Tiểu luận Thực tập tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long
Tiếp theo là kĩ năng chấp hành kỉ luật và nội quy trong cơ quan. Yêu cầu của
mỗi cơ quan là sự đúng giờ và nghiêm chỉnh tuân theo quy định mà cơ quan đã đặt
ra. Làm việc phải hết sức nghiêm túc để đạt hiệu quả công việc một cách tối ưu.
Kĩ năng biết lắng nghe sự góp ý của cấp trên, học hỏi kinh nghiệp của người
đi trước. Kĩ năng lắng nghe và rút kinh nghiệm hoàn thiện cho bản thân là kĩ năng
mềm rất bổ ích trong môi trường làm việc hiện nay.
Kĩ năng nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. Mỗi nhân viên trong
công ty nơi em thực tập đều rất có trách nhiệm đối với công việc được giao. Vì vậy
thực tập trong môi trường năng động như vậy là một điều may mắn đối với mỗi sinh
viên.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4245 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực tập tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo thực tập tại Công
ty Cổ phần Văn phòng
phẩm Cửu Long
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Những vấn đề chung
- Tên cơ quan : Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long
- Chức năng, nhiệm vụ : Sản xuất văn phòng phẩm, nhựa và bao bì các loại
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần VPP Cửu Long, tiền thân là phân xưởng chuyên sản xuất
giấy than, mực viết, mực dấu của Nhà máy VPP Hồng Hà.
Ngày 01/07/1991 Nhà máy VPP Cửu Long được thành lập, chuyên sản xuất
các mặt hàng VPP: Giấy than, mực viết, mực dấu.
Ngày 28/07/1995 Nhà máy được đổi tên thành Công ty VPP Cửu Long.
Ngày 11/12003, Công ty VPP Cửu Long chuyển đổi thành Công ty cổ phần
VPP Cửu Long.
1.1.2 Bộ máy tổ chức và sơ đồ tổ chức :
Gồm 6 phòng ban và 3 đơn vị sản xuất
6 phòng bao gồm
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh dịch vụ
Phòng thị trường
Ban quản lý chất lượng
Ban bảo vệ quân sự
3 đơn vị sản xuất gồm :
Xí nghiệp bao bì nhựa
Xưởng sản xuất chai PET
Tổ văn phòng phẩm và 1 xưởng sửa chữa : xưởng cơ điện
Sơ đồ tổ chức:
1.2 Các hoạt động chủ yếu của cơ quan
Hội đồng quản trị
Ban QLCL
Trưởng phòng tổ
chức hành chính
Trưởng phòng
KDDV
Trưởng phòng thị
trường
Trưởng phòng
TCKT
Trưởng ban BV-
QS
Phó giám đốc kĩ
thuật sản xuất
Giám đốc XNBB
nhựa
Giám đốc xưởng cơ
điện
Giám đốc xưởng
chai PET
Tổ trưởng tổ VPP
Giám đốc công ty
Xuất nhập khẩu trực tiếp
Sản xuất, kinh doanh vỏ bao cho ngành xi măng, lương thực thực phẩm,
bao bì cho các ngành phân bón, thức ăn gia súc….
Sản xuất kinh doanh các loại vỏ chai nhựa
Sản xuât, kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm và đồ dung học tập
Kinh doanh thiết bị vật tư ngành nhựa, nhiên liệu phi nông nghiệp
(không bao gồm thuốc trừ sâu)
1.3 Địa thế, giao thông
- Với diện tích gần 7.000m2 - trụ sở của Công ty nằm trên phố Minh Khai,
trục đường vành đai 2 của Thành phố Hà Nội do vậy giao thông đi các tỉnh phía Bắc
và các tỉnh thành trong cả nước rất thuận tiện.
- Đây là địa điểm có hệ thống giao thông lý tưởng giành cho mọi khách hàng đối tác
của Công ty.
1.4 Năng lực của Công ty
a. Tài chính:
- Tổng giá trị tài sản: Trên 40 tỷ VNĐ
- Doanh thu hàng năm: Trên 200 tỷ VNĐ
- Tăng trưởng hàng năm: Trên 20%/năm.
b. Nguồn nhân lực:
- Tổng số lao động: Hơn 200 người, trong đó:
+ Đội ngũ kỹ sư, cử nhân: 50 người.
+ Công nhân lành nghề, thợ bậc cao: 120, còn lại là lao động có đào tạo.
Là nhà sản xuất và kinh doanh chuyên nghiệp về hàng VPP và hàng nhựa.
Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thợ lành nghề với trình độ tay nghề cao; thiết bị
ngoại nhập có trình độ tiên tiến.
Bằng các biện pháp hữu hiệu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. Chúng tôi luôn tạo ra các sản phẩm có
chất lượng phù hợp với yêu cầu của mọi khách hàng trong phạm vi hoạt động của
mình.
1.5 Thương hiệu
Chính sách chất lượng của Công ty
1. Chỉ cung cấp những sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của
khách hàng.
2. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về số lượng, chất lượng,
giá cả và thời gian giao hàng.
- Thương hiệu CỬU LONG là thương hiệu mạnh, nổi tiếng của Việt Nam
được khẳng định, thông qua các sản phẩm chính như: hàng văn phòng phẩm; chai
nhựa PET cho ngành giải khát, thực phẩm, dược phẩm, các sản phẩm nhựa ép phun;
bao bì dệt PP cho ngành xi măng, lương thực thực phẩm, hóa chất...
- Đặc biệt chúng tôi có mực viết Cửu Long là sản phẩm có uy tín lâu năm đã
từng xuất khẩu đi Angiêri, được khách hàng khen ngợi. Với đặc tính nổi trội mà các
loại mực viết khác không có, đó là: không chuyển màu, có mùi thơm hấp dẫn, không
kết cặn, viết trơn chảy đều và không phai nhòe. Mực viết Cửu Long rất có giá trị
trong lưu giữ văn bản lâu dài.
Từ năm 1999 đến nay, sản phẩm văn phòng phẩm được luôn được người tiêu dùng
bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.
- Năm 2008, đạt danh vị “Thương hiệu nổi tiếng” do Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam- VCCI và Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới
NIELSEN tổ chức.
1.6 . Khen thưởng của nhà nước và Bộ Công thương.
- Năm 2001: Công ty được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Năm 2002: Công ty được tặng cờ thi đua của Bộ Công nghiệp và Huân
chương Lao động hạng ba.
- Năm 2003, 2004: Công ty được tặng cờ thi đua của Bộ Công nghiệp.
- Năm 2005: Công ty được tặng cờ thi đua của Chính phủ.
- 18 năm liên tục từ 1992- 2008: Công ty đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng.
- Cờ luân lưu của Bộ Công thương: là đơn vị thi đua xuất sắc năm 2008
II, NỘI DUNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
2.1 Thời gian thực tập
Tuần Ngày Công việc
01 Từ 11/01/2010
đến 17/01/2010
Tham dự buổi nói chuyện với chuyên gia về kiến
thức Môi trường và kinh nghiệm thực tập
02
18/01/ 2010 Làm quen với Môi trường làm việc
20/ 01/ 2010 Nghiên cứu tài liệu về công ty và viết báo cáo về
công ty và phòng tổ chức hành chính, 22/ 01/ 2010
03
25/ 01/ 2010 Cùng cán bộ nhân viên trong phòng thực hiện
nghiên cứu hồ sơ lý lịch, tổng hợp tình hình công
tác của CBCN trong công ty
27/ 01/ 2010
29/ 01/ 2010
04
01/ 02/ 2010
Tiếp tục công việc của tuần 03 03/ 02/ 2010
05/ 02/ 2010
05
22/ 02/ 2010 Thống kê chất lượng lao động của công ty để có kế
hoạch đào tạo lao động trong năm 24/ 02/ 2010
26/ 02/ 2010
06
01/ 03/ 2010
Tiếp tục công việc tuần 05 03/ 03/ 2010
05/ 03/ 2010
2.2 Những công việc được cơ quan/ đơn vị phân công
Nghiên cứu tài liệu của cơ quan/ đơn vị
Viết báo cáo tổng quan về nơi thực tập : Nói về những hiểu biết của
bạn về công ty, như lĩnh vực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, sản phẩm của
công ty và tổng hợp những ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu hồ sơ lý lịch của cán bộ nhân viên.
Tổng hợp tình hình công tác của cán bộ nhân viên, về kinh nghiệm
công tác, bằng cấp, quá trình làm việc, khen thưởng … để có thể lập báo cáo xem xét
các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên, có cơ chế nâng lương, khen thưởng cho
phù hợp với năng lực và đóng góp của từng người đối với cơ quan ( Làm cùng với
nhân viên trong phòng )
Cùng đi kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn lao động trong công ty
Thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình lao động, chất lượng
lao động ( từ các báo cáo đánh giá được các tổ gửi lên hàng tháng, hàng quý ) để có
phương án đào tạo cán bộ cho phù hợp, đảm bảo chất lượng lao động của công ty.
Kết quả thực hiện và tự đánh giá
Qua đợt thực tập lần thứ nhất này, em đã làm được một số công việc, tuy nhỏ,
nhưng nó thật sự có ích đối với một sinh viên năm cuối như em. Những kiến thức cơ
bản trong nhà trường được ứng dụng vào thực tế. Em có dịp thực hành về các môn
học : kĩ thuật soạn thảo văn bản, thống kê kinh tế, tin học và các môn khác.
Trong thời gian thực tập, ngoài việc nghiên cứu tài liệu em còn được tham gia
vào các công việc của phòng, nơi em thực tập. Em cảm ơn các cô bác anh chị trong
công ty đã tạo điều kiện giúp em có cơ hội tiếp xúc và làm quen với công việc.
Mặc dù mới đầu làm quen với công việc, còn đôi chút bỡ ngỡ nhưng nhờ sự
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cán bộ nhân viên trong phòng, đặc biệt là cô
Phạm Thị Hoàn – trưởng phòng tổ chức hành chính, em đã hoàn thành các công việc
được giao. Em dần làm quen được với nhịp độ làm việc trong công ty, dần hiểu được
chức năng và nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính.
2.3 Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của
cơ quan
Ngoài sự phân công chính thức của cơ quan, em dành thời gian rỗi để tìm hiểu
về những hoạt động thực tế ngoài chuyên ngành, vì em muốn hiểu rõ hơn về quá
trình hoạt động và làm việc của một doanh nghiệp. Nó thực sự rất có ích cho em sau
này.
Em được cùng các anh chị trong công ty đi xuống xưởng thăm tình hình sản
xuất quan sát quá trình làm việc của công nhân, tìm hiểu về cuộc sống và môi trường
làm việc của cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Ngoài ra, em tham gia vệ sinh dọn dẹp nơi làm việc đảm bảo an toàn sạch sẽ
ở công ty.
Với mong muốn có một đợt thực tập hữu ích, quá trình tự thực hiện, tự tìm
hiểu công việc, giúp em có cơ hội học hỏi nhiều hơn, va vấp nhiều hơn. Đây là cơ hội
tốt để áp dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, cũng là đóng góp công sức vào
công việc của công ty.
2.4 Những kĩ năng kiến thức thu được trong quá trình thực tập
Thực tập là cơ hội để mỗi sinh viên rèn luyện kĩ năng làm việc của bản than.
Qua đợt thực tập này đã luyện cho em kĩ năng làm việc theo nhóm. Hoạt động trong
một nhóm cần có khả năng phân tích ý kiến của mỗi cá nhân và tổng hợp những ý
kiến đó để đưa ra được quyết định tốt nhất.
Tiếp theo là kĩ năng chấp hành kỉ luật và nội quy trong cơ quan. Yêu cầu của
mỗi cơ quan là sự đúng giờ và nghiêm chỉnh tuân theo quy định mà cơ quan đã đặt
ra. Làm việc phải hết sức nghiêm túc để đạt hiệu quả công việc một cách tối ưu.
Kĩ năng biết lắng nghe sự góp ý của cấp trên, học hỏi kinh nghiệp của người
đi trước. Kĩ năng lắng nghe và rút kinh nghiệm hoàn thiện cho bản thân là kĩ năng
mềm rất bổ ích trong môi trường làm việc hiện nay.
Kĩ năng nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. Mỗi nhân viên trong
công ty nơi em thực tập đều rất có trách nhiệm đối với công việc được giao. Vì vậy
thực tập trong môi trường năng động như vậy là một điều may mắn đối với mỗi sinh
viên.
III. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
3.1.1 Thuận lợi.
Trong thời gian thực tập, công ty đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh
viên thực tập. Khi muốn tìm hiểu về một vấn đề gì, cán bộ hướng dẫn luôn trả lời và
hướng dẫn nhiệt tình. Không những vậy, cán bộ hướng dẫn còn giới thiệu em với
những anh chị khác trong công ty có chuyên sâu về vấn đề cần giải đáp để có thể trả
lời cụ thể hơn.
Về vấn đề tài liệu: Công ty luôn cung cấp đủ những tài liệu cần thiết cho quá
trình thực tập của em. Mọi tài liệu đó đểu cần thiết và hết sức quý giá. Công ty luôn
tạo những điều kiện tốt nhất và không có bất cứ rào cản nào đối với sinh viên trong
quá trình thực tập
Cán bộ nhân viên trong công ty đều thân thiện, hòa nhã và nhiệt tình trong
công việc. Khi em hỏi, các anh chị đều trả lời và hướng dẫn cặn kẽ. Tham gia làm
việc với các anh chị, em được chỉ bảo làm từ công việc nhỏ nhất, tránh sai lầm đáng
tiếc xảy ra.
3.1.2 Khó khăn
Do thiếu kiến thức thực tế nên em gặp một chút khó khăn trong quá trình thực
tập : Không biết sử dụng các loại máy móc văn phòng như máy in, máy photo, máy
fax … là yếu điểm của em.
Do mới bỡ ngỡ bước vào cuộc sống nên ban đầu em khó hòa nhập với mọi
người trong công ty, còn nhút nhát, rụt rè. Không mạnh dạn đề xuất ý tưởng hoặc
không dám thắc mắc….
Thời gian thực tập chưa nhiều nên chưa hiểu biết cụ thể và sâu sắc về các công
việc trong các phòng ban.
3.2 Liên quan giữa công việc thực tập và kiến thức được đào tạo ở trường
Công việc thực tập là phần thực tế hóa những kiến thức mà em đã được học
trong trường.
- Áp dụng kiến thức của kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô trong khi nghiên cứu
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Áp dụng phân tích thống kê để tập hợp tài liệu, hồ sơ của cán bộ công nhân
viên trong công ty
- Áp dụng kiến thức của phương pháp soạn thảo văn bản để lập báo cáo,
kiến thức của tin học để nhập và tính các dữ liệu thống kê.
- Những kiến thức chuyên ngành như Phân tích chi phí lợi ích, phân tích
SWOT, Hạch toán Môi trường, Đánh giá tác động môi trường, công nghệ môi trường
đều được áp dụng để phân tích và đánh giá tình hình hoạt động trong công ty.
3.3 Những kỹ năng/ kiến thức cần được bổ xung/ đào tạo/ tự đào tạo
Trong thời gian thực tập em nhận thấy mình còn rất nhiều thiếu sót : Các kiến
thức trong nhà trường chưa thật vững chắc để tự tin áp dụng trong công việc. Do vậy
cần bổ sung thêm những kiến thức chuyên ngành
Giữa thực tế và lý thuyết có một khoảng cách rất lớn nên thiết nghĩ cần tích
cực hơn nữa trong các hoạt động sản xuất để nâng cao kiến thức thực tế
Tiếp tục tự học và học hỏi những kĩ năng mềm : Như kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng tin học văn phòng word, excel …, nâng cao trình độ ngoại ngữ.
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........................................................... 1
1.1 Những vấn đề chung ............................... 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 2
1.1.2 Bộ máy tổ chức và sơ đồ tổ chức : .................................................... 2
1.2 Các hoạt động chủ yếu của cơ quan..................... 3
1.3 Địa thế, giao thông ................................ 4
1.4 Năng lực của Công ty .............................. 4
1.5 Thương hiệu .................................... 5
1.6 . Khen thưởng của nhà nước và Bộ Công thương. .............. 5
II, NỘI DUNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN ................................................... 6
2.1 Thời gian thực tập ............................... 6
2.2 Những công việc được cơ quan/ đơn vị phân công ............ 7
2.3 Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của cơ
quan 8
2.4 Những kĩ năng kiến thức thu được trong quá trình thực tập ....... 8
III. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP .....................10
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập .......... 10
3.1.1 Thuận lợi...............................................................................................10
3.1.2 Khó khăn ...............................................................................................10
3.2 Liên quan giữa công việc thực tập và kiến thức được đào tạo ở trường 10
3.3 Những kỹ năng/ kiến thức cần được bổ xung/ đào tạo/ tự đào tạo ...... 11
3.4.Những kiến nghị/ đề xuất khácError! Bookmark not defined.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 747_8259.pdf