Trong quá trình khai thác cảng các loại tàu đều có chung một thủ tục giao nhận hàng như nhau
Mỗi loại hàng khác nhau đều có một cách bốc xếp khác nhau.
Đối với các loại hàng đặc biệt như :xăng dầu ,khí đốt sẽ được khai thác cách xa cảng một khoảng nhất định theo quy định tránh rũi ro khi xảy ra cháy nổ
Trong quá trình khai thác thời tiết sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình bốc xếp hàng đặc biệt là loại hàng rời đổ đống,hàng bao kiện
93 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 8396 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy trình khai thác cảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc
Đoàn thủ tục kiểm tra tại phao số 0: với thực vật (nông – lâm sản): tàu chỉ được phép cậpcảng khi đã được cấp giấy tiến hành kiểm dịch không trùng/mọt; với động vật phải có Giấy kiểm định động vật.
2.4 Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn:
Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh cửa
khẩu Cảng Sài Gòn, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo công tác quản lý xuất nhập cảnh chặt chẽ về mặt an ninh, đúng pháp luật.
Hiện nay, để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các khách hàng có tàu cập cảng,
Biên phòng Cửa khẩu Cảng Sài Gòn đã triển khai chương trình khai báo điện tử để phục vụ công tác khai báo được chính xác, nhanh chóng. Vì thế, khi cập cảng, tàu chỉ việc xếp dỡ hàng hóa chứ không phải mất thời gian làm thủ tục khai báo như trước đây. Đó là một trong rất nhiều bước tiến về cải cách thủ tục hành chính tại Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn (Bộ đội Biên phòng TPHCM).
Thủ tục tại Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn: đại lý khai báo về người và tàu
nước ngoài, liên hệ Đội thủ tục Biên phòng cửa khẩu Cảng Sài Gòn để gửi danh sách, hộ chiếu của các thuyền viên trên tàu. Trước khi tàu đi, đại lý gửi danh sách thuyền viên có mặt cho Đội thủ tục Biên phòng để hoàn tất thủ tục rời bến.
2.5 An ninh cảng biển:
Thực hiện các quy định tại Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển
(International Ship and Port Facilities Security Code - ISPS), Cảng Sài Gòn đã được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phù hợp về an ninh tàu biển cho các bến Cảng Nhà rồng Khánh hội, Tân thuận, Tân thuận 2 và hệ thống các bến phao thuộc Cảng Sài Gòn quản lý.
Trong trường hợp chủ tàu/đại lý có yêu cầu về việc tìm hiểu thông tin (giấy chứng
nhận phù hợp về an ninh cảng biển và cấp độ an ninh đang được áp dụng) hoặc ký Giấy cam kết an ninh cảng biển phục vụ cho công tác an ninh cảng biển, vui lòng gặp Cán bộan ninh cảng biển của các Cảng trực thuộc (nơi có tàu neo đậu) hoặc Cán bộ an ninh cảng biển của Phòng Kinh doanh Khai thác Cảng Sài Gòn nếu tàu neo đậu tại phao để phối hợp thực hiện.
2.6 Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn:
Là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên trách về việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập
khẩu tại các cửa khẩu. Hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng Sài Gòn đều phải chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan.
Đại lý sẽ thông báo cho Hải quan về thông tin tàu vận chuyển hàng hoá sẽ cập
cảng (gửi lược khai hàng hóa có ghi rõ cảng xếp cảng dỡ, Hải quan sẽ xác nhận bằng cách đóng dấu).
BƯỚC 3
XÍ NGHIỆP LAI DẮT TÀU BIỂN CẢNG SÀI GÒN
Sau khi nhận kế hoạch từ bộ phận Điều độ, làm thủ tục tại Cảng vụ, Hoa tiêu, đại
lý liên hệ Xí nghiệp Lai dắt tàu biển Cảng Sài Gòn để yêu cầu tàu lai phục vụ cho tàu.
3.1 Quy định của Cảng vụ về lai dắt:
a. Sử dụng tàu lai trong điều kiện hàng hải bình thường:
Trong điều kiện hàng hải bình thường, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài có
chiều dài lớn nhất (LOA) từ 80 mét trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng, bến phao hoặc quay trở, di chuyển vị trí neo đậu trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng, bến
phao phải sử dụng tàu lai hỗ trợ theo quy định sau:
1. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 80 mét đến dưới 95 mét: ít nhất 01 tàu lai
với công suất tối thiểu 500 mã lực.
2. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 95 mét đến dưới 120 mét: ít nhất 02 tàu lai
với công suất tối thiểu 500 mã lực mỗi tàu.
3. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 120 mét đến dưới 145 mét: ít nhất 02 tàu lai
với công suất tối thiểu mỗi tàu theo thứ tự là 500 và 1.000 mã lực.
4. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 145 mét đến dưới 160 mét: ít nhất 02 tàu lai
với công suất tối thiểu mỗi tàu 1.000 mã lực.
5. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 160 mét đến dưới 175 mét: ít nhất 02 tàu lai
với công suất tối thiểu mỗi tàu theo thứ tự là 1.000 và 1.500 mã lực.
6. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 175 mét đến dưới 190 mét: ít nhất 02 tàu lai
với công suất tối thiểu mỗi tàu 1.500 mã lực.
7. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 190 mét đến dưới 205 mét: ít nhất 02 tàu lai
với công suất tối thiểu mỗi tàu theo thứ tự là 1.500 và 2.000 mã lực.
8. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 205 mét trở lên: ít nhất 02 tàu lai với công
suất tối thiểu mỗi tàu 2.000 mã lực.
9. Tàu thuyền di chuyển dọc cầu cảng bằng tời kéo dây của tàu không phải sử
dụng tàu lai dắt. Trường hợp xét thấy cần thiết, các tàu thuyền này và tàu thuyền có chiều dài lớn nhất dưới 80 mét cũng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ.
b. Sử dụng tàu lai trong điều kiện hàng hải không bình thường:
1. Trong điều kiện hàng hải không bình thường, Giám đốc Cảng vụ quy định cụ
thể số lượng và công suất tàu lai hỗ trợ tàu thuyền khi điều động rời, cập cầu, bến phao trên cơ sở tham khảo ý kiến của thuyền trưởng và tổ chức hoa tiêu hàng hải liên quan.
2. Đối với tàu thuyền có thiết bị hỗ trợ điều động, Giám đốc Cảng vụ sẽ xem xét
miễn hoặc giảm số lượng tàu lai hỗ trợ trên cơ sở tính năng của thiết bị hỗ trợ, đề nghị bằng văn bản của thuyền trưởng, khuyến nghị bằng văn bản của hoa tiêu dẫn tàu và các điều kiện thực tế khác.
3.2 Thủ tục tại Xí nghiệp Lai dắt tàu biển Cảng Sài Gòn:
Đại lý liên hệ bộ phận trực ban lai dắt để gửi order thuê tàu lai, thoả thuận phương
thức thuê và các yêu cầu khác.
- Đối với khách hàng thường xuyên: ký hợp đồng dài hạn, tạm ứng và thanh toán
sau theo hợp đồng đã ký.
- Đối với khách hàng vãng lai, tàu tự làm đại lý: liên hệ bộ phận cảng phí phòng
Kinh doanh Khai thác để ước tính số tiền tạm ứng tàu lai và phải tạm ứng cảng phí (bao gồm cầu bến, tàu lai, buộc mở dây, đổ rác) trước khi tàu cập cầu. Khách hàng có thể đóng tiền mặt tại phòng Tài chính Kế toán - Cảng Sài Gòn (vào các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6) hoặc tại bộ phận Thương vụ (thu hộ vào thứ 7, chủ nhật) và trình biên lai tạm ứng cho bộ phận Thương vụ để nhận được Giấy chấp nhận tàu (từ bộ phận Kế hoạch, phòng Kinh Doanh Khai thác). Trước khi tàu rời bến, khách hàng phải hoàn tất các công đoạn thanh toán tại bộ phận Thương vụ phòng Kinh Doanh Khai thác và tại Xí nghiệp lai dắt tàu biển.
BƯỚC 4
CẢNG XẾP DỠ HÀNG HÓA
(Cảng Nhà Rồng-Khánh Hội, Tân Thuận, Tân Thuận 2, Hành khách Tàu biển
trực thuộc Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn)
Trong thời gian tàu neo đậu và làm hàng tại cảng, đại lý có thể liên hệ với người
có trách nhiệm của cảng (nơi có tàu neo đậu) để phối hợp và giải quyết các vấn đề về cẩu bờ, kho bãi, các trang thiết bị dụng cụ xếp dỡ để tăng năng suất, giải phóng tàu hoặc để giải quyết việc tranh chấp, cụ thể:
- Bộ phận Khai thác, ban Kinh doanh Khai thác để giải quyết vần đề về cẩu bờ,
kho bãi, các trang thiết bị dụng cụ xếp dỡ, công nhân xếp dỡ, kỹ thuật xếp dỡ hàng hóa,
phối hợp giải quyết các tranh chấp về hàng hóa giữa tàu, chủ hàng với cảng...
- Bộ phận Thương vụ, ban Kinh doanh Khai thác để giải quyết vần đề về hợp
đồng, thanh toán các chi phí phát sinh.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH KHAI THÁC CHUNG CỦA CẢNG
II.1. Quy trình khai thác chung của cảng phục vụ cho hàng container và hàng tổng hợp
Quy trình giao nhận hàng container
QUI TRÌNH GIAO NHẬN CONTAINER HÀNG NHẬP TỪ SÀ LAN VÀO BÃI
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Phòng Khai Thác
Container
Tiếp nhận thông tin về
lô hàng nhập
_ Ban Thương Vụ - Thủ tục & Ban Khai Thác
- Tiếp nhận thông tin về lô hàng nhập, xem xét những thông tin đặc biệt về lô
hàng (nếu có)
- Thông báo thông tin kế hoạch tiếp nhận lô hàng cho: Bộ phận Thủ Tục - Chứng
Từ; Bộ phận Trực Ban Sản Xuất (Bằng Email hoặc điện thoại)
- Attach List
- Draft Bill
2
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Lập hồ sơ hải quan
chuyển cảng &
hoàn tất thủ tục hải
quan
_ Bộ Phận Thủ Tục – Chứng từ
- Liên hệ Hãng tàu nhận: Giấy uỷ quyền, Manifest, Bill of Loading, các giấy tờ
khác (nếu có).
- Nhập các thông tin vào phần mềm CMS, lập bộ hồ sơ chuyển Cảng
- Thanh lý hải quan chuyển cảng tại cảng liên kết và Cảng Đồng Nai
- Thông báo cho: Các bên liên quan sau khi hoàn tất thủ tục hải quan chuyển cảng.
- Hồ sơ chuyển cảng
- Manifest
- Bill of Loading
- Biên bản bàn giao
- Giấy uỷ quyền Hãng tàu
3
Ban Khai Thác
Lập kế hoạch và tổ chức
khai thác
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Đăng ký và xác báo thời gian phương tiện cặp cảng liên kết để nhận container
hàng (nếu có)
- Lập kế hoạch nhập container hàng vào bãi.
- Cung cấp List container nhập thực tế gửi cho các bên liên quan
- Tổ chức, điều hành nhập container hàng theo kế hoạch
- List Container Nhập thực tế
4
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện
tổ chức sản xuất tại
cầu tàu
_ Bộ phận Điều độ Cầu tàu
-Tiếp nhận, điều động phương tiện, sắp xếp vị trí phương tiện cập bến làm hàng.
- Giám sát đôn đốc: Phương tiện, Công nhân làm hàng đúng kế hoạch.
- Lập xác báo thời gian phương tiện ra vào cầu cảng
- Xác báo thời gian
phương tiện ra/vào
cảng
5
Ban Khai Thác
Kiểm tra, đối chiếu
giao nhận container
với phương tiện
_ Bộ phân kiểm tra tình trạng container
- Kiểm tra tình trạng,số container, số seal và phân loại container theo tiêu chuẩn
quy định
_ Bộ phân Giao nhận cầu tàu
- Kiểm tra và đối chiếu: số container, tình trạng Container, Seal giao nhận với
chủ phương tiện vận chuyển.
- Kết toán sản lượng với các bên liên quan..
- Cập nhật số liệu vào phần mềm CMS
- Biên bản kết toán
sản lượng với các
biên liên quan
6
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện
tổ chức sản xuất tại
cầu tàu
_ Bộ phận Điều Độ Bãi:
- Bố trí Bãi, Block để tiếp nhận container theo quy định
- Điều động xe nâng, giám sát xếp container vào bãi đúng vị trí
- Kiểm tra và xác nhận tình trạng container theo thực tế.
- Cập nhập vị trí container vào phần mềm CMS.
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Báo cáo sản lượng container nhập cho các bên liên quan.
- Phiếu điều động xe
nâng
Tàu container cập bến
2. QUI TRÌNH GIAO CONTAINER HÀNG NHẬP TỪ BÃI LÊN XE KHÁCH HÀNG
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Bảo vệ Cảng
Kiểm tra theo
quy định của công ty
_ Bảo vệ cổng cảng :
- Kiểm tra theo quy định của công ty
- Hướng dẫn khách hàng cho xe vào khu vực làm thủ tục.
2
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Kiểm tra chứng từ
Phát hành phiếu
EIR
Thông quan tại
Hải quan Cảng
_ Khách hàng: Hoàn tất thủ tục Hải quan tại quầy Hải quan giám sát
_ Bộ phận Thủ tục - Chứng từ.
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ ( D/O, Giấy Giới thiệu)
- Kiểm tra số liệu trong hệ thống phần mềm CMS so với chứng từ
- Liên hệ Điều Độ Bãi để xác định chính xác vị trí container và phát hành phiếu EIR.
- Viết phiếu yêu cầu cân xe (nếu có)
- Lưu chứng từ: D/O, Giấy giới thiệu, EIR (liên trắng).
- Tờ Khai Hải Quan đã
thông quan
- Lệnh giao hàng
(D/O)
- Giấy mượn container
- Giấy Giới Thiệu
- Phiếu yêu cầu cân xe
(nếu có)
3
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Lập kế hoạch và tổ chức
khai thác
_ Bộ phận Kế toán - Thu Ngân
- Căn cứ theo các phương án trên EIR để thu tiền khách hàng.
- Phát hành hóa đơn cho khách hàng (hoặc lập bảng đối chiếu theo dõi công nợ)
- Phiếu EIR
- Hoá đơn
4
Không cân hàng
Ban Khai Thác
Ghi giờ xe vào cổng
nhận container
Trạm cân
Có cân hàng
_ Trạm cân
- Cân trọng lượng xe (nếu có)
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng vào):
- Cập nhật ngày, giờ xe vào cảng vào hệ thống phần mềm CMS.
- Hướng dẫn tài xế (khách hàng) và khu vực bãi container hàng nhập (nếu có)
- Phiếu yêu cầu cân xe
- Phiếu EIR
5
Ban Khai Thác
Điều động phương
tiện làm hàng.
Xác nhận tình trạng
container khi giao
_ Bộ phận Điều độ bãi :
- Căn cứ thông tin trên phiếu EIR để tác nghiệp làm hàng.
- Viết phiếu điều động xe nâng
- Giám sát việc nâng container lên xe khách hàng
- Xác nhận tình trạng container khi giao cho khách hàng (nếu có đối với container lạnh)
- Cập nhập các thông tin tác nghiệp tại bãi vào phần mềm CMS
- Phiếu EIR
- Phiếu điều động xe
nâng.
- Nếu đảo chuyển
container trong
bãi thì Điều độ
bãi ghi lại vị trí
mới container và
cập nhật vào
phần mềm CMS
6
Ban Khai Thác
Ghi giờ xe ra cổng
Thanh lý HQGS cổng
Trạm cân
Có câng hàng
Không cân hàng
_ Hải Quan Giám Sát: Xác nhận thanh lý cổng ra trên phiếu EIR.
_ Trạm cân:
- Tiến hành cân trọng lượng xe hàng và in phiếu cân giao cho khách hàng (nếu có)
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng ra):
- Kiểm tra các thông tin trên phiếu EIR so với thực tế.
- Cập nhập thông tin xe ra cổng vào phần mềm CMS.
- Phiếu EIR ( Có xác
nhận của HQ cổng)
- Phiếu cân
7
Bảo vệ Cảng
Kiểm tra theo quy
định của công ty
_ Bảo vệ cổng:
- Kiểm tra theo quy định của công ty và cho xe rời cảng.
Cần cẩu bốc container từ bãi lên xe
3. QUY TRÌNH KHAI THÁC CONTAINER HÀNG XUẤT TỪ XE VÀO BÃI
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Bảo vệ Cảng
Kiểm tra theo
quy định của công ty
_ Bảo vệ cổng cảng :
- Kiểm tra theo quy định của công ty
- Hướng dẫn tài xế (khách hàng) cho xe vào khu vực làm thủ tục.
2
Ban Khai Thác
Kiểm tra tình trạng
container
_ Bộ phận Giám định tình trạng container:
- Kiểm tra và xác nhận tình trạng container, số container và lập “Phiếu giám định tình
trạng container” giao cho tài xế (khách hàng)
- Hướng dẫn tài xế (khách hàng) vào Văn phòng Thương vụ làm thủ tục.
- Packing List
- Phiếu xác nhận tình
trạng container, ghi rõ
seal hãng tàu, hải
quan (nếu có )
3
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Kiểm tra thông tin
Phát hành phiếu EIR
_ Bộ phận Thủ tục - Chứng từ
- Kiểm tra và cập nhật thông tin trên “Packing list” và “Phiếu giám định tình trạng
container” vào phần mềm CMS.
- Phát hành “phiếu EIR”.
- Lập “phiếu yêu cầu cân xe” (nếu có)
- Lưu chứng từ: Packing List, EIR (liên trắng.)
- Lưu lại thông tin khách hàng để liên hệ khi cần thiết.
- Packing List
- Phiếu EIR
- Phiếu xác nhận tình
trạng container
- Phiếu yêu cầu cân xe
- Nếu Container bi
hư hỏng nặng thì
nhân viên Thương
vụ - Thủ tục liên hệ
với hãng tàu để xử
ý
4
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Phát hành hoá đơn
_ Bộ phận Kế toán - Thu Ngân
- Căn cứ theo phương án trên phiếu EIR để thu tiền.
- Nhập thông tin vào hệ thống phầm mềm CMS.
- Thu tiền và phát hành hoá đơn cho khách hàng.
- Lưu chứng từ: Hóa đơn.
- Phiếu EIR
- Hoá đơn
5
Không cân hàng
Ban Khai Thác
Kiểm tra thông tin trên
EIR & Ghi ngày,
giờ xe vào cảng
Trạm cân
Có cân hàng
_ Trạm cân
- Tiến hành cân trọng lượng xe và hàng (nếu có)
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng vào):
- Cập nhật ngày, giờ xe, container vào cảng vào phần mềm CMS.
- Hướng dẫn khách hàng liên hệ Điều Độ Bãi để vào bãi để hạ container.
- Phiếu yêu cầu cân xe
- Phiếu EIR
6
Ban Khai Thác
Điều động và giám
sát phương tiện làm
hàng
_ Bộ phận Điều Độ Bãi
- Kiểm tra và thực hiện theo phương án trên “Phiếu EIR”.
- Kiểm tra thông tin trên “Packing list” để xắp xếp container theo từng tàu xuất
- Lập “Phiếu điều động xe nâng” và giám sát việc hạ conatiner vào bãi
- Đóng dấu xác nhận “Container đã hạ bãi” lên “phiếu EIR”.
- Cập nhật vị trí container hạ bãi vào phần mềm CMS.
- Phiếu EIR
- Phiếu điều động xe
nâng.
- Packing list
7
Có câng hàng
Không cân hàng
Ban Khai Thác
Kiểm soát xe ra cổng
Trạm cân
_ Trạm cân:
- Cân và phát hành phiếu cân giao cho khách hàng (nếu có)
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng ra):
- Nhận “Phiếu EIR” đã đóng dấu “Container đã hạ bãi” và cập nhật ngày, giờ xe rời
cảng vào phần mềm CMS
- Lưu chứng từ: Phiếu EIR (Liên vàng)
- Phiếu cân (nếu có)
- Phiếu EIR
8
Bảo Vệ Cảng
Kiểm tra theo quy
định của công ty
_ Bảo vệ cổng:
- Kiểm tra theo quy định của công ty
Xe vận chuyển container vào bãi
4. QUY TRÌNH KHAI THÁC CONTAINER HÀNG XUẤT TỪ BÃI XUỐNG SÀLAN:
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Thanh lý HQ cảng
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Phát hành phiếu :
Vào sổ tàu
_ Khách hàng: Hoàn tất thủ tục Hải Quan
_ Bộ phận Thủ tục - Chứng từ
- Theo dõi và cập nhật chứng từ thanh lý Hải Quan cho container đã hạ bãi chờ xuất.
- Kiểm tra thời hạn “Closing time” hoặc “Cut off tại Cảng Đồng Nai” để phát hành
“Phiếu vào sổ tàu” cho khách hàng.
- Tờ khai hải quan đã
thanh lý và được
HQGS tại Cảng Đồng
Nai xác nhận
- Phiếu vào sổ tàu.
- Nếu khách hàng
vào sổ tàu sau giờ
Closing Time thì
vẫn tiến hành vào
sổ tàu cho khách
tuy nhiên Bộ phận
Thủ tục - Chứng từ
sẽ ghi chú vào
phiếu vào sổ tàu và
không chịu trách
nhiệm khi rớt
hàng.
2
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Lập hồ sơ Hải Quan
Chuyển Cảng
_ Bộ phận Thủ tục – Chứng từ.
- Cập nhật và đối chiếu List Container đủ điều kiện xuất với Trưởng Ca Điều Độ.
- Chốt số liệu container xuất tàu tại thời điểm “Closing Time” tại Cảng Đồng Nai
- Cập nhập danh sách Container đã hạ bãi chờ xuất / Đủ điều kiện xuất vào phần mềm
CMS
- Cung cấp List container xuất theo từng chuyến tàu cho các bộ phận liên quan
- Lập hồ sơ chuyển cảng.
- Đối chiếu List Container xuất với Hãng tàu, Cảng liên kết.
- List Container hạ bãi
chờ xuất đã thanh lý
HQ
- Công văn đề nghị
chuyển cảng
3
Ban Khai Thác
Lập kế hoạch và tổ
chức sản xuất
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Cập nhật list container dự kiến xuất hàng ngày
- Lập kế hoạch xuất hàng gửi cho các bên liên quan
- Kiểm tra List container thực tế xuất tàu, phân bổ container xuất tàu cho phương tiện
nhận container theo list container hàng xuất và gửi các bên liên quan.
- Tổ chức, điều hành thực hiện xuất hàng theo kế hoạch
- Container Loading
List
4
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện tổ chức sản xuất tại bải
_ Bộ phận Điều độ bãi
- Căn cứ vào Container loading list kiểm tra thực tế số lượng, tình trạng container
chuẩn bị xuất tàu theo kế hoạch
- Bố trí điều động phương tiện để tác nghiệp làm hàng.
- Conatiner Loading
List.
- Phiếu CMC
5
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện
tổ chức sản xuất tại
cầu tàu
_ Điều độ Cầu tàu
- Tổ chức tiếp nhận, điều động phương tiện, sắp xếp vị trí để phương tiện nhận
container
- Giám sát đôn đốc: Phương tiện, Công nhân làm hàng đúng kế hoạch.
- Lập xác báo thời gian phương tiện ra vào cầu cảng
- Conatiner Loading
List.
- Xác báo thời gian
6
Ban Khai Thác
Kiểm tra, đối chiếu
giao nhận container
với phương tiện
_ Giao nhận cầu tàu
- Kiểm tra và đối chiếu: số container, tình trạng Container, Seal giao nhận với chủ
phương tiện vận chuyển.
- Kết toán sản lượng, tình trạng container thức tế giao nhận với phương tiện vận
chuyển.
- Cập nhật số liệu tác nghiệp vào phần mềm CMS
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Đăng ký và xác báo thời gian phương tiện cặp cảng liên kết.
- Conatiner Loading
List.
- Biên bản kết toán
sản lượng với các bên
liên quan
7
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Hoàn tất thủ tục Hải
Quan Chuyển Cảng
_ Bộ phận Thủ tục – Chứng từ .
- Làm Biên bản bàn giao Hải quan, thanh lý Hải quan bãi, cầu tàu tại cảng Đồng Nai
- Chuyển Biên bản bàn giao hàng xuất đến cảng liên kết.
- Vào sổ tàu tại Cảng liên kết.
- Báo cáo số lượng container thực xuất với hãng tàu.
- Container Loading
List
- Công văn chuyển
cảng
- Biên bản bàn giao
- Biên nhận vào sổ tàu
- Full export container
report
5. QUI TRÌNH KHAI THÁC CONTAINER RỖNG NHẬP TỪ SÀ LAN VÀO BÃI
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Phòng Khai Thác
Container
Tiếp nhận thông tin về
lô rỗng nhập
_ Ban Thương Vụ- Thủ tục & Ban Khai Thác
- Tiếp nhận thông tin về lô rỗng nhập, xem xét những thông tin đặc biệt về lô
hàng (nếu có)
- Thông báo thông tin kế hoạch tiếp nhận lô hàng cho: Bộ phận Thủ tục - Chứng
từ; Bộ phận Trực Ban Sản Xuất (Bằng Email hoặc điện thoại)
- Attach List
2
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Lập hồ sơ hải quan
chuyển cảng & hoàn
tất thủ tục hải quan
chuyển cảng
_ Bộ Phận Thủ Tục – Chứng từ
- Liên hệ Hãng tàu nhận: Giấy uỷ quyền, các giấy tờ khác (nếu có).
- Nhập các thông tin vào phần mềm CMS & Lập hồ sơ chuyển Cảng (Nếu có)
- Thanh lý hải quan chuyển cảng tại cảng liên kết và Cảng Đồng Nai
- Thông báo cho: Các bên liên quan sau khi hoàn tất thủ tục hải quan chuyển
cảng.
- Hồ sơ chuyển cảng
- Biên bản bàn giao
- Giấy uỷ quyền Hãng
tàu
3
Ban Khai Thác
Lập kế hoạch và tổ chức
tiếp nhận lô container
rỗng nhập
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Đăng ký và xác báo thời gian phương tiện cặp cảng liên kết để nhận container
rỗng (nếu có)
- Lập kế hoạch nhập container rỗng vào bãi.
- Tổ chức, điều hành nhập container hàng theo kế hoạch
- List Container Nhập
4
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện
tổ chức sản xuất tại
cầu tàu
_ Bộ phận Điều độ Cầu tàu
- Tiếp nhận, điều động phương tiện, sắp xếp vị trí phương tiện cập bến làm hàng.
- Giám sát đôn đốc: Phương tiện, Công nhân làm hàng đúng kế hoạch.
- Lập xác báo thời gian phương tiện ra vào cầu cảng
5
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện
tổ chức sản xuất tại
cầu tàu
_ Bộ phân kiểm tra tình trạng container
- Kiểm tra tình trạng,số container, số seal và phân loại container theo tiêu chuẩn
quy định
_ Bộ phân Giao nhận cầu tàu
- Kiểm tra và đối chiếu: số container, tình trạng Container, Seal giao nhận với
chủ phương tiện vận chuyển.
- Kết toán sản lượng với các bên liên quan..
- Cập nhật số liệu vào phần mềm CMS
- List Container rỗng
nhập
- Biên bản kết toán
sản lượng với các
biên liên quan
6
Ban Khai Thác
Kiểm tra, đối chiếu
giao nhận container
với phương tiện
_ Bộ phận Điều Độ Bãi:
- Bố trí Bãi, Block để tiếp nhận container theo quy định
- Điều động xe nâng, giám sát xếp container vào bãi đúng vị trí
- Kiểm tra và xác nhận tình trạng container theo thực tế.
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Báo cáo sản lượng container nhập thực tế cho các bên liên quan.
- Phiếu điều động xe
nâng
- List container rỗng
thực nhập.
6. QUY TRÌNH NHẬN CONTAINER RỖNG TỪ XE KHÁCH HÀNG VÀO BÃI :
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Bảo Vệ Cảng
Kiểm tra theo quy
định của công ty
_ Bảo vệ cổng cảng :
- Kiểm tra theo quy định của công ty
- Hướng dẫn tài xế (khách hàng) cho xe vào khu vực làm thủ tục.
2
Ban Khai Thác
Kiểm tra tình trạng
container
_ Bộ phận Giám định tình trạng container:
- Kiểm tra và xác nhận tình trạng container, số container và lập “Phiếu giám định tình
trạng container” giao cho tài xế (khách hàng)
- Hướng dẫn tài xế (khách hàng) vào Văn phòng Thương vụ làm thủ tục.
- Lệnh hạ rỗng
- Phiếu giám đinh tình
trạng container
3
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Phát hành phiếu giao
nhận container
(EIR)
_ Bộ phận Thủ tục - Chứng từ.
- Kiểm tra và cập nhật các thông tin trên “Lệnh hạ rỗng” và “Phiếu giám định tình
trạng container” vào phần mềm CMS.
- Phát hành: “Phiếu EIR”
- Lưu chứng từ: Lệnh hạ rỗng, Phiếu EIR (liên trắng.), Phiếu giám định tình trạng
container
- Lệnh hạ rỗng
- Phiếu EIR
- Phiếu giám định tình
trạng container
4
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Thu tiền & Phát hành
hoá đơn
_ Bộ phận Kế toán - Thu ngân
- Căn cứ theo phương án trên “phiếu EIR” để thu tiền (hoặc ghi nợ)
- Tạm thu phí vệ sinh, sửa chữa, lưu vỏ container (nếu có)
- Cập nhật thông tin khách hàng vào phầm mềm CMS và phát hành “Hoá đơn”
- Phiếu EIR
- Hoá đơn
- Phiếu tạm thu
5
Ban Khai Thác
Cập nhật ngày, giờ xe
vào cổng kiểm tra
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng vào)
- Cập nhật ngày, giờ xe, container vào cảng vào phần mềm CMS.
- Hướng dẫn khách hàng liên hệ Điều độ Bãi để vào hạ container rỗng.
- Phiếu EIR
6
Ban Khai Thác
Điều động xe nâng
hạ container vào
bãi container rỗng
_Bộ phận Điều độ bãi
- Kiểm tra phương án trên “Phiếu EIR”, lập “Phiếu điều động xe nâng”
- Giám sát việc hạ conatiner vào bãi
- Đóng dấu xác nhận “Container đã hạ bãi” lên “Phiếu EIR”
- Cập nhật thông tin vào phần mềm CMS
_ Tài xế xe nâng: Hạ container theo yêu cầu của Điều độ bãi.
- Phiếu EIR
- Phiếu điều động xe
nâng.
7
Ban Khai Thác
Kiểm tra thông tin
trên EIR & Ghi giờ
xe ra cổng kiểm tra
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng ra):
- Nhận “Phiếu EIR” đã đóng dấu “Container đã hạ bãi” và cập nhật ngày, giờ xe rời
cảng vào phần mềm CMS
- Lưu chứng từ: Phiếu EIR (Liên vàng)
- Phiếu EIR
8
Bảo Vệ Cảng
Kiểm tra theo quy
định của công ty
_ Bảo vệ cổng:
- Kiểm tra theo quy định của công ty và cho xe rời cảng rỗng
7. QUY TRÌNH KHAI THÁC CONTAINER RỖNG XUẤT TỪ BÃI XUỐNG SÀLAN:
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Ban Khai Thác
Tiếp nhận thông tin về
lô container rỗng xuất
_ Quản lý Depot
- Tiếp nhận thông tin về lô container rỗng xuất từ khách hàng và các bộ phận liên
quan
- Lập List Container rỗng xuất theo yêu cầu khách hàng.
- Thông báo cho các bộ phận liên quan lập kế hoạch xuất rỗng
2
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Lập danh sách
container rỗng xuất
_ Bộ phận Thủ tục – Chứng từ.
- Xác nhận thông tin thanh toán của lô hàng.
- Cập nhập list container rỗng xuất vào CMS.
- Hoàn tất các thủ tục Hải quan liên quan (nếu có)
-List Container rỗng
xuất
- Chứng từ thanh toán
của lô hàng.
3
Ban Khai Thác
Lập kế hoạch và tổ
chức sản xuất
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Lập kế hoạch xuất rỗng
- Cung cấp List container rỗng xuất, phân bổ container xuất tàu cho phương tiện
nhận container rỗng theo list container rỗng xuất và gửi các bên liên quan gửi cho
các bên liên quan
- Tổ chức, điều hành thực hiện sản xuất trong ca theo kế hoạch.
- Empty Container
Loading List
4
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện
tổ chức sản xuất tại bãi
_ Bộ phận Điều độ bãi
- Căn cứ vào Container loading list kiểm tra thực tế số lượng, tình trạng container
chuẩn bị xuất tàu theo kế hoạch
- Bố trí điều động phương tiện để tác nghiệp làm hàng.
- Cập nhập các thông tin vào phần mềm CMS
- Empty Conatiner
Loading List.
- Phiếu điều động xe
nâng.
5
Ban Khai Thác
Điều động phương tiện
tổ chức sản xuất tại
cầu tàu
_ Điều độ Cầu tàu
- Tiếp nhận, điều động phương tiện, sắp xếp vị trí để phương tiện nhận container
- Giám sát đôn đốc: Phương tiện, Công nhân làm hàng đúng kế hoạch.
- Lập xác báo thời gian phương tiện ra vào cầu cảng.
- Emty Conatiner
Loading List.
6
Ban Khai Thác
Kiểm tra, đối chiếu
giao nhận container
với phương tiện
_ Giao nhận cầu tàu
- Kiểm tra và đối chiếu: số container, tình trạng Containergiao nhận với chủ
phương tiện vận chuyển.
- Kết toán sản lượng Container thực tế giao nhận với các bên liên quan.
- Cập nhật số liệu vào phần mềm CMS
_ Trưởng Ca Điều Độ
- Đăng ký và xác báo thời gian phương tiện cặp cảng liên kết để xuất hàng.
- Emty Conatiner
Loading List.
- Biên bản kết toán
sản lượng với các bên
liên quan.
8. QUI TRÌNH GIAO CONTAINER RỖNG TỪ BÃI LÊN XE KHÁCH HÀNG
Bước
Quy trình
Mô tả công việc của bộ phận
Chứng từ
Ghi chú
1
Ban Khai Thác
Kiểm tra theo quy
định của công ty
_ Bảo vệ cổng cảng :
- Kiểm tra theo quy định của công ty
- Hướng dẫn tài xế (khách hàng) cho xe vào khu vực làm thủ tục.
2
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Kiểm tra chứng từ
Lập Giấy đề nghị cấp
container rỗng
_ Bộ phận Thủ tục - Chứng từ
- Kiểm tra các thông tin: Hãng tàu; loại container , số booking theo lệnh cấp rỗng.
- Phát hành Giấy đề nghị cấp container rỗng
- Lưu chứng từ: Lệnh cấp rỗng.
- Lệnh cấp rỗng
- Giấy đề nghị cấp
container rỗng
- Ghi chú loại
hàng đóng
container trên
“Giấy đề nghị
cấp rỗng” nếu
có yêu cầu của
hãng tàu
3
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Thu tiền (hoặc lập
bảng kê theo dõi)
_ Bộ phận Kế toán - Thu Ngân
- Căn cứ theo phương án tác nghiệp trên lệnh cấp rỗng thu tiền khách hàng
(hoặc lập bảng đối chiếu theo dõi công nợ)
- Giấy đề nghị Cấp
Container rỗng
- Lệnh cấp rỗng.
4
Ban Khai Thác
Ghi giờ xe vào cổng
nhận container rỗng
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng vào)
- Cập nhập: ngày, giờ xe vào cảng vào phần mềm CMS.
- Hướng dẫn tài xế (khách hàng) và khu vực bãi container rỗng (Nếu có)
- Giấy đề nghị Cấp
Container rỗng
5
Ban Khai Thác
Điều động phương
tiện nâng container
Xác nhận tình trạng
container khi giao
_ Bộ phận Điều độ bãi :
- Căn cứ thông tin trên “Giấy đề nghị cấp container rỗng” lập “Phiếu điều động xe nâng”
- Giám sát việc cấp container cho khách hàng.
_ Tài xế xe nâng: Thực hiện nâng container theo thông tin trên “Phiếu điều đông xe
nâng”
_ Bộ phận Điều độ bãi :
- Xác nhận tình trạng, số container, loại container thực tể khi giao cho khách hàng trên
“Giấy đề nghị cấp rỗng”
- Yêu cầu khách hàng cho xe dừng tại khu vực cổng kiểm tra và hướng dẫn khách hàng
vào nhận phiếu EIR và Hoá Đơn
- Phiếu điều động xe
nâng.
- Giấy đề nghị cấp
container rỗng
6
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Phát hành phiếu giao
nhận container EIR
_ Bộ phận Thủ tục - Chứng từ
- Căn cứ thông tin : Số container thực tế trên Giấy đề nghị cấp rỗng đối chiếu lại với lệnh
cấp rỗng và nhập các thông tin vào phần mềm CMS
- Phát hành phiếu EIR cho khách hàng
- Lưu chứng từ: Lệnh cấp rỗng; Phiếu EIR liên trắng; Giấy đề nghị cấp rỗng
- Phiếu EIR
- Giấy đề nghị cấp
container rỗng
- Lệnh cấp rỗng
7
Ban
Thương vụ - Thủ tục
Phát hành Hoá đơn
_ Bộ phận Kế toán - Thu Ngân
- Căn phương án tác nghiệp làm hàng phát hành Hoá đơn cho khách hàng
- Lưu chứng từ: Hoá dơn.
- Hoá đơn
8
Ban Khai Thác
Kiểm soát xe ra cổng
_ Bộ phận cổng kiểm tra (Cổng ra):
- Câp nhập ngày giờ xe, container ra cổng vào phần mềm CMS
- Lưu chứng từ : phiếu EIR ( liên vàng)
- Phiếu EIR
9
Bảo vệ Cảng
Kiểm tra theo quy
định của công ty
_ Bảo vệ cổng:
- Kiểm tra theo quy định của công ty và cho xe rời cảng
Quá trình giao nhận hàng tổng hợp
1.- Cảng nhận hàng từ tàu:
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và cơ quan chức năng khác như hải quan, điều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng.
- Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hàm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mật mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào thì mới cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa vào kho bãi. Trong quá trình dỡ hàng đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi vào Taly Sheet.
- Hàng sẽ được xếp lên xe ôtô và vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển và ghi rõ số lượng, loại hàng và số B/L.
- Cối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.
- Lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào biên bản kết toán này, xác nhận số lượng thực giao so với bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L.
- Lập các giấy tờ cần thiết trong các quá trình giao nhận như giấy chứng nhận hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.
2.- Cảng giao hàng cho chủ hàng:
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng;
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản;
- Chủ hàng mạng biên lại lại nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O;
- Chủ hàng mạng 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng;
- Chủ hàng làm thủ tục hải quan. Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.
ĐỐI VỚI HÀNG KHÔNG LƯU KHO, BÃI TẠI CẢNG:
- Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than, quặng, thực phẩm, ... thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ hải quan và trao cho cảng B/L, lệnh giao hàng (D/O). sau khi đối chiếu với bản lược khai hàng hoá Manifiest, cảng sẽ lên hoá đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận hàng.
Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhận bằng phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho. Đối với tàu vẫn phải lập Tally Sheet và ROROC như trên.
ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU PHẢI LƯU KHO, BÃI CỦA CẢNG:
Việc giao nhận hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp cho nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó tiến hành giao hàng cho tàu.
1. Giao hàng xuất khẩu cho cảng:
- Giao danh mục hàng hoá XK (Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ.
- Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng.
- Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng.
- Giao hàng vào kho, bãi cảng.
2. Giao hàng xuất khẩu cho tàu:
- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
+ Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan.
+ báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận thông báo sẳn sàng.
+ Giao cho cảng danh mục hàng hoá xuất khẩu để bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ sở cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo plan).
+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng.
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:
+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếu cần).
+ Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao lên tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm cảng phải ghi số lượng hàng giao vào final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet.
+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phả lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Rêcipt) để lập vận đơn. sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập bảng tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Đây cũng là cơ sở để lập B/L.
- Lập bộ chứng từ thanh toán.
+ Căn cứ vào hựp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L, hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng, khối lượng, ...
+ Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần.
+ Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho.
+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ KHÔNG LƯU KHO, BÃI TẠI CẢNG:
Đây là các hàng hoá xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng ký với cảng và ký hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba (cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên.
II.2. Quy trình khai thác chung của cảng phục vụ cho hàng gỗ thanh và gỗ dăm
Gỗ thanh
Khi tàu cập bến cần truc sẽ bắt đầu đưa cần ra rồi chụp lấy gỗ sau đó sẽ xoay cần trục vào bãi và đổ lên bãi
Cần cẩu bốc hàng từ xa lan
Cần trục thả hàng tại bến
Gỗ dăm
Tương tự như hàng gỗ thanh nhưng đỗi với gỗ dăm thì sẽ dung gầu ngoặc hoặc băng chuyền để bốc xếp
II.3. quy trình khai thác chung của cảng phục vụ cho hàng dầu và chế phẩm dầu mỏ
Sau gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành dầu khí Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thàng đầu tàu của nền kinh tế quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất nước.Đã phát hiện và khai thác nhiều mỏ dầu khí,và đưa việt nam vào hàng ngủ là những nước xuất khẩu dầu thô,góp phần quan trọng cho sự ổn định và phát triễn kinh tế quốc dân thời gian qua.Với nhu cầu đòi hỏi cao để có thể đáp ứng việc vận chuyển dầu mỏ xảy ra nhanh thi cảng là nơi lý trưởng nhất để phuc vụ việc vận chuyển và giao nhân hàng hóa dầu mỏ.
Việc vận chuyển va khai thác dầu mỏ ở cảng tưởng chừng là đơn giản ,nhưng nếu quá trình này không được khai thác đúng cách thì sẽ để lại những hậu quả rất là nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên ,củng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người chúng ta.
Tác hại của việc tràn dầu trên biển
Với những hậu quả nghiêm trọng như vậy công trác vận chuyển ,xếp dở và hàng giao nhận hàng dầu mỏ hóa lỏng phải tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn ,phòng chống cháy nổ va bảo vệ môi trường nên đòi hỏi phai có những nguyên tắc trong việc giao và nhận loại mặt hàng nay.
các nguyên tắc giao nhận hàng dầu mỏ đối với tàu biển
các yêu cầu trước khi giao nhận hàng
hàng dầu mỏ là một trong những loại hàng hóa được vận chuyển đặc biệt trên tàu chuyên dụng nên đòi hỏi các quy định khắt khe về an toàn,về phòng chống cháy nổ trong khi tàu làm hàng tại cảng.Trước khi tiến hành công tắc giao nhận với tàu,các yêu cầu đối với kho cảng và đối với tàu được quy định cụ thể:
yêu cầu đối với cảng:
phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất kỷ thuật như: bồn đủ sức chứa,đủ các điều kiện giao nhận hàng,đủ hệ thống thông tin,đảm bảo đủ hệ thống chiếu sáng cho các khu vưc làm hàng tại cảng,các phụ kiện hổ trợ cầu cảng phải bảo đảm chắc chắn cho tàu neo đậu ,các phương tiện khắc không được phép qua lai tại khu vực làm hàng ,cấm các công việc vệ sinh nhiệt trên cảng
yêu cầu đối với tàu chở dầu mỏ:
tàu vào làm hàng phải neo đậu,buộc chắc chắn,đảm bảo đủ ổn định,đảm bảo đủ chiếu sáng đủ khu vực chiếu hàng trên tàu,tàu phải có các thiết bị đo như: nhiệt kế ,áp kế,barem bồn chứa cùng các bảng hiệu chỉnh.sau khi kiểm tra an toàn của kho bồn,cầu cảng,hệ thống ống nối,bơm,kiểm tra tính hợp pháp của barem bồn chứa va các bảng hiệu chỉnh,một công việc rất quan trọng khác như hồ sơ hàng hóa,quá trình vận chuyển hàng hóa,biên bản đo tính hàng hóa tại cảng sếp,biên bản thừa thiếu tại cáng sếp dở
2. quá trình khai thác của cảng hàng dầu mỏ,và chế phẩm dầu mỏ
B1: khi tàu cập cảng ,tàu lai dắt sẽ ra khu nước đợi tàu để lai dắt tàu vào neo đậu tại bến
B2: Khi đảm bảo được các yêu cầu và thông số để đảm bảo cho việc hút dầu mỏ thì quá trình hút sẻ được diễn ra,các ống hút dầu được nối với máy bơm của tàu để hút dầu vào bể chứa dầu.dầu sẽ được bơm từ dưới bể chứa cho đến khi đầy bể chứa ở trong kho cảng,quá trình này cũng đươc diễn ra như vậy khi giao hàng từ bến cảng
B3: khi hoàn quá trình hút dầu thì người thực hiện công tác hút dầu sẽ thông báo cho thuyền trưởng biết để làm thủ tục cho tàu dời khỏi bến.
B4: tàu sẽ bắt tự di chuyển ra vũng quay tàu và tiếp tục di chuyển ra luồng tàu.kết thúc quá trình làm hàng trên bến.
quá trình lắp đặt ống hút dầu
II.4. Quy trình khai thác chung của cảng phục vụ cho hàng rời đổ đống và hàng đóng bao
1. khái niện và quy trình làm việc chung của cảng khai thác hàng rời đổ đống
a. hàng rời đổ đống
1.khái niệm
Hàng rời là những loại hàng có dạng nhỏ mảnh, trong khai thác và vận chuyển không được đống bao mà được để thành đống. Những hàng này như than, đá, cát,quặng
Các hàng này thường được khai thác bằng gầu ngoạm, băng chuyền
2.Quy trình khai thác
Các hàng rời được sắp xếp thành đống trong bãi, nếu hàng được xếp gần chổ neo đậu tàu hàng thì thường được dùng máy cẩu trục xoay có gàu ngoạm để khai thác dễ dàng. gầu ngoạm truc xoay sẽ liên tục xúc hàng rời vào gàu và đưa lên nơi chứa hàng trêntàu (thường là nơi kínít gió để tránh cuốn bụi gây ô nhiễm trên tàu)
Một gàu ngoạm đang đổ hàng lên tàu
Nếu hàng rời có bãi ở xa gần chổ neo đậu của tàu hàng thì có thể thiết kế các băng chuyền và dùng các máy hỗ trợ để đưa hàng rời lên băng chuyền chuyển lên tàu. Có thể thiết kế thêm mái che cho băng chuyền để hoạt động được cả khi thời tiết mưa gió.
Một hệ thống băng chuyền đang chuyển đá lên tàu
B.hàng bao kiện
1. Khái niệm
Là các hàng hóa đóng thành bao như gạo, ximăng, phân bón đóng bao
Thường được dùng băng chuyền hay cần cẩu nhiều móc để khai thác hiệu quả.
2.Quy trình khai thác
Nếu dùng cần cẩu bóc xếp thì các hàng trong kho sẽ được vận chuyển ra gần nơi neo đậu của tàu nhờ các phương tiện chuyên dụng trong cảng, sau khi hàng được đem ra đến gần nơi neo đậu thì các bao kiện sẽ được móc vào cần cẩu và được bóc xếp lên tàu vận chuyển
Hàng bao kiện được cẩu lên tàu
Nếu dùng băng chuyền thì các bao kiện sẽ được đưa lên băng chuyền từ trong kho nhờ các phương tiện thiết bị phụ trợ khác để đưa lên tàu vận chuyển.
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ
III.1. quá trình làm việc của các thiết bị phục vụ trên bến.
Thiết bị trên bến :thường sử dụng cần trục giàn chuyên dụng,hoặc cần trục vạn năng có đầu lắp thiết bị chụp container,các cần trục bánh lốp di động.....
1.cần trục SSG
Đây la loại cần trục chạy trên ray sức nâng tới 50T ,tầm với lớn thuận tiên cho việc bốc xếp những con tàu container có trọng tả lớn,khẩu độ giửa hai hang cần trục rộng có thể bố trí nhiều làn xe và tốc độ di chuyển nhanh.
Quá trình làm việc : khi tàu cập bến làm hàng xe tời trên cần trục sẽ chạy ra và thả khung chụp container xuống rồi chụp container nâng lên khỏi tàu rối xe tời chạy vào bên trong và hạ container len những chiếc xe tải đầu kéo va nó sẽ chở container vào bãi.
2.Cần trục bánh lốp Gottwald HSK 300
Cần trục Gottwald có sức nâng 80T,chiều cao nâng 12m ,di chuyển trên bánh lốp khá linh động,dùng để bốc xếp nhiêu loại hàng (thay khung chụp bằng móc cẩu hoặc gầu ngoạm ),tầm với lớn thuận tiện cho việc bốc xếp những tàu container lớn.
Quá trình làm việc : Khi tàu làm hàng cập bến cần trục sẽ xoay cần chạy tời tới đúng vị trí cần bốc hàng rồi thả khung chụp xuống chụp container rồi từ từ cẩu lên và xoay tới vị trí các xe đầu kéo chở container va hạ xuống,xe sẽ chở vào bãi.
3.Cánh tay tải (Loading Arms )
Cánh tay tải dùng để mở nắp hầm tàu một trong những thiết bị không thể thiếu trong cảng dầu.
4. Máy bơm dầu.
Máy bơm dầu : Dung để hút dầu từ tàu lên các thùng Silo ở trên bãi thông qua các đường ống.
5) Cổng trục :
Cổng trục là một thiết bị nâng hạ phục vụ chủ yếu là trên bãi, năng suất của cổng trục phụ thuộc vào chu kỳ làm hàng (chu kỳ phụ thuộc vào cao trình mặt nước với cao trình bến )
Quá trình làm việc : khi tàu cập bến (xe đầu kéo ) → cổng trục hướng cần về hướng của tàu ( xe ) → thả khung chụp, điều chỉnh khung chụp vừa thùng container → khóa khung chụp và nâng khung lên → xoay cần trục về vị trí cần đặt → hạ và mở khóa khung chụp, và ngược lại.
III.2. quá trình làm việc của các thiết bị phục vụ trên bãi.
w Các thiết bị phục vụ trên bãi chủ yếu là thiết bị nâng hạ;
w Tùy thuộc vào hàng hóa mà bãi sẽ được trang bị các thiết bị phù hợp và đạt năng suất cao nhất;
w Các thiết bị nâng hạ chủ yếu : cầu cổng, khung, RTG, RMG, cần trục bánh xích, cần trục bánh lốp., các thiết bị này hoạt động chủ yếu là trên bãi;
w Bãi có chức năng : phân loại, chứa hàng và chờ hàng trong quá trình xuất, nhập hàng. Do bãi có nhiều loại mặt hàng như : than, container, bao kiện, để đạt được năng suất cao nhất đòi hỏi phải lựa chọn các thiết bị phù hợp. Ví dụ như mặt hàng than thì ta dùng cần trục bánh xích hoặc bánh lốp, hàng container thì sử dụng cẩu cổng, khung, RTG hoặc RMG sẽ đạt được năng suất cao nhất.
Một số thiết bị phục vụ trên bãi
Cổng trục ALSTOM
w Cổng trục ALSTOM có sức nâng từ 5T đến 500T, với các bánh xe di chuyển trên ray, do hãng KUHNEZUG Crane – CHLB Đức sản xuất
Nguyên lý hoạt động : xe đầu kéo chở hàng vào trong bãi gần thiết bị→ Xe tời ở bên trên dịch chuyển ra phần cầu trục nhô nằm phìa ngoài ray cần trục → thả, điều chỉnh khung chụp→ chụp container từ xe đầu kéo nâng lên rồi xe tời dịch chuyển vào bên trong và xếp container vào bãi (xe đầu kéo ) và ngược lại.
2. Cần trục RTG (Rubber Tyred Grantry ) và RMG
a) RTG là cần trục bánh lốp phục vụ cho bãi năng suất phu thuộc vào chu kỳ làm hàng.
w RTG KALMAR E-ONE2 do KONECRANES sản xuất trụ sở đặt tại Phần Lan là loại cần trục bánh lốp hiện đại nhất khung chụp chạy hoàn toàn bằng điện và sử dụng khung chụp BROMA nhẹ hơn các loại khác 2000kg, do broma thiết kế hệ thống head-block.
Quá trình làm việc : xe đầu kéo chở hàng vào trong bãi gần thiết bị→ xe tời ở bên trên dịch chuyển và hạ khung chụp xuống thùng và khóa khung chụp lại→ tời kéo khung chụp container từ xe đầu kéo nâng lên → rồi xe tời dịch chuyển vào bên trong và xếp container và ngược lại.
b) Cần trục bánh ray ( RMG )
w Cần trục RMG chạy trên ray,sức nâng 80T ,khoảng cách ray 35m ,chiều dài cầu trục nhô 3.5m , chiều cao nâng 15.4m .Khoảng cách ray lớn, làn xe chạy phía ngoài tiết kiệm diện tích.
Nguyên lý hoạt động : xe đầu kéo chở hàng vào trong bãi gần thiết bị→ xe tời ở bên trên dịch chuyển và hạ khung chụp xuống thùng và khóa khung chụp lại→ tời kéo khung chụp container từ xe đầu kéo nâng lên → rồi xe tời dịch chuyển vào bên trong và xếp container và ngược lại.
3. Cần trục bánh xích (Hitachi KH180-3)
wCần trục bánh xích là thiết bị phục vụ trên bãi năng suất phụ thuộc vào diện tích múp gầu, thời gian quăng gầu và thời gian xe vân chuyển.
Hitachi KH180-3 là cần cẩu bánh xích có sức nâng 50T sản xuất tại Nhật Bản, chiều dài cần 31m, múp cẩu 50t.
Quá trình làm việc : khi tàu chở hàng cập bến→cần cẩu hạ múp xuống tàu lấy hàng→kéo múp lên và xoay cần vào trong bãi→cho hàng xuống và ngược lạ
3.Xe nâng container trên bãi Reach Stacker RSH 4536
chiều cao cần nâng khi hết cỡ 15.05m , sử dụng động cơ VOLVO TAD952VE, công suất 250/2000.Dùng để bốc xếp container trên bãi thành từng hàng.
Nguyên lý làm việc : Khung chụp container ở đầu cần trục sẽ chụp container sau khung nâng sẽ nâng lên hoặc hạ xuống xếp container thành từng hàng,từng cộ
III.3. quá trình làm việc của các thiết bị phục vụ trong kho.
Giới Thiệu Các Thiết Bị
STT
LOẠI HÀNG
THIẾT BỊ
ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT
1
BÁCH HÓA
XE NÂNG HÀNG
Q=3T
2
CONTAINER
CÁC LOẠI TRỤC XÍCH(BÃI)
Q=20T
3
THÉP
CÁC LOẠI TRỤC XÍCH(BÃI)
Q=9T
4
XI MĂNG
XE NÂNG HÀNG
Q=3T
5
DẦU
ỐNG BƠM
ỐNG ĐƯỜNG KÍNH 250mmm
Xe nâng container tren bãi
XE NÂNG TMC- NHẬT BẢN
XE NÂNG HÀNG KAMASU 4D98E
Quá Trình Làm Việc Của Các Thiết Bị
Tuỳ vào từng loại xe mà có quá trình làm việc khác nhau. Tuy nhiên các loại thiết bị trong kho luôn làm việc cơ bản theo các bước sau:
KếtLuận
Các thiết bị làm việc trong kho rất đa dạng và phong phù. Tuỳ vào nhu cầu công việc giá thành, tài chính của công ty mà ta lựa chọn thiết bị phù hợp để tận dụng hết công dụng cũng như khả năng của các thiết bị này
III.4. quá trình làm việc của các thiết bị vận chuyển.
Các xe vận chuyển tùy thuộc vào cảng ,để phân bố các loại xe hợp lý trong cảng đó, nhằm tạo năng xuất cao và tốt nhất cho thuận tiện cho công việc trên cảng sau đây em xin trình bày quá trình làm việc của các thiết bị làm việc trong cảng container, vì là cảng vừa xuất , và nhập , nên nó cũng bao gồm các quá trình vẩn chuyển của các xe trong các cảng khác.
Một số loại xe dung để vận chuyển hàng hóa trong cảng
Xe container
Là loại xe chủ yếu được bố trí nhiều trên cảng containaer.
Quy trình làm việc của xe container tùy thuộc vào khu vực làm việc của nó như:
Quy trình giao nhận hàng từ sà lan vào bãi:
Tiếp nhận thông tin từ lô hàng,xem xét những thông tin và tiếp nhận lô hàng,sau khi làm xong các thủ tục nhận hàng ,”bộ phận điều độ cầu tàu “ sẽ tiếp nhận , điều động phương tiện ,sắp xếp vị trí cập bến làm hàng
Kiểm tra tình trạng số lượng container,số seal và phân loại container theo tiêu chuẩn theo quy định , xác nhận lại lượng hàng được báo cáo .” bộ phận điều độ bãi” sẽ bố trí bãi block để tiếp nhận container theo quy định, điều động xe nâng,giám sát xếp coantainer vào bãi vào đúng vị trí,
Báo cáo sản lượng nhập cho các bên có liên quan.
Quy trình giao hàng nhập từ bãi lên xe vận chuyển;
Xe được bảo vệ cảng kiểm tra ,hướng dẫn vào khu vực làm thủ tục,và nhận hóa đơn, xe được đưa đi cân trọng lượng xe (nếu có).
bộ phận điều đọ bãi” điều động xe nâng, giáp sát container lên xe,xác nhận tình trạng container ,cập nhận thông tin từ bãi.
Tiến hàng cân trọng lượng xe và nhận phiếu cân (nếu có) , sau khi kiểm tra thông tin trên phiếu so thực tế.
Xe được bảo vệ cảng kiểm tra 1 lần nữa và được cho rời cảng.
Quy trình hàng xuất từ xe vào bãi:
Xe được bảo vệ kiểm tra , hướng dẫn vào khu vực lam thủ tục, kiểm tra và xác định tình trạng của container,số container và lập phiếu đưa cho tài xế.
Sau khi kiểm tra và cập nhập thông tin container, lập phiếu cân xe (nếu có),lưu thông tin khách hàng .... nhận hóa đơn.
Tiến hàng cân trọng lượng xe và hàng,cập nhật ngày giờ xe vào cảng, xe được hướng hẫn vào bãi để hạ container ,” bộ phận điều độ bãi” sẽ điều động xe nâng để hạ hàng và giám sát và báo cáo lại.
Sau khi hạ hàng xong xe được đem đi cân lại (nếu có),nhận phiếu”EIR” đã đóng dấu container đã hạ hàng, cập nhập ngày giờ rời cảng, bảo vệ sẽ kiểm tra theo quy định .
Quá trình khai thác hàng xuất từ bãi xuống sà lan:
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan,cập nhập list containerdự tính xuất hàng,lên kế hoạch xuất hàng gửi cho các bên liên quan,
“điều độ cầu tàu” tổ chức tiếp nhận điều động phương tiện,sắp xếp vị trí nhận contaoner,lập báo thời gian phương tiện ra vào cảng.
Kiểm tra và đối chiếu , số lượng và tình trạng container ....với chủ điều động phương tiện vận chuyển
Làm biên bản giao hải quan , thanh lý bãi quan bãi, báo cáo số lượng container xuất.
KẾT LUẬN
Trong quá trình khai thác cảng các loại tàu đều có chung một thủ tục giao nhận hàng như nhau
Mỗi loại hàng khác nhau đều có một cách bốc xếp khác nhau.
Đối với các loại hàng đặc biệt như :xăng dầu ,khí đốt sẽ được khai thác cách xa cảng một khoảng nhất định theo quy định tránh rũi ro khi xảy ra cháy nổ
Trong quá trình khai thác thời tiết sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình bốc xếp hàng đặc biệt là loại hàng rời đổ đống,hàng bao kiện
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Table of Contents
1
2
3
4
5
6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_quy_trinh_khai_thac_cang_292.docx