Tiểu luận Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay những quan điểm cơ bản của Đảng

Hồ Chí Minh khẳng định rằng, quần chúng nhân dân là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội, họ “ không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”(13). Những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra xuất phát từ chính “nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”(14). Sự sáng tạo ấy thể hiện sức mạnh trí tuệ của con người. Trước đây, khi nói về vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội, Goócki, một nhà văn lớn của dân tộc Nga, đã đưa ra một nhận định đúng đắn và sâu sắc rằng, nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất, nhân dân là nguồn duy nhất và vô cùng tận sáng tạo ra của cải tinh thần; về mặt thời gian, vẻ đẹp và thiên tài của sáng tác, nhân dân đều là nhà triết học và là nhà thơ hạng nhất, nhà triết học và nhà thơ ấy đã tạo ra những bài thơ vĩ đại, đã tạo ra những vở kịch trong dân gian; trong đó, có vở kịch vĩ đại nhất - lịch sử văn hóa thế giới.

pdf103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay những quan điểm cơ bản của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch, lao động đang dần trở về đúng với bản chất đích thực của nó, tức là lao động đã thực sự trở thành một nhu cầu, là hoạt động tự do và sáng tạo của con người. Công nghệ thông tin đã và đang tạo tiền đề cho việc thay đổi vị trí, chức năng của con người trong quá trình sản xuất. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều chức năng mà con người trực tiếp đảm nhận trong chu trình sản xuất trước đây được chuyển giao dần cho máy móc. Điều này đã giúp con người có thể giảm thiểu thời gian cho các hoạt động vật chất và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động tinh thần, sáng tạo và hưởng thụ. Con người không còn bị cột chặt vào guồng máy sản xuất như trong nền kinh tế công nghiệp, mà họ được tự do hơn trong các hoạt động của mình. Công nghệ thông tin cùng các công nghệ khác của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang góp phần tạo ra một hệ thống "khoa học - kỹ thuật - sản xuất " thống nhất. Với hệ thống này, lao động ngày càng mang nhiều nội dung khoa học, trí tuệ và sáng tạo. Song, cần phải lưu ý rằng, điều đó không có nghĩa là những tiến bộ của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là nguyên nhân duy nhất quyết định sự thay đổi bản chất của lao động. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, bản chất của lao động là sáng tạo, nhưng dưới chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, cái bản chất tốt đẹp đó của lao động đã bị tha hoá. Bởi vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự phát triển của các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà khẳng định trong nền kinh tế thông tin, lao động đã trở về với bản chất sáng tạo ban đầu của nó thì chưa thoả đáng. Ở điểm này, chúng ta cần phải lưu ý tới quan điểm của thuyết kỹ trị khi thuyết này cho rằng, sự phát triển của kỹ thuật sẽ quyết định toàn bộ sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong thực tế, điều đó đã không diễn ra đúng như vậy; bởi lẽ, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự đối kháng về lợi ích giữa người giàu với người nghèo, giữa các nước phát triển với các nước kém phát triển. Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của xã hội tư bản, kể cả các nước tư bản phát triển cao nhờ công nghệ thông tin như nước Mỹ, vẫn là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặc dù, chủ nghĩa tư bản đã có những điều chỉnh nhất định trong phân phối và đa dạng hoá các hình thức sở hữu do sự bắt buộc của sản xuất, song bản chất của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi. Dù cho một bộ phận dân cư có sự chuyển dời về địa vị xã hội, hoặc được cải thiện về mặt đời sống… thì nhìn tổng thể, quyền lực vẫn thuộc về những nhà tư bản lớn, những nhóm người có khả năng thao túng kinh tế quốc gia, thậm chí cả nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế hiện đại, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển vượt bậc và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên bình diện quốc tế vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Mặc dù lực lượng sản xuất đã có bước phát triển nhảy vọt về chất, song quan hệ sản xuất vẫn chưa có những thay đổi tương ứng, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất cả ở tầm quốc gia lẫn quốc tế. Tuy một số cường quốc tư bản hàng đầu đã có những điều chỉnh trong chính sách phát triển, nhưng đó vẫn chỉ là những cải biến để thích ứng và mang tính cục bộ. Nhìn tổng thể, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất ở những quốc gia này vẫn tiếp tục được duy trì và đây chính là nguồn gốc của những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội tư bản. Hơn nữa, ngày nay, sự thống trị của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn bó hẹp trong các nước tư bản chủ nghĩa, mà đã bao trùm trên phạm vi toàn cầu, thông qua các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Người nắm giữ các công ty này đều là những tập đoàn tư bản lớn của các nước tư bản phát triển. Họ có đủ tiềm lực để nắm bắt, chiếm lĩnh những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức ngày nay, ai nắm giữ được thông tin người đó sẽ chiến thắng và giữ quyền thống trị. Các nước tư bản phát triển đang làm được điều đó và do vậy, mâu thuẫn giữa con người với con người trong thời đại thông tin ngày nay chưa thể bị triệt tiêu. Bởi vậy, hoàn toàn không nên ảo tưởng rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại có thể làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Chính ở đây, những nghiên cứu sâu hơn về tác động của công nghệ hiện đại, trong đó có công nghệ thông tin, trong tương quan với các biến đổi xã hội khác là một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt trên bình diện triết học.r (*) Thạc sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. (1) (2) Xem: Peter Drucker. Xã hội hậu tư bản. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội, 1995. (3) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.46, ph.II. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.372. (4) Xem: Thomas L.Friedman. Chiếc Lexus và cây Ôliu, Toàn cầu hoá là gì?.Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.27 - 28. (5) Xem: Trần Thanh Phương. Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, thông tin đối với thế giới, khu vực và Việt Nam. Thông tin khoa học xã hội. Chuyên đề: Sự đột phá của khoa học thông tin trước thế kỷ 21. Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.32 - 35. BÀN THÊM VỀ “VÔ” VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA “HỮU” VÀ “VÔ”TRONG “ĐẠO ĐỨC KINH” NGUYỄN THỊ HỒNG (*) Từ trước tới nay, Vô trong Đạo đức kinh của Lão Tử thường được hiểu theo hai cách khác nhau. Có quan niệm coi Vô là “hư vô”, là hoàn toàn không có gì và do đó, Vô, Hữu là hai yếu tố đối lập tuyệt đối với nhau; quan niệm khác, ngược lại, cho rằng, Vô không phải là hư vô như nhiều người hiểu. Trong bài viết này, tôi đồng ý với quan niệm của tác giả Hoàng Ngọc Hiến khi coi Vô là thực tại. Cái Vô - thực tại đó cũng là Đạo tự nhiên, là cội nguồn của vạn vật. Tuy nhiên, theo tôi, Vô còn có thể được hiểu theo nghĩa là một trong hai mặt đối lập của Đạo, là bộ phận cấu thành vạn vật, là cái làm cho sự là nó. Vừa qua, báo Văn nghệ có đăng một số bài viết đề cập đến các quan niệm “vô”, “hữu” và mối quan hệ giữa chúng. Đó là bài “Hai giọt nước trong biển cả chân lý”(1) của tác giả Văn Chinh và bài “Tìm hiểu quan niệm của Lão Tử và Lê Quý Đôn về “vô” và “hữu”(2) của tác giả Hoàng Ngọc Hiến. “Vô” và “hữu” vốn là những vấn đề cơ bản của triết học Lão Tử và mối quan hệ giữa chúng trở thành mối quan hệ cơ bản, phổ biến nhất trong triết học của ông. Về vấn đề này, tôi cũng đã có dịp đề cập và phân tích trong bài Về học thuyết Vô vi của Lão Tử đăng trên Tạp chí Triết học, số 3, 2005, tr.37 - 41. Tuy nhiên, nhân đọc hai bài báo trên, tôi muốn trao đổi thêm để làm rõ hơn quan niệm về “vô” và mối quan hệ “vô”- “hữu” trongĐạo đức kinh của Lão Tử. Vô trong Đạo đức kinh của Lão Tử là gì? Về vấn đề này, từ trước đến nay có hai quan niệm khác nhau. Có quan niệm cho rằng, Vô là hư vô, là không có gì cả, là “cái không tồn tại”(3). Quan niệm này chỉ thấy sự đối lập tuyệt đối giữa Vô và Hữu mà không thấy sự thống nhất hữu cơ giữa chúng. Chẳng hạn, theo Hầu Ngoại Lư, Hêghen cũng nói: “Nguyên tắc tuyệt đối, nguồn gốc của mọi sự vật, cái tối hậu, tối cao chính là “hư vô”... Họ (các Đạo gia) phủ nhận sự tồn tại của thế giới. Cái bản chất tối cao trừu tượng nhất, không có quy định nhất; ở đây con người hoàn toàn không có sự quy định nào. Lời nói ấy giống như là sự phủ định, chẳng qua chỉ là nói ra dưới hình thức khẳng định mà thôi. Cũng như khi chúng ta nói: Thượng Đế là duy nhất thì điều đó không nói chút nào đến mối quan hệ giữa cái một và cái nhiều, đến cái nhiều và cái đặc thù. Do đó cách nói của phương thức khẳng định này không có nội dung phong phú hơn so với cái “hư vô”(4). Đồng ý với quan điểm của Hêghen về Đạo, Hầu Ngoại Lư cũng khẳng định: “Đạo” hay “hư vô” trong sách Lão Tử bất luận là phương thức khẳng định hay phủ định đều là không có nội dung gì nhiều hơn so với Thượng Đế “không thể biết”(5). Quan niệm đối lập tuyệt đối giữa Vô và Hữu là quan niệm chỉ thấy Vô là Vô mà không chấp nhận sự hàm chứa lẫn nhau của các mặt đối lập, không thấy trong Vô có Hữu và ngược lại, cũng như không thấy trong tốt có xấu, trong thịnh có suy, trong họa có phúc... Từ đó, dẫn tới quan niệm cho rằng, Vô vi là không làm gì, không can thiệp gì vào giới tự nhiên; trở về với tự nhiên chỉ đơn giản là sống gần gũi với thiên nhiên, vui với cỏ cây, hoa lá, không màng gì đến những danh lợi của xã hội. Phải chăng, phép xử thế của một số nhà Nho lúc thất thế đúng là như vậy? Phải chăng, cách hiểu đó là phù hợp với quan niệm “Vô - Hữu” trong triết luận về bản thể của nhiều trường phái triết học phương Tây mà tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã nêu trong bài báo? Cũng từ quan niệm này, nhiều đại biểu như Hêghen, Nhiệm Kế Dũ, Lã Trấn Vũ, Hầu Ngoại Lư... đều cho rằng, Lão Tử là nhà triết học duy tâm. Nhưng, bên cạnh đó cũng có quan niệm cho rằng, Vô là cái hiện thực còn đang tiềm ẩn, chưa triển khai, hiện thực ở trạng thái hỗn “chưa phân hoá”. Đó là quan niệm cho rằng Lão Tử là nhà duy vật. Tiêu biểu cho quan niệm này là các nhà nghiên cứu Dương Hưng Thuận, Trần Chí Lương, Lục Ngọc Lâm, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai... Theo tôi, những cách hiểu về “vô” và “hữu” trong hai bài báo đã nêu của các tác giả Văn Chinh và Hoàng Ngọc Hiến không có gì mới; song ở đó cho thấy, quan niệm về “vô” và “hữu” trong Đạo đức kinh của Lão Tử đã đến lúc cần phải làm sáng tỏ thêm. Trong bài viết của mình, tác giả Hoàng Ngọc Hiến không đồng tình với việc tác giả Văn Chinh “biểu dương” Lê Quý Đôn vì cụ đã “dám chê” Lão Tử. Ông Hoàng Ngọc Hiến viết: “Trong một bài báo gần đây (bài của Văn Chinh – N.T.H), Lê Quý Đôn được biểu dương như là một học giả “dám chê” Lão Tử. Nếu quả như do sơ xuất hoặc nhầm lẫn mà Lê Quý Đôn chê Lão Tử thì việc này, theo thiển ý của chúng tôi, không đáng biểu dương”(6). Về điểm này, tôi cũng có suy nghĩ như tác giả Hoàng Ngọc Hiến. Bởi trong bài báo của mình, tác giả Văn Chinh đã nêu Lê Quý Đôn hình như phản bác tư tưởng “hữu sinh ư vô” của Lão Tử. Lê Quý Đôn chỉ viết: “ Thái cực là một, nó là một khí hỗn nguyên..., một mở, một khép gọi là biến, qua lại không cùng gọi là thông, khép lại vô, mở ra là hữu, qua rồi là vô, đang đến là hữu, thấu xưa đến nay không có lúc nào là không tồn tại... Như thế mà bảo rằng “hữu sinh ư vô” (cái hữu là từ cái vô mà sinh ra) thì có được không? (Lý khí, 4)(7). Sau đó có đoạn: “Trời chỉ là khí tích lại, không có phương sở, không có hình tượng. Nhật nguyệt tinh tú chỉ là một thứ khí tích lại mà có ánh sáng đó thôi” (Lý khí, 6 – dẫn sách Liệt Tử)(8). Tác giả Văn Chinh đã dẫn hai đoạn trích trên trong bài báo của mình và từ đó kết luận, “Điều kỳ lạ là trước Cao Xuân Huy không có hai Lê Quý Đôn dám chỉ ra cái sai của Lão Tử...”(9). Như vậy, theo tác giả Văn Chinh, cả Cao Xuân Huy cũng đồng quan điểm với Lê Quý Đôn cho rằng Lão Tử sai khi coi cái Hữu là từ cái Vô mà sinh ra. Thực ra, sau khi nêu câu hỏi của Lê Quý Đôn về tư tưởng Lão Tử, GS. Cao Xuân Huy chỉ viết: “Trong vấn đề “hữu vô” của triết học, Lê Quý Đôn đứng hẳn về bên “hữu” cho nên bác truất cái mệnh đề “hữu sinh ư vô” của Lão Tử và cả cái phạm trù Vô cực cũng của Lão Tử”(10), tức là ông không khẳng định rõ là Lão Tử sai như tác giả Văn Chinh nhận định. Ngoài ra, theo tôi, trong bài viết này, tác giả có ý đề cao phương thức tư duy chủ toàn, phủ nhận phương thức tư duy chủ biệt. Tác giả Văn Chinh viết: “Phương thức chủ biệt tất yếu sẽ sinh ra tư duy sai lầm, lấy tôi làm trung tâm, là chủ và phần còn lại của thế giới chỉ là khách mà thôi. Nhận thức ấy tất nảy sinh tư tưởng thôn tính lẫn nhau để tồn tại như ở phương Bắc và phương Tây và chính nó dẫn đến chiến tranh xâm lược...”(11). Nếu như vậy, thì chẳng lẽ để khắc phục chiến tranh xâm lược chỉ cần bỏ phương thức tư duy chủ biệt mà theo phương thức tư duy chủ toàn hay sao? Theo tôi, có lẽ nghĩ vậy cũng không ổn. Vả lại, mặc dù khẳng định phương thức tư duy chủ toàn là đặc trưng cho tư tưởng phương Đông, cố GS. Cao Xuân Huy cũng vẫn nhấn mạnh: “Hai phương thức tư tưởng trên đây tuy đi ngược hướng với nhau, nhưng chúng vẫn quyện vào nhau trong mỗi người, mỗi nhà tư tưởng, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá, mỗi thời đại. Chỉ có cái tỷ trọng, cái liều lượng của hai phương thức ấy trong mỗi người, mỗi dân tộc, v.v. là có khác nhau”(12). Tất nhiên, nhận thức đúng tinh thần dân tộc với phương thức tư duy riêng, đặc thù để phát huy là rất cần thiết. Chỉ có điều, nếu từ chỗ tin theo và cổ vũ cho phương thức tư duy chủ biệt phương Tây, chuyển hẳn qua phương thức tư duy chủ toàn phương Đông thì vẫn là siêu hình, không biện chứng. Vấn đề không phải ở chỗ, chúng ta phủ nhận phương thức tư duy chủ biệt phương Tây mà là khắc phục tình trạng tồn tại lâu nay là quá đề cao phương thức tư duy chủ biệt đến độ không thấy chính mình cũng có phương pháp tư duy riêng không kém phần quan trọng. Có như vậy mới mong làm cho “vỉa quặng phương thức chủ toàn, tư tưởng Việt Nam phát sáng, khả dĩ đem lại tiến bộ cho hệ thống lý luận nước nhà”(13) như tác giả Văn Chinh đã lưu ý. Điều này là hết sức cần thiết. Ở đây, cũng lại là vấn đề có hay không việc phủ nhận phương thức tư duy chủ biệt và khẳng định phương thức tư duy chủ toàn? Rõ ràng, câu trả lời không thể dứt khoát là có hoặc không, vì đó là hai phương thức tư duy của nhân loại. Hiểu sự thống nhất hữu cơ giữa có và không theo tinh thần Lão Tử, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Về bài viết của tác giả Hoàng Ngọc Hiến, nhìn chung là tôi tâm đắc với những phân tích, phê bình trong đó. Đó là một trong số ít các ý kiến có xu hướng khách quan trong phân tích tư tưởng Lão Tử. Lý lẽ của tác giả Hoàng Ngọc Hiến là có cơ sở. Ông đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh “vô” không phải là “hư vô” như nhiều người đã hiểu. Dựa vào ý kiến của một số học giả trong và ngoài nước như Cao Xuân Huy, Anna Cheng, F.Cheng, F.Jullien, S.Benjamin và chính Đạo đức kinh của Lão Tử, ông khẳng định: “Vô” là một thực tại vô hình và là “nguồn gốc của mọi thực tại hữu hạn”. Chỉ có thể xem “vô” là một thực tại vô hình, chưa triển khai, vì nếu không thế thì không thể giải thích được ý kiến của Lão Tử trong các đoạn khác của Đạo đức kinh. Chẳng hạn, Lão Tử miêu tả Đạo là bản nguyên của vũ trụ, là cội nguồn của vạn vật: “Đạo là cái gì chỉ mập mờ, thấp thoáng; thấp thoáng mập mờ mà bên trong có hình tượng; mập mờ thấp thoáng mà bên trong có vật; nó thâm viễn, tối tăm mà bên trong có cái tinh túy; tinh túy đó rất xác thực và rất đáng tin. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật...”(14). Cụ thể hơn, Lão Tử viết: “Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh), trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi vĩnh viễn bất biến, vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ, ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên nó là Đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng)... Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà Người là một. Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên”(15). Sau đó, ở chương 41, Lão Tử đã diễn tả cái lớn đến mức vô hình của Đạo và vai trò “sinh thành vạn vật” của Đạo: “Hình vuông cực lớn thì không có góc [nói về không gian], nó không có góc vì không biết góc nó ở đâu’’; cái khí cụ cực lớn [Đạo] thì không có hình trạng cố định; thanh âm cực lớn thì nghe không thấy, Đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được [không gọi tên được]. Chỉ có Đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật” (Đại phương vô ngung, đại khí vãn thành, đại âm hi thanh, đại tượng vô hình, đạo ẩn vô danh. Phù duy đạo, thiện thải thả thành)(16) (Bốn chữ “đại khí vãn thành” được dịch là “cái khí cụ cực lớn thì muộn thành” nhưng có lẽ phải hiểu là “Cái khí cụ phù hợp với Đạo lớn thì muộn thành”, cũng như cổ nhân có câu: người có tài lớn thường thành công muộn). Đó đều là những chỗ Lão Tử miêu tả rõ vị trí, vai trò của Đạo với vạn vật. Đạo khác với vạn vật vì vạn vật thì đều có sinh, có diệt, còn Đạo thì vĩnh viễn trường tồn (“tồn tại hoài”); nó còn là gốc của muôn loài (“sáng tạo ra vạn vật”), là Lớn, là Vô. Nhưng Vô đó là “một thực tại ở trạng thái hỗn” mà “truy cầu đến cùng cũng không biết được gì “tất cả trộn lộn làm một”, cái mà một số học giả phương Tây gọi là “thực tại chưa phân hóa” (Indifferencie)(17). “Hữu” (đối lập với “Vô”) là thực tại hiển hiện” (le mani festé), đã và đang “phân hóa” thành những đối tượng xác định, có hình hài, có giới hạn. Như cố GS. Cao Xuân Huy đã viết: “Hữu là toàn bộ những sự vật có hình thể, có vị trí ở trong không gian, thời gian”, còn “ Vô... không phải là không tồn tại”(18). Đặc biệt, căn cứ vào quan niệm của Lão Tử về nguồn gốc vạn vật: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”(19), tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã giới thiệu một giả định khác, cách hiểu khác của F.Cheng (nhà văn Pháp gốc Hoa, được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp năm 2002) về phương thức tư duy của Lão Tử. Đó là “tư duy bộ ba” (Pensée Tertiaire): dương khí, âm khí, trùng khí (nguyên nghĩa là xung khí). Theo F.Cheng, “không có thực thể thứ ba - trùng khí - thì âm, dương không thể điều hòa, tương tác, phát triển”, và “quan hệ âm - dương chỉ là một đối lập cứng nhắc”(20). Về hai chữ “xung khí”, tác giả bài viết này đã liệt kê năm cách dịch khác nhau (1.Khí trùng hư; 2.Khí không hư; 3.Xung nhau; 4.Xung khí; 5. Giao hợp của âm – dương); trong đó, cách dịch của GS. Phan Ngọc (5) có vẻ phù hợp với F.Cheng và cơ bản, làm ta dễ hiểu hơn mối quan hệ và vai trò hai khí âm - dương trong sự sinh thành vạn vật. Ở đây, có thể hiểu rằng, âm - dương là hai mặt đối lập nhưng không tồn tại độc lập bên trong sự vật mà trong cái này có cái kia và khi chúng cân bằng với nhau thì sẽ làm cho sự vật tồn tại điều hòa. Như vậy, qua phân tích “tư duy bộ ba”, tác giả đã cung cấp thêm một quan niệm về Đạo và vai trò của Đạo theo tinh thầnĐạo đức kinh. Trên cơ sở đó, ông đưa ra kết luận đúng rằng: “Một khi Vô cũng là thực tại thì không cần một Thượng đế tạo hoá để giải thích thế giới hiện hữu nảy sinh ra từ “vô” như thế nào. Lão Tử ung dung khẳng định “hữu” từ “vô” mà sinh ra [hữu sinh ư vô, xem thiên 40], ở đây không có giống như trò ảo thuật có hóa không, không hóa có. Cũng không có sự làm xiếc với ngôn từ thường gặp trong triết luận tù mù và các thứ luận tù mù khác. Ở đây chỉ có sự chuyển hóa của thực tại từ trạng thái “chưa phân hóa” sang trạng thái hiển hiện “phân hóa”, không cần đến một phép lạ nào cả”(21). Tôi cũng đồng ý với nhận định của tác giả Hoàng Ngọc Hiến cả về ý nghĩa câu “hữu sinh ư vô” rằng: “trong quan niệm của Lão Tử, cả “Vô” và “Hữu” đều là thực tại, thế thì “thực tại từ thực tại sinh ra” chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả”(22). Đặc biệt, những lập luận của tác giả còn đưa đến một nhận xét khá thú vị của ông: “Trong Trời và Đất chỉ có “vô vi”, sinh ra con người, “hữu vi” xuất hiện và phát triển tràn lan, mãnh liệt, nó là động lực hùng hậu hỗ trợ cho sự phát triển dự phóng văn minh vĩ đại của con người đồng thời là nguồn gốc của biết bao điều xấu xa và tai họa do chính con người gây ra: dối trá, lường gạt, tranh giành quyền lực, chiến tranh, tàn phá môi trường”(23). Điều này cho thấy, dường như tác giả, cũng như nhiều nhà nghiên cứu tư tưởng Lão Tử khác, luôn canh cánh một nỗi buồn nhân thế về những việc làm trái tự nhiên của con người với những hậu quả khó lòng cứu vãn, như Lão Tử đã từng lo lắng: “Lời (dạy) của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm, mà thiên hạ không ai hiểu được, làm được... Vì thiên hạ không hiểu ngôn luận của ta nên không biết ta. Người hiểu ta rất ít, người theo ta cũng rất hiếm... Cho nên thánh nhân bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng”(24). Không phải ngẫu nhiên mà sau khi biết đến học thuyết của Lão Tử, người phương Tây đã “muốn tìm trong Đạo đức kinh một phương thuốc trừ cái tật hăm hở, hưởng thụ, quá ham tiến bộ, sống trái thiên nhiên của họ”(25). Đó chính là vì, như một học giả phương Tây đã khẳng định,Đạo đức kinh là cuốn kinh điển chỉ với vài dòng chữ hợp thành nhưng lại “chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên quả đất này”(26). Như vậy, có thể nói, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá rõ quan niệm “vô” là thực tại”. Cái Vô - thực tại đó cũng là Đạo tự nhiên, là cội nguồn của vạn vật. Tuy nhiên, căn cứ vào nhiều chương khác về Đạo trong Đạo đức kinh (như các chương 1, 2, 4, 6, 11, 15, 32, 34, 37, 41...), có thể thấy, Vô còn được hiểu theo nghĩa là một trong hai mặt đối lập của Đạo, là bộ phận cấu thành vạn vật, là cái làm cho sự vật là nó. Ví dụ, ở chương 1, Lão Tử viết: “Không” là gọi của bản thủy của trời đất. “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật ... Hai cái đó (không và có) cũng từ Đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu...”(27). Ở chương 2, ông lại nói: “... Hữu vô tương sinh...”(28). Rõ ràng, theo Lão Tử, Vô và Hữu là hai mặt đối lập trong Đạo vì Vô, Hữu không chỉ phủ định nhau mà còn liên hệ, gắn bó với nhau, sản sinh lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau; tức Vô cũng như Hữu đều có vai trò làm nên sự vật. Chúng đều là nguồn gốc của trời đất, vạn vật, nhưng không là nguồn gốc sâu xa nhất như Lão Tử đã từng chỉ ra ở chương 40: “Vạn vật trong thiên hạ từ có mà sinh ra; có lại từ không mà sinh ra”(29). Câu này, theo GS. Nguyễn Tài Thư, trong bản Đạo đức kinh mới nhất, được viết: “Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, sinh ư vô” (Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ có, sinh ra từ không)(30). Cách dịch như vậy đã thể hiện rất rõ vai trò ngang nhau của Vô và Hữu đối với sự sinh tồn vạn vật. Điều này còn được Lão Tử minh hoạ trong chương 11 của Đạo đức kinh. Ông viết: “Ba mươi tay hoa cùng quy vào một cái bầu, nhưng chính nhờ vào khoảng trống không trong cái bầu xe mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Vậy ta tưởng cái có (bầu xe, chén, bát, nhà) mới có lợi cho ta, mà thực ra cái khôngmới làm cho cái có hữu dụng”(31). Ở đây, Lão Tử đã dùng hình tượng “bầu xe”, “chén bát”, “nhà cửa” để chỉ ra công dụng của cái không và mối quan hệ gắn bó giữa có và không. Không ít nhà nghiên cứu đã rất tâm đắc với tư tưởng này của Lão Tử vì ông đã diễn tả được sự diệu dụng của cái không trong cái có và sự gắn bó hữu cơ giữa chúng(32). Có thể nói, vai trò của Vô giống như vai trò của không gian đối với “vật chất” trong triết học Mác, như khoảng lặng trong âm nhạc hay khoảng trống trong tác phẩm nghệ thuật vậy. Vô, Hữu không phải là những cái đối lập tuyệt đối tồn tại thuần tuý tách rời nhau. Nghĩa là, cái đối lập với trạng thái hiện hữu tiềm tàng ngay trong hiện hữu, trong tốt có xấu, trong thịnh có suy, trong hoạ có phúc... và ngược lại. Trong Đạo đức kinh, chính sự thống nhất giữa có và không mới là huyền diệu và là cội nguồn của tất cả, ví như sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nhân loại, như Lão Tử viết: “Hai cái đó [“Vô” và “Hữu”] đồng với nhau. Đồng nên gọi huyền Huyền rồi lại huyền Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất”(33). Từ đó, có thể thấy, đối với Lão Tử, cái gì cũng có mà như không, không mà là có, không ở bên ngoài nhưng có ở bên trong hoặc ngược lại(34). Như vậy, trong triết học Lão Tử, sự thống nhất giữa Vô và Hữu thực sự là chỗ ảo diệu của vạn vật và cũng là của Đạo. Nắm được điều này là chìa khóa để hiểu những tư tưởng khác của Lão Tử, những tư tưởng có vẻ như là nghịch lý mà lại rất có lý nên rất đặc sắc trong triết học của ông, chẳng hạn như tư tưởng “Vô vi nhi vô bất vi” độc đáo(35). Khi nghiên cứu về mối quan hệ Vô - Hữu, có tác giả còn so sánh chúng với mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực trong triết học Mác, chỉ ra sự chuyển biến giữa có và không giống như giữa khả năng và hiện thực vậy. Theo đó: “Vô” (không) là cơ hội, là khả năng tính. “Hữu” (có) là hiện thực tính, nắm chắc cơ hội, lợi dụng khả năng. Điều này khiến cho có được sản sinh ra từ không. Đồng thời, nếu vứt bỏ các loại cơ hội, các loại khả năng tính thì có sẽ lão hóa, cứng nhắc hóa, không thích ứng với phát triển của thời đại, dần dần sẽ bị đào thải, đây gọi là “hữu thoái vi vô”(36). Thật vậy, trong tư tưởng Lão Tử, không không chỉ là “không tên” (như là cái chưa được nhận thức), mà còn là “chỗ trống không” (như là một bộ phận cấu thành sự vật hiện thực). Theo cả hai nghĩa đó của không thì không vừa là bản thân tồn tại (vì là cái không tên), vừa là yếu tố cấu thành tồn tại (vì là chỗ trống không làm cho cái có hữu dụng). Như vậy, cái có (hiện thực - đã xuất hiện) và cái không (chưa xuất hiện - khả năng) thực ra là một vì đều là tồn tại, chúng chỉ khác nhau ở chỗ đã xuất hiện hay chưa xuất hiện trong tư duy mà thôi. Hiểu như vậy thì có thể nói, mối quan hệ giữa có và không với mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực không phải không có chỗ tương đồng. Đương nhiên, trong mối quan hệ khả năng - hiện thực của triết học Mác thì tư tưởng có sinh ra từ không và có sinh ra vạn vật đã thể hiện rõ hơn nhiều. Đó là mối quan hệ: ... khả năng 1 ® hiện thực 1 ¯ khả năng 2 ® hiện thực 2... Như vậy, theo chúng tôi, bài viết của tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã góp phần khắc phục quan niệm sai lầm xưa nay về Vô trong triết học Lão Tử, quan niệm coi Vô là “hư vô”, là hoàn toàn không có gì và do đó Vô, Hữu là hai yếu tố đối lập tuyệt đối với nhau. Để làm được điều đó, tác giả đã đưa ra nhiều căn cứ thuyết phục. Mặc dù vậy, hiểu rõ thêm nghĩa của Vô như đã phân tích trên thì sẽ thấy rõ hơn bản chất vấn đề. Đó cũng là mục đích của bài viết này.r (*) Thạc sĩ triết học, Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội. (1) Báo Văn nghệ, số Tết Bính Tuất, 2006, tr.31. (2) Báo Văn nghệ, số 13, 1 – 4 - 2006, tr.22. (3) Lão Tử, Kim dịch, Kim chú (Trần Cổ Ứng dịch). Đài Loan Thương vụ ấn thư quán phát hành, Đài Bắc, 2002. (4) Hêghen. Những bài giảng về lịch sử triết học. Tam liên thư điếm xuất bản, tr. 131. Trích theo: Hầu Ngoại Lư. Tư tưởng Lão Trang. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959, tr. 29. (5) Hầu Ngoại Lư. Sđd., tr. 29. (6) Báo Văn nghệ, số 13, 1 – 4 - 2006, tr. 22. (7) Trích theo: Cao Xuân Huy. Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu. Nxb Văn học, Hà Nội, 1995, tr. 186 –187. (8) Trích theo: Cao Xuân Huy. Sđd., tr. 187. (9) Báo Văn Nghệ, số Tết Bính Tuất, 2006, tr. 31. (10) Cao Xuân Huy. Sđd., tr. 187. (11) Báo Văn Nghệ, số Tết Bính Tuất, 2006, tr. 31. (12) Cao Xuân Huy. Sđd., tr. 84 - 85. (13) Báo Văn Nghệ, số Tết Bính Tuất, 2006, tr. 31. (14) Lão Tử. Đạo đức kinh (Nguyễn Hiến Lê dịch). Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1994, tr.195. (15) Lão Tử. Đạo đức kinh (Nguyễn Hiến Lê dịch). Sđd., tr.202. (16) Lão Tử. Đạo đức kinh (Nguyễn Hiến Lê dịch). Sđd., tr.226. (17) Báo Văn nghệ, số 13, 1 – 4 - 2006, tr. 22. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VỪA LÀ MỤC TIÊU, VỪA LÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI LÊ THỊ HƯƠNG (*) Một trong những tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh là tư tưởng coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Theo Người, sự nghiệp đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xây dựng chế độ xã hội mới, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh…, xét đến cùng, là vì hạnh phúc, vì sự phát triển toàn diện của con người. Đến lượt mình, con người lại là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vai trò to lớn đó của quần chúng nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, thể hiện ở chỗ: họ là lực lượng chính của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, là lực lượng sản xuất quan trọng nhất và là chủ thể sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Tiếp nối truyền thống tư tưởng của dân tộc và tiếp thu, vận dụng sáng tạo những quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh chỉ có một “… ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1). Người là hiện thân của lý tưởng vì con người trong thời đại mới. Mọi hành động và suy nghĩ, mọi nỗ lực và trăn trở của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng, một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều toát lên một tư tưởng bao trùm, có ý nghĩa cách mạng và nhân văn sâu sắc – tư tưởng coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội - đó là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong di sản lý luận của Hồ Chí Minh. Trong đó, đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng con người là nội dung căn bản đầu tiên, là tiền đề để phát triển con người. Như chúng ta đã biết, sự thối nát, bạc nhược của chế độ phong kiến Việt Nam, sự xâm lược và bóc lột tàn tệ của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX làm cho dân tộc ta mất độc lập, nhân dân mất tự do, đồng bào ta phải sống trong cảnh tối tăm, tủi nhục của kiếp người nô lệ. Hồ Chí Minh đau xót khi thấy “chưa có bao giờ ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác trơ tráo đến thế”(2). Thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình và đặc biệt được soi sáng bởi lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng, để giải phóng con người, cần phải đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Các cuộc đấu tranh này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và chỉ có như vậy, con người mới được giải phóng hoàn toàn. Với khát vọng giải phóng con người, với cách nhìn sáng suốt và khoa học về thời cuộc, với tài năng phân tích thực tiễn một cách biện chứng, Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu, vì Người hiểu rằng, nếu dân tộc không được giải phóng, không có độc lập thì cũng không giải phóng được các giai cấp cần lao. Nói cách khác, giải phóng dân tộc là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để giải phóng con người và thực hiện các quyền con người. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, tháng 5 - 1941, Người vạch rõ rằng, nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì không những toàn thể quốc gia dân tộc còn phải chịu kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi bộ phận, giai cấp đến ngàn năm cũng không đòi được. Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn và gian khổ, Người tuyên bố một cách đanh thép: dù đốt cả dãy Trường Sơn thì cũng phải giành cho được độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định lẽ sống của dân tộc Việt Nam và vạch ra chân lý của thời đại qua luận điểm bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc - đó là mục tiêu mà suốt đời Người phấn đấu không mệt mỏi. Nhìn lại lịch sử phát triển của nhân loại, chúng ta thấy rằng, dân tộc có thể được giải phóng khỏi ách ngoại bang nhưng những giai cấp cần lao - lực lượng đông đảo nhất trong xã hội chưa hẳn đã thoát khỏi những xiềng xích nặng nề. Vì thế, với Hồ Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc phải luôn gắn liền với đấu tranh giải phóng giai cấp. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này chính là nhằm giải phóng con người, trước hết là nhân dân lao động, thoát khỏi những gông cùm của giai cấp bóc lột, thống trị trong xã hội. Nói cụ thể hơn, mục tiêu của cuộc cách mạng vô sản là giải phóng giai cấp công nhân, nông dân thoát khỏi ách tư bản, địa chủ, vì công nông là lực lượng xã hội đông đảo nhất và cũng là những người bị bóc lột nặng nề nhất. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập cho dân tộc là điều vô cùng quý giá, song đó mới chỉ là tiền đề tiên quyết để giải phóng con người. Thực vậy, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mới chỉ mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, con người thoát khỏi ách nô lệ, bóc lột, thống trị. Người cho rằng, giành được độc lập dân tộc rồi thì phải xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi chủ nghĩa xã hội không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, mà còn tạo cơ sở để hiện thực hoá các quyền con người một cách toàn diện hơn. Xây dựng một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa chính là để cho nhân dân lao động có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hưởng công bằng, văn minh; con người thực sự được giải phóng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, có điều kiện để thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần, có cơ hội để phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, đức dục; đồng thời, có thể phát huy mọi khả năng để cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Bước vào công cuộc xây dựng xã hội mới, con người ít nhiều còn mang những tàn dư tư tưởng của chế độ xã hội cũ. Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải giáo dục con người, tẩy rửa những thói hư tật xấu mà xã hội cũ đã tiêm nhiễm nhằm làm cho phần tốt của họ “nảy nở như hoa mùa xuân”, phần xấu mất dần đi. Có thể khẳng định rằng, giải phóng con người là một biểu hiện sinh động trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Nó chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bởi không những mang lại quyền con người, mà còn hướng con người tới cái đẹp, cái cao cả. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã sớm có những ý tưởng sâu sắc về các quyền cơ bản của con người. Chẳng hạn, Người đòi hỏi phải bảo vệ và phát triển lành mạnh cho trẻ em, sự nghỉ ngơi cho người già, thủ tiêu mọi sự bất bình đẳng và tất cả mọi người đều có quyền được hưởng thụ hạnh phúc… Coi con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, Hồ Chí Minh không dừng lại ở việc giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, mọi trói buộc bởi những quan niệm cũ kỹ, lạc hậu của xã hội cũ, mà còn luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân. Trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp, Người luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Cần phải nói thêm là, cho đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều nhà tư tưởng yêu nước, nhiều lãnh tụ của các phong trào đấu tranh trong lịch sử dân tộc đã từng nói tới và quan tâm ít nhiều đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Nhưng, sự quan tâm ấy dù sao cũng gắn với lợi ích của giai cấp hay một tầng lớp nào đó đang thống trị trong xã hội. Vượt lên trên tất cả, Hồ Chí Minh đã và luôn hướng tới lợi ích của đông đảo quần chúng cần lao. Nói cách khác, lợi ích của con người mà Hồ Chí Minh nói tới và đấu tranh suốt đời vì nó là lợi ích phổ biến, mang tính toàn xã hội. Bởi, hơn ai hết, Người nhận thấy mối vững bền của đất nước chính là nhân dân và sự cường thịnh, trường tồn của quốc gia, của dân tộc phải dựa vào chính cái gốc rễ sâu chặt ấy. Với lòng yêu nước và lòng nhân ái cao cả, với việc tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Trong tư tưởng của Người, việc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, xét đến cùng, cũng chính là xuất phát từ con người, vì lợi ích của con người, của nhân dân lao động. Người từng nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”(3). Những lợi ích của con người, như được tự do, được độc lập, được “ăn no, mặc đủ”…, chỉ được hiện thực hoá và đảm bảo vững chắc thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kiên định nguyên tắc lấy dân làm gốc, trong điều kiện đất nước vừa giành được độc lập lại phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài và muôn vàn khó khăn khác, Hồ Chí Minh vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề dân sinh. Ngay trong việc giải quyết một vấn đề cơ bản thuộc thượng tầng kiến trúc - vấn đề nhà nước, Hồ Chí Minh cũng chủ trương xây dựng một nhà nước kiểu mới, hướng đến lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động - đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước ấy phải là nhà nước dân chủ, “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”(4). Nghĩa là, nó phải phụng sự cho lợi ích của nhân dân lao động chứ không phải là công cụ quyền lực của một nhóm người nào đó trong xã hội. Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong chế độ xã hội mới là phục vụ nhân dân; cán bộ là công bộc, là đầy tớ của dân. Người khẳng định rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cán bộ phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, nghĩa là luôn vì nhân dân. Công việc trọng tâm, trước tiên mà Đảng và Nhà nước phải làm, như Hồ Chí Minh đã xác định rõ, là chăm lo đời sống của nhân dân, làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm. Người yêu cầu mọi chính sách, mọi hoạt động của Đảng, của Nhà nước phải hướng vào nhân dân, cải thiện đời sống của nhân dân lao động; phải coi mọi lợi ích, mọi quyền hạn của nhân dân là trên hết với nguyên tắc xuyên suốt là việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Với tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, lợi ích vật chất dù rất quan trọng và cần thiết nhưng đó không phải là duy nhất; ngoài lợi ích vật chất, con người còn có những nhu cầu, lợi ích về mặt tinh thần. Do vậy, quan tâm đến nhân dân không đơn giản chỉ là chú ý nâng cao đời sống vật chất, mà còn phải chăm lo đến đời sống tinh thần của họ. Người nói: “Nếu ăn no mặc ấm mà không học thì cũng không được”(5). Sau này, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người vẫn không quên nhắc nhở “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(6). Với lòng nhân ái bao la, Người cho rằng, trong khi giải quyết vấn đề đời sống của nhân dân cần đặc biệt chú ý đến các vùng chiến tranh bị tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu, các gia đình thương binh liệt sĩ, đồng bào dân tộc ít người,… kể cả những người mắc sai lầm nhưng đã biết hối cải. Những lời dạy đó của Người thể hiện tinh thần trách nhiệm to lớn của vị lãnh tụ trước nhân dân. Như vậy, có thể khẳng định rằng, đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội không nằm ngoài mong muốn của Hồ Chí Minh là làm cho người dân được tự do, có đời sống vật chất đầy đủ, đời sống tinh thần phong phú. Mục tiêu đó của Người phản ánh nguyện vọng của nhân dân và được Đảng ta thể hiện trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vì con người. Hướng đến con người, vì con người, theo Hồ Chí Minh, đó không chỉ là chăm lo đến cuộc sống của con người, mà còn phải tôn trọng cái riêng, cái cá nhân của mỗi người. Bởi, với tư cách một cá nhân trong cộng đồng, “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình”(7). Khi những cái riêng của cá nhân được trân trọng thì cũng có nghĩa là quyền con người được tôn trọng, nhu cầu của con người được đáp ứng, con người dần vươn tới tự do. Sự trân trọng cái riêng, cái cá nhân của con người thể hiện bản chất nhân văn của chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, việc tôn trọng cái riêng, cái cá nhân của con người phải gắn liền với lợi ích chung của Tổ quốc, của dân tộc. Vì, theo Người, trong một xã hội nhân đạo thì cái riêng, cái cá nhân của con người bao giờ cũng gắn bó mật thiết với cộng đồng, dân tộc. Nếu cái riêng, cái cá nhân của con người nằm ngoài lợi ích của cộng đồng, của dân tộc, đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội thì sẽ trở thành chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ và điều đó tất yếu dẫn đến cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tôn trọng những cái riêng, cá nhân của con người là một biểu hiện nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Nói tóm lại, sự phân tích trên cho thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là mục tiêu cao nhất của sự phát triển xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người không chỉ là mục tiêu của sự phát triển xã hội, mà còn là chủ thể của lịch sử, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử và với những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã có những nhận thức, đánh giá đúng đắn về vai trò của con người. Theo Hồ Chí Minh, người lao động là lực lượng chủ yếu, trực tiếp sáng tạo ra của cải, luôn nâng cao sức sản xuất, mà sức sản xuất phát triển tức là xã hội phát triển và do vậy, lịch sử xã hội là do người lao động sáng tạo ra. Với những luận điểm này, Người đã khẳng định sức mạnh cũng như vai trò cải tạo, biến đổi thế giới của con người, trước hết là của những người lao động. Trước hết, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng của mọi phong trào đấu tranh cách mạng. Họ có mặt ở khắp mọi nơi và nếu được dẫn dắt bởi một tổ chức chính trị có đường lối đúng đắn, khoa học sẽ trở thành một khối thống nhất, có sức mạnh vô địch; sẵn sàng chiến đấu vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng. Ngay từ rất sớm, khi còn bôn ba tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc, Người đã phát hiện sức mạnh của cách mạng nằm ở chính khối đông đảo quần chúng cần lao đang bị áp bức đến cùng cực của mỗi dân tộc và khẳng định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”(8). Là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã cảm nhận một cách rõ ràng, sâu sắc về vai trò của quần chúng nhân dân đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Theo Người, lực lượng chính của cách mạng là toàn thể nhân dân, là tất cả những người bị áp bức, bóc lột. Người nói: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”(9). Trong mọi giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng, quần chúng nhân dân luôn là lực lượng quyết định, làm thay đổi lịch sử. “Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”(10). Sự nhìn nhận và đánh giá đó của Hồ Chí Minh dựa trên sự hiểu biết sâu sắc truyền thống lịch sử của dân tộc và con người Việt Nam. Trong khối quần chúng đông đảo có sức mạnh “dời non, lấp biển”, Hồ Chí Minh cho rằng, lực lượng chủ chốt, nòng cốt của cách mạng là công nông. Đặc biệt, Người chỉ rõ: chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì sự nghiệp kháng chiến mới thắng lợi, công cuộc kiến quốc mới thành công và tin tưởng rằng, cùng với dân tộc, giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong công cuộc đấu tranh lật đổ chế độ thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới, tốt đẹp hơn. Tư tưởng sáng suốt này là một sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nhờ đó, Người không những phát huy được vai trò hạt nhân cách mạng của giai cấp công nhân, mà còn gắn giai cấp công nhân với tất cả mọi tầng lớp lao động và yêu nước khác, tạo thành một khối thống nhất, thúc đẩy cách mạng tiến lên. Nước ta là một nước nông nghiệp, nông dân là một bộ phận chủ yếu trong cơ cấu xã hội. Dưới chế độ cũ, cũng như giai cấp công dân, nông dân là những người nghèo khổ nhất, cùng cực nhất, bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất. Hồ Chí Minh đã nhận thấy giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng tiềm tàng, đông nhất, mà nếu “khéo tổ chức, khéo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẽ làm xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấy đánh tan”(11). Nhìn lại lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chúng ta thấy giai cấp nông dân đã tích cực tham gia vào sự nghiệp chung, góp phần quan trọng vào việc giành, giữ vững chính quyền nhân dân, đánh đuổi quân xâm lược trong các cuộc kháng chiến và hăng hái xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Sự sáng suốt và thiên tài của Hồ Chí Minh trong việc xác định lực lượng cách mạng còn biểu hiện ở chỗ, trong khi Quốc tế cộng sản chỉ nhấn mạnh vai trò của công nông thì Người còn thấy khuynh hướng tích cực của các giai tầng khác. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, quan điểm của Hồ Chí Minh là giai cấp nào ủng hộ cách mạng, có thể tham gia cách mạng đều trở thành động lực cách mạng. Người cho rằng, dưới chế độ cũ, tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trí thức cũng bị áp bức, bóc lột. Nhưng điều đáng quan tâm là lực lượng này có đầu óc dân tộc, có đầu óc cách mạng. Họ cũng muốn chống đế quốc, phong kiến và do vậy, có thể trở thành bầu bạn của cách mạng. Người cũng chỉ rõ là các tầng lớp phú, trung, tiểu địa chủ, tư bản An Nam khi chưa ra mặt làm phản thì cũng nên lợi dụng họ, lôi kéo họ để trở thành lực lượng cách mạng. Với quan điểm đó, Người chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản để phát huy tinh thần cách mạng của các bộ phận xã hội này. Với tính cách động lực của sự phát triển xã hội, quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng chính của cuộc đấu tranh cách mạng, mà còn là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Theo Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo nên lịch sử, sáng tạo nên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Người nói: “Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển”(12). Thông qua quá trình sản xuất, con người không chỉ thực hiện một quy luật tất yếu để tồn tại – lao động, mà còn tạo nên tiền đề vật chất chuẩn bị cho những bước biến đổi, phát triển mới của lịch sử. Hồ Chí Minh khẳng định rằng, quần chúng nhân dân là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội, họ “… không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa… Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống… Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”(13). Những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra xuất phát từ chính “nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”(14). Sự sáng tạo ấy thể hiện sức mạnh trí tuệ của con người. Trước đây, khi nói về vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội, Goócki, một nhà văn lớn của dân tộc Nga, đã đưa ra một nhận định đúng đắn và sâu sắc rằng, nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất, nhân dân là nguồn duy nhất và vô cùng tận sáng tạo ra của cải tinh thần; về mặt thời gian, vẻ đẹp và thiên tài của sáng tác, nhân dân đều là nhà triết học và là nhà thơ hạng nhất, nhà triết học và nhà thơ ấy đã tạo ra những bài thơ vĩ đại, đã tạo ra những vở kịch trong dân gian; trong đó, có vở kịch vĩ đại nhất - lịch sử văn hóa thế giới. Con người không chỉ là sản phẩm, mà còn là chủ thể của lịch sử. Sự phát triển của lịch sử sẽ tác động một cách mạnh mẽ và tích cực đối với con người, làm cho năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân phát triển hơn. Con người chính là sự kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần cao nhất, có khả năng lao động, sáng tạo và do vậy, là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh coi quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo nên lịch sử, là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội đã đánh dấu bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam về vấn đề này. Nếu trước đây, một số nhà yêu nước, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… muốn dựa vào sức mạnh bên ngoài để tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thì trái lại, đến Hồ Chí Minh, Người khẳng định rằng, phải dựa vào sức mạnh của chính quần chúng nhân dân; rằng, chính quần chúng nhân dân là động lực quan trọng nhất, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng thành công. Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Người luôn kêu gọi đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong các tổ chức, đoàn thể xã hội để phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Chính vì biết khai thác, phát huy triệt để sức mạnh nội lực này mà cách mạng Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã giành được những thắng lợi to lớn. Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử dân tộc ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa ra những tư tưởng sâu sắc, khoa học và cách mạng về con người. Mọi luận giải của Người về vấn đề này, tựu trung lại, toát lên một tư tưởng bao trùm, đầy tính nhân văn - con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, được Đảng và Nhà nước kế thừa, vận dụng và phát triển hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.r (*) Giảng viên bộ môn Mác - Lênin, Trường Đại học Tây Bắc. (1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 161. (2) Hồ Chí Minh. Sđd., t.1, tr. 383. (3) Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr. 152. (4) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 5, tr. 698. (5) Hồ Chí Minh. Sđd., t.8, tr. 149. (6) Hồ Chí Minh. Sđd., t.12, tr. 498. (7) Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr. 291. (8) Hồ Chí Minh. Sđd., t.1, tr. 28. (9) Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr. 20. (10) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 2, tr. 295. (11) Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr. 185. (12) Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr. 203. (13) Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr. 250. (14) Hồ Chí Minh. Sđd., t.3, tr. 431. NGUYỄN THỊ NGA (*)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftap_chi_triet_hoc_so_9_184_nam_2006_7512.pdf
Luận văn liên quan