Tiểu luận Thất bại thị trường do thông tin không đối xứng - Trường hợp các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn TP Hà Nội

Tiểu luận môn học Kinh tế công cộng Tiểu luận gồm 3 phần Phần 1: đặt vấn đề Phần 2: Chứng minh hoạt động của các TTGTVL trên địa bàn TP HN là thất bại của thị trường về thông tin không đối xứng Phần 3: Giải pháp cho vấn đề thông tin không đối xứng tại các TTGTVL

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thất bại thị trường do thông tin không đối xứng - Trường hợp các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn TP Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất Đặt vấn đề Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong nền kinh tế luôn có sự tồn tại đan xen kết hợp giữa hai cơ chế phân bổ nguồn lực là cơ chế thị trường và cơ chế phi thị trường. Phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường phải tuân theo các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật về sự khan hiếm, quy luật giá trị… để phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Với mục tiêu phân bổ là tối đa hóa lợi ích, cơ chế thị trường không thể bao quát hết toàn bộ nền kinh tế vì vẫn còn những mục tiêu khác mà xã hội muốn theo đuổi như mục tiêu công bằng xã hội hay ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, cần phải có một cơ chế phân bổ thứ hai là cơ chế phi thị trường. Cơ chế này thường điều tiết nền kinh tế thông qua sự can thiệp của chính phủ ở những lĩnh vực, những bộ phận, không gian, thời điểm mà thị trường không thể điều tiết hoặc thị trường điều tiết không hiệu quả. Một trong những cơ sở khách quan để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế chính là nhằm khắc phục các thất bại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực. Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn. Các dạng thất bại thị trường chủ yếu là: độc quyền thị trường, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin không đối xứng. Thất bại về thông tin của thị trường gồm có hai dạng. Thứ nhất, thông tin mang tính chất của hàng hóa công cộng tức là việc tiêu dùng thông tin không mang tính cạnh tranh; việc sử dụng thông tin của người này không cản trở lợi ích từ việc sử dụng thông tin của người khác. Dạng thất bại thứ hai của thông tin là tình trạng mà lượng thông tin về tính chất của hàng hóa không được chia sẻ đồng đều như nhau giữa các đối tác tham gia thị trường. Đó là thất bại về thông tin không đối xứng, hay tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia giao dịch thị trường có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm. Điều này đã khiến các nguồn lực được phân bổ quá nhiều hoặc quá ít cho thị trường đó so với mức hiệu quả xã hội. Ngoài ra, nó còn tạo động cơ cho bên có thông tin đầy đủ hơn lợi dụng lợi thế này để thu lợi cho mình trên sự thiệt thòi của bên kia. Sự can thiệp của chính phủ trong các thị trường như vậy sẽ giúp bổ sung thông tin cho thị trường, hoặc kiểm soát hành vi của những bên có lợi thế về thông tin để đảm bảo thị trường hoạt động suôn sẻ. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đề cập tới thất bại thị trường do thông tin không đối xứng thông qua trường hợp các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay, làm thêm là một nhu cầu phá khổ biến ở sinh viên. Đây chính là một trong những “ vị cứu tinh” quan trọng giúp cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ của mình trên giảng đường. Còn đối với nhiều bạn sinh viên khác, làm thêm chỉ là ham muốn được kiếm tiền tự nuôi dưỡng bản thân, khoản thu nhập từ việc đi làm thêm có thể giúp các bạn làm những gì mình thích mà không phải dựa vào bố mẹ hoặc đơn giản hơn là muốn lăn xả vào cuộc sống để có thêm nhiều kinh nghiệm. Làm thêm có cả 1001 công việc như: phát tờ rơi, gia sư, phụ bán quán cơm, đứng máy tiệm internet, chạy bàn cà phê, làm nhân viên shop quần áo, tiếp thị viên…Chỉ cần phù hợp với năng lực, trình độ, thời gian, điều kiện của bản thân và có thu nhập xứng đáng là sinh viên sẵn sàng đi làm. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu đó của sinh viên, các trung tâm giới thiệu việc làm “ mọc lên như nấm” và hoạt động rất chuyên nghiệp. Các trung tâm đã tạo điều kiện cho sự gặp gỡ giữa cung và cầu, đã làm chiếc cầu nối cho hàng trăm ngàn người lao động kiếm được việc làm, góp phần giải quyết khó khăn cho chính bản thân và cho cả gia đình họ. Tuy nhiên, bên cạnh những trung tâm làm ăn chân chính lại tồn tại khá nhiều trung tâm “dỏm”, trung tâm “ lừa”, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, hoạt động bất chấp luật pháp tạo nên mảng tối trong thị trường giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, khiến lĩnh vực kinh doanh này được liệt vào danh sách“ những ngành nghề nhạy cảm”. Phần thứ hai Chứng minh hoạt động của các TTGTVL là thất bại của thị trường về thông tin không đối xứng Lợi dụng tâm lý tìm việc làm của sinh viên, nhiều trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) mọc lên nhu nấm sau mưa, riêng địa bàn Hà Nội tính đến tháng 3 năm 2008 có tới 800 TTGTVL đang hoạt động chủ yếu tại các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa và Hoàng Mai. Bên cạnh những trung tâm có dầy đủ các điều kiện, giấy phép hoạt động nghiêm chỉnh là những trung tâm không có đủ giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động dẫn đến tình trạng lừa đảo, lộn xộn trong tư vấn, giới thiệu việc làm. Làm cho sinh viên ngần ngại, e sợ khi phải tới trung tâm bởi tâm lý bước chân vào trung tâm như bước chân vào “sòng bạc” vậy. May mắn thì có được công việc không may thì tiền mất và làm lại từ đầu. Công việc bán thời gian của sinh viên đơn giản chỉ là gia sư, phát tờ rơi, phát quà khuyến mãi, trực điện thoại,…Với mức lương khá hấp dẫn mà trung tâm đưa ra: Gia sư thường thì ở khoảng 30.000- 50.000/buổi, phát tờ rơi ở khoảng 30.000- 70.000/ ca, nhân viên tiếp thị, quảng cáo tầm từ 200000-300000/ ngày,… Nhưng thực hư như thế nào thì chỉ những người đã đi qua mới biết. Có thể kể ra vài kiểu thủ đoạn mà các TTGTVL hay dùng gọi là ‘mánh lới nghề nghiệp’: Các trung tâm đưa ra các thông tin sai lệch về công việc, nơi làm việc hoặc địa chỉ ‘ma’.Tiền lương cao hơn nhiều so với thực tế mà sinh viên nhận được,… Về địa chỉ ‘ma’, sau khi mà sinh viên nộp tiền đạt cọc và nhận lời hẹn đến một địa chỉ nào đó nhận việc, nhưng khi đến thì mới được biết rằng đó là địa chỉ ‘ma’. Mất công sức lần mò tới mà có khi còn bị ăn mắng. Ví dụ: T, sinh viên năm thứ 4 ĐHSP ngoại ngữ HN được giới thiệu đến dạy 3 môn Toán, Văn, Anh cho 2 học sinh lớp 7 tại gia đình chị Yến ở Cầu Giấy. Nhưng khi tìm đến đúng địa chỉ này, T đã nhân được lời trách mắng vô cớ: “ Nhà này có 2 con học ĐH rồi, chẳng có ai học lớp 7 hết, cô đi lớp khác mà dạy!” Khi quay lại trung tâm để báo hỏng địa chỉ và xin lấy lại lệ phí thì T nhận được cái lắc đầu nghi ngờ cho rằng T gây ra lỗi lầm gi đó nên địa chỉ mới bị hỏng và số tiền đặt cọc trước khi nhận việc làm cũng không lấy lại được. Hay như Loan (SV ĐH Ngoại ngữ) nhận dạy tiếng Anh cho một cậu học sinh lớp 12, khi đến dạy được hai hôm thì Loan phát hiện ra cậu học sinh của mình học vừa yếu, vừa lười, khác hẳn với những gì trung tâm đã giới thiệu, đã thế cậu ta lại hỗn láo, thường xuyên quát nạt Loan. Không thể chịu đựng, Loan bỏ dạy và quay trở lại trung tâm gia sư nọ yêu cầu đổi địa chỉ nhưng không được chấp nhận với lý do “tự ý cắt hợp đồng”. Theo thông tin từ một nhân viên đã giải nghệ của một TTGTVL kiểu này thì nguồn việc viết dày đặc trên các bảng “Cần tuyển gấp” một phần là do tự “sáng tác”, phần khác được chép từ các báo như báo Mua và bán, Hà Nội mới, Lao động… rồi tự tăng thêm mức lương để hấp dẫn người tìm việc, chứ không hề có một mối quan hệ, thậm chí chẳng quen biết gì với các cơ sở này. Chính vì vậy, thông tin thường không cập nhật, thiếu chính xác và người tìm việc vô tình phải qua một trung gian mà lẽ ra có thể đến trực tiếp và không phải mất lệ phí. Theo Nghị định 72 của Chính phủ, phí giới thiệu việc làm được trả một lần, do người sử dụng trả bằng 5-8% mức tháng lương đầu tiên của người lao động. Tuy nhiên, 100% các cơ sở tư nhân đều thu phí việc làm từ người lao động. Đối với một công việc gia sư, khoản tiền lệ phí mà sinh viên ta thường phải nộp là 50% tháng lương đầu tiên và khi đòi hoàn tiền thì cùng lắm cũng chỉ lấy lại được 30% tiền phí đã nộp. Có những trung tâm sau khi cất được mẻ lớn thì mất tích một cách khó hiểu làm cho nhiều sinh viên sau khi quay lại trung tâm thì thấy trung tâm “không cánh mà bay”. Trường hợp thứ 2, đa số các trung tâm hoạt động dựa trên “kinh nghiệm nhà nghề” kiểu như: Được giới thiệu việc làm nhưng trong quá trình làm thì không thể tiếp tục công việc vì nhiều lý do mà bên sử dụng đưa ra và khi quay lại tìm trung tâm thì hầu hết bị quát mắng đổ lỗi hậu quả là do sinh viên nên không chịu trách nhiệm, sinh viên đành ngâm ngùi quay về v à thấy đúng là “tiền vào thì dễ tiền ra thì khó”... Nhiều bạn sinh viên khi đến địa chỉ gia sư có khi chưa kịp dạy, có khi chỉ được vài buổi đã phải bỏ dở với những lý do như: Không phải hộ khẩu HN, không phải sinh viên sư phạm,… Ví dụ: M, sinh viên năm thứ 3 ĐH Mỏ - Địa chất được giới thiệu đến dạy môn Toán lớp 11 tại một nhà trên đường Kim Mã. Buổi đầu tiên tới gặp gia đình suôn sẻ, mẹ của cậu học sinh tỏ ra rất tin tưởng vào cô giáo. Bất ngờ sau khi tan buổi dạy thứ 3, M gặp bố của cậu học trò và bậc phụ huynh này hỏi vu vơ xem cô học trường nào. Biết được M không phải là sinh viên sư phạm, thế là không cần biết đến khả năng giảng dạy của cô ra sao, bố mẹ của cậu học sinh đã thống nhất cho M ngừng dạy. Khi cô đề nghị gia đình trả lệ phí 3 buổi đã dạy thì bà mẹ cậu học trò lớn tiếng nói rằng: “Trung tâm đã quảng cáo 1 - 3 buổi dạy miễn phí nên gia đình mới thử cho cô giáo dạy, gia đình không có nghĩa vụ phải trả tiền”. Cướp công của sinh viên, nhiều sinh viên nhận việc phát tờ rơi, nhân viên hợp tác với trung tâm,… nhưng sau khi làm đươc vài buổi thì cho nghỉ với lý do năng lực không đáp ứng yêu cầu. Cá biệt, có nhiều sinh viên đi làm cả tháng trời nhưng không được hưởng luơng, khi đòi tiền công thì cứ bị khất lần khất lượt làm cho sinh viên chán nản bỏ của chạy lấy người. Ví dụ: Lần theo địa chỉ ghi trên tờ rơi, Nguyễn Văn Hoá, sinh viên năm thứ hai của Học viện Báo chí & Tuyên truyền tìm đến trung tâm gia sư sư phạm tại đường Xuân Thủy, Cầu Giấy (Hà Nội) và ký kết một hợp đồng lao động. Nội dung hợp đồng có phần quy định rõ nếu hoàn thành đầy đủ công việc được giao, Hóa được nhận khoản lương 700.000 đồng/tháng. Sau khi ký hợp đồng, Hóa chính thức trở thành cộng tác viên của trung tâm. Sau 2 tháng làm việc vất vả, thành quả của Hóa là mang về cho trung tâm này 10 địa chỉ có nhu cầu cần thuê gia sư.Trước ngày hết hạn hợp đồng, Hóa đến trung tâm để thanh toán tiền lương là 700.000 đồng thì nhân viên của trung tâm hẹn ngày này qua ngày khác. Cứ mỗi lần hẹn, Hóa đều có mặt ở trung tâm nhưng khi gặp Phương (nhân viên Trung tâm), Phương bảo gặp anh Quyết (Giám đốc trung tâm); gặp Quyết thì Quyết lại bảo gặp Phương… Cứ thế, các cuộc hẹn lại tiếp nối và Hóa cứ lóc cóc đạp xe đến rồi lại đạp về. Rồi một ngày, Hóa gặp được cả Phương và Quyết. Sau một hồi đùn đẩy, Quyết giở mánh khóe, vin vào lý do bản hợp đồng đã hết hạn nên không thanh toán. Cũng qua một TTGTVL, Thu Quỳnh (ĐH Y Hà Nội) may mắn tìm được việc bán bánh kẹo cho một siêu thị gia đình với tiền thù lao 80.000 đồng/ca. Đến tận chiều 29 Tết, Quỳnh hí hửng sắp xếp nghỉ việc, chờ lĩnh lương để lên đường về quê ăn Tết. Vậy nhưng, chủ cửa hàng chỉ thanh toán cho cô mức thù lao 30.000 đồng/ca. Quỳnh thắc mắc, thì được trả lời là nhờ tìm người qua trung tâm chỉ với mức giá đó. Và vô số nhiều trường hợp khác… Những trường hợp trên chính là minh chứng cho sự thất bại của thị trường do thông tin không cân xứng. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau đi xem xét mô hình sau đây: Gọi Q là số lượng công việc qua trung tâm. S là đường cung việc làm. Cung việc làm là cố định tại thời điểm đang xét. D0 là cầu việc làm của sinh viên khi họ tin tưởng vào dịch vụ của các TTGTVL. D1 là cầu việc làm của sinh viên khi họ không tin tưởng vào trung tâm. P P0 K P1 E H D1 C A B S D0 W 0 Q1 Q0 Q Mô hình: thông tin không đối xứng về phía người mua làm thị trường cung cấp dưới mức hiệu quả. Nếu sinh viên tin rằng họ sẽ có việc làm khi qua trung tâm thì điểm cân bằng ban đầu là A, đó là điểm cân bằng tối ưu xã hội tương ứng với nó là mức sản lượng mà xã hội mong muốn (Q0). Tuy nhiên do thiếu thông tin, không tin tưởng khi đi qua trung tâm nên đường cầu việc làm sẽ giảm từ D0 xuống D1, cân bằng sẽ dịch chuyển từ A xuống B và mức sản lượng tối ưu thị trường là Q1<Q0. Tại mức sản lượng tơi ưu xã hội Q0: Tổng chi phí xã hội là: TC = EAQ0O Tổng lợi ích xã hội là: TB = KAQ0O Tại mức sản lượng tối ưu thị trường Q1: Tổng chi phí xã hội là: TC = EBQ1O Tổng lợi ích xã hội là: TB = KCQ1O Như vậy khi dịch chuyển từ A đến B thì Tổng chi phí xã hội giảm ∆TC = BAQ0Q1 Tổng lợi ích xã hội giảm ∆TB = CAQ0Q1 ∆TB giảm lớn hơn ∆TC giảm làm cho xã hội mất đi một phần lợi ích, tổn thất xã hội là W = ABC. Mức độ nghiêm trọng của thất bại thị trường về thông tin không đối xứng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai đường cầu D1 và D0; khoảng cách này càng lớn thì diện tích ABC càng lớn, tổn thất xã hội càng lớn. Sau đây là 3 yếu tố chính tác động gây nên thất bại của thị trường về thông tin không cân xứng. Thứ nhất: Chi phí thẩm định hàng hóa Chi phí thẩm định hàng hoá C* - tức là khoản chi phí má sinh viên phải bỏ ra để thẩm định dịch vụ. Trong trường hợp này tìm việc làm qua trung tâm là loại hàng hoá chỉ thẩm định được khi dùng C* = P* + Ce Ở đây : P* là phần lệ phí sinh viên nộp qua trung tâm Ce là kỳ vọng cho những thiệt hại có thể phát sinh (ví dụ như: mất việc, các sự cố khi làm việc,…).Chi phí kỳ vọng càng lớn thì chi phí thẩm định càng lớn làm cho sinh viên khó kiểm soát được phần chi phí mà họ bỏ ra làm cho lượng sinhviên sử dụng dịch vụ tìm việc làm qua TTGTVL càng giảm => đường cầu D giảm càng nhiều, W càng lớn. Thứ hai: Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng thể hiện ở chỗ chất lượng cho trước thì giá cả có dao động mạnh hay không, hoặc với mức giá cho trước thì chất lượng có sự khác biệt lớn hay không. Trong trường hợp này, nếu các trung tâm giới thiệu việc làm áp dụng các mức giá khác nhau thì cũng khó có thể xác định được chất lượng của dịch vụ có cao hơn không. Thông thường, trong thực tế các trung tâm áp dụng cùng một mức phí khi cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm, nếu may mắn thì sinh viên sẽ gặp đúng trung tâm “ xịn “, tìm được việc làm ổn định lâu dài, nhưng không may gặp phải các trung tâm “ ma “ làm việc mất tiền hay cách rủi ro như đã kể ở trên là điều dễ gặp. Điều đó cho thấy mức độ đồng nhất giữa giá cả và chất lượng có sự khác biệt lớn do đó để có thể tìm được công việc bằng dịch vụ này thì sinh viên sẽ phải chọn một mẫu thử lớn. Mẫu thử được hiểu là một mẫu hàng hoá dịch vụ đại diện mà người tiêu dùng chọn ra để thử sức khi mua hàng hoá dịch vụ. Nếu mẫu thử càng lớn sinh viên sẽ càng ngần ngại khi muốn thẩm định hàng hoá và nguy cơ thất bại do thông tin không đối xứng càng lớn do đường cầu càng giảm mạnh => W càng lớn. Điều ngược lại sẽ đúng nếu mức độ đồng nhất giữa giá cả và chất lượng tương đối đồng đều. Thứ ba: Mức độ thường xuyên mua sắm Nếu như sinh viên có nhu cầu về việc làm thêm thường xuyên đi qua các TTGTVL thì họ sẽ tích luỹ được thông tin qua những lần đó, kinh nghịêm nhiều lên, họ sẽ không lo mắc phải những “mánh nghề nghiệp” của các trung tâm, do đó khoảng cách giữa hai đường cầu thu hẹp và lại thất bại của thị trường do thông tin không đối xứng giảm tức là W nhỏ đi. Điều ngược lại sẽ đúng nếu mức độ thường xuyên mua sắm là nhỏ. Phần thứ ba GIẢI PHÁP Những năm gần đây, Chính Phủ đã có những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng xuất hiện các trung tâm giới thiệu việc làm “ma”, các trung tâm có hành vi lừa đảo, gian lận khi tư vấn việc làm. Cụ thể, Nghị định 19/2005/NĐ – CP ngày 28/02/2005 của Chính Phủ và thông tư số 20 của bộ LĐ – TB - XH về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Trong các văn bản này đã nêu rõ: Để thành lập trung tâm việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động... Trung tâm việc làm được phép thu phí tư vấn, giới thiệu, cung ứng lao động, cung cấp thông tin lao động - việc làm và thu học phí theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, người có thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm quy định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn nghiệp vụ, nhưng không quá 4 phòng. Trung tâm có nghĩa vụ phải theo dõi tình trạng việc làm của người lao động trong thời gian một năm (đối với trường hợp thực hiện hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên) hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (dưới 12 tháng)... Trung tâm giới thiệu việc làm phải có ít nhất 5 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án. Các doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không đủ điều kiện theo quy định thì phải chấm dứt hoạt động... Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ bị thu hồi giấy phép nếu có hành vi lừa đảo, gian lận đối với người lao động, doanh nghiệp, không chấp hành báo cáo theo quy định với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương liên tục từ 1 năm trở lên. Nếu bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật lao động 3 lần/năm hoặc 1 hành vi bị xử phạt 3 lần, trung tâm cũng sẽ bị thu hồi giấy phép... Các biện pháp trên đã phần nào loại bỏ được các trung tâm không đủ tiêu chuẩn tồn tại trước đó cũng như là một bước để sàng lọc các đơn vị đăng ký kinh doanh loại hình dịch vụ này. Nhưng trên thực tế, Luật đã ban hành nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống. Hiện tại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vẫn thoải mái cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp, không cần biết hoạt động ra sao. Còn Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, theo thừa nhận của Phó giám đốc Đỗ Thị Xuân Phương, thì “thực sự chưa quan tâm đến vai trò quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm. Hằng năm chưa có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra hoạt động”. Do đó, vẫn còn nhiều trung tâm không có đủ điều kiện nhưng vẫn tồn tại rộng khắp, họat động vẫn còn rất phức tạp. Theo số liệu của bản Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động giới thiệu việc làm 5 năm 2001-2005 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội thì trong 688 trung tâm, doanh nghiệp có chức năng dịch vụ việc làm của Hà Nội chỉ 22 cơ sở thực sự hoạt động, còn lại toàn đăng ký cho “oai”. Gần 1/3 doanh nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước gửi công văn nhưng nhân viên bưu điện không tìm thấy địa chỉ. Hiện trạng này đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp trấn chỉnh công tác thẩm tra, thanh tra và giám sát việc đăng ký cũng như quá trình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này nhằm quán triệt thực hiện nghị định 19 cũng như thông tư số 20. Ngoài những biện pháp trên, Chính Phủ nên khuyến khích các trường đại học chủ động thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về việc làm cho sinh viên trường mình. Trường có thể tổ chức ra một ban “việc làm sinh viên”, giao cho Đoàn trường, hội sinh viên hoặc trực thuộc phòng công tác chính trị & quản lý sinh viên. Ban này sẽ có chức năng giới thiệu cho sinh viên những trung tâm dịch vụ việc làm uy tín, phù hợp cho sinh viên cũng như thường xuyên cập nhật những phản hồi từ sinh viên để từ đó cơ sở để khuyến nghị các sinh viên tránh những trung tâm có biểu hiện lừa đảo, gian lận cũng như biết được những trung tâm hoạt động tốt. Do đặc điểm của sinh viên là các hoạt động thường xuyên gắn liền với Đoàn trường, các phòng Đào tạo, phòng chính trị và quản lý sinh viên nên đây là 1 điều kiện thuận lợi để cho mô hình này có thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra các ban này cũng có thể tổ chức các hội trợ việc làm sinh viên hàng quý hay đưa vào hoạt động và quản lý các diễn đàn về việc làm cho sinh viên trên trang web của trường mình… Về thực chất, đây là một mô hình trao đổi, hỗ trợ thông tin lẫn nhau giữa những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm và thông qua đó sinh viên sẽ có thêm thông tin, kinh nghiệm khi tìm kiếm việc làm, giảm bớt sự mất cân đối về thông tin giữa hai bên: sinh viên tìm kiếm việc làm và các TTGTVL. Kết quả là phần tổn thất xã hội do thất bại thị trường về thông tin không cân xứng sẽ giảm đi. LỜI KẾT Qua phân tích hoạt động của các TTGTVL với sinh viên chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động của các TTGTVL là cần thiết, nó đáp ứng nhu cầu tư vấn, tìm việc làm vho sinh viên. Họ là những đối tượng năng động nhất, có được nhiều mối quan tâm nhất. Và với nhiều lý do như muốn tạo ra khoản thu nhập, chia sẻ ghánh nặng tài chính với cha mẹ hay muốn học hỏi kinh nghiệm, tích luỹ vốn sống nhu cầu tìm việc làm bán thời gian của họ ngày càng cao. Tuy nhiên khi mà thật, giả lẫn lộn, hoạt động của các TTGTVL còn mang tính thị trường cao, sự can thiệp của Chính phủ còn chưa thật hiệu quả thì thất bại thị trường về thông tin không cân xứng còn lớn. Đây chính là ví dụ minh chứng rõ nét cho tính phi hiệu quả của cơ chế thị trường, và liệu có thể nói như Adam Smith rằng dầu nhờn lợi ích cá nhân sẽ làm cho bánh xe kinh tế quay một cách gần như kì diệu. Thị trường sẽ giải quyết tất cả? Ví dụ trên cũng cho thấy sự can thiệp của Chính phủ với vai trò quản lý là cần thiết. Chính phủ cùng với thị trường sẽ điều tiết nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThất bại thị trường do thông tin không đối xứng - trường hợp các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn TP Hà Nội.doc
Luận văn liên quan