích và từ đó khuyên bạn nên đầu tư vào STB trong năm nay. STB hiện là một Blue – chips trên thị trường chứng khoán hiện nay. Loại cổ phiếu Blue – chips thường được hiểu là có thu nhập ổn định, cổ tức thấp và độ rủi ro thấp và như là cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn. Một cổ phiếu được coi là blue- chips phải là một cổ phiếu của công ty có tiêng tăm, có doanh thu ổn định và không có nợ quá mức cho phép. Phần lớn cổ phiếu Blue – chips thì luôn được trả cổ tức đều đặn, ngay cả khi hoạt động kinh doanh trở nên xấu hơn bình thường. Khi muốn đầu tư vào một cổ phiếu tương đối an toan, ổn định, thì Blue – chips luôn là lựa chọn hàng đầu, cho dù giá cổ phiếu loại này tương đối cao. 2. TỔNG QUAN VỀ STB - Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Tên giao dịch quốc tế: Sai Gon Thuong Tin Comercial Joint Stock Bank. - Tên viết tắt: SACOMBANK - Lịch sử hình thành: Được thành lập năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại TP.HCM với các nhiệm vụ chính là huy động vốn cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Năm 2002, vốn điều lệ của Sacombank tăng cao khi được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đầu tư 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005, Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank. - Lĩnh vực kinh doanh:  Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;  Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;  Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;  Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;  Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;  Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;  Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;  Hoạt động thanh toán;  Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác. - Ngày giao dịch đầu tiên: 12/07/2006. - Sàn giao dịch: HOSE. - Ngành nghề: Tài chính – ngân hàng. - Khối lượng niêm yết đầu tiên: 189,947,299. - Giá niêm yết: 78000 đồng/Cổ phiếu. - Khối lượng niêm yết: 917,923,013. - Cổ Phiếu Quỹ: 0 - Khối lượng đang lưu hành: 917,923,013. - Nước ngoài được phép mua: 322,190,299 (35.1%). - Nước ngoài sở hữu: 130,108,433 (14.17%). 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH STB 3.1 DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN SACOMBANK Nguồn: Sacombank CHỈ TIÊU 2010 2009 2008 2007 2006 1. Doanh thu 11,801,56 6 7,137,79 9 7,161,08 2 3,383,00 2 1,647,75 3 2. Lợi nhuận trước 2,560,442 2,174,93 1,109,92 1,581,97 611,328 thuế 9 7 1 3. Lợi nhuận sau thuế 1,871,696 1,670,55 9 954,753 1,397,89 7 470,128 3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Chỉ tiêu Q3 2011 Q2 2011 Q1 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 74% 78% 80% 80% 84% 79% 79% Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 26% 22% 20% 20% 16% 21% 21% Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 91% 90% 90% 90% 90% 89% 89% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 974% 948% 927% 982% 884% 782% 779% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 9% 10% 10% 9% 10% 11% 11% Thanh toán hiện hành 109% 111% 118% 121% 127% 104% 101% Thanh toán 109% 111% 118% 121% 127% 104% 101% Thanh toán nợ ngắn 13% 13% 14% 13% 13% 16% 7% Vòng quay Tổng tài sản 1% 1% 1% 2% 2% 3% 2% Vòng quay tài sản ngắn hạn 1% 1% 1% 3% 3% 3% 2% Vòng quay vốn chủ sở hữu 8% 9% 9% 24% 19% 24% 17% Vòng quay Hàng tồn kho 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 14% 17% 17% 22% 30% 15% 47% Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 0% 0% 0% 1% 2% 1% 2% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 3% 4% 4% 14% 16% 12% 19% Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC 14% 17% 19% 24% 35% 16% 63% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 51% 65% 89% 65% 0% 112% 105% Vốn chủ sở hữu 7% 34% 48% 33% 36% 6% 156% Tiền mặt 42% 11% 49% 46% 3% 154% 18% Nhận xét: Dựa vào tình hình tài chính Sacombank, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của Sacombank đang xuống dốc đáng kể, Từ quý 1 năm 2011 tới quý 3 năm 2011: Thanh khoản hiện hành giảm từ 118% -> 109%; Lợi nhuận trước thuế /Doanh thu thuần giảm từ 17% -> 14%; Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu giảm mạnh từ 89% xuống còn 51%; Vốn chủ sở hữu giảm từ 48% xuống còn 7%. 4. PHÂN TÍCH SWOT 4.1 ĐIỂM MẠNH: a. Tổng quát: - Về cơ cấu tổ chức: - Về mạng lưới: - Về sản phẩm, dịch vụ - Công nghệ, chất lượng dịch vụ cao - Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào - Các thành tích đạt được - Về cơ cấu tổ chức b. Chi tiết: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín – Sacombank không chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng mà còn mở rộng kinh doanh sang lĩnh nhiều lĩnh vực khác. Sacombank có các công ty trực thuộc điển hình như - Sacombank – SBJ : công ty vàng bạc đá quý - Sacombank – SRL: công ty cho thuê tài chính - Sacombank – SBA: công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - Sacombank – Cambodia Pic : Sacombank chi nhánh Campuchia - Sacombank – SBR : công ty kiều hối Sự đa dạng trong ngành nghề hoạt động kinh là một thế mạnh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín. Điều này giúp mở rộng quy mô và thương hiệu của ngân hàng Sacombank, ngoài ra đầu tư vào các lính vực tài chính còn là cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngân hàng Sacombank. - Về mạng lưới: Sacombank là ngân hàng lớn thứ 6 Việt Nam về mạng lưới hoạt động, điểm giao dịch ATM và tổng tài sản. Hiện nay, các chi nhánh của Sacombank đã có mặt khắp 47/63 tỉnh thành tại Việt Nam và các nước Lào, Camphuchia. - Về sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng Sacombank có định hướng phát triển rõ ràng tập trung vào thị trường khách hàng cá nhân, do đó thế mạnh của ngân hàng này là cung cấp các dịch vụ sản phẩm bán lẻ. Điển hình như hiện nay, khi nhắc đến thanh toán quốc tế, người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến Sacombank – SBR (công ty kiều hối) …. - Dịch vụ Phone Banking Sacombank - Ngoài ra Sacombank đã phối hợp với ngân hàng ANZ phát hành thẻ vừa có thể rút tiền tại máy tự động ATM, vừa có thể dùng ngay thẻ để thanh toán giao dịch tại các cửa hàng mua sắm dịch vụ đang là đại lý chấp nhận thanh toán thẻ cho hai ngân hàng này. - Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức giới thiệu sản phẩm thẻ trả trước quốc tế - Sacombank Lucky Gift Card - cung cấp cho khách hàng một lựa chọn độc đáo về quà tặng mà người mua thẻ có thể ấn định giá trị của món quà từ 100.000 đồng đến 14.000.000 đồng - Sacombank đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ nhằm mở rộng phạm vi sử dụng và gia tăng tiện ích cho chủ thẻ Sacombank trong và ngoài nước. Theo đó, các tính năng của thẻ ghi nợ nội địa PassportPlus và thẻ Viễn Thông A Club Card của Sacombank được mở rộng từ việc chỉ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại máy ATM của Sacombank, nay chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch: thanh toán hàng hóa, tra cứu số dư, rút tiền mặt, sao kê tài khoản, chuyển khoản tới thẻ Sacombank. Theo các tổ chức xếp hạng tín dụng, Sacombank được đánh giá là ngân hàng triển vọng ổn định - Công nghệ, chất lượng dịch vụ cao Sacombank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống Ngân hàng lõi T24, và trong năm 2009 đã nâng cấp từ phiên bản R5 lên R8 (hiện đang được nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng), xây dựng trung tâm dữ liệu (datar center-DC) hiện đại và trung tâm dịch vụ khách hàng (Contact center-CC) để phục vụ khách hàng những sản phẩm tiện ích nhất. Trên cơ sở phần mềm hiện đại này, Sacombank đã có những sáng tạo, cải tiến đột phá về mặt đa dạng hóa sản phẩm, quản trị dữ liệu ngân hàng, quản trị rủi ro, phát triển thị trường. Từ nền tảng trên, Sacombank đã và đang triển khai các ứng dụng mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị để phục vụ ngân hàng ngày một tốt hơn. - Với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, với những đối tác công nghệ uy tín, cùng đội ngũ cán bộ IT chất lượng cao và nhiều kinh nghiệm, Sacombank đã sẵn sang bứt phá trong hành trình áp dụng công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực ngân hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp - Uy tín Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn lớn nhất Việt Nam và là Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ đứng thứ 5 trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Điều đó cho phép Sacombank đáp ứng an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. Với 112 điểm giao dịch trên khắp cả nước, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống mạng lưới rộng nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. - Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào Do tính đặc thù của sản phẩm ngân hàng là vô hình, chất lượng sản phẩm bao gồm cả chất lượng phục vụ và chủ yếu là bán hàng trực tiếp nên trình độ nghiệp vụ và thái độ nhân viên phục vụ có ảnh hưởng quyết định đến doanh số bán hàng và uy tín của ngân hàng. Theo báo cáo thường niên năm 2009, trình độ đội ngũ nhân viên của Sacombank là: 1,9% trên đại học, 68,2% đại học, 20,4% cao đẳng, 9,5% là trình độ khác. - Các thành tích đạt được Năm 2011 Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2011 Global Finance Ngân hàng giao dịch tốt nhất tại Việt The Asset Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam The Asset Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009,2008 The Asian Banker 4.2 Điểm yếu: Tuy có mạng lưới ngân hàng rộng lớn và là ngân hàng có vị thế trên thị trường nhưng Sacombank cũng còn nhiều nhược điểm cần được khắc phục. Dựa vào tình hình kinh doanh năm 2011 vừa qua của Sacombank và những thay đổi về chính sách vĩ mô của nhà nước, cùng với xu hướng của thị trường, có thể thấy ngân hàng này đang gặp khá nhiều khó khăn. - Tính đến hết quý III/2011, theo báo cáo hợp nhất, STB đã đầu tư lên tới 25.000 tỷ đồng chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu) , chiếm 16% tổng tài sản. Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) cũng lỗ lũy kế 9 tháng gần 258 tỷ đồng. - Bên cạnh gặp khó khăn về kinh doanh chứng khoán, do thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng nên các công ty con của Sacombank chuyên kinh doanh về mảng địa ốc như Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal lợi nhuận là khoảng 82 tỷ, giảm đến 83,67% so với cùng kỳ năm ngoái. - Sau khi nhà nước công bố quy định chỉ SJC mới được kinh doanh vàng miếng, phần vốn 30 tỷ đồng STB đầu tư vào máy móc thiết bị bị đọng lại, không thể sử dụng. - Xét về vốn và quy mô hoạt động thì ACB là đối thủ trực tiếp của Sacombank, tuy vậy ABC luôn được khách hàng đánh giá cao hơn vì luôn mang lại lợi nhuận cho họ trong khi cổ phiếu Sacombank không ổn định, tình hình hoạt động không tốt và năm 2001 ROE của ACB cũng cao hơn STB 6%. - Cổ phiếu ngành ngân hàng đang đi xuống, cùng với tình hình kinh doanh xuống dốc khiến cổ phiếu Sacombank giảm mạnh. - Từ năm 2010 có hiện tượng được gom mua, do đó nguy cơ STB bị thâu tóm là rất lớn. - Những cổ đông lớn thoái vốn làm cho tình hình Sacombank càng phức tạp:8/2011 Dragon Capital chính thức thoái 6,66% vốn tại Sacombank, bán ra gần 61 triệu cổ phiếu STB sau 10 năm nắm giữ; 19/12/2011, Sacomreal bất ngờ tuyên bố rút toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Sacombank với hơn 22 triệu cổ phiếu. Từ những khó khăn Sacombank gặp phải trong thời gian qua đã bộc lộ điểm yếu hiện tại của Sacombank: - Xây dựng danh mục đầu tư chưa tốt. - Chưa nắm bắt được những biến động của nền kinh tế. - Chưa có những hoạt động kinh doanh ngắn hạn để bù vào nguồn thất thu từ đầu tư dài hạn. - Chưa xác định được hướng đi đúng đắn trong dài hạn. Dù Sacombank đang gặp những khó khăn nhất định, nhưng dựa vào tiềm lực của mình thì những vấn đề trên sẽ được giải quyết ổn thỏa trong tương lai. Do đó nếu quyết định đầu tư lâu dài thì đây chính là thời điểm cho các nhà đầu tư có cơ hội thu mua cổ phiếu Sacombank với giá lý tưởng. 4.3 Thách thức: Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, trong thời gian qua, NHNN đã ban hành một số văn bản có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động của các NHTM như: Chỉ thị về việc chấn chỉnh thực hiện quy định đối với trần lãi suất huy động VND và USD, quy định về lãi suất tối đa đối với huy động dưới một tháng, quy định về cho vay, cầm cố và thế chấp vàng… Qua đó, thị trường tiền tệ và hoạt động của các NHTM đã từng bước đi vào ổn định. Tuy nhiên, với diễn biến của thị trường còn nhiều khó khăn, bên cạnh cơ hội, thách thức đối với hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2012 là khó tránh khỏi. Thách thức và khó khăn của ngành Ngân Hàng Việt Nam trong năm 2012 + Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao; + Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập; + Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp. Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò và trách nhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả; + Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế; +Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế. 4.4 Cơ hội cho Sacombank trong 2012 Hội nhập làm tăng uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trên thị trường thế giới, trong đó Sacombank không là ngoại lệ. Nắm bắt yêu cầu thực tiễn thị trường và quán triệt tinh thần đổi mới và không ngừng cải tiến hoạt động, phương pháp xây dựng và phân bổ kế hoạch của Sacombank năm 2012 đã có sự đột phá. 1. Việc Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có những bước phát triển nhanh chóng. Các NHTM Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường các mối quan hệ với các NH nước ngoài tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới. 2. Mở cửa nền kinh tế giúp các NHTM Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các NH nước ngoài, mở chi nhánh ở nước ngoài. Hiện Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần, đó là: Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ). Bên cạnh việc hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong nước như Hoàng Anh Gia Lai, Trường Hải Auto, COMECO, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank... Sacombank còn hợp tác với Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY)... Và mới đây nhất, vào tháng 9/2010 Standard Chartered hợp tác với Sacombank quản lý tiền mặt nhằm cung cấp những dịch vụ quản lý tiền mặt cho các khách hàng trong nước và các khách hàng đa quốc gia tại Việt Nam. 3. Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cơ hội cho việc thúc đẩy các nguồn vốn mới. 4. Về dài hạn ngành ngân hàng vẫn được dự báo là ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân đến 16% trong vòng 5 năm tới. Thị trường tài chính ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng gia tăng. Tuy nhiên theo thực tế cho thấy, mức độ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn khá thấp và chủ yếu là các dịch vụ cơ bản như gửi tiết kiệm hay vay vốn. Với thực tế như vậy, các sản phẩm ngân hàng hiện đại đang là một thị trường đây tiềm năng nhưng chưa được phát triển, đây chính là cơ hội phát triển cho các ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_8_tn09db2_ou2_7223.pdf
Luận văn liên quan