Tiểu luận Quản trị xung đột
Đôi khi chính nhân viên, bằng những hành động, thái độ và lời nói không thích hợp,
đã làm cho cả tập thể chống lại mình. Trong trường hợp này, bộ phận nhân sự hay một
cá nhân có ảnh hưởng đặc biệt nào đó sẽ chịu trách nhiệm giải quyết xung đột.
- Nếu lãnh đạo không thể lường trước và ngăn chặn các xích mích nhỏ, hoặc cố ý lờ
đi để chờ chúng tự biến mất, thì mọi việc có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và biến
thành những dạng xung đột như đã mô tả ở trên
- Công ty có áp lực công việc quá lớn, những bộ phận làm công tác thiết kế hay sáng
tạo, hoặc ở những tổ chức có quy trình kinh doanh không hợp lý.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản trị xung đột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT
• Khái niệm chung
• Các dạng xung đột
• Phương pháp quản lý xung đột
• Kết quả của việc giải quyết xung đột
• Các bước giải quyết xung đột
• Một số tình huống
• Phân tích một số nguyên nhân
1. Khái niệm chung
• Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối
lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác
• Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản
chất và cường độ của xung đột
Không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu.
2. Các dạng xung đột
Trong những năm 1970 Kenneth Thomas và Ralph Killman đã đưa ra 5 dạng chính
liên quan đến xung đột trong công việc. Họ cho rằng con người có những hướng giải
quyết đặc thù mà họ quên áp dụng với mọi trường hợp. Tuy nhiên họ cũng cho rằng
mọi xung đột đều có hướng giải quyết thích hợp trong những hoàn cảnh khác nhau.
5 dạng xung đột
Cạnh tranh: Tuýp người này luôn hướng đến việc cạnh tranh để có một vị trí
tốt hơn công ty, họ biết họ muốn gì. Họ thường bắt đầu khởi nghiệp từ một người có
quyền lực, họ bị lôi kéo bởi chức vụ, địa vị xã hội, họ thông minh, và có tầm nhìn.
Tuýp người này có thể hữu ích trong trường hợp khẩn cấp và cần có một quyết định
tức thì. Nhưng khi họ ra quyết định không phù hợp thì họ tìm mọi cách biện hộ cho
mình một cách ích kỷ và rất dễ đến xung đột. Tuy nhiên họ lại cảm thấy không bằng
lòng, cảm thấy chán nản khi phải làm những công việc không có sự thử thách.
Cộng tác: Tuýp người này hướng đến việc cố gắng dung hòa và thừa nhận rằng
tất cả mọi người đều quan trọng như nhau. Tuýp người này rất hữu ích khi bạn cần kết
hợp những quan điểm của mọi người để đưa ra một giải pháp tốt nhất mà mọi người
đều cảm thấy hài lòng; khi đã có sự xung đột trong nhóm từ lâu; hoặc khi bạn gặp một
trường hợp rất quan trọng mà chỉ có thể giải quyết bằng sự thoả hiệp giữa các thành
viên.
Thoả hiệp: Tuýp người này hướng đến việc thoả hiệp nhằm cố gắng tìm ra một
giải pháp để thỏa mãn tất cả mọi người. Người bị thỏa hiệp phải từ bỏ một thứ gì đó
khi thoả hiệp, và người thoả hiệp cũng phải từ bỏ một điều gì đó. Sự thoả hiệp có thể
hữu ích khi sự xung đột trong nhóm trở nên nghiêm trọng, khi việc cân bằng sự đối
lập là bế tắc.
Thích nghi: Tuýp người này sẵn sàng đối mặt với việc đánh đổi những nhu cầu
họ đang có để đạt được những nhu cầu khác, họ dễ dàng chấp nhận sự thuyên chuyển
công tác. Họ biết khi nào thì cần nhượng bộ người khác. Những người này không có
tính quyết đoán nhưng lại có tính hợp tác cao. Họ xem trọng hoà bình hơn là sự chiến
thắng.
Ngăn ngừa: Tuýp người luôn lẫn tránh xung đột và xung đột. Họ là mẫu người
thực thi các quyết định, không ý kiến và không muốn đụng chạm đến ai. Họ thích hợp
làm những công việc ít mang tính ganh đua, tranh luận đối với họ là việc rẻ tiền. Vì
vậy, đây là một tuýp người tỏ ra rất yếu thế.
Điều quan trọng là bạn phải nhận ra từng loại tuýp người này trong công ty của
bạn, bạn có thể sử dụng chúng chỉ khi nào bạn nghĩ đó là hướng giải quyết tốt nhất
vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể giải quyết chúng theo bản năng, kinh
nghiệm của mình và học cách làm sao thay đổi phương pháp giải quyết nếu cần thiết.
* Tại sao phải giải quyết xung đột ?
- Xung đột không tự mất đi
- Xung đột có thể đem lại lợi ích
- Xung đột là một hiện tượng tự nhiên
- Xung đột có thể tạo xung đột lớn hơn
3. Phương pháp quản lý xung đột
3.1. Phương pháp cạnh tranh
Áp dụng khi :
• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng
• Biết chắc mình đúng
• Vấn đề nảy sinh đột xuất không lâu dài
• Bảo vệ nguyện vọng chính đáng
3.2. Phương pháp hợp tác
Áp dụng khi :
• Cần tìm giải pháp phù hợp cho cả hai bên
• Tạo dựng mối quan hệ lâu dài
• Mục tiêu là học hỏi, thử nghiệm
• Tập hợp sự hiểu biết vào vấn đề
• Tạo ra tâm huyết
3.3. Phương pháp lảng tránh
Áp dụng khi :
• Vấn đề không quan trọng
• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình
• Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại
• Cần làm đối tác bình tĩnh lại
• Cần thu nhập thêm thông tin
• Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn
3.4. Phương pháp nhượng bộ
Áp dụng khi :
• Cảm thấy chưa chắc chắn đúng
• Vấn đề quan trọng với người khác hơn với mình
• Cần mối quan hệ cho vấn đề sau quan trọng hơn
• Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại
• Vấn đề không thể bị loại bỏ
• Cần cho cấp dưới học thêm kinh nghiệm
3.5. Phương pháp thỏa hiệp
Áp dụng khi :
• Vấn đề tương đối quan trọng
• Hậu quả việc không nhượng bộ quan trọng hơn
• Hai bênđều khăng khăng giữ mục tiêu của mình
• Cần có giải pháp tạm thời
• Thời gian là quan trọng
• Đôi khi đây là giải pháp cuối cùng
Nguyên tắc chung trong các phương pháp quản lý xung đột
• Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác
• Không thể sử dụng tất cả các phương pháp
• Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh
3.6. Thương thảo trong quản lý xung đột
• Những việc cần làmtrước khi thương thảo
– Trấn tĩnh
– Chọn thời gian phù hợp
– Chuẩn bị giọng điệu cho một mục đích xây dựng
- Xem lại thái độ và kỹ năng giao tiếp
• Xác định quan điểm của đối tác trong khi thương thảo
– Làm chậm quá trình lại
– Đứng trên quan điểm của đối tác
– Xem đối tác đang nghĩ gì
– Đặt câu hỏi mang tính xây dựng
– Xác nhận kinh nghiệm của đối tác
• Hồi đáp lại sự tấn công :
– Hít thở sâu và không mất tự tin
– Im lặng trong giây lát
– Điều chỉnh lại cuộc hội thoại
* Một số nguyên tắc cho quá trình thương thảo
- Quá trình sau nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm.
- Thu thập thông tin: tìm vấn đề mấu chốt và đừng luận tội. Tập trung vào vấn đề, chứ
không phải ai đã gây ra lỗi . Không luận tội, bới móc, hay gọi tên để cãi nhau
- Mỗi bên đều phải nói rõ quan điểm của mình và xem điều đó ảnh hưởng đến họ như
thế nào; Những người khác lắng nghe một cách tập trung và tôn trọng, nhất là không
được ngắt ngang
- Mỗi bên lần lượt nhắc lại hoặc nói rõ quan điểm của phía bên kia đúng với cách
phía bên kia nghĩ (Franklin Covey: "Thử học cách hiểu người khác trước khi muốn
người khác hiểu mình")
- Tất cả mọi người nên cố gắng nhìn vấn đề từ các quan điểm khác,ngoài quan điểm
hai bên.
- Các bên suy nghĩ, bàn bạc để tìm ra những điểm chung, ý kiến trung hòa nhất, các
phương án sáng tạo hơn….
- Mỗi bên tự nguyện làm những gì mình có thể để giải quyết mâu thuẫn.
- Mỗi bên cần phải thẳng thắn nói lên quan điểm của mình, và cũng cần được tôn
trọng khi họ trình bày quan điểm, cảm thấy sự quan trọng của cả 2 phía. Chính vì vậy,
bên nào cũng phải tôn trọng và lắng nghe phía bên kia, và cố gắng hiểu họ, cùng làm
hợp tác làm việc để tìm ra giải pháp trung hòa nhất, có lợi cho cả 2 bên.
- Nếu vẫn không giải quyết được mâu thuẫn, nhờ một người thứ 3, trung gian hòa
giải; hoặc "cưỡng chế" (người trung gian hòa giải sẽ đưa ra giải pháp).
4. Kết quả của việc giải quyết xung đột
- Xung đột nảy sinh trong công việc là điều chẳng làm bạn phải ngạc nhiên. Những
con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau luôn dễ dẫn
đến xung đột. Kết quả của xung đột có thể dẫn đến thù oán lẫn nhau.
- Tuy nhiên xung đột có thể là động lực của sự phát triển. Nếu biết giải quyết chúng
một cách khoa học thì biết đâu chúng là một trong những động lực mang tính đột phá
cho doanh nghiệp của bạn.
- Để giải quyết thành công xung đột nảy sinh trong công việc là điều không hề đơn
giản nó đòi hỏi bạn phải nhận biết một cách chính xác nguồn gốc nảy sinh xung đột và
đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Giải quyết tốt xung đột sẽ dẫn đến các kết quả sau:
Tăng cường hiểu biết: Thảo luận là một phương pháp nhanh nhất giải quyết
xung đột, hãy để họ nói về những suy nghĩ của mình, nếu bạn là người cầm trịch thì
hãy cố gắng hiểu họ một cách thật khách quan, hơn nữa hãy cho họ biết rằng họ hoàn
toàn có thể đạt được mục tiêu của họ cũng như mục tiêu của tổ chức mà không cần
“đụng chạm” đến người khác vì trong công ty của bạn thành tích luôn được nhận biết
và đánh giá một cách khoa học.
Tăng cường sự liên kết: Một khi xung đột được giải quyết hiệu quả, họ sẽ
thấu hiểu nhau hơn về tình cảm, sở thích, hoàn cảnh…, điều này tạo cho họ niềm tin
vào khả năng làm việc nhóm cũng như cùng hướng đến mục tiêu của tổ chức.
Nâng cao kiến thức bản thân: Xung đột đẩy những cá nhân phải nỗ lực hơn
để nhanh chóng vượt qua “đối thủ” của họ, giúp họ hiểu những vấn đề thật sự quan
trọng nhất đối với họ, và hướng họ đến thành công nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu xung đột không được giải quyết một cách có khoa học và hiệu
quả, chúng có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Xung đột có thể nhanh chóng
dẫn đến sự thù hằn cá nhân. Công việc của nhóm bị phá vỡ, tài năng bị bỏ phí, và dễ
kết thúc bằng việc phản đối và đổ lỗi lẫn nhau và những điều này rất không có lợi cho
công ty của bạn.
5. Các bước giải quyết xung đột
Dựa trên những lý luận ở trên, điểm đầu tiên khi đối diện với những xung đột là
bạn phải nhận ra loại xung đột đang mắc phải. Theo thời gian, khả năng tự giải quyết
xung đột sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng. Việc nhận ra được dạng xung đột là rất
quan trọng, tuy nhiên cần phải hiểu được từng loại xung đột sẽ khác nhau trong những
hoàn cảnh khác nhau. Hãy nhìn vào khía cạnh bình thường nhất và nghĩ về dạng xung
đột có thể xảy ra tương ứng. Sau đó sử dụng lần lượt các bước sau đây để giải quyết:
Bước 1: Thiết lập một bức tranh tổng quát
Tùy tình huống có thể xảy ra, bạn có thể ứng một phượng pháp nào đó của riêng bạn.
Nhưng bạn phải bảo đảm rằng bạn hiểu được bản chất của xung đột cũng như những
vấn để liên quan đến chúng, mẫu thuẫn có thể được giải quyết tốt thông qua thảo luận,
đối thoại hơn là tranh chấp nóng nảy. Nếu vấn đề cần giải quyết có liên quan đến bạn
thì phải luôn tự nhắc nhở mình phải bình tĩnh không thiên vị cho cá nhân nào. Sử
dụng kỹ năng nghe để đảm bảo rằng bạn nghe và hiểu được những quan điểm của họ.
* Trình bài lại những vấn để đã nghe
* Làm đơn giản
* Tóm tắt lại toàn bộ những gì đã biết
Và phải bảo đảm rằng khi nói, bạn phải dùng một thái độ thật bình tĩnh và mang tính
xây dựng chứ không phải bằng một giọng điệu khiêu khích, moi móc…
Bước 2: Tập hợp những thông tin đã có
Bây giờ bạn cẩn phải làm nổi bật lên lợi ích, nhu cầu cũng như điều bạn lo lắng
bằng cách hỏi những người xung quanh về vấn đề mà bạn đang phải đối mặt, phải bảo
đảm rằng bạn đang tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ cũng như mong muốn họ
góp phần trong việc giải quyết chúng. Cố gắng hiểu động lực và mục đích của họ cũng
như hành động tiếp theo của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Bạn phải luôn đặt
ra những câu hỏi như: Hành động của bạn sẽ có tác dụng như thế nào? Nó sẽ ảnh
hưởng đến khách hàng ra sao? Nó có cản trở công việc của công ty hay không?...Và
bạn phải luôn tự nhắc mình không để những tình cảm cá nhân liên quan trong khi giải
quyết vấn đề.
* Lắng nghe và hiếu được những quan điểm của những người xung quanh
* Nhận dạng vấn đề rõ ràng và chính xác
* Duy trì tính linh họat
* Phân biệt những luồng tư tưởng
Bước 3: Kiểm định lại vấn đề
Bước 3 cũng giống như bước 2 ở trên, bạn lần lượt nhìn lại những gì bạn xác định và
hãy kiểm định xem chúng có thật sự chính xác chưa? Sự phân biệt các dạng xung đột
khác nhau sẽ dẫn tới việc chọn ra hướng giải quyết khác nhau.
Bước 4: Phát thảo hướng giải quyết có thể có
Một giải pháp thật sự hiệu quả khi chúng thỏa mãn được yêu cầu của số đông. Cho
nên, phát thảo những giải pháp có thể có là một phương pháp hiệu quả tạo điều kiện
cho mọi người tham gia đóng góp giải pháp của mình.
Bước 5: Thương lượng để tìm ra giải pháp
Xung đột chỉ thật sự được giải quyết chỉ khi và chỉ khi hai bên hiểu được mong muốn
của đối phương và giải pháp thật sự khi nó thỏa mãn được đòi hỏi của cả hai phía. Tuy
nhiên cũng có những giải pháp đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp từ cả hai bên. Trong
trường hợp này bạn có thể xử dụng phương pháp thương lượng W-W ( win-win).
Phương pháp này có thể giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để thỏa mãn cả hai phía
trong hòang cảnh khó khăn nhất. Có 3 nguyên tắc trong thương lượng là: nhẫn nại,
bình tĩnh và tôn trọng đối phương.
Có thể tổng kết lại như sau:
6. Một số tình huống
- “Áp lực theo chiều ngang” tạm gọi đối với những mâu thuẫn xảy ra giữa các nhân
viên có cùng thứ bậc, thường có chủ thể là cả một nhóm, còn đối tượng sẽ là một
người trong tập thể đó.
- Thông thường, người được chọn là những nhân viên mới. Trong cơ cấu tổ chức,
nhân viên cũ hay có cái nhìn dè chừng với những người mới đến, bởi họ coi anh ta là
nguồn gốc đe dọa tính ổn định nơi đây. Các nhân viên cũ có thể nghi ngờ rằng khi
nhân viên mới hăng hái, nhiệt tình lao vào công việc, nghĩa là anh ta muốn chứng
minh mình đứng cao hơn đồng nghiệp.
- “Áp lực theo chiều dọc” là tình trạng mâu thuẫn liên quan trực tiếp đến các nhân
viên theo quan hệ cấp trên – cấp dưới, khi một bên là người ra mệnh lệnh và bên kia là
người thừa hành.
- Nhân viên lo sợ (thường là vô cớ) rằng nếu nhìn thấy sự siêng năng của nhân viên
mới, lãnh đạo sẽ đặt yêu cầu cao hơn đối với cả nhóm. Và trong trường hợp cả nhóm
cùng chung suy nghĩ đó, thì quả là nhân viên mới kia sẽ “không còn đường sống".
- Lãnh đạo đánh giá không công bằng và khách quan về năng lực của nhân viên, cấp
trên coi tài năng của cấp dưới là mối đe dọa cho “chiếc ghế” của mình, hay ngược lại
chính cấp trên lại trở thành nạn nhân của sức ép từ người phó. Nhân viên có thể âm
thầm tuyên chiến chống lại cấp trên, nếu người lãnh đạo tỏ ra cứng rắn và đòi hỏi ở
nhân viên nhiều hơn so với nhà lãnh đạo ôn hòa trước đó.
7. Phân tích một số nguyên nhân
- Đôi khi chính nhân viên, bằng những hành động, thái độ và lời nói không thích hợp,
đã làm cho cả tập thể chống lại mình. Trong trường hợp này, bộ phận nhân sự hay một
cá nhân có ảnh hưởng đặc biệt nào đó sẽ chịu trách nhiệm giải quyết xung đột.
- Nếu lãnh đạo không thể lường trước và ngăn chặn các xích mích nhỏ, hoặc cố ý lờ
đi để chờ chúng tự biến mất, thì mọi việc có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và biến
thành những dạng xung đột như đã mô tả ở trên
- Công ty có áp lực công việc quá lớn, những bộ phận làm công tác thiết kế hay sáng
tạo, hoặc ở những tổ chức có quy trình kinh doanh không hợp lý.
Ví dụ: Nếu tập thể luôn phải làm việc trong điều kiện vội vàng, gấp gáp của
các kế hoạch và dự án với thời hạn hoàn thành không thực tế, thì trong nhân viên sẽ
dần dần hình thành trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, bực tức… và sự dồn nén này sớm
hay muộn cũng sẽ phải tìm chỗ để “xả van”.
Lời khuyên:
Xung đột có thể làm mất đi tính đoàn kết cũng như hiệu quả trong công việc của nhóm
hay công ty. Quản lý không đúng cách sẽ sinh ra xung đột trong công ty. Nó sẽ mau
chóng lớn nhanh nếu không được giải quyết thỏa mãn. Và khi tính đoàn kết bị mất đi,
những công việc đòi hỏi sự cộng tác sẽ trở thành nỗi ám ảnh của nhân viên. Trong tình
huống này, bạn nên làm cho xung đột này dịu xuống. Thảo luận một cách bình tĩnh
với thái độ xây dựng và tập trung vào thẳng vấn đề chứ không vào cá nhân. Nếu làm
được điều này thì mọi người đều lắng nghe cẩn thận và hiểu được vấn đề cũng như
cùng đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- btth_8_nhom_4_quan_tri_xung_dot_7589.pdf