Về chính sách bán hàng, trong mấy n ăm vừa Công ty đ ã qu ản lý
r ất tốt các khoản tín d ụng th ương mại khiến tài sản của Công ty không bị
th ất thoát và bị chiếm dụng rất ít. Để t ăng thêm s ản l ượng tiêu thụ Công
ty có th ể cấp tín dụng thương mại cho khách hàng kèm theo đi ều kiện
chiết khấu. Biện pháp này, dẫn tới c ơ cấu TSLĐ sẽ thay đ ổi, lư ợng tiền
mặt giảm, l ượng phải thu khách hàng tăng lên nhưng cơ ch ế thanh toán
l ỏng hơn ch ắc chắn sẽ tăng thêm sản l ượng tiêu thụ. Hoặc Công ty có thể
áp d ụng các chính sách ưu tiên, gi ảm giá với những khách hàng truyền
th ống, khách mua số l ượng lớn,. đó là vi ệc của các nhà kinh doanh
nhưng vi ệc bán chịu cho ai? Trong thời gian bao lâ u? Thời hạn chiết khấu, tỷ
lệ chiết khấu, tỷ lệ giảm giá lại là công việc của các nhà tài chính. Do vậy, để đẩy
mạnh sản lượng tiêu thụ thì cần sự phối kết hợp hài hoà giữa tất cả các bộ phận
trong Công ty.
75 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý tài sản lao động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lao động ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8, 1999 như sau:
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn (ngày 31/12/N)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
I. Tài sản 53.361,87 100 72.547,2 100 108.337,887 100
1. TSLĐ&ĐTNH 32.041,70 60 47.250,97 65, 1 83.441,608 77
2. TSLĐ&ĐTDH 21.320,17 40 25.296,23 34,9 24.96,279 23
II. Nguồn vốn 53.361,87 100 72.547,2 100 108.337,887 100
1. Nợ phải trả 15.698,82 29,42 25.647,1 35,35 67.357,456 62,17
- Nợ ngắn hạn 9.154,70 17,16 22.213,7 30,62 63.742,367 58,83
- Nợ dài hạn
- Nợ khác 5.544,12 12,12 3.430,4 4,73 3.615,089 3,34
2. Nguồn vốn CSH 37.663,06 70,58 46.903,1 64,65 40.980,431 37,83
Về qui mô tài sản của doanh nghiệp tăng với tốc độ khá cao.
- Năm 1998 so với năm 1997 giá trị tài sản tăng.
72.547,2tr - 53.361,87tr = 19.185,33 triệu
Về số tương đối tăng Error! x 100 = 35,95%
- Năm 1999 so với 1998 giá trị tài sản tăng:
108.337.887 tr - 72.547,2 tr = 35.790,687 Triệu.
Về số tương đối tăng Error! x 100 = 49,33%
Để hiểu rõ nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng qui mô tài sản với
tốc độ "Chóng mặt" như trên ta sẽ phải đi sâu phân tích các khoản mục
của "bảng cân đối kế toán". Nếu chỉ xét riêng về việc mở mang hoạt động
sản xuất kinh doanh thì sự tăng trưởng về qui mô của Công ty vật tư kỹ
thuật xi măng như vậy là rất tốt. Tuy nhiên ở đây chưa thể kết luận bất kỳ
điều gì mà ta hãy tiếp tục xem xét cơ cấu tài sản của công ty.
Về cơ cấu tài sản, năm 1997 giá trị của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
mới chỉ chiếm 60% tổng giá trị tài sản thì năm 1998 chiếm 65,1% và tới
năm 1999 con số này là 77%. Trong khi đó tỷ trọng của TSCĐ và đầu tư
dài hạn giảm theo các năm từ 40% năm 1997 xuống còn 34,9% năm 1998
và chỉ còn lại 23% trong năm 1999.
Đối với một Công ty kinh doanh như Công ty vật tư kỹ thuật xi
măng thì việc tăng tỷ trọng của TSLĐ là xu hướng tốt. Tuy nhiên nếu xem
xét kỹ một chút ta thấy rằng từ năm 1998 sang năm 1999, trong khi qui
mô hoạt động kinh doanh (qui mô tài sản) tăng tới 49,33% thì qui mô của
tài sản cố định lại giảm đi về giá trị là:
25.296,23 - 24.896,28 = 399,95 (Triệu đồng) tương đương 1,58%
Đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi vì tài sản sản cố định của Công ty
vật tư kỹ thuật xi măng chủ yếu là hệ thống kho tàng và phương tiện vận
tải lẽ ra nó cũng phải tăng lên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh
doanh nhưng thực tế lại giảm đi. Điều này có thể dẫn tới việc Công ty
phải đi thuê phương tiện vận tải hoặc kho tàng, không chủ động được
trong hoạt động kinh doanh.
Cũng như tài sản về qui mô nguồn vốn ta sẽ không nghiên cứu
thêm. ở đây ta sẽ xem xét sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của Công ty
qua các thời kỳ nghiên cứu (1997, 1998, 1999).
Một điều tương đối lạ là Công ty vật tư kỹ thuật xi măng hiếm khi
sử dụng các khoản vay ngân hàng. Đặc biệt trong ba năm 1997 1998, 1999
Công ty không hề sử dụng hình thức "tín dụng ngân hàng" mà chỉ sử dụng
vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại.
Căn cứ vào những số liệu thực tế được thể hiện trên Bảng 1 ta có
thể thấy rằng năm 1997 và 1998, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng hoạt
động chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu, năm 1997 vốn chủ sở hữu
chiếm 70,58% tỷ trọng nguồn vốn, năm 1998 có giảm đi nhưng vốn chủ sở
hữu chiếm tới 64,65% tỷ trọng nguồn vốn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng mới được chuyển đổi cơ chế hoạt động từ
cơ chế làm đại lý tiêu thụ xi măng cho các đơn vị sản xuất xi măng thuộc
Tổng công ty xi măng Việt Nam sang cơ chế hạch toán kinh doanh, mua
đứt bán đoạn từ năm 1998. Do đó sau một thời gian làm quen với cơ chế
hoạt động mới, Công ty đã khẳng định được vị trí, uy tín của mình nên đã
được các nhà cung cấp tin tưởng cấp cho lượng tín dụng thương mại lên
tới 63.742,367 triệu đồng (ngày 31/12/1999) chiếm tới 62,17% tỷ trọng
nguồn vốn. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty vì nguồn tín dụng thương mại không phải trả lãi vay.
Tuy nhiên sử dụng hình thức tín dụng thương mại cũng như một con dao
hai lưỡi, nó có thể làm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nếu công
tác tác quản lý tài chính không tốt. Điều này đã không xảy ra ở Công ty
vật tư kỹ thuật xi măng vì như ta thấy trên Bảng một khoản mục "TSLĐ
& Đàu tư tài chính ngắn hạn" luôn có số dư lớn hơn rất nhiều so với hạng
mục "Nợ phải trả" bên nguồn vốn, nghĩa là trong thời kỳ nghiên cứu, Công
ty vật tư kỹ thuật xi măng luôn duy trì được tình hình tài chính lành mạnh,
đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng.
Tỷ trọng của "Nợ phải trả" trong nguồn vốn không ngừng tăng lên
từ 29,42% năm 1997 lên 33,35% năm 1998 và vọt lên đến 62,17% vào
năm 1999, đến nay là tất yếu vì đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả thì uy tín của doanh nghiệp giúp nó được hưởng nhiều khoản tín dụng
thương mại, và đối với những nhà quản lý tài chính giỏi thì việc sử dụng
nợ sẽ có hiệu quả và được ưa thích hơn việc sử dụng vốn chủ sở hữu.
Sự biến động nguồn vốn chủ sở hữu lại hơi khác biệt so với "Nợ
phải trả". Từ năm 1997 sang năm 1998, nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng
lên về số tuyệt đối một lượng là 46.903,1 triệu - 37.66306 triệu = 9.240,04
triệu nhưng tính về cơ cấu trong tổng nguồn vốn lại giảm đi gần 6%. Sang
năm 1999, nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi một lượng là 46.903,1 triệu -
40.980,431 triệu = 5.922,699 triệu, cộng với sự tăng lên của "Nợ phải trả"
khiến tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm từ 64,65% năm
1998 xuống còn 37,83% năm 1999. Với tình hình kinh doanh của Công ty
như hiện nay thì có lẽ tỷ trọng vốn chủ sở hữu sẽ tiếp tục giảm trong
những năm tới. Tuy vậy, Công ty nên giữ tỷ lệ này ở mức 25 30% để
giảm bớt nguy cơ xảy ra những rủi ro về tài chính, đồng thời luôn chú ý
đảm bảo khả năng thanh toán để củng cố lòng tin của các nhà cung cấp và
khách hàng.
2. Tình hình tài sản lưu động ở Công ty:
Như ở trên ta thấy, do đặc điểm của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng
là một công ty kinh doanh nên phần lớn nguồn vốn của công ty được đầu
tư cho tài sản lưu động. Năm 1997 tài sản lưu động chiếm 60% tổng giá trị
tài sản và tới năm 1999 con số này đã là 77%.
Trước khi đi vào xem xét hiệu quả của việc sử dụng tài sản lưu
động ta hãy xem xét một cách chi tiết sự biến động về qui mô và cơ cấu
TSLĐ của Công ty trong thời kỳ nghiên cứu.
Bảng 2: Bảng cân đối kết toán (trích phần tài sản)
Ngày 31/12/N (đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
A.TSLĐ&ĐTTCNH
32.041,701
60
47.250,965
65,1 83.441,608 77
I.Vốn bằng tiền 25,2 21.938,715 30,24 72.253,259 66,7
13.458,836
- Tiền mặt 526,801 0,99 693,957 0,96 1.187,057 1,1
- TGHN
12.701,770
23,8
21.204,235
29,23 65.91 5,504 60,84
- Tiền đang chuyển 230,265 0,43 40,523 0,05 5.150,698 4,76
II. Đầu tư CKNH
III. Các khoản phải
thu
17.409,550
32,63 9.884,323 13,62 6.320,227 5,83
- Phải thu KH 14.707,608 27,56 7.224,499 9,96 4.624,567 4,27
- Trả trước người bán 30,982 0,06 1.304,225 1,8 1.573,328 1,45
- Phải thu nội bộ
- Phải thu khác 2.670,960 5 1355,598 1,87 122,332 0,11
- Dự phòng phải thu
khó đòi
IV. Hàng tồn kho 506,602 0,95
15.165,980
20,9 4.638,285 4,28
- Hàng mua đi đường 575,680 0,79 1.227,053 1,13
- NVL liệu tồn kho 442,112 0,83 453,230 0.62 348,922 0.32
- Công cụ dụng cụ 64.490 0,12 47,148 0,07 39,827 0,04
- Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang
- Thành phẩm
- Hàng hoá
14.089,923
19,42 3.022,484 2,79
- Hàng gửi bán
- Dự phòng giảm giá
V-Tài sản lưu động
khác
666,714 1,25 261,946 0,36 229,836 0,21
- Tạm ứng 666,714 240,139 0,33 193,413 0,18
- Chi phí trả trước 21,807 0,03 36,423 0,03
VI - Chi sự nghiệp
B- TSCĐ và
ĐTTCDH
21.320,171
40
25.296,228
34,87 24.896,280 22,98
I - TSCĐ
21.234,494
39,79
25.014,538
34,48 24.146,364 22,29
1.TSCĐhữu hình
21.234,494
24.313,372
33,51 23.519,005 27,71
- Nguyên giá
37.817,608
40.455,798
40.961,341
- Hao mòn luỹ kế (16.583,11
4)
(16.142,42
6)
(17.442,336)
2.TSCĐ thuê TC
3.TSCĐ vô hình 701,167 0,97 627,359 0,58
II - Đầu tư TC dài hạn 525,0 0,48
III - Chi phí
XDCBDD
85,677 0,21 281,690 0,39
Tổng cộng TS
53.361,873
100
72.547,193
100 108.337,887 100
* Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
ở trên ta đã thấy sự tăng trưởng rất nhanh chóng của tài sản lưu
động qua hai năm 1998 và 1999. Từ ngày 31/12/1997 đến 31/12/1998 về
giá trị tài sản lưu động của Công ty đã tăng hơn 15 tỷ đồng trong đố "vốn
bằng tiền" tăng 8.479,88 triệu đồng. Như đã phân tích trong Chương I,
việc doanh nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt sẽ làm doanh nghiệp mất đi các
cơ hội thu lợi nhận so với đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn nhưng trên
thực tế thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển nên vấn đề đầu tư
bao nhiêu tiền vào loại chứng khoán nào để khi cần tiền có thể bán ngay
mà vẫn có lợi nhuận là một câu hỏi hóc búa. Trong khi phần lớn tiền của
Công ty được gửi tại ngân hàng theo hình thức không kỳ hạn với lãi xuất
hiện nay là 0,2%/tháng và số dư trong tài khoản của Công ty tại ngân hàng
lên tới vài chục tỷ đồng thì "thu nhập hoạt động tài chính" hàng tháng
Công ty được hưởng cũng không phải là nhỏ.
ở trên ta cũng đã đề cập tới việc trong bảng CĐKT năm 1997, 1998,
1999 không hề có số dư trên các khoản mục "Vay ngắn hạn" hoặc "Vay
dài hạn" ngân hàng. Qua tìm hiểu được biết Công ty vật tư kỹ thuật xi
măng được Tổng Công ty xi măng Việt Nam giao nhiệm vụ kinh doanh xi
măng trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Xi măng do các công
ty thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam như Hoàng Thạch, Bỉm
Sơn, Bút Sơn sản xuất được cung cấp cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng
với thời gian chậm trả là 40 ngày và giá bán do Tổng Công ty quy định.
Đây là lợi thế rất lớn đối với Công ty và chính lượng vốn tín dụng thương
mại này là nguyên nhân chính dẫn sự tăng lên của lượng tiền gửi ngân
hàng ở trên. Cụ thể số dư trên tài khoản " tiền gửi ngân hàng" của Công ty
vào ngày 31/12/1997 là 12.701,77 triệu đồng đã tăng lên 21.204,235 triệu
đồng vào ngày 31/12/1998 và con số này lên tới 65.915,504 triệu đồng
vào ngày 31/12/1999. Tất nhiên số dư này không giữ được lâu nhưng với
lãi suất 0,2%/ tháng và không phải mất chi phí thì đây cũng là khoản thu
nhập không nhỏ. Vả lại xét trong điều kiện số tiền gửi ngân hàng đó là
tiền thường xuyên luân chuyển, chủ yếu dùng để thanh toán cho nhà cung
cấp khi đến hạn thì việc quản lý tài sản lưu động của Công ty dưới dạng
tiền trong các năm 1997, 1998, 1999 ngày càng tốt hơn, lượng tiền doanh
nghiệp có tại các thời điểm báo cáo đều lớn hơn số dư tài khoản "phải trả
nhà cung cấp". Dưới đây là số liệu cụ thể.
Thời điểm
Khoản mục
31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999
Vốn bằng tiền(TS) 13.458.835.727 21.938.715.299 72.253.259.203
Nợ ngắn hạn (NV) 9.154.619.722 22.213.662.014 63.742.367.029
- Phải trả nhà cung cấp 6.064.095.242 16.960.535.136 56.75.171.858
Như ta thấy trên bảng, giá trị TSLĐ dưới dạng tiền của Công ty
phần lớn sẽ được dùng để trả cho người bán. Do đó có thể kết luận rằng
công tác quản lý TSLĐ của công ty dưới dạng tiền được thực hiện tốt
trong thời gian qua.
* Các khoản phải thu :
Khoản mục tiếp theo của TSLĐ là "Các khoản phải thu". Chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong khoản mục này là lượng vốn tín dụng thương mại cấp cho
khách hàng. Như ta đã biết, việc bán hàng trả chậm là một yếu tố cạnh tranh
trong kinh doanh, nó có thể làm tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng lợi
nhuận nhưng cũng đồng thời tăng những rủi ro về tài chính nếu khách hàng
mất khả năng thanh toán.
Trên Bảng 2 ta thấy rằng các khoản phải thu của Công ty lần lượt
giảm qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Ngày 31/12/1997
tổng số tiền phải thu là 17.409,55 triệu đồng - chiếm 32,63% tổng giá trị
tài sản của doanh nghiệp trong đó "Phải thu khách hàng" chiếm tới
25,56% tổng giá trị tài sản. Sau 1 năm tới ngày 31/12/98 số tiền phải thu
giảm xuống còn 9.884,323 triệu đồng, chiếm 13,62% tổng giá trị tài sản
của doanh nghiệp. Và tới ngày 31/12/99 số tiển phải thu còn là 6.320,227
triệu đồng chiếm 5,83% tổng giá trị tài sản.
Trong khi đó, doanh thu bán hàng của công ty tăng liên tục từ
64.355,482 triệu đồng năm 1997 lên 362.120,763 triệu đồng năm 1998 và
497.259,596 triệu đồng năm 1999. Sở dĩ có sự tăng vọt của doanh thu giữa
năm 1998 so với 1997 chủ yếu là do doanh thu 1997 chỉ là phần hoa hồng
đại lý mà công ty được hưởng còn doanh thu năm 1998 bao gồm cả giá
vốn xi măng. Bên cạng đó, việc mở rộng địa bàn tiêu thụ cũng là một yếu
tố làm tăng doanh thu. Điều ta cần lưu ý đây là bán hàng trả chậm được
coi là một yếu tố làm tăng doanh thu nhưng ở Công ty vật tư kỹ thuật xi
măng thì số tiền "phải thu khách hàng" lại giảm đi trong khi doanh thu
tiêu thụ tăng cao. Đây cũng là một thành tựu của công ty trong việc quản
lý tài chính chung và quản lý tài sản nói chung. Thành tựu này góp phần
tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn, giảm tới mức thấp nhất lượng vốn
bị chiếm dụng và các rủi ro tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh.
* Hàng tồn kho : Đây là một hạng mục mà giá trị của nó chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong TSLĐ dù là đối với doanh nghiệp sản xuất hay
doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì trong kho cũng phải dự trữ một
lượng nguyên vật liệu thành phẩm hàng hoá, công cụ dụng cụ,... để đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
Nhìn trên bảng CĐKT của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ta thấy
vào thời điểm 31/12/97 tồn kho của Công ty chỉ là 506,602 triệu đồng,
lượng tồn kho thấp tức là số vốn không sinh lời nhỏ, chi phí lưu kho, bảo
quản nhỏ. Nhưng nếu xét về mặt đảm bảo tính liên tục của quá trình sản
xuất kinh doanh thì không đạt yêu cầu vì trong 506,602 triệu đồng tồn kho
trên chỉ làm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ còn xi măng mặt hàng
kinh doanh chủ yếu của công ty thì lượng tồn kho bằng 0, điều này sẽ
khiến công ty gặp khó khăn trong việc cung cấp xi măng cho khách hàng,
nhất là trong thời điểm tiêu thụ xi măng mạnh nhất trong năm.
Tới ngày 31/12/98 lượng tồn kho lên tới 15.165,98 triệu đồng trong
đó hàng hoá tồn kho ( xi măng) là 14.089,923 triệu đồng, muốn biết gía trị
hàng tồn kho như vậy đã hợp lý chưa, ta hãy tính điểm đặt hàng tại thời
điểm này.Giả sử sản lượng tiêu thụ là 100.000 tấn/ tháng, giá bán
750.nghìn đồng/ tấn và thời gian cho một đợt giao hàng là 5 ngày thì giá
trị hàng hoá tồn kho hợp lý (điểm đặt hàng) sẽ là:
Điểm đặt hàng = Error!5 = 12.500 triệu đồng
như vậy sau khi cộng với lượng dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng theo tính
toán lý thuyết gần bằng với lượng tồn kho thực tế ngày 31/ 12/1998 nên
có thể nói rằng kể từ đầu năm với mức dự trữ hàng hoá trong kho bằng 0 (bất
hợp lý) thì tới thời điểm kết thúc năm tài chính, công ty đã điều chỉnh để có
được mức dự trữ hàng hoá hợp lý.
Với doanh thu bán hàng năm 1999 tăng so với năm 1998 một lượng
là 497.259,596 triệu - 362.120,763 triệu = 135.138,833 triệu đồng tương
đương với 37,32% thì lẽ ra lượng hàng hoá dự trữ cũng phải tăng lên
nhưng vào thời điểm 31/12/1999 lượng hàng hoá dự trữ trong kho chỉ còn
3.022,484 triệu đồng trong khi mức dự trữ tính theo lý thuyết căn cứ trên
mức cùng kỳ năm trước và sự tăng trưởng của doanh thu bán hàng trong
năm nay sẽ cần tới khôảng 17.000 triệu đồng. Như vậy sau khi đạt mức dự
trữ hợp lý năm 1998 thì Công ty vật tư kỹ thuật xi măng lại để lượng dự
trữ rơi vào tình trạng bất hợp lý tại thời điểm kết thúc năm 1999. Từ đó có
thể kết luận rằng việc quản lý hàng hoá dự trữ ở Công ty vật tư kỹ thuật xi
măng hoặc là chưa được chú trọng hoặc thực hiện chưa tốt. Công ty nên
tập trung làm tốt hơn nữa để đảm bảo sự liên tục của quá trình kinh doanh
tiêu thụ sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng .
Trong nội dung của TSLĐ còn một số hạn mục khác như "Tài sản
lưu động khác" và "Chi sự nghiệp" nhưng giá trị của chúng chỉ chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị TSLĐ nên sự biến đổi của chúng có ảnh
hưởng không đáng kể tới hiệu quả hoạt động của Công ty, do đó ta không
cần xem xét sự biến động của chúng.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty vật tư kỹ
thuật xi măng .
Hiệu quả sử dụng TSLĐ được phản ánh chủ yếu thông qua các tỷ lệ
về khả năng thanh toán. Trước hết ta hãy đánh giá hiệu quả hoạt động của
Công ty trong thời kỳ nghiên cứu.
a. Hiệu quả hoạt động của công ty trong 3 năm 1997, 1998 và
1999
* Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ)
Hệ số nợ = Error! 100(%)
+ Năm 1997: Hệ số nợ = Error! 100 = 29,42(%)
+ Năm 1998: Hệ số nợ = 35,35%
+ Năm 1999: Hệ số nợ = 62,17%
Hệ số nợ của Công ty rất nhanh. Nếu một doanh nghiệp bình thường
mà có hệ số nợ cao như vậy chắc chắn các ngân hàng sẽ ngần ngại khi cho
doanh nghiệp vay tiền, các nhà cung cấp cũng không dám bán chịu nhưng
do đặc điểm ngành sản xuất và kinh doanh xi măng do Nhà nước gần như
độc quyền nên Công ty hầu như không phải bỏ vốn ra mua hàng hoá,
không phải đi vay ngân hàng nên hệ số nợ tăng lên tới mức cao như trên
không phải là tín hiệu đáng lo ngại nên Công ty vẫn đảm bảo khả năng
thanh toán.
- Khả năng thanh toán lãi vay: Các khoản nợ nhà cung cấp không
phải trả lãi nên ta không tính được chỉ tiêu này.
* Các tỷ lệ về khả năng hoạt động
- Vốn lưu động thường xuyên của Công ty
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX)
Nhu cầu VLĐTX = Tồn kho và phải thu - Nợ ngắn hạn
+ Năm 1997:
Nhu cầu VLĐTX = (506.602.218 + 17.409.550.139) - 9.154.691.722 = 8.761.460.635 (đồng)
+ Năm 1998:
Nhu cầu VLĐTX = (9.884.323.038 + 15.165.980.276) - 22.213.662.914 = 2.836.640.401(đồng)
+ Năm 1999:
Nhu cầu VLĐTX = (6.320.227.387 + 4.638.285.011) - 63.742.367.029 = -52.783.854.631(đồng)
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp phản ánh nhu cầu
về vốn dùng để tài trợ cho một phần TSLĐ ( gồm tồn kho và phải thu) không
tính đến phần đã được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Từ những tính toán trên ta thấy
rằng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty ngày càng giảm, đặc biệt
năm 1999 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty là một số âm rất lớn.
Điều này có nghĩa là năm 1999 nợ ngắn hạn của công ty quá lớn, lớn tới mức
khôn chỉ tài trợ toàn bộ cho tồn kho và phải thu mà còn dư rất nhiều dưới dạng
tiền mặt. Sau đây ta tính lượng vốn lưu động của Công ty qua các năm 1997,
1998, 1999.
Vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
+ Năm 1997=32.041.710.684đ-9.154.691.722đ=22.887.009.962đ
+ Năm 1998 = 47.250.965.214đ-22.213.662.014=25.037.903.200đ
+ Năm 1999 = 83.441.608.023đ-63.742.367.029đ=19.699.240.994đ
Nếu so sánh với nhu cầu về VLĐTX thì ta thấy VLĐTX của Công
ty luôn thừa so với nhu cầu nên vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý tài
chính là liệu có cách nào sử dụng lượng vốn này có hiệu quả hơn là gửi
chúng ở Ngân hàng hay không. Tuy nhiên nếu chỉ so sánh lượng vốn lưu
động thường xuyên qua 3 năm nghiên cứu ta lại thấy vốn lưu động thường
xuyên của công ty năm 1999 giảm xuống thấp hơn cả năm 1997. Nguyên
nhân vẫn là do tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn còn nhanh hơn tốc độ
tăng của tài sản lưu động. Điều này sẽ làm giảm khả năng mở rộng sản
xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán và khả năng nắm
bắt thời cơ thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Vòng quay của tiền = Error!
+ Năm 1997:
Vòng quay tiền = Error! = 4,25
+ Năm 1998:
Vòng quay tiền = Error! = 20,46
+ Năm 1999:
Vòng quay tiền = Error! = 10,56
Tuy không có hệ số chuẩn của ngành kinh doanh xi măng để so sánh
nhưng có thể nhận xét được rằng từ năm 1997 đến 1999 vòng quay của
tiền không ngừng tăng lên. Tuy nhiên ta cũng thấy được chỉ có năm 1998
vòng quay của tiền tăng lên đột ngột, khi đó độ dài một vòng quay của
tiền chỉ là:
365;20
46 = 17,84 (ngày) có thể nói đây là tốc độ quay vòng lý
tưởng đối với các doanh nghiệp, nhất là Công ty vật tư kỹ thuật xi măng
lại được chậm trả 40 ngày. Sang năm 1999, tiền của Công ty quay được
10,56 vòng/năm tương đương với 34,5 ngày/vòng, điều này có nghĩa là
với thời gian chậm trả 40 ngày Công ty vẫn có thể kinh doanh bằng vốn
của nhà cung cấp. Tuy nhiên các nhà quản lý Công ty cần lưu ý không để
tốc độ quay vòng vốn xuống thấp hơn nữa.
- Vòng quay dự trữ (tồn kho): được xác đkịnh bằng tỷ số giữa doanh
thu trong năm và giá trị tài sản dự trữ bình quân.
+ Năm 1997:
Vòng quay dự trữ = Error! = 106,68
+ Năm 1998:
Vòng quay dự trữ = Error! = 46,2
+ Năm 1999:
Vòng quay dự trữ =Error! = 50,2
Số vòng quay dự trữ của năm 1997là không thực tế vì theo cơ chế
đại lý Công ty không phải dự trữ hàng hoá. Đạt được mức quay vòng dự
trữ như năm 1998 là lý tưởng đối với nhiều doanh nghiệp. Công ty nên
tăng cường quản lý dự trữ ở mức hợp lý đó.
- Kỳ thu tiền bình quân = Error!
+ Năm 1997 =Error! = 98,7
+ Năm 1998 = Error! = 9,96
+ Năm 1999 = Error! = 4,64
Kỳ thu tiền bình quân ngày càng nhỏ, điều đó chứng tỏ công tác thu
hồi vốn của công ty được thực hiện rất tốt, tránh được tình trạng vốn bị ứ
đọng trong lưu thông.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: cho biết một đồng tài sản đem lại
bao nhiêu đồng doanh thu
+ Năm 1997 = Error! = 1,2
+ Năm 1998 = Error! = 4,99
+ Năm 1999 = Error! = 4,59
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 1998 cao hơn năm 1999 và cao
hơn nhiều so với năm 1997. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý tài chính
phải xem xét tăng cường các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu suất sử
dụng tài sản.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: hệ số này cho biết một đồng tài
sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong năm.
+ Năm 1997 = Error! = 3,02
+ Năm 1998 = Error! = 14,32
+ Năm 1999 = Error! = 20
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 99 cao hơn năm
98 và cao hơn nhiều so với năm 97. Điều đó chứng tỏ những thành công
của Công ty trong việc khai thác tài sản cố định một cách có hiệu quả
nhất, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh năm 98, 99 có qui mô lớn
gấp nhiều lần so với năm 97.
- Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:
+ Năm 1997 = Error! = 1,986
+ Năm 1998 = Error! = 7,66
+ Năm 1999 = Error! = 5,96
Qua đây ta có thể thấy rất rõ nguyên nhân của việc năm 1999 hiệu
suất sử dụng tổng tài sản lại nhỏ hơn năm 1998 là do năm 1999 hiệu suất
sử dụng TSLĐ kém hơn so với năm 1998. Đây là vấn đề mà các nhà quản
lý tài chính của Công ty cần quan tâm và tìm biện pháp khắc phục.
* Các tỷ lệ về khả năng sinh lãi: Đây là nhóm tỷ lệ phản ánh tổng
hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp
.
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị:VND
Nội dung chỉ tiêu 1997 1998 1999
- Tổng doanh thu 64.355.482.470 362.102.763.256 497.259.596.351
- Các khoản trừ 6.329.041.911 4.861.415.784
1. Doanh thu thuần 58.026.440.496 357.258.347.472 497.259.596.351
2. Giá vốn hàng hoá 857.011.058 291.491.351.100 426.075.513.894
3. Lãi gộp 57.169.429.438 65.767.996.372 71.184.082.457
4. Chi phí bán hàng 45.361.153.737 57.189.262.120 64.071.133.647
5. Chi phí quản lý DN 6.433.967.009 0.614.352.357 6.479.121.988
6. Lợi nhuận thuần từ KD 5.374.308.962 1.964.381.895 633.826.822
- Thu nhập hoạt động 626.138.736 940.157.919 794.692.822
- Chi phí hoạt động 259.300
7. LN hoạt động TC 626.138.736 940.157.919 794.433.522
- Thu nhập bất thường 64.649.074 611.019.630 1.968.708.306
- Chi phí bất thường 44.003.200 111.999.234 860.448.098
8. Lợi nhuận bất thường 20.645.874 499.020.396 4.078.206.208
9. Tổng LN trước thuế 6.021.093.302 3.403.506.210 2.506.520.552
10. Thuế lợi tức (TNDN) 2.704.184.598 1.531.602.094 8.2.086.577
11. Lợi nhuận sau thuế. 3.316.908.704 1.871.958.116 1.704.433.957
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Phản ánh số lợi nhuận sau thuế có
trong 100 đồng doanh thu
+ Năm 1997 = Error! 100 = 5,15(%)
+ Năm 1998 = Error! 100 = 0,517(%)
+ Năm 1999 = Error! 100 = 0,343(%)
Mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng
năm 1998 chỉ bằng khoảng 10% so với năm 1997, còn mức doanh lợi năm
1999 lại thấp hơn năm 1998. Qua tìm hiểu, được biết sang năm 1998 Công
ty có sự chuyển đổi trong cơ chế kinh doanh xi măng và mở rộng địa bàn
hoạt động. Năm 1997,Công ty vật tư kỹ thuật xi măng vẫn tiêu thụ xi
măng cho các đơn vị sản xuất trong Tổng công ty theo hình thức làm tổng
đại lý tiêu thụ - hưởng hoa hồng. Công ty được hưởng một tỷ lệ phần trăm
hoa hồng nhất định trên doanh thu tiêu thụ, việc quản lý các khoản chi phí
không phức tạp lắm nên công ty có khả năng đạt mức doanh lợi cao. Sang
năm 98, 99 việc kinh doanh của Công ty chuyển sang hình thức mua đứt
bán đoạn tại kho của nhà sản xuất, Công ty tự chịu trách nhiệm trong công
tác vận chuyển xếp dỡ, thuê kho bãi, tiêu thụ ,...khi đó một phần do giá xi
măng xuống thấp, phần nữa do việc quản lý các khoản chi phí trong quá
trình tiêu thụ chưa tốt nên lợi nhuận sau thuế của Công ty trong hai năm
98, 99 chỉ bằng hơn 50% năm 97 trong khi lãi gộp của năm 1998, 1999
cao hơn nhiều so với năm 1997. Đặc biệt năm 1999, trong 2,5 tỷ lợi nhuận
trước thế thì chỉ có 633.826.822 đồng là lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh chính của doanh nghiệp, còn lại 749.433.522 đồng là lợi nhuận thu
được từ hoạt động tài chính (lãi trái phiếu và lãi tiền gửi ngân hàng), đáng
ngạc nhiên nhất là thu nhập bất thường lên tới 1.078.260.208 đồng.
Với tình trạng doanh lợi tiêu thụ của sản phẩm của năm 1999 như
vậy, có lẽ các nhà quản lý công ty ngoài việc nâng cao sản lượng xi măng
tiêu thụ, tăng doanh thu còn phải nỗ lực trong việc quản lý các khoản chi
phí trong quá trình tiêu thụ xi măng, nâng cao hiệu quả kinh doanh .
- Doanh lợi vốn tự có: phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có
+ Năm 1997 = Error! 100 = 8,8(%)
+ Năm 1998 = Error! 100 = 4(%)
+ Năm 1999 = Error! 100 = 4,16(%)
Mức doanh lợi vốn có của Công ty năm 1999 có được cải thiện đôi
chút so với năm 1998, tuy vậy vẫn chưa bằng một nửa so với năm 1997.
Mấu chốt của vấn đề là lợi nhuận sau thuế năm 1998, 1999 sa sút nghiêm
trọng so với năm 1997. Các nhà quản lý nên áp dụng các biện pháp giảm
chi phí, nâng cao lợi nhuận.
- Doanh lợi vốn = Error!
+ Năm 1997 = Error! 100 = 11,28%
+ Năm 1998 = Error! 100 = 4,7%
+ Năm 1999 = Error! 100 = 2,31%
Doanh lợi vốn của Công ty năm 1999 chỉ băng một nửa so với năm
1998 và quá thấp so với năm 1997. Nguyên nhân của tình hình này là do
sự giảm sút nghiêm trọng của chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. Muốn
cải thiện tình hình này Công ty cần có các biện pháp cải thiện chỉ tiêu
trên. Xét cho cùng, Công ty cần tìm các biện pháp làm giảm chi phí, nâng
cao lợi nhuận.
b. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ơ Công ty vật tư kỹ thuật xi
măng .
- Khả năng thanh toán hiện hành: Tính bằng cách lấy giá trị TSLĐ
chia cho nợ ngắn hạn.
+ Năm 1997 = Error! = 3,5
+ Năm 1998 = Error! =2,13
+ Năm 1999 = Error! = 1,31
Khả năng thanh toán hiện hành năm 1999 thấp hơn nhiều so với
năm 1997. Điều này cho thấy giá trị TSLĐ năm 1999 tăng nhiều so với
năm 1998 và 1997 nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của các khoản
nợ ngắn hạn. Đây là vấn đề đáng để các nhà quản lý doanh nghiệp lưu ý
trong thời gian sắp tới
- Khả năng thanh toán nhanh =Error!
+ Năm 1997 =Error! = 3,37
+ Năm 1998 =Error! = 1,43
+ Năm 1999 =Error! = 1,23
Tỷ lệ này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không
phụ thuộc vào việc bán các tài sản dự trữ (tồn kho). Tỷ lệ này năm 1999
giảm so với năm 1998 và thấp hơn nhiều so với năm 1997, tuy nhiên nó
vẫn đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh của công ty.
- Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng hoàn trả các khoản
nợ ngắn hạn mà không dùng đến các khoản phải thu và tài sản dự trữ. Tỷ
lệ này được tính bằng cách lấy "tài sản bằng tiền" chia cho "nợ ngắn hạn"
+ Năm 1997 = Error!
+ Năm 1998 = Error!
+ Năm 1999 = Error!
Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 1999 có giảm đi so
với năm 1997 nhưng đối với các doanh nghiệp bình thường thì có được hệ
số thanh toán tức thời xấp xỉ 1 là hiếm có trong thực tế. Do đó có thể nói
tình hình tài chính của công ty trong mấy năm vừa qua khá lành mạnh,
mặc dù tỷ lệ nợ rất cao nhưng công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh
toán.
- Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng: tỷ lệ này cho biết phần thua
lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng dự trữ giảm
+ Năm 1997 = Error!
+ Năm 1998 = Error!
+ Năm 1999 = Error!
Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng càng nhỏ thì khả năng thua lỗ
doanh nghiệp phải chịu khi giá trị hàng dự trữ giảm càng ít xảy ra nhưng
nhỏ tới mức như năm 1999 thì không đủ để đảm bảo để quá trình kinh
doanh hoạt động được liên tục. Do đó doanh nghiệp nên điều chỉnh tỷ lệ
trên năm trong khoảng từ 40% 70% là tỷ lệ dự trữ vừa đảm bảo được sự
liên tục của hoạt động kinh doanh và khả năng xẩy ra rủi do khi hàng dự
trữ bị xuống giá ở mức chấp nhận được
4. Một số vấn đề rút ra từ thực tế sử dụng TSLĐ ở Công ty vật tư kỹ
thuật xi măng:
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích số liệu về tình hình kinh doanh
của công ty trong ba năm gần đây có thể thấy rằng mặc dù mặc không ít
khó khăn nhưng Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã dần thích ứng được
với cơ chế kinh doanh mới. Một số thành tựu mà công ty đã đạt được
trong thời gian qua bao gồm:
a. Thành tựu:
- Quy mô tài sản của công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng
tổng giá trị tài sản của công ty năm 1999 đã gấp hơn hai lần năm 1997.
- Từ sự phân chia địa bàn của Tổng Công ty, Công ty vật tư kỹ
thuật xi măng đã có nhiều biện pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ, kết quả
là doanh thu bán hàng của Tổng Công ty năm 1999 tăng khoảng 27% so
với năm 1998 mặc dù giá xi măng liên tục giảm và doanh thu năm 1999 là
doanh thu chưa có VAT.
- Tận dụng tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại được hưởng,
không phải vay vốn ngân hàng.
- Thực hiện tốt việc thu hồi công nợ, giảm các khoản phải thu
xuống còn một phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản, tránh rủi ro tài chính có
thể xẩy ra.
- Duy trì được tình hình tài chính lành mạnh, luôn đảm bảo khả
năng thanh toán cho khách hàng mặc dù tỷ lệ nợ ngắn hạn của công ty khá
lớn.
- Khai thác tối đa công suất nhà xưởng phương tiện vận tải sẵn có,
đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của năm 1998, 1999 với quy mô, địa
bàn lớn hơn nhiều so với năm 1997 mà chỉ phải đầu tư bổ sung một số
lượng nhỏ TSCĐ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 1998, 1999
cao hơn nhiều so với năm 1997.
- Mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 191999 không cao
bằng năm 1998 nhưng vẫn gấp ba lần so với năm 1997. Đó chính là những
thành tựu bước đầu đền đáp cho những nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng,
quản lý tài sản của công ty.
Tuy đã đạt được một số thành công nhất định nhưng qua quá trình
phân tích vẫn thấy nổi lên một số tồn tại. Chúng ta hãy liệt kê và tìm hiểu
nguyên nhân của những tồn tại đó.
b. Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân của chúng.
- Cơ cấu TSLĐ chưa hợp lý: Xem lại Bảng 2 để thấy rằng qua ba
năm 1997, 1998, 1999 mà ta nghiên cứu, cơ cấu TSLĐ của Công ty biến
động không theo quy luật nào. “vốn bằng tiền” của Công ty liên tục tăng
cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Điều này có thể là không tốt
đối với các doanh nghiệp khác nhưng Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
được hưởng những ưu đãi nhất định trong kinh doanh chẳng hạn mua hàng
của tất cả các thành viên của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đều được
chậm trả 40 ngày, là Công ty gần như độc quyền kinh doanh trên địa bàn
được giao. Trong khi đó việc thu hồi vốn của Công ty thực hiện tương đối
tốt, khách hàng nợ dây dưa hầu như không có, số dư tài khoản 131 - phải
thu khách hàng, ngày càng giảm. Từ hai điều kiện mua hàng được trả
chậm, bán hàng thu được tiền ngay khiến cho lượng tiền mặt của Công ty
tăng lên nhanh chóng, tạo lên sự tăng giả tạo quy mô tài sản của Công ty
(năm 1999 tài sản nợ chiếm 62,17% tổng giá trị tài sản của Công ty).
Lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ lớn như vậy trong giai đoạn hiện nay khi lạm
phát ở mức thấp là có lợi nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gặp những rủi ro
về tài chính nếu có sự biến động về giá cả hàng hóa trên thị trường, lạm
phát tăng, đồng tiền mất giá hoặc khủng hoảng kinh tế.
Biến động phức tạp nhất là khoản mục “Hàng tồn kho” trong TSLĐ.
Năm 1997 hoạt động theo cơ chế tổng đại lý tiêu thụ sản phẩm, Công ty
chỉ làm nhiệm vụ chuyển hàng đến người mua theo kế hoạch của các Công
ty sản xuất. Sang năm 1998, như đã phân tích lượng dự trữ của Công ty là
tương đối hợp lý nhưng để duy trì lượng dự trữ này Công ty phải bỏ ra chi
phí, bảo quản, lưu kho, chi phí vốn và rủi ro tài chính nếu giá cả thị
trường giảm. Năm 1999 khi dự trữ tiền mặt tăng lên rất cao thì dự trữ
hàng hóa lại giảm. Lượng dự trữ như vậy chắc chắn sẽ không đáp ứng
được nhu cầu của thị trường tại thời điểm lượng tiêu thụ lớn nhất trong cả
năm.
- Tồn tại thứ hai cũng có liên quan đến việc sử dụng tài sản lưu
động đó chính là vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh lợi tiêu thụ
sản phẩm của Công ty liên tục giảm, doanh lợi vốn và doanh lợi vốn tự có
cũng tương tự. Nguyên nhân trực tiếp là lợi nhuận của công ty, đặc biệt là
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm sút một cách nghiêm trọng. Nhìn
trên Bảng 3 ta thấy mặc dù lãi gộp của năm 1998, 1999 đều tăng lên đứng
kể so với năm 1997 nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng còn lớn hơn
nhiều nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm từ
5.374.308.962 đồng năm 1997 xuống còn 1.964.381.895 đồng năm 1998
và năm 1999 chỉ còn 633.826.822 đồng. Chi phí bán hàng của Công ty chủ
yếu là chi phí vận chuyển đường dài, chi phí xếp dỡ tại ga, cảng. Vì vậy,
nếu Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng có được lượng dự trữ hàng hóa hợp
lý sẽ vừa đáp ứng được kịp thời yêu cầu của thị trường, vừa tránh được sự
lãng phí cước vận tải, xếp dỡ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chương III
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ ở Công ty
Vật tư kỹ thuật xi măng
Việc sử dụng TSLĐ có hiệu quả sẽ góp phần lành mạnh hoá tình
hình tài chính của Công ty, giảm lượng vốn ứ đọng, giảm chi phí bảo
quản, vận chuyển, xếp dỡ, giảm những rủi ro khi giá cả thị trường biến
động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó nâng cao hiệu quả sử
dụng TSLĐ luôn là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc
biệt trong điều kiện sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay
gắt. Để thực hiện được mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ tình
hình cụ thể hiện tại của doanh nghiệp cả về cơ sở vật chất, con người và
xu hướng của thị trường để từ đó đề ra kế hoạch sử dụng tài sản lưu động
sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là môt DNNN kinh doanh trong
một ngành kinh doanh đặc thù do Nhà nước quản lý nên trong kinh doanh
Công ty được hưởng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây
Nhà nước đã cho phép một số nhà sản xuất xi măng nước ngoài thương gia
thị trường xi măng, những nhà sản xuất này tuy mới tham gia thị trường
nhưng đã chứng tỏ được tiềm lực tài chính và sức mạnh cạnh tranh trên thị
trường. Do đó các DNNN trong ngành xi măng nên có cách nhìn nhận
khác đi về thị trường, về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để từ đó có
những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, tiếp tục khẳng
định vị trí chủ đạo của các DNNN trong một ngành công nghiệp then chốt.
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn
chưa thể hiểu rõ tình hình kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên dựa trên
những kiến thức đã học và nhận thức của bản thân trong quá trình thực
tập, tôi mạnh dạn kiến nghị một biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử
dụng TSLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho cả năm, từng quý, từng tháng
phải hợp với tình hình thực tế:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là kế hoạch đầu tiên, là cơ sở để lập
các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Đối với Công ty Vật tư kỹ thuật xi
măng thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm sau phải được lập từ cuối
năm trước. Kế hoạch này được lập ra trước hết dựa trên tình hình kinh
doanh cụ thể của năm hiện tại, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, tăng
trưởng của ngành xây dựng cơ bản nói riêng và tốc độ tăng trưởng cụ thể
của địa bàn do Công ty phụ trách kết hợp với định hướng phát triển của
ngành để đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm sau. Kế hoạch này
cần được hết sức chú trọng vì nó là cơ sở để lập các kế hoạch khác như kế
hoạch tiền lương, kế hoạch ngân quỹ, kế hoạch vật tư hàng hóa, kế hoạch
vận tải.
2. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, các bộ phận liên quan lập kế
hoạch sử dụng vốn, kế hoạch đầu tư tài sản lưu động.
- Kế hoạch tiền mặt: như ta đã thấy trên bảng cân đối kế toán, trong
mấy năm vừa qua Công ty luôn ở trong tình trạng dư thừa tiền mặt, tuy
nhiên lượng tiền mặt này không thể dùng để đầu tư vào các tài sản khác vì
nguồn tài trợ cho nó chủ yếu là nguồn tín dụng thương mại của các nhà
sản xuất có thời hạn 40 ngày (theo quyết định của Tổng Công ty Xi măng
Việt Nam). Do đó nếu công tác thu hồi của Công ty luôn được thực hiện
tốt như trong năm vừa qua thì lượng tiền mặt sẽ luôn dư thừa để thanh
toán. Theo tôi, sau khi cân đối lượng tiền mặt hiện có với lượng tiền mặt
cần để trả lương, trả tiền hàng hóa dịch vụ mua ngoài,... lượng tiền mặt
thừa có thể dùng để đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn - loại tài
sản có tính lỏng cao và khả năng sinh lời cao hơn tiền mặt. Tất nhiên việc
này có thể thực hiện được trong thời gian tới, khi thị trường chứng khoán
Việt Nam phát triển.
Trong trường hợp tiền mặt của Công ty không đảm bảo được khả
năng thanh toán, thì kế hoạch tiền mặt chính xác sẽ giúp các nhà quản lý
có quyết định đúng đắn là sẽ sử dụng nguồn vốn nào để tài trợ cho nó để
hiệu quả đạt được cao nhất.
Kế hoạch dự trữ hàng hóa: kế hoạch dự trữ hàng hóa có liên quan
mật thiết đến kế hoạch vận chuyển hàng hóa và do đó có tác động rất lớn
đến chi phí vận chuyển. Hiện nay chi phí vận chuyển đang chiếm khoảng
70 % chi phí bán hàng, còn lại là chi phí xếp dỡ, lưu kho bãi, lương bộ
phận bán hàng,...do đó quản lý tốt việc dự trữ hàng hoá sẽ góp phần giảm
chi phí vận tải, tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.
Với địa bàn hoạt động hiện nay gồm có thành phố Hà Nội và 13 tỉnh
phía Bắc thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển. Thực tế hiện
nay hàng hóa được mua tại kho của nhà sản xuất, Công ty Vât tư kỹ thuật
xi măng sẽ tổ chức đưa về kho chính của mình bằng đường sắt (đối với xi
măng Bỉm Sơn, Bút Sơn) bằng đường sông (đối với xi măng Hoàng
Thạch) sau đó mới phân phối về các kho bán lẻ hoặc chuyển tới các kho
của khách hàng, như vậy nhiều khi rất lãng phí chi phí vận tải, bốc xếp.
Công ty nên tổ chức lại như sau:
+ Địa bàn hoạt động gồm 14 tỉnh, thành phố mà chỉ có một trụ sở
chính và 6 chi nhánh nên tại 6 chi nhánh cần xây dựng hệ thống kho đủ
lớn để cung cấp xi măng cho cả các tỉnh lân cận. Hàng tháng các chi
nhánh cần lập kế hoạch về số lượng tiêu thụ, chủng loại sản phẩm, từ đó
Công ty sẽ đề ra kế hoạch vận chuyển hợp lý nhất. Vận chuyển bằng
đường sắt, đường sông có ưu điểm là vận chuyển được khối lượng lớn,
cước phí vận tải rẻ nhưng hầu hết phải trung chuyển sang vận tải đường
bộ nên sẽ rất tốn chi phí xếp dỡ, lưu kho bãi. Vận chuyển đường bộ có ưu
điểm là nhanh, không phải trung chuyển qua phương tiện khác nên tiết
kiệm được chi phí xếp dỡ, lưu kho, bảo quản nhưng cước vận chuyển lại
khá cao. Do đó Công ty nên so sánh để đề ra kế hoạch vận chuyển hợp lý
nhất, chẳng hạn nếu vận chuyển xi măng từ Hoàng Thạch hoặc Bút Sơn
cho chi nhánh Hoà Bình hoặc Bắc Ninh thì chỉ nên dùng phương tiện vận
tải đường bộ. Điều cần nhấn mạnh ở đây, là kế hoạch vận chuyển hàng
hóa không nên cứng nhắc mà cần phải áp dụng linh hoạt để phù hợp với
thực tế, giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận.
+ Tại các tỉnh chủ yếu là bán lẻ cho khách hàng còn tại Hà Nội thị
trường tiêu thụ xi măng lớn nhất thì nước thì lượng xi măng trong kho chỉ
nên giữ ở mức đủ cung cấp cho các hàng hóa bán lẻ còn đối với các khách
hàng tiêu thụ khối lượng lớn có lẽ nên dùng phương tiện vận tải đường bộ
vận chuyển thẳng từ nhà máy về kho của khách hàng. Việc tổ chức vận
chuyển như vậy sẽ giảm được chi phí trung chuyển, xếp dỡ, lưu kho và có
thể góp phần tăng thu nhập bất thường từ hoạt động cho thuê kho. Năm
1999 thu nhập bất thường của Công ty là 1.968.306 đồng chủ yếu là do
thuê kho và thanh lý tài sản. Năm 2000, thu nhập từ việc cho thuê kho của
Công ty lên tới gần 4 tỷ đồng - lớn hơn rất nhiều so với thu nhập từ hoạt
động kinh doanh chính của Công ty.
Tóm lại kế hoạch dự trữ hàng hóa, kế hoạch vận chuyển nếu được
làm tốt kết hợp hài hoà với nhau sẽ góp phần làm giảm chi phí vốn, chi
phí bảo quản, lưu kho, xếp dỡ, chi phí vận chuyển, tác động trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh của Công ty.
3. Tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.
Năm 2000 địa bàn của Công ty được mở rộng thêm 9 tỉnh phía Bắc
nên sản lượng tiêu thụ đạt gần 1 triệu tấn. Tuy nhiên trên địa bàn do Công
ty quản lý hiện nay gồm Hà Nội và 13 tỉnh phía Bắc, sản phẩm chính
Công ty đang kinh doanh đều có tên tuổi trên thị trường nên Công ty còn
có khả năng nâng cao sản lượng tiêu thụ. Hiện nay lượng xi măng bán ra
trên thị trường không chỉ có xi măng của 2 Công ty xi măng Bỉm Sơn và
Hoàng Thạch nữa mà đã xuất hiện các tên hiệu khác như Chinfon, Bút
Sơn, Nghi Sơn,... nên trong thời gian sắp tới Công ty sẽ phải cạnh tranh
quyết liệt để giữ vững và giành thêm thị phần ngay trên địa bàn của mình.
Để có thể giành được phần thắng ngoài chất lượng sản phẩm thì giá cả và
chính sách bán hàng cũng là những yếu tố có tính chất quyết định.
- Về giá cả tất nhiên Công ty vẫn phải bán theo giá chỉ đạo của cấp
trên. Tuy nhiên nếu Công ty quản lý tốt các khoản chi phí bán hàng, chi
phí quản lý thì Công ty có thể bán hàng với giá thấp hơn nhiều so với giá
trần quy định mà vẫn đạt được mức lợi nhuận mong muốn.
- Về chính sách bán hàng, trong mấy năm vừa Công ty đã quản lý
rất tốt các khoản tín dụng thương mại khiến tài sản của Công ty không bị
thất thoát và bị chiếm dụng rất ít. Để tăng thêm sản lượng tiêu thụ Công
ty có thể cấp tín dụng thương mại cho khách hàng kèm theo điều kiện
chiết khấu. Biện pháp này, dẫn tới cơ cấu TSLĐ sẽ thay đổi, lượng tiền
mặt giảm, lượng phải thu khách hàng tăng lên nhưng cơ chế thanh toán
lỏng hơn chắc chắn sẽ tăng thêm sản lượng tiêu thụ. Hoặc Công ty có thể
áp dụng các chính sách ưu tiên, giảm giá với những khách hàng truyền
thống, khách mua số lượng lớn,... đó là việc của các nhà kinh doanh
nhưng việc bán chịu cho ai? Trong thời gian bao lâu? Thời hạn chiết khấu, tỷ
lệ chiết khấu, tỷ lệ giảm giá lại là công việc của các nhà tài chính. Do vậy, để đẩy
mạnh sản lượng tiêu thụ thì cần sự phối kết hợp hài hoà giữa tất cả các bộ phận
trong Công ty.
Kết luận
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung, tài sản lưu động nói
riêng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp bởi vì nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tồn tại sự cạnh tranh gay gắt
trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, do đó để tồn tại và phát triển
được là việc không dễ dàng gì. Trong số hơn 5000 DNNN hiện nay chỉ có
40% là làm ăn có lãi, 30% hoà vốn và 30% lỗ. Trước tình hình như vậy
các doanh nghiệp số đội ngũ lãnh đạo nhạy bén sẽ thích ứng được với sự
thay đổi trên thị trường và tiếp tục phát triển. Trong 3 năm trở lại đây
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng liên tục có lãi, tình hình tài chính lành
mạnh, đời sống nhân viên không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó Công
ty vẫn còn một số tồn tại đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
liên tục giảm và thấp hơn cả thu nhập bất thường, đây là vấn đề công ty
cần lưu ý để tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời
gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD
2. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD.
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường ĐHKTQD.
4. Tạp chí Tài chính.
5. Tạp chí đầu tư chứng khoán
6. Báo cáo tài chính của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
năm 1997, 1998, 1999.
Mục lục
Lời nói đầu ................................ ................................ .................. 1
Chương I: Những vấn đề chung về tài sản lưu động và quản lý tài sản
lưu động. ................................ ................................ ............... 4
I. Tài sản lưu động và nội dung quản lý Tài sản lưu động ............................ 4
1. Tài sản lưu động. ................................ ................................ ....... 4
1.1. Khái niệm vai trò TSLĐ và quản lý TSLĐ ................................ .. 4
1.3. Các chính sách tài trợ cho TSLĐ: ................................ .............. 8
2. Nội dung quản lý tài sản lưu động: ................................ .............. 10
2.1. Quản lý vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: .... 10
2.2. Quản lý dự trữ:................................ ................................ ....... 13
2.3 Quản lý các khoản phải thu. ................................ ...................... 14
2.3.1 Nội dung chính sách tín dụng thương mại. ............................... 15
2.3.2. Phân tích tín dụng thương mại ................................ ............... 17
II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ: ................................ .... 19
1. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán. ................................ ................ 19
2. Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn: ................................ ................... 21
3. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động:................................ ................. 22
4. Tỷ lệ về khả năng sinh lãi. ................................ ......................... 23
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ: ........................... 24
1. Nhóm các nhân tố khách quan: ................................ ................... 25
2. Nhóm các nhân tố chủ quan: là các nhân tố phát sinh từ doanh nghiệp, thuộc
tầm kiểm soát và điều chỉnh của doanh nghiệp. .............................. 27
Chương II: Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản lưu động ở công ty
vật tư kỹ thuật xi măng................................ ......................... 29
I. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty vật tư kỹ
thuật xi măng................................. ................................ ....... 29
1. Lịch sử hình thành và phát triển. ................................ ................. 29
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty vật tư kỹ thuật xi măng: ......... 30
3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty: ................................ .................. 30
4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh ở công ty vật tư kỹ thuật xi măng:32
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng:37
II. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng tài sản lưu động ở công ty vật tư kỹ
thuật xi măng. ................................ ................................ ......... 40
1. Khái quát về cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty. .. 40
2. Tình hình tài sản lưu động ở Công ty.......................................40
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty vật tư
kỹ thuật xi măng.........................................................................45
4. Một số vấn đề rút ra từ thực tế sử dụng TSLĐ ở Công ty vật tư kỹ thuật
xi măng: ................................ ................................ ............... 60
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ
ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ................................ ........ 63
1. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho cả năm, từng quý, từng tháng phải
hợp với tình hình thực tế: ................................ ........................ 64
2. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, các bộ phận liên quan lập kế hoạch sử
dụng vốn, kế hoạch đầu tư tài sản lưu động. .............................. 64
3. Tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. ................................ ...... 66
Kết luận ................................ ................................ ...................... 68
Tài liệu tham khảo ................................ ................................ ...... 69
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty vật tư kỹ thuật xi măng
Giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách vận tải
Phó giám đốc phụ
trách kinh doanh
Phòn
g
quản
lý
kho
Phòn
g
điều
độ
giao
nhận
Xí
nghi
ệp
vận
tải
Văn
phòn
g
Phòn
g tổ
chức
lao
động
Phòn
g
tài
chín
h kế
toán
Phòn
g
than
h
tra
quản
Phòn
g
kinh
kế
hoạc
h
Phòn
g
quản
lý
đại
lý
Phòn
g
Phòn
g
quản
lý
Cụm kho
phía Bắc,
phía Nam
Đội
xe
Xưởng sửa
chữa
Các cửa
hàng đại
lý
Các cửa
hàng bán
lẻ
Trong đó:
Biểu diễn đường
chức năng
Biểu diễn mối
quan hệ
sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty vật tư kỹ thuật xi măng
Giám đốc
Phó kế toán 1
Kế toán trưởng
Bộ phận
kế toán
thanh
toán
cước
vận tải
đường
Phó kế toán 2
Kế toán
TSCĐ,
XDCB và
sửa
chữa
lớn
Bộ phận
kế toán
thanh
toán
người
mua,
người
Bộ phận
kế toán
tiền
mặt
TGNH
Thuỷ
quỹ
ngân
hàng,
thủ quỹ
tại
doanh
Kế
toán
tổng
hợp
máy
tính
Kế
toán
hàng
hoá
vật tư
Kế
toán
vận
tải
đường
ngắn
Bộ
phận
kế
toán
tiêu
thụ
Ban kế toán xí nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67_7534.pdf