Tiểu luận Quản tri dự án: Đánh giá hiệu quả Kinh Tế - Xã Hội của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý

Để tiếp tục phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông. Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, nhà nước vẫn cố gắng huy động những khoản đầu tư lớn để xây dựng các công trình giao thông trọng điểm như xây dựng cầu mới, đường cao tốc, các công trình vượt sông và nhà ga sân bay lớn, cảng biển nước sâu; đường vành đai, trục hướng tâm, một số tuyến tàu điện ngầm ở đô thị . Trong điều kiện khó khăn đó, Việc tổ chức vận tải công cộng theo quy hoạch và quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình là hết sức cần thiết. Dự án đầu tư xây dựng cầu mới Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là một trong những dự án giao thông trọng điểm. Việc triển khai có hiệu quả công trình giao thông trọng điểm xây dựng cầu mới này là đang là vấn đề được quan tâm. Nhằm mục đích thấy được những lợi ích về kinh tế - xã hội của dự án, người viết đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả Kinh Tế - Xã Hội của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý “ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN XÂY DỰNG MỚI CẦU NGUYỄN VĂN TRỖI – TRẦN THỊ LÝ 2 I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN:. 2 II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN:. 3 III.TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG . 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY MỚI CẦU NGUYỄN VĂN TRỖI – TRẦN THỊ LÝ 5 I. LỄ KHỞI CÔNG:. 5 II. THI CÔNG CÔNG TRÌNH:. 6 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 9 I. VÀI NÉT VỀ CẦU NGUYỄN VĂN TRỖI-TRẦN THỊ LÝ CŨ:. 9 II. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẦU MỚI THAY THẾ HAI CÂY CẦU CŨ NGUYỄN VĂN TRỖI-TRẦN THỊ LÝ 9 III. RÚT RA NHẬN XÉT KẾT QUẢ DỰ ÁN ĐẠT ĐƯỢC 10 IV.ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠT ĐƯỢC 12 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản tri dự án: Đánh giá hiệu quả Kinh Tế - Xã Hội của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Để tiếp tục phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông. Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, nhà nước vẫn cố gắng huy động những khoản đầu tư lớn để xây dựng các công trình giao thông trọng điểm như xây dựng cầu mới, đường cao tốc, các công trình vượt sông và nhà ga sân bay lớn, cảng biển nước sâu; đường vành đai, trục hướng tâm, một số tuyến tàu điện ngầm ở đô thị... Trong điều kiện khó khăn đó, Việc tổ chức vận tải công cộng theo quy hoạch và quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình là hết sức cần thiết. Dự án đầu tư xây dựng cầu mới Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là một trong những dự án giao thông trọng điểm. Việc triển khai có hiệu quả công trình giao thông trọng điểm xây dựng cầu mới này là đang là vấn đề được quan tâm. Nhằm mục đích thấy được những lợi ích về kinh tế - xã hội của dự án, người viết đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả Kinh Tế - Xã Hội của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý “ Đề tài gồm những phần chính sau: Chương I : Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý Chương II: Thực trạng của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý Chương III: Đánh giá hiệu quả Kinh Tế - Xã Hội của dự án Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ của giảng viên TS. Nguyễn Thuy Thủy – Khoa Quản Trị Kinh Doanh- Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội. Người viết xin trân trọng cảm ơn giảng viên CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN XÂY DỰNG MỚI CẦU NGUYỄN VĂN TRỖI – TRẦN THỊ LÝ I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN: 1. Dự án - Tên công ty Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Tên dự án: Xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi- Trần Thị Lý - Chủ đầu tư: Sở giao thông Vận tải thành phố Đà nẵng - Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý ĐTXD công trình GTCC - Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước Hình 1: Bố trí chung cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý 2.Địa điểm xây dựng a. Vị trí - Phía bờ Tây (Quận Hải Châu): đầu tuyến nối với nút giao thông đường 2-9, Trần Phú và đường Trưng Nữ Vương. - Phía bờ Đông (Quận Sơn Trà): giao với đường Trần Hưng Đạo và thông qua đường Ngô Quyền. b. Điều kiện giao thông: - Cầu được xây dựng nằm ở vị trí trung tâm hành phố nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi ở bờ Tây lẫn bờ Đông. c. Điều kiện cung cấp điện: - Điện phục vụ thi công bao gồm: Điện dùng cho thiết bị thi công, điện dùng cho sinh hoạt và chiếu sáng được lấy từ nguồn điện của công ty Điện lực Đà Nẵng và máy phát điện dự phòng. d. Điều kiện cấp nước: - Nước phục vụ cho thi công và sinh hoạt được lấy từ nguồn nước của Công ty cấp nước Đà Nẵng. Trường hợp nguồn nước có sẵn không đủ dùng để phục vụ cho thi công công trình, các nhà thầu sẽ có phương án khoan giếng lấy nước để chủ động phục vụ cho công việc của mình tại công trình. II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN: - Quy mô công trình: Cầu dây văng thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL - Thi công xây dựng 12 trụ và 2 mố bằng BTCT trên móng cọc khoan nhồi đường kính D=1.5m, chiều dài cọc từ 44.25 ~ 60.35m. - Kết cấu nhịp chính là cầu dây văng hộp liên tục 5 nhịp bằng BTCT DƯL có mặt cắt ngang là 34.5m, sơ đồ kết cấu nhịp 4x50m+230m được thi công theo phương pháp phân khối đúc hẫng cân bằng. - Nhịp dẫn là dầm hộp đúc trên đà giáo cố định bố trí theo sơ đồ nhịp: 45m+4x50m+28.8m+27.2m, mặt cắt ngang cầu dẫn có chiều rộng 34.5m. - Chiều dài cầu (Tính đến mép sau của 2 tường ngực mố) là 759.6m. - Tải trọng thiết kế: Tải trọng HL-93, người đi bộ 30x10-3 MPa theo tiêu chuẩn Thiết kế cầu 22 TCN 272-05. Cấp động đất: tính toán động đất theo hệ số gia tốc nền A=0.108. Tải trọng va tầu: Tàu tự hành 300DWT, xà lan kéo 400DWT. III.TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG - Tiêu chuẩn 22TCN 266-2000: Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống. - Tiêu chuẩn TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. - Tiêu chuẩn 22TCN 200-1989: Quy trình thiết kế công trình và thiết bị phụ trợ thi công cầu. - Tham khảo TCXDVN 305-2004: Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu. - Các quy định hiện hành khác của Nhà nước về thi công công trình xây dựng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY MỚI CẦU NGUYỄN VĂN TRỖI – TRẦN THỊ LÝ I. LỄ KHỞI CÔNG: Dự án cầu Nguyễn Văn Trỗi- Trần Thị Lý được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước với tổng mức đầu tư 1.497 tỉ đồng. Đây là công trình do Công ty WSP Finland thiết kế đặc biệt với một trụ tháp bằng bê tông có hình chữ V, cao 145 m, trụ tháp nghiêng 12 độ về phía tây, được lắp thang máy và sàn vọng cảnh phục vụ du khách tham quan. Cầu có quy mô vĩnh cửu, chịu chấn động cấp 6, giới hạn thông thuyền cao 7m, 6 làn xe chạy rộng 22,5m, dải phân cách 5m, lề đi bộ mỗi bên 3,5m, tổng chiều dài 759 m. Ngoài ra cây cầu này còn có hệ thống chống sét, điện chiếu sáng và trang trí, camera quan sát, chữa cháy, đèn tín hiệu thông thuyền và đèn báo không... Thời gian hoàn thành dự án là năm 2014. 1. Phương án đầu tư xây dựng: Quy mô xây dựng: Vĩnh cửu. Tần suất thiết kế: P = 1%. Tĩnh không: Khổ giới hạn thông thuyền: Theo phương đứng: H >=7m, Theo phương ngang: B >=50m; Khổ giới hạn đường bộ: H >=4,75m. 2. Tổng mức đầu tư của dự án : 1.497.714.424.000 đồng. Theo trang nguồn của dự án, Trong đó: Chi phí xây lắp sau thuế : 981.834.105.000 đồng Chí phí thiết bị : 17.122.226.000 đồng Đền bù giải tỏa (tạm tính) : 2.000.000.000 đồng Chí phí QLDA và các chi phí khác : 99.895.633.000 đồng Chi phí dự phòng : 396.862.460.000 đồng II. THI CÔNG CÔNG TRÌNH: Theo báo đà nẵng cho hay, Bất chấp cái lạnh cùng với những cơn gió mạnh từ biển thổi vào, không khí lao động trên công trình cầu Nguyễn Văn Trỗi-Trần Thị Lý vẫn diễn ra rất sôi động, khẩn trương và kéo dài suốt 24/24 giờ mỗi ngày. Trên toàn công trình, hơn 200 công nhân của nhà thầu chính là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 và 6 nhà thầu phụ, cùng với xe cơ giới, xe đào, xe ủi, thiết bị phá đá, khoan cọc... đang hối hả làm việc. Tại bờ tây, việc đóng cọc khoan đang tiến hành rất khẩn trương, thì cùng lúc, nhiều hạng mục khác cũng được triển khai như di chuyển khối lượng đất đá để tạo mặt bằng, tháo dỡ các nhịp cầu Trần Thị Lý để thi công tiếp phần móng S1. Theo đại diện của nhà thầu chính cho biết, chỉ riêng việc tổ chức cho các đơn vị cùng lúc thi công đã là một vấn đề không đơn giản, tuy nhiên nhờ duy trì giao ban thường xuyên trong ngày nên mọi việc luôn diễn ra trôi chảy và an toàn. Tuy nhiên, thực sự ấn tượng là không khí làm việc rất khẩn trương và tấp nập tại vị trí trụ S5 - phần được xem là hạng mục quan trọng nhất cũng là điểm nhấn độc đáo của công trình với tháp cao 154 mét, phía trên có sàn vọng cảnh. Nhằm bảo đảm tiến độ tại vị trí trụ S5, có đến 3 đơn vị cùng lúc thi công khoan cọc là Công ty Cơ giới 1, Công ty Hồng Hà và Công ty CP Xây dựng số 1. Để giải quyết bài toán mặt bằng, nhà thầu chính đã tiến hành san lấp đất ra giữa sông ở vị trí trụ S5 để hai đơn vị thi công, đơn vị còn lại thì đặt thiết bị trên những sà lan lớn. Tiếng máy bắn đá, tiếng máy nổ hút nước và tiếng thiết bị khoan tạo nên một âm thanh sôi động. Theo kỹ sư Lê Văn Phẩm, giám sát kỹ thuật của Công ty Cơ giới số 1 cho biết, do điều kiện làm việc giữa sông nước và đặc biệt là địa hình địa chất tại đây quá phức tạp khi mặt trên là bùn nhão nhưng xuống sâu khoảng 30 mét dưới lòng sông bắt đầu gặp vỉa đá cứng, hơn nữa mặt bằng thi công chật chội, nên các đơn vị phải chọn lựa những công nhân và kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, được điều từ các công trình lớn trên cả nước, số còn lại là những người từng thi công cầu Thuận Phước để bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình. Tại vị trí S6 - trụ quan trọng thứ hai trong số 13 trụ chính của cầu - công nhân hối hả sắp đặt và hàn những thanh sắt làm đế trụ rộng tương đương một sân bóng đá mi ni. Phía trên là 4 kỹ sư giám sát kỹ thuật và an toàn lao động đang chăm chú theo dõi mọi diễn tiến công việc, và cả việc trông chừng bờ bao để phòng nước sông tràn vào. Giải thích với tôi về điều kiện làm việc ở đây, kỹ sư Dũng cho biết: Thi công đế trụ nằm sâu dưới lòng nước như thế này luôn là áp lực lớn cho tất cả các bộ phận, từ công nhân trực tiếp thi công đến cán bộ giám sát kỹ thuật, vì nếu xảy ra một sự cố nhỏ tại vị trí này cũng không lường hết được tổn thất và nguy hiểm. Theo Ban Quản lý dự án, công trình đang trong giai đoạn nước rút để phấn đấu hoàn tất toàn bộ phần hạ bộ trong tháng 6-2011, nhằm tránh mùa mưa lũ tới. Chính vì vậy, đến 28 tháng Chạp công nhân mới nghỉ và mồng 6 Tết đã đồng loạt ra quân trở lại với 3 ca mỗi ngày. Nhờ những nỗ lực này, đến thời điểm hiện nay, ngoài phần khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng ở bờ tây và nhập vật tư chuyên dụng đang được tích cực tháo gỡ, thì tất cả các hạng mục đều đúng tiến độ. Cụ thể, đến nay đã thi công xong các trụ S9, S10, S11, S12 và S13, các trụ còn lại đang trong quá trình hoàn thành. Trong số này, phía bờ đông đã đổ xong 60/70 cọc, phía bờ tây đổ xong 93/144 cọc. Các đơn vị đang dồn sức hoàn thành 61 cọc còn lại càng sớm càng tốt để tránh mùa mưa bão. Đây là số lượng cọc không lớn nhưng lại không đơn giản vì hầu hết các cọc này đều nằm ở phần giữa sông, có địa chất phức tạp. Mặc dù vậy, theo kỹ sư Nguyễn Văn Dũng, các đơn vị thi công vẫn có cơ sở để đẩy nhanh tiến độ, vì công tác tập kết thiết bị chuyên dụng (vốn khó khăn với công trình cầu) đã hoàn tất. Tại phía bờ đông đã tập kết đủ 3 dây chuyền khoan cọc nhồi, 4 cần cẩu 50 tấn và 3 sà lan 800 tấn, 1 trạm trộn bê-tông; phía bờ đông cũng đưa 5 dây chuyền khoan cọc nhồi, 5 cần cẩu, 1 trạm trộn bê-tông, 2 máy đào... vào vị trí thi công. Tất cả vì tiến độ và chất lượng của công trình. Theo kế hoạch, tổng thời gian thi công công trình 1.181 ngày, tức là sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7-2013. Với những gì đang diễn ra, chủ dự án, đơn vị điều hành, đơn vị trực tiếp thi công đang rất nỗ lực để công trình hoàn thành sớm hơn dự kiến. Đến thời điểm hiện nay, có thể nói đây là một trong số ít cầu ở thành phố bảo đảm tiến độ vượt kế hoạch đề ra. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN I. VÀI NÉT VỀ CẦU NGUYỄN VĂN TRỖI-TRẦN THỊ LÝ CŨ: Hai cây cầu Trần Thị Lý và Nguyễn Văn Trỗi bắc qua sông Hàn đoạn gần khu vực Đảo Xanh được xây dựng từ trước ngày giải phóng 29-3-1975. Cầu Nguyễn Văn Trỗi cũ được xây dựng trước ngày giải phóng và cầu Trần Thị Lý cũ (nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi cũ 50m về phía thượng lưu) nguyên là cầu đường sắt được cải tạo thành cầu đường bộ cũng được xây dựng cách đây gần 30 năm. Cả hai cầu này đều là những cây cầu huyết mạch nối hai bờ Đông - Tây thành phố. Sau thời gian dài sử dụng, mặc dù được sửa chữa thường xuyên nhưng đến nay đã xuống cấp, thêm vào đó, khổ cầu hẹp nên không đáp ứng được nhu cầu giao thông, không đảm bảo an toàn giao thông. Kiểu kiến trúc của 2 cây cầu đến nay đã lỗi thời, không phù hợp với cảnh quan khu vực nói riêng, sự phát triển đô thị văn minh và hiện đại của thành phố Đà Nẵng nói chung. II. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẦU MỚI THAY THẾ HAI CÂY CẦU CŨ NGUYỄN VĂN TRỖI-TRẦN THỊ LÝ Cây cầu mới này sẽ là một biểu tượng đặc trưng cho Đà Nẵng, có thể quan sát vào ban ngày lẫn ban đêm nhờ hệ thống chiếu sáng mỹ thuật vào trụ tháp, dây văng và mặt ngoài của dầm chủ. Trụ tháp cao 145m so với mực nước sông Hàn, nghiêng 120 về phía sau, thiết kế lối lên tham quan trên trụ tháp. Đỉnh trụ tháp bọc bằng kính, bên trong có đèn đỏ. Vị trí của trụ tháp được bố trí để nhịp chính dài 230m trùng với đoạn sâu nhất của sông Hàn, do đó cả trụ tháp và các dây văng đều có thể quan sát dễ dàng từ trung tâm TP, hai bên bờ sông và các vị trí khác trên sông. Dây văng trên nhịp chính được bố trí trên một mặt phẳng và neo ở tim dọc dầm chủ. Dây văng trên nhịp biên thiết kế toả sang hai bên và neo vào mố S1. Sơ đồ bố trí dây văng bất đối xứng giúp cây cầu có sự đặc biệt về hình dáng, đặc biệt là các dây văng trên nhịp biên, tạo các góc nhìn ấn tượng từ nhiều hướng khác nhau. Dây văng có màu trắng dưới ánh sáng ban ngày, vào ban đêm sẽ được chiếu sáng mỹ thuật phối hợp nhiều màu sắc khác nhau. Cầu gồm 4 nhịp với tổng chiều dài các nhịp 670m, tổng chiều dài toàn cầu 695m. Chiều dài nhịp chính thiết kế đủ lớn để đáp ứng yêu cầu tĩnh không thông thuyền và ít ảnh hưởng nhất tới dòng chảy tự nhiên. Bề rộng mặt cầu 33,5m gồm 6 làn cho xe cơ giới và 2 làn cho xe thô sơ. Tại vị trí mố neo S1 có thiết kế đường chui qua mố và vòng quanh vườn cây cảnh, đài tưởng niệm hai anh hùng Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi. Tổng dự toán kinh phí xây dựng cầu và đường trên 1.021 tỷ đồng (tương đương 62,8 triệu USD). Sau khi cây cầu này đưa vào hoạt động sẽ tiến hành tháo dỡ hai cây cầu Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi đã xuống cấp nghiêm trọng. III. RÚT RA NHẬN XÉT KẾT QUẢ DỰ ÁN ĐẠT ĐƯỢC - Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý nằm trong thành phố Đà Nẵng, cách Hà Nội 764 Km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 Km về phía Nam. Đây là một thành phố cảng với vai trò vô cùng quan trọng của vùng duyên hải trên bờ biển Đông và nút giao thông nối liền Bắc Nam bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không. Cầu dây văng với các nhịp sẽ trải dài bắt ngang qua sông Hàn, nối liền quận Hải Châu, quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn, tại vị trí của hai cây cầu cũ là Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý. Hai cây cầu này sẽ được tháo dỡ sau khi Cầu dây văng mới hoàn thành. - Theo ông Cẩn Hồng Lai, Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Bộ GT-VT) là đơn vị trúng thầu xây dựng cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý mới cho biết: cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý mới được Cty WSP Finland thiết kế có kiến trúc độc đáo ở chỗ tuy là cầu dây văng nhưng không giống bất kỳ cầu dây văng nào ở trong nước cũng như trên thế giới: đó là cầu dây văng 1 trụ tháp cao 145m và nghiêng 12 độ về phía Tây cầu, được bố trí lắp đặt thang máy và sàn vọng cảnh rộng 40m2 phục vụ du khách tham quan và nhìn toàn cảnh TP Đà Nẵng. Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý mới Đặc biệt, trụ tháp thiết kế ngồi trên gối được đan kết hệ thống cáp dây văng tạo nên hình ảnh cánh buồm. Về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác, cây cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, cấp công trình: cấp 1, hoạt tải thiết kế cầu: HL-93, chiều dài toàn cầu (kể cả 2 mố): 759,6m, khổ cầu rộng: 34,5m (trong đó, 6 làn xe chạy mỗi làn rộng 3,76m, thành 22,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 3m và dãy phân cách ở giữa rộng 6m). Tổng vốn đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý lên đến gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo bài báo: “Những bất ngờ mới về sông Hàn “ , đăng trên trang web - - Mặc dù thiết kế kiến trúc cầu Nguyễn Văn Trỗi– Trần Thị Lý mới phức tạp nhưng với truyền thống và kinh nghiệm xây dựng nhiều cầu lớn trong cả nước, sự quan tâm ủng hộ, hỗ trợ của UBND thành phố Đà Nẵng và các sở, ban, ngành hữu quan. Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 quyết tâm hoàn thành xây dựng cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý mới theo đúng như tiến độ đã đề ra, đảm bảo chất lượng, an toàn và kỹ, mỹ thuật công trình. IV.ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠT ĐƯỢC - Dự án công trình cấu mới Nguyễn Văn Trỗi- Trần Thị Lý qua sông Hàn, đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển. Dự án hiện triển khai đúng tiến độ, chất lượng đi đôi với kịp thời hoàn thiện các thủ tục, đảm bảo giải ngân nhanh các nguồn vốn. - Việc đầu tư xây dựng cầu mới bắc qua sông Hàn tại khu vực quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn thay thế cho 2 cây cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý hiện tại đang xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng được nhu cầu vận tải và giao lưu của nhân dân TP Đà Nẵng, đặc biệt là nhân dân hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn là hết sức cần thiết. - Cầu Nguyễn Văn Trỗi- Trần Thị Lý mới còn góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thay đổi bộ mặt của Thành Phố Đà Nẵng ngày càng văn minh hiện đại; tạo thêm một trục chính của TP Đà Nẵng theo hướng Đông -Tây, nối Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với các trục giao thông quan trọng khác của Thành Phố. Đây là trục vận tải phục vụ hành khách và các hoạt động thương mại, du lịch,dịch vụ giữa khu trung tâm hành chính phía bờ Tây sông Hàn và khu vực du lịch bờ Đông sông Hàn. Kết nối thành phố Đà Nẵng với KCN Điên Nam-Điện Ngọc của tỉnh Quảng Nam, đồng thời tạo một điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan khu vực bằng việc lựa chọn phương án kiến trúc của cầu và thiết kế cảnh quan khu vực đầu cầu nhằm thu hút khách tham quan du lịch. KẾT LUẬN Cây cầu mới Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý với thiết kế đặc biệt là cây cầu dây văng, với một mặt phẳng dây và hai mặt còn lại theo hình rẻ quạt sẽ là một biểu tượng đặc trưng cho Đà Nẵng. Đây là cây cầu có quy mô vĩnh cửu , đảm bảo được nhu cầu đi lại của người dân cũng như đáp ứng được nhu cầu vận tải trong nước. Cầu mới cũng là địa điểm để du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố cũng như sông Hàn thơ mộng, góp phần thay đổi bộ mặt của Thành Phố Đà Nẵng ngày càng văn minh hiện đại. Hiệu quả Kinh Tế - Xã Hội mà nó mang lại không chỉ giúp cho Thành phố Đà Nẵng ngày một phát triển mà còn là cầu nối với các trục giao thông quan trọng khác trong cả nước. Do thời gian nghiên cứu có hạn, người viết chỉ nghiên cứu dự án trên khía cạnh đánh giá hiệu quả tác động Kinh Tế - Xã Hội. Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong người đọc góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Người viết một lần nữa xin cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thuy Thủy – Khoa Quản Trị Kinh Doanh- Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội đã giúp người viết hoàn thành đề tài nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông số 1. Slide bài giảng môn Quản Trị Dự Án của TS. Nguyễn Thu Thủy - Khoa quản trị kinh doanh - Trường đại học ngoại thương Hà Nội. Các trang Website. a. b. c. d. e. các trang Web khác 4. Tài liệu tham khảo khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận quản tri dự án- Đánh giá hiệu quả Kinh Tế - Xã Hội của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý.doc
Luận văn liên quan