Như vậy, sau khi đi nghiên cứu đề tài, Em đã thấy được thực trạng và mức độ phát triển bền vững của du lịch ở chùa Hương Tích. Du lịch ở đây hầu hết mới chỉ được người dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh biết đến và là điểm du lịch tâm linh đang phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển này còn ở mức hạn chế cũng để lại những hậu quả không nhỏ cho khu di tích cũng như cuộc sống của người dân địa phương, hay nói cách khác là sự phát triển này không theo hướng bền vững và đang kìm hãm sự phát triển của thế hệ tương lai. Đây là vấn đề đang làm đau đầu BQL khu di tích cũng như các cấp lãnh đạo.
Trước thực trạng trên, Em đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết những bất cập, nhằm giảm thiểu hậu quả xấu đến du lịch và cuộc sống ở đây. Cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao, tạo điểm hấp dẫn, quảng bá cũng như làm cho du khách thập phương biết đến Chùa Hương Tích ngoài Chùa Hương nổi tiếng ở Hà Nội. Các giải pháp khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là hướng du lịch chùa Hương Tích đến sự phát triển bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.
53 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 9431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển du lịch ở chùa Hương Tích theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trong quá trình hoạt động phát triển du lịch
Trao đổi tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội. Sự tham khảo ý kiến của các ngành kinh tế với cộng đồng địa phương là cần thiết để có thể đánh giá được tính khả thi của một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương.
Bản chất của sự phát triển bền vững là sự cân đối trong khai thác tài nguyên đảm bảo cho nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người cần dựa trên sự lựa chọn và hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã hội và văn hóa. Quá trình tham khảo ý kiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó bao hàm việc trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kĩ năng, kiến thức và các nguồn lực địa phương.
Trong lĩnh vực du lịch, thiếu sự tham khảo ý kiến cộng đồng thường là nguyên nhân làm tăng sự khó khan về đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương nơi có sự phát triển du lịch. Đó là việc tăng giá đất, thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo chiều hướng thu hẹp đáng kể đất canh tác, thổ cư dẫn đến việc di cư, mất đi nghề truyền thống canh tác nông nghiệp, làm thay đổi lối sống theo hướng đô thị hóa, làm thay đổi cảnh quan, tổn hại đến tài nguyên và môi trường
Thực tế cho thấy, ở những mưc độ khác nhau luôn tồn tại những mâu thuẫn xung đột về quyền lợi trong khai thác tài nguyên phục vụ sự phát triển với cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngành kinh tế khác. Kết quả là sự thiếu trách nhiệm với tài nguyên và môi trường và sự phát triển kinh tế bền vững đối với kinh tế xã hội của địa phương cũng như đối với mỗi ngành kinh tế trong đó có du lịch. Chính vì vậy, việc thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo sự gắn kết và có trách nhiệm hơn giữa các ngành kinh tế với địa phương và giữa các ngành với nhau góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững ở mỗi ngành trong đó có du lịch.
1.3.8 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Đối với bất kì sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định. Một lực lượng lao động được đào tạo có trình đội nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sự phát triển bền vững đó đòi hỏi ở đội ngũ những người thực hiện không chỉ trình độ nghiệp vụ mà còn nhận thức đúng đắn về tính cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đưa nhận thức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của ngành du lịch sẽ đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách và luật pháp về môi trường tại các cơ sở du lịch.
Một nhân viên được trang bị tốt những kiến thức về môi trường, văn hóa sẽ có thể làm cho du khách ý thức rõ trách nhiệm và nhận thức đúng về môi trường, về những giá trị văn hóa truyền thống. Điều này sẽ góp phần tích cực vào việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững về du lịch.
Việc đào tạo đúng hướng sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên thái độ có trách nhiệm hơn với đất nước, văn hóa truyền thống, tôn giáo lối sống và với tài nguyên môi trường. Để đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành du lịch việc sử dụng và đào tạo cán bộ nhân viên người địa phương là cần thiết bởi họ có những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên văn hóa bản địa cũng như mối quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng địa phương.
Trong bối cảnh Việt Nam sự phát triển của du lịch khu vực và quốc tế việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để đảm bảo tính cạnh tranh là hết sức quan trọng. Một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết cao là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm du lịch. Chính vì vậy, việc chú trọng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch.
1.3.9 Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch
Xúc tiến, quảng cáo luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định đánh giá và luôn rà soát để xác định đúng khả năng đáp ứng của cac nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cũng như việc cân đối các sản phẩm du lịch cụ thể.
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho khách những hi vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về các sản phẩm du lịch được quảng cáo. Kết quả của hoạt động này sẽ là thái đội tẩy chay của du khách đối với cộng đồng và những sản phẩm du lịch của địa phương ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch. Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội và các giá trị nhân văn nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch.
1.3.10 Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Công tác nghiên cứu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất cứ ngành nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mối quan hệ trong phát triển và phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hóa – xã hội như ngành du lịch.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển. Như vậy, việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bền vững chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.
Thuận lợi và khó khăn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Thuận lợi
Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống động, thực vật đa dạng và phong phú. Việt Nam còn có những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ngoài ra còn có di sản văn hóa thể giới phi vật thể như nhã nhạc cung đình Huế. Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp 3 miền Tổ quốc: Mẫu Sơn, Sa Pa. thác Mơ, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Tam Cốc – Bích Động, Tam Đảo, Cát Tiên, khu du lịch Đầm Long, Bà Nà, địa đạo Củ Chi, rừng U Minh Hiện nay du lịch sinh thái đang được sự quan tâm của nhiều du khách, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có. Mặt khác, lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển, có đường bờ biển dài với bãi cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Lăng Cô, Nha Trang, Vũng Tàu Các danh thắng, di tích lịch sử mang nét đẹp của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc và những đạo lý của con người Việt Nam.
Với nhiều đền chùa trên khắp dải đất nước, du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển là cơ hội cho Việt Nam khai thác và phát triển du lịch như: chùa Hương, Chùa Bãi Đính – Ninh Bình, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyền thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề là rất lớn. Việt Nam còn có các tài nguyên và giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch. Không những vậy, 54 dân tộc cùng chung sống trên 1 dải đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch.
Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước
Giao thông thuận tiện giúp du khách di chuyển thuận tiện và giảm chi phí, nhiều công trình, đường hầm, cáp treođược xây dựng. Các di tích, di sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển được tôn tạo, bảo tồn và phát triển. Có chính sách phát triển cho từng địa phương. Mở trường, mở lớp về đào tạo khách sạn và du lịch. Tạo dựng hình ảnh, quảng bá văn hóa, thắng cảnh Việt Nam ra thế giới nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.
Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi, du lịch phát triển làm nảy sinh nhiều vần đề bất cập, mâu thuẫn với sự phát triển của ngành kinh tế khác, gây khó khăn trong bảo vệ môi trường. Tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch đang đứng trước tình trạng suy giảm giá trị tài nguyên do hàng loạt hoạt động vô tình, thiếu ý thức của du khách và sự lạm dụng quá mức của các nhà kinh doanh du lịch, vấn đề xử lý chất thải thực phẩm năng lượng cho các điểm du lịch. Các cơ sở lưu trú của khách su lịch cũng như một số tác động tiêu cực khác đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường xã hội của đất nước như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, mâu thuẫn giữa khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương, gia tăng các tệ nạn xã hội.
Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm có đường xá giao thông đi lại, với đủ các tiêu chuẩn an toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Ví dụ: Vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp là một trong những khu vườn có nhiều loài chim quý hiếm, như sếu đầu đỏ, có khu rừng tràm, có đồng lúa ma, đồng cỏ ống. Vườn Quốc Gia Tràm Chim được ví như một Đồng Tháp Mười thu hẹp với sự đa dạng cả về động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, để vào được sâu bên trong khu vực và tìm hiểu về sự đa dạng về động thực vật ở vườn, hệ thống đi lại cùng với các tuyến xe bus trong ngày còn chưa thật thuận tiện. Nằm trong dự án về việc phát triển vườn trong những năm tới, vườn Tràm Chim dự tính sẽ có dự án gói kín từ sân bay Tân Sơn Nhất tới thẳng Tràm Chim nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch có thể tiếp cận được Tràm Chim một cách dễ dàng. Người dân không ý thức được hết ảnh hưởng lâu dài đến vấn đề môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho công đồng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CHÙA HƯƠNG TÍCH
Khái quát về khu danh thắng chùa Hương Tích
Danh sơn Hồng Lĩnh có ngôi cổ tự linh thiêng, một địa danh, thắng cảnh nổi tiếng của xứ Nghệ với nhiều truyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn. Đó chính là chùa Hương Tích, một địa chỉ kì thú của du khách thập phương. Chùa Hương Tích tọa lạc trên ngọn núi Hồng Lĩnh – một trong 7 ngọn núi hùng vĩ và đẹp nhất của 99 đỉnh non Hồng. Chùa Hương Tích – tên chữ là Hương Tích tự, theo truyền thuyết - là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII trên động Hương Tích (ở độ cao cách mặt nước biển gần 1.000m) dưới thời nhà Trần (có thể đồng thời với chùa Yên Tử - Quảng Ninh) tức là có trước chùa Hương – Hà Nội hàng trăm năm. Năm 1885 trong một trận hỏa hoạn, chùa bị thiêu rụi, sau đó được Tổng đốc An Tĩnh là ông Đào Tấn đứng ra phát động nhân dân xây dựng lại vào năm 1901. Ngày 8-6-1990, chùa được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng cấp quốc gia...
Hình 2.1: Cổng chùa Hương Tích
Hương Tích cổ tự tựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Cùng với thời gian và trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, di tích Phật giáo này đã thay đổi về địa điểm và diện mạo, nhưng sự linh thiêng và tôn nghiêm thì vẫn trường tồn trong lòng người dân địa phương và Phật tử cả nước. Hương Tích cổ tự đã từng nổi tiếng là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Lam. Chùa được xây dựng trên động Hương Tích với hình khe thế núi tuyệt vời đã trở thành địa danh đất Phật trong lòng du khách hành hương mộ đạo trong cả nuớc. Khách đổ về đây để có những giây phút tĩnh tâm hướng tới Bồ tát, hướng về đất Phật, hướng về cõi siêu linh tịnh độ, để thắp nén tâm hương cầu xin chư Phật, chư Bồ tát phù hộ, độ trì cho cuộc sống mỗi ngày được may mắn, tốt đẹp hơn lên.
Từ Bắc vào Nam, theo quốc lộ 1A, qua Bến Thuỷ, qua cầu Hạ Vàng rồi rẽ trái chừng 3 km thì đến chân quả núi thiêng, là nơi toạ lạc của chùa Hương Tích. Còn từ Nam ra ta qua cầu Nghèn, rẽ phải về hướng Đông - Bắc chừng 2 km cũng tới chân quả núi thiêng này.
Thấp thoáng lưng chừng núi, chùa Hương Tích như nằm trong lòng màu xanh của cây cỏ, cùng với sự lung linh, huyền ảo của từng đám mây trắng vờn bay. Để lên tới đỉnh chùa, phải đi thuyền qua lòng hồ nhà Đường chừng 2km, sau đó phải vượt thêm 2km đường rừng rợp bóng thông và nhấp nhô đá suối, lắng nghe tiếng nước chảy róc rách như một bản nhạc du dương. Cảnh sắc trên đường đi thay đổi liên tục, làm cho du khách không bao giờ nhàm chán.
Từ những tán cây rậm rạp cho tới những đám mây trắng vờn bay, thấp thoáng đâu đó có một nhành hoa dại đang e ấp ẩn mình, một không gian thật yên lặng và thanh bình của miền núi yên ả. Khi đến nơi, khách tham quan còn bị bất ngờ hơn khi nhiều cảnh sắc kì thú của một vùng sơn thủy hữu tình hiện ra trước mắt.
Phong cảnh thanh tịnh của chùa làm cho ta thấy tâm hồn như nhẹ nhõm hơn, không còn những căng thẳng, lo âu hối hả hằng ngày nữa. Trong khu di tích còn có am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương và lên cao hơn nữa là vườn trang vương. Phía sau chùa là những tảng đá lớn vươn ra che chở, những thân cây cổ thụ tỏa bóng rêu phong tạo nên vẻ u tịch, trầm tư, thiêng liêng, huyền ảo.
Hương Tích cổ tự có sự hấp dẫn và làm đắm say lòng người ở nhiều phương diện như huyền thoại về công chúa Diệu Thiện, về đất thiêng nơi chùa toạ lạc, về vị sư đầu tiên trụ trì, về tính thiêng của từng điểm đến trong quần thể di tích.
Hình 2.2: Hồ Nhà Đường
Chùa Hương Tích tọa lạc ở lưng chừng núi Hương Tích, là một trong bảy quả núi của danh sơn Hồng Lĩnh hùng vĩ, đã từng là biểu tượng của non nước quê hương xứ Nghệ. Huyền thoại về Hồng Lĩnh hùng vĩ với 99 ngọn núi và 100 con chim phượng hoàng đi tìm chốn đậu, chuyện ông Đùng đã dùng dây thừng kéo núi từ nhiều nơi về đây để xếp thành dãy núi Ngàn Hống, chuyện ông Đùng moi đất tìm quặng, đốt than luyện sắt và dạy người dân nơi đây nghề rèn nông cụ. Những huyền tích nêu trên còn lại là một số hòn đá lớn mang tên Hòn Đe, Lò Thổi/Bễ Lò, Chẳng thế mà trên Anh Đỉnh, một trong 9 ngôi đỉnh đồng (cửu đỉnh) to lớn đặt trước Thế Miếu, nơi thờ các vị vua triều Nguyễn – Huế, đã lấy biểu tượng cảnh đẹp Hồng Lĩnh, mà tiêu biểu là chùa Hương Tích, để tạc vào.
Tương truyền có một thầy địa lí tài ba đã cưỡi diều giấy bay khắp Hồng Sơn đi tìm huyệt đất chọn thế đắc địa để xây dựng Chùa Hương, thấy ở lưng chừng ngọn núi Hương Tích có khí thiêng nghi ngút, mắt thường không thể nhìn thấy được, thường nhân chỉ cảm thấy trong tâm rờn rợn, mắt thấy huyền huyền, ảo ảo, mơ mơ, thực thực, không thực mà thực, thực mà không thực, đấy mới là thực. Thế là ngôi chùa Hương Tích đã được toạ lạc tại đây và mang tên quả núi Hương Sơn. Chùa tựa lưng vào những tảng đá lớn vững chắc của hậu sơn, ẩn mình như một thiền sư đang tĩnh tâm toạ thiền, thụ khí hợp với phong cách của nhà Phật. Xung quanh ngôi chùa là những cây lớn toả bóng mát xuống mái chùa đã tạo cho không gian nơi đây trầm tư, u tịch, thiêng liêng, huyền ảo. Đặc biệt, nhiều hạng mục của tổng thể công trình kiến trúc đã được gắn với những triết lí, sự tích, truyền thuyết Phật giáo như Am Diệu Thiện linh thiêng gắn với sự tích hoá Phật của Bà chúa Ba/Công chúa Diệu Thiện, Am Dược Sư gợi lại câu truyện thầy thuốc Triệu Chấn có đức lớn, thuật cao, Giếng Trời giải thích hiện tượng Thuỷ Sinh tại cảnh chùa Cuộc hành trình từ chân núi đi lên cõi Phật chừng 3km, Phật tử sẽ đi qua nhiều địa hình và địa danh gắn với điển tích, mỗi điển tích lại có một khung cảnh thiên nhiên kì thú và được giải thích bằng những huyền thoại khác nhau, tạo sự tưởng tượng phong phú cho khách hành hương về vũ trụ quan và nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo xứ Nghệ nói riêng.
Hình 2.3 Khai hội chùa Hương 2014
Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương Tích
2.2.1 Điều kiện chung
2.2.1.1 Thời gian rỗi
Quỹ thời gian của con người nói chung bao gồm:
Thời gian làm việc.
Thời gian ngoài giờ làm việc: Thời gian liên quan tới thời gian làm việc (thời gian chuẩn bị quần áo, trang điểm, thời gian đi từ nhà đến nơi làm việc và thời gian từ nơi làm việc về nhà), thời gian làm công việc gia đình và nhu cầu sinh hoạt, thời gian thỏa mãn nhu cầu sinh lý, thời gian rỗi.
(GS.TS. Nguyễn Văn Đính, PGS.TS. Trần Thị Minh Hoà, 2008.)
Như vậy, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rỗi. Xét một cách khái quát thì thời gian rỗi tỷ lệ thuận với nhu cầu du lịch. Thời gian rỗi của con người càng nhiều thì nhu cầu đi du lịch càng cao.
Từ khi luật lao động Việt Nam quy định làm việc theo ngày, 1 ngày làm việc 8 giờ đồng hồ và nghỉ 2 ngày cuối tuần thứ bảy và chủ nhật (ngày 2 – 9 – 1999), người Việt Nam có nhiều thời gian rỗi hơn để đi du lịch vào cuối tuần.
Du lịch chùa Hương Tích là hoạt động du lịch ngắn ngày (1 hoặc 2 ngày) nên thích hợp vào các ngày cuối tuần. Đây là một điểm khá thuận lợi của du lịch văn hóa chùa Hương Tích nói riêng và du lịch văn hóa tâm linh nói chung.
Thực tế cũng cho thấy lượng khách trẩy hội chùa Hương Tích vào các ngày cuối tuần thường đông hơn các ngày trong tuần.
2.2.1.2.Điều kiện giao thông và sự ổn định chính trị
Để phát triển du lịch nói chung thì giao thông là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đường xá sạch đẹp, đi lại dễ dàng thì du lịch phát triển là điều tất nhiên. Hiện nay, hệ thống đường xá của Việt Nam được nâng cấp cải thiện nhiều, giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn. Du khách có thể đến với chùa Hương Tích bằng ô tô, xe máy hoặc xe khách đều rất dễ dàng.
Không ai muốn đến thăm quan một nơi bất ổn về chính trị. Vì điều đó mang lại mối nguy hiểm cho du khách. Nên sự ổn định chính trị cũng là một điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch. Theo bảng xếp hạng về mức độ yên bình do Viện Hòa bình Kinh tế tại Australia phối hợp với Đơn vị tình báo kinh tế thực hiện, Việt Nam đứng thứ 39 trên tổng số 144 nước, được đánh giá cao về sự thân thiện với người nước ngoài và nguy cơ xảy ra khủng bố thấp. Vì vậy, chùa Hương Tích cũng là một điểm đến yên tâm của du khách trong nước và quốc tế.
Điều kiện đặc trưng
2.2.2.1.Điều kiện về tài nguyên du lịch
Tài nguyên thiên nhiên.
Hương Tích cổ tự đã từng nổi tiếng là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Lam. Chùa được xây dựng trên động Hương Tích với hình khe thế núi tuyệt vời đã trở thành địa danh đất Phật trong lòng du khách hành hương mộ đạo trong cả nuớc.. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là mùa xuân rất hợp với du lịch văn hóa, lễ hội.
Núi ở chùa Hương Tích không hùng vĩ bằng nhiều dãy núi khác ở Việt Nam như đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.419m ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Pu Xai Lai Leng 2.711m cao nhất dãy Trường Sơn, Bạch Mộc Lương Tử 2.998m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Chùa Hương Tích tọa lạc ở lưng chừng núi Hương Tích, là một trong bảy quả núi của danh sơn Hồng Lĩnh hùng vĩ, đã từng là biểu tượng của non nước quê hương xứ Nghệ. Các hang động có tiếng róc rách của những dòng suối nhỏ ngày đêm tuôn nước, cây cối đa hình, đa sắc đã tạo cho cảnh sắc nơi đây thiêng liêng hùng vĩ.
Khi nhắc đến núi Hồng, người ta nghĩ ngay tới dòng sông Lam và đặc biệt hơn, khi đứng trên chùa nhìn xuống ta có thể thấy được dòng sông Lam uốn lượn muôn đời cứ chảy mãi quấn quanh chân núi Hồng. Một câu hát quen thuộc mà người Hà Tĩnh nào cũng thuộc:
“Nếu không có sông Lam, núi Hồng buồn biết mấy. Núi Hồng không đứng đó, sông Lam xanh cũng thừa”.
Có thể hiểu những địa danh này là người tình muôn đời của nhau, và chùa Hương Tích ngự trị nơi đây chính là minh chứng vĩnh cửu cho tình yêu đó.
Chùa Hương với cảnh đẹp thiên nhiên mang nhiều cảnh sắc khác nhau, với quần thể kiến trúc tôn giáo đã phối hợp tài tình với vẻ đẹp thiên nhiên ở đó những hình khe thế núi đúng là “Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”.
Tài nguyên nhân văn
Đây là điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch văn hóa ở chùa Hương. Đến với chùa Hương du khách không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên phú nơi đây mà còn được xem, được chiêm nghiệm những dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử còn sót lại. Thời gian trôi đi nhưng có những thứ vẫn mãi tồn tại, đó là sự kết tinh trí tuệ, tài năng, tâm tư, suy nghĩ, tư tưởng của con người. Đến đây, du khách được thưởng thức cái hay cái đẹp của những giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể, giúp du khách như được trở về với nguồn cội, được hòa mình vào cuộc sống của người xưa để thấy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta vẫn trường tồn sau bao thăng trầm, sóng gió.
Cũng giống như chùa Hương ở Hà Nội, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một quần thể gồm nhiều di tích, miếu cửa rừng, trạm nghỉ Phật Bà, am Giác Phổ, khe Quỷ Khốc, thác Giải Oan,Bãi chợ, chùa Thượng, Nhà thờ tổ, điện Thánh Mẫu, am Diệu Thiện, am Dược Sư, nền Trang Vương, am Bát Cảnh Ngoài ra còn có Thượng điền (chùa chính), đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Phía sau chùa là vô số tảng đá lớn che chở, làm cho chùa khiêm tốn, ẩn mình hợp với phong cách của nhà Phật. Xung quanh bao bọc bởi nhiều cây cối cổ thụ vươn ra tỏa bóng rêu phong xuống các mái chùa, tạo cho cảnh thêm u tịch, trầm tư, linhthiêng, huyền ảoNgoài ra chùa còn có những cảnh đẹp liên kết: Động Tiên Nữ với 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên tắm, bàn cờ Tiên... và luôn tịnh yên giữa rì rào gió lá rừng trúc, rừng thông cùng tiếng thác đổ trầm đều từ bốn phía trên đỉnh núi. Chùa yên tĩnh nhưng mỗi năm có hơn vạn người đến viếng. Ðông nhất là tháng giêng, hai và ngày rằm tháng bảy. Năm 1990 chùa được Nhà nước cấp bằng “Di tích văn hóa - thắng cảnh”.
Hội chùa Hương Tích vào ngày 18/2 âm lịch hàng năm, ngày Diệu Thiện hoá Phật. "Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích", Hội chùa Hương Tích thu hút khách thập phương trong nam ngoài bắc về hội đông đúc, nhưng cứ 3 năm mới có hội chính một lần, kéo dài suốt hàng tháng. Dọc đường từ chân núi đến cửa chùa, lều quán san sát, người đi dự hội tấp nập, ban đêm đèn đuốc sáng rực một vùng.
Thắng cảnh Hương Tích danh lam Hương Tích Ngàn Hống từ xưa đã được nhắc đến không chỉ ở Châu Hoan mà khắp nơi đều biết. Ngọn núi chùa này đã từng in sâu dấu ấn đậm đà trong thơ văn tao nhân mặc khách. Thái Thuận phó nguyên suý Tao Đàn của Lê Thánh Tông đã viết trong bài “nhớ Chùa Hương”:
“Bỗng nhớ chùa Hương Tích
Khe suối đá gập ghềnh
Dấu Quan Âm ẩn náu
Am Thánh Mẫu tu hành
Biết gì ngoài mây rũ
Muôn thủa tiếng Châu Hoan”
Lễ hội chùa Hương và hoạt động đi chùa là sự độc đáo riêng trong văn hóa người Việt đó cú từ rất lâu. Kết hợp với phong cảnh hữu tình, tạo hóa kỳ diệu thì điểm du lịch văn hóa chùa Hương đã, đang và ngày càng thu hút du khách gần xa về trẩy hội.
2.2.2.2.Điều kiện về địa hình
Địa hình là một trong những yếu tố quan trong góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Chùa Hương Tích nằm trên độ cao 1000m so với mực nước biển. Nét độc đáo về địa hình ở chùa Hương là có núi, có rừng, có suối, có hang động. Địa hình đa dạng đã tạo nên cảnh đẹp thiên phú. Thú vị là ở chỗ chùa nằm trên núi với 500 bậc thang du khách muốn vào lễ chùa phải vượt suối, băng rừng, cũng giống như câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Du khách khi đến đây tâm niệm rằng: “ Vượt khó khăn vất vả mới gọi là thử thách tâm Phật trên đường đi đến đất Phật”.
Hình 2.4: Đường lên chùa Hương
Thực trạng phát triển du lịch ở chùa Hương
Thành tựu đã đạt được
Năm 2013, chùa Hương Tích đón rất đông đảo du khách về đây hành hương, lễ Phật từ khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt là du khách từ Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 2013, chùa đón hơn 15 vạn lượt khách về vãn cảnh, thu phí và lệ phí hơn 1,4 tỷ đồng, thu công đức hơn 3 tỷ đồng”
Lễ hội chùa Hương tích năm nay (2014) diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết cuối tháng 2 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như: đấu vật, kéo co, chọi gà.Ngay sau phần lễ và chương trình biểu biểu diễn nghệ thuật hoành tráng do đoàn ca kịch Hồng Lam thể hiện, giải vật nam truyền thống Đại hội TDTT toàn tỉnh năm 2014 chính thức diễn ra với sự tham gia của hơn 30 đô vật đến từ khắp các huyện, thị, thành trong tỉnh.Đến với chùa Hương, người ta như đang trở về với miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành - để cầu may, cầu duyên, cầu tài, cầu tự nhân dịp đầu năm mới.
Có hệ thống Cabin cáp treo hiện đại, hấp dẫn, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của chùa Hương Tích, của núi Hồng và dòng sông Lam. Tuyến cáp treo bắt đầu từ bên trái đền thờ Miếu Cô lên chùa Hương Tích, chiều dài gần 1.000m, toàn tuyến có 7 cột cao từ 12-35m đi qua các triền núi, chênh lệch độ cao ga dưới lên ga trên 300m, thời gian một lượt đi từ Miếu Cô đến chùa Hương Tích hoặc ngược lại là 3,59 phút. Ngồi trong cáp treo ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây, những đồi thông cùng với những hòn đá lởm chởm được sương mù bao phủ tạo nên một khung cảnh nên thơ, hùng vĩ.
Sau những nỗ lực của UBND huyện Can Lộc cũng như BQL di tích chùa Hương Tích thì du lịch chùa Hương Tích đã đạt được những thành tựu đáng kể cho địa phương và cho ngành du lịch cả nước.
Chỉ diễn ra trong vòng 2 tháng đầu năm nhưng số lượt khách đến tăng đáng kể. Điều đó cho thấy du lịch văn hóa chùa Hương Tích đang ngày càng phát triển và điểm du lịch chùa Hương Tích vẫn đang thu hút lượng khách đông đảo.
Như vậy, mùa lễ hội năm nay có thể núi đó cú thành công đáng kể so với năm ngoái. Du khách về trẩy hội chùa Hương Tích và 3 ngày đầu năm đón hơn 5 ngàn lượt khách cho thấy lễ hội chùa Hương Tích vẫn còn sức hấp dẫn rất lớn. Doanh thu mang lại là con số không hề nhỏ đã góp phần làm giàu thêm cho địa phương.
Du lịch chùa Hương Tích phát triển, du khách về trẩy hội ngày càng gia tăng, những truyền thống văn hóa Việt Nam cùng những triết lý của đạo Phật ngày càng đi sâu rộng vào người dân Việt Nam. Từ những kết quả trên, lễ hội chùa Hương Tích đang ngày càng khẳng định được tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.
Khi du lịch phát triển, cuộc sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Họ có thu nhập cao hơn từ công việc, có dịp tiếp xúc với nhiều điều mới lạ từ khắp nơi, nâng cao tầm hiểu biết. Như vậy, du lịch phát triển không chỉ góp phần làm giàu cho địa phương mà còn nâng cao cuộc sống cho người dân, giúp họ làm quen với nếp sống mới.
Những vấn đề bất cập
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương Tích đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập kéo dài nhiều năm nay mà nếu không được giải quyết kịp thời sẽ làm lễ hội ngày càng mất đi ý nghĩa và tính chất thiêng liêng của nó.
Thứ nhất, tình trạng ộp giỏ du khách cũng xảy ra khắp nơi. Du khách tha hồ bị chèo kéo “chặt chém”. Giá cả của tất cả các loại hình dịch vụ đều đồng loạt tăng. Một du khách có mặt trong ngày khai hội bức xúc: “Giá vé gửi xe máy ghi rõ là 3.000đ, nhưng nhân viên giữ xe tự ý đẩy lên 5.000 đồng. Chỉ khi khách thắc mắc mới trả lại tiền thừa. Đấy là chưa nói nhiều “cò” đưa khách qua cổng soát vé một cách ngang nhiên mà không phải mua vé 10.000 đồng/người theo quy định, tuy nhiên sau đó vẫn phải đưa cho “cò” 10.000 đồng/người khi đã qua cổng soát vé”. Điều này, cho thấy tiền vé thực tế thu vào đang bị “thâm hụt” bởi nhiều du khách đã theo chân “cò” đi qua cổng soát vé một cách ngang nhiên.
Một thực trạng đáng buồn nữa là xuất hiện bãi giữ xe tự phát của tư nhân ở cách bãi giữ xe của Ban Quản Lý sâu vào phía chân núi 3km (gần với ga cáp treo), hàng ngàn xe máy đã vô tư lọt qua cổng gác rồi chạy vào đây để tiết kiệm quãng đường đi bộ 3km hoặc đi thuyền qua đập nhà Đường, rồi chấp nhận bị “chém” với giá 10.000 đồng/xe máy.
Hình 2.5: Lực lượng an ninh trật tự rất ít tại khu vực chính chùa
Nguồn: www.nguoinghetinh.vn/
Thứ hai, rác thải tấn công chùa Hương Tích mùa lễ hội. Rác chất thành núi tại khu vực chùa, người ta ngang nhiên tạo ra một bãi chứa rác trước khu vực lên chùa bằng đường bộ (leo núi). Những ngày đầu Xuân, thời tiết hanh khô, mùi hôi thối lại bốc lên nồng nặc khiến du khách về chùa không chịu nổi, phải bịt mũi khi leo qua đoạn dốc này để lên chùa. Tại khu vực đường lên cổng chùa, vỏ bánh kẹo, hoa quả, vỏ trứng, vỏ mỳ tôm, hoa tươi, vỏ bao hương, bã mía, túi ni lông, vỏ chai nước giải khát chất ngổn ngang, làm cho không gian nhà chùa bừa bãi.
Hình 2.6 Dọc đường hành hương đầy rác thải
Nguồn:
Hình 2.7 Vứt rác bừa bãi sau lan can chùa
Nguồn:
Hình 2.8: Xả rác tại chùa gây mất mỹ quan
Nguồn:
Thứ ba, thuyền chở quá tải số người gấp 2 -3 lần. Bên cạnh con đường mòn trên núi dẫn lên chùa Hương Tích, du khách còn có thể đi thuyền để bớt đi những bước chân trên đường hành hương. Tuy nhiên, trong một ngày lượng khách đông đúc, phía nhà thuyền đã chở 30 đến 40 người trên mỗi chuyến đi, trong khi thuyền chỉ đăng kiểm tải trọng tối ta là 12 người.
Hình 2.9: Chiếc thuyền nhỏ chật cứng người
Nguồn: www.nguoinghetinh.vn/
Thứ tư, Phải kể tiếp theo là dịch vụ ngủ nghỉ. Du khách đến với chùa Hương chủ yếu là du khách từ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh tham quan chùa trong 1 ngày. Vì vậy, nhu cầu lưu trú của du khách còn hạn chế. Lượng du khách từ các tỉnh khác, du khách thập phương về đây lễ chùa chủ yếu là 2 ngày nên các dịch vụ lưu trú ngủ nghỉ hầu hết chưa được sử dụng hiệu quả.
Bảng 2.1 Danh sách nhà nghỉ ở chùa Hương Tích
Tên nhà nghỉ
Địa chỉ
Giá phòng
Nhà khách UBND huyện Can Lộc
Thị trấn Nghèn,
Can Lộc, Hà Tĩnh
Nhà nghỉ Lĩnh Hồng
Quốc lộ 1A, Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
Nhà nghỉ Thành Đạt
Tiễn Lộc, Can Lộc,
Hà Tĩnh
Nhà nghỉ Mạnh Hải
Thị trấn Nghèn,
Can Lộc, Hà Tĩnh
Thứ năm, tình trạng khai thác mỏ đá khoét chân núi khai thác đá đã biến nhiều khu vực dưới chân quần thể di tích lịch sử văn hóa – danh thắng quốc gia chùa Hương Tích, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thành những ao hồ, hang hốc, vực đá sâu thẳm, khổng lồ gây mất mỹ quan và đe dọa an toàn tính mạng của du khách. Đi dọc chân núi để lên cabin cáp treo, du khách luôn bị tra tấn, giật mình bởi tiếng rền vang của mìn phá đá, tiếng máy ngoặm xúc, máy khoan, xay đá, tiếng xe ben vận chuyển đá nối dài. Cả một vùng chân chùa bị bao trùm bụi đá.
Hình 2.10: Núi Hồng có nguy cơ bị “khai tử”
Nguồn:
Thứ sáu, sự quản lí chưa chặt chẽ, nghiêm túc của BQL di tích. Nhiều yếu tố khách quan khác như: lực lượng chức năng có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ tại chùa vào dịp lễ hội năm nay quá mỏng và kinh phí, vật lực bị thiếu
Hình 2.11: Nhét tiền vào miệng, vô tư xoa đầu hiện vật
Nguồn:
Từ những thực trạng đáng buồn trên của một số bộ phận du khách cũng như cộng đồng dân cư địa phương làm mất đi nét đẹp cổ kính, linh thiêng của ngôi chùa được mệnh danh “Hoan Châu đệ nhất thắng cảnh”.
.3. Đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch chùa Hương Tích
Du lịch văn hóa chùa Hương Tích đang ngày càng phát triển và đã đạt được những thành tựu đáng kể cho địa phương. Nhưng phát triển du lịch bao giờ cũng có hai mặt. Một mặt, du lịch mang lại doanh thu lớn và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn hay trình độ chuyên môn cao. Mặt khác, du lịch phát triển nhanh nhưng quản lý yếu kém sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Yêu cầu đặt ra cho du lịch cũng như du lịch văn hóa ngày nay là phát triển một cách bền vững, tức là phát triển mà không để làm tổn hại đến sự phát triển của thế hệ sau. Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vựng dựng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững được xác định dựa vào các tiêu chí: kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Vậy ở lễ hội chùa Hương Tích, việc phát triển du lịch văn hóa bền vững đã được thực hiện đến đâu?
Xét về kinh tế
Năm 2013, BQL chùa Hương Tích đã đón đông đảo du khách về đây hành hương cầu tài lộc đầu năm. Chỉ trong 3 ngày đầu năm 2014, chùa Hương đón hơn 5 ngàn lượt khách hành hương. Nó không những mang lại cho chùa Hương một sự hấp dẫn mới của khách du lịch mà còn mang lại doanh thu lớn cho địa phương.
Ngoài ra, cứ 3 năm có một lễ hội lớn lượng khách đến chùa Hương Tích rất lớn, yêu cầu một đội ngũ phục vụ đông đảo vào mùa lễ hội. BQL khu di tích cho biết,vào mùa lễ hội, để phục vụ nhu cầu của khách trẩy hội cần khoảng nhân công đáng kể như: lái đò, bán hàng ăn, bán hàng lưu niệm, dịch vụ ngủ nghỉ, nhân viên dọn vệ sinh Như vậy, việc phát triển du lịch chùa Hương Tích đã tạo ra lượng việc làm lớn cho người dân. Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của địa phương, đưa vùng đất này ngày một phát triển.
Xét về văn hóa
Chùa Hương Tích là một danh thắng nổi tiếng bởi nơi đây cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện với nét đẹp văn hóa của người dân xứ Nghệ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung , đó là tín ngưỡng đạo Phật. Đây là một quần thể thiên nhiên - văn hoá - tôn giáo đặc sắc gồm sông, suối, rừng, hang động và quần thể chùa, đền, miếu. Nơi đây lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam: đầu năm đi lễ phật cầu may, cầu tài, cầu tự Tới chùa Hương Tích, du khách được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ núi Hồng, và ngắm cảnh con sông Lam thơ mộng từ trên núi Hồng, được thỏa mãn nhu cầu tâm linh “cầu được, ước thấy”.
Đi chùa là nét đẹp riêng có của văn hóa Phương Đông, là truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Cứ vào dịp đầu năm, dù là theo hay không theo đạo Phật thì mỗi người dân Việt Nam đều mong được lờn chựa cầu cho mình và người thân được mọi điều bình an. Khi đến nơi của Phật, người ta thấy tâm hồn thanh tịnh, thoát khỏi cuộc sống bộn bề lo toan hằng ngày.
Ngày nay khi kinh tế càng phát triển, đặc biệt là du lịch tâm linh càng được du khách lựa chọn. Con người ngày càng bận rộn với cuộc sống mưu sinh và dường như họ đã quên mất nét đẹp truyền thống của dân tộc, đó là đầu năm đi lễ chùa, đi cầu bình an chùa Hương Tích là nơi khơi lại trong họ ký ức về thời được bà, được mẹ dẫn đi chùa. Khi điểm đến chùa Hương Tích càng trở lên nổi tiếng, nó càng tạo ra sức ảnh hưởng đến đông đảo người dân Việt Nam, khiến họ tạm gác lại những xô bồ, đua chen trong cuộc sống để trở về với miền đất Phật tìm lại cảm giác thanh thản cho tâm hồn.
Thế nhưng, với tình trạng bất cập như ở lễ hội chùa Hương Tích hiện nay thì cảnh chen chúc, xô đẩy nhau làm du khách thấy mệt mỏi và làm mất đi ý nghĩa của lễ hội đã tồn tại lâu đời.
Để lễ hội chùa Hương Tích có thể giữ được đúng tính chất thiêng liêng của nó thì BQL khu di tích danh thắng cũng như các cấp lãnh đạo cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc giải quyết những vấn đề bất cập đã tồn tại nhiều năm nay.
Xét về xã hội
Lượng khách khá đông vào mùa lễ hội và tập trung yêu cầu lực lượng phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, quà bánh, đồ lễ Lễ hội chùa Hương Tích là nơi tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Người dân có công ăn việc làm sẽ tránh tình trạng chơi bời, cờ bạc. Như vậy cũng chính là góp phần ổn định và phát triển xã hội.
Du khách từ khắp nơi, kể cả nước ngoài đến chùa Hương Tích mang theo những phong tục tập quán nơi họ sinh sống giúp người dân sở tại có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều lối sống, nâng cao sự hiểu biết.
Mặt khác, khi trình độ học vấn và hiểu biết có hạn đồng thời với việc phát triển quá nhanh mà quản lý yếu kém thì đây lại là nơi du nhập nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, móc túi, cờ bạc, nghiện hút
Như vậy, cộng đồng địa phương không những nâng cao được thu nhập, mức sống mà còn nâng cao hiểu biết. Du lịch chùa Hương Tích đã và đang thúc đẩy phát triển xã hội. Nhưng các cấp chính quyền địa phương cũng cần tập trung vào các hoạt động giáo dục cộng đồng tránh việc người dân sa ngã vào tệ nạn.
Xét về môi trường
Nhắc đến du lịch chùa Hương Tích thì vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Môi trường ở đây đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Dân cư địa phương và du khách vẫn xả rác bừa bãi. Năm nay, số lượt khách tăng, vấn đề xả rác cũng cao hơn. Mặt khác do địa hình đường núi nên việc thu gom rác thải ở chùa Hương Tích cũng rất mất thời gian và khó khăn. Các phương tiện chuyên chở không thể vào được, buộc phải gồng gánh rác thải bằng sức người, rồi chở ra bằng đò tới địa điểm tập kết. Nhiều công đoạn như vậy nên cần một lượng nhân công rất lớn.
Thông qua phân tích các tiêu chí trên, chúng ta đã phần nào thấy được việc phát triển du lịch văn hóa ở chùa Hương Tích đang được các cấp quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CHÙA HƯƠNG TÍCH – HÀ TĨNH
Cơ sở đề xuất các giải pháp
Phát triển du lịch quá nhanh cùng với quản lý chưa tốt mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng do những bất cập nhiều năm chưa được giải quyết triệt để.
Tình trạng chèo kéo du khách, ăn xin làm mất mỹ quan. Lượng rác thải quá lớn và chưa có biện pháp xử lý phù hợp. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng vỡ nú gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Những dòng sông suối đầy rác vừa làm mất mỹ quan vừa làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Không chỉ dưới suối, trên cạn rác cũng ngổn ngang. Người dân ở đây phải sống chung với rác, sức khỏe bị đe dọa.
Những tác động nêu trên không chỉ là trước mắt mà còn mang tính lâu dài, đang dần phá hủy tài nguyên du lịch của địa phương, đồng thời làm tổn hại đến cuộc sống của người dân. Những vấn đề trên không chỉ có phạm vi một điểm đến mà đang tồn tại ở nhiều điểm du lịch văn hóa khách và sẽ ảnh hưởng đến cả hình ảnh của du lịch Việt Nam. Vì vậy, cần có những giải pháp giảm thiểu những tình trạng trên cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch chùa Hương Tích.
Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương Tích
Mục tiêu chung
Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch mà không để lại những hậu quả nghiêm trọng, không làm tổn hại đến sự phát triển du lịch của các thế hệ sau. Như vậy, các giải pháp đưa ra đều phải hướng đến mục tiêu chung đó là giảm thiểu tới mức tối đa các tác động tiêu cực do phát triển du lịch quá nhanh và quản lý yếu kém gây ra. Hay cũng chính là phát triển du lịch ở chùa Hương Tích theo hướng bền vững.
Giải pháp ngắn hạn
Thứ nhất, BQL khu di tích cần tổ chức các lễ hội rải khắp cả năm, không tập trung vào một vài ngày để giảm sức ép quá tải. Hiện nay, các ngày hội lớn thường được tổ chức tập vào vài ngày. Tâm lý du khách ai cũng muốn được dâng nén hương lên chùa vào ngày hội lớn nên đây là một nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải. Mùa lễ hội thì đông khách còn những ngày bình thường lượt khách đến với chùa vắng. Vậy, nên chăng các lễ hội lớn tổ chức rải rác trong cả mùa và tăng số ngày của một lễ hội. Du lịch chùa Hương Tích là du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, lại ra đời từ rất lâu nên việc thay đổi thói que tiêu dùng không phải dễ. Nhưng có thể tổ chức các ngày lễ hội lớn dài thêm 1 hoặc 2 ngày để du khách không ồ ạt đổ về chùa Hương Tích vào cùng thời điểm. Như vậy sẽ làm lượng khách giãn ra cả mùa, không còn tập trung vào một vài thời điểm, tình trạng đông đúc, chen lấn nhau tự nhiên sẽ giảm xuống.
Thứ hai, BQL khu di tích danh thắng nên tổ chức nhiều sự kiện vào mùa lễ hội và các ngày nghỉ lễ cuối tuần để thu hút được du khách. Du lịch văn hóa chùa Hương Tích có tính mùa vụ rõ rệt. Lễ hội chùa Hương Tích chỉ diễn ra từ mồng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Chỉ kéo dài 3 tháng nên lượng khách đổ về đây vào thời điểm chính hội là rất đông. Khi kết thúc lễ hội chùa Hương cũng là thời điểm gần đến dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Để giảm thiểu tình trạng trên, BQL khu di tích thắng cảnh có thể kéo dài mùa vụ bằng cách tổ chức thêm nhiều sự kiện chào đón ngày 30/4 – 1/5. Cách này có thể thu hút thêm du khách đến với chùa Hương Tích.
Thứ ba, tăng cường nhân lực thu gom rác thải, kiểm soát hành vi xả rác của du khách. Rác thải đang là vấn đề cấp thiết nhất ở chùa Hương Tích hiện nay. Ý thức của người dân cũng như của du khách chưa cao nờn dự đó được tuyên truyền rất nhiều nhưng rác vẫn tràn lan khắp nơi, cả trên bờ lẫn mặt nước. Hơn nữa, việc thu gom rác thải ở đây lại rất khó khăn, xe rác không vào được mà phải dùng sức người gom rác rồi dùng thuyền chở ra điểm tập kết.Vì vậy, việc cần làm trước mắt là tăng cường nhân lực thu gom rác thải chuyển ra nơi quy định. Nhưng sẽ là chưa đủ nếu một bên cứ chuyển, một bên cứ thải ra bừa bãi. BQL khu di tích cần tăng cường tuyên truyền và kiểm soát chặt chẽ việc xả rác của người dân ở đây và du khách. Đặt các thùng rác trên đường lên chùa. Và thực hiện các biện pháp mạnh nghiêm phạt những trường hợp xả rác bừa bãi ở chùa.
BQL cần có phương án quản lý chặt chẽ hơn với các trường hợp “cò” ở các điểm bán vé cũng như thu giữ vé gửi xe bất hợp lý. Quán triệt tình tạng chở người quá mức cho phép của những người lái thuyền.
Các giải pháp trên chỉ mang tính tạm thời, giải quyết được vấn đề nhưng không lâu dài. Vì vậy BQL khu di tích chùa Hương Tích cũng như các cấp lãnh đạo cần từng bước thực hiện các giải pháp mang tính dài hạn, có hiệu quả lâu dài hơn.
Giải pháp dài hạn
Thứ nhất, du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển. Vì vậy, cần truyền thông, quảng bá hình ảnh chùa Hương Tích cổ. Để thu hút du khách trong nước cũng như nước ngoài đến với Hà Tĩnh, đến với “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - một quần thể chùa có trước Chùa Hương – Hà Nội hàng trăm năm.
Thứ hai, vào mùa lễ hội, cảnh chen chúc, xô đẩy nhau vẫn là nỗi lo ngại cho du khách. Vì vậy, cần phải xác định lại sức chứa cho điểm đến du lịch ở đây rồi có biện pháp khắc phục như mở rộng. Ngoài ra cần cho xây dựng thêm trạm y tế chăm sóc sức khỏe và sơ cứu. Điều này là cần thiết vì đi chùa Hương Tích du khách phải leo núi lại đi vào mùa xuân thường có mưa phùn, dễ xảy ra các tai nạn như ngã do trượt chân.
Thứ hai, tôn tạo các di tích thắng cảnh đã bị mai một do người dân và du khách. Du khách chen lấn nhau không thể tránh khỏi việc xâm hại đến di tích, làm nó mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có. Vì vậy, BQL khu di tích cần thường xuyên tôn tạo lại những di tích để chúng có thể tồn tại lâu dài đến những thế hệ sau. Ngoài ra, phải kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi xấu, xâm hại đến di tích. Hơn nữa, cần tổ chức các buổi giáo dục ý thức người dân, tạo công ăn việc làm cho họ vào mùa thấp điểm như dạy nghề, giới thiệu việc làm
Thứ ba, cần đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo các địa điểm đã bị xuống cấp, ô nhiễm. Đặc biệt là các nhà vệ sinh công cộng cần được cải tạo, đồng thời đầu tư nhân lực dọn rửa thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ.
Thứ tư, cần nâng cấp hệ thống đò thuyền để đảm bảo chất lượng tốt nhất, trang bị đầy đủ áo phao trên thuyền theo đúng quy định, xây dựng hướng đi mới trong quá trình vận chuyển du khách từ bến đò tới nơi thăm quan.
Thứ năm, có biện pháp ngăn chặn triệt để hiện tượng “chèo kéo” khách, ộp giỏ, “treo đầu dê bán thịt chó”. BQL khu di tích danh thắng cần phối hợp với lực lượng an ninh kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các hành vi đó. Đồng thời, các cấp lãnh đạo cần tổ chức các buổi giáo dục ý thức của người dân và tuyên truyền về tác hại của những việc làm này, để người dân hiểu và nâng cao ý thức trong việc phục vụ du khách.
Thứ sáu, hàng năm tổ chức các lễ hội dàn trải qua các tháng, giảm tính mùa vụ chỉ tập trung vào mùa xuân, mùa lễ hội. Sử dụng nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian vào các lễ hội tạo không khí hấp dẫn, thu hút du khách thập phương nhưng vẫn giữ được nét tâm linh của chùa.
Kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển du lịch bền vững tại chùa Hương Tích
Thứ nhất, chính quyền địa phương, UBND huyện Can Lộc cũng như BQL thắng cảnh chùa Hương Tích cần có những biện pháp và chính sách nâng cao chất lượng của khu thắng cảnh chùa Hương Tích. Ví dụ như: hiện nay BQL chùa Hương Tích có gần 20 cán bộ nhân viên cần có chính sách đào tạo cán bộ nhân viên, đội ngũ hướng dẫn cũng như có kế hoạch quản lý chặt chẽ hơn.
Thứ hai, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa ngày càng phát triển và được đông đảo du khách lựa chọn. Vì thế, cần tạo cho chùa Hương Tích sự hấp dẫn từ truyền thuyết, lịch sử tâm linh vốn có của điểm du lịch từ đó phát triển rộng thu hút du khách trong nước và cả nước ngoài.
Thứ ba, hoàn thành cũng như nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất ở quần thể chùa cũng như trong vùng. Điều kiện đi lại, giao thông, dịch vu ngủ nghỉ, lưu trú, ăn uốngvà những dịch vụ khác để có thể lưu giữ chân du khách khi đến với chùa Hương Tích.
Thứ tư, song song với sự phát triển điểm du lịch trở nên hấp dẫn thì bên cạnh đó chú trọng sự phát triển của môi trường, kinh tế, xã hội để làm nên sự phát triển du lịch bền vững ở chùa Hương. Tạo cơ hội, công ăn việc làm cho cộng đồng cư dân địa phương tại điểm đến.
Thứ năm, chính quyền địa phương cũng như tỉnh nhà cần có biện pháp ngăn chặn khai thác bừa bãi, bất hợp lý của một số công trình gây ảnh hưởng xấu tới quần thể chùa Hương Tích cũng như môi trường, cộng đồng dân cư tại khu vực núi Hồng Lĩnh.
Thứ sáu, cần có kế hoạch quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Hương Tích, tổ chức cắm mốc, giao quyền quản lý đất và rừng cho BQL chùa khai thác phục vụ hoạt động du lịch cũng như quy hoạch bảo tồn các giá trị vô giá của chùa Hương Tích.
KẾT LUẬN
Như vậy, sau khi đi nghiên cứu đề tài, Em đã thấy được thực trạng và mức độ phát triển bền vững của du lịch ở chùa Hương Tích. Du lịch ở đây hầu hết mới chỉ được người dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh biết đến và là điểm du lịch tâm linh đang phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển này còn ở mức hạn chế cũng để lại những hậu quả không nhỏ cho khu di tích cũng như cuộc sống của người dân địa phương, hay nói cách khác là sự phát triển này không theo hướng bền vững và đang kìm hãm sự phát triển của thế hệ tương lai. Đây là vấn đề đang làm đau đầu BQL khu di tích cũng như các cấp lãnh đạo.
Trước thực trạng trên, Em đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết những bất cập, nhằm giảm thiểu hậu quả xấu đến du lịch và cuộc sống ở đây. Cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao, tạo điểm hấp dẫn, quảng bá cũng như làm cho du khách thập phương biết đến Chùa Hương Tích ngoài Chùa Hương nổi tiếng ở Hà Nội. Các giải pháp khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là hướng du lịch chùa Hương Tích đến sự phát triển bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.
Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc mà em đã hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Giáo trình Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Dương Thu Hà, Giáo trình Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giáo trình Du lịch bền vững
Website: www.nguoinghetinh.vn/
Website:
Website:
Website: :
Website: www.captreochuahuong.com
Website: www.tailieu.vn
PHỤ LỤC
HÌNH:
Hình 2.1: Cổng chùa Hương Tích 20
Hình 2.2: Hồ nhà Đường 22
Hình 2.3: Khai hội Chùa Hương Tích. 24
Hình 2.4: Đường lên chùa Hương Tích 29
Hình 2.5: Lực lượng an ninh trật tự ít tại khu vực chính chùa. 32
Hình 2.6: Dọc đường hành hương đầy rác. 33
Hình 2.7: Vứt rác bừa bãi sau lan can chùa. 33
Hình 2.8 Xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan. 34
Hình 2.9: Chiếc thuyền nhỏ chật cứng người. 34
Hình 2.10: Núi Hồng có nguy cơ bị "khai tử". 36
Hình 2.11: Nhét tiền vào miệng, vô tư xoa đầu hiện vật..36
MỘT SỐ TUOR DU LỊCH KHI ĐẾN VỚI CHÙA HƯƠNG TÍCH
Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân
+ Điểm tham quan:
- Khu lưu niệm Bác Hồ (TP Hà Tĩnh)
- Đền Võ Miếu (TP Hà Tĩnh)
- Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc)
- Chùa Hương Tích (Can Lộc)
- Khu du lịch Suối Tiên-Thiên Tượng (Hồng Lĩnh)
- Khu lưu niệm Nguyễn Du (Nghi Xuân)
- Bãi biển Xuân Thành (Nghi Xuân)
+ Thời gian tham quan: 1 - 2 ngày.
+ Địa điểm lưu trú: TP Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh.
Hà Nội - Chùa Hương Tích – ông Hoàng Mười – Chùa Bái Đính Ninh Bình – Hà Nội
Thời gian: 2 ngày 1 đêm
Ngày
Lịch trình
Ngày 1
6h00
12h00
16h00
Hà Nội – Chùa Hương Tích – Đền Ông Hoàng Mười
Xe và hướng dẫn đón Quý khách tại Hà Nội khởi hành đi Nghệ Tĩnh.
Đến Nghệ An, đoàn ăn trưa sau đó đi Hương Sơn Hà Tĩnh, đoàn ngồi cáp treo lên chùa Hương Tích lễ phật vãn cảnh. Chùa Hương Tích tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc địa phận Hương Sơn - Can Lộc - Hà Tĩnh có từ thế kỷ 13 được xứng danh là "Hoan Châu đệ nhất danh lam" cũng đuợc gọi là chùa Hương chính.
Đoàn quay về Nghệ An thăm quan và lễ tại Đền Ông Hoàng Mười - được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là "Đức thánh minh", là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam. Ăn tối, thưởng thức đặc sản địa phương sau đó nghỉ đêm tại Thành phố Vinh.
Ngày 2
6h00
Chiều
Vinh – Bái Đính – Hà Nội (Ăn sang, trưa, tối)
Đoàn ăn sáng với đặc sản cháo chim, cháo lươn Nghệ An. Sau đó khởi hành đi Ninh Bình, ăn trưa và tham quan chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Quý khách qua hành lang với 500 La Hán bằng đá xanh chiêm bái những pho tượng Phật bằng đồng nặng hàng trăm tấn.
Đoàn về Hà Nội, tiễn đoàn tại điểm đón ban đầu, kết thúc chuyến đi, hẹn gặp lại Quý khách trong những chuyến đi sau.
Vinh – chùa Hương Tích – Đền Ông Hoàng Mười
Thời gian: 1 ngày
Sáng 6h00: Đón đoàn tại Vinh đi tham quan và thắp hương tại chùa Hương.
Trưa: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng
Chiều: Đoàn khởi hành và đi thắp hương tại Đền Củi – có tên chữ là Khu Độc linh từ được tạo lập ở cuối đời nhà Lê, là nơi thờ ông Hoàng Mười được truyền tụ thiêng liêng. Sau đó lên xe về Vinh. Kết thúc chuyến đi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_ben_vung_tai_chua_huong_tich_6931.docx