Nhà cung ứng là người cung cấp các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, là
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng vật liệu xây dựng, cung ứng
hoặc cho doanh nghiệp thuê các máy móc thiết bị xây dựng để xây dựng công trình.
Mặt khác, sự biến động của giá cả vật liệu xây dựng và máy xây dựng đều ảnh
hưởng tới chi phí xây dựng công trình mà doanh nghiệp luôn phải tính đến. Những
trục trặc trong việc cung ứng vật tư và máy móc thiết bị xây dựng đôi khi dẫn đến
những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho doanh nghiệp, vì nó có thể dẫn tới việc
phải ngừng sản xuất do không có vật tư, do máy hỏng hoặc có thể phát sinh những
khối lượng công tác phải phá đi làm lại do chất lượng vật liệu sử dụng không đảm
bảo,. làm kéo dài thời gian xây dựng so với dự kiến. Sự gia tăng về chi phí xây
dựng công trình và thiệt hại về kinh tế đều làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực tập tổng quan tại Công ty Xây Dựng Quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nhau. Để giảm bớt sự chênh lệch này Công ty luôn tham khảo
bảng giá NVL mà sở xây dựng đưa ra hàng tháng. Bảng giá này xây dựng dựa trên
thông tin từ thị trường và phương pháp thống kê. Một điều vô cùng quan trọng
trong quản lý NVL đối với công ty là định mức tiêu dùng NVL. Đó là lượng tiêu
dùng lớn nhất cho pháp để sản xuất một đơn vị sản phẩm. VD: để xây dựng 1m3
móng tường phải dựa vào việc xác định định mức tiêu hao NVL. Cơ sở để xây dựng
định mức là sự kết hợp giữa phân tích và kinh nghiệm. Phòng kỹ thuật sẽ tính toán
xem khi xây dựng 1m3 móng tường cần bao nhiêu gạch, bao nhiêu xi măng,… sau
đó dựa vào kinh nghiệm của một thợ giỏi để đánh giá hoặc xây thử để tìm ra định
mức. Có thể tăng thêm tính chính xác bằng cách so sánh với định mức một số công
ty khác.
Bảng định mức tiêu hao Nguyên vật liệu và nhân công
Xây tường thẳng: Đơn vị tính: 1m3
Mã hiệu
Công tác xây
lắp
Thành phần
hao phí
Đơn vị
Chiều dầy (cm)
60
Chiều cao (m)
2 2
AE 112
Xây tường
Vật liệu thẳng
Đá hộc m3 1,2 1,2 1,2 1,2
Đá dăm m3 0,057 0,057 0,057 0,057
Vữa m3 0,42 0,42 0,42 0,42
Vật liệu khác % 8,5 7,5
Nhân công
3,5/7 công 2,16 2,5 2,08 2,37
10 20 30 40
Xây móng: Đơn vị tính: 1m3
Mã hiệu
Công tác xây
lắp
Thành phần
hao phí
Đơn vị
Chiều dầy (cm)
60
AE 111 Xây móng Vật liệu
Đá hộc m3 1,2 1,2
Đá dăm m3 0,057 0,057
Vữa m3 0,42 0,42
Nhân công
3,5/7 Công 1,91 1,84
10 20
Do đặc thù của ngành xây dựng, nguyên vật liệu Công ty đưa vào sử dụng phụ
thuộc vào từng công trình, theo đó số lượng, chủng loại rất đa dạng, giá cả lại biến
động theo từng thời kì. Sau đây là bảng giá của một số loại NVL chính Công ty đã
sử dụng năm 2006:
Bảng giá vật liệu
Danh mục vật liệu
Đơn vị
tính
Giá vật liệu
đến chân
công trỡnh
chưa có thuế
GTGT
(Đồng)
CÔNG TY TNHH CƠ KIM KHÍ SƠN HÀ
Sản phẩm bồn INOX (chưa bao gồm công lắp đặt)
Bồn INOX 1200 (f 760 - 960) ngang cái 2.045.455
Bồn INOX 1500 (f 760-960) ngang cái 3.000.000
Cát xây m3 31.000
Cát vàng m3 65.000
Cát đen đổ nền m3 25.000
Cọc tre f 6- 10 m 1.200
Dây thép các loại kg 10.000
Đinh kg 9.000
Đá dăm (0,5x1) m3 114.300
Đá 0,15 - 0,5 m3 105.000
Đá 1x2 m3 114.300
Đá dăm 4x6 m3 105.000
Đá hộc m3 90.000
Đá granít tự nhiên dày 2cm màu đen thường ốp vào tường,
cột ( Sử dụng biện pháp ốp bằng móc INOX )- m2 500.000
Đá granít tự nhiên lát bậc tam cấp, bậc cầu thang dày 2cm
màu đen thường. m2 500.000
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ĐTXD & SXVL CẦU
ĐUỐNG
Gạch 2 lỗ 200 (200 * 95 * 55) viên 368
Gạch 2 lỗ 210 (210 * 100 * 60) viên 405
Gạch đặc 220 (220 * 105 * 60) viên 848
Ngói lợp 22 (340 * 205 * 13) viên 2.393
Ngúi bũ 36 (360mm) viên 6.454
Gạch nem 250(250*250*25) viên 898
Gạch 6 lỗ trũn 200 (200 * 65 * 135) viên 1.037
Gạch CN 100 (200 * 200 * 100) viên 1.339
SẢN PHẨM GỖ CÁC LOẠI
Cây chống cao ³ 4 m cây 12.000
Gỗ ván cầu công tác m3 1.400.000
Gỗ xẻ 3 x 1 (Gỗ lati) gỗ hồng sắc m3 1.600.000
Gỗ kê m3 1.400.000
Gỗ làm khe co dón m3 1.400.000
Gừ xà gồ (Gỗ hồng sắc) m3 1.500.000
Gỗ đà nẹp, giằng chống m3 1.400.000
Gỗ cốt pha m3 1.400.000
Gỗ ván lim ³ 3,5m m3 16.500.000
Gỗ hộp de ³ 3,5m m3 6.200.000
Gỗ hộp chũ chỉ ³ 3,5 m m3 7.200.000
SẢN PHẨM NHÔM HAL và S.HAL của
Công ty SXCN & XÂY LẮP HÀ NỘI -HACIPCO
Hệ thống kết cấu cửa kính khung nhôm HAL ANOD bề
mặt dầy 12mm đến 15mm
Vách kính cố định: Nhôm anod trắng bạc, kính trắng 5mm,
phụ kiện đồng bộ
- Nhóm SF 76 m2 568.490
- Nhóm SF 100 m2 744.757
Cửa đi cánh mở: Nhôm anod trắng bạc, kính trắng 5mm, phụ
kiện đồng bộ (Không khoá)
- Nhóm CAD1 m2 740.954
- Nhóm CAD2 m2 650.349
Cửa đi cánh mở bản lề sàn: Nhôm anod trắng bạc, kính
trắng10mm, phụ kiện đồng bộ. (Không bao gồm: khoá, bản
lề thuỷ lực, tay nắm đẩy cửa) -Nhóm KK, PIP m2 664.360
Cửa sổ cánh trượt: Nhôm anod trắng bạc, kính trắng
5mm,phụ kiện đồng bộ - Nhóm SLD m2 688.999
Cửa sổ cánh mở lật: Nhôm anod trắng bạc, kính trắng 5mm,
phụ kiện đồng bộ - Nhóm CAW m2 860.773
Cửa sổ cánh mở lật liền vách: Nhôm anod trắng bạc, kính
trắng 5mm, phụ kiện đồng bộ - Nhóm CAW, SF m2 743.715
Cửa cuốn: Nhôm anod trắng bạc, (không bao gồm mô tơ và
phụ kiện)
- Nhóm RS1 m2 678.676
- Nhóm RS3 (2 lớp) m2 894.320
SƠN LUCKY HOUSE VIỆT NAM
Hệ thống bột bả tường
Bột bả CEMIX ghi kg 3.863
Bột bả EMIX trắng kg 3.977
Bột bả LUCKY VISCOTEX chống thấm ngoài trời đặc biệt kg 3.636
Hệ thống sơn tường
Sơn lót chống kiềm trong nhà UNDERLATEX AE.02 kg 26.767
Sơn lót chống kiềm trong và ngoài nhà APROTEX AE.01 kg 39.646
Sơn phủ trong nhà VINATEX kg 12.373
Sơn phủ trong nhà chịu trà rửa GRACE kg 20.454
Sơn phủ ngoài nhà LIMPO kg 32.323
Sơn phủ ngoài nhà bóng mờ, chống kiềm VISCOTEX kg 42.929
Sơn phủ bóng ngoài nhà, chống kiềm, chống thấm đặc biệt
ACRYTEX kg 56.565
Sơn chống thấm đa năng trộn ximăng G8 kg 48.232
Sơn lót gốc dầu SPACE kg 63.636
Sơn phủ ngoài nhà gốc dầu GLOSSY kg 87.272
THÉP CỦA CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Thép CT3 F6 kg 7.725
Thép CT3 F8 kg 7.725
Thép CT3 F10-11 kg 7.925
Thép vằn CT5 SD 295A D13 – D40 kg 7.725
Thép vằn CT5 SD 390 D 10 -12 kg 7.925
Thép SD 390 D13 – D40 kg 7.825
Thép góc L 63 –L75 kg 7.425
XI MĂNG
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch tấn 681.818
SẢN PHẨM CỦA CT TNHH NHÀ NƯỚC MỘT
THÀNH VIÊN CHIẾU SÁNG VÀ THIẾT BỊ ĐÔ THỊ
Choá đèn cao áp MACCOT M125W không bóng chiếc 1.110.664
Đèn INDU SON 150w không bóng chiếc 1.495.307
Đèn RAIN BOW -SON 250w không bóng chiếc 2.577.527
Đèn MASTER SON 400w không bóng chiếc 2.351.804
Chao đèn NX-05-S150w không bóng chiếc 1.108.020
Cột BAMBOO chiếc 1.337.453
Cột DC10S, DC10L, DC10X chiếc 1.846.822
Chùm CH11-4 chiếc 2.016.753
Tay ALEQUYN 2 nhánh chiếc 660.857
Cột bỏt giỏc, trũn cụn 6m -O62-3mm chiếc 2.193..976
Cột đa giác 30m -O260-6mm chiếc 63.282.429
Cột thép BGTC LC kép 9m trên cột gang chiếc 5.970.687
Cần cao áp chữ S 2,4m+tay bắt cần đèn chiếc 600.651
Cần cao áp chữ S 3,0m+tay bắt cần đèn chiếc 662.111
Tay bắt cần đèn cao áp L, S chiếc 296.943
Cần đèn sợi tóc 1,2m chiếc 258.677
Cần đèn C12-1 vươn đơn 1m chiếc 779.825
Chụp liền cần chữ L CLT O219-K93-13-LT-2,8m chiếc 1.040.758
Xà 0,3m chiếc 78.362
Kẹp văng chiếc 33.160
Tăng đơ chiếc 61.120
KM cột ĐC-05B M16x340x340 x500 chiếc 184.931
KM cột ĐC-06 M16x260x260 x480 chiếc 169.848
Tủ điện ĐK THGT TTH-04-03 chiếc 22.259.272
6.1.2. Yếu tố lao động
a. Cơ cấu và số lượng lao động trong Công ty
Hiện nay Công ty có 384 lao động ký hợp đồng dài hạn ngoài ra còn chưa kể
đến những lao động ký hợp đồng thời vụ.
Có thể nói lực lượng lao động của Công ty mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng
lao động, nếu Công ty sử dụng hợp lý và phát huy tiềm năng lực lượng lao động
này sẽ là điều kiện thuận lơị để Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,
nâng cao năng suất lao động, mở rộng sản xuất, từ đó góp phần tăng lợi nhuận, cải
thiện đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
* Đặc điểm về công nhân sản xuất.
Theo thống kê năm 2006 của Công ty Xây Dựng Quốc tế, Công ty có 258 công
nhân sản xuất bao gồm 192 công nhân chính, 45 công nhân phụ và 21 công nhân
phục vụ có trình độ tay nghề tương đối phù hợp.
Trình độ tay nghề của công nhân khá cao, tuy bậc 6 và bậc 7 còn ít công nhân
nhưng ở bậc 4 và bậc 5 lại khá nhiều thể hiện trình độ tay nghề đồng đêù và tương
đối phù hợp với công việc.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ trong công nhân sản xuất lại chiểm tỷ lệ khá cao
38,46% tương ứng là 99 người. Với đặc điểm công việc ngành xây dựng là khá vất
vả, việc thi công, giám sát công trình... phù hợp với nam giới hơn thì một tỷ lệ khá
cao trong công nhân sản xuất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
* Về lao động quản lý:
Công ty Xây Dựng Quốc tế có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn tương
đối dồi dào, có khả năng đảm nhiệm kỹ thuật công việc có tính chất phức tạp đòi
hỏi năng lực vững vàng.
Cơ cấu lao động quản lý theo trình độ chuyên môn.
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
TS Nữ TS Nữ TS Nữ
Trên đại học 3 1 5 2 8 2
Cao đẳng và Đại học 66 25 62 25 71 28
Trung cấp 51 26 53 26 42 25
Sơ cấp 8 4 5 2 4 2
Không đào tạo 2 1 2 0 1 1
Tổng số 130 57 127 55 126 58
Tổng số lao động quản lý qua các năm giảm do Công ty đang thực hiện tinh
giảm biên chế, tăng hiệu quả quản lý với một bộ máy gọn nhẹ. Những cán bộ có
trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học chiếm đa số trong đội ngũ quản lý của toàn
Công ty. Năm 2006 số người có trình độ Đại học chiếm một tỷ lệ khá cao so với
các năm 2004, 2005, thể hiện điểm mạnh của Công ty nằm rất lớn ở bộ máy quản lý
hứa hẹn cho việc quản lý hiệu quả trong các năm tới. Tuy nhiên, trong bộ máy quản
lý của Công ty vẫn còn một bộ phận người quản lý có trình độ chuyên môn chưa
qua đào tạo.
b. Nguồn và trình độ lao động của Công ty
Nguồn và trình độ lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
của Công ty, do đặc thù của sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính lưu động
cao theo lãnh thổ. Vì vậy, nếu Công ty khai thác và sử dụng lao động một cách hợp
lý, phù hợp với trình độ công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp sẽ góp phần
giảm chi phí lao động và nâng cao năng suất lao động, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài nguồn lao động thuộc biên chế, hàng năm Công ty còn tuyển dụng một
số lượng lớn lao động có tay nghề được đào tạo cơ bản tại các trường dạy nghề kĩ
thuật, các trường trung cấp, đội ngũ kĩ sư tại các trường đại học…..
Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty Xây
dựng Quốc tế đã xác định phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
thuật của đội ngũ lao động cũng như phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần
của họ. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành xây dựng, lực lượng lao động của doanh
nghiệp không ổn định, thống kê về lực lượng lao động tương đối khó khăn và thiếu
chính xác.
Lực lượng lao động của Công ty được đào tạo cơ bản, số lượng cán bộ quản lý
thay đổi không nhiều. Tỷ lệ cán bộ chuyên môn/Tổng số lao động gián tiếp cao, tạo
điều kiện tốt cho Công ty trong việc quản lý điều hành kinh doanh.
Tỷ lệ lao động gián tiếp/tổng số lao động của Công ty thấp, điều này thể hiện
bộ máy quản lý của Công ty đã được tinh giản tác động tích cực đến hiệu quả kinh
doanh của Công ty.
Trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật phân bổ tương
đối đồng đều, tay nghề của công nhân qua các năm cũng được nâng lên đáng kể, tỷ
lệ thợ có tay nghề bậc thấp giảm, tỷ lệ thợ có tay nghề bậc cao tăng lên.
Hàng năm, Công ty phải thuê một lực lượng lao động lớn từ bên ngoài, lực
lượng này chưa được đào tạo một cách cơ bản, trình độ chuyên môn không ổn định,
do đó ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
c. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Đào tạo được hiểu bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề
và kĩ thuật của một cá nhân với công việc hiện hành. Phát triển được hiểu bao gồm
các hoạt động nhằm mục đích chuẩn bị cho người lao động theo kịp với cơ cấu tổ
chức khi có sự thay đổi và phát triển. Giáo dục bao gồm các hoạt động nhằm mục
đích cải thiện nâng cao sự thuần thục khéo léo của một cá nhân một cách toàn diện
theo một hướng nào đó vượt ra ngoầi công việc hiện hành.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong Công ty được thực hiện theo ba giai
đoạn: đào tạo lúc mới bắt đầu nhận việc, đào tạo trong thời gian làm việc, đào tạo
để chuẩn bị công việc tương lai.
Nhu cầu đào tạo, phát triển quy định phương pháp đào tạo.
- Đối với lao động quản lý: Công ty thường xuyên tạo điều kiện, khuyến khích
các cán bộ quản lý tham gia những khoá học ngắn hạn và dài hạn để trau dồi trình
độ quản lý, tiếp thu những nguồn thông tin, kiến thức và tiến bộ khoa học nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra Công ty còn thường xuyên tổ
chức các Hội nghị tạo cơ hội cho cán bộ, công nhân viên của Công ty có thể giao
lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đối với công nhân sản xuất: Công ty luôn tạo động lực chi phối động cơ làm
việc của họ. Hàng năm Công ty nhận một số lượng lớn lao động vào làm việc, sự
phân công công việc phù hợp với chế độ tiền lương, khen thưởng hợp lý đã tạo ra
một năng suất lao động tốt. Bên cạnh đó, mỗi năm Công ty đều tổ chức phát động
các cuộc thi tay nghề, thi nâng bậc, kèm theo là các chế độ phúc lợi, ưu đãi…Việc
khuyến khích công nhân tham gia học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề với chế độ
nghỉ việc hưởng lương là một trong những chính sách được nhiều lao động hưởng
ứng. Sau mỗi đợt đào tạo, số lượng công nhân có tay nghề giỏi được tăng cao góp
phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu thời gian thi công công trình, tối đa hoá lợi
nhuận cho Công ty.
6.1.3. Yếu tố Vốn
a. Vốn và cơ cấu vốn của Công ty
Vốn sản xuất kinh doanh xây dựng là toàn bộ các tài sản tồn tại theo các hình
thức khác nhau được sử dụng vào lĩnh vực kinh doanh xây dựng để sinh lợi cho
doanh nghiệp.
Vốn sản xuất kinh doanh xây dựng được hình thành bởi hai bộ phận chính: Vốn
cố định và vốn lưu động.
Cơ cấu của vốn cố định, vốn lưu động là xác định tỉ lệ của từng thành phần vốn
chiếm trong quy mô vốn cố định, vốn lưu động của đơn vị.
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng Tình hình Vốn Cố Định của công ty
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
- Nguyên giá TSCĐ 7.707,98 7.793,73 7.559,58 6.771,75 7.766,61
- Giá trị hao mòn luỹ kế 1.713,62 2.394,47 2.995,89 2.979,54 3.848,65
- CP XDCB dở dang 204,13 211,27 786,22 540,75
Tổng Vốn cố định 6.198,49 5.610,53 5.349,91 4.332,96 3.917,96
Bảng Tình hình Vốn lưu động của công ty
Cơ cấu Vốn của công ty
b. Vốn cố định và sử dụng vốn cố định
Vốn cố định
Khái niệm: Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, giữ vai trò chức
năng là tư liệu lao động, gọi là tài sản cố định (TSCĐ). Nó tham gia nhiều lần vào
quá trình sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu. Về giá trị thì giảm dần
theo thời gian và số lần tham gia vào quá trình sản xuất. Người ta chuyển dần giá trị
đó vào giá thành sản phẩm do chính tài sản cố định đó làm gia theo một cách thức
cụ thể mà thường dược gọi là khấu hao tài sản cố định.
Tài sản cố định phải thoả mãn hai điều kiện sau:
- Có giá trị trên 10.000.000 đồng
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm.
Vốn cố định trong sản xuất kinh doanh xây dựng bao gồm nhiều loại như: nhà
cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị xây dựng và các tài sản cố định hữu hình và vô
hình khác.
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
Tài sản ngắn hạn 25.446,43 30.879,03 37.926,25 37.357,70 53.122,74
Nợ ngắn hạn 10.172,43 9.911,03 13.076,25 12.062,7 24.292,74
Tổng Vốn lưu động 15.274 20.968 24.850 25.295 28.830
TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Tổng vốn 21.472,49 26.578,53 30.199,91 29.627,96 32.747,96
2 Vốn cố định 6.198,49 5.610,53 5.349,91 4.332,96 3.917,96
Tỉ trọng (%) 28,9 21,1 17,7 14,6 12
3 Vốn lưu động 15274 20968 24850 25295 28830
Tỉ trọng (%) 71,1 78,9 82,3 85,4 88
Thành phần của TSCĐ trong Công ty:
- Căn cứ vào tính chất của TSCĐ:
+TSCĐ hữu hình: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
+TSCĐ vô hình: chi phí thành lập Doanh nghiệp, bí quyết công nghệ, chuyển
giao công gnhệ, chi phí nghiên cứu và phát triển…
- Căn cứ vào công dụng kinh tế:
+ TSCĐ dùng trong sản xuất: máy đào, máy ủi, xe vận tải, xà lan, máy phát
điện, xưởng sửa chữa máy thi công…
+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất: văn phòng công ty, dụng cụ văn phòng, dụng cụ
và thiết bị y tế, đồ đạc…
- Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ:
+TSCĐ đang dùng
+TSCĐ chưa dùng
+TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý
- Căn cứ theo tính chất sở hữu TSCĐ:
+ TSCĐ tự có: các TSCĐ đã liệt kê ở trên.
+ TSCĐ đi thuê: cần cẩu, máy nén khí, nhà cửa cho các phân xưởng phụ phục
vụ sản xuất.
Tình hình sử dụng vốn cố định trong Công ty Xây dựng Quốc tế
(xét trong năm 2005 và năm 2006, đơn vị triệu đồng).
Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ nhằm mục đích xem xét hiệu quả sử dụng
TSCĐ cao hay thấp, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến để sử dụng nhằm đạt
hiệu quả cao hơn. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ được xem xét theo
hai nhóm:
1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung (đánh giá tổng hợp)
- Tỉ suất doanh lợi vốn cố định (R)
R =
Lợi nhuận thu được trong kì
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kì
=0,1359 = 0,.2228
Từ số liệu trên cho thấy R2005 < R2006 chứng tỏ trong năm 2006 Công ty đã sử
dụng TSCĐ hiệu quả hơn năm 2005, có nghĩa trung bình 1 đơn vị giá trị TSCĐ bỏ
ra mang lại được nhiều lợi nhuận hơn.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ ( HS )
HS =
Giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành trong
kì
Vốn cố định sử dụng TB trong kì
Từ số liệu trên cho thấy Hs2005 < Hs2006 chứng tỏ trong năm 2006 Công ty đã
sử dụng TSCĐ hiệu quả hơn năm 2005, có nghĩa trung bình 1 đơn vị giá trị VCĐ
bỏ ra mang lại được nhiều đơn vị giá trị sản lượng xây dựng hơn.
2. Nhóm chỉ tiêu riêng đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ
Phân tích tình hình sử dụng số lượng TSCĐ
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ về mặt số lượng là tốt hay
xấu, từ đó tìm ra biện pháp cải tiến sử dụng thích hợp.
R2005 =
589
4.332,96
R2006 =
873
3.917,96
HS 2005 =
3.845,02
4.332,96
HS 2006 =
4.889,53
4.917,96
= 0,88739 = 0,99422
Kí hiệu số lượng máy móc thiết bị thực tế đưa vào sử dụng trong kì là Sm.
Ta có: Sm 2005 = 112 Sm 2006 = 134
Từ số liệu trên cho thấy Sm 2005 < Sm 2006 (134-112 = 13) chứng tỏ trong năm
2006 Công ty đã sử dụng số lượng TSCĐ nhiều hơn năm 2005.
= 142 >134
Kết quả cho thấy so với năm 2005, năm 2006 Công
ty đã sử dụng tiết kiệm 1 số lượng TSCĐ là 8 cái (5,63%).
Phân tích tình hình sử dụng thời gian TSCĐ :
Hai chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ về mặt thời gian làm việc:
+ Số ca làm việc thực tế bình quân 1 MMTB (Tm)
Tm =
Tổng số ca máy
Số lượng MMTB làm việc thực tế bình quân
=715ca = 750 ca
+ Độ dài thời gian làm việc của MMTB trong ca (tm)
= 7giờ
Sm2005
đc =
Sm0
xG2006
G2005
Sm2005
đc =
112 x 4.889,53
3.845,02
Tm 2005 =
80.080
112
Tm 2006 =
100.500
134
tm =
Tổng số giờ máy
Tổng số ca máy
tm 2006 =
723..600
100.500
tm 2005 =
560.560
80.080 = 7,2 giờ
Dựa vào số liệu đã tính toán trên ta tập hợp kết quả ở bảng sau:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch
%
Tm 715 750 35 4,9
tm 7 7,2 0,2 2,86
Kết quả tính toán trên cho thấy tình hình sử dụng thời gian làm việc của
MMTB năm 2006 tốt hơn năm 2005. Cụ thể là:
- Số ca làm việc bình quân 1 thiết bị tăng so với năm 2005 là 35 ca hay 4.9%.
- Số giờ làm việc trong ca của MMTB tăng so với năm 2005 là 0.2 giờ hay 2.86%.
Phân tích tình hình năng suất của máy móc thiết bị
3 chỉ tiêu phân tích:
- Năng suất sản xuất bình quân 1 MMTB trong trong kì (UT)
UT =
Giá trị sản lượng xây lắp do MMTB tạo ra
Số lượng MMTB làm việc thực tế bình
quân
- Năng suất sản xuất bình quân 1 ca máy (UCM)
UCM =
Giá trị sản lượng xây lắp do MMTB tạo ra
Tổng số ca máy
UGM =
Giá trị sản lượng xây lắp do MMTB tạo ra
Tổng số giờ máy
- Năng suất sản xuất bình quân 1 giờ máy (UGM)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch
%
UT 34,331 36,489 2,16 6,29
UCM 0,048 0,049 0,001 1,33
UGM 0,0069 0,0068 -0,0001 -1,49
Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy năng suất sản xuất của MMTB năm
2006 tăng so với năm 2005. Cụ thể là:
- Trong năm 2006 năng suất sản xuất bình quân 1 MMTB tăng so với năm
2005 là 2,16 triệu đồng hay 6,29%.
- Năng suất bình quân 1 ca máy trong năm 2006 tăng 0,001 triệu đồng hay
1,33% so với năm 2005.
- Năng suất bình quân 1 giờ máy trong năm 2006 giảm 0,0001 triệu đồng hay
1,49% so với năm 2005.
Như vậy, năm 2006 Công ty sử dụng Vốn cố định hiệu quả hơn năm 2005.
c. Vốn lưu động và sử dụng Vốn lưu động
Vốn lưu động
Khái niệm: Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh,
sau mỗi chu kì sản xuất được thu hoòi dưới dạng tiền tệ. VLĐ tham gia một lần vào
chu trình sản xuất, hình thái chủ yếu thuộc về đối tượng lao động.
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh xây dựng là vốn ứng trước cho nhu
cầu về nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản xuất xây
dựng và một số nhu cầu khác của sản xuất xây dựng.
Thành phần của vốn lưu động trong Công ty Xây dựng Quốc tế:
- Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất:
+ NVL chính dùng cho thi công công trình: ximăng, thép, gạch các loại…
+ Bán thành phẩm: cấu kiện bêtông, bông sắt cửa…
+ Vật liệu phụ và nhiên liệu: xăng dầu chạy máy xây dựng, cọ sơn, chổi quét…
+ Vật rẻ tiền mau hỏng
- Vốn lưu động trong sản xuất:
+ Giá trị các công trình xây lắp dở dang
+ Chi phí chờ phân bổ (chi phí lắp cần trục, chi phí chở vật liệu đến công trình,
chi phí lán trại tạm…)
- Vốn lưu động trong lưu thông:
+ Vốn trong thanh toán: giá trị các công trình xây lắp đã hoàn thành bàn giao
nhưng chưa đến kì thanh toán.
+ Vốn tiền tệ: tiền mặt tồn quỹ trong két, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải
thu, các khoản ứng trước của khách hàng…
Tình hình sử dụng Vốn lưu động: 3 chỉ tiêu
- Số vòng quay của Vốn lưu động
= 0,15 vòng
Số vòng quay của
Vốn lưu động
Giá trị sản lượng xây lắp bàn giao thanh toán trong kì
VLĐ chi bình quân trong kì
Số vòng quay của Vốn lưu động 2005 =
3845,02
25295
Kết quả tính toán
trên cho thấy tốc độ chu chuyển VLĐ năm 2006 cao hơn năm 2005 chứng tỏ năm
2006 Công ty sử dụng VLĐ hiệu quả hơn.
- Thời gian của một chu chuyển
Thời gian của một chu chuyển =
Số ngày trong kì
Số lần chu chuyển trong kì
= 2401
=2152
Thời gian của một chu chuyển năm 2006 thấp hơn năm 2005 chứng tỏ năm
2006 Công ty sử dụng VLĐ hiệu quả hơn.
- Mức độ sử dụng vốn lưu động
Mức độ sử dụng của
Vốn lưu động
VLĐ bình quân trong năm
Giá trị sản lượng xây lắp bàn giao thanh toán trong kì
Mức độ sử dụng vốn lưu
Số vòng quay của Vốn lưu động 2006 =
4889,53
28830
= 0,17 vòng
Thời gian của một chu chuyển 2005 =
365
0,15201
Thời gian của một chu chuyển 2006 =
365
0,1696
Mức độ sử dụng của VLĐ 2005
=
25295
3845,02
= 6,58
Mức độ sử dụng của VLĐ 2006 =
28830
4889,53
= 5,90
động năm 2006 thấp hơn năm 2005 chứng tỏ năm 2006 Công ty sử dụng VLĐ hiệu
quả hơn
Qua các chỉ tiêu phân tích trên có thể kết luận Công ty Xây dựng Quốc tế trong
năm 2006 sử dụng Vốn lưu động tốt hơn so với năm 2005.
6.2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra
6.2.1. Nhận diện thị trường
a. Đặc điểm của thị trường xây dựng
Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng làm cho thị trường xây
dựng có nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngành khác ở một số điểm sau đây:
- Quan hệ cung cầu
+ Trong xây dựng, nếu chỉ thu hẹp trong phạm vi sản xuất xây lắp thì các
doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò bên cung, các chủ đầu tư đóng vai trò bên cầu.
Nếu mở rộng ra lĩnh vực đầu tư xây dựng thì quan hệ cung cầu có thể thay đổi. Ví
như trong quan hệ cung cấp vật tư cho xây dựng thì các doanh nghiệp xây dựng lại
trở thành bên cầu và các doanh nghiệp cung cấp vật tư cho xây dựng sẽ là bên cung.
+ Cung cầu trong xây dựng xảy ra tương đối gián đoạn hơn so với các ngành
khác, vì nhu cầu đầu tư xây dựng nhà cửa và công trình không thể xảy ra thường
xuyên nếu nhìn nhận theo từng chủ đầu tư riêng rẽ. Đặc điểm này làm cho các
doanh nghiệp xây dựng khó kiếm được việc làm thường xuyên.
+ Cung cầu trong thời kỳ xây dựng phụ thuộc vào chu kỳ suy thoái và hưng
thịnh của nền kinh tế, ở thời kỳ hưng thịnh đầu tư xây dựng được phát triển mạnh,
còn thời kỳ suy thoái thì đầu tư xây dựng bị đình đốn.
- Hình thức thị trường
+ Theo hình thức gặp gỡ giữa bên cung và bên cầu để giải quyết vấn đề mua
sắm sản phẩm, trong xây dựng công việc này xảy ra chủ yếu thông qua đàm phán
và đấu thầu xây dựng.
+ Theo địa điểm có thể phân ra thị trường xây dựng theo các địa phương và
vùng lãnh thổ: thị trường xây dựng ở miền đồng bằng, trung du và miền núi; thị
trường xây dựng ở đô thị và nông thôn; thị trường xây dựng trong nước và ngoài
nước; thị trường xuất khẩu xây dựng tại chỗ (tức là trường hợp xây dựng các công
trình ở trong nước cho các chủ đầu tư nước ngoài).
+ Theo chuyên ngành xây dựng: có thể phân chia ra thị trường xây dựng công
nghiệp, thì trường xây dựng nông nghiệp, thị trường xây dựng cho các loại dịch vụ,
thị trường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và văn hoá xã hội,...
+ Theo thành phần kinh tế: có thể phân ra thị trường xây dựng của kinh tế Nhà
nước, thị trường xây dựng của kinh tế tư nhân, thị trường xây dựng đa sở hữu;...
b. Thị trường của Công ty Xây dựng Quốc tế
Công ty Xây dựng Quốc Tế tham gia chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng các công
trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng trong nước và trên địa bàn
hai nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Campuchia. Đây là một thị trường
sôi động, có rất nhiều tiềm năng. Là một đơn vị có truyền thống trong thi công các
công trình ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Công ty không ngừng đầu tư
phát triển nguồn nhân lực, máy móc thiết bị thi công và nhập những công nghệ mới
trên thế giới nhằm đi tắt, đón đầu tham gia thi công các công trình lớn ở trong nước
và nước ngoài. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường đầu tư các dự án phát triển nhà
và đô thị, các dự án sản xuất vật liệu xây dựng. Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi
công các công trình luôn là tôn chỉ được công ty đưa lên hàng đầu.
6.2.2. Quá trình tiêu thụ sản phẩm
Quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng có mấy đặc điểm sau:
- Xảy ra trước khi sản phẩm ra đời, tức là được bắt đầu khi chủ đầu tư công bố
đấu thầu xây dựng.
- Quá trình tiêu thụ xảy ra kéo dài từ khi chủ đầu tư công bố đấu thầu, trải qua
các quá trình thanh toán trung gian, đến khi thanh quyết toán công trình cuối cùng.
- Sản phẩm xây dựng nói chung là không thể chế tạo sẵn hàng loạt để bán, trừ
trường hợp chủ thầu xây dựng là các nhà kinh doanh bất động sản và họ có thể xây
sẵn một số căn hộ để bán hay cho thuê.
- Sản phẩm xây dựng nói chung không có khâu lưu kho chờ bán.
- Quá trình mua bán nói chung xảy ra trực tiếp giữa người mua và người bán
thông qua đấu thầu không qua đại lý bán hàng, trừ trường hợp có sự tham gia của
các nhân viên môi giới.
- Số người tham gia mua bán lớn, bao gồm chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, chủ
thầu xây dựng và cả một tập thể chuẩn bị tham gia tranh thầu.
- Người mua (chủ đầu tư) phải tạm ứng tiền cho người bán (chủ thầu xây dựng)
trong quá trình xây dựng (trừ trường hợp chủ thầu xây dựng muốn được thắng thầu
đã tự nguyện tạm ứng vốn trước) đồng thời đóng vai trò quyết định trong việc lựa
chọn người bán (tổ chức xây dựng) và trong việc định giá bán.
a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm
Kế hoạch tiêu thụ năm 2006 của Công ty Xây dựng Quốc tế
Đơn vị: triệu đồng
Sản phẩm
Tổng giá
quyết
toán
Khối
lượng
hoàn thành
bàn giao
Kế hoạch tiêu thụ ở các khu vực
thị trường
Việt Nam Lào Campuchia
1. Xây lắp và hoàn thiện
công trình dân dụng 32.255 5 24.601 6.210 1.444
2. Hợp đồng trang trí nội thất 8.420 15 8.420 - -
3. Hợp đồng tư vấn 887 14 695 - -
4. Quản lý dự án xây dựng 512 9 512 - -
Kết quả tiêu thụ năm 2006
Sản phẩm
Tổng
giá
quyết
toán
Khối lượng
hoàn thành
bàn giao
Kết quả tiêu thụ ở các KVthị trư-
ờng
Việt Nam Lào Campuchia
1. Xây lắp và hoàn thiện
công trình dân dụng 33.456 4 25.442 6.500 1.514
2. Hợp đồng trang trí nội thất 8.712 16 8.712 - -
3. Hợp đồng tư vấn 695 12 695 - -
4. Quản lý dự án xây dựng 560 13 560 - -
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Bảng 1:
Sản phẩm
Mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (%)
Toàn Công ty Việt nam Lào Campuchia
1. Xây lắp và hoàn thiện
công trình dân dụng 102,72 103,42 104,67 104,85
2. Hợp đồng trang trí nội thất 103,47 103,47 - -
3. Hợp đồng tư vấn 78,35 78,35 - -
4. Quản lý dự án xây dựng 109,38 109,38 - -
Bảng 2: Gọi mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là IQ
Khu vực thị trường
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (triệu đồng)
Doanh thu kế hoạch
Doanh thu thực hiện
theo giá kế hoạch
IQ (%)
Việt Nam 34.420 33.968 98,69
Lào 6.210 6.305 101,53
Campuchia 1.444 1.490 103,19
Toàn Công ty 42.074 41.763 99,26
Kết quả tính toán ở bảng 1 và 2 cho thấy:
- Xét riêng từng loại sản phẩm tiêu thụ (Số liệu bảng 1)
Đối với hoạt động tư vấn, toàn công ty chỉ hoàn thành kế hoạch 78,35% ở thị
trường Việt Nam. Với các hoạt động khác Công ty đều hoàn thành vuợt mức kế
hoạch tiêu thụ (về mặt doanh thu). Trong các khu vực thị trường có thể nhận thấy
hoạt động quản lý xây dựng có mức hoàn thành vượt mức kế hoạch cao nhất
109,38%. Do đó, đối với hoạt động tư vấn cần tìm nguyên nhân và có biện pháp để
làm tăng doanh thu năm tới để Công ty hoàn thành kế hoạch, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thị trường.
- Xét chung đối với tất cả các hoạt động (số liệu bẳng 2)
Toàn Công ty không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về mặt doanh thu. Mức hoàn
thành chỉ đạt 99,26%.
Do đặc điểm mang tính cá biệt của ngành xây dựng nên trong việc phân tích
tình hình tiêu thụ theo địa điểm không thể phân tích theo tiêu chí đánh giá tình hình
biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm phân tích và năm kế hoạch như
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với sản phẩm mang tính hàng loạt khác.
Đánh giá tỉ trọng doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2006
Khu vực thị trường
Doanh thu tiêu thụ
sản phẩm năm
2006
Tỉ trọng (%)
Việt Nam 34.420 81,11
Lào 6.500 15,32
Campuchia 1.514 3,57
Toàn Công ty 42.434 100
Kết quả tính toán trên xét chung đối với các loại sản phẩm qua tỉ trọng doanh
thu tiêu thụ ở các khu vực thị trường cho thấy khu vực thị trường Việt Nam có mức
tiêu thụ cao nhất chiếm 81,11% sau đó đến thị trường Lào và cuối cùng là
Campuchia. Thị trường Việt Nam là khu vực thị trường thuận lợi do có lợi thế cạnh
tranh, Công ty có thể khai thác triệt để các yếu tố vĩ mô và vi mô phục vụ cho hoạt
động của Công ty.
b. Phân tích tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm theo thời gian
- Phân tích tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở từng quý năm 2006
Kế hoạch tiêu thụ năm 2006 của Công ty Xây dựng Quốc tế
Đơn vị: triệu đồng
Sản phẩm
Tổng giá
quyết toán
Khối lượng
hoàn thành
bàn giao
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm các
quý trong năm
Quý I Quý II Quý III Quý IV
1. Xây lắp và hoàn thiện
công trình dân dụng 32.255 5 12.502 7.426 3.631 8.696
2. Hợp đồng trang trí nội
thất 8.420 15 2.077 3540 1114 1.689
3. Hợp đồng tư vấn 887 14 149 265 302 171
4. Quản lý dự án xây dựng 512 9 220 85 106 101
Kết quả tiêu thụ năm 2006
Sản phẩm
Tổng giá
quyết toán
Khối lượng
hoàn thành
bàn giao
Thực tế tiêu thụ các quý trong năm
Quý I Quý II Quý III Quý IV
1. Xây lắp và hoàn thiện
công trình dân dụng 33.456 4 15.144 8.513 4.103 5.696
2. Hợp đồng trang trí nội
thất 8.712 16 1.875 4021 1256 1.560
3. Hợp đồng tư vấn 695 12 120 195 267 113
4. Quản lý dự án xây dựng 560 13 186 103 135 136
- Phân tích theo từng loại sản phẩm tiêu thụ
Sản phẩm
Mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (%)
Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV
1. Xây lắp và hoàn thiện
công trình dân dụng 103,72 121,13 114,64 113 65,5
2. Hợp đồng trang trí nội thất 103,47 90,27 113,59 112,75 92,36
3. Hợp đồng tư vấn 78,35 80,54 73,58 88,41 66,08
4. Quản lý dự án xây dựng 109,38 84,55 121,18 127,36 134,65
Kết quả tính toán trên cho thấy: Đối với hoạt động tư vấn, cả năm Công ty
không hoàn thành kế hoạch thực hiện, mức hoàn thành chỉ đạt 78,35%, trong đó
đáng lưu ý là tất cả các quý Công ty đều không hoàn thành kế hoạch. Đặc biệt trong
quý II mức hoàn thành rất thấp chỉ đạt 73,58%.
Đối với các hoạt động khác Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, trong
đó hoạt động quản lý dự án xây dựng đạt 109,38% so với kế hoạch đã đặt ra.
- Phân tích chung các loại sản phẩm tiêu thụ
Quý
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (triệu đồng)
Kế hoạch
Thực hiện theo
giá kế hoạch
IQ(%)
I 14.948 15.625 104,53
II 11.316 10.052 88,83
III 5.153 5.936 115,20
IV 10.657 9.764 91,62
Cả năm 42.074 41.377 98,34
Xét chung các loại sản phẩm tiêu thụ trong năm 2006, Công ty không hoàn
thành kế hoạch thực hiện. Hai quý II và IV Công ty không hoàn thành với mức
hoàn thành thấp nhất trong năm, đặc biệt là quý II (88,83%). Tuy nhiên trong quý I
và quý III Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Phân tích mức độ tiêu thụ sản phẩm ở các quý khác nhau
Phân tích chung các loại sản phẩm tiêu thụ
Quý
Doanh thu tiêu thụ
năm 2006 (triệu
đồng)
Tỉ trọng (%)
I 17.325 39,90
II 12.832 29,55
III 5.761 13,27
IV 7.505 17,28
Cả năm 43.423 100,00
Bảng kết quả trên cho thấy trong quý I Công ty đạt mức doanh thu tiêu thụ cao
nhất 39,90% sau đó đến quý II. Quý III đạt mức doanh thu thấp nhất 13,27%. Sở dĩ
quý I Công ty có mức doanh thu cao vì đó là thời điểm đầu năm thuận lợi cho việc
xây dựng các công trình. Quý III là thời điểm mùa mưa số lượng công trình ít hơn
mà doanh thu của Công ty xây dựng chủ yếu là do việc nhận thầu các công trình
xây dựng.
c. Phân tích tình hình doanh thu theo loại hình thực hiện doanh thu
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2005
Năm 2006
Kế hoạch Thực hiện
Doanh thu bán hàng 39.884 45.019 43.423
Trong đó:
- Doanh thu từ việc thực hiện các công trình 28.763 32.624 30.035
- Doanh thu bán hàng 3.472 4.150 5.590
- Doanh thu cung cấp dịch vụ 7.649 8.245 7.798
Xác định tỉ trọng doanh thu theo từng loại hình sản phẩm tiêu thụ trong năm
2006
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2005
Năm 2006 Chênh lệch tỉ
trọng % Kế hoạch Thực hiện
trđ % trđ % trđ % KH 2005
Doanh thu bán hàng
39.88
4 100
45.01
9 100
43.42
3 100 - -
Trong đó:
- Doanh thu từ các công
trình
28.76
3 72,1
32.62
4 72,5
30.03
5 69,17 -3,3 -2,9
- Doanh thu bán hàng 3.472 8,7 4.150 9,2 5.590 12,87 +3,7 +4,2
- Doanh thu cung cấp dịch
vụ 7.649 19,2 8.245 18,3 7.798 17,96 -0,4 -1,2
Qua kết quả tính toán trong bảng cho thấy doanh thu từ việc thực hiện các công
trình của Công ty chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ trong năm
2006 chứng tỏ loại hình này có ưu thế tiêu thụ cao (chiếm tỉ trọng 69,17%), tuy
nhiên so với kế hoạch và năm trước lại giảm.
So sánh doanh thu tiêu thụ theo từng loại hình
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2005
Năm 2006 Chênh lệch so với
Kế hoạch
Thực
hiện
KH 2005
Doanh thu bán hàng 39.884 45.019 43.423 - 1.596
+3.539
Trong đó:
- Doanh thu từ các công trình 28.763 32.624 30.035 - 2.589 +1.272
- Doanh thu bán hàng 3.472 4.150 5.590 +1.440
+
2.118
- Doanh thu cung cấp dịch vụ 7.649 8.245 7.798 - 447
+149
Xét về số tuyệt đối thì tổng doanh thu trong năm 2006 tăng so với năm 2005
nhưng giảm so với kế hoạch. Nếu xét từng loại hình tiêu thụ thì so với kế hoạch chỉ
có doanh thu bán hàng là tăng lên, còn 2 loại hình còn lại đều giảm đi. So với năm
2005 thì cả ba loại hình tiêu thụ đều tăng, đáng chú ý là doanh thu bán hàng có mức
tăng lớn nhất. Điều này chứng tỏ rằng Công ty luôn chú ý tới loại hình có ưu thế
cao trong tiêu thụ.
Phần VII
Môi trường kinh doanh
7.1. Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Nhân tố kinh tế có tác động rất lớn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể mà nhân tố kinh tế có ảnh hưởng tốt hay xấu tới
hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Trong trường hợp kinh tế và thu nhập đều tăng
trưởng với tốc độ cao, trên góc độ của kinh tế học vĩ mô, khi tốc độ tăng trưởng
GDP cao, đầu tư trong đó có xây dựng tăng. Khách hàng của doanh nghiệp tăng lên
do đó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.
Tỉ lệ lạm phát và lãi suất. Tỉ lệ lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Khi tỷ lệ lạm phát cao giá của vật
tư thiết bị đầu vào tăng theo, làm giảm một cách tương đối thu nhập của doanh
nghiệp xây dựng. Công ty Xây dựng Quốc tế cũng như các doanh nghiệp xây dựng
khác luôn phải vay vốn từ các tổ chức tín dụng vì sản xuất thi công đòi hỏi tiêu tốn
một lượng tiền vốn khá lớn, chủ đầu tư công trình không và không thể ứng toàn bộ
kinh phí xây dựng cho doanh nghiệp xây dựng mà luôn đòi hỏi doanh nghiệp xây
dựng phải ứng vốn để xây dựng từng phần những lượng vốn không nhỏ. Nói cách
khác khi tỉ lệ lạm phát và lãi suất tăng làm tăng chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng, do đó giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sản xuất xây dựng được tiến hành trong điều kiện của một nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam còn nhiều mặt yếu kém so với các nước trên thế giới.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, ngành xây dựng nước ta đang đứng trước nhiều cơ
hội phát triển, nhưng cũng có nhiều nguy cơ và thách thức. Hiện nay đường lối
chung phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang quyết định phương
hướng và tốc độ phát triển của ngành xây dựng Việt nam.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, luồng vốn đầu tư từ
nước ngoài vào Việt nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp giảm sút nghiêm
trọng, làm cho tốc độ phát triển kinh tế của nước ta bị chững lại, suy giảm. Đầu tư
trong đó có xây dựng giảm sút, thị trường xây dựng thu hẹp, do đó giảm doanh thu
và lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, từ năm 2000, nhu cầu của thị trường xây dựng
đã có dấu hiệu tăng lên do có sự điều tiết của Nhà nước, tạo cơ hội cho doanh
nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ đó các năm tiếp theo doanh
thu của Công ty tăng đều theo chiều hướng khả quan.
- Môi trường công nghệ
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
những ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang gây ra một sự
thay đổi to lớn. Lĩnh vực xây dựng cũng không nằm ngoài những tác động trên, với
những máy móc thiết bị công nghệ hiện đại được ứng dụng vào trong sản xuất ở các
doanh nghiệp đã tạo ra một khối lượng sản phẩm ngày một nhiều, chất lượng ngày
một cao, giá thành giảm, tức là làm tăng năng suất lao động xã hội.
Do yêu cầu của chủ đầu tư về thời gian xây dựng, chất lượng xây dựng, uy tín
về công nghệ xây dựng của doanh nghiệp tham gia tranh thầu, buộc doanh nghiệp
xây dựng phải nâng cao trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này đòi hỏi
Công ty Xây dựng Quốc tế phải chấp nhận thách thức đầu tư vào công nghệ, ứng
dụng các công nghệ mới hiện đại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Môi trường tự nhiên
Các giải pháp xây dựng ở Việt nam chịu ảnh hưởng mạnh của nhân tố này.
Môi trường tự nhiên ở nước ta đa dạng, giữa các vùng miền trong cả nước, diễn
biến thời tiết ngày càng phức tạp và có xu hướng ngày càng khắc nghiệt, thiên tai,
lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... sản xuất xây dựng được tiến hành trong điều
kiện nhiệt đới ẩm, điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn phức tạp, đất nước dài,
hẹp và còn có nhiều nơi chưa khai phá, có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng
phong phú. Hơn nữa, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,
ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng nghiêm trọng, các biện pháp can thiệp của
Chính phủ cũng ngày càng tăng cường. Do đó, Công ty dựng Quốc tế ngày càng
phải đối diện gay gắt với thách thức môi trường. Để có thể thắng thầu và thi công
công trình, Công ty cần phải đưa ra và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường
hợp lý, do đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Môi trường chính trị, pháp luật
Trong bất kỳ xã hội nào, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
nhất định phải chịu sự cưỡng chế và ràng buộc của môi trường chính trị và pháp
luật.
Môi trường chính trị, thể chế chính trị, sự nhất quán trong đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ, chiều hướng phát triển kinh tế hiệu quả
cùng sự quan tâm của Chính phủ có tác dụng tốt đối với quá trình phát triển và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta. Môi trường chính trị ổn định luôn là
tiền đề cho sự phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư lại tác động trở lại tới hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền
kinh tế vĩ mô. Thông qua hệ thống thể lệ, chế độ, chính sách, pháp luật, pháp quy
của Nhà nước, các văn bản dưới luật,... quy định cho mọi cá nhân và tổ chức trong
cả nước phải tuân thủ trong các hoạt động kinh doanh, tạo ra hành lang pháp lý cho
các doanh nghiệp hoạt động. Sự hoàn chỉnh và đồng bộ của hệ thống chính sách,
pháp luật, văn bản dưới luật,... của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Trái lại, một hệ thống chính sách, pháp luật,… không hoàn chỉnh, đồng bộ
và ổn định với nhiều quy định, thủ tục chồng chéo, phiền hà sẽ gây khó khăn cản
trở quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, làm kìm hãm sự phát triển của doanh
nghiệp và nền kinh tế.
Hiện nay các chính sách thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia
tăng, thuế xuất nhập khẩu đều làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của
Công ty Xây dựng Quốc tế.
Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quy chế đấu thầu làm cho mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng, đồng thời giảm lợi nhuận của Công ty.
Luật lao động chi phối hoạt động của doanh nghiệp như: quy chế tuyển dụng,
đề bạt, trợ cấp thất nghiệp, các điều kiện lao động, an toàn lao động, thời gian làm
việc của người lao động... làm cho tăng chi phí cho lao động của Công ty.
Hệ thống pháp luật đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung, không đồng bộ và
còn nhiều bất cập, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây nhiều tiêu cực và
phiền toái ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Môi trường văn hoá - xã hội
Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm các yếu tố, giá trị, quan điểm, niềm tin
truyền thống và các chuẩn mực, hành vi được chia sẻ một cách tập thể. Đối với lĩnh
vực xây dựng, sự ảnh hưởng của nhân tố này là rất lớn. Chúng ta đang sống trong
một đất nước giầu bản sắc dân tộc với những giá trị văn hoá truyền thống bền vững,
một đất nước trong thời hội nhập khi đã là thành viên chính thức của WTO. Chúng
ta mong muốn được học hỏi, muốn được hoà cùng với sự phát triển chung của nhân
loại. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, chúng ta phải chắt lọc những tinh hoa, lựa chọn
những gì có thể du nhập vào đất nước. Người dân Việt nam khó có thể chấp nhận
một công trình kiến trúc theo đúng “form” của nước ngoài nhưng lại thiếu phù hợp,
mất mỹ quan đối với địa hình nơi đó. Sự phù hợp với nếp nghĩ, nếp sống bao giờ
cũng chiếm được thiện cảm. Cũng như các Công ty xây dựng khác, Công ty Xây
dựng Quốc tế thực hiện kinh doanh theo tiêu chí bảo tồn các giá trị văn hoá, trên cơ
sở đó phát huy và sáng tạo một cách hợp lý nhằm hội nhập với ngành xây dựng thế
giới.
7.2. Môi trường ngành
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Trong thị trường xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng thường cạnh tranh với
nhau trong đấu thầu xây dựng. Vì các chủ đầu tư đều mong muốn chọn được những
doanh nghiệp xây dựng thoả mãn tốt nhất các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, giá cả,
điều kiện thanh toán và thời gian xây dựng nên các doanh nghiệp xây dựng luôn đối
mặt và cạnh tranh với nhau về công nghệ, kỹ thuật thi công xây dựng, về giá cả và
điều kiện thanh toán, về sự đảm bảo thời gian xây dựng. Quy mô và mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi số lượng các doanh nghiệp tham gia thị
trường lớn, mức độ cạnh tranh cao sẽ ảnh hưởng tới thị phần của doanh nghiệp, do
đó giảm giá bán, giảm tốc độ tiêu thụ sản phẩm,... của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp xây dựng tăng nhanh,
dưới các hình thức đa dạng. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
tăng, do đó giảm doanh thu và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Hình thức cạnh tranh
Hình thức cạnh tranh giữa các chủ thầu xây dựng (bên cung) diễn ra dưới hình
thức chủ yếu đấu thầu. Đấu thầu lại có nhiều hình thức riêng, trong đó có hai hình
thức chủ yếu:
- Đấu thầu rộng rãi không hạn chế.
- Đấu thầu hạn chế.
- áp lực của khách hàng
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng được các doanh nghiệp đặc biệt
quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không được người
tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp không thể tiến hành kinh doanh được. Chủ
đầu tư, từ giác độ là khách hàng của doanh nghiệp xây dựng, được hiểu là cá nhân
hay tổ chức có nhu cầu xây dựng công trình, có quyền lựa chọn doanh nghiệp xây
dựng để thực hiện dự án xây dựng công trình theo một thiết kế xác định, lựa chọn
doanh nghiệp xây dựng có khả năng thoả mãn tốt nhất các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ
thuật, về giá cả và về thời gian xây dựng công trình. Quyền lực của khách hàng,
trình độ, nhận thức và nhu cầu của các loại khách hàng, thu nhập, thị hiếu tiêu
dùng,... ảnh hưởng tới chất lượng, số lượng cũng như giá cả của hàng hoá của
doanh nghiệp sản xuất ra, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng, trong đó có Công ty Xây dựng Quốc tế. Ngoài ra trình độ, nhận
thức và nhu cầu của các loại khách hàng co sự khác biệt và không ngừng tăng lên,
vừa đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải áp dụng các phương thức phục vụ khác
nhau, vừa đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật và hạ
giá thành sản phẩm để cung cấp cho họ các công trình xây dựng.
- áp lực của nhà cung ứng
Nhà cung ứng là người cung cấp các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, là
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng vật liệu xây dựng, cung ứng
hoặc cho doanh nghiệp thuê các máy móc thiết bị xây dựng để xây dựng công trình.
Mặt khác, sự biến động của giá cả vật liệu xây dựng và máy xây dựng đều ảnh
hưởng tới chi phí xây dựng công trình mà doanh nghiệp luôn phải tính đến. Những
trục trặc trong việc cung ứng vật tư và máy móc thiết bị xây dựng đôi khi dẫn đến
những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho doanh nghiệp, vì nó có thể dẫn tới việc
phải ngừng sản xuất do không có vật tư, do máy hỏng hoặc có thể phát sinh những
khối lượng công tác phải phá đi làm lại do chất lượng vật liệu sử dụng không đảm
bảo,... làm kéo dài thời gian xây dựng so với dự kiến. Sự gia tăng về chi phí xây
dựng công trình và thiệt hại về kinh tế đều làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất và hành vi của người cung ứng. Tuỳ thuộc
vào tính chất và đặc điểm của thị trường đầu vào, vào hàng hoá,... mà các nhà cung
ứng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các yếu tố đầu vào
của doanh nghiệp là không thể thay thế được và do các Nhà độc quyền cung cấp thì
việc bảo đảm yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các Nhà cung ứng,
chi phí cho các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường, làm giảm hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
( Thu hoạch của sinh viên)
Qua sự rèn luyện, trau dồi kiến thức cùng thời gian thực tập tại Công ty Xây
dựng Quốc Tế em nhận thấy bên cạnh việc học tập, nghiên cứu lý luận thì đi sâu tìm
hiểu thực tế là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Quá trình thực tập tổng quan là
giai đoạn đầu của quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian này ngoài việc tìm
hiểu, thu thập các thông tin và số liệu để hoàn thành báo cáo, em đã có cơ hội tìm
hiểu hoạt động thực tế của doanh nghiệp, qua đó vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn, tìm hiểu những vấn đề mà giáo trình chưa đề cập đến hay sự biến hoá
của lý thuyết trong thực tế. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng và bổ ích
giúp em có thể học hỏi, tiếp thu những kĩ năng, bước đầu tích luỹ được kinh nghiệm
phục vụ cho việc hoàn thành tốt giai đoạn thực tập nghiệp vụ sắp tới và công việc
trong tương lai.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 2
Phần I: giới thiệu doanh nghiệp 3
1.1. Thông tin chung về Công ty Xây dựng Quốc tế 3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 5
Phần II: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 7
Phần III: Công nghệ sản xuất 9
3.1. Dây chuyền sản xuất 9
3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 10
3.2.1. Một số khái niệm 10
3.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ 12
3.2.3. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị 12
3.2.4. Đặc điểm về mặt bằng 13
3.2.5. Tình hình phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ 16
3.2.6. Đặc điểm về an toàn lao động 17
Phần IV: tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất 19
4.1. Tổ chức sản xuất 19
4.1.1. Loại hình sản xuất 19
4.1.2. Đặc điểm sản xuất 19
4.2. Kết cấu sản xuất 22
4.2.1. Bộ phận sản xuất chính 22
4.2.2. Bộ phận sản xuất phụ 22
4.2.3. Các xưởng sản xuất phụ trợ 22
4.2.4. Tổ chức vận chuyển và hệ thống giao thông 22
4.2.5. Hệ thống kho bãi, nhà tạm 23
4.2.6. Bộ phận cung cấp 25
Phần V: tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 26
5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 26
5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 26
Phần VI: Các yếu tố đầu vào, đầu ra 29
6.1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào 29
6.1.1. Yếu tố đối tượng lao động 29
6.1.2. Yếu tố lao động 35
6.1.3. Yếu tố vốn 38
6.2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra 46
6.2.1. Nhận diện thị trường 46
6.2.2. Quá trình tiêu thụ sản phẩm 47
Phần VII: Môi trường kinh doanh 53
7.1. Môi trường vĩ mô 53
7.2. Môi trường ngành
Phần VIII: Kết luận (thu hoạch của sinh viên)
56
59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 265_0461.pdf