Đặc biệt lưu ý có sự phối hợp tốt hơn với các sở, ngành có liên quan và địa
phương để khai thác tốt các nguồn thu, tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế,
kịp thời xử lý nợ thuế
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác quản lý, kê khai, xử lý thu nợ thuế và
quan tâm khai thác tốt các nguồn thu tiềm năng, ngành thuế cần tăng cường hỗ trợ
chính sách, hỗ trợ nghiệp vụ cho các đối tượng nộp thuế để bảo vệ và nuôi dưỡng
nguồn thu, quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ cán
bộ
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thu ngân sách nhà nước tại Thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Thu ngân sách nhà nước tại Thành phố
Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU:
Ngân sách nhà nước và vấn đề thu chi ngân sách nhà nước đến nay vẫn
luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Chính phủ, các cơ quan chức năng và
mọi người dân… bởi vai trò quan trọng không thể thiếu của nó. Sự tồn tại và phát
triển của một nhà nước luôn luôn cần thiết phải có một nguồn lực tài chính đảm
bảo cho các hoạt động của các tổ chức, cơ quan đơn vị trực thuộc bộ máy nhà
nước đó. Nguồn lực tài chính này bắt nguồn từ các nguồn thu từ các loại thuế, phí,
lệ phí… đã hình thành nên nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước
dồi dào là một trong những động lực không thể thiếu để một bộ máy nhà nước
hoạt động vững mạnh.
Thành phố Cần Thơ với thế mạnh nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng
sông Cửu Long, khí hậu hòa thuận… đang trên đà phát triển về mọi mặt, hàng
năm đã đóng góp một khoản lớn ngân sách nhà nước cho Chính Phủ. Đề tài “Thu
ngân sách nhà nước tại Thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp” để tìm
hiểu, từ đó đề ra giải pháp chống thất thu ngân sách, đem lại nguồn thu lớn nhất.
I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP. CẦN THƠ
Trong những tháng đầu năm 2012, t ình hình kinh tế chung khó khăn, Nhà
nước phải thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các tổ chức và cá nhân.
Điều này làm việc thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP Cần Thơ gặp nhiều khó
khăn. Ngành thuế thành phố dù nỗ lực rất nhiều và tiến hành nhiều giải pháp nhằm
tăng thu cho ngân sách nhà nước nhưng kết quả mang lại chưa như mong muốn:
Theo số liệu của Cục Thuế TP. Cần Thơ, Năm 2012, ngành thuế TP Cần
Thơ được Bộ Tài chính và HĐND TP Cần Thơ giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà
nước đạt 6.100 tỉ đồng (không kể xổ số kiến thiết), tăng 34,84% so với dự toán
năm 2011. Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm 2012, ngành thuế mới thực hiện tổng thu
3.900 tỉ đồng (không kể xổ số kiến thiết), đạt 63,95% dự toán pháp lệnh Bộ Tài
chính và HĐND thành phố giao. Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước tại văn phòng Cục
Thuế và 5 quận đạt thấp dưới 80%, chỉ có 4 huyện là đạt từ 84% trở lên. Nếu xét
cụ thể từng nguồn thu thì chỉ có 3/12 nguồn thu và sắc thuế có tỷ lệ thu đạt trên
80% kế hoạch. Trong khi đó, nợ đọng thuế còn cao và nợ mới phát sinh chưa có
xu hướng giảm. Đến cuối tháng 10-2012 nợ đọng thuế toàn thành phố là 615 tỉ
đồng…
Theo Chi cục Thuế quận Cái Răng, 10 tháng đầu năm 2012, Chi cục đã
thực hiện tổng thu với số tiền trên 99,29 tỉ đồng, đạt 65% kế hoạch năm 2012 và
bằng 54,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 10 tháng đầu năm 2012 tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều cũng chỉ
mới được 455,19 tỉ đồng, đạt 79,6% dự toán năm 2012. Để đạt và vượt dự toán thu
572 tỉ đồng theo chỉ tiêu đã được Cục Thuế TP Cần Thơ và HĐND, UBND quận
Ninh Kiều giao, Chi cục Thuế quận Ninh Kiều dự toán phải thu thêm trên 124,8 tỉ
đồng trong thời gian còn lại của năm 2012, nâng tổng số thu cả năm lên 580 tỉ
đồng, đạt 101,4% dự toán thành phố giao.
Ngành thuế quản lý 13 nguồn thu, trong đó có 2/13 nguồn thu đạt trên 50%
dự toán của Bộ Tài chính và HĐND đề ra: thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài,
thuế thu nhập cá nhân. Còn lại 11/13 nguồn thu chưa đạt kế hoạch dự toán 6 tháng
đầu năm.
Riêng về ngành Hải quan, trong quí III/2012, đến ngày 23/9/2012, số thu
thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan TP. Cần Thơ đạt 147,32 tỷ đồng, lũy kế từ
đầu năm là 445,06 tỷ đồng (đạt 52,98% so với kế hoạch giao, giảm 17,53% so với
cùng kỳ năm 2011).
II. THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP. CÀN THƠ
Ngân sách nhà nước vững mạnh mới tạo tiền đề vững chắc cho Nhà nước
nói chung và địa phương nói riêng phát triển cả về hoạt động kinh tế lẫn chăm lo
đời sống cho người dân. Do đó, các cơ quan chức năng TP. Cần Thơ mặc dù đã
có nhiều biện pháp đây mạnh thu ngân sách nhà nước nhưng tình trạng thất thu
ngân sách vẫn còn diễn ra, do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân
chính: Tình hình kinh tế khó khăn và Nhà nước giảm miễn thuế cho một số đối
tượng trong một thời gian tương đối dài.
II.1. Tình hình kinh tế khó khăn
Những năm gần đây do tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng từ nhứng
năm trước, năm 2012, doanh nghiệp (DN) TP Cần Thơ đã gặp nhiều trở ngại. Đây
là một trong những nguyên nhân khiến công tác thu ngân sách của thành phố chưa
đạt mục tiêu đề ra và nợ thuế cũng đang ở mức cao.
Đứng trước khó khăn của các doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thuế TP
Cần Thơ tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN tiếp cận các chính sách
pháp luật về thuế; thành lập đoàn công tác liên ngành chống thất thu và thu hồi nợ
thuế. Tuy vậy, công tác thu nợ thuế trên địa bàn thành phố vẫn chưa đạt yêu cầu,
tình trạng nợ đọng kéo dài nhiều năm... Theo thống kê của Cục Thuế TP Cần Thơ,
tính đến ngày 8-8, các DN trên địa bàn còn nợ thuế 554 tỉ đồng, trong đó có 46
DN nợ thuế lên đến gần 280 tỉ đồng. Đứng đầu là Công ty TNHH Một thành viên
Nông súc sản Xuất nhập khẩu Cần Thơ (Cataco) nợ gần 43,2 tỉ đồng, Công ty Sửa
chữa Xây dựng Công trình-Cơ khí giao thông 721 nợ trên 29,98 tỉ đồng, Công ty
TNHH Một thành viên Phát triển và Kinh doanh nhà TP Cần Thơ nợ hơn 29,8 tỉ
đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng TP Cần Thơ nợ 20,3 tỉ đồng, Công ty Cổ phần
Vietnam Motors Cần Thơ nợ 15,88 tỉ đồng...
Thực vậy, nguyên nhân khiến công tác thu hồi nợ thuế chậm là do tình hình
kinh tế khó khăn chung làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN. Việc gia hạn nộp thuế chỉ được áp dụng trong một số trường hợp như: thiên
tai, dịch chuyển nơi sản xuất, Nhà nước thay đổi chính sách... chứ không áp dụng
đối với các DN gặp khó khăn khách quan. Song, thực trạng này lại diễn ra phổ
biến đã dẫn đến nợ thuế của DN ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, ý thức nộp thuế
của một số DN chưa cao, cố tình kéo dài thời gian để chiếm dụng tiền thuế...
Đối với hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, công ty chủ yếu thi công
các công trình sử dụng vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, do chưa giải
ngân được vốn, các chủ đầu tư chưa thanh toán cho công ty. Vì vậy, công ty chưa
thể hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Một số DN cho rằng, tình trạng nợ thuế dây dưa
là do DN bị các DN đối tác chiếm dụng vốn kéo dài. Thời gian qua, mặc dù thành
phố đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN nhưng chưa được thực hiện
một cách quyết liệt và đồng bộ nên vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong
muốn... dẫn đến tình trạng thất thu một khoản lớn thuế từ các doanh nghiệp.
Tình hình kinh tế khó khăn, rất nhiều ngành hàng giảm mạnh sản suất kinh
doanh, nguyên nhân giảm nguồn thu chủ yếu của ngành hải quan còn do số thu từ
mặt hàng xăng dầu trong 9 tháng đầu năm giảm mạnh (giảm 46,11% so cùng kỳ
năm 2011), các dự án đầu tư đang dừng lại hoặc chậm triển khai như Dự án Nhà
máy Nhiệt điện Long Phú, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn, Nhà máy Nhiệt điện Trà
Vinh, khu kinh tế Định An…Bên cạnh đó, các mặt hàng gỗ, nhựa đường, nguyên
liệu dược, gas, phân bón, linh kiện ô tô, văn phòng phẩm đã giảm đáng kể nên đã
ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thu NSNN năm 2012 của đơn vị.
Một số ngành hàng vốn có đóng góp lớn cho ngân sách thì năm nay, sức
tiêu thụ rất chậm do sức mua giảm, cũng làm giảm thu. Ví dụ như ngành ô tô, sản
lượng bán hàng 5 tháng đầu năm đã giảm tới 40% so với cùng kỳ 2011.
Trong 6 tháng qua, việc xuất nhập khẩu một số mặt hàng có mức thuế cao
cũng giảm mạnh nên ảnh hưởng thu ngân sách. Ví dụ xăng dầu nhập khẩu giảm
21% về lượng, giảm 13% về giá trị đã làm giảm thu ngân sách tới 1.207 tỷ đồng.
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giảm tới 60% về lượng, giảm 54,9% về trị g iá làm
giảm thu ngân sách khoảng 12.295 tỷ đồng. Linh kiện ô tô nhập khẩu giảm 20%
về trị giá, cũng làm giảm thu ngân sách tới 1.500 tỷ đồng. Xe máy nguyên chiếc
giảm 52,5% về lượng, giảm 44,4% về trị giá dẫn đến giảm thu ngân sách.
Đa phần các doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên lãi suất vay ngân hàng,
thế nhưng tình hình kinh tế khó khăn, DN làm ăn không hiệu quả, lãi suất ngân
hàng cao, dẫn đến nợ chồng nợ, mất khả năng thanh toán, từ đó mất nguồn thu lớn
từ các doanh nghiệp này là điều tất yếu.
II.2. Chính sách giảm miễn thuế cho doanh nghiệ p
Đứng trước tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp, Nhà
nước đã có chính sách miễn giảm thuế cho DN, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, hỗ trợ DN vươn lên. Cụ thể:
Miễn thuế môn bài đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối, Miễn
thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản. Trường hợp người nộp thuế
thuộc diện được miễn thuế đã nộp thuế môn bài năm 2012 thì được Ngân sách
Nhà nước hoàn trả số thuế đã nộp. Hộ sản xuất muối tiếp tục miễn thuế môn bài.
Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 đối với các tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang được nhà nước
cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 cho một số đối
tượng doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm doanh
nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng
khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn
kinh tế, tổng công ty) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản
xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện
điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.
Miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu
nhập doanh nghiệp trong năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng
trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, s inh viên, học s inh; hộ, cá nhân
chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân
với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và
giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
Việc đẩy mạnh giảm thuế cho các DN như trên là một động lực thúc đẩy
các doanh nghiệp vươn lên vượt qua khó khăn, tuy nhiên đã làm giảm mạnh nguồn
thu ngân sách nhà nước.
III. GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU NGÂN S ÁCH
Do tình hình kinh tế khó khăn, do chính sách miene giảm thuế đối với các
DN, nên nguồn thu ngân sách nhà nước tại TP. Cần Thơ bị giảm mạnh so với kế
hoạch đặt ra. Do đó để thu đạt dự toán giao cần phải tập trung chỉ đạo và thực hiện
quyết liệt đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện tốt các nguồn thu. Cụ thể
Đặc biệt quan tâm công tác quản lý kê khai, quản lý các khoản thu về đất,
tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế và quản lý nợ đọng thuế, tuyên
tuyền hướng dẫn và vận động người dân thực hiện tốt các nghĩa vụ về thuế.
Song song đó, các đơn vị cần rà soát ngay những trường hợp được gia hạn
thuế, tiền thuê đất… để chủ động thông báo, nhắc nhở nộp thuế đúng ngày tới hạn.
Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra để kịp thời phát hiện
và thu đúng các nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm góp phần tăng thu.
Bên cạnh đó, muốn đẩy mạnh thu ngân sách, bên cạnh việc khai thác tốt
các nguồn thu, các địa phương cần phải chú ý giảm đến mức thấp nợ thuế tồn
đọng bằng cách thực hiện tốt các giải pháp quản lý thu nợ, rà soát lại các khoản
nợ, chủ động thông báo và đôn đốc doanh nghiệp nộp các khoản thuế đã tới hạn…
Đặc biệt, cần rà soát tất cả các dự án có liên quan đến đất đai, đối chiếu tiến độ kê
khai so với tiến độ thực hiện của doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp kê khai
đúng nhằm thu tiền sử dụng đất, đây là nguồn thu rất lớn.
Đặc biệt lưu ý có sự phối hợp tốt hơn với các sở, ngành có liên quan và địa
phương để khai thác tốt các nguồn thu, tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế,
kịp thời xử lý nợ thuế…
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác quản lý, kê khai, xử lý thu nợ thuế và
quan tâm khai thác tốt các nguồn thu tiềm năng, ngành thuế cần tăng cường hỗ trợ
chính sách, hỗ trợ nghiệp vụ cho các đối tượng nộp thuế để bảo vệ và nuôi dưỡng
nguồn thu, quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ cán
bộ…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cd_tai_chinh_cong_thach_dan_phuong_mssv_m000263_1__1197.pdf