Bên cạnh những thành công đạt được, IBM còn gặp phải những khó
khăn và rủi ro khi M&A quốc tế. Thứ nhất, mô hình toàn cầu hóa kiểu mới mà
IBM đang theo đuổi cũng có những khó khăn cho công tác quản lý. Một sự
thay đổi mạnh công ty sẽ gây rối loạn cho hàng ngàn công nhân. Để bắt kịp
những sự thay đổi về nhu cầu tài năng và để giảm giá thành, IBM phải thực
hiện một chiến lược mà không được nhiều người tán thành: thường xuyên
tuy ển dụng nhân viên cho loại công việc này và sa thải nhân viên ở loại công
việc khác. Trong mấy năm gần đây, IBM đã dành ra mỗi năm khoảng 400 triệu
USD để thanh toán tiền trợ cấp thôi việc và các chi phí khác để cắt giảm mỗi
năm khoảng 8.000 nhân viên.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương thức mua bán và sáp nhập (M&A) của tập đoàn IBM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Phương thức mua bán
và sáp nhập (M&A) của tập đoàn IBM
2
Lịch sử cho thấy, M&A (Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp) là một xu
hướng phổ biến và là một chiến lược tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh
doanh quốc tế. Từ Bill Gates, ông vua phần mềm đã mua lại DOS và phát triển
để tạo nên đế chế Microsoft cho đến Warren Buffet thâu tóm Birkshire
Hathaway và hàng loạt công ty để biến chúng thành những “cỗ máy in tiền”.
Điều đó cho thấy M&A là một công cụ nếu biết tận dụng sẽ mang lại những
thời cơ to lớn. Trong lĩnh vực công nghệ, IBM là cái tên rất năng động trong
M&A. Họ thường luôn thành công với các thương vụ thâu tóm những công ty
phần mềm lớn nhỏ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về IBM cũng như quá trình
M&A của họ để thấy được công ty 100 năm tuổi này đã thành công như thế
nào với một chiến lược mang tầm quốc tế như thế (đây là phần intro để dành
báo cáo nghe mấy bạn)
Giới thiệu về IBM
Tập đoàn máy tính quốc tế (viết tắt là IBM, International Business
Machines, tên riêng “Big Blue” ) là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc
gia và đặt trụ sở chính tại New York, USA. Trong số những thương hiệu hàng
đầu thế giới, IBM (cùng với Coca Cola và General Electric) đã có tuổi thọ trên
100 năm. (được thành lập năm 1911, IBM vừa kỷ niệm 100 năm ngày thành
lập vào năm 2011 vừa qua). Tập đoàn này chuyên sản xuất và bán sản phẩm
phần cứng, phần mềm và đưa ra những dịch vụ cơ sở hạ tầng, những dịch vụ
hosting và những dịch vụ tư vấn.
IBM là chủ công nhân công nghệ lớn nhất trên toàn thế giới, với hơn
400000 nhân viên trên toàn thế giới. IBM giữ nhiều bằng sáng chế hơn bất kỳ
công ty công nghệ nào khác. Hiện nay, trong tài sản của IBM là số lượng
khổng lồ các bằng sáng chế và cải tiến kỹ thuật trong một phạm vi rộng lớn từ
3
thẻ đục lỗ (một công cụ nhập dữ liệu), bộ xử lý, transistor, hệ thống lưu trữ,
biên soạn tài liệu, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành
Tuy nhiên, thành công mà IBM đạt được là điều họ đã mang đến cho
khách hàng: trong tâm trí của khách hàng, IBM là 1 nhãn hiệu đã đi vào huyền
thoại. Bất chấp những thay đổi lớn về thị hiếu của người tiêu dùng, môi trường
kinh doanh và các hình thức tiếp thị, IBM vẫn tồn tại trong suốt một thế kỷ qua
và vẫn giữ được vị trí hàng đầu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Mới nhất, trong
năm 2011, IBM đã xếp thứ 2 trong top 10 thương hiệu lớn nhất thế giới với giá
trị thương hiệu lên đến 70 tỷ USD.
IBM đi tiên phong trong việc sáng tạo các loại máy vi tính sử dụng các
phần mềm có thể chuyển đổi, thành công trong việc đưa loại máy tính cá nhân
(PC) đầu tiên ra thị trường và dẫn đầu cuộc cách mạng thương mại điện tử. Cho
đến tận thời điểm này, người ta vẫn không thể quên được những đóng góp cực
kì quan trọng của IBM cho sự phát triển của ngành công nghiệp máy tính thế
giới. Thật sự, chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới này không chỉ là
một chứng nhân lịch sử mà nó còn đóng vai trò người mở đường cho một kỉ
nguyên hoàn toàn mới của thế giới máy tính, kỉ nguyên máy tính cá nhân.
Máy tính cá nhân của IBM, 1981
Hiện tại, IBM có 4 bộ phận: phần cứng (Với việc bán bộ phận sản xuất
PC cho Lenovo, bộ phận sản xuất phần cứng còn lại chỉ sản xuất máy chủ, máy
tính trung tâm và hệ thống lưu trữ trên diện rộng), phần mềm, tư vấn và dịch vụ
(chiếm tỷ trọng lớn nhất). Tuy có nhiều bộ phận với vô số sản phẩm nhưng
theo đánh giá, sản phẩm cốt lõi của IBM (cảm nhận trừu tượng nhất) là việc sử
4
dụng công nghệ và suy nghĩ thông minh để hỗ trợ cho việc điều hành và kinh
doanh
Giới thiệu về phương thức mua bán
và sáp nhập (M&A)
1. Định nghĩa:
M&A là từ viết từ từ gốc “Merger and Acquisition” thường được dịch là
sáp nhập và mua lại, dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến vấn đề quản trị,
chiến lược và tài chính đối với việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Merger (sáp nhập) là việc kết hợp hai hoặc nhiều công ty theo đó tài sản
và công nợ của công ty bán sẽ chuyển về cho công ty mua. Những công ty
tham gia sáp nhập thường là công ty có quy mô tầm cỡ tương đương, cả 2 cổ
phiếu của công ty cũ đều bị thay thế bởi cổ phiếu mới phát hành. Ví dụ thương
vụ Sony và Ericson năm 2001 và tạo nên công ty và thương hiệu mới
Sonyericsson.
Acqusition (mua lại hoặc thâu tóm) là việc một công ty mua lại một
phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể dành
được quyền kiểm soát công ty đã mua lại đó. Trường hợp này thường là những
công ty có tầm cỡ lớn mua lại những công ty nhỏ hơn
2. Mục đích :
Mục đích của M&A là tạo ra một doanh nghiệp có nhiều tiềm lực mạnh
hơn về vốn, tài chính do có thề tiết kiệm chi phí, nhân lực, thị trường, kênh
phân phối… nhằm có thể phát triển để trở thành Doanh nghiệp dẫn đầu trong
một thị trường đang phát triển nhanh. Tuy nhiên đôi khi mục đích của việc mua
lại đơn giản chi là nhằm loại đối thủ cạnh tranh ra khỏi cuộc chơi.
5
3. Phân loại:
Xét về phân vùng địa lý, M&A có thể chia làm 2 loại là:
M&A nội địa: là những giao dịch của những công ty trong 1 quốc gia
nhất định (không có việc kết hợp tài sản xuyên biên giới)
M&A quốc tế: là những giao dịch diễn ra sự trao đổi hoặc kết hợp tài sản
của các công ty không chỉ nằm trong lãnh thổ 1 quốc gia (xuyên biên giới).
Dựa vào chức năng của các cty thành viên, ta có 3 loại
M&A theo chiều dọc
M&A theo chiều ngang M&A theo kiểu tập đoàn
M&A theo chiều ngang:
Diễn ra giữa các công ty cùng kinh doanh một loại sản phẩm, dịch
vụ…từ đó tạo ra một mặt hàng có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh
tranh, tiết kiệm chi phí do quy mô.
M&A theo chiều dọc:
Diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác
nhau về giai đoạn sản xuất. có thể là giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà
cung cấp của công ty đó. Sự sáp nhập này tạo ra giá trị thông qua tận dụng kinh
nghiệm và khả năng của các công ty trong một chuỗi nhằm tạo ra giá trị gia
tăng cho khách hàng.
M&A theo kiểu tập đoàn:
Diễn ra giữa các công ty khác nhau về lĩnh vực kinh doanh từ đó hình
thành các tập đoàn lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhà cung cấp
Công ty
Nhà phân phối
Các công ty
cùng ngành
Các công ty
khác ngành
6
4. Phương thức tiến hành:
Mua cổ phiếu: thông qua việc tham gia mua cổ phần khi doanh nghiệp
tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là hình
thức thâu tóm một phần nhưng đủ để tham gia định đoạt quyền sở hữu và quản
trị theo mục tiêu chiến lược của bên mua.
Mua lại tài sản doanh nghiệp: Là hình thức doanh nghiệp sáp nhập có
thể đơn phương hoặc cùng doanh nghiệp mục tiêu định giá tài sản của doanh
nghiệp đó Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp
(có thể cao hoặc thấp hơn). Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ.
Đây là phương thức M&A nhắm đến các cơ sở sản xuất, nhà xưởng máy móc,
dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của doanh
nghiệp đó
Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản doanh nghiệp: đây cũng là
một cách để thực hiện chiến lược M&A. Trong trường hợp này, doanh nghiệp
đi thâu tóm chỉ mua một phần hoặc một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bán
mà không tham gia sở hữu tại doanh nghiệp bán. Phần bán đi có thể là tài sản
hữu hình (nhà xưởng, máy móc, đất đai…) hoặc vô hình (thương hiệu, bản
quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối…) được tách ra khỏi công ty bán.
Mua nợ: cũng là một cách thức tiến hành M&A gián tiếp. Khi một
doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản và không thể trả nợ, chủ nợ có thể tìm
một doanh nghiệp có khả năng tài chính mua lại phần nợ với giá thỏa thuận.
Doanh nghiệp mua nợ trở thành chủ nợ mới và có thể thỏa thuận để chuyển đổi
khoản nợ thành vốn cổ phần và thực thi quyền sở hữu.
Thương lượng tự nguyện: diễn ra khi hai doanh nghiệp nhận thấy các lợi
ích tương đồng về văn hóa tổ chức, hoặc thị phần, sản phẩm...
7
Quá trình tiến hành M&A quốc tế của IBM
1. Nguyên nhân:
IBM là cty rất có lợi thế trong sản xuất phần cứng lẫn phần mềm máy
tính. Cty không muốn xuất khẩu máy tính hoặc bán lại giấy phép sản xuất cho
các nhà phân phối và sản xuất khác ở nước ngoài bởi vì làm thế họ sẽ bị mất lợi
thế độc quyền và có thể bị đánh cắp bí mật công nghệ. Do vậy, IBM quyết định
mở rộng quy mô sản xuất ra nước ngoài và kiểm soát trực tiếp các hoạt động
sản xuất, phân phối để khai thác lợi thế độc quyền bằng con đường M&A quốc
tế.
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới khiến nhiều doanh nghiệp
phải mở rộng quy mô để cạnh tranh. Vì vậy, IBM tiến hành M&A để kêu gọi
các tiềm lực nhằm tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường quốc
tế.
Trên thực tế, để duy trì được lợi thế cạnh tranh, bản thân công ty luôn
phải có sự đầu tư đổi mới về kỹ thuật và công nghệ để cạnh tranh với các đối
thủ khác. Mặc dù mảng R&D của IBM rất được đầu tư chú trọng nhưng vẫn
chưa bắt kịp được theo xu thế công nghệ hiện đại. Ngành sản xuất máy tính bắt
đầu gia tăng rủi ro do sự lỗi thời của quá khứ. Do vậy, IBM phải mua lại các
công ty nước ngoài khác nhằm tận dụng được lợi thế công nghệ của các công ty
này. Nhìn vào lịch sử 100 năm của IBM, dễ dàng thấy rằng công ty cũng đã
tiến một bước dài, chuyện từ việc sản xuất máy tính sang cung cấp các giải
pháp kinh doanh tích hợp đủ cả phần cứng, phần mềm, các sản phẩm, dịch vụ
và công nghệ mạng. Sự chuyển hướng này được thực hiện chủ yếu bằng
phương thức M&A – IBM đã mua lại hàng loạt các công ty chuyên trong lĩnh
vực mà IBM muốn thâm nhập vào.
2. Những điều kiện thuận lợi để IBM tiến hành M&A quốc tế:
8
IBM đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng những công ty lớn nhất thế
giới năm 2011, kinh nghiệm 100 năm trên thương trường, có nguồn lực to lớn
về tài chính và nhân sự.
Sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế thế giới khiến nhiều doanh
nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ đang có ý
định “bán mình” hoặc có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát
triển. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực tài
chính như IBM để mua lại các doanh nghiệp nhỏ.
Bất kỳ vụ M&A nào để phát huy được hiệu quả, phải có tính chiến lược,
quy định về giá và chiến lược sát nhập phải được tính toán kỹ. IBM đã thành
công sau khi mua lại một số cty nội địa, điều này đã chứng minh được rằng
IBM có nhiều thuận lợi hơn cho M&A quốc tế.
3. Quá trình thực hiện:
Bảng tóm tắt quá trình M&A quốc tế của IBM (từ năm 2000 đến nay)
TT Quốc gia Công ty Năm Lĩnh vực, sản phẩm
Giá trị
giao
dịch
(USD)
1
Canada
Tarian Software 2002
Phần mềm quản lý hồ
sơ điện tử
2 Systemcorp 2004
Phần mềm tổ chức công
nghệ thông tin cho
doanh nghiệp
3
PureEdge
Solutions
2005
Dịch vụ biểu mẫu điện
tử
4 Cognos 2007
Phần mềm giải pháp
kinh doanh
5 tỉ
5
Net Integration
Technologies
2008
Phần mềm giải pháp
kinh doanh
9
6 Clarity Systems 2010
Phần mềm quản lý tài
chính
7 Argorithmis 2011
Phần mềm phân tích rủi
ro
387
triệu
8
Israel
Ubique 2000
Dịch vụ tin nhắn tức
thời
9
Unicorn
Solutions
2006
Phần mềm quản lý siêu
dữ liệu
10 triệu
10 FileX 2008
Phần mềm phục hồi,
bảo vệ dữ liệu
11 XIV 2008
Phần mềm lưu trữ
thông tin
12 I-Logix 2008
Phần mềm quản lý
miền thông tin
13
Diligent
Technologies
2008
Phần mềm chống trùng
lặp dữ liệu
200
triệu
14 Guardium 2009
Phần mềm bảo vệ dữ
liệu doanh nghiệp
225
triệu
15 Storwize 2010 Giải pháp nén dữ liệu
140
triệu
16 Worklight 2012
Phần mềm ứng dụng di
động
60 triệu
17
Anh
i2 Limited 2011
Phần mềm phân tích
thông minh
18 Green Hat 2012
Phần mềm quản lý điện
toán đám mây
19
Bộ phận tư vấn
của
Pricewaterhouse
Coopers
2002
Tư vấn kinh doanh và
dịch vụ công nghệ
3,5 tỉ
10
20
Pháp
KeyMRO 2004
Dịch vụ nghiên cứu thị
trường
21 ILOG 2009
Phần mềm quản lý quy
trình kinh doanh
340
triệu
22 Phần Lan
Solid
Information
Technology
2007
Phần mềm cơ sở dữ
liệu hiệu suất cao
23 Hong Kong Outblaze 2009
Phần mềm dịch vụ e-
mail
24 Singapore
RedPill
Solutions
2009
Dịch vụ tư vấn kinh
doanh
25 Thụy Sĩ
Rembo
Technology
2006
Phần mềm quản lý hệ
thống
26 Hà Lan Consul 2006 Phần mềm dự báo
27 Australia
Aptrix
2003
Phần mềm quản lý nội
dung web
28 Ấn Độ Daksh eServices 2004
Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
và chăm sóc khách
hàng
170
triệu
29 Na Uy Metamerge 2002
Hệ thống quản lý cá
nhân
30 Đan Mạch
Maersk Data và
DMdata
2004
Dịch vụ chuyển đổi
kinh doanh
31 Brazil
Global Value
Solutions
2006
Dịch vụ IT cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ
32 Thụy Điển Telelogic AB 2008
Phần mềm phát triển
doanh nghiệp
33 Ireland Cúram Software 2011 Phần mềm quản lý
Trong gian đoạn 12 năm từ năm 2000 đến nay, IBM đã tiến hành mua
lại tổng cộng 33 công ty nước ngoài. Trong số đó, có đến 9 cty của Israel và 7
11
cty của Canada, số còn lại trải rộng ở các quốc gia khác từ Tây sang Đông như
Anh, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ, Singapore, Hong Kong… Sở dĩ IBM mua nhiều
cty ở Israel là do đây là nơi có nền công nghệ cao hàng đầu thế giới, được
mệnh danh là “thung lũng Silicon thứ hai”. Quốc gia Trung Đông này đứng đầu
toàn cầu về đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ và cũng là nước có tỷ lệ kỹ
sư công nghệ trên dân số cao nhất thế giới. IBM cũng đã thành lập một trung
tâm nghiên cứu rất lớn tại đây. Về phần Canada, đây là một quốc gia có công
nghệ nguồn đồng thời có vị trí sát với Mỹ nên thuận lợi cho việc đàm phán mua
bán các cty tại đây.
Nhìn vào bảng tóm tắt, ta cũng dễ dàng nhận ra xu hướng, chiến lược
phát triển của IBM. Toàn bộ các công ty nước ngoài được mua đều thuộc lĩnh
vực phần mềm, tư vấn và dịch vụ công nghệ. Điều này cho thấy rằng, IBM đã
phát triển bằng việc xác định lại sứ mệnh của công ty, từ kinh doanh máy móc
sang việc kết nối thị trường toàn cầu, dòng chảy thông tin, và mạng lưới tương
tác giữa con người. Ta biết rằng, mặc dù IBM khởi nguồn là một cty sản xuất
phần cứng máy tính và đã rất thành công trên lĩnh vực này khi là tập đoàn đã
chế tạo ra chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên trên thế giới. Vậy mà IBM vẫn
quyết định từ bỏ kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất PC để tập trung vào khai
phá khu vực các chương trình phần mềm cho máy tính. Nguyên do là các sản
phảm phần cứng thay đổi thế hệ rất nhanh chóng và giá bán ra có xu hướng
giảm chứ không mấy tăng, trong khi chương trình máy tính là thị trường rộng
lớn vô tận, cạnh tranh quyết liệt nhưng vẫn có rất nhiều khoảng trống trên thị
trường. Và để đầu tư vào sản phẩm phần mềm, ngoài việc R&D của bản thân
cty, IBM còn tiến hành mua lại hàng loạt các cty trong lĩnh vực này như Tarian
Software, FileX, Aptrix, Outblaze, Solid… Đặc biệt là vào 2007, IBM đã mua
lại Cognos – một cty chuyên sản xuất phần mềm quản lý kinh doanh với mức
giá kỷ lục cho 1 thương vụ M&A của cty là 5 tỷ USD. Tổng cộng IBM đã bỏ ra
hơn 14 tỉ USD để thâu tóm về hàng loạt cty phần mềm và đến nay đã thuộc tập
đoàn hàng đầu trên lĩnh vực này với doanh thu từ khoản phần mềm mang lại
cho cty khoảng 15,8 tỉ USD một năm.
12
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, IBM còn muốn mở rộng phạm vi hoạt
động của cty sang lĩnh vực tư vấn giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin bởi
sự nổi lên của kinh doanh mạng và bùng nổ dữ liệu số đã thay đổi cách thức
kinh doanh, từng ngày các công ty đang chuyển hướng tập trung để điện toán
hóa đám mây, trong đó thông tin được lưu trữ trực tuyến, và trở nên ít phụ
thuộc vào phần mềm được cài đặt tại một trang web của một công ty nào đó .
Và để thực hiện được điều này, cty đã tiến hành mua lại bộ phận tư vấn của
PricewaterhouseCoopers – một cty kiểm toán hàng đầu thế giới với mức giá 3,5
tỷ USD vào 2002. Đây thực sự là một giải pháp kinh doanh rất thành công của
IBM bởi lẽ cho đến nay đây là mảng kinh doanh cho về nhiều lợi nhuận nhất và
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các bộ phận kinh doanh của IBM. Đến nay, bên
cạnh các dịch vụ như Smarter Planet, dịch vụ đám mây và phân tích thị trường,
các dịch vụ tư vấn kinh doanh, IBM còn đang triển khai các chiến dịch nhằm
giải quyết các vấn đề trong thế giới thực như ách tắc giao thông hay quản lý
nguồn nước, chăm sóc y tế. Gần đây nhất, trong năm 2012, IBM đã mua lại
Worklight, một hãng sản xuất phần mềm dành cho điện thoại thông minh và
máy tính bảng, một động thái cho thấy cty đang có ý định thâm nhập vào thị
trường đang rất thịnh hành này.
Qua những phân tích trên, ta thấy rằng, thực chất quyết định mua bán và
sáp nhập của IBM không phải là một quyết định bình thường hay mang tính
tình thế mà nó là quyết định mang tính chiến lược, tạo nên một sự thay đổi lớn
trong cty cũng như tầm nhìn và hướng đi của cty về sau.
4. Phương thức tiến hành:
IBM tiến hành M&A quốc tế chủ yếu bằng phương thức thương lượng
mua lại tài sản của cty hoăc mua lại chỉ một phần tài sản của cty đó (như
trường hơp mua lại bộ phận kinh doanh của PwC) với các hình thức như đấu
thầu (ILOG), mua bằng tiền mặt (Consul, Rembo Technology, Unicorn
Solutions…), mua bằng cổ phiếu (Solid, Green Hat, i2 Limited) hay kết hợp
mua bằng cổ phiếu và tiền mặt (PwC).
5. Những thuận lợi và thành công đạt được:
13
Hiện tại, IBM làm ra hai phần ba doanh thu ở các thị trường nước ngoài.
Chiến lược toàn cầu linh hoạt của IBM đã giúp tập đoàn duy trì được lợi nhuận
khi các doanh nghiệp khác bị khủng hoảng.
Tăng cường được thị phần và danh tiếng trong ngành: nhờ M&A quốc
tế, vị thế của IBM được tăng lên trong mắt cộng đồng, công ty sẽ lớn hơn, có
lợi thế hơn, tăng vốn dễ dàng hơn trước. Là thương hiệu số 1 thế giới trong lĩnh
vực công nghệ thông tin là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Nhờ có M&A quốc tế, IBM đã dễ dàng tận dụng được công nghệ của
những cty nước ngoài như bằng phát phát minh sáng chế, bản quyền, thương
hiệu, bí mật thương mại hay những tài sản vô hình khác chỉ có thể giành được
thông qua M&A. Bằng cách này, IBM có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư hay
nghiên cứu chuyên sâu để tạo lợi thế cạnh tranh. Điển hình như cty đã có thể
phát triển thêm mảng kinh doanh phần mềm điện toán đám mây khi mua lai
Green Hat hay chuyên sâu hơn vào việc quản lý siêu dữ liệu khi mua Unicorn
Solutions
Bên cạnh tận dụng được lợi thế công nghệ, IBM còn giành được mối
quan hệ khách hàng, hệ thống phân phối của các cty đó. Đây là 1 tài sản vô
hình rất có giá trị. Ví dụ khi mua lại Outblaze, IBM nghiễm nhiên sở hữu sản
phẩm vốn đã có hơn 40 triệu người sử dụng của cty này. Khi mua Algorithmics
thì toàn bộ khách hàng của họ gồm 25 trong 30 ngân hàng lớn nhất thế giới
cũng thuộc về IBM hay như khách hàng của Solid có những cái tên lớn như
Cisco Systems, Siemens và Nokia cũng sẽ trở thành khách hàng của IBM.
Thông qua M&A quốc tế, IBM có thể nhanh chóng hiện diện tại một thị
trường nước ngoài hơn là đầu tư mới. Chi phí cho việc thâm nhập vào một thị
trường nước ngoài bằng việc mua lại một công ty đang hoạt động trong thị
trường đó có thể sẽ rẻ và hiệu quả hơn so với việc thiết lập hoạt động của mình
từ con số không. Hiện tại cty đã hiện diện tại hơn 170 quốc gia với mạng lưới
sản xuất kinh doanh trải rộng khắp thế giới.
M&A quốc tế còn là một con đường tắt giúp IBM dễ dàng cạnh tranh
với các đối thủ cùng ngành như HP, Dell, Intel bởi M&A có thể giúp cty hiện
14
diện rất nhanh tại một thị trường nước ngoài và kiểm soát toàn bộ quá trình sản
xuất phân phối để khai thác lợi thế độc quyền tạo lợi thế cạnh tranh.
6. Những khó khăn và rủi ro của IBM khi tiến hành M&A quốc tế
Bên cạnh những thành công đạt được, IBM còn gặp phải những khó
khăn và rủi ro khi M&A quốc tế. Thứ nhất, mô hình toàn cầu hóa kiểu mới mà
IBM đang theo đuổi cũng có những khó khăn cho công tác quản lý. Một sự
thay đổi mạnh công ty sẽ gây rối loạn cho hàng ngàn công nhân. Để bắt kịp
những sự thay đổi về nhu cầu tài năng và để giảm giá thành, IBM phải thực
hiện một chiến lược mà không được nhiều người tán thành: thường xuyên
tuyển dụng nhân viên cho loại công việc này và sa thải nhân viên ở loại công
việc khác. Trong mấy năm gần đây, IBM đã dành ra mỗi năm khoảng 400 triệu
USD để thanh toán tiền trợ cấp thôi việc và các chi phí khác để cắt giảm mỗi
năm khoảng 8.000 nhân viên.
Thứ hai, khó khăn trong việc tính toán các giá trị của doanh nghiệp mà
IBM muốn mua lại. Bởi trong giá trị của cty đó có những giá trị vô hình rất khó
tính toán chính xác. Mặc dù có thể chỉ là tương đối, nhưng việc tính gần đúng
giá trị vô hình có thể giúp cty tiết kiệm số tiền trả vượt hơn phần giá trị mua về
nếu tính toán sai đồng thời giúp thuận lợi hơn trong quá trình thương thảo với
cty muốn mua. Gần đây, IBM đã dự định mua lại Sun Mycrosystems, nhưng
trong quá trình thương thảo, sự bất đồng về giá và một số điều khoản trong hợp
đồng đã khiến cho việc mua bị đỗ vỡ.
Sự khác biệt về văn hóa cũng là khó khăn không dễ giải quyết của IBM.
Sẽ xảy ra rủi ro nếu khi tiến hành M&A quốc tế, IBM chỉ xét các con số tài
chính mà không xét rằng liệu con người, văn hóa ở công ty bị mua lại có phù
hợp với công ty của mình hay không. Do 2 cty với 2 môi trường văn hóa khác
biệt, đặc biệt khi đó lại là cty nước ngoài. Nếu không làm tốt chính sách hòa
hợp, các nhân viên của cty được mua có thể sẽ không tiếp tục ở lại cty làm
việc. Một ví dụ, sau khi IBM mua lại Daksh eServices của Ấn Độ, nhiều nhân
viên người Ấn ở đây đã chuyển sang cty khác vì họ cho rằng môi trường tại
đây không phù hợp với họ.
15
Thứ tư, IBM phải tốn rất nhiều chi phí cho việc mua lại các cty nước
ngoài, chỉ tính riêng việc mua lại Cognos và bộ phận tư vấn cua PwC, cty đã
phải bỏ ra gần 9 tỷ USD. Bên cạnh đó còn có rất nhiều chi phí phát sinh trong
qua trình này, trên thực tế, IBM đã phải sử dụng hơn 7000 tư vấn viên kinh
doanh cùng các chuyên gia công nghệ để giúp các khách hàng hiểu và sử dụng
được các dòng sản phẩm IBM sở hữu từ các công ty mua lại.
Cuối cùng, IBM còn phải gánh lấy rủi ro của công ty được mua lại sau
quá trình M&A.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_com_ibm_6839.pdf