Tiểu luận Thực tập tại công ty cổ phần xây lắm điện máy Hà Tây

Những kết quả đã đạt được trong những năm qua là cả một quá trình phấn đấu liên tục không mệt mỏi của toàn thể cán bộ CNVC cùng ban lãnh đạo Công ty đã không hề ngại khó, tìm tòi, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao để tìm kiếm công trình, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất; là sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể lãnh đạo và toàn thể Đảng bộ Công ty tạo thành một khối thống nhất để lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các mục tiêu CT - KT -XH đề ra.

pdf21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực tập tại công ty cổ phần xây lắm điện máy Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần xây lắm điện máy Hà Tây PHầN i GIớI THIệU KHáI QUáT CHUNG Về QUá TRìNH HìNHT HàNH Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY Cổ PHầN XÂY LắP ĐIệN MáY Hà TÂY Quá trình hình thành và phát triển của CTCPĐMMT trải qua 3 giai đoạn: *Giai đoạn thứ nhất (1969-1993) Công ty có tên là Nhà máy xây lắp Hà Sơn Bình thành lập ngày 10 tháng 01 năm 1969 theo quyết định số 245 QĐ/UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình. Nhà máy ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đồng bộ trong công tác thiết kế, xây dựng, lắp điện hệ thống điện trên địa bàn tỉnh. ở giai đoạn này nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp và chịu sụ quản lý của Sở công nghiệp Hà Sơn Bình *Giai đoạn 2 ( 1993-2001) Với chủ trương chuyển đổi nền kinh tế trên cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước đồng thời với việc phân chia lại địa giới hành chính các tỉnh, để đảm bảo ổn đỉnh hoạt động sản xuất của nhà máy thích ứng với cơ chế mới. Ngày 22 tháng 12 năm 1992 UBND tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số: 573-QĐ/UB thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên: Công ty xây lắp Hà Tây. *Giai đoạn 3 (2001 đến nay) trong điều kiện nền kinh tế thị trường với tính chất cạnh tranh quyết liệt, việc thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước tỏ ra kém hiệu quả. Vấn đề tìm một giải pháp tốt hơn cho sản xuất kinh doanh đồng thời tạo ra và đảm bảo ổn định việc làm cho đội ngũ lao động trong công y ngày càng trở nên cấp thiết. Đáp ứng yêu cầu ngày 5 tháng 12 năm 2000 Uỷ ban nhân dân, tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số 1727 QĐ/UB chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty xây lắp Hà Tây thành Công ty Cổ phần xây lắp điện máy Hà Tây. Kế từ sau ngày chuyển sang cơ chế quản lý của Công ty cổ phần, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Hội Đồng Quản trị Công ty đã luôn thực hiện xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra đam bảo đầy đủ việc làm cho người lao động và ngày càng đóng góp nhiều hơn vào ngân sách của tỉnh. Phần II Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần xây lắp điện máy hà tây 1.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây lắp điện máy Hà Tây (CTCPXLĐMHT) 1.1.Chức năng hoạt động: Ngày 20 tháng 02 năm 2001 Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh (số 0303000017) cho CTCPXLĐMHT công ty chính thức đi vào hoạt động với các ngành kinh doanh chính như sau: -Xây dựng, lắp đặt các công trình điện, đường dây và trạm biến áp đến 110 KV, các công trình điện công nghiệp, chiếu sáng đô thị, nội thất. -sản xuất cột điện bô tông, cột điện ly tâm các loại và sản phẩm cấu kiện bê tông tủ bảng điện. -Gia công phụ kiện cấu kiện sắt thép và các loại cột điện bằng thép đến 110KV -Sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu ôtô, xe máy, động cơ điện, máy biến áp đến 1000KVA điện áp đến 35KV -Kinh doanh dịch vụ vật liệu xây dưng, vật liệu điện. -Tư vấn đầu tư, khảo sát thiết kế công trình điện, đường dây và trạm điện 35KV -Sản xuất dây và cáp điện các loại -Kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát 1.2.Nhiệm vụ kinh doanh: Là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập CTCPXLĐMHT thực hiện sản xuất kinh doanh với các ngành kinh doanh chính như trên. Nhiệm vụ cụ thể như sau: -Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực của công ty và chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng quản trị, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quý, năm nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty. -Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất theo kế hoạch của công ty. -Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn (gồm vốn nhà nước và vốn cổ phần) -Tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch của công ty. -Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương, bảo hiểm theo đúng những nội dung mà Đại hội cổ đông nhất trí. -Hoàn thành tốt các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và tích cực tham gia các hoạt động bảo trợ xã hội trong khả năng của công ty. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phẩn xây lắp điện máy Hà Tây (CTCPXLĐMHT). 2.1Cơ sở pháp lý của việc xây dựng quy chế quản lý. -Căn cứ vào luật doanh nghiệp số13/1999/QH10 Quốc hội nước Cộng hoà XHCNVN phê duyệt tại kỳ hợp thứ V tháng 6 năm 1999. -Căn cứ vào điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần xây lắp điện máy Hà Tây đã được Đại hội cổ đông biểu quyết thông qua. -Thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước của chính phủ theo Nghị định số 07/1999/NĐCP ngày 13/2/1999. Quy chế quản lý nội bộ của CTCPXLĐMHT được xây dựng trên cơ sở những nội quy, quy chế đã thực hiện nhiều năm được bổ xung, sửa đổi phù hợp với cơ chế thị trường, thực hiện đúng cơ chế độ chính sách và pháp luật của nhà nước nhằm khuyết khích mỗi cán bộ công nhân viên chức hăng hái thi đua lao động sản xuất, tay nghề, trí tuệ, tiền vốn để đầu tư phát triển sản xuất -tìm hiểu việc làm, tăng năng suất lao động kinh doanh có hiệu quả và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. 2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức công ty cpxl điện máy hà tây Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành & các phó gđ giúp việc Phòng kế hoạch-tkế kỹ thuật & vật tư Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổ chức & bảo vệ Phân xưởng bê tông cô khí và xây lắp công trình Trung tâm dịch vụ Phân xửng sc ôtô & thiết bị điện đội xây lắp số 1 đội xây lắp số 2 đội xây lắp số 3 đội xây lắp số 5 Cộng tác viên Trung tâm thử nghiệm & kiểm tra chất lượng sản phẩm 2.2.1.Phòng hành chính, tổ chửc LĐTL: *Biên chế: Bao gồm 1 trưởng phòng phục trách chung, một cán bộ phụ trách BHXH - tiền lương - kiêm thủ quỹ, một văn thư đánh máy tập vụ, 2 bảo vệ kiêm kỹ thuật quản lý điện cơ quan , 2 lái xe con. Tổng cộng : 7 người * Chức năng, nghiệp vụ: - Quản lý công văn, hợp đồng, giấy đòi nợ, thanh lý hợp đồng… - Tiếp nhận và giải quyết những yêu cầu chính đáng của CBCNVC trong quản lý sản xuất kinh doanh và lao động sản xuất cũng như các vấn đề về bảo hiểm, an toàn an ninh Quốc phòng…. - Quản lý lao động tiền lương theo quy định của nhà nước - Quản lý công tác thường trực, bảo vệ cơ quan, quản lý xe con, nhà trẻ. 2.2.2. Phòng kế hoạch - kỹ thuật - vật tư. * Biên chế: 5 người. - 01 trưởng phòng (kỹ sư điện) - 01 kỹ sư xây dựng.- 01 kỹ sư cơ khí chế tạo.- 01 chuyên viên KT - KT.- 01 kỹ sư giao thông cầu đường. * Chức năng nhiệm vụ - Hợp đồng kinh tế và thanh lý hợp đồng của các đội, xưởng, dịch vụ. Kiểm tra các hợp đồng trước khi trình giám đốc ký. - Quản lý chất lượng công trình, giám sát chất lượng sản phẩm, nghiệm thu. - Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý báo cáo thống kê đúng định kỳ, cân đối kế hoạch sản xuất và cấp phát vật tư cho các công trình đúng tiến độ. - Tiếp xúc tìm kiếm công trình, nghiên cứu những sản phẩm mới. - Làm các văn bản, thủ tục mở công trình - lập tiến độ thi công - giám sát khi kết thúc công trình, tổ chức nghiệm thu bàn giao phối hợp cùng phòng tài vụ thanh quyết toán công trình. 2.2.3. Phòng tài vụ kế toán. * Biên chế: - 01 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, 01 kế toán tổng hợp, 01 kế toán thanh toán. * Chức năng nhiệm vụ: Thanh toán công nợ hàng tháng với các tổ, đội, phân xưởng. Quyết toán các công trình xây lắp điện, lên kế hoạch đốc nợ, đòi nợ các công trình theo từng tháng, quý kết hợp với việc đề ra các biện pháp giải quyết các khoản nợ khó đòi. Thực hiện công khai tài chính theo đúng quy chế của chính phủ, báo cáo hàng tháng với giám đốc, 03 tháng báo cáo với HĐQT, báo cáo trước Đại hội cổ đông nhiệm kỳ hàng năm. 2.2.4. Đội - Phân xưởng. Đội phân xưởng là 1 tổ chức tập thể dưới có các tổ sản xuất hạch toán, báo sổ. Nội quy do đội - phân xưởng đề ra căn cứ vào nội quy của công ty. Đội - Phân xưởng phải mở hệ thống sổ sách ghi chép đầy đủ theo đúng quy định của nhà nước. Đội - Phân xưởng trực tiếp quản lý lao động, có trách nhiệm sắp xếp, bố trí việc làm đến tổ và người lao động, áp dụng cơ chế khoán quản đến người lao động như trên. Các công trình Đội nhận khoán phải có đủ hồ sơ và chứng từ hợp lệ. Đơn vị nhận khoán phải nộp tỷ lệ trước khi ký quyết toán công trình. Nếu có khó khăn do vốn công trình thì phải làm cam kết hẹn trả và phải nộp % theo tiến độ về. Đội - Phân xưởng có trách nhiệm thực hiện và giám sát việc thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động trong khi làm việc tại xưởng hoặc công trường. 2.2.5. Bộ phận lãnh đạo: Cấp lanh đạo cao nhất của công ty là Hội Đồng Quản Trị hoạt động theo điều lệ của công ty. Giám đốc: Phụ trách chung toàn công ty đồng thời phụ trách công tác hành chính, tổ chức, tài vụ chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: Phụ trách điều hành sản xuất trong toàn công ty, phụ trách phòng kế hoạch - kỹ thuật - vật tư. Đồng thời phụ trách công tác an toàn lao động, nâng cấp, nâng bậc cho công nhân. Phó giám đốc được giám đốc uỷ quyền ký các văn bản sau: Dự toán thiết kế, thi công, giấy báo hoàn thành. Các văn bản bổ xung khối lượng, chất lượng công trình. Quyết toán khối lượng A - B. Ký hợp đồng kinh tế của khối dịch vụ. 2.2.6. Quy chế quản lý Đội, tổ xây lắp điện theo nguyên tắc quản lý tập chung. a. Biên chế và nguyên tắc hoạt động của Đội. Bộ máy quản lý của Đội xây lắp bao gồm 3 - 5 người bao gồm: + Đội trưởng: phụ trách chung. + Nhân viên:2 - 4 nhân viên làm các chức năng về kế toán, tài vụ lao động tiền lương, kinh tế, kỹ thuật thi công. b. Biên chế các tổ xây lắp do đội quản lý: Mỗi Đội xây lắp quản lý từ 2 - 3 tổ thi công biên chế mỗi tổ từ 8 - 12 người. Tổ xây lắp có một tổ trưởng và một tổ phó phụ trách công đoàn, an toàn lao động và đời sống công nhân trong tổ. c. Nguyên tắc hoạt động của Đội: Công ty chính thức thành lập 3 Đội xây lắp và không hạn chế số lượng Đội khi có đủ thành viên xin thành lập và đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công ty như sau: Thứ nhất: Đội trưởng là ky sư chuyên ngành đã có kinh nghiêm thực tế thi công và được công ty tín nhiệm thông qua biểu quyết của Hội đồng quản trị công ty. Thứ hai: Các thành viên trong Đội tự nguyện tham gia vào tổ chức đội có tinh thần chấp hành kỷ luật do Đội quy định. Thứ ba: Đội có trách nhiệm trả lương quản lý bộ máy của đội không thấp hơn mức lương tối thiểu theo ngạch bậc của từng người và có quyền giửi trả công ty nhưng thành viên không đáp ứng được kỷ luật cũng như năng lực yêu cuầ của đội. Đội được vay vốn tại công ty cho những công trình cụ thể và mức vay do đội và Công ty án định tuỳ theo điều kiện thanh toán và khả năng ứng vốn của từng Đội và từng công trình. - Đội là đơn vị hạch toán báo sổ và chịu sự kiểm tra quản lý của công ty. Hàng tháng, hàng quý. Toàn bộ mọi chi phí của đội phải mở sổ sách theo dõi hạch toán lỗ lãi cho từng công trình. Tất cả mọi chi phí của đội đều được hạch toán qua sổ sách theo quy định thống nhất của công ty và hàng quý được phòng tài vụ kế toán của công ty kiểm tra định kỳ. Mọi giao dịch của Đội với công ty đều bắt buộc thông qua đội trưởng và đội trưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của đội và về tất cả các mặt trước công ty và trước pháp luật. Thứ tư: Đội trả lương cho tổ không thấp hơn 80% giá trị dự toán công trình được duyệt, đối với các công trình khác do đội thoả thuận với tổ nhưng cũng không thấp hơn định mức hiện hành của Nhà nước. Đội có trách nhiệm quản lý lao động các tổ 100% quân số và thực hiện đóng BHXH cho người lao động thoe quy định là 19% lương cơ bản, còn lại người lao động có nghĩa vụ đóng BHXH 6% lương cơ bản và đóng KPCĐ 2% lương cơ bản (theo quy định hiện hành). Sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với người lao động và Công ty bộ máy của đội được quyền chia lương, chia thưởng theo mức đóng góp của từng người trong đội và do đội trưởng là người phân phối, việc chia lương, lợi nhuận công trình trong đội đều phải công khai thông qua sổ sách và có ký nhận. 2.2.7. Nguyên tắc hoạt động của tổ: Tổ chỉ biên chế nhưng thành viên đã ký hợp đồng với công ty. Việc chia lương thưởng của từng công trình phải có bảng lương có ký nhận của từng người nộp về phòng lao động tiền lương để công ty quản lý sau khi công trình hoàn thành. Tổ phải đảm bảo quản lý được 100% quân số và đặt dưới sự chỉ đạo công việc của đội. Tổ trưởng chịu trách nhiệm báo cáo với đội trưởng tình hình của tổ hàng tuần theo định kỳ. 3. Vấn đề thực hiện cơ chế khoán. Việc thực hiện cơ chế khoán trong công ty cổ phần xây lắp điện máy Hà Tây chia ra các loại cụ thể như sau: 3.1. Khoán nhân công: Thể thức và nội dung như sau. Công trình khoán tổng B là công trình công ty giao cho đơn vị nhận khoán có trách nhiệm tổ chức sắp xếp nhân lực thi công công trình theo đúng tiến bộ, hợp đồng kinh tế, đúng với thiết kế kỹ thuật công trình, đúng quy trình quy phạm Nhà nước quy định. Trước khi triển khai công trình kế hoạch - kỹ thuật - vật tư phòng tổ chức lao động cùng đơn vị nhận khoán bàn bạc lập hợp đồng khoán. Hợp đồng khoán bao gồm các điểm sau: -Quy định số trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty và của tổ, đội thi công: BHXH, BHLĐ, phép, tết, thưởng… -Giao thiết kế, dự toán công trình cho đơn vị. -Vạch tiến độ thi công: Gần phương án thi công phương án an toàn lao đồng, kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động, số lao động cần cho công trình, trình độ tay nghề lao động, cần huy động hết người của tổ, nếu thiếu tổ đội phải có hợp đồng lao động thuê ngoài. -Tiến độ cung ứng vật tư phù hợp với hợp đồng đã ký với bên A, có kế hoạch vay vốn chuyển tiền mua vật tư kịp thời. Giá trị tổng B được tính theo định mức Nhà nước và các văn bản bổ xung hướng dẫn theo từng thời điểm. Giá trị trong hợp đồng tổng B được thống nhất qua thoả thuận. Đơn vị tổ được hưởng 100% tổng B theo hợp đồng ký khi thanh toán người lao động phải nộp BHXH theo quy định. Các phòng nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đúng nguyên tắc và các quy định của Nhà nước về quản lý và điều lệ xây dựng cơ bản. Nếu tiến độ công trình hoàn thành sớm chất lượng tốt đơn vị thưởng vật chất hoặc tiền. Nếu tiến độ chậm, chất lượng kém đơn vị phải chịu kỷ luật hành chính như hạ bậc lương, phạt về kinh tế hoặc bồi thường. 3.2.Khoán tỷ lệ % Những công trình khoán nộp tỷ lệ % cá nhân hoặc đơn vị nhận khoán có trách nhiệm hạch toán theo phương thức: lời ăn, lỗ chịu và thực hiện đúng nguyên tắc và thủ tục XDCB. Các công trình nguồn vốn liên doanh, nước ngoài Công ty trực tiếp thực hiện, nếu khoán thì tỷ lệ phải nộp trên 15% giá trị hợp đồng + VAT 3.3. Khoán sản phẩm cột điện Căn cứ vào phương pháp tính toán xây dựng giá thành của từng loại cột. Căn cứ vào bản thiết kế kỹ thuật các loại cột và thời giá sản xuất từng quý. Công ty đưa ra nội dung khoản các loại cột điện như sau: * Giao cho phân xưởng đúc cột điện (người chịu trách nhiệm là trưởng phân xưởng). Sản xuất các loại cột điện trên cơ sở tự đảm bảo vật tư cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Sản xuất đúng thiết kế của Công ty khảo sát thiết kế Bộ năng lượng đúng quy trình sản xuất - chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia. - Cột điện phải có mẫu mã hàng hoá theo đúng quy trình, vật tư, vật liệu bố trí xương cột và kết cấu theo đúng thiết kế, nếu thay đổi bổ xung phải có văn bản được Công ty đồng ý. Mọi vi phạm sẽ bị Công ty xử lý thích đáng. - Công ty quản lý giá bán trên cơ sở đảm bảo kinh doanh, đủ bù đắp chi phí và có lãi. Nếu có biến động về giá cả trên thị trường từng thời điểm sẽ điều chỉnh cho phù hợp. * Các loại cột điện bê tông ly tâm sản xuất đúng tiêu chuẩn và chất lượng quốc gia hiện tại Công ty giao khoán nộp…% + thuế trên doanh số bán hàng, cột vuông thu ….% + thuế trên doanh số bán hàng. Nếu bán hàng không có hoá đơn, trốn, lận nộp khoản nếu phát hiện được sẽ tịch thu 100 % đưa vào công quỹ. 3.4. Khoán dịch vụ: Hiện tại Công ty quản lý các dạng kinh doanh dịch vụ và được thống nhất nội dung khoán quân như sau: + Dịch vụ bán vật tư vật liệu điện: Đối với dạng dịch vụ này Công ty chỉ thu tiền khấu hao và tiền quản lý phí: 400 000 đ/ng. Nếu có hợp đồng và lấy hoá đơn bán hàng của Công ty thì phải nộp 2% giá trị doanh thu (hợp đồng giữa Công ty và cá nhân thuê Ki - ốt). + Dịch vụ sửa chữa ô tô, máy điện: Công ty thu 3% doanh thu + thuế Đối với hai dạng dịch vụ trên đây những chủ hàng phải thực hiện nghiêm túc những quy định về môi trường - an ninh trật tự xã hội, khu vực. Thực hiện đúng các luật thuế và giấy phép kinh doanh của Công ty. + Dịch vụ gia công cơ khí và vận tải: Để tạo thêm việc làm cho người lao động và thu hút khách hàng Công ty các sản phẩm gia công cơ khí cho xây lắp điện, lắp tư điện hoàn chỉnh: 3% + thuế, vận tải tới 2% + thuế. + Dịch vụ KCS: Ban KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) có nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị điện trước khi đưa vào lắp đặt tại công trình kiểm tra chất lượng cột điện ly tâm, cột vuông theo đúng quy trình sản xuất bê tông cốt thép, phải chịu trách nhiệm pháp nhân về chất lượng kiểm tra thí nghiệm của mình trước pháp luật và Công ty. Ngoài nhiệm vụ Công ty giao và trả lương theo thoả thuận ban KCS còn làm dịch vụ cho mọi khách hàng có nhu cầu. Ban KCS thực hiện cơ chế khoán dịch vụ thu 3% doanh số và khấu hao thiết bị, nhà xưởng…, đóng BHYT, BHXH và thuế VAT 10% như các dịch vụ khác. Phần III Thực trạng, nguyên nhân kết quả mà cơ sở đạt được trong những năm qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới 1. Thực trạng nguyên nhân, kết quả mà cơ sở đạt được trong những năm qua. 1.1. Khái quát chung Năm 2001 năm đầu tiên Công ty chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, là một doanh nghiệp kinh doanh xây lắp các công trình điện trên địa bàn cả nước, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường từ những năm 1995, 1996 với sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo và toàn thể CBCNVC trong Công ty đã vượt qua những khó khăn trở ngại, mạnh dạn đầu tư dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chịu khó, chịu khổ để tìm kiếm công trình, đấu thầu khắp các tỉnh phía Bắc, vùng sâu vùng xa đến miền Trung Huế, Kon Tum, Đắc Lắc đảm bảo việm làm cho người lao động từng bước nâng cao đời sống công nhân. Trong những năm qua nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty đã hoàn thành xuất sắc, giá trị tổng sản lượng và thu nộp ngân sách không ngừng tăng lên các mục tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, an toàn lao động đều bảo đảm và hoàn thành tốt công tác được Đảng và Nhà nước giao. Cổ phần hoá doanh nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đổi mới cơ chế quản lý và tạo điều kiện phát huy mọi năng lực của doanh nghiệp. Bước đầu thực hiện chủ trương này còn gặp nhiều khó khăn, tư tưởng chưa thông suốt cơ chế chính sách chưa đồng bộ, trong quá trình thực hiện cổ phần hoá còn nhiều bỡ ngỡ, vừa làm vừa tìm hiểu vừa tháo gỡ khó khăn. Sau 1 năm thực hiện theo cơ chế của Công ty Cổ phần CTCPXLĐM Hà Tây đã khẳng định được vị trí của mình trong thị trường xây lắp cả nước, các mục tiêu kinh tế - xã hội, sản xuất - kinh doanh theo nghị quyết của Đại hội cổ đông đều hoàn thành tốt. Đó là kết quả bước đầu đạt được. Tuy nhiên trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân Công ty còn cần sự giúp đỡ hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng của tỉnh và của thị xã Hà Đông để Công ty ổn định sản xuất và phát triển vững chắc. 1.2. Những khó khăn, thách thức trong giai đoạn đầu tư quá trình cổ phần hoá. Năm 2002 năm thứ 2 Công ty thực hiện theo quy chế quản lý của Công ty Cổ phần. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt trên cơ chế thị trường với những quy chế đấu thầu và các chính sách quản lý các công trình xây dựng của Nhà nước chưa đồng bộ đã gây ra những khó khăn trở ngại rất lớn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cụ thể như sau: - Việc thanh toán chậm các công trình không theo hợp đồng kinh tế, có những công trình mà chủ đầu tư (NN) thanh toán chậm hàng năm, đặc biệt có những công trình chậm đến 2,3 năm với đủ lý do, việc thanh toán chậm này đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, gây tổn thất và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của Công ty. - Các công trình điện của Nhà nước không được mở dàn đều trong năm mà thường tập trung vào quý 4 hàng năm, khi công trình được mở ra thì lại bị ép tiến độ dẫn đến tình trạng đầu năm thì thiếu việc làm cuối năm thì vất vả làm không kịp tiến độ gây mất cân đối trong quản lý và sử dụng lao động. - Các doanh nghiệp xây lắp càng ngày, càng nhiều có những gói thầu hàng 20 đến 30 nhà thầu cạnh tranh quyết liệt, nên giá rất thấp nhiều khi giá thầu bỏ ra chỉ mong có đủ công ăn việc làm cho công nhân nhưng cũng không được. Với những khó khăn phức tạp như vậy nhưng bằng sự nỗ lực không miệt mỏi của tập thể CBCNVC, sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn, hợp lý của ban lãnh đạo Công ty, CTCPLĐMHT đã từng bước khắc phục khó khăn tiến lên hoàn thành tốt các chủ trương mục tiêu đề ra cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, khẳng định hơn nữa năng lực, uy tín của Công ty trên thị trường. 1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kinh tế - xã hội Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ Công ty, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đã chỉ đạo sát sao của đơn vị nghiệp vụ chuyên môn, phân xưởng sản xuất thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết đề ra, tiếp tục củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực tổ chức thi công của các Đội xây lắp công trình, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, điều chỉnh cơ chế quản lý phù hợp với để đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Tuy phải cạnh tranh quyết liệt nhưng các đội vẫn tiếp tục mua hồ sơ đấu thầu các công trình hoặc thiết lập các mối quan hệ để tìm kiếm công trình tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Các chỉ tiêu chính đã đạt được năm 2002 STT Nội dung Đơn vị Thực hiện 2001 Kế hoạch 2002 Thực hiện 2002 So sánh 2001 (%) So sánh kế hoạch (%) Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 25300 29000 30384 120,1 104,7 Trong đó: +Sản xuất công nghiệp Tr.đ 13858 12000 13090 94,4 109 +Xây lắp Tr.đ 10266 16000 16505 160,7 103,1 +Dịch vụ Tr.đ 1176 1000 789 67,1 78,9 Thu nộp Ngân sách Tr.đ 716 750 544 76 72,5 Thu nhập bình quân 1000 đ 850 850 900 Tổng số lao động DS Ngườ i 185 185 185 LĐTX có việc làm Ngườ i 170 170 170 Chờ nghị chế độ Ngườ i 15 15 Lao động hợp đồng Ngườ 50 70 70 i Lợi tức Tr.đ 360 400 415 Doanh thu Tr.đ 29900 Qua những số liệu trên ta thấy: + Giá trị tổng sản lượng so với năm 2001 tăng lên 20,1% so với kế hoạch giao đạt được 104,7%. + Sản lượng công nghiệp đạt 94,4% so với 2001 (giảm 5,6%) so với kế hoạch giao đạt 109%. + Xây lắp công trình tăng 60,7% so với 2001 và đạt 103,1% so với kế hoạch. + Thu nộp ngân sách chỉ đạt 72,5% so với kế hoạch vì các lý do sau: - Thuế VAT cưa cột điện giảm từ 10% xuống 5% từ tháng 9 năm 2002. - Các công trình làm trong năm chưa được bên A quyết toán chưa được thanh toán nên thuế cũng chưa được quyết toán được. Một thực tế là hiện nay là những khối lượng công trình đã được Công ty thực hiện xong theo hợp đồng thậm chí ngay cả những công trình đã nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng nhưng vẫn được chủ đầu tư thanh toán cho B. Ước tính hàng năm khối lượng này khoảng 5-7 tỷ không được kết chuyển làm cho kết quả sản xuất kinh doanh không được thể hiện. 1.4. Vấn đề đời sống và việc làm của CBCNVC: Toàn bộ CNVC của Công ty có 185 người. Trong đó: + Bộ phận văn phòng: 15 người bao gồm cả 2 bảo vệ và 1 lái xe. + Bộ phận dịch vụ: 18 người. + Xưởng bê tông, cơ khí: 51 người. + Bộ phận xây lắp (văn phòng): 13 người + Công nhân xây lắp: 73 người + Số người có việc làm thường xuyên: 107 người + Lao động thuê ngoài theo thời vụ: 70 người. Tổng quỹ lương; 2.519.914.000đ Lương bình quân: 900.000đ/người/ tháng (Còn một số công trình tạm ứng lương chưa theo dõi được đầy đủ nên chưa được thể hiện trong sổ sách của Công ty). Tuy gặp nhiều khó khăn trong thị trường xây lắp nhưng Công ty đã cố gắng tìm nhận công trình tạo đủ việc làm cho người lao động ở khởi công trình, khối sản xuất công nghiệp vẫn sản xuất ổn định chung bộ phận sản xuất cốt vuông do thị trường tiêu thụ ít nên công việc không đều đặn. Nhìn chung về việc làm và đời sống cho người lao động tuy chưa cao nhưng tương đối ổn định. 1.5. Những tồn tại và thiếu sót: Là một doanh nghiệp Nhà nước mới chuyển sang Công ty Cổ phần về nhận thức tư tưởng cán bộ công nhân viên chức còn chưa thông suốt vẫn còn giữ phong cách và thái độ làm việc theo kiểu quản lý điều hành của doanh nghiệp Nhà nước cho nên vẫn còn những thiếu sót, tồn tại sau đây: * Về chỉ đạo điều hành và thực hiện điều lệ, nội quy, quy chế nội bộ của Công ty Cổ phần còn lỏng lẻo chưa đi vào nề nếp, đôi khi còn tuỳ tiện, thiếu kiên quyết. * Nặng về chỉ đạo sản xuất kinh doanh công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa được coi trọng đúng mức, cán bộ Đảng viên chú trọng làm ăn kinh tế ít quan tâm đến học tập nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn. * Đã xây dựng được chương trình hành đồng và chiến lược kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2005 nhưng chưa có giải pháp cụ thể để thực hiện, chưa có biện pháp tích cực để biến nghị quyết của Đảng bộ và Đại hội Cổ đông thành hiện thực. * Các phong trào thi đua đã duy trì được nhưng chưa có chiều sâu nặng nề hình thức vẫn còn để tai nạn lao động, xảy ra, các tổ chức sản xuất nhiều khi vẫn còn vi phạm quy trình kỹ thuật, các tổ chức sản xuất và tổ công đoàn chưa hoạt động gắn kết chặt chẽ thường xuyên để duy trì các phong trào thi đua lao động sản xuất tốt hơn nữa. 2. Nguyên nhân của những kết quả và tồn tại: 2.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được. Những kết quả đã đạt được trong những năm qua là cả một quá trình phấn đấu liên tục không mệt mỏi của toàn thể cán bộ CNVC cùng ban lãnh đạo Công ty đã không hề ngại khó, tìm tòi, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao để tìm kiếm công trình, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất; là sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể lãnh đạo và toàn thể Đảng bộ Công ty tạo thành một khối thống nhất để lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các mục tiêu CT - KT - XH đề ra. 2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và thiếu sót: Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách giáo dục chính trị lao động chưa được làm thường xuyên còn ỷ lại vào các phương tiện thông tin đại chúng, chưa mạnh dạn đấu tranh phê bình, còn nể nang né tránh trong quan hệ điều hành quản lý dẫn đến việc thực hiện nội quy quy chế quản lý chưa nghiêm. Một số dự án đã xây dựng nhưng chưa thực hiện được do điều kiện khả thi chưa đầy đủ: Con người, vốn liếng và thị trường chưa hội nhập. 3. Phương hướng và nhiệm vụ năm 2004 Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ và Nghị quyết của Đại hội Cổ đông và thực hiện chương trình hành động của Đảng bộ giai đoạn 2001-2005 BCH Đảng bộ cùng ban lãnh đạo Công ty xây dựng những mục tiêu chủ yếu về sản xuất kinh doanh trong năm 2004 như sau: + Giá trị tổng sản lượng: 36 tỷ/ năm + Nộp ngân sách: 640 triệu/ năm + Thu nhập bình quân: 980.000đ/ ng/thang + Cổ tức: 8,5% năm * Nhiệm vụ và giải pháp: + Tiếp tục củng cố tổ chức nâng cao năng lực thi công của các Đội xây lắp để có thể tổ chức thi công các công trình lớn, yêu cầu kỹ thuật cao hơn. + Hoàn thành mặt hàng sản xuất phân xưởng II Xa La tiến tới di chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất cột ly tâm về đây. + Giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các Đội, phân xưởng như sau: - Giá trị xây lắp của mỗi đội: 5 tỷ. Tổng: 4 x 5 = 20 tỷ năm - Phân xưởng bê tông cơ khí:  Cột ly tâm: 8 tỷ  Cột vuông: 4 tỷ  Dịch vụ cơ khí: 3 tỷ - Phân xưởng sửa chữa ô tô: 1 tỷ Trên đây là những đánh giá kết quả đạt được trong các năm 2002, 2003 cùng những tồn tại thiếu sót chủ yếu của CTCPXLĐMHT. Đồng thời để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển hơn nữa Công ty cũng còn rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành của Tỉnh trong giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế quản lý còn nhiều khó khăn, thách thức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf522_2652.pdf