Thẩm định năng lực tài chính khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác thẩm định tín dụng của các ngân hàng hiện nay. Thực hiện tốt công tác thẩm định này sẽ mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng vì sẽ giảm thiểu tối đa các rủ ro trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra công tác thẩm định tín dụng còn giúp cho khách hàng có thể đánh giá được tính khả thi của của dự án mà họ dự định tiến hành.
Chất lượng phân tích tình hình tài chính khách hàng là một yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định tín dụng và quyết định chất lượng tín dụng. Vì vậy mà nó là mối quan tâm rất lớn của các NHTM hiện nay. Đặc biệt tổng xu hướng phát triển hội nhập ngày nay, các NHTM Việt Nam để thắng thế trong cạnh tranh chiếm được ưu thế của mình, thì ngoài việc cơ cấu lại tổ chức, tăng thêm vốn điều lệ, nâng cao chất lượng hoạt động chất lượng tín dụng không nằm ngoài mục tiêu đó.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11169 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng cao khả năng quản lý RRTD tại các NHTM.
3. Yêu cầu
Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính.
CVQHKH/CVTĐTD cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng.
Đảm bảo tính chính xác, trung thực không làm sai lệch thông tin.
Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là công ty đang trong tình trạng tốt. Do vậy xin nhắc lại các mối quan hệ giữa các tỷ số là mục đích cuối cùng của phân tích tài chính của khách hàng.
A. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
I. Nhận xét năng lực tài chính của doanh nghiệp và kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành SXKD của người đại diện
1. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn
1.1 Về doanh nghiệp:
- Nhận xét về quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động; các ngành nghề kinh doanh chủ yếu; số lượng, cơ cấu và trình độ tay nghề của đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý.
- Nhận xét quá trình hình thành, phát triển; Việc tuân thủ chính sách thuế, chính sách lao động…
- Các sản phẩm chủ yếu, nhu cầu sản phẩm trên thị trường, khách hàng truyền thống; kim ngạch và giá trị xuất nhập khẩu (nếu có) trong thời gian vừa qua.
- Kinh nghiệm điều hành, quản lý dự án; Khả năng đàm phán mua máy móc thiết bị; Khả năng vận hành thiết bị; Khả năng kiểm soát được nguồn cung, giá cả đối với các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho dự án; Khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm; Khả năng tuyển dụng và đào tạo lao động,...
1.2 Về người đại diện doanh nghiệp vay vốn:
- Khả năng, kinh nghiệm của người điều hành đối với lĩnh vực đầu tư.
- Nhận xét trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, uy tín đối với các nhân viên và các khách hàng; kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp thông qua các lĩnh vực hoạt động mà họ đã trải qua.
- Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước cần lưu ý:
Tiến trình đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá, giao, khoán, bán, cho thuê; thời điểm thực hiện và ảnh hưởng của tiến trình này đến việc cho vay và thu hồi nợ vay của Quỹ.
2. Năng lực tài chính
Nguồn lực tài chính hiện có của đơn vị vay vốn:
- Nhận xét về khả năng, quy mô nguồn vốn tự có hiện tại của đơn vị vay vốn, khả năng tăng trưởng nguồn vốn hoạt động trong những năm trước (nếu là doanh nghiệp đã hoạt động) và trong tương lai.
- Nhận xét về khả năng nguồn lực tài chính để thực hiện dự án:
- Dự kiến nguồn vốn tự có để thực hiện dự án, khả năng thu xếp vốn, huy động vốn.
- Lập phiếu hỏi thông tin của đơn vị vay vốn từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), dựa vào thông tin phản hồi, cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá về các khoản dư nợ và uy tín tín dụng của đơn vị vay vốn (nếu có).
- Lập phiếu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo tiêu chuẩn hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Quỹ.
- Đối với pháp nhân mới thành lập thực hiện dự án mới nhưng đơn vị vay vốn (hoặc người có ảnh hưởng lớn nhất đối với doanh nghiệp) đã từng tham gia quản lý điều hành kinh doanh ở một đơn vị khác thì cán bộ thẩm định cần tìm hiểu và phân tích sơ bộ về hiệu quả họat động của doanh nghiệp mà đơn vị vay vốn đã từng tham gia, nhằm đánh giá chính xác năng lực tài chính và năng lực quản lý của đơn vị vay vốn.
3. Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là các báo cáo do bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiệp soạn thảo nhằm cung cấp thông tin ra bên ngoài.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 3 năm gần nhất, bao gồm:
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động SXKD.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng kê nợ vay tại các Tổ chức và cá nhân khác (nếu có).
Bảng kê chi tiết (Chi tiết TK) công nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho.
Báo cáo hàng tồn kho định kỳ.
Hợp đồng, hoá đơn, chứng từ các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan….. (nếu có)
- Các biên bản kiểm tra quyết toán của cơ quan thuế.
- Giấy chứng nhận góp vốn, báo cáo tài chính gần nhất của các cổ đông.
Vì cung cấp thông tin cho bên ngoài nhằm mục đích vay vốn nên mục tiêu soạn thảo báo cáo tài chính có thể khác biệt so với mục tiêu soạn thảo báo cáo tài chính phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, mức độ tin cậy của số liệu trong báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp chưa được đảm bảo. Do đó thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính là cần thiết. Để thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng cần thực hiện các bước như sau:
Nghiên cứu kỹ số liệu của các báo cáo tài chính.
Sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong báo cáo tài chính.
Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong báo cáo tài chính.
Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được.
Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
Kết luận sau cùng về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.
4. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Sau khi thẩm định và đánh giá được mức đô tin cậy của báo cáo tài chính, bước tiếp theo trong thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp là phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Chuyên viên thẩm định qua kiểm tra thực tế và sổ sách, đánh giá tính chính xác, trung thực các số liệu báo cáo tài chính:
Phân tích tình hình biến động Tài sản, Nguồn vốn (nguyên nhân).
Phân tích cơ cấu Tài sản, Nguồn vốn và xu hướng.
Phân tích biến động, cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Phân tích biến động và cơ cấu nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.
Phân tích các chỉ số tài chính.
Phân tích cấu trúc tài chính trong cac mối quan hệ.
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích nguồn tiền & sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp.
Phân tích lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, dự phóng dòng tiền.
II. Nội dung thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp
1. Chuyên viên thẩm định lập bảng tính các tỷ số tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp là những thông tin quan trọng vì các báo cáo này tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Tuy nhiên, các số liệu báo cáo tài chính chưa thể lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thẩm định tình hình tài chính của đơn vị vay vốn đòi hỏi chuyên viên thẩm định không chỉ căn cứ vào các số liệu báo cáo mà cần phải dùng đến các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Các hệ số này được tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh căn cứ theo mẫu biểu do Bộ Tài Chính quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
Các bước thực hiện phân tích tỷ số tài chính:
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích.
Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính.
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán.
Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán (cao, thấp, hay phù hợp).
Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.1 Nhóm tỷ số sinh lợi:
Tỷ suất lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp =
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu:
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần =
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên tổng tài sản:
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên Tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Ä Các chỉ tiêu này có giá trị lớn khẳng định doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Ngược lại, các chỉ tiêu có giá trị thấp hoặc âm, cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, đòi hỏi có phương hướng khắc phục khả thi.
1.2 Nhóm tỷ số thanh khoản:
Các tiêu chí “THANH KHOẢN” trong phân tích tài chính:
So sánh giữa chỉ số của DN và chỉ số bình quân ngành.
So sánh giữa chỉ số của DN với chỉ số của các DN khác cùng ngành.
So sánh giữa chỉ số của DN và chỉ tiêu đặt ra.
So sánh giữa chỉ số của DN trong các kỳ khác nhau.
Đây là chỉ số rất quan trọng đối với ngân hàng khi xem xét cho khách hàng vay vốn, nó cho ta biết khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản nợ đến hạn. Để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng thường sử dụng các hệ số sau:
Tỷ số thanh khoản hiện thời:
Vốn lưu động
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Ä Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có. Hệ số này lớn thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn tốt. Ngược lại, khi hệ số này ở dưới mức giới hạn cho phép (< 1) thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gặp khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ không trả được nợ đúng hạn. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt, vì nếu hệ số này lớn do dự trữ nhiều hàng tồn kho thì trong trường hợp này hệ số không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho bị ứ đọng, kém phẩm chất.
Tỷ số thanh toán nhanh:
Vốn lưu động – Tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Ä Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Vì vậy,
hệ số này được coi là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá tồn kho. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vay ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên, trong thực tế giá trị chỉ tiêu này thường thấp và thay đổi tuỳ theo ngành nghề hoạt động.
1.3 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động:
Vòng quay tổng tài sản:
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản
Vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Tồn kho bình quân
Ä Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn là do doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
Kỳ thu tiền bình quân:
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = x 360
Doanh thu thuần
Ä Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời gian bình quân thực hiện các khoản phải thu của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và đặc thù từng ngành nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân của các doanh nghiệp lớn sẽ có xu hướng nhỏ hơn. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh và khẳng định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao.
1.4 Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Ä Hệ số này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hệ số này càng lớn càng tốt.
Vòng quay tài sản cố định:
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
1.5 Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản:
Tổng nợ phải trả
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tổng nợ phải trả
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Ä Hệ số này cho thấy được cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn để từ đó nhận định được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Hệ số nợ càng thấp chứng tỏ mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Nhưng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi (cần chú ý xem xét đến các chỉ tiêu trọng yếu khác), vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ, và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận.
1.6 Nhóm tỷ số thị trường (áp dụng đối với doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán)
Thu nhập mỗi cổ phần (EPS):
Lợi nhuận thuần sau thuế
Thu nhập mỗi cổ phần =
Số lượng cổ phiếu bình quân
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần (lần) (P/E):
Giá thị trường mỗi cổ phiếu
Tỷ số giá/ thu nhập =
Thu nhập mỗi cổ phần
Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách mỗi cổ phần (P/B):
Giá thị trường mỗi cổ phiếu
Tỷ số giá/thư giá =
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần
1.7 Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản:
Cơ cấu tài sản:
TSCĐ & đầu tư dài hạn
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ =
Tổng tài sản
TSLĐ & đầu tư ngắn hạn
Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ =
Tổng tài sản
Ä Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể.
Hệ số tài sản cố định:
TSCĐ & đầu tư dài hạn
Hệ số tài sản cố định =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Ä Hệ số này cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn. Hệ số này nếu 1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay. Nhưng nếu hệ số này quá lớn thì ta nên tham khảo thêm hệ số sau:
TSCĐ & đầu tư dài hạn
Khả năng thích ứng dài hạn =
Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Ä Hệ số này nên 1 thì có nghĩa l một bộ phận TSCĐ đã được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn và điều này rất mạo hiểm đối với doanh nghiệp.
1.8 Các hệ số phản ánh khả năng tăng trưởng:
Chỉ số tăng trưởng trên doanh thu:
Doanh thu thuần hiện tại
Tỷ lệ tăng doanh thu = - 1 (%)
Doanh thu thuần kỳ trước
Chỉ số tăng trưởng lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế hiện tại
Tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế = - 1 (%)
Lợi nhuận trước thuế kỳ trước
Ä Hai chỉ tiêu trên phản ánh khả năng tăng trưởng qua các năm của doanh nghiệp. Chỉ số tăng trưởng doanh thu cao cho thấy quy mô doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng hoặc thị phần doanh nghiệp chiếm lĩnh được ngày càng lớn. Còn chỉ số tăng trưởng lợi nhuận cao thì cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn so với các năm trước hoặc tăng tương ứng theo tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy, tuy các chỉ số tăng trưởng cao thì tốt nhưng cũng cần so sánh mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận để đưa ra đánh giá chính xác hơn.
2. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn
2.1 Phân tích tình hình tài chính
Trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính, chuyên viên thẩm định phân tích một cách hệ thống sự biến động của các tỷ số tài chính qua các niên độ tài chính đang xem xét:
- So sánh sự biến động của mỗi tỷ số theo thời gian và tìm nguyên nhân tăng hoặc giảm
- So sánh mỗi tỷ số tài chính với tỷ số tài chính tương ứng:
+ Của tất cả các doanh nghiệp nói chung.
+ Là chuẩn bình quân của ngành (nếu có) hoặc bình quân của các công ty đại chúng.
+ Của một doanh nghiệp tương đương trong cùng ngành.
* Lưu ý: So sánh trên cùng cơ sở phương pháp kế toán.
2.2 Đánh giá tình hình tài chính
2.2.1 Tình hình tài chính của chủ đầu tư được đánh giá là lành mạnh:
Kết quả hoạt động SXKD hàng năm đều có lãi.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
Các hệ số phản ánh khả năng tăng trưởng >10%.
Các hệ số phản ánh nguồn vốn và cơ cấu tài sản phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh, nhưng trong đó chỉ tiêu hệ số tài sản cố định phải <1.
2.2.2 Tình hình tài chính của chủ đầu tư được đánh giá bình thường:
Kết quả hoạt động SXKD hàng năm đều có lãi.
Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh.
Các hệ số phản ánh nguồn vốn và cơ cấu tài sản phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tiêu hệ số tài sản cố định >1 thì phải đảm bảo chỉ tiêu khả năng thích ứng dài hạn <1.
2.2.3 Tình hình tài chính của chủ đầu tư được đánh giá là có khả năng phát triển tốt:
Kết quả hoạt động SXKD năm sau khắc phục được khó khăn của năm trước.
Các hệ số về hiệu quả sử dụng vốn lưu động phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh; chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định năm nay cao hơn năm trước.
Các hệ số phản ánh về khả năng tăng trưởng phải > 5%.
Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh.
Trong trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, có nợ xấu từ nhóm 3 trở lên diễn ra khá thường xuyên, chuyên viên thẩm định phải báo cáo trưởng phòng trình giám đốc xem xét về việc tiếp tục công việc thẩm định hay từ chối cho vay…
2.3 Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Dựa vào các BCTC, thông tin từ CIC, báo chí…
Xem xét khả năng hoàn trả nợ của những năm trước.
Dựa vào tình hình tài chính đã phân tích: đánh giá năng lực trả nợ.
Phân tích các khoản nợ hiện nay và đến hạn trong 1 năm tới.
Tính toán dòng tiền có thể có của doanh nghiệp.
Kết luận về khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
B. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
I. Đối tượng, mục tiêu thẩm định tín dụng cá nhân
1. Đối tượng
Khác với tính dụng doanh nghiệp, đối tượng thẩm định tín dụng cá nhân là những thể nhân đang đề nghị vay vốn ngân hàng.
2. Mục tiêu
Đánh giá chính xác và trung thực khả năng trả nợ của cá nhân đề nghị vay vốn ngân hàng
Thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay.
Thu nhập cá nhân của khách hàng.
Các nguồn thu nhập khác khách hàng dùng để trả nợ.
Tài sản khách hàng dùng để đảm bảo nợ vay.
II. Với tín dụng sản xuất kinh doanh
1. Tài liệu thẩm định:
Báo cáo tình hình SXKD, tình hình TC trong 2 năm gần nhất.
Tình hình vay nợ ở các TCTD, các tổ chức, cá nhân khác.
Kế hoạch, phương án xin vay vốn trong năm.
Kế hoạch tài chính và cơ sở tính toán.
Thông tin từ cơ sở dữ liệu của NH, CIC, nguồn khác.
Thông tin tài chính từ cơ quan thuế, các đơn vị có quan hệ trong hoạt động kinh doanh của KH.
2. Thẩm định năng lực trả nợ:
Quan hệ tín dụng và uy tín của khách hàng.
Hiệu quả của kế hoạch tài chính.
Thẩm định năng lực tài chính hiện tại.
Nguồn tài trợ để trả nợ tín dụng từ đâu?.
Thiện chí trả nợ của KH.
Các nguồn tài chính khác mà KH có thể huy động?
III. Với tín dụng tiêu dùng
1. Khái niệm:
Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng (cá nhân và hộ gia đình). Đây là nguồn tài trợ chính quan trọng giúp những người này trang trãi nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch…
2. Tài liệu thẩm định:
Giấy xác nhận là cán bộ, nhân viên
Bảng lương 3 tháng gần nhất
Sao kê tài khoản NH 3 tháng gần nhất
Hợp đồng lao động, giấy tờ chứng minh thu nhập.
Giấy tờ khác
3. Thẩm định năng lực trả nợ:
Thẩm định thu nhập của KH
Thẩm định quan hệ tín dụng hiện tại của KH
Thẩm định các mối quan hệ ràng buộc về tài chính của KH
Thẩm định về công việc của KH
Xem xét yếu tố khác
IV. Hộ nông dân
Đặc điểm:
- Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ.
- Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với khách hàng sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về là yếu tố quyết định trong khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, sản lượng, giá cả nông sản chiụ ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn.
- Chi phí tổ chức cho vay cao do mạng lưới phục vụ rộng lớn, chi phí cho một đồng vốn thường cao do qui mô từng món vay nhỏ, chi phí cho dự phòng rủi ro cao, chi phí vốn cao.
1. Tài liệu thẩm định :
- Giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của khách hàng như bản sao hộ khẩu, CMND của người đại diện hộ, một số giấy tờ khác có liên quan.
- Phương án sản xuất.
- Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.
- Giấy đề nghị vay vốn.
2. Thẩm định tài chính:
Thẩm định nhu cầu vay và khả năng trả nợ
- Thẩm định nhu cầu vay: số tiền vay được xác định trên đơn vị diện tích canh tác hoặc đầu vật nuôi.
- Thẩm định khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ chính của hộ nông dân là thu nhập
bằng tiền từ kết quả thực hiện phương án sản xuất kinh doanh được ngân hàng cho vay.
- Thời hạn cho vay : được xác định phụ thuộc vào loại hình sản xuất và trên cơ sở chu kỳ sản xuất, tiêu thụ thực tế nhưng không vườt quá thời hạn định mức được quy định trong chính sách tín dụng.
V. Hình thức khác
Tín dụng hỗ trợ du học, cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà, mua xe cơ giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI
1. Khái quát về hoạt động thẩm định năng lực tài chính đối với khách hàng vay vốn tại NHTMCP Quân Đội
Cũng như hoạt động của bất cứ NHTM nào khác, đối với Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, công tác phân tích đánh giá tài chính khách hàng là một khâu quan trọng cơ bản cảu toàn bộ quá trình thẩm định cho vay vốn nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là công tác thường xuyên, liên tục phải làm đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh, kết quả đưa ra từ công tác này trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay của BLĐ và cán bộ TD đối với khách hàng.
Nguyên tắc thẩm định, phân tích đánh giá:
Các tài liêu sử dụng để phân tích đánh giá.
Tài liệu về hoạt động kinh doanh.
Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh Báo cáo tài chính.
Các tài liệu liên quan khác.
Việc thẩm định và phân tích tình hình hoạt động của khách hàng dựa trên các số liệu do khách hàng cung cấp. Do vậy cán bộ tín dụng phải thẩm tra các căn cứ lập báo cáo và tính xác thực của các thông tin số liệu được cung cấp. Đánh giá về tính trung thực của Báo cáo tài chính bao gồm:
Chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc hạch toán.
Mức độ tin tưởng của các báo cáo: Nguồn số liệu do doanh nghiệp tự lập? Số liệu được kiểm toán độc lập? Số liệu được cơ quan thuế vụ chấp nhận?
Thẩm quyền phê duyệt các báo cáo tài chính (cơ quan chủ quản cấp trên).
Nội dung, số liệu khớp đúng của báo cáo tài chính.
Tham khảo qua trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước.
Việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính, chỉ số tăng trưởng phân tích đánh giá tình hình SXKD tài chính của khách hàng cần thực hiện qua nhiều năm ( tối thiểu là 02 năm). khi phân tích đánh giá cần phân tích xu hướng, phân tích tăng trưởng hoạt động trên cơ sở so sánh giữa các năm và so sánh trong ngành nghề hay lĩnh vực SXKD. Khi đánh giá, cán bộ tín dụng cần phải nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu đánh giá và có so sánh với thực tế, đặc điểm kinh doanh của khách hàng để việc đánh giá được chính xác,toàn diện.
2. Nội dung phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHTMCP Quân Đội
2.1 Phân tích tình hình tài chính
Tổng tài sản/ nguồn vốn.
Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn.
Tình trạng các khoản phải thu, khoản phải thu khó đòi, dự phòng khoản phải thu khó đòi, vòng quay các khoản phải thu.
Tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho.
Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền.
Tình trạng tài sản:
+ Cơ cấu giữa tài sản lưu động và tài sản cố định.
+ Thực trạng tài sản cố định.
+ Cơ cấu tài sản lưu động: nợ vay ngân hàng và các khoản chiếm dụng.
+ Tình trạng các khoản phảI thu, phảI thu khó đòi.
+ Tình trạng hàng tồn kho.
Tình trạng nguồn vốn:
+ Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn
+ Nợ dài hạn, thời hạn của các khoản nợ
+ Tình hình vay trả các khoản nợ
Phân tích đánh giá các các nhóm chỉ tiêu phản ánh:
+ Khả năng tự chủ về tài chính, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn
+ Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp
+ Khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp (hệ số tài trợ)
+ Luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
2.2 Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích đánh giá
2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Tổng TSLĐ và ĐTNH
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Tổng nợ – Nợ dài hạn
Hệ số này >1 là tốt
Ý nghĩa: công thức này đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, cho biết khách hàng có đảm bảo để trả nợ vay đúng hạn hay không. Hệ số này là tỷ suất tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm và nguồn vốn lưu động. Tuy nhiên khi đánh giá các chỉ tiêu này cần loại trừ các khoản phải thu khó đòi trong tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn.
Tiền + Đầu tư NH dễ chuyển thành tiền
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này > 0.5 là tốt
Ý nghĩa: Cho biết khả năng huy động nhanh các nguồn tiền và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn( bao gồm cả các khoản dài hạn đến hạn trả)
Thước đo tiền mặt = Tồn quỹ tiền mặt bình quân + Những tài sản có thể bán chuyển thành tiền dễ dàng
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên nếu lớn hơn hoặc bằng số nợ phảI thanh toán thường xuyên hàng tháng là tốt.
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =
Tài sản lưu động bình quân
Tỷ số này càng lớn càng tốt.
Ý nghĩa: chỉ số này cần được áp dụng với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, phụ thuợc vào đặc điểm từng ngành. Tỷ số này được tính để biết được số lần tất cả vốn đầu tư được chuyển thành thanh toán thương mại. chỉ số này thấp thì vốn đầu tư không được sử dụng một cách có hiệu quả, và có khả năng khách hàng dự trữ hàng hóa quá nhiều hay tài sản không được sử dụng hoặc đang vay mượn quá mức.
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải trả bình quân
Ý nghĩa: Cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ của khách hàng. hệ số vòng quay nhanh thì tốc độ thu hồi các khoản nợ nhanh.
Giá vốn hàng bán
Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Ý nghĩa: Cho biết chu kì luân chuyển vật tư hàng hóa bình quân. Tỷ lệ này càng nhanh càng tốt.
2.2.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Lợi nhuận trước Tổng số nợ phải trả thuế
Khả năng sinh lời tổng tài sản =
Tổng tài sản
Ý nghĩa: cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản. tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu =
Doanh thu bán hàng
Ý nghĩa: chỉ số này được tính để biết được lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp (một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận). chỉ số này càng cao càng tốt, ít nhất phảI cao hơn lãi xuất vay trong kì (cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì chỉ số này có thể cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn).
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu bán hàng
Ý nghĩa: chỉ số này được tính để biết được năng lực kinh doanh, cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao càng tốt.
2.2.4 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
Hệ số nợ =Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Ý nghĩa: chỉ số này cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Tỷ lệ này càng nhỏ càng an toàn.
TS lưu động (hoặc TS cố định)
Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn =
Tổng tài sản
Ý nghĩa: các chỉ số này được tính để biết được cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không, phụ thuộc vào từng ngành nghề.
Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầu kinh doanh, chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn.
2.2.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp
DT kỳ hiện tại – DT kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng Doanh thu = x 100%
Doanh thu kỳ trước
LN kỳ hiện tại – LN kỳtrước
Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận = x100%
Lợi nhuận kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng càng lớn càng tốt.
F Thông qua việc tính toán các nhóm chỉ tiêu trên, cán bộ tín dụng cần phân tích những yếu tố sau đây:
2.3 Những tồn tại và nguyên nhân:
+ Về quản lý điều hành hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính
+ Tình hình tài chính của: về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, công nợ, khả năng thanh toán, khả năng tự chủ tài chính
+ Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: về doanh thu, chi phí, lợi nhuận..v.v..
2.4 Kết luận và đánh giá:
+ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không? có tăng trưởng hay không?
+ Tình hình tài chính của DN là tốt không? lành mạnh hay không? tình hình tài chính tích cực hay yếu kém?
+ Đánh giá các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng
+ Hướng khắc phục xử lý các tồn tại của doanh nghiệp. Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thời gian tới.
+ Những lưu ý trong quan hệ khách hàng.
@ Chú ý: Trên cơ sở những chỉ tiêu đã tính toán. cán bộ tín dụng cần kết hợp với việc đi kiểm tra tình hình thực tế của doanh nghiệp để có những đánh giá chính xác về doanh nghiệp.
3. Thực trạng hoạt động thẩm định năng lực tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại NHTMCP Quân Đội
Để đánh giá thực trạng phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tai NHQĐ. Ta tìm hiêu thông qua viếc cán bộ tín dụng phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng Vân Hải để ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với công ty.
3.1 Các thông tin mà Doanh nghiệp gửi lên cho Ngân hàng
Bao gồm các thông tin như sau:
Tên khách hàng: Công ty cổ phần xây dựng VÂN HẢI
Địa chỉ: 204 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hình thức DN: Công ty cổ phần
Người đại diện: bà LÊ NHƯ MAI , chức vụ: Tổng giám đốc
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 ( năm mươi tỷ đồng)
Ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và dân dụng, các công trình cảng, công trình hạ tầng, công trình cấp thoát nước.
Xây dựng công trình điện, trạm điện có biến áp đến 35 KV.
Dịch vụ kĩ thuật ứng dụng công nghệ mới.
Sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Kinh doanh bất động sản.
SX buôn bán các sản phẩm nội, ngoại thất tiêu dùng.
Thi công lắp đặt công trình, âm thanh, ánh sáng. thông gió.
Buôn bán máy móc vật tư, thiết bị công trình.
Kinh doanh đầu tư và phát triển nhà ở (DN chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định cua pháp luật).
Công ty là khách hàng có quan hệ truyền thống với NHTMCP Quân Đội. Mục đích gửi đơn xin vay với số tiền 30 tỷ đồng chẵn nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt Vốn Lưu Động phục vụ sản xuất kinh doanh năm 2006.
DN sẽ đáp ứng đầy đủ về tài sản đảm bảo cho khoản vay theo yêu cầu của Ngân hàng.
* Báo cáo kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng VÂN HẢI:
Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Đơn vị: Đồng)
Tài sản
Mã số
Năm 2004
Năm 2005
A.Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn
100
56.771.547.007
149.334.894.631
I. Tiền
110
16.894.839.784
28.377.702.339
1. Tiền mặt tại quỹ
111
1,003.635.858
2. Tiền gửi ngân hàng
112
15.891.203.926
28.309.329.509
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
7.000.000.000
7.000.000.000
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
7.000.000.000
7.000.000.000
III. Các khoản phải thu
130
23.064.425.400
89.460.503.337
1. Phải thu cảu khách hàng
131
20.505.614.647
84.934.112.112
2. Trả trớc cho ngời bán
132
2.232.923.000
4.526.391.225
3. Thuế VAT được khấu trừ
133
325.887.753
IV. Hàng tồn kho
140
8.843.008.441
23.557.119.618
1. Hàng mua đang đi đường
141
2. Công cụ, dụng cụ trong kho
143
10.041.553
10.041.553
3. Chi phí SXKD dở dang
144
8.832.966.888
23.152.142.714
V. Tài sản lưu động khác
150
969.273.382
939.569.337
1. Tạm ứng
151
904.328.211
315.199.337
2. Chi phí trả trước
152
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
64.945.171
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5. Các khoản thế chấp,ký quỹ ngắn hạn
155
624.370.000
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
6.701.394.083
14.387.528.547
I.Tài sản cố định
210
6.701.394.083
14.387.528.547
1. Tài sản cố định hữu hình
211
4.326.394.087
6.247.028.555
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
212
5.048.304.084
7.875.355.392
3. Nguyên giá
218
2.500.000.000
8.620.000.000
4. Giá trị hao mòn luỹ kế
219
-125.000.004
-479.500.008
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
Các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn
240
V. Chi phí trả trước dài hạn
241
Chi phí trả trớc dài hạn
241
Tổng cộng tài sản
250
63.472.941.090
163.722.423.178
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
54.326.161.108
127.790.161.347
I. Nợ ngắn hạn
310
51.115.073.449
120.650.963.421
1. Vay ngắn hạn
311
12.928.000.000
35.400.000.000
2. Nợ dài hạn đến hạn thánh toán
312
3. Phải trả cho ngời bán
313
33.325.028.405
75.343.695.819
4. Người mua trả tiền trước
314
4.204.184.713
3.236.030.193
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
315
538.691.664
4.159.221.365
6. Phải trả công nhân viên
316
2.086.872.710
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
.
8. Các khoản phải trả & phải nộp khác
318
119.171.667
425.143.334
III. Nợ khác
330
3.211.084.659
7.139.197.926
1. Chi phí phải trả
331
3.211.084.659
7.139.197.926
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận kí quỹ kí cược dài hạn
333
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
9.146.779.982
35.932.261.831
I. Nguồn vốn,quỹ
410
9.146.779.982
35.932.261.831
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
8.000.000.000
33.920.000.000
2. Quỹ đầu tư phát triển
414
72.229.982
3. Quỹ dự phòng tài chính
415
4. Lợi nhuận chưa phân phối
417
1.146.779.982
1.940.031.849
Tổng cộng nguồn vốn
430
63.472.941.090
163.722.423.178
BẢNG 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ( PHẦN LÃI, LỖ)
(Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu
Mã
Kỳ trước
Kỳ này
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
7.774.214.955
206.113.637.328
Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
03
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03)
10
77.742.514.955
206.113.637.328
Giá vốn hàng bán
11
74.036.630.603
198,434,211.249
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
3.705.884.352
7.679.426.079
Doanh thu hoạt động tài chính
21
450.000.000
750.000.000
Chi phí hoạt động tài chính
22
1.163.824.136
2.666.566.700
Chi phí bán hàng
24
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
1.321.245.526
3.401.333.077
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25)
30
1.670.814.690
2.361.526.302
Thu nhập khác
31
28.620.380
1.472.192.983
Chi phí khác
32
19.665.172
1.139.230.607
Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
8.955.208
332.962.376
Tổng lợi nhuận trớc thuế (50=30+40)
50
1.679.769.898
2.694.488.678
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
51
537.526.367
754.456.829
Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
1.142.243.531
1.940.031.849
Qua số liệu trên cùng với quá trình khảo sát thực tế tại đơn vị và Phương án sản xuất kinh doanh năm 2006.NHTMCP Quân Đội sẽ tiến hành phân tích, nhân xét khách hàng trên các mặt: khả năng tự chủ tài chính trong kinh doanh, tình hình công nợ, khả năng thanh toán của khách hàng hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín và xu hướng phát triển của họ trong tương lai để từ đó đi đến quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng vay vốn.
3.2 Đánh giá của Cán Bộ Tín Dụng về Doanh nghiệp:
3.2.1 Các chỉ tiêu tài chính:
Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
(Đơn vị :Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
1
Hệ số nợ
%
0,86
0,78
2
Hệ số nợ/VCSH
%
5,94
3,56
3
Hệ số tự tài trợ
%
0,14
0,22
4
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Lần
1,11
1,24
5
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0,66
0,50
6
Hệ số thanh toán tức thời
Lần
0,35
0,24
7
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng
8,37
8,42
8
Hệ số vòng quay khoản phải thu
Vòng
3,37
2,30
9
Kỳ thu tiền trung bình
Ngày
160
156
10
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
1,37
1,38
11
Vòng quay vốn
Vòng
1,22
1,26
12
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
%
1,47
1
13
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
%
2,65
2
14
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
%
12,49
5
3.2.2 Đánh giá tình hình tài chính qua các chỉ tiêu tài chính
Qua bảng số liệu cho thấy doanh nghiệp có hệ số nợ giảm, hệ số nợ trên VCSH giảm, và hệ số tự tài trợ tăng lên. Đây là xu hướng tốt của doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng tự chủ, an toàn trong kinh doanh.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên. chứng tỏ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp tăng.
Khả năng thanh toán nhanh giảm, khả năng thanh toán tức thời cũng giảm, chứng tỏ hàng tồn kho và các khoản phảI thu cuat doanh nghiệp tăng năm 2005 so với năm 2004. Song có một số công trình xây dựng của doanh nghiệp đã hoàn thành và sẽ được bàn giao vào giữa năm 2006 theo đúng hợp đồng. Do vậy, đây vẫn được coi là các con số chấp nhận được.
Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng năm 2004( 8,37 vòng) đến 2005 (8,42 vòng) số ngày của một vòng quay giảm 2004 (43 ngày) đến 2005 (42 ngày). Do vậy, doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn, có chính sách quản lý hàng tồn kho tôt, hợp lý.
Vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp giảm 2004 là 3,37 vòng đến 2005 là 2,3 vòng và kì thu tiền trung bình 2004 là 160 ngày và đến 2005 là 156 ngày. tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp chậm đặc biệt là phảI thu của khách hàng tăng cao. Doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của doanh nghiệp giảm, mặc dù có lợi nhuận sau thuế tăng( 69,8%) nhưng doanh thu thuần tăng (165 %) năm 2005 so với 2004. Chứng tỏ khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm qua 2 năm.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cũng giảm 2004 (2,6%) đến 2005 (2%)
Tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu qua 2 năm giảm đáng kể. Song tỷ suất này vẫn lớn hơn lãi suất vay trong kì, nên vẫn được chấp nhận.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 2 năm có xu hướng giảm. Đây cũng được coi là thực trạng chung của ngành xây dựng. Tuy nhiên, đây là doanh nghiệp vẫn làm ăn có hiệu quả, vẫn tạo ra lợi nhuận tương đối cao.
3.2.3 Phân tích phương án sản xuất kinh doanh
Phương án sản xuất kinh doanh năm 2006 của công ty xây dựng Vân Hải gửi lên cho Ngân hàng như sau:
Bảng 4: THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TÒA NHÀ 302A TRẦN DUY HƯNG
(Đơn vị: đồng)
STT
Yếu tố chi phí
Số tiền
1
Chi phí Nguyên vật liệu
150.510.152.341
2
Chi phí sử dụng máy thi công
5.210.342.150
3
Tiền lương và các khoản phụ cấp
25.437.891.510
4
BHXH, BHYT, Kinh phí CĐ
90.085.549
5
Khấu hao TSCĐ
1.637.482.525
6
Chi phí dịch vụ mua ngoài
23.614.057.410
7
Chi phí khác
462.580.997
Tổng Cộng:
206.962.593.482
Công trình nhận khoán với số tiền là 250.000.000.000 ( 250 tỷ).
Chủ dự án đã ứng trước 100.000.000.000.
Vốn tự có tham gia vào phương án là 786.115.500.
Vay từ Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 18.000.000.000N/C VLĐ = tổng chi phí thực hiện phương án/ Vòng quay VLĐ = 205325109957/ 1.38 = 148.786.115.500.
N/c vay 30.000.000.000 ( 30 tỷ đồng).
Giá trị tài sản tài chính của công ty là toàn bộ văn phòng công ty cùng với quyền sử dụng đất có giá trị 40 tỷ đồng.
3.2.4 Kết luận chung
Như vậy, qua việc phân tích, đánh gía các chỉ tiêu tài chính cùng với phương án sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Vân Hải có thể thấy đây là công ty có tình hình tài chính lành mạnh, họat động có hiệu quả. đặc biệt đây lại là khách hàng có mối quan hệ nhiêu năm với NHQĐ, có uy tín về tính hoàn trả, công ty có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Nhu cầu vay vốn lưu động hoàn toàn hợp lý và thực hịên đúng, đầy đủ yêu cầu về tài sản đảm bảo. Sau khi thẩm định ban tín dụng NHTMCP Quân Đội quyết định cho vay 30 000 000 000 ( 30 tỷ đồng) đối với công ty cổ phần xây dựng Vân Hải với thời hạn một năm (1/5/2006-1/5/2007) với lãI suất 0,85%/ năm.
II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUÂN ĐỘI KHI CHO VAY VỐN
1. Những kết quả đạt được
- Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội được thể hiện qua 2 mặt: Tình hình sử dụng vốn và tình hình nợ quá hạn. Hai mặt này có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng bởi để đi đến quyết định cho vay cuối cùng Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phải tiến hành theo một quy trình thẩm định tín dụng hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt, trong đó hoạt động phân tích tài chính khách hàng có ý nghĩa quan trọng. Hơn nữa để thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng thì việc tính toán nguồn trả nợ, phân tích dự đoán tiếp các chỉ tiêu tài chính đặc trưng trước khi cho vay là không thể thiếu.
Do đó, để xem xét tác động của hoạt động phân tích tài chính với thực trạng tín dụng của NHCPQĐ ta phải phân tích tình hình sử dụng vốn và nợ quá hạn của Ngân hàng trong mối liên hệ với hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính khách hàng. tính chất khả quan của hoạt động tín dụng sẽ thể hiện rõ nét nhất hiệu quả hoạt động phân tích tình hình tài chính khách hàng.
Bảng 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI (2004-2005)
(Đơn vị : đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm
2004
2005
1
Tổng dư nợ
2.094.416
29.662.441
2
Nội tệ
1.675.533
25.212.912
3
Ngoại tệ
418.883
444.933
4
Dư nợ phân theo thời gian
2.094.416
29.662.241
5
Ngắn hạn
1.487.035
24.323.042
6
Trung dài hạn
607.380
533.920
7
Dư nợ theo thành phần KT
2.094.416
29.662.241
8
Dư nợ DNNN
1.570.812
23.729.792
9
Dư nợ ngoài QD
418.883
5.042.583
10
Dư nợ hộ sản xuất
104.720
88.986
11
Nợ quá hạn
33.500
24.090
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHTMCP Quân Đội năm 2004 và tóm tắt kết quả hoạt động năm 2005)
Bảng 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI
(2004-2005)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
Tổng dư nợ
2.094.416
2.966.224
Các khoản cho vay quá hạn
33.500
24.090
Nợ quá hạn đến 180 ngày
9.728
24.090
Nợ quá hạn 181-360 ngày
1.864
1.887
Nợ khó đòi
5.124
6.597
Nợ chờ xử lý và nợ được khoanh
14.914
14.914
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
1.60%
0.81%
(Nguồn : Báo cáo thường niên của NHTMCP Quân Đội năm 2004 và tóm tắt kết quả hoạt động năm 2005)
Qua bảng trên cho thấy Nợ quá hạn của NHCPQĐ năm 2005 giảm 940966 (28%) so với năm 2004. tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm 50%, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công tác thẩm định tín dụng trong đó có phân tích đánh giá tình hình tài chính khách hàng ngày càng được chú trọng, hiệu quả đem lại những kết quả chính xác.
- Có được những kết quả trên là nhờ :
+ Trong thời gian qua, NHTMCPQĐ đã chú trọng hoàn thiện và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính khách hàng vay vốn .Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
+ Thực hiện mô hình quản lý tập trung, đề cao vai trò của các uỷ ban cao cấp,hoàn thiện một số chức năng, nhiệm vụ, bổ xung nhân sự cho các phòng ban. Luôn chăm lo bồi dưỡng cán bộ cả về trình độ lẫn đạo đức. Ngân hàng đã cử nhiều cán bộ đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ tài chính kế toán, tài trợ dự án… tại các trường đại học, mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, tổ chức đào tạo theo chương trình dự án quốc tế v. v…
+ Nâng cao cơ sơ vật chất phục vụ cho hoạt động thẩm định. tập trung được các nguồn thông tin từ rất nhiều phương tiện: Đặt báo hàng tuần với tạp trí thông tin thương mại, vốn và chuyên đề, kinh tế sài gòn,….Nâng cao chất lượng nguồn thông tin nhằm cung cấp những thông tin cập nhật cho cán bộ Ngân hàng.
+ Phát triển mang lưới rộng rãi nhằm tìm kiếm và phục vụ khách hàng.
+ Áp dụng các phần mềm máy tính, giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính được chính xác, nhanh chóng kịp thời hơn.
+ Tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng , tích cực đưa tin về các hoạt động của các Ngân hàng trên báo,tạp trí, trang Web. Tăng cường tiếp xúc với các cơ quan báo chí. đồng thời chuẩn hoá lại các biểu hiệu cho chi nhánh, nâng trang Web Militarybank.com.vn, góp phần tăng cường giới thiệu hình ảnh của ngân hàng một cách hiện đại và chuyên nghiệp hơn.
2. Những tồn tại và nguyên nhân:
- Việc tính toán đánh gía các chỉ tiêu tài chính của NHCPQĐ dựa vào so sánh xu hướng biến động qua ba năm từ đó nhận xét tình hình tài chính của khách hàng để ra quyết định cho vay, nhưng việc đưa ra kết luận này chỉ dựa vào sự phân tích mà đưa ra quyết định điều này có thể dẫn đến việc đánh giá của Ngân hàng chưa có sự phân tích kỹ lưỡng. Việc so sánh với số bình quân của ngành là rất khó bởi khó có thể xác định được số bình quân của ngành.
Do vậy khi đánh giá tình hình DN là tốt hay xấu phần lớn dựa vào kinh nghiệm của CBTD.
- Mặc dù trong quy trình tín dụng của Ngân hàng đã hướng dẫn công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính DN rất rõ ràng. nhưng trong qua trình phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp các cán bộ chủ yếu tín dụng dựa vào kinh nghiệm, những hiểu biết về kiến thức, thực tiễn để tiến hành phân tích đánh giá. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác và không đồng nhất trong hoạt động tín dụng của NH và có thể ngân hàng sẽ không phát hiện được những rủi ro tiềm tàng.
- Việc phân tích đánh giá khách hàng chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính mà khách hàng gửi lên. song sự chính xác của những báo cáo này chưa đáng tin cậy tuyệt đối.CBTD phải xác thực nó qua kiểm tra thực tiễn việc này hiện tại chỉ diễn ra như một thủ tục, nó chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, nguyên nhân cũng do giới hạn hiểu biết về nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau của CBTD . VD cán bộ tín dụng chủ yếu là tôt nghiệp từ các trường kinh tế, tài chính, ngân hàng. Do vậy sự hiểu biết về kĩ thuật, điện tử và xây lắp yếu kém là đương nhiên.
- Ngân hàng chủ yếu tập trung phân tích đánh gía khách hàng trước khi cho vay. đánh giá khách hàng trong khi cho vay và sau khi cho vay còn hạn chế. Như thế Ngân hàng rất rễ gặp rủi ro tín dụng, khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngân hàng không phát hiện được sớm để có các biện pháp thu hồi nợ.
- Việc thu thập tra cứu thông tin từ CIC vẫn còn hạn chế. Ngân hàng chỉ thực hiện với những trường hợp khách hàng có dư nợ quá lớn hay khách hàng có mối quan hệ lần đầu với Ngân hàng . Đây lẽ ra phải là việc làm thường xuyên của công tác đánh giá khách hàng.
- Chưa có sự phân công cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trong một nhóm khách hàng hoặc loại hình kinh doanh nào đó. Vd: như cán bộ tín dụng nào chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng đối với vay VLĐ, CBTD nào chịu trách nhiệm phân tích thẩm định khách hàng đối với tài trợ dự án trung dài hạn hoặc cho vay tiêu dùng. Như thế sẽ chuyên môn hoá được cán bộ tín dụng. Nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khách hàng.
- Mặc dù trong quy định cho vay của NHTMCP Quân Đội có yêu cầu khách hàng phải nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng trên thực tế có rất ít DN nộp cho Ngân hàng ví dụ như công ty cổ phần xây dựng Vân Hải. Nguyên nhân này chủ yếu do trong quá trình phân tích đánh gía khách hàng NHTMCPQĐ chủ yếu chỉ phân tích trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì không mấy sử dụng. Trong thực tế, một doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy DN làm ăn có lãi nhưng chưa chắc đã trả nợ đúng hạn vì vào thời điểm ấy luân chuyển tiền tệ sẽ giúp Ngân hàng nhìn nhận được vấn đề này, như vậy phân tích này là rất cần thiết cho kết luận đánh giá của Ngân hàng.
- Để đánh giá phương án sản xuất kinh doanh ngoài việc thẩm định tính hiệu quả của phương án, Ngân hàng cần phảI thẩm định tính khả thi của phương án như: các yếu tố đầu vào(sự biến động của thị trường nguyên vật liệu, giá cả, cước phí vận chuyển..v.v...) và yếu tố đầu ra:(nhu cầu về sản phẩm trên thị trường, giá bán có thể thực hiện được, khả năng canh tranh của sản phẩm). Tuy nhiên, đây còn là vấn đề còn rất hạn chế khi đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn tai NHTMCP Quân Đội.
KẾT LUẬN
Thẩm định năng lực tài chính khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác thẩm định tín dụng của các ngân hàng hiện nay. Thực hiện tốt công tác thẩm định này sẽ mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng vì sẽ giảm thiểu tối đa các rủ ro trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra công tác thẩm định tín dụng còn giúp cho khách hàng có thể đánh giá được tính khả thi của của dự án mà họ dự định tiến hành.
Chất lượng phân tích tình hình tài chính khách hàng là một yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định tín dụng và quyết định chất lượng tín dụng. Vì vậy mà nó là mối quan tâm rất lớn của các NHTM hiện nay. Đặc biệt tổng xu hướng phát triển hội nhập ngày nay, các NHTM Việt Nam để thắng thế trong cạnh tranh chiếm được ưu thế của mình, thì ngoài việc cơ cấu lại tổ chức, tăng thêm vốn điều lệ, nâng cao chất lượng hoạt động… chất lượng tín dụng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Qua quá trình tìm hiểu đề tài, nhóm chúng tôi nhận thấy: Thẩm định năng lực tài chính khách hàng là một yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định tín dụng và dẫn đến quyết định chất lượng tín dụng. Vì vậy mà nó là mối quan tâm rất lớn của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đặc biệt với xu hướng phát triển hội nhập ngày nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đều muốn chiếm được ưu thế trên thị trường, và vậy việc cơ cấu lại tổ chức, tăng thêm vốn điều lệ, nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng,…là những mục tiêu hàng đầu đang được các ngân hàng ưu tiên thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
2. Quy trình nghiệp vụ thẩm định cho vay của quỹ đầu tư phát triển Bình Dương (Ban hành kèm theo quyết định số 142/QĐ-ĐTPT ngày 18 tháng 04 năm 2011) trang 8,9,10,11,12,13,14,15.
3. Trần Thị Xuân Hương, 2011. “Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng” Vĩnh Long, truy cập 11/10/2012 trang 5, 6, 9, 10, 11, 18
http:www.nganhang3.com/forum/attachment.php?attachmentid=124&d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tham_dinh_nang_luc_tai_chinh_cua_kh_4941.doc