Cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng
thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên
trong thời gian qua, việc phát triển cao su một cách quá nhanh đồng thời cùng với sự
biến động giá cả thị trường cao su thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển
ngành hàng cao su tại thị trường trong nước. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có
những chính sách, kế hoạch, cần phải thật sự tỉnh táo để phân tích diễn biến của thị
trường để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa
ngành cao su Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ
đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sử dụng hợp đồng tương lai phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm cao su của công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam caosumina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 10
trên thị trường London được Ngân Hàng Kỹ Thương Techcombank áp dụng, Ngân
hàng Á Châu thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán vàng.
+ Cung ứng thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối. M ột số Ngân hàng năng
động giờ đây không chỉ tập trung vào những sản phẩm kinh doanh ngân hàng truyền
thống mà còn hướng tới nghiên cứu triển khai các phái sinh hiện đại.
° Những hạn chế:
+ Khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với như cầu thực tế: các giao dịch kỳ
hạn và giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối lượng các
giao dịch này ở các Ngân hàng Thương M ại vẫn còn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp
dẫn đối với khách hàng. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tỷ giá giữa
USD/VND được Ngân hàng Nhà Nước can thiệp khá ổn định với mục đích hỗ trợ cho
xuất khẩu
+ Nhận thức về các công cụ phái sinh chưa phổ biến và chưa am hiểu sâu sắc
về các công cụ từ các doanh nghiệp.
+ Tính hiệu quả kém của thị trường làm cho các giao dịch phái sinh không phát
huy hết vai trò là công cụ dựa trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn
chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận
+ Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ.
+ Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị
trường khác vẫn chưa hình thành hoặc trong giai đoạn phôi thai. Điều này một phần
xuất phát từ nguyên nhân về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng
khoán phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa
được đảm bảo do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như
các nhà đầu khi tham gia trên thị trường chứng khoán trong vận dụng các biện pháp để
hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi.
+ Khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh trên thị trường chưa được
hoàn thiện. Các giao dịch phái sinh mà các Ngân hàng Thương Mại kinh doanh trên
thị trường ngoại hối được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà
Nước còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt
động của các giao dịch này.
Công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ thuật tài
chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền kinh tế
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 11
nào. Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa chung vào hơi thở chung của nền kinh tế toàn
cầu.
Từ những nguyên nhân trên một yêu cầu cấp thiết đặt ra là chúng ta cần có một
hệ thống giải pháp tích cực để triển khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài
chính.
II.Hợp đồng tương lai (Futures contract)
1.Khái niệm
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên
thị trường giao dịch hợp đồng tương lai để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất
định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong
tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định
ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (Futures Price), còn giá của
hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Dù cho thời điểm giao hàng, giá
hàng hóa trên thị trường có biến động theo chiều hướng nào chăng nữa thì giá bán theo
hợp đồng tương lai vẫn không thay đổi. Do vậy, hợp đồng tương lai được coi là công
cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả
các nhà nhập khẩu.
(Nguồn:
lai/40081838/87/)
2.Đặc điểm
Hợp đồng tương lai (HĐTL) có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp
đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, HĐTL có thể được chia thành các đặc
điểm chính sau:
Các điều khoản trong HĐTL được tiêu chuẩn hóa.
Là hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
Được lập tại Sở Giao Dịch (SGD) qua các cơ quan trung gian.
Phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐTL đều được thanh lý trước thời
hạn.
Các điều khoản trong HĐTL được tiêu chuẩn hóa.
Trong Thị trường tương lai (TTTL), các hoạt động mua bán được thực hiện liên
tục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Do đó, các điều khoản
trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa một cách tối đa giúp cho việc ký kết hợp đồng
nhanh chóng, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 12
trong Thị trường tương lai là: tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp đồng, thời gian giao
hàng, địa điểm giao hàng.
Tên hàng phải là chính hàng hóa được phép giao dịch trên SGD đó. Hàng
hóa đó có thể là một loại hàng hóa thông thường hoặc cũng có thể là các công cụ tài
chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, chỉ số… Mỗi SGD chỉ giao dịch một số loại
hàng hóa nhất định. Do đó, người tham gia thị trường chỉ được phép giao dịch các
hàng hóa cho phép trong SGD đó. Trong trường hợp người nông dân muốn bảo vệ cho
hàng hóa của mình nhưng hàng hóa đó không được mua bán trên SGD thì họ có thể
bán bằng một HĐTL của loại hàng hóa tương tự.
Ví dụ như người nông dân thu hoạch Bắp hạt vàng loại 4, trong khi đó, SGD
chỉ cho phép giao dịch loại 1 và loại 2, thì người nông dân có thể thực hiện các HĐTL
thanh toán bù trừ đối với Bắp loại 2 để bảo hộ cho giá Bắp loại 4 của mình.
Chất lượng hàng hóa cũng được tiêu chuẩn hóa. Hàng hóa được phân thành
các mức chất lượng khác nhau nhưng thông thường thì SGD chỉ cho phép giao dịch
một vài mức chất lượng nhất định.
Độ lớn là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Độ lớn
mỗi HĐTL về mỗi loại hàng hóa đều được thống nhất và hầu như được thống nhất trên
toàn thế giới giúp cho việc mua bán giữa các TTTL trên thế giới dễ dàng hơn. Chẳng
hạn như một hợp đồng vàng có khối lượng là 100 ounces, hợp đồng dầu thô là 1000
barrels, hợp đồng Yen Nhật là 12.500.000 ¥, hợp đồng cà phê Arabica là 37.500
pounds (tại NYMEX), hợp đồng cà phê Robusta là 1 lot = 10 tấn (tại LIFFE),… việc
qui định độ lớn mỗi hợp đồng sao cho không quá lớn để những nhà bảo hộ nhỏ cũng
có khả năng tham gia, không quá nhỏ vì khoản được bảo hộ hoặc đầu cơ sẽ không bù
đắp được chi phí hoa hồng hay các chi phí khác.
Thời điểm giao hàng (thời điểm đáo hạn hợp đồng) thường được xác định là
tháng giao hàng trong năm. Trong tháng giao hàng đó, ngày giao hàng được quy định
cụ thể tuỳ vào loại hàng hóa và thị trường. Ví dụ như hợp đồng Bạc được đáo hạn vào
tháng 3, 5, 7, 9, 12; hợp đồng tiền tệ qui định tháng đáo hạn là 3, 6, 9, 12;…
Thời điểm giao hàng là điều kiện xác định để nhằm phân biệt đối tượng được
giao dịch trong HĐTL, ví dụ như: HĐTL cao su tháng 3 năm 2005 khác với HĐTL
cao su tháng 5 năm 2005…
Địa điểm giao hàng trong HĐTL do SGD quy định. Việc giao hàng này xảy
ra khi các bên mong muốn thi hành hợp đồng.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 13
Sự tiêu chuẩn hóa các điều khoản chủ yếu trong HĐTL là một trong những đặc
điểm để phân biệt HĐTL với các loại hợp đồng khác.
HĐTL là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
Khi lập một HĐTL thì các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ vào trong mối
liên hệ đó. Trong đó bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định cho
bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá thoả thuận
trước. Còn bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thoả thuận trong hợp
đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong tương lai.
Đặc điểm trên cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt HĐTL với một loại hợp
đồng phái sinh khác là hợp đồng quyền chọn (Options). Trong hợp đồng quyền chọn
thì chỉ bên mua quyền được mua (Buy Call) hoặc mua quyền được bán (Buy Put) mới
có quyền, bên còn lại (Sell Call – Sell Put) không có quyền mà phải thực hiện nghĩa
vụ mà mình cam kết với bên kia.
Như vậy, cả hai bên trong quan hệ HĐTL đều bị ràng buộc bởi những quyền và
nghĩa vụ nhất định. Và để đảm bảo cho các HĐTL được thi hành nên SGD đã qui định
các biện pháp bảo đảm đối với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc ký quỹ hoặc các giấy
tờ chứng minh khác.
HĐTL được lập tại SGD qua các cơ quan trung gian (CQTG) .
Ở trong Thị trường chứng khoán, các loại chứng khoán có thể được mua bán
trên SGD hoặc ở thị trường tự do nhưng trong TTTL thì các H ĐTL chỉ được lập trên
SGD. Việc mua bán qua SGD trong TTTL làm cho các nhà đầu tư không cần quan
tâm đến đối tác của mình. Chỉ cần các bên tuân thủ quy định pháp luật khi ký kết thì
quyền và nghĩa vụ các bên sẽ được bảo đảm. Bởi vì, việc giám sát đảm bảo thực hiện
hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia trong TTTL đã có CQTG đảm nhiệm.
Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì CQTG sẽ cân
đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư; còn trong trường hợp các bên muốn được
thi hành hợp đồng thì CQTG sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận
hàng tại kho hoặc nơi do CQTG chỉ định.
Ngoài CQTG ra thì còn có nhiều bên khác làm trung gian giúp cho việc giao
kết HĐTL. Đó là các công ty thanh lý thành viên, các Công ty giao sau, các quỹ đầu
tư,… làm trung gian giữa nhà đầu tư với CQTG. Các bên này có nhiệm vụ giúp CQTG
xác định tư cách tham gia TTTL của các nhà đầu tư, giúp họ giao dịch bằng cách nhận
lệnh của họ và đem đấu giá trên sàn.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 14
HĐTL phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐTL đều được thanh lý trước
thời hạn.
Tiền bảo chứng là biện pháp bảo đảm thi hành hợp đồng, bắt buộc đối với cả
bên bán và bên mua. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng
tiền bằng với giá trị hàng hóa (thế chấp) để bảo đảm cho việc mua bán thì SGD chỉ
quy định một mức bảo chứng rất thấp, tùy vào loại hàng hóa. Tiền bảo chứng thấp
trong HĐTL cũng như trong hợp đồng quyền chọn là một trong những nguyên nhân
làm cho chúng trở thành những công cụ đòn bẩy tài chính mạnh nhất ngày nay. Chính
vì tiền bảo chứng thấp nên ai cũng có thể tham gia thị trường với tư cách là nhà đầu
cơ. Những nhà đầu cơ luôn kỳ vọng vào việc kiếm lời đã trở thành nhân vật chủ yếu
trong TTTL, TTTL hoạt động sôi nổi và trôi chảy là nhờ họ. Và vì thế, những người
có hàng hóa cần được bảo hộ lại được lợi, họ có thể dễ dàng lập một HĐTL bất cứ lúc
nào vì lúc nào cũng có người mua bán. Nhờ vậy mà TTTL có tính thanh khoản cao.
Cuối cùng là một đặc điểm hết sức độc đáo của HĐTL mà các dạng hợp đồng
khác không có được, đó là thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn. Trong các hợp đồng
thông thường, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa
với việc thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình
cho người khác, khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau.
Nhưng trong HĐTL thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách
dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực hiện
nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ
như thế, các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao
hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn giao
hàng thực sự thì CQTL sẽ thanh toán bù trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao
hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác.
Ví dụ: Vào tháng 2 một người (A) đã bán một hợp đồng vàng tháng 5 với giá
387 USD/ounce nhưng đến tháng 4 thì hợp đồng vàng tháng 5 chỉ còn ở giá 380
USD/ounce thì người (A) đó có thể lập một hợp đồng ngược lại với vị thế mà mình đã
có bằng cách mua lại hợp đồng vàng tháng 5 với giá 380 USD/ounce (vào thời điểm
tháng 4 thì giá cả của hợp đồng cho tháng 5 hoàn toàn có thể không phải là 380 hoặc
387 USD/ounce). Khoảng chênh lệch giá giữa giá bán và giá mua 7 USD là khoản lời
mà người (A) đó kiếm được từ việc thiết lập quan hệ hợp đồng này dù họ không cần
có một sự trao đổi hàng hóa thực sự. Trong đó, hành vi bán một hợp đồng vàng tháng
5 sẽ làm phát sinh cho người đó nghĩa vụ giao hàng (vàng) vào tháng 5. Khi người đó
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 15
thực hiện hành vi mua lại hợp đồng vàng tháng 5 có nghĩa là người (A) đó đã mua
cùng một lượng hàng mà mình đã bán trước đây; phía đối tác bên kia (B) sẽ có nghĩa
vụ giao hàng (vàng) cho người đó vào tháng 5. Như vậy, tới hạn giao hàng vào tháng
5, người (A) đó sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng nữa. CQTL hiểu là người
(A) đó sẽ dùng hàng (vàng) của phía đối tác bên kia (B) để thi hành nghĩa vụ của mình
(A). Lúc này, nghĩa vụ của người (A) đó được xem như đã chuyển cho phía đối tác kia
(B). Nói như thế, xem ra hợp đồng mua lại hợp đồng vàng tháng 5 là một hợp đồng
chuyển nghĩa vụ cho một người thứ ba. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng ở
đây không có một hợp đồng chuyển nghĩa vụ cụ thể nào giữa hai bên. Cụ thể là các
bên khi lập HĐTL thì chỉ quan tâm đến việc đối tượng trong hợp đồng là (hàng hóa)
vàng, không phải đối tượng là nghĩa vụ giao hàng.
3.Mục đích của việc sử dụng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai có thể được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro
(Hedging) hay đầu tư (Speculate). Những người giao dịch trực tiếp với hàng hóa, đặc
biệt là nhà sản xuất nông sản, công ty khai thác mỏ, sẽ sử dụng hợp đồng tương lai để
đảm bảo một mức giá xác định và bảo vệ họ trước những chuyển động thị trường trái
chiều. Hợp đồng tương lai cũng được các nhà đầu tư (Speculators) sử dụng để tìm
kiếm lợi nhuận từ xu hướng giá của hàng hóa – xu hướng lên hoặc xuống.
M ột trong những lợi thế chính của giao dịch hợp đồng tương lai là nó cho phép
đạt được lợi nhuận tiềm năng cao trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là nhờ vào tính
chất đòn bẩy chứa đựng trong hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, mặc dù tính chất đòn
bẩy và giao dịch ký quỹ cho phép đạt lợi nhuận cao thì nó cũng tiềm tàng một khoản
lỗ lớn tương đương. Chính vì vậy, bạn phải chắc chắn rằng cần phải có một chiến lược
kinh doanh rõ ràng và phải tuân thủ theo chiến lược đó một cách chặt chẽ cũng như sử
dụng lệnh dừng lỗ (Stop Loss) trong khi giao dịch.
4.Cơ chế vận hành của giao dịch hợp đồng tương lai
Để giao dịch futures, cần đặt một lệnh bán hoặc mua một hàng hoá nào đó vào
một ngày cụ thể trong tương lai - ví dụ như lúa mỳ tháng 10, thịt lợn tháng 12, hay
đồng Eurodollar tháng 6. Giá cả sẽ được quyết định khi giao dịch trên sở giao dịch
nào cung cấp thị trường giao dịch futures cho hàng hoá đó.
Ví dụ: cà phê Rosbuta giao dịch trên sàn Luân Đôn (LIFFE), cà phê Abarica trên sàn
New York (NYBOTT).
Chi phí của hợp đồng sẽ là giá trị của hàng hoá đó khi giao hàng. Nhưng giá
mua hợp đồng thì chỉ bằng một tỷ lệ nào đó (2% đến 10%, tuỳ thuộc vào ai là khách
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 16
hàng) của tổng giá trị hợp đồng. Giá này sẽ được thanh toán như một khoản cược đảm
bảo, gọi là tiền cược tối thiểu (Initial Margin).
Ví dụ: một hợp đồng cung cấp 5.000 giạ lúa mỳ có trị giá 17.500$ nếu giá lúa
mỳ là 3,5$ một giạ thì khoản tiền cược đặt ra sẽ vào khoảng 1.750$.
4.1.Đánh giá trạng thái hàng ngày
Khi một lệnh đã có người đáp ứng thường thì hợp đồng sẽ được đưa vào một
quỹ vốn (pool) trong ngân hàng của sở giao dịch cùng với tất cả các lệnh đã khớp
khác. Người mua và người bán sẽ được ghép cặp tương ứng với nhau một cách kín
đáo. Do các hợp đồng thường được giao dịch liên tục, quá trình ghép cặp sẽ luôn luôn
diễn ra.
M ọi vị trí của người giao dịch tương lai đều được theo dõi và ghi nhận trên thị
trường hằng ngày. Qui trình này đôi khi được gọi là tái thanh toán hằng ngày (Daily
Resettlement). Nghĩa là, lãi hay lỗ sẽ được ghi nhận hằng ngày. Việc nhận biết lãi và
lỗ dựa vào giá thanh toán hằng ngày vào giá tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch
(giá tương lai lúc đóng cửa). Nếu tiền trong tài khoản dưới mức duy trì thì phải gửi
tiền vào tài khoản để đưa về khoản ký quỹ ban đầu.
4.2.Ký quỹ
Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản
tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền
này được gọi là tiền ký quỹ. M ỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký
quỹ ban đầu (Initial Margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở đó. Khoản ký quỹ ban đầu
là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài khoản ký quỹ)
khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao dịch,
mỗi loại hàng hóa và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và
các dữ liệu trong quá khứ.
Sau một thời gian giao dịch nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới
mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui
định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch) thì phải chuyển thêm tiền vào tài
khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu.
Ví dụ: Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu bạn cần một
số tiền ký quỹ ban đầu (Initial Margin) là $1000, mức ký quỹ duy trì (Maintenance
M argin) là $750, giả sử bạn ở thế bên mua của hợp đồng, sau đó ngày mai giá dầu
tương lai thay đổi bất lợi cho bạn, tức giảm $2,7/thùng, bạn lỗ $2,7*100 = $270. Lúc
này tiền trong tài khoản của bạn còn $730, dưới mức $750, để được tiếp tục tham gia
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 17
giao dịch, bạn cần phải gửi vào tài khoản ký quỹ $270 để trở về mức ký quỹ ban đầu
là $1000. Khoản tiền $270 để đáp ứng giấy gọi ký quỹ (M argin Call) được gọi là
khoản bù đắp ký quỹ (Variation M argin). M ột người giao dịch mà không thực hiện
nhanh theo giấy gọi theo một khoản thời gian qui định sẽ bị thanh lý hay chấm đứt vị
trí bởi FCM (Futures commission merchant – các công ty môi giới)
4.3.Đóng trạng thái hợp đồng tương lai
Có lẽ chưa đầy 2% các hợp đồng tương lai (futures) thực sự sinh ra quá trình
trao đổi hàng hoá. Những hợp đồng còn lại thường được tiến hành theo phương pháp
bù trừ, thông qua một hay nhiều các hợp đồng khác có tính chất ngược lại.
Ví dụ: nếu mua một hợp đồng lúa mì tháng 9 với giá 3,5$ một giạ lúa và mức
cược tối thiểu là 1.750$, dự tính là giá sẽ lên.
Nếu giá của hợp đồng tăng lên, đạt tới mức 3,8$/giạ sau một tuần trong tháng 6
có bão tàn phá vụ lúa mì, tài khoản của bạn sẽ được tính cộng lên 1.500$ và bạn đang
có lợi trong cuộc chơi. Sau đó, bạn bán hợp đồng đó, điều này có nghĩa là bạn không
còn quyền mua lúa mì theo hợp đồng đó nữa và sử dụng tiền lãi thu được (trừ đi phí
hoa hồng và các chi phí khác) để đầu tư vào một hợp đồng tương lai khác.
Nhưng diễn biến này cũng có thể xảy ra theo chiều hướng khác. Nếu giá giảm
và bạn bị mất tiền đầu tư, bạn có thể bán một hợp đồng bù trừ (Offset Contract) với
giá cao nhất có thể có để huỷ quyền mua và rời khỏi thị trường trước khi bạn có thể bị
thua lỗ nặng hơn. Các báo cáo thống kê đã chỉ ra rằng có khoảng từ 79 đến 90% tất cả
những người giao dịch hợp đồng tương lai bị thua lỗ tiền trong năm thống kê đó.
4.4.Giảm các rủi ro giao dịch
M ột trong những kỹ thuật được những người giao dịch thường xuyên sử dụng
nhằm giảm bớt rủi ro bị thua lỗ quá nhiều tiền mỗi khi thị trường có biến động nhẹ là
chiến lược giao dịch dự phòng (Spread Trading), mặt khác, chiến lược này sẽ hạn chế
bớt những lợi ích mà họ có thể thu được.
Về cơ bản, chiến lược này có nghĩa là mua một hợp đồng cùng lúc với bán một
hợp đồng khác cùng cung cấp một loại hàng hoá. Thường thì một hợp đồng sẽ có lãi
còn hợp đồng kia thì thua lỗ. Điểm mấu chốt để cuối cùng có thể thu được lợi nhuận là
có được một khoản dự phòng (Spread), hay nói cách khác là khoản chênh lệch giá
giữa hai hợp đồng. Ví dụ, nếu bạn mất tiền trong một hợp đồng bán nhưng lại thu
được tiền trong một hợp đồng mua, chênh lệch giữa hai giá này chính là khoản dự
phòng. Nếu đó là 5 cent trong dự kiến của bạn, thì bạn đã thu được 250$ trên hợp
đồng đó. Nếu 5 cent đó trái với dự kiến của bạn, 250$ chính là khoản bạn sẽ bị lỗ.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 18
5.Lợi ích của hợp đồng tương lai
Công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả.
Phòng ngừa rủi ro chi phí đầu vào.
Ổn định lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh sản xuất.
Gắn hoạt động kinh doanh sát hơn với thị trường quốc tế.
6.Các rủi ro khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai
Bên cạnh những lợi ích mà hợp đồng tương lai mang lại thì bên trong nó cũng
tiềm ẩn mức độ rủi ro khá cao vì giao dịch hợp đồng tương lai không thích hợp với rất
nhiều đối tượng cá nhân và thể nhân. Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc và sự phù
hợp của loại giao dịch này đối với tổ chức.
Các rủi ro bao gồm:
Tình trạng biến động giá cả hiện nay rất phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Ký quỹ: doanh nghiệp có khả năng bị thua lỗ và mất toàn bộ số tiền ký quỹ
ban đầu hoặc bất kỳ khoản quỹ nào khác đã hoặc có nghĩa vụ đặt cọc để duy trì trạng
thái trên thị trường hàng hóa tương lai và hàng hóa giao ngay. Nếu thị trường biến
động bất lợi cho trạng thái của công ty, công ty phải ký quỹ bổ sung để duy trì trạng
thái.
Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tương lai.
Trì hoãn hoặc hạn chế quan hệ giao dịch và định giá: các điều kiện về thị
trường (tính thanh khoản) và/hoặc việc vận hành các quy tắc của thị trường (một số thị
trường có thể ngừng bất kỳ giao dịch nào hay tháng giao dịch nào vượt quá quy định
về phạm vi biến động giá) có thể làm gia tăng khả năng thua lỗ do không thanh toán
hoặc không thực hiện được giao dịch.
Các lệnh giao dịch hạn chế: đặt lệnh hạn chế như lệnh “stop-loss” hay “stop
limit” không đủ hạn chế thua lỗ bởi điều kiện của thị trường trong một số trường hợp
không cho phép thực hiện lệnh này.
Rủi ro tiền tệ: mức biến động tỷ giá trong những trường hợp phải chuyển
đổi dòng tiền chỉ định trong hợp đồng sang một dòng tiền khác có thể ảnh hưởng đến
mức lợi nhuận hoặc thua lỗ trong các giao dịch hợp đồng tương lai.
Giao dịch điện tử: giao dịch trên một hệ thống điện tử thường có những đặc
trưng khác với hệ thống giao dịch thông thường, doanh nghiệp khi giao dịch có thể
gặp các rủi ro sau; trục trặc phần cứng, phần mềm, khi hệ thống bị trục trặc, lệnh giao
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 19
dịch của doanh nghiệp có nguy cơ không thực hiện được hoặc bị vô hiệu hóa hoàn
toàn.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 20
CHƯƠN G II
ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒN G NGỪA RỦI RO
BIẾN ĐỘN G GIÁ CAO SU TẠI CÔNG TY CASUMINA.
I.Tổng quan về công ty CASUMINA
Giới thiệu công ty:
- Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU
MIỀN NAM
- Tên giao dịch: The Southern Rubber Industry Joint Stock
Company
- Tên viết tắt: CASUM INA
- Trụ sở chính: 180 Nguyễn Thị M inh Khai P.6, Q.3, TP.HCM
- Điện thoại: 848 38 362 369
- Fax: 848 38 362 376
- Email: casumina@casumina.com
- Website: www.casumina.com
- Vốn điều lệ : 422.498.370.000 đồng.
- Số tài khoản Việt Nam : 10201 00000 87771
- Số tài khoản ngoại tệ: 10202 000000 8768
Sở giao dịch 2 Ngân hàng Công thương Việt
Nam
- M ã số thuế: 0300419930
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thiết bị ngành công
nghiệp cao su.
- Kinh doanh thương mại dịch vụ
- Kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.
Sứ mệnh của CASUM INA:
Cống hiến cho xã hội sự an toàn, hạnh phúc, hiệu quả và thân thiện
Tầm nhìn của CASUMINA:
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 21
Nhà sản xuất lốp hàng đầu Đông Nam Á
Giá trị cốt lõi:
- Tin cậy : Sản phẩm, dịch vụ, con người.
- Hiệu quả: Mọi hoạt động luôn hướng đến hiệu quả.
- Hợp tác: Sẵn sàng hợp tác cùng phát triển và có lợi.
- Năng động: Luôn sáng tạo và đổi mới.
- Nhân bản: Vì con người.
II.Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai của công ty.
Sản phẩm tham gia giao dịch là cao su. Giả sử, công ty bắt đầu tham gia giao
dịch hợp đồng tương lai mua bán cao su trên thị trường TOCOM thông qua ngân hàng
môi giới Techcombank, sàn TOCOM quy định 1 lot cao su = 5 tấn.
Đây sẽ là quy trình thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai của công ty
CASUM INA tại Ngân Hàng Kỹ Thương Techcombank:
Hàng ngày đại diện công ty sẽ lên mạng giao dịch từ lúc 16h30 đến 24h. Căn
cứ bảng giá nhấp nháy và những thông tin đọc được trên màn hình nối mạng trực
tuyến, dự đoán hàng hóa mình đang buôn bán sắp tới giá sẽ lên hay xuống để đặt lệnh
mua, bán về số lượng và giá cả cho hợp đồng tương lai.
Lệnh này sẽ được chuyển về trung tâm của Techcombank. Sau khi kiểm tra cứ
liệu chắc chắn, chuyên viên giao dịch sẽ cho khớp lệnh với sàn giao dịch.
Nếu lệnh được khớp thì nó sẽ được nhập trực tiếp đến sàn giao dịch ở nước
ngoài và tại trung tâm của Techcombank. Như vậy, giao dịch coi như đã thực hiện
xong. M ỗi đơn vị hợp đồng (lot) đối với cao su là 5 tấn.
Hình 2.1 Quy trình giao dịch
Bước 1: Chuẩn bị giao dịch:
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 22
Công ty đã đáp ứng đủ các thủ tục để được cung cấp tài khoản giao dịch
như công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, mở tài khoản tại Techcombank, có sự
hiểu biết về nghiệp vụ giao dịch và có năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu giao
dịch.
Công ty nộp tiền vào tài khoản để chuẩn bị giao dịch
Công ty đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (Initial M argin,
Commission…) trước khi giao dịch.
Bước 2: Đặt lệnh giao dịch:
Lệnh có thể đặt trước hoặc trong phiên giao dịch
Khách hàng chỉ được giao dịch trong phạm vi số tiền ký quỹ
Khách hàng phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (Initial M argin,
Commission…) trước khi giao dịch
Hình 2.2: Cơ chế giao dịch:
Sàn giao dịch hoạt động theo nguyên tắc khớp lệnh tập trung
Có 2 hình thức khớp lệnh là K hớp lệnh điện tử và Đ ấu thầu trực tuyến
Lệnh và đặt lệnh:
Lệnh là một yêu cầu hay một chỉ dẫn thực hiện một giao dịch. Nó lập nên
một giao dịch giữa hai bên đối tác chủ yếu trên cơ sở văn nói.
Lệnh được nêu một cách rõ ràng, ngắn gọn, do yêu cầu thời gian thực hiện
thường rất gấp.
Các yếu tố của câu lệnh:
M ã giao dịch Mua/Bán M ặt hàng Số lượng Tháng HĐ Giá
Lệnh giao
dịch
Người Mua
Người bán
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 23
Yêu cầu lệnh
Xác nhận lệnh
Ví dụ:
1. Công ty A Mua 10lot TOCOM tháng 3 giá 1,738USD/tấn
2. Công ty B Bán 20lot AFET tháng 12 giá 111.75 cents/pound
Hình 2.3: Quy trình nhận và đặt lệnh của Techcombank
Bước 3: Đánh giá giao dịch:
Cuối ngày, sàn giao dịch sẽ đưa ra mức giá đánh giá – Settlment Price - để
đánh giá tất cả các trạng thái mở của khách hàng tham gia – Mark to market
Các báo cáo đánh giá sẽ được gửi đến khách hàng vào cuối ngày hoặc đầu
phiên giao dịch hôm sau
Hàng ngày, sàn giao dịch sẽ thực hiện việc đánh giá trạng thái mở của tất cả
các đối tượng tham gia.
Các khoản Lãi/Lỗ tạm tính sẽ được hạch toán trực tiếp vào tài khoản ký quỹ
của từng khách hàng
Bước 4: Tài khoản ký quỹ:
Techcombank thực hiện việc quản lý nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng
thông qua tài khoản ký quỹ
Khách hàng phải đóng ký quỹ bổ sung trong trường hợp Margin Call
Báo cáo giao dịch
Hàng ngày, Techcombank gửi 03 bản báo cáo đến cho Khách hàng:
Xác nhận giao dịch: thể hiện các lệnh khách hàng đã thực hiện được trong
phiên giao dịch
Đánh giá giao dịch: đánh giá các khoản lãi lỗ thực và lãi lỗ tạm tính của
khách hàng
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 24
Tài khoản ký quỹ: báo cáo tình trạng tài khoản ký quỹ
III.Mua bán cao su bằng hợp đồng tương lai qua TOCO M
1.Giao dịch cao su trên thị trường TOCOM
TOCOM là từ viết tắt của Tokyo Commodity Exchange - Thị trường hợp đồng
tương lai Tokyo. Thị trường TOCOM hiện là thị trường giao dịch lớn nhất thế giới
dành cho cao su.
Trên thị trường TOCOM người mua với người bán không gặp gỡ trực tiếp với
nhau mà giao dịch qua trung gian, môi giới là các công ty môi giới, các ngân hàng,
định chế tài chính.
Các hợp đồng tương lai mua bán cao su trên thị trường Luân Đôn được mặc
định với khối lượng 5 tấn/lô, nguồn gốc xuất xứ của cao su rất đa dạng nhưng tập
trung chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á, Nam Mỹ và Châu Phi, trong đó Việt Nam
hiện đang là nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan,
Indonesia và M alaysia - nước hiện chiếm tới 30% thị phần cao su thế giới.
Để được phép giao dịch trên thị trường Tokyo, cao su phải đạt những tiêu
chuẩn chất lượng được qui định rõ trong một bản hướng dẫn trên website của sàn giao
dịch này.
Các tháng giao hàng có thể là tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Mức xê dịch giá tối
thiểu là 1 USD/tấn ($5/lô). Ngày giao dịch cuối cùng là vào 12h30 ngày làm việc cuối
cùng của tháng giao hàng. Giờ giao dịch từ 9h40 đến 16h55.
Chính phủ chỉ định Ngân Hàng Cổ Phần Kỹ Thương Techcombank Là Ngân
Hàng đầu tiên được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng hóa phái sinh từ tháng 9 năm
2004 và tiên phong trong việc giới thiệu và phát triển sản phẩm Hợp đồng Hàng hóa
Tương lai tại Việt NamCho tới nay, các doanh nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện mua
bán trên thị trường hợp đồng tương lai Tokyo đều phải thông qua môi giới của
Techcombank. Ngân hàng này giữ vai trò đại lý giao dịch làm cầu nối cho nhà xuất
khẩu Việt Nam và doanh nhân cao su quốc tế. Sở dĩ phải làm như vậy vì khung pháp
lý của Việt Nam chưa đầy đủ đối với loại hình kinh doanh theo thông lệ quốc tế
IV.Ứng dụng hợp đồng tương lai trong giao dịch kinh doanh cao su tại
công ty.
Giao dịch hợp đồng tương lai trong giao dịch mua bán cao su được công ty sử
dụng như công cụ phòng ngừa rủi ro khi giá biến động, được thể hiện cụ thể qua các
trường hợp sau:
Trường hợp 1: Mua Futures
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 25
Trường hợp này được công ty sử dụng khi đã có hợp đồng xuất bán hang nhưng
vẫn chưa có hợp đồng thu mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước. Khi giá biến động
theo chiều hướng tăng gây bất lợi cho công ty, công ty sẽ quyết định mua lượng hàng
hóa tương ứng trên thị trường tương lai mà công ty tính toán là sẽ hợp lý, cụ thể như
sau:
Tháng 10/2013, Công ty ký hợp đồng xuất khẩu 500 tấn cao su với giá
255.9¥/kg giao hàng thực vào tháng 3/2014 nhưng do tiên liệu giá cao su biến động
theo chiều hướng tăng, gây bất lợi cho công ty nên đã quyết định mua 100 lots (1lot=5
tấn) trên thị trường tương lai với cùng mức giá trên.
Vào thời điểm giao hàng, giá tăng 265.4 ¥/kg.
Physical (hàng thực) Futures (tương lai)
Bán M ua
10/2013 255.9 255.9
3/2014 265.4 265.4
Lãi/ Lỗ
Lỗ 9.5 Lời 9.5
Rõ ràng, trên thị trường hàng thật công ty đã lỗ 9.5 ¥ nhưng trên thị trường
tương lai, công ty đã lời 9.5 ¥, khoản lời này đã bù đắp cho khoản lỗ trên.
Trường hợp 2 : Bán Futures
Trường hợp này được ứng dụng khi công ty đã thu mua được một lượng hàng
từ trong nước nhưng vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu hàng, khi giá giảm gây bất lợi
cho công ty thì công ty sẽ bán lượng hàng này trên thị trường tương lai để bảo toàn lợi
nhuận kinh doanh.
Khi mua cao su với giá 13.000đ/kg, khi xuất khẩu giá chỉ còn 12.000đ/kg, bị lỗ
1.000đ/kg
Thế nhưng vào thời điểm này, công ty đã bán ra trên thị trường tương lai một
lượng tương ứng với giá bán 15.000đ/kg, lời 2000đ/kg.
Nhờ cân đối giữa mua bán trên thị trường trong nước và thị trường tương lai,
công ty đã đảm bảo có lãi.
Nhận định chung:
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 26
Thông thường giá trên thị trường hàng thật và thị trường tương lai biến động
cùng chiều và với độ chênh lệch ổn định. Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, các
nhà XNK được bù trừ lãi lỗ thông qua 2 thị trường, khi trên thị trường hàng thật có lãi
sẽ bù đắp khoản lỗ trên thị trường tương lai và ngược lại, chính điều này làm lợi cho
các nhà XNK trong việc cố định được giá với đối tác mà không sợ biến động trên thị
trường.
Phân tích một hợp đồng cụ thể:
Giả sử có 1 hợp đồng ký ngày 2/12/2013 giữa công ty CASUM INA với công ty
The Yokohama Rubber Company, Limited., thường gọi là "ADVAN" thay cho
Yokohama. Công ty ký bán 8 lot 76.8 tấn cao su, ngày giao hàng là tháng 03/2014,
theo điều khoản về giá như sau:
Giá kỳ hạn TOCOM Rubber tháng 03/14, trừ lùi 155 USD/tấn, ngày chốt
(fix) giá cuối cùng là ngày 02/03/14.
Trong trường hợp bên bán không chốt giá vào ngày chốt giá cuối cùng, bên
mua sẽ chốt giá tự động theo giá thị trường TOCOM vào thời điểm đó. Nếu hợp đồng
chưa được chốt giá vào lúc giao hàng thì bên mua phải trả cho bên bán 70% giá trị tiền
hàng thị trường TOCOM vào tháng 03/14 theo ngày B/L trừ giá trừ lùi, khoản tiền còn
lại sẽ được trả sau khi hoàn tất việc chốt giá của toàn bộ hợp đồng.
Nếu mức giá thị trường TOCOM giao tháng 03/14 rớt xuống tới mức giá mà
bên mua đã trả 70%, ADVAN sẽ chốt giá theo giá thị trường.
Theo hợp đồng này, công ty CASUMINA đã ký với giá theo Provisional
Invoice theo giá đóng cửa ngày 19/02/2014 là 1577 USD, trừ lùi 155 USD.
Vào ngày giao hàng, ADVAN trả trước cho CASUM INA 70% giá trị tiền hàng
là : (1577 – 155) x 70% = 995 USD đây cũng là mức stop-loss, mức chặn lỗ trên hoá
đơn tạm tính.
30% còn lại, ADVAN sẽ trả cho CASUMINA vào ngày chốt giá cuối cùng.
30% phần tiền còn lại được tính như sau:
(Giá chốt – giá trừ lùi) x lượng hàng = tổng tiền thật – 70% giá trị hàng đã nhận
được theo Provisional Invoice
Giá chốt trên Final Invoice là 1,414 USD, mức trừ lùi 222 USD
Tổng tiền thật: (1414 - 222) x 76.8 = 91,545.60 USD
Future Physical
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 27
M ức tiền nhận từ 70% trên Provisional Invoice là 76,416.00 USD
M ức tiền còn lại là 15,129.60 USD
Theo hợp đồng trên, do từ lúc ký kết hợp đồng đến lúc chốt giá quy định trong
hợp đồng giá liên tục giảm nên công ty không thể chốt giá vì không thể bù lỗ, công ty
đã chuyển tháng 3 lần, kỳ hạn tháng 5, tháng 7 và chốt giá kỳ hạn tháng 9, giá trừ lùi
tăng do cộng từ khoảng chênh lệch tỷ giá giữa các kỳ hạn và cộng 20USD phí cho mỗi
lần chuyển, mức trừ lùi từ 155 USD đến 222 USD.
Vào ngày chốt giá cuối cùng, nếu CASUMINA không chốt giá mà để giá rơi
chạm mức stop-loss, CASUMINA sẽ mất quyền bán lô hàng này và ADVAN sẽ tự
động fix giá theo giá thị trường vào ngày đó, hai bên thanh lý hợp đồng, CASUMINA
sẽ nhận được 30% còn lại tuỳ thuộc khoảng chênh lệch giá, thậm chí mất luôn khoảng
tiền này nếu giá xuống quá thấp.
Sau khi ký kết hợp đồng xuất bán, đây được gọi là hợp đồng ngoại, công ty tiến
hành thu mua cao su từ trong nước, ở đây ký hợp đồng với công ty Phước Hòa (hợp
đồng nội), mua 76.8 tấn. Khối lượng hàng bán cho ADVAN phải tương đương với
lượng hàng mua trong nước. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch khối lượng vì theo thị
trường Luân Đôn, quy định 1 lot = 10 tấn, 76,8 tương đương 8 lot, nếu khoảng chênh
lệch này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vì để mua khối lượng hàng
trên công ty phải trả bằng tiền mặt cho khách hàng nội địa thông qua tiền vay của ngân
hàng, lãi suất được tính vào hàng ngày, nếu không chốt giá ở mức có lời công ty sẽ
liên tục lỗ do tiền vốn không thu được và lãi suất ngân hàng phát sinh. Giá mua hàng
nội địa phải thấp hơn giá bán kỳ hạn mới có lời, ở đây công ty mua với giá 24.800.000
đ/tấn.
Sau khi mua được lượng hàng cần thiết để xuất khẩu, công ty tiến hành giao
hành, chốt giá nhận khoảng tiền 30% còn lại, sau đó thanh lý hợp đồng, tính toán lời
lỗ.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 28
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP TRON G VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠ NG LAI
ĐỂ PHÒN G NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘ NG GIÁ CAO S U TẠI CÔ NG TY
CASUMINA.
I.Dự báo nhu cầu cao su của thị trường thế giới và khả năng cung cấp của
Việt Nam.
1.Nhu cầu cao su của thị trường thế giới
Thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2014
Giá có xu hướng giảm trong dài hạn do thế giới tiếp tục dư cung, tồn kho cao
và cầu thấp tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, theo FPTS.
Triển vọng ngành cao su thiên nhiên năm 2014
Cung cao su thế giới tiếp tục vượt cầu do cầu y ếu. Theo dự báo của Tổ chức
nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), dự kiến sản lượng cao su t oàn cầu năm 2013 đạt
11,77 triệu tấn và cầu đạt 11,59 triệu tấn. Như vậy cung vượt cầu 179 nghìn tấn.
Giá sẽ tiếp tục giảm do tồn kho cao su tại Trung Quốc đang ở mức cao, cầu thấp từ cả
Trung Quốc, M ỹ và N hật Bản. Tính đến tháng 4/2013, tồn kho cao su thiên nhiên tại 2
tổng kho lớn Thượng Hải và Thanh Đảo của Trung Quốc đạt mức 480 nghìn tấn, mức
cao nhất trong 3 năm qua , chiếm hơn 16% nhu cầu nhập khẩu cả năm 2013. Theo các
chuyên gia đầu ngành, năm 2014 giá cao su sẽ giảm trong nửa đầu năm và kéo dài
trong thời gian tới nếu các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chưa hồi
phục.
2.Khả năng cung cấp cao su của Việt Nam
2.1.Dự báo khả năng cung cấp cao su năm 2014
Theo đánh giá của Tổ chức các nước sản xuất cao su (ANRPC), sự thay đổi khí
hậu trong thời gian tới, mưa nhiều, mùa đông kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sản
lượng cao su thế giới và chỉ tăng mạnh sau năm 2014.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng xuất
khẩu cao su năm 2013 sẽ xấp xỉ 1 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 1,02 triệu tấn năm
2012. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất thì nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước 3 năm
gần đây chỉ chiếm khoảng 17-18 % so với tổng sản lượng sản xuất cả nước. Tuy
nhiên, tỷ lệ này sẽ được cải thiện kể từ năm 2013 trở đi một khi CTCP Cao su Đà
Nẵng và CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam đưa vào khai thác 2 nhà máy lốp
radian toàn thép.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 29
M ột số yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013 là Trung
Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu cao su năm nay và đồng rupee Ấn Độ tiếp tục giảm
mạnh. Tuy nhiên, xu hướng giá vẫn giảm trong dài hạn và tăng trưởng ngành trong
thời gian tới chỉ chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng sản lượng.
2.2.Thực trạng ngành hàng cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chưa bao giờ kinh doanh cao su lại khó khăn như hiện nay. Từ đầu tháng
7/2013 trở lại đây giá cao su giao dịch trên thị trường thế giới biến động khá thất
thường. Giá giao dịch vào đầu tháng 7 giảm 19 USD/tấn so với ngày cuối tháng 6
nhưng vài hôm sau lại tăng trở lại 30 USD/tấn. Đà tăng tiếp tục duy trì vài ngày sau đó
nhưng rồi lại đột ngột giảm trở lại 12 USD/tấn.
Giá cao su hiện tại chỉ còn 1.323 USD/tấn, giảm tới 1.433 USD/tấn (giá tháng
7/2013) so với thời điểm đầu tháng 3 năm 2012 khi giá cao su lên tới mức đỉnh là
2.757 USD/tấn. Trong khi đó, ở thị trường nông thôn, một số đại lý nhỏ đã không
ngừng ngại thu gom cao su với mức giá cao hơn từ 500 – 700 đồng/kg, khoảng 24.000
– 24.200 đồng/kg.
Trước diễn biến thất thường của thị trường cao su trên thế giới trong những
ngày qua đã làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh cao su càng thêm lúng túng.
Theo mức giá giao dịch của ngày 2/7 là 1.323 USD/tấn thì giá tương ứng mà các
doanh nghiệp thu mua trong nước phải là dưới 21.500 đồng/kg mới có lãi. Đằng này,
do khan hàng nên nhiều doanh nghiệp đã phải chịu lỗ tới 2.000 đồng/kg để thu gom
cao su với mức giá ngoài ý muốn là 23.500 đồng/kg.
Có thể khẳng định giá cao su trong thời gian qua không còn tuân theo quy luật
cung cầu nữa mà đang bị giới đầu cơ lũng đoạn. Bởi sản lượng cao su thực tế không
còn nhiều. Sản lượng cao su niên vụ 2012- 2013 của VN đạt 960.000 tấn, qua 6 tháng
đầu năm đã bán đươc trên 2/3 số đó.
Như vậy, lượng cao su còn lại của Việt Nam chỉ từ 220.000 đến gần 300.000
tấn thì chưa đủ để xuất theo các hợp đồng đã ký đến thời điểm này. Trong khi đó, hầu
hết sản lượng cao su của Việt Nam được bán qua khâu trung gian cho các nhà đầu cơ
nước ngoài (hiện có tổng cộng 12 doanh nghiệp nước ngoài đang thu mua cao su ở
Việt Nam).
Do bán qua khâu trung gian và xử lý thông tin kém, cộng thêm thiếu tính liên
kết nên hồi đầu tháng 6 vừa qua, các nhà đầu cơ đã tung tin rằng giá cao su sẽ tăng đột
biến vào cuối tháng do khan hiếm hàng khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam đua
nhau đầu cơ tích trữ, mạnh ai nấy làm. Chỉ sau một thời gian ngắn, khi các Quỹ đầu cơ
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 30
ngừng mua vào thì họ lại tung tin giá cao su sẽ giảm mạnh trong thời gian tới đã làm
nhiều doanh nghiệp Việt Nam chới với, sợ lỗ nên bán túng, bán tháo để trả nợ.
Đến nay, số lượng cao su còn lại của niên vụ vừa qua chưa đáp ứng đủ số lượng
hợp đồng đã ký với khách hàng, nhưng ngặt nỗi hầu hết số hàng này đang bị kẹt ở
trong dân. Doanh nghiệp cũng chỉ là người mua đi, bán lại còn người quyết định đầu
cung vẫn là người nông dân. Đây cũng là một cái khó nữa khiến các doanh nghiệp
Việt Nam vì thiếu khả năng tài chính và cung cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp đang
lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Giá thấp thì người dân và các đại lý nhỏ găm hàng
không bán, giá cao thì doanh nghiệp thua lỗ. Đó cũng là một nghịch lý.
II.Những khó khăn và hạn chế khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai
của công ty.
Tham gia vào thị trường giao dịch tương lai từ đầu năm 2012, kết quả đạt được
đó là bảo hộ được hàng hoá của mình, tuy nhiên đang trong thời gian dò dẫm thực
hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế như:
1.Khó khăn
a. Giao dịch hàng hóa trên thị trường giao sau và sử dụng hợp đồng tương lai
để thực hiện giao dịch là một vấn đề hết sức phức tạp và còn rất mới mẻ ở Việt Nam
nên cần có trình độ chuyên môn vững vàng để tham gia giao dịch.
b. Giá cao su thế giới giảm là do hoạt động giao dịch trên thị trường thế giới
khá trầm lắng vì không còn hàng, việc thu mua hàng hết sức khó khăn. Việt Nam là
nước sản xuất và xuất khẩu cao su đứng thứ tư thế giới nhưng trong những tháng qua,
hầu hết các nhà xuất khẩu cao su của Việt Nam cố thu gom cao su mủ để hoàn thành
hợp đồng xuất khẩu đã ký chứ không còn hàng để ký thêm các hợp đồng mới.
c. Hiện nay Hiệp hội Cao su Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp nhưng việc
liên kết với nhau còn rất kém, doanh nghiệp nào cũng chỉ chọn phương thức bán hàng
có lợi nhất cho công ty mình, không có sự phối hợp để điều tiết lượng hàng bán ra,
điều tiết thị trường. Thậm chí có doanh nghiệp cố tình bán phá giá thị trường, làm ảnh
hưởng tới việc kinh doanh của doanh nghiệp khác, điều này góp phần tạo điều kiện
cho giới đầu cơ thừa cơ hội thao túng thị trường.
d. Từ đầu năm đến nay, giá cao su trên thị trường liên tục giảm, doanh nghiệp
đã ký hợp đồng giao xa rồi chờ chốt giá không còn cơ hội. Nhiều hợp đồng treo hết
thời gian phải chuyển tháng, có hợp đồng từ tháng 3 chuyển sang tháng 5, giờ lại sang
tháng 7, tháng 9, thậm chí tháng 11.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 31
Tại thời điểm này, áp lực chốt giá, chuyển thời gian hợp đồng rất lớn. M ột số
hợp đồng chuyển từ tháng 7 sang tháng 9 mất phí 35 USD/tấn, chuyển sang tháng 11
mất tới 50 USD/tấn.
Thậm chí, có khi ký hợp đồng giao xa được nhà nhập khẩu ứng trước 70% hợp
đồng, giá giao dịch xuống mạnh dưới cả giá đã ứng trước, hợp đồng tự động thanh lý,
chỉ trong một ngày mà số lượng cao su Việt Nam được hốt giá rẻ tới 5.000 lot (tương
ứng 50.000 tấn). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là doanh nghiệp Việt Nam dự
báo sai diễn biến giá cả thị trường
2.Hạn chế
a. Việc nắm bắt thời cơ là rất quan trọng đối với việc kinh doanh cao su bởi
nếu bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
công ty, mà điều này phụ thuộc chủ quan vào người giao dịch, người đó phải thật sự
nhạy bén theo dõi từng diễn biến của thị trường, biến động giá, phán đoán kịp thời để
đưa ra quyết định đúng đắn nhất mà điều này công ty vẫn còn thiếu do tham gia vào
thị trường này trong thời gian quá ngắn, rất ít người hiểu biết kỹ về thị trường này.
b. Không có bộ phận nghiên cứu thị trường và phân tích kỹ thuật, dự báo giá
thị trường thế giới và trong nước một cách riêng biệt.
III.Giải pháp đối với công ty.
1- Chỉ giao dịch sau khi đã trang bị kiến thức thị trường tương lai, muốn vậy
cần phải cho các nhân viên tham gia các khoá học hay hội thảo về các sản phẩm phái
sinh và nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai để trang bị kiến thức nghiệp vụ và rèn
luyện kỹ năng giao dịch. (giải pháp cho khó khăn 1b)
2- Việc giao dịch vào ban đêm rất bất lợi cho các doanh nghiệp, vì vậy cần
thành lập một phòng ban chuyên về giao dịch ban đêm, trong đó cần trang bị đầy đủ
thiết bị cần thiết như hệ thống mạng, cơ sở vật chất để họ có thể làm việc một cách dễ
dàng và thuận tiện (biện pháp này nhằm khắc phục khó khăn 1a ở trên)
3- Trong giao dịch mua bán cao su việc giữ cho mình một nơi bán cao su đáng
tin cậy và đảm bảo chất lượng hàng hóa là hết sức quan trọng. Tăng cường liên kết
giữa doanh nghiệp với người nông dân trong việc thu gom hàng và đề ra phương thức
và thời điểm bán hàng tối ưu, giữ mối quan hệ tốt với hệ thống thu mua của công ty
bằng các biện pháp như mua gối đầu, hỗ trợ vốn cho người nông dân trong việc tưới
tiêu, phân bón, xây dựng sân phơi cao su cho nông dân, cung cấp thuốc trừ sâu, hỗ trợ
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 32
thu hoạch khi tới mùa vụ, thường xuyên kiểm tra chất lượng cao su từ lúc gieo hạt đến
lúc thu hoạch nhằm đảm bảo tiêu chuẩn hàng xuất khẩu.(khắc phục khó khăn 1c)
4- Trong tình hình hiện nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu và kinh tế chạm
đáy, thời gian phục hồi chậm, độ bền vững ít khả quan, các quỹ đầu cơ vẫn đang hoạt
động mạnh. Thời gian tới, công ty nên bán hàng khi nắm chắc nguồn, giao hàng kèm
với nhận hết tiền thanh toán, hạn chế giao hàng ứng vốn 70 % trong khi chưa có đủ
thông tin về thị trường. Thị trường biến động khó lường, không nên bán kỳ hạn giao
hàng quá xa, đàm phán điều chỉnh thời gian cho phù hợp với khả năng cung ứng từ
nguồn hàng trong nước, đàm phán nâng mức tiền từ 70% lên 80 – 85% đối với các
hợp đồng kỳ hạn. (biện pháp nhằm giải quyết khó khăn 1d)
5- Doanh nghiệp cần tăng cường bán hàng cho các thương nhân tin cậy và biết
chia sẻ lợi ích lâu dài, đánh giá lại các đối tác xem trong quá trình khủng hoảng vừa
qua họ có còn trụ được hay không, khi tham gia thị trường kỳ hạn cần có đủ cán bộ
nghiệp vụ am hiểu dự báo thị trường tương lai tương đối chính xác, lưu ý theo dõi tình
hình thời tiết tại các vùng trồng cao su để dự đoán thời điểm có hàng và giao hàng. Do
chưa đánh giá được sản lượng và biến động của thời tiết niên vụ mới 2013/ 2014, các
doanh nghiệp không nên ký kết các hợp đồng giao hàng.(biện pháp nhằm giải quyết
khó khăn 1d)
6- Thành lập phòng nghiên cứu biến động thị trường, phân tích kỹ thuật, phòng
ngừa rủi ro. (biện pháp khắc phục hạn chế 2b)
7- Công ty cần liên kết thông tin với những doanh nghiệp khác trong cùng
ngành về vấn đề giá cả, tính cách trừ lùi hợp lý bởi vì kinh doanh trong một thế giới
sôi động và chuyển biến không ngừng với đầy rủi ro và không ít cơ hội hiện nay đòi
hỏi sự chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi ích hài hòa của người trồng, chế biến và xuất khẩu
để làm sao bên nào cũng có lợi để từ đó hợp tác với nhau. (biện pháp khắc phục khó
khăn 1c)
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 33
LỜI KẾT LUẬN
Cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng
thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên
trong thời gian qua, việc phát triển cao su một cách quá nhanh đồng thời cùng với sự
biến động giá cả thị trường cao su thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển
ngành hàng cao su tại thị trường trong nước. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có
những chính sách, kế hoạch, cần phải thật sự tỉnh táo để phân tích diễn biến của thị
trường để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa
ngành cao su Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ
đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, CASUMINA cần kịp thời đưa ra những
chính sách hết sức cần thiết và đúng đắn đưa công ty từng bứơc vượt qua những khó
khăn, chứng tỏ bản lĩnh vững vàng của mình.
Với đội ngũ lãnh đạo tài tình cùng với đội ngũ nhân viên nhịêt tình và có trách
nhiệm, tin rằng Công Ty sẽ không ngừng phát triển và thương hiệu ngày càng đứng
vững trong tương lai.
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS.
Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu thị trường FUTURE và OPTION, Nhà X uất
Bản Thống Kê, trang 10 – 70.
2. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 26/12/2006 – hoạt động mua bán hàng
hoá qua sở giao dịch hàng hoá.
3. Các trang web:
www.abs.vn
www.tuoitre.com.vn
Tin cao su của Hiệp Hội Cao su Việt Nam tại
Chuyên trang cao su tại trang xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tại địa chỉ
Tin cao su trên trang web của trung tâm xúc tiến thương mại, bộ thương mại
tại địa chỉ: x?mh=CFC
Tìm hiểu giao dịch hàng hoá phái sinh trên trang web:
https://techcombank.com.vn
Tìm hiểu về hợp đồng tương lai trên các địa chỉ: www.vietnamnet.vn, Tạp
Chí Kinh Tế Phát Triển/2013, www.webketoan.com,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_11_mon_qtrr_2231.pdf