Những thay đổi trong chính sách phân cấp về phân chia và quản lý đất rừng đã mang lại một số tác động tích cực. Một số chương trình và dự án đi kèm với chính sách phân quyền đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Nhận thức của người dân về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách này vẫn chưa đạt được mục tiêu chính của nó. Chính sách chưa đem lại sự quản lý, bảo tồn, và phát triển tài nguyên rừng tốt hơn.
Việc áp dụng mô hình quản lý tài nguyên trên cộng đồng có hiệu quả vẫn chưa rộng rãi. Cán bộ địa phương vẫn chưa có quyền tự quyết định sẽ làm gì với diện tích rừng trên địa bàn họ quản lý.
Họ phải làm theo kế hoạch, thiết kế được xây dựng sẵn từ cấp cao hơn. Ngân sách cấp cho việc phân chia và quản lý đất rừng ở các cộng đồng vẫn được quản lý bởi các cơ quan không trực tiếp tham gia vào quá trình phân chia và quản lý đất rừng. Do đó việc thực hiện giao đất chậm diễn ra phổ biến. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan không rõ ràng. Thiếu sự khích lệ trong việc thực hiện chính sách. Và chất lượng rừng tiếp tục bị suy giảm.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận: Quản lí rừng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
Tiểu luận:
Quản lí rừng Việt NamMỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam có 47 tỉnh thành (trong số 613 tỉnh thành của cả nước) có một phần hay toàn bộ diện tích thuộc vùng trung du-miền núi (sau đây được gọi chung là vùng núi hay vùng cao) với diện tích bằng 3/4 diện tích cả nước. Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người, chiếm 1/3 dân số cả nước, trong đó có cư dân của 53 trên 54 dân tộc anh em. Tài nguyên rừng là nguồn đóng góp quan trọng nhất đối với cuộc sống của người dân nơi đây.
Sinh kế và cuộc sống của người dân vùng cao có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một biến động nào từ rừng. Ở Việt Nam, diện tích rừng đã giảm từ 33% giai đoạn 1954-1975 xuống còn 29% trong giai đoạn 1976-1985, và 28% giai đoạn 1986-1999 (Bộ NN&PTNT, 2000 trong Quang, 2003); trong đó diện tích rừng già tự nhiên chỉ còn chiếm 6% diện tích đất của Việt Nam (Dũng, 1996 trong Poffenberger, 1998). Những con số ước tính gần đây cho biết khoảng 200.000 ha rừng biến mất hàng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Thắng, 1995 trong Rambo và cộng sự, 1995). Diện tích đất cằn cũng tăng lên với tỉ lệ 400%--từ 3 triệu ha năm 1943 đến 12 triệu ha năm 1995 và có thời đã chiếm khoảng 40% diện tích cả nước (Poffenberger, 1999). Những năm gần đây, nhờ một số chính sách và chương trình bảo vệ và phát triển rừng, diện tích che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể, chiếm tỷ lệ gần 35%, nhưng chất lượng rừng thì vẫn tiếp tục bị suy giảm. Sự suy giảm diện tích rừng dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, giảm các nguồn thu nhập, tác động xấu tới điều kiện kinh tế của người dân và tăng độ rủi ro cho khoảng 25 triệu người dân sống phụ
thuộc vào rừng.
Qua các thời kỳ, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và quy định để giải quyết những vấn đề này với những kết quả đạt được ở các mức độ khác nhau. Trong đó có chương trình 661 hay chương trình Trồng mới 5 triệu hec ta rừng.
1. Bối cảnh
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh của nước ta cùng với việc mở rộng các vùng đô thị, thay đổi nhanh chóng mục đích sử dụng đất và tăng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã tạo một sức ép lớn lên môi trường.
Đất nước đang thay đổi rất nhanh và sâu rộng. Nếu không được quản lý chặt chẽ, thì có thể sự mất mát về đa dạng sinh học sẽ cản trở sự phát triển trong tương lai và gây thiệt hại cho các di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước.
Cách đây một thế kỷ, Việt Nam còn rất nhiều rừng giàu chất lượng cao, che phủ gần như cả nước. Năm 1943, độ che phủ rừng giảm xuống chỉ còn 14,3 triệu hecta ( 43% diện tích lãnh thổ ). Kể từ đó, rừng không ngừng suy giảm với một tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm chiến tranh và giai đoạn 1976-1985. Chính phủ ước tính tới năm 1990, độ che phủ rừng đã giảm xuống còn 10,88 triệu hecta ( 28,2%). Từ năm 1993, các chương trình quốc gia lớn như 327, 556 và 661 đã đẩy mạnh phủ xanh, tái trồng rừng và cải thiện công tác quản lý rừng, góp phần làm xoay chuyển chiều hướng tiêu cực đó.
Các Quyết định 08/1997/QH10 và 661/QĐ-TTg được ban hành lần lượt vào tháng 12/1997 và tháng 7/1998 nhằm xây dựng chương trình trồng rừng quốc gia, thường được gọi là Chương trình 661, hay Chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Chương trình này thực chất là nối tiếp Chương trình 327 (Đây là chương trình hỗ trợ phát triển lâm nghiệp được thành lập theo Nghị định 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành vào tháng 9 năm 1992. Mục tiêu của chương trình là nhằm khuyến khích việc trồng và bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện sử dụng đất, nâng cao mức sống của người dân địa phương (sống dựa vào rừng) và hỗ trợ chương trình định cư).
Chương trình có 3 mục tiêu cơ bản:
(1) Trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm tăng diện tích che phủ của rừng lên 43% trong giai đoạn 1998 đến 2010 (Bộ NN&PTNT, 1998:9-10). Điều này góp phần vào bảo vệ môi trường, giảm thiên tai, tăng lượng nước, bảo vệ nguồn gien và đa dạng sinh học.
(2) Sử dụng đất trống như một công cụ sản xuất để tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo; định canh định cư; tăng thu nhập của người dân tại các vùng nông thôn miền núi, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, quốc phòng và an ninh, đặc biệt tại khu vực biên giới.
(3) Cung cấp gỗ cho các hoạt động công nghiệp, củi và các sản phẩm rừng khác cho nhu cầu trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Tóm lại, mục tiêu của chương trình này nhằm biến rừng thành một nguồn đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội miền núi.
2. Một số nội dung chính của chương trình.
Những hướng dẫn thực hiện Chương trình thể hiện được những điểm tích cực của chương trình và đã được lên kế hoạch cụ thể. Dự kiến diện tích rừng trồng mới được chia thành 3 loại như sau:
Rừng phòng hộ: Khoảng 1 triệu ha rừng sẽ được khoanh nuôi tái sinh kết hợp với trồng bổ sung tại các khu vực cần thiết.
Rừng đặc dụng: Khoảng 1 triệu ha rừng mới sẽ được phục vụ cho các mục đích bảo vệ ở các khu vực xung yếu như đầu nguồn nước, khu vực đất xói mòn ven biển và những khu vực cần khôi phục hệ sinh thái. Những hoạt động này được tập trung tại các vùng miền núi phía bắc nơi có độ che phủ rừng thấp và khu vực hay có lũ ở miền trung.
Rừng sản xuất: Bao gồm 3 triệu ha trong đó khoảng 2 triệu ha cây rừng của các hộ như cây keo, tre, thông và bạch đàn cùng với một số cây có giá trị kinh tế cao hoặc được dùng cho các mục đích đặc biệt. Diện tích còn lại sẽ được dùng cho các loài cây công nghiệp mang tính thương mại như cao su, chè, cà phê, cây thuốc và cây ăn quả.
Chương trình sẽ được thực hiện thông qua các dự án có sự tham gia của người dân địa phương. Quyết định 661/QĐ-TTg nêu rõ “Nhân dân là lực lượng chủ yếu trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và hưởng lợi ích từ nghề rừng…”
Việc phân bổ quỹ cũng tương tự như Chương trình 327, bao gồm cả các tiêu chí được đặt ra cho việc chi trả các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Ví dụ, những hộ chăm sóc rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được trả 50.000 đồng/năm/ha. Với những hoạt động như trồng mới rừng, đặc biệt trong các khu vực cần khôi phục hệ sinh thái thì còn có thể được trả cao hơn (khoảng 2 triệu đồng/ha).
Việc giải quyết thủ tục giao đất giao rừng và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” cũng được đặc biệt quan tâm. Công việc này được dự định hoàn thành vào cuối năm 2000 (theo Nghị định 24/1999/CT-TTg).
3. Kết quả thực hiện chương trình 661 ở TT Huế, giai đoạn 2004 – 2007.
3.1 Các văn bản pháp lý liên quan.
• Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998.
• QĐ 100/2007/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung.
• QĐ số 245/1998/TTg về phân cấp quản lý.
• NQ số 28-NQ/TW và NĐ 200/2004/NĐ-CP.
• Kết qua rà soát, phân cấp QH 3 loại rừng.
• Quyết định phê duyệt rà soát lại qui mô phạm vi hoạt động, xây dựng dự án 661.
• QĐ 178/2001/QĐ-TTg về CS hưởng lợi.
3.2 Kết quả đạt được.
Diện tích trồng rừng mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2004 đến 2007
Năm trồng
Tổng DT (ha)
Chia ra
661 Tỉnh
661 TW
JBIC
NSĐP
Khác
2004
3613,1
1313,3
235
1758,1
86
220,7
2005
4017,4
1199,7
317
1161,9
1338,8
2006
4805,3
969
196
300
3340,3
2007
3580
1130
150
2300
Tcộng
16.015,8
4.612
898
3220
86
7199,8
Diện tích trồng rừng mới trên địa bàn huyện A Lưới từ năm 2004 đến 2007
Năm trồng
Tổng DT (ha)
Chia ra
661 Tỉnh
661 TW
JBIC
NS ĐP
Khác
2004
111,0
111,0
2005
487,8
94,8
393,0
2006
204,4
79
60
27,2
38,2
2007
TCộng
803,2
284,8
60,0
420,2
38,2
Diện tích trồng rừng mới trên địa bàn huyện Nam Đông từ năm 2004 đến 2007:
Năm trồng
Tổng DT (ha)
Chia ra
661 Tỉnh
661 TW
JBIC
NS ĐP
Khác
2004
244,7
121,2
123,5
2005
23,2
23,2
2006
125,3
42
83,3
2007
307,0
307,0
TCộng
700,2
144,4
42
513,8
Diện tích trồng rừng mới trên địa bàn huyện Hương Thuỷ từ năm 2004 đến 2007
Năm trồng
Tổng DT (ha)
Chia ra
661 Tỉnh
661 TW
JBIC
NS ĐP
Khác
2004
1061,4
1061,4
2005
346,0
346,0
2006
547,9
9,9
538,0
2007
390,6
25,6
365,0
Tcộng
2345,9
25,6
1417,3
903,0
Diện tích trồng rừng mới trên địa bàn vùng Dự án Hành Lang Xanh (tổng cộng 3 huyện trên) từ năm 2004 đến 2007
Năm trồng
Tổng DT (ha)
Chia ra
661 Tỉnh
661 TW
JBIC
NS ĐP
Khác
2004
1417,1
232,2
1061,4
123,5
2005
857,0
118,0
739,0
2006
877,6
79,0
102,0
37,1
659,5
2007
697,6
25,6
672,0
Tcộng
3849,3
454,8
102,0
1837,5
1455,0
Tổng nguồn vốn trồng rừng trên địa bàn vùng Dự án HLX (tổng cộng 3 huyện trên) từ năm 2004 đến 2007
Năm thực hiện
Tổng số
(triệu đ)
Trong đó theo huyện
A Lưới
Nam đông
Hương Thuỷ
2004
5331,32
275,8
1022,2
4033,32
2005
3144,8
1763,5
66,5
1314,8
2006
4525,76
764,48
603,26
3158,02
2007
4014,9
1780,6
2234,3
Tổng cộng
17016,78
2803,78
3472,56
10740,44
Cơ cấu cây trồng
Nơi trồng
Tổng DT (ha)
Chia ra
Bản địa
BĐ+ Keo
Keo thuần
A Lưới
803,2
458,4
344,8
Nam Đông
700,2
700,2
Hương Thuỷ
2345,9
1417,3
928,6
Tổng cộng
3849,3
1875,7
1913,6
Chất lượng rừng trồng
Trồng rừng theo dự án 661 đã có nhiều chuyển biến tích cực từ khâu giống cho đến kỹ thuật thi công, vì vậy chất lượng rừng tốt hơn rất nhiều, khả năng thành rừng cao (>85%), nhất là từ các năm 2004 trở lại đây. Tuy nhiên, rừng trồng chất lượng kém vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn (10-15%), cơ cấu cây trồng còn hạn chế, tính đa dạng thấp . Nguyên nhân chính là do vốn đầu tư thấp nên phải giảm bớt chỉ tiêu kỹ thuật thi công để đảm bảo với mức vốn đầu tư, mặc khác là do khâu giống chưa được chú trọng, nên chất lượng rừng và khả năng thành rừng còn hạn chế.
Chăm sóc rừng
Năm thực hiện
Tổng số
(lược/ha)
Trong đó theo huyện
A Lưới
Nam Đông
Hương
Thuỷ
2004
1417,1
111
244,7
1061,4
2005
2274,1
598,8
267,9
1407,4
2006
3151,7
803,2
393,2
1955,3
2007
3849,3
803,2
700,2
2345,9
Tổng cộng
3849,3
803,2
700,2
2345,9
Quản lý, bảo vệ rừng
Năm thực hiện
Tổng số toàn tỉnh (lược/ha)
Trong đó theo huyện
A Lưới
Nam Đông
Hương
Thuỷ
2004
7317,6
4257,2
500
1571,4
2005
9323,6
5267,0
1485,2
2571,4
2006
9323,4
5267,0
1485,0
2571,4
2007
9703,2
5567,0
1564,8
2571,4
Tổng cộng
9703,2
5567,0
1564,8
2571,4
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên(KN L1)
Năm thực hiện
Tổng số toàn tỉnh (ha)
Trong đó theo huyện
A Lưới
Nam Đông
Hương Thuỷ
2004
640,5
268,5
372,0
2005
1200,0
1200,0
2006
2200,0
1000,0
1200,0
2007
1812,5
612,5
1200,0
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung
Năm thực hiện
Tổng số toàn tỉnh (ha)
Trong đó theo huyện
A Lưới
Nam Đông
Hương
Thuỷ
2004
799,5
388,1
411,4
2005
106,0
106,0
2006
2007
53,3
53,3
Tổng hợp vốn đầu tư 2004 – 2007
Năm thực hiện
Tổng số toàn tỉnh (triệu đ)
Trong đó theo huyện
A Lưới
Nam Đông
Hương Thuỷ
2004
12759,93
5913,1
1458,15
5388,68
2005
6358,24
2639,43
555,71
3163,1
2006
9536,72
1870,91
1330,8
6335,01
2007
10131,13
1149,93
2512,12
6469,08
Tổng cộng
38786,02
11573,37
5856,78
21355,87
Ưu điểm
Độ che phủ rừng đạt 48,1 % trong năm 2005 và chất lượng rừng đủ để tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho các ngành công nghiệp để thỏa mãn nhu cầu lâm sản.
Chính phủ đã điều chỉnh suất đầu tư trồng rừng phòng hộ từ 2,5 triệu đồng/ha lên 4 triệu đồng/ha và hiện nay đã được điều chỉnh bởi QĐ 100/TTg
Xác lập tập đoàn cây trồng, cơ chế chính sách đầu tư...
Các Ban quản lý dự án cơ sở đã có kinh nghiệm về tổ chức chỉ đạo với tinh thần trách nhiệm cao
Một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa và giảm bớt được những rủi ro về tài chính của rừng trồng .
Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp. Quy hoạch 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ, đặc dụng, sản xuất được xác lập .
Dân số nông thôn, đặc biệt là các cộng đồng nghèo ở vùng miền núi, được tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp góp phần ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo và tạo thêm thu nhập.
Nhược điểm
Suất đầu tư của Nhà nước đối với các hạng mục lâm sinh còn quá thấp.
Các đơn vị Ban quản lý rừng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất thiếu ổn định.
Kinh phí quản lý thấp (6%) chỉ đủ trả lương cho 1-2 cán bộ.
Tham gia của chính quyền địa phương đối với vấn đề này còn hạn chế, người dân chỉ nhận khoán theo công đoạn, theo mùa vụ nên trách nhiệm của người nhận khoán đối với công trình chưa cao.
Cơ hội
Sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp đã có những biện pháp chỉ đạo.
Đã từng bước tạo sự chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hoá công tác Bảo vệ rừng, PCCCR.
Ổn định được lâm phần của các đơn vị về quy hoạch rà soát đất đai của các lâm trường, BQL sau đổi mới.
Hiện nay dự án 661 được điều chỉnh bởi QĐ 100/TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện .
Thách thức
Diện tích đất trống đồi núi trọc của tỉnh còn khá lớn nhưng phân tán, manh mún, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa hình khó khăn phức tạp.
Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất hạn chế (5%).
Địa bàn sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là miền núi, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, đối tượng thực hiện phần lớn là đồng bào dân tộc và ngườì có thu nhập, mức sống thấp.
Chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp dài ngày, nhất là các loài cây bản địa tăng trưởng chậm, trong lúc vốn đầu tư lớn trong giai đoạn đầu.
KẾT LUẬN
Những thay đổi trong chính sách phân cấp về phân chia và quản lý đất rừng đã mang lại một số tác động tích cực. Một số chương trình và dự án đi kèm với chính sách phân quyền đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Nhận thức của người dân về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách này vẫn chưa đạt được mục tiêu chính của nó. Chính sách chưa đem lại sự quản lý, bảo tồn, và phát triển tài nguyên rừng tốt hơn.
Việc áp dụng mô hình quản lý tài nguyên trên cộng đồng có hiệu quả vẫn chưa rộng rãi. Cán bộ địa phương vẫn chưa có quyền tự quyết định sẽ làm gì với diện tích rừng trên địa bàn họ quản lý.
Họ phải làm theo kế hoạch, thiết kế được xây dựng sẵn từ cấp cao hơn. Ngân sách cấp cho việc phân chia và quản lý đất rừng ở các cộng đồng vẫn được quản lý bởi các cơ quan không trực tiếp tham gia vào quá trình phân chia và quản lý đất rừng. Do đó việc thực hiện giao đất chậm diễn ra phổ biến. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan không rõ ràng. Thiếu sự khích lệ trong việc thực hiện chính sách. Và chất lượng rừng tiếp tục bị suy giảm.
Sự tham gia nhiều hơn của người dân đã có tác động tích cực lên quá trình Giao đất giao rừng và ở khía cạnh nhất định đã cải thiện được tình trạng quản lý tài nguyên rừng. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ. Các cán bộ chịu trách nhiệm Giao đất giao rừng đã không thông báo đầy đủ tới người dân về nội dung của chính sách. Sự tham gia của người dân vẫn bị hạn chế. Kết quả là mục tiêu của chính sách vẫn chưa đạt được. Nhiều người dân tiếp tục khai thác lâm sản và mở rộng diện tích đất nương rãy của họ vào các khu rừng. Và sự thiếu công bằng trong tiếp cập và sử dụng lâm sản giữa những người nhận đất rừng cũng là một vấn đề còn tồn tại.
Có thể nói rằng hiện nay, chính sách phân quyền hay chính sách giao đất giao rừng hiện tại đã không thật sự thành công như mong đợi với mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên rừng, nâng cao chất lượng rừng, và cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân sống dựa vào rừng. Do đó để đạt được những mục tiêu này, cần thiết phải có những thay đổi. Đó là cần (1) Phân quyền nhiều hơn; (2) Tập trung nhiều hơn vào sinh kế của người dân; và (3) Nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định 08/1997/QH10: Thành lập Chương trình Quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng. 1997.
Quyết định 327/CT. Những Quy định về Sử dụng Đất trống, Đồi núi trọc, Rừng, Đất bãi và Mặt nước. Hội đồng Bộ trưởng. 9/1992.
Quyết định 556/TTg: Sửa đổi Quyết định 327/CT. Hội đồng Bộ trưởng. 12/9/1995.
Quyết định 661/QĐ-TTg: Mục đích, Nhiệm vụ, Quy định và Thực hiện Chương trình 5 triệu ha rừng. Thủ tướng Chính phủ. 29/7/1998.
Trần Đức Viên, Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2005.
Báo cáo đánh giá 4 năm dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng, Dự án Hành Lang Xanh Tỉnh Thừa Thiên Huế, 2004 – 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluan_qltntn_6008.doc