- Nghiên cứu để đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý từ cấp cao đến các
phòng ban của Vụ, thay đổi phương pháp quản lý, áp dụng công nghệ thông tin và
sử dụng các phương tịên hiện đại nhằm đảm bảo hoạt động của Vụ đạt được hiệu
quả cao, đáp ứng với yêu cầu hiện nay.
- Phân công chi tiết nhiệm vụ, nhất quán và đúng thế mạnh cho các bộ phận để
tránh gây khó khăn, chồng chéo trong điều hành chỉ đạo quản lý nhưng vẫn phải
đảm bảo mối liên hệ giữa các phòng ban đó để có thể tương trợ, giúp đỡ nhau trong
công tác nghiệp vụ
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương hướng nhiệm vụ chính trong những năm tiếp theo của Vụ Hợp tác Quốc tế và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật; thành lập Ban
Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật và công bố dịch khi có dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người.
c) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo
cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp được phê
duyệt trong phạm vi cả nước.
d) Chỉ đạo cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, thu
hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn
nuôi hàng năm.
đ) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng,
vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng,
bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hoá và
sạt lở đất.
6. Về lâm nghiệp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; chế độ quản lý, bảo vệ những loài
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật,
động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
b) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo
cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê
duyệt trong phạm vi cả nước.
c) Thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
d) Hướng dẫn, chỉ đạo điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng;
thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất để trồng rừng,
lập hồ sơ quản lý rừng và công bố hiện trạng rừng hàng năm, kết quả kiểm kê rừng
năm năm.
7. Về diêm nghiệp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển diêm nghiệp sau
khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo
cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển diêm nghiệp được phê
duyệt trong phạm vi cả nước.
c) Chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và tổng kết, đánh giá thực hiện kế
hoạch sản xuất hàng năm;
8. Về thuỷ sản:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thuỷ sản sau khi
được cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh,
khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh; phân cấp quản lý khu bảo tồn có tầm
quan trọng quốc gia và quốc tế; quy chế quản lý về khai thác, bảo vệ phát triển
nguồn lợi thủy sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Công khai và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo
cáo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ sản được phê duyệt
trong phạm vi cả nước.
d) Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy hoạch khai thác, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định về tiêu
chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ
sinh; hướng dẫn về phân cấp và quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng
quốc gia và quốc tế.
9. Về Thuỷ lợi:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuỷ lợi, đê
điều; phòng, chống tác hại do nước, xâm nhập mặn gây ra sau khi được cấp có thẩm
quyền ban hành.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chiến lược, quy hoạch thuỷ lợi; chiến lược
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Chủ trì xây dựng quy hoạch thuỷ lợi các vùng, các hồ chứa nước phục vụ
nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành kinh tế - xã hội.
d) Phê duyệt quy hoạch đê điều, quy hoạch thuỷ lợi liên quan từ hai tỉnh trở
lên phục vụ phòng, chống lũ, lụt, tiêu úng, cấp nước, phòng, chống hạn hán, xâm
nhập mặn, cải tạo đất, phòng, chống sạt lở ven sông, ven biển, cấp thoát nước nông
thôn.
10. Về phát triển nông thôn:
a) Là đầu mối chủ trì trình Chính phủ về cơ chế, chính sách về phát triển nông
thôn, cơ chế, chính sách và quy định phân công, phân cấp thẩm định các chương
trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông thôn.
b) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát triển ngành nghề,
làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
c) Tổng hợp, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế
hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm
nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã.
11. Chỉ đạo thực hiện, tổng hợp và quản lý các chương trình, dự án đầu tư, các
công trình quan trọng quốc gia về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ
theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng, quản lý kết quả điều tra cơ bản, ngân hàng
dữ liệu về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
12. Về chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nông sản, lâm sản, thủy sản
và muối:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách
phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành
nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến đối với
các ngành hàng và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo quản sau
thu hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
13. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc thú y và hàng hoá khác theo phân công của Chính phủ.
14. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và khuyến nông trong các lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ nông, nghề muối, chế biến, bảo
quản nông, lâm sản, muối và ngành nghề nông thôn.
15. Về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và muối:
a) Hướng dẫn, triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm:
thực hành sản xuất tốt, quy phạm thực hành nuôi trồng tốt, quy tắc nuôi trồng có
trách nhiệm, thực hành vệ sinh tốt và hệ thống phân tích mối nguy hiểm về an toàn
thực phẩm và kiểm soát điểm tới hạn trong sản xuất, chế biến và vận chuyển.
b) Chỉ đạo giám sát, kiểm tra tồn dư kháng sinh, hoá chất độc hại và các tác
nhân gây bệnh cho động vật, thực vật trong nông sản, lâm sản, muối, thuỷ sản trước
khi thu hoạch trong các khâu sơ chế, bảo quản, chế biến, vận chuyển; kiểm soát giết
mổ động vật và vệ sinh thú y.
16. Về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật liên
quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,
chất thải trong nông nghiệp.
17. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương
mại các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
18. Quản lý việc đăng kiểm, đăng ký, tàu cá và kiểm định kỹ thuật an toàn các
máy, thiết bị, vật tư, các chất đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các hoạt
động thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
19. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Về thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước:
a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo thẩm quyền
các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý, kế toán trưởng của doanh nghiệp nhà nước
chưa cổ phần hoá theo quy định.
22. Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ:
a) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về chất lượng cung ứng dịch vụ
công; về thực hiện xã hội hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công trong ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
b) Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch
vụ công của Nhà nước; điều kiện, tiêu chí thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước
thuộc ngành, lĩnh vực.
23. Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình
kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:
a) Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thu hút đầu tư và định
hướng phát triển doanh nghiệp; nông, lâm, ngư trường của Nhà nước; kinh tế hộ,
trang trại; kinh tế hợp tác; hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp ở nông thôn
trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh
doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục do Chính phủ quy định và xử lý hành vi
vi phạm theo thẩm quyền.
24. Về quản lý nhà nước hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc các
ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh:
a) Công nhận Ban vận động về thành lập hội, tổ chức phi Chính phủ; có ý kiến
bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể
hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ.
b) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt
động của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức lấy ý kiến và tiếp
thu việc đề xuất, phản biện của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn thiện các quy
định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
25. Về quản lý ngạch công chức, viên chức:
Tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên ngành từ ngạch tương đương ngạch
chuyên viên lên ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính và tổ chức thi nâng
ngạch viên chức chuyên ngành từ ngạch chính lên ngạch cao cấp theo quy định của
pháp luật.
26. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và
các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
27. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu
cực và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
28. Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão; các vấn đề cấp
bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; chống sa mạc hoá; thường trực
cơ quan thẩm quyền quản lý về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã
nguy cấp theo quy định của pháp luật.
29. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.3. Chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ hợp tác Quốc tế
2.3.1. Vị trí và chức năng của Vụ Hợp tác Quốc tế
Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực
hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác Quốc tế
Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ
cụ thể sau:
1. Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng chiến lược, cơ chế chính sách, kế hoạch
phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, đề án, dự án về hợp tác
quốc tế, hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2. Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng các văn bản quy phạm pháp luật, điều
ước quốc tế liên quan đến hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại
của ngành; các quy chế quản lý chương trình, dự án có nguồn vốn nước ngoài, đoàn
ra, đoàn vào, tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế và các hoạt động đối
ngoại khác của ngành.
3. Chủ trì xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí đoàn ra, đoàn vào, hội nghị, hội
thảo quốc tế hàng năm; tổ chức các đoàn Lãnh đạo Bộ đi công tác nước ngoài và tổ
chức đón tiễn và làm việc với các đoàn khách quốc tế chính thức của Bộ. Kiểm tra,
đôn đốc việc đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế và khu vực của Bộ.
4. Chủ trì phối hợp với nhà tài trợ và các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị,
xây dựng, thẩm định, đàm phán, đề xuất cơ quan thực hiện và giám đốc các chương
trình, dự án có nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài (INGO).
5. Xúc tiến và quản lý các chương trình, dự án đầu tư trực tiếp của nước
ngoài (FDI) trong ngành, chủ trì đề xuất và quản lý các chương trình, dự án đầu tư
ra nước ngoài do Bộ quản lý.
6. Chủ trì quản lý nội dung, tiếp xúc, giao dịch, trao đổi công thư đối ngoại,
giới thiệu các chương trình, dự án với các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức
quốc tế, các nhà tài trợ, các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng thị
trường, kêu gọi nguồn vốn đầu tư và hợp tác quốc tế.
7. Chủ trì trình Bộ trưởng việc đặt cơ quan đại diện, cử cán bộ đại diện về
nông nghiệp tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
8. Chủ trì đề xuất, chuẩn bị, đàm phán trình Bộ trưởng ký kết, gia nhập các
điều ước, thoả thuận quốc tế và các tổ chức quốc tế có liên quan và tổ chức kiểm tra
thực hiện các điều ước đã ký kết hoặc gia nhập.
9. Theo dõi, giám sát đánh giá và tổng hợp báo cáo theo quy định việc thực
hiện công tác hội nhập quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) và của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (INGO) trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
10. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá và tổng hợp báo cáo
theo quy định việc thực hiện các điều ước quốc tế, kế hoạch, chương trình, đề án, dự
án hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của ngành; các hoạt động xuất cảnh,
nhập cảnh, các hoạt động có liên quan đến người nước ngoài và cán bộ thuộc Bộ,
các hội nghị, hội thảo quốc tế trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
11. Theo dõi, tổng hợp trình Bộ trưởng các giải pháp về hợp tác quốc tế và
hội nhập quốc tế, giải quyết các vướng mắc, khiếu nại, tranh chấp có yếu tố nước
ngoài, các vấn đề liên quan đến luật pháp và điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ.
12. Tham gia, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong Bộ chuẩn bị,
xây dựng, thẩm định, phê duyệt, đàm phán các đề án, chương trình, điều tra cơ bản,
quy hoạch, đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ
lợi, phát triển nông thôn và mở rộng thị trường quốc tế theo sự phân công của Bộ
trưởng.
13. Quản lý đội ngũ công chức, viên chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực
khác được giao theo quy định.
14. Thường trực các hội đồng, phân ban, uỷ ban, thể chế, tổ chức hợp tác khu
vực, song phương, đa phương, biên giới, hợp tác trên biển và đại dương, đàm phán
và hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ.
15. Quản lý Văn phòng điểm hỏi đáp Quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam).
16. Quản lý các Đối tác hỗ trợ quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn theo phân công của Bộ trưởng.
17. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của
Bộ và phân công của Bộ trưởng.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.3.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác Quốc tế
Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. Vụ trưởng
điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Vụ. Phó Vụ trưởng giúp
Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng
và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
a) Phòng Hợp tác song phương
b) Phòng Hợp tác đa phương
c) Phòng Hội nhập và đầu tư
d) Phòng Tổng hợp
đ) Văn phòng SPS Việt Nam.
* Sơ đồ tổ chức của Vụ Hợp tác Quốc tế
VỤ TRƯỞNG
CÁC PHÓ
VỤ TRƯỞNG
Các phòng chuyên môn
nghiệp vụ
Các chương trình hợp tác
thuộc Vụ
Phòng HT
Song
phương
Phòng HT
Đa
phương
Phòng Hội
nhập và
Đầu tư
Chương
trình hỗ trợ
Quốc tế ISG
Quan hệ đối tác
cấp nước và vệ
sinh nông thôn
Chương
trình CARD
Phòng Tổng
hợp
Văn phòng SPS
Việt Nam
Đối tác Cúm gia
cầm (PAHI)
Chương trình
MSCP
CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
I. Tổng quan về công tác quản lý chung của Vụ Hợp tác Quốc tế năm 2009
1. Công tác xây dựng chương trình, đề án, văn bản pháp quy nội bộ
- Xây dựng kế hoạch phát triển năm 2010, xây dựng các chương trình, đề án
hợp tác, hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại của Vụ
- Hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình thu hút vốn
FDI trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2009 - 2015
- Trình Bộ trưởng ban hành Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT Quy chế
quản lý nguồn hỗ trợ nước ngoài thuộc Bộ
- Chuẩn bị xây dựng đề án “Cử đại diện nông nghiệp tại các cơ quan ngoại
giao của Việt Nam ở nước ngoài”
2. Công tác chuẩn bị và ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế
- Xây dựng và làm thủ tục để ký kết nhiều Biên bản ghi nhớ về hợp tác với các
nước Châu Phi, Venezuela, CHDCND Lào, Campuchia về hợp tác đầu tư, sản xuất
lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.
- Chuẩn bị nội dung và làm thủ tục ký kết Hiệp định khung giữa nước
CHXHCN Việt Nam và nước Cuba về hỗ trợ thực hiện Chương trình Hợp tác phát
triển sản xuất lúa gạo ở Cuba
- Hoàn thành các quy định về thủ tục nội bộ để ban hành Hiệp định Kiểm dịch
thực vật và Hiệp định kiểm dịch động vật Việt - Trung
3. Công tác hành chính, hoạt động lễ tân, đối ngoại.
3.1 Công tác hành chính, hoạt động lễ tân
- Đoàn ra: Năm 2009, Vụ đã thực hiện 5,68 tỷ đồng cho 47 lượt đoàn ra từ
kinh phí ngân sách, làm thủ tục hộ chiếu, công hàm cho: 175 lượt người đi công tác,
học tập ở nước ngoài.
- Đoàn vào: Vụ đã tổ chức đón 08 lượt đoàn cấp cao, kinh phí thực hiện 536
triệu đồng, làm thủ tục nhập cảnh và gia hạn cho: 443 đoàn/668 người nước ngoài
vào làm việc, nghiên cứu và học tập.
- Niên liễm quốc tế: đóng niên liễm cho 10 tổ chức quốc tế, kinh phí 3,40 tỷ
đồng.
- Biên soạn sổ tay nghiệp vụ dành cho cán bộ hợp tác quốc tế.
- Công tác văn thư:
Văn bản đi: Tổng số phát hành là 2158 văn bản.
Trong đó : - Văn bản phát hành trong nước là 1768
- Thư và công hàm gửi đi nước ngoài là 390
Văn bản đến: Tổng số tiếp nhận và xử lý: 7173 văn bản
3.2. Hoạt động đối ngoại
* Với tổ chức ASEAN:
- Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch AMAF 30 đã điều phối tốt các vấn đề hợp tác
trong khuôn khổ AMAF và tiếp tục vai trò Chủ tịch của AMRDPE 6.
- Tổ chức thành công các hội nghị lớn: Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phát
triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo lần thứ 6 và Hội nghị Các quan chức cấp cao
ASEAN+3 lần thứ 2 về Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo, Hội nghị
Nhóm công tác Nghề cá ASEAN lần thứ 17, Nhóm công tác Khuyến nông và đào
tạo ASEAN lần thứ 16, Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Châu Á , Hội nghị Các
quan chức cấp cao đặc biệt Nông lâm ASEAN (Special SOM)
- Tổ chức Diễn đàn cấp cao về tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu tới xoá
đói giảm nghèo và phát triển bền vững khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- Chuẩn bị nội dung để Bộ trưởng tham dự Hội nghị AMAF 31 và AMAF+3
lần thứ 9 tại Brunei và bàn giao chức Chủ tịch cho Brunei.
- Xây dựng chương trình hành động tham gia hợp tác ASEAN đến năm 2015
của ngành, tham gia vào Ban nội dung chuẩn bị cho năm Chủ tịch ASEAN 2010.
- Với các nước thành viên ASEAN, hợp tác tốt trong việc trao đổi thông tin,
hỗ trợ các đoàn công tác, giải quyết thành công trong việc trả - nhận các ngư dân bị
bắt giữ do xâm phạm vùng chủ quyền.
- Hoàn thiện Dự thảo MOU hợp tác thuỷ sản, đẩy mạnh thương mại nông sản
đặc biệt là xuất khẩu gạo.
- Tham dự các cuộc họp thường niên Nhóm công tác nông nghiệp, thuỷ sản
APEC, Diễn đàn công nghệ sinh học.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương và Bộ Tài chính tiếp tục tham gia
đàm phán xây dựng Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Hiệp định FTA giữa ASEAN
với các nước đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp như với Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Úc/New Zealand, Ấn Độ, EU, Chi Lê; theo dõi các FTAs Việt Nam-
Nhật Bản, Hiệp định Hàng hoá ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư và Dịch vụ
ASEAN.
* Với các nước châu Phi và châu Mỹ la tinh:
- Trình Chính phủ thông qua Hiệp định Hợp tác Việt Nam – Bê Nanh trong
lĩnh vực nông nghiệp để phát triển vùng thung lũng Zămbezia và UEME….
- Triển khai 02 khoá đào tạo về nông nghiệp cho cán bộ của Mô-dăm-bích và
chuẩn bị kế hoạch đào tạo cho Srilanca. Lập kế hoạch của cán bộ của Bộ sang tham
gia các khoá đào tạo ngắn hạn tại các nước đang phát triển.
- Tổ chức Họp Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam – Mô Dăm Bích lần thứ
nhất.
- Hợp tác Nam – Nam: chuẩn bị các Hiệp định với Namibia và Gambia, giải
quyết tồn tại trong hợp tác với Mali.
- Cử cán bộ tham gia các đoàn sang Châu Phi khảo sát tình hình thực tế, thúc
đẩy các chương trình hợp tác với Châu Phi như cử chuyên gia nông nghiệp và thuỷ
sản sang viết đề xuất dự án.
- Triển khai Hiệp định hợp tác với Venezuela và tiến hành thực hiện các dự án
hợp tác các nước Trung Cận Đông, các nước Nam Á, một số nước Châu Phi thông
qua các Biên bản hợp tác đã ký cũng như chuẩn bị ký các biên bản ghi nhớ mới.
- Tháp tùng đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực ban
Bí thư sang Châu Phi để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước
Châu Phi. Tổ chức các đoàn khảo sát về phát triển cây công nghiệp và lúa sang
Châu Phi để thiết kế dự án trên diện tích phía nước bạn đã quy hoạch cho Việt Nam.
* Với các nước Châu Á lân cận và các nước Châu Âu.
- Chuẩn bị các thủ tục cho các Đoàn của Lãnh đạo Bộ đi thăm và làm việc với
các nước cũng như Đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước sang thăm và làm việc với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt như các chuyến đi thăm của Bộ
trưởng tới Hoa Kỳ, các nước Trung cận đông, Nga, Ucraina, Lào và Campuchia;
đoàn Bộ trưởng nông nghiệp của Hà Lan thăm Việt Nam
- Tổ chức đàm phán với Trung Quốc phiên lần thứ nhất về Hợp tác nghề cá tại
Vịnh Bắc Bộ đảm bảo yêu cầu đã đề ra của lãnh đạo cấp cao về việc không gia hạn
thời hạn cho vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc.
- Tổ chức tham gia đàm phán với Đài Loan về vấn đề gỡ bõ lệnh cấm nhập
khẩu thanh long, vấn đề gạo Việt Nam nhiễm chất bảo vệ thực vật và bước đầu đã
tương đối thành công.
- Theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy triển khai các nội
dung đã cam kết trong các Biên bản hợp tác với các nước.
- Chuẩn bị nội dung và thủ tục để Bộ trưởng ký Hiệp định giữa Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ Lào và Campuchia về hợp tác đầu tư trồng cao su, và ký
Bản Thoả thuận hợp tác thường niên 2009 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Nông Lâm
nghiệp Lào.
* Các hoạt động đối ngoại có liên quan khác
- Tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về một số chủ
trương lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
- Giám sát việc triển khai Quyết định số 3515/BNN-HTQT ngày 16/11/2007
về việc Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành
Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chương trình hành động của Chính
phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn
2007-2010.
- Hoàn thiện triển khai thu thập số liệu hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu
ACC4. Tham gia Dự án Hậu WTO tài trợ chuẩn bị thực hiện chương trình đánh giá
tác động của WTO đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Phối hợp với các Cục Vụ trong Bộ Triển khai và báo cáo Chính phủ kết quả
họp Hội đồng TIFA, xúc tiến ký MOU về Kiểm dịch Thực vật với Hoa Kỳ, tiến
hành đánh giá nguy cơ sâu bệnh đối với thanh long, nhãn, vải và xoài để mở cửa thị
trường hoa quả của Việt Nam sang Hoa Kỳ; thành lập nhóm nông nghiệp trong
khuôn khổ TIFA.
- Tham gia vào Nhóm công tác về Vụ kiện tôm, giải quyết các tranh chấp
thương mại nông lâm thuỷ sản: với Hoa Kỳ, Đài Loan, Trung Quốc.
- Tham gia hội nghị thường niên của Uỷ ban Nông nghiệp của WTO và phối
hợp với Phái đoàn làm việc với Nhóm các nước mới gia nhập (RAM), bổ sung
những nội dung đàm phán nông nghiệp trong Vòng đàm phán Doha tại Geneva,
Thụy Sỹ.
- Tăng cường thiết lập cơ chế phối hợp giữa Bộ và các Hiệp hội ngành hàng
nông sản để tăng cường mở rộng thị trường nông lâm thuỷ sản.
4. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo.
- Hàng tháng, Lãnh đạo Vụ cùng lãnh đạo phòng đã kiểm điểm việc điều hành
công tác tháng qua và báo cáo các công việc trong thời gian tới.
- Năm 2009, Vụ đã tiếp nhận 01 công chức dự bị và 01 viên chức cho Văn
phòng SPS Việt Nam, xét tuyển 1 đồng chí từ Viện về Vụ công tác.
- Vụ cử có nhiều cán bộ đi học các lớp học theo các chuyên ngành khác nhau
trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, trong đó có 01 đồng chí đang học cao học ở
Đài Loan, 03 đồng chí học du học tại chỗ được Bộ, Vụ hỗ trợ kinh phí.
- 01 đồng chí được phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Cờ Thi
đua của Bộ năm 2008 cho tập thể Cán bộ, công chức Vụ HTQT, Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam đã tặng cờ thi đua “Công đoàn cơ sở vững mạnh có phong trào
thi đua xuất sắc năm 2008” cho Công đoàn cơ sở Vụ HTQT; 07 Cán bộ, công chức
Vụ HTQT được tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng cho đã có thành tích hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2008, gần 20 đồng chí được Bộ trưởng tặng
bằng khen về tổ chức thành công hội nghị AMAF 30; 05 đồng chí công nhận danh
hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ năm 2008; 2 đồng chí được tặng bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ.
5. Công tác quản lý văn phòng SPS Việt Nam
- Trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong ngoài
nước về các vấn đề liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định và
thủ tục kiểm dịch động thực vật của Việt Nam và các nước; các mẫu biểu chứng
thư, chứng nhận đối với hàng hoá xuất nhập khẩu liên quan đến lĩnh vực SPS.
- Theo dõi và tham gia xử lý vấn đề hàng rào SPS trên thanh long xuất sang
Đài Loan; bột sắn xuất khẩu sang Trung Quốc v.v… Phối hợp với các điểm hỗ trợ
kỹ thuật giải quyết vấn đề SPS đối với hàng hoá xuất khẩu sang EU, rau quả xuất
khẩu sang Hoa Kỳ…
- Tham gia đàm phán về SPS trong Hiệp định khung hợp tác toàn diện giữa
EU và Việt Nam. Tham gia nội dung liên quan đến SPS trong các cuộc họp tư vấn
về khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU.
- Làm đầu mối cùng chuyên gia tổ chức điều tra về hệ thống kiểm định, kiểm
dịch để phục vụ cho việc nghiên cứu đề án tăng cường hợp tác về SPS nhằm thuận
lợi hoá thương mại biên giới của tiểu vùng Mê Kông mở rộng của Ngân hàng ADB
tài trợ.
II. Công tác quản lý hoạt động đầu tư của Vụ Hợp tác Quốc tế
1. Công tác lập quy hoạch đầu tư
- Vụ nghiên cứu và trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành
Nông nghiệp hàng năm và kế hoạch 5 năm theo trình tự sau:
+ Xác định nhu cầu đầu tư và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của
ngành Nông nghiệp.
+ Dự báo tình hình phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực Nông
nghiệp có liên quan đến các hoạt động đầu tư
+ Xây dựng kế hoạch định hướng đầu tư tổng thể của cả ngành, theo các
vùng lãnh thổ và các lĩnh vực cụ thể của ngành.
- Trên cơ sở kế hoạch đầu tư chung, Vụ nghiên cứu xây dựng các kế hoạch
huy động vốn cho ngành. Kế hoạch hàng năm được xây dựng dựa vào kế hoạch 5
năm đã được phê duyệt.
2. Công tác quản lý các nguồn vốn đầu tư.
Đối với các nguồn vốn đầu tư, Vụ có nhiệm vụ quản lý thông qua các hoạt
động như thẩm định dự án; kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo
các nguồn vốn này được sử dụng có đúng mục đích và mang lại hiệu quả cho toàn
ngành Nông nghiệp.
2.1. Quản lý Vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Năm 2009, Vụ đã thẩm định và phê duyệt 17 dự án với tổng vốn ODA là:
348,8 triệu USD (trong đó ODA hỗn hợp, vay là 333,5 triệu USD, ODA Không
hoàn lại: 15,3 triệu USD), tăng 14 % so với năm 2008 (305 triệu USD), hoàn thành
152% kế hoạch năm 2009 Bộ giao (200 triệu USD).
- Khối lượng giải ngân trong năm các dự án dự kiến đạt 4000 tỷ đồng, tăng
gấp 2 so với cùng kỳ năm 2008 hoàn thành 88 % kế hoạch ODA 2009 Bộ giao.
- Tiến hành nghiên cứu, tổ chức Hội nghị đánh giá hiệu quả ODA 15 năm
1993 -2008, định hướng ODA giai đoạn 2010 - 2015.
- Tổ chức một số cuộc họp giao ban ODA hàng tháng các chương trình, dự án
đang thực hiện. Chuẩn bị tổ chức khảo sát đề xuất xây dựng chương trình dự án mới
theo hướng tổng hợp, chương trình lớn và đánh giá hiệu quả tư vấn quốc tế trong
các chương trình dự án ODA.
- Thường xuyên đôn đốc các Ban Quản lý dự án thực hiện dự án, báo cáo trình
lãnh đạo Bộ các đề xuất để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và
trao đổi thường xuyên với các nhà tài trợ để phản ánh những vướng mắc, phối hợp
với nhà tài trợ, các cơ quan có liên quan đưa ra giải pháp giải quyết.
2.2. Quản lý Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Năm 2009 Vụ đã hoàn thiện dự thảo Chương trình thu hút FDI trong ngành
nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2009 -2015 và đang trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
- Thẩm định và phê duyệt các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực
Nông nghiệp.
- Vụ lập sổ tay hướng dẫn Đầu tư FDI vào ngành Nông nghiệp Việt Nam trong
đó quy định chị tiết các văn bản pháp luật, các chính sách ưu đãi cho các doanh
nghiệp nước ngoài.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc
ngành quản lý; hỗ trợ các địa phương giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá
trình đầu tư.
3. Công tác xúc tiến đầu tư
- Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư vào ngành
Chè năm 2009
- Tổ chức xúc tiến đầu tư tại Nga, Ucraina và đang chuẩn bị tổ chức xúc tiến
tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tham gia và phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư tổ
chức các đợt xúc tiến đầu tư tại Châu Phi và Trung Đông.
- Phân công cán bộ lãnh đạo, chuyên viên quản lý các đối tác ISG, PAHI,
RWSSP.
- Tổ chức các hoạt động tổng kết, mở rộng quan hệ đối tác. Thông qua đó,
các nhà tài trợ đã có nhiều hiểu biết hơn về công việc của Bộ, các quan tâm chung
hướng đến các mục tiêu xây dựng các hợp tác trên quy mô lớn hơn.
- Tổ chức đánh giá hoạt động các đối tác trong giai đoạn trước mắt, chuẩn bị
nghiên cứu, trao đổi với các nhà tài trợ đề xuất hướng phát triển các quan hệ đối tác
quốc tế của ngành giai đoạn 2011-2015.
III. Hoạt động của các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp
1. Khái quát chung tình hình phát triển nông nghiệp
Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010, mục tiêu tổng quát
của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này là: Xây dựng một nền nông lâm
nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả và bền vững; có năng suất,
chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Chiến lược cũng xác định: Việt Nam phải xây dựng nông thôn có cơ cấu
kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển ngày càng hiện đại, mọi người có việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân
được nâng cao.
Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010 bao gồm:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp: 4 – 4,5%/năm, GDP: 3,3 – 3,5%
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn: 7,5 – 8%/năm
- Tỷ lệ che phủ của rừng: 43 – 44% trên diện tích tự nhiên
- Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của nhân dân về các loại lương thực, thực phẩm; đặc biệt quan tâm đến đồng bào
dân tộc ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu sản lượng cây có hạt đạt 45
triệu tấn, trong đó lúa 39 triệu tấn, ngô 6 triệu tấn.
- Phát huy lợi thế so sánh đã tạo lập được, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
xuất khẩu, tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản đạt 7 tỷ USD
- Tận dụng khả năng sẵn có, kết hợp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi thay thế nhập khẩu, khai thác thị trường trong
nước đối với các sản phẩm: bông, thuốc lá, ngô, đậu tương, nguyên liệu giấy, sữa…
- Cơ cấu kinh tế nông thôn:
+ Nông nghiệp: 50%
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: 50%
- Giá trị trên 1 ha đất nông nghiệp: 30 triệu đồng/năm
- GDP bình quân đầu người nông thôn gấp 2 lần năm 2000
- Giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống còn 50%
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong những năm gần đây, sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, góp
phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân và đảm bảo ổn định chính trị xã hội.
Giá trị sản xuất toàn ngành so với tổng thể nền kinh tế được thể hiện qua
bảng sau:
Năm
Tổng sản phẩm
trong nước (tỷ đồng)
Ngành nông nghiệp
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
đóng góp (%)
2001 481295 111858 23.24
2002 535762 123383 23.03
2003 613443 138285 22.54
2004 715307 155992 21.81
2005 839211 175948 20.97
2006 974266 198798 20.40
2007 1143715 232586 20.34
2008 1477717 326505 22.10
Như vậy giá trị đóng góp của ngành Nông nghiệp vào nền kinh tế quốc dân
có xu hướng năm sau cao hơn năm trước và tỷ lệ đóng góp luôn xấp xỉ ở mức 20%.
Điều này cho thấy vai trò rất quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta và đồng
thời cũng cho thấy lĩnh vực này đã được Nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư phát
triển để đạt được các thành tựu đáng kể.
2. Tình hình đầu tư phát triển Nông nghiệp
Cùng với quá trình phát triển đất nước trong những năm vừa qua, Việt Nam
đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để phát
triển Nông nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư cho Nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư
toàn xã hội được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm
Tổng vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Vốn đầu tư Nông nghiệp
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
2004 290927 22963 7.893
2005 343135 25749 7.504
2006 404712 30087 7.4342
2007 502093 36567 7.2829
2008 600876 45665 7.5997
Từ năm 2004 đến 2007, tỷ trọng vốn đầu tư cho Nông nghiệp có xu hướng
giảm từ 7,8% xuống 7,2% nhưng đến năm 2008 tỷ trọng vốn đầu tư vào Nông
nghiệp lại tăng lên và đạt mức 7,5%.
Cơ cấu vốn đầu tư huy động cho khu vực Nông nghiệp bình quân cũng được
thống kê theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Từ Ngân sách Nhà nước: 20,4%
- Từ tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước: 1,8%
- Từ ODA: 4,4%
- Từ khu vực DN, HTX trong nước: 43,7%
- Từ khu vực hộ gia đình: 20,2%
- Từ doanh nghiệp ĐTNN: 9,5%
3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong huy động và sử dụng vốn đầu tư
lĩnh vực Nông nghiệp theo các nguồn huy động
3.1. Vốn huy động từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
Trong những năm qua, vốn Ngân sách và vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà
nước đã tập trung vào đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, hỗ trợ hệ thống dịch vụ
công và xây dựng thể chế trong Nông nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho
nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu
mà Chính phủ đã đề ra. Mức đầu tư thời gian qua chưa tương xứng với vai trò của
khu vực này. Mặt khác, việc sử dụng nguồn vốn này vẫn còn nhiều hạn chế vì liên
quan đến các thủ tục hành chính, chính sách phức tạp và không thống nhất trong
quá trình thực hiện.
3.2. Vốn huy động từ khu vực dân doanh
Nguồn vốn từ khu vực dân doanh (gồm nguồn vốn do các doanh nghiệp, hộ
gia đình, các cá thể trong nền kinh tế đầu tư) ngày càng trở nên quan trọng và cần
thiết cho phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Đây là nguồn đầu tư tiềm năng
và có thể huy động tại chỗ và phụ thuộc vào khả năng tạo ra thu nhập và tích lũy
của chính cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình để tái đầu tư vào các hoạt động nông
nghiệp. Trong cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng của khu vực này chiếm hơn 60%. Đây là
xu thế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, tiềm năng huy động vốn tại chỗ ở khu vực nông thôn hiện nay
không lớn do khả năng tạo ra thu nhập và tiết kiệm của khu vực này còn hạn chế cả
về số tuyệt đối cũng như tốc độ tăng hàng năm. Ở phần lớn các vùng nông thôn,
nhất là các vùng khó khăn, mức thu nhập thấp hơn bình quân cả nước, khả năng huy
động tiền nhàn rỗi cho đầu tư cho phát triển kinh tế rất thấp và rất khác nhau.
3.3. Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Vốn đầu tư ODA Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay có xu hướng giảm
do nhiều nguyên nhân: tài trợ không hoàn lại giảm dần và tỷ lệ vốn viện trợ không
hoàn lại giảm, tỷ lệ vốn vay ưu đãi tăng, thủ tục vay vốn ODA ngày càng chặt chẽ
hơn dẫn đến mức cam kết cao song năng lực chuẩn bị đầu tư và thực hiện giải ngân
hạn chế làm cho mức thực hiện ODA rất thấp
Phần lớn vốn từ nguồn ODA được đầu tư để phát triển kiết cấu hạ tầng kinh
tế, kỹ thuật, nguồn vốn dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn rất ít.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2003, khu vực Nông
nghiệp thu hút được 123 triệu vốn ODA, phân bổ qua 16 chương trình, dự án. Trong
đó, 33 triệu là vốn viện trợ không hoàn lại, 90 triệu là vốn vay của các tổ chức quốc
tế (WB, ADB, WHO, UNICEF..) và các tổ chức song phương (JBIC, KFW,
DFID…). Năm 2004, huy động được vốn ODA thực hiện qua gần 60 chương trình
và dự án trong đó có khoảng 200 triệu là vốn viện trợ không hoàn lại.
3.4. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trong những năm vừa qua, khu vực đầu tư nước ngoài đã bổ sung một lượng
vốn rất đáng kể vào tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Riêng trong lĩnh vực
nông nghiệp, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6/2007, số dự án thu hút
được là 758 dự án với số vốn là 3,78 tỷ USD, chiếm 10% tổng số dự án và 5,6%
tổng giá trị vốn của cả nước. Vốn FDI thực hiện trong nông nghiệp, nông thôn là
1,9 tỷ.
Đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu cho chế biến nông sản, thực phẩm 53,7%
tổng số vốn, trồng rừng và chế biến lâm sản 24,7%, chăn nuôi và chế biến thức ăn
gia súc 12,7%, trồng trọt 8,9%.
Quá trình thu hút và sử dụng FDI trong Nông nghiệp đã đạt được những
thành tựu nhất định: đã bổ sung vốn cho nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, góp
phần cải thiện công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm
cho ngành.
Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệp của các doanh nghiệp
nước ngoài vào Việt Nam còn thấp và có xu hướng giảm, hiệu quả hoạt động của
các dự án chưa cao, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của đất nước. Dự án phân bổ
không đồng đều giữa các vùng miền, các quốc gia lớn chưa thực sự đầu tư vào nông
nghiệp, thiếu tính đa dạng.
* Kết luận: Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp thực tế đã đạt được những
thành tựu nhất định song vẫn tồn tại những hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động đầu
tư vẫn còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển Nông nghiệp của đất
nước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các khía cạnh của hoạt động đầu tư trong Nông
nghiệp cần đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư trong lĩnh vực quan trọng này, góp phần vào sự phát triển chung của cả
nền kinh tế.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA VỤ HỢP TÁC
QUỐC TẾ TRONG NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Phương hướng, nhiệm vụ chính của Vụ trong năm 2010
1. Bối cảnh hoạt động chung
Năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cả nước cùng phấn
đấu chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm cuối thực hiện
Nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 theo Nghị
quyết 15-NQ/BCT.
Về cơ bản, năm 2009 nền kinh tế nói chung đã có những thành công nhất
định tạo tiền đề tốt để phát triển trong năm 2010. Tuy vậy, năm 2010 cũng còn
nhiều khó khăn thách thức tác động đến nền Kinh tế quốc dân nói chung và ngành
Nông nghiệp nói riêng như: xu thế giá cả thị trường tiếp tục có những biến đông, tỷ
lệ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, ảnh hưởng đến mục tiêu xoá đói
giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân. Để góp phần hoàn thành Kế hoạch
phát triển kinh tế của cả nước và của ngành Nông nghiệp, Vụ Hợp tác Quốc tế đề ra
phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010.
2. Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác chung
- Đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với các nước châu Phi trên cơ sở các cam kết
đã thoả thuận. Triển khai chương trình hành động hợp tác với Châu Phi, tăng cường
hợp tác với các nước Mỹ La tinh. Phối hợp với các Sứ quán Việt Nam tại Châu Phi
và các cơ quan liên quan của Bạn để cập nhật thêm số liệu và thông tin cũng như
yêu cầu nhằm bổ sung thêm các chương trình hợp tác với Châu Phi.
- Tăng cường vai trò điều phối, hỗ trợ các Tổng cục mới thành lập thực hiện
tốt nhiệm vụ hợp tác quốc tế đối với các lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và thuỷ lợi.
- Tổ chức thành công các Hội nghị, hội thảo quốc tế lớn: Hội nghị Bộ trưởng
cúm gia cầm quốc tế tháng 4-2010, Hội thảo lúa gạo quốc tế và kỷ niệm 50 năm
thành lập IRRI tháng 11 năm 2010 và các hội nghị khu vực do Việt Nam làm chủ
nhà.
- Tăng cường công tác điều phối, theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án
ODA. Đang thực hiện. Xây dựng, đàm phán các chương trình, dự án ODA mới
theo hướng chương trình lớn.
- Xây dựng kế hoạch vận động Phi chính phủ nước ngoài của Ngành giai đoạn
2010 - 2015, thành lập Nhóm công tác Phi chính phủ của Vụ.
- Chuẩn bị các văn kiện ký kết cho các đoàn của Lãnh đạo Bộ đi thăm, tháp
tùng các đoàn cấp cao và chuẩn bị đón các đoàn của các nước sang làm việc với Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
2.2. Phương hướng, nhiệm vụ quản lý hoạt động đầu tư
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp
- Xác định các danh mục dự án cần đầu tư của ngành và của 7 vùng kinh tế
trọng điểm
- Tiếp tục xây dựng các kế hoạch huy động vốn, kêu gọi vốn đầu tư cho phát
triển Nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước
ngoài
- Hướng dẫn các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Nông nghiệp lập các dự án tiền
khả thi và khả thi
- Ban hành những văn bản quản lý thuộc ngành Nông nghiệp liên quan đến
Đầu tư
- Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng vay vốn hoặc chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc
ngành
- Nghiên cứu, kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất
hợp lý trong cơ chế chính sách, quy định…nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước và hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư.
II. Một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010
1. Các giải pháp chung để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Vụ
1.1. Về công tác tổ chức
- Nghiên cứu để đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý từ cấp cao đến các
phòng ban của Vụ, thay đổi phương pháp quản lý, áp dụng công nghệ thông tin và
sử dụng các phương tịên hiện đại nhằm đảm bảo hoạt động của Vụ đạt được hiệu
quả cao, đáp ứng với yêu cầu hiện nay.
- Phân công chi tiết nhiệm vụ, nhất quán và đúng thế mạnh cho các bộ phận để
tránh gây khó khăn, chồng chéo trong điều hành chỉ đạo quản lý nhưng vẫn phải
đảm bảo mối liên hệ giữa các phòng ban đó để có thể tương trợ, giúp đỡ nhau trong
công tác nghiệp vụ
1.2 . Về công tác cán bộ
- Nâng cao năng lực trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và các
chuyên viên trong Vụ thông qua các lớp tập huấn, trao đổi kiến thức; tạo điều kiện
cho cán bộ được đi học tập và tu nghiệp ở nước ngoài.
1.3. Về đổi mới khoa học công nghệ
- Hiện nay, tại Vụ Hợp tác Quốc tế được trang bị khá đầy đủ máy móc thiết bị
để phục vụ cho các hoạt động của Vụ. Gồm có: Máy tính nối mạng Internet, máy in,
máy photo copy, điện thoại, máy fax, máy scan, các dụng cụ thiết bị văn
phòng…Để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Vụ, cần đầu tư thêm nữa vào hệ
thống máy móc thiết bị như: thay thế các máy tính cũ bằng các máy tính hiện đại,
máy tính xách tay…
- Bên cạnh đó cần đầu tư các phần mềm hỗ trợ cho hoạt động của Vụ. Đặc biệt
là các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý của Vụ như: phầm mềm kế toán,
phần mềm tính tổng dự toán…
2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư
Để nâng cao hoạt động quản lý đầu tư, ngoài các biện pháp về quản lý hoạt
động chung của Vụ như trên, cần bổ sung một số biện pháp sau:
- Tăng cường sự phối hợp quản lý đầu tư giữa các phòng ban trong Vụ để
nâng cao tính chặt chẽ và hiệu quả của hoạt động quản lý đầu tư.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư, tạo cơ chế
chính sách thống nhất và hợp lý để tạo điều kiện cho công tác quản lý được rõ ràng
và hiệu quả. Đặc biệt, đề xuất các biện pháp quản lý đầu tư bằng các chính sách và
đòn bẩy kinh tế kết hợp với các phương pháp hành chính và giáo dục.
KẾT LUẬN
Như vậy, với chức năng và quyền hạn được giao, Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước
về kế hoạch và phát triển Nông nghiệp, có những đóng góp đáng kể vào những
thành tựu của đất nước ta trong giai đoạn vừa qua. Trong tương lai, hoạt động của
Vụ đòi hỏi những yêu cầu cao hơn để phù hợp với xu thế phát triển chung của tất cả
các ngành nhưng bằng những kết quả to lớn đã đạt được về quản lý Nhà nước, Vụ
sẽ giữ vững vai trò quan trọng của mình để thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã
đề ra. Qua quá trình thực tập tại Vụ, em cũng đã tìm hiểu được nhiều vấn đề liên
quan đến hoạt động quản lý đầu tư không chỉ trên lý thuyết mà còn trên phương
diện thực tế và xác định được nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VÀ VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ .........................................3
I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển
nông thôn ...........................................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .....3
1.2. Sự phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các thời
kỳ ....................................................................................................................3
II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ...........................................................................................................5
2.1. Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .........5
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..5
2.3. Chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ hợp tác Quốc tế ....... 12
CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ .......................... 17
I. Tổng quan về công tác quản lý chung của Vụ Hợp tác Quốc tế năm 2009 17
1. Công tác xây dựng chương trình, đề án, văn bản pháp quy nội bộ .......... 17
2. Công tác chuẩn bị và ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế................. 17
3. Công tác hành chính, hoạt động lễ tân, đối ngoại.................................... 17
4. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo. ............................................................. 22
5. Công tác quản lý văn phòng SPS Việt Nam ............................................. 22
II. Công tác quản lý hoạt động đầu tư của Vụ Hợp tác Quốc tế ................... 23
1. Công tác lập quy hoạch đầu tư ................................................................. 23
2. Công tác quản lý các nguồn vốn đầu tư. .................................................. 23
3. Công tác xúc tiến đầu tư ........................................................................... 25
III. Hoạt động của các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp ........................... 25
1. Khái quát chung tình hình phát triển nông nghiệp .................................. 25
2. Tình hình đầu tư phát triển Nông nghiệp ................................................ 27
3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong huy động và sử dụng vốn
đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp theo các nguồn huy động .............................. 28
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA VỤ HỢP TÁC
QUỐC TẾ TRONG NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ....... 31
I. Phương hướng, nhiệm vụ chính của Vụ trong năm 2010 ........................... 31
1. Bối cảnh hoạt động chung ....................................................................... 31
2. Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010 .......................................... 31
II. Một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 ................... 33
1. Các giải pháp chung để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Vụ ................ 33
2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư ............... 33
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 758_4336.pdf