Tiểu luận Thực trạng áp dụng mô hình EOQ tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc
- Đối với những lô hàng mua vào với số lượng nhiều, hay những lúc nguồn cung đầu vào tăng vọt. Nhân viên thu mua nên xem xét, kiểm tra hàng kỹ hơn (như đem mẫu lên phòng kiểm phẩm phân tích tính toán tỷ lệ thu hồi ). Để làm tốt nhiệm vụ này, công ty có thể đưa ra quy định khi mua hàng với số lượng lớn bao nhiêu thì phải tiến hành kiểm tra cẩn thận hơn, đồng thời giám sát việc thực hiện. Có như vậy chất lượng hàng mua về sẽ được đảm bảo hơn.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7303 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng áp dụng mô hình EOQ tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Thực trạng áp dụng mô hình EOQ tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục thì điều đòi hỏi một lượng hàng tồn kho nhất định. Bởi tồn kho được xem như là “miếng đệm an toàn” giữa cung ứng và sản xuất.
Thường thì giá trị hàng tồn kho chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó nhà quản trị phải kiểm soát lượng tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý, cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho. Vì nếu tồn kho với số lượng quá nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu. Tồn kho cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư, nhưng nó lại biểu hiện sự sẵn sàng cho sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tồn kho thấp sẽ làm giảm chi phí đầu tư nhưng sẽ tốn kém trong việc đặt hàng, thiết đặt sản xuất, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận.
Vậy tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Đây luôn là một vấn đề đối với doanh nghiệp. Làm thế nào để xác định mức tồn kho tối ưu với chi phí tồn kho thấp nhất?
I. Cơ sở lý thuyết
1.1: Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ.
Hàng tồn kho là nguồn vật lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở hiện tại và trong tương lai.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho dự trữ
Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm: dự trữ thường niên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
Thời gian vận chuyển từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp
Xu hướng biến động giá cả hang hóa, nguyên vật liệu
Độ dài chu kỳ thời gian sản xuất sản phẩm
Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.2: Chi phí hàng tồn kho
Tiêu chí để đánh giá một mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả là tố thiểu háo chi phí hàng tồn kho. Quản trị hàng tôn fkho liên quan tới 3 loại chi phí sau:
Chi phí đặt hàng.
Là toàn bộ chi phí liên quan tới việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí tìm nguồn hàng , thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vân chuyển hàng đến kho của Doanh nghiệp.
Chi phí lưu kho (chi phí tồn trữ)
Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ như chi phí về nhà của, kho hàng (tiền thuê và khấu hao nhà cửa,chi phí cho bảo hểm nhà kho, chi phí thuê nhà đất), chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện (tiền thuê khấu hao dụng cụ, phương tiện, chi phí năng lượng, chi phí vận hành thiết bị), chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát, quản lý, phí tổn cho đầu tư vào hàng tồn kho (phí tổn cho việc vay mượn vốn, thuế đánh vào hàng tồn kho, bảo hiểm cho hàng tồn kho), chi phí cho thiệt hại do hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được).
Các lọai chi phí trên lớn hay nhở còn phụ thuộc vào từng doanh ngiệp, đặc thù sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay đại điểm của doanh nghiệp, lãi suất hiện hành. Ngoài 2 loại chi phí chính trên còn một số chi phí khác như chi phí mua hàng và chi phí do thiếu hàng…
Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng hóa của đơn hàng và của một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng tới tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng.
Chi phí do thiếu hàng: là chi phí phản ánh kết quả kinh doanh khi thiếu hàng trong kho, việc hết hàng trong kho sẽ dấn tới 2 trường hợp:
Trường hợp 1: bắt khách hàng phải chờ cho tới khi có hàng . Điều này có thể mất đi thiện chí muốn hợp tác với doanh nghiệp trong tương lai.
Trường hợp 2: nếu không có sắn hàng thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng
Như vậy tiền lời bị mất do bán được ít hàng và thiện cảm của khách hàng giảm sút có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai
1.3: Một số mô hình tồn kho.
Các mô hình tồn kho sau đây đều tìm cách giải đáp 2 câu hỏi quan trọng là: Nên đặt mua hàng với số lượng là bao nhiêu? Và khi nào thì tiến hành đặt hàng?
1.3.1: Mô hình đặt hàng hiệu quả - EOQ.
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình này
cần tuân theo một số giả định sau:
Nhu cầu trong một năm được biết trước và ổn định.
Thời gian chờ hàng không thay đổi và phải được biết trước.
Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện.
Toàn bộ số hàng đặt mua nhận được cùng một lúc.
Không có chiết khấu theo số lượng.
Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản. Mục tiêu của mô hình này là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
Tổng chi phí bảo quản
Tổng chi phí đặt hàng
Tổng chi phí tồn kho
= +
= D.PQ + C. Q2
Chi phí
Ta có thể mô tả mối quan hệ của hai loại chi phí trên bằng đồ thị sau:
Chi phí lưu kho
TC
Độc dốc = 0
Tổng chi phí tối thiểu
Chi phí đặt hàng
Mô hình chi phí theo EOQ
Đơn hàng tối ưu (Q*)
Như vậy theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì:
EOQ = 2DPC
Trong đó: EOQ: số lương hàng đặt có hiệu quả.
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định.
P: chi phí cho mối lần đặt hàng
C: chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho.
Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ nghịch với chi phí bảo quản.
Xác định thời điểm đặt hàng lại:
Điểm tái đựt hàng là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiếu còn lại trong kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới.
Số lượng hàng bán trong một đơn vị thời gian
Điểm tái đặt hàng
Thời gian mua hàng
= *
1.3.2: Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất – POQ.
Mô hình quản trị hàng tồn kho POQ là mô hình được áp dụng trong trường hợp hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng. Trong những trường hợp này cần quan tâm tới mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng. Điểm khác biệt duy nhất giữa mô hình POQ với EOQ là hàng được đưa đến thành nhiều chuyến.
Ta gọi:
p: mức cung ứng (hay mức sản xuất) hàng ngày
d: nhu cầu sử dụng hàng ngày
t: thời gian cung ứng
Tổng lượng hàng sử dụng trong
thời gian t
Mức tồn kho tối đa
Tổng lượng hàng được cung ứng (sản xuất) trong
thời gian t
Ta có:
= _
Tức là: Qmax = p.t - d.t
Mặt khác: Q = p.t è t = Qp
Thay vào công thức tính mức tồn kho tối đa, ta có:
Qmax = p. Qp - d. Qp = Q. 1- dp
Hàm tổng chi phí được viết lại như sau:
TC = DQ P + Q2 C 1- dp
Như vậy quy mô đơn hàng tối ưu:
Q* = 2.P.DC 1- dp
1.3.3: Mô hình khấu trừ theo số lượng - QDM
Mô hình quản trị hàng tồn kho QDM là mô hình được áp dụng trong trường hợp các nhà cung ứng của doanh nghiệp bán hàng khấu trừ theo lượng mua, nếu doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp, nhưng lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là thấp nhất. Theo đó tổng chi phí về hàng tồn kho sẽ được tính như sau:
TC = DQ P + Q2 C + p.D
Trong đó chi phí mua hàng = p.D (p: giá mua 1 đơn vị hàng)
Xác định lượng hàng tối ưu Q*:
Bước 1: Xác định các mức sản lượng đặt hàng tối ưu theo các mức giá khác nhau, theo công thức:
Q* = 2.C.DI.p
Trong đó:
I: tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua một đơn vị mua hàng.
p: giá mua 1 đơn vị hàng.
C tính bằng I.p
Bước 2: Điều chỉnh mức sản lượng lên mức sản lượng được hưởng giá khấu trừ
Bước 3: Tính tổng chi phí của hàng tồn kho trong các mức sản lượng đã điều chỉnh theo công thức:
TC = DQ P + Q2 I.p + p.D
Bước 4: Chọn Q* nào có tổng chi phí hàng tồn kho thấp nhất đã được tính theo bước 3. Q* được chọn chính là sản lượng tối ưu của đơn hàng (quy mô đơn hàng tối ưu) theo TCmin
II. Liên hệ thực tế
2.1: Giới thiệu về Công ty cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc.
Công ty Cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc được thành lập vào 15 tháng 6 năm 2008.
Tên giao dịch: MIEN BAC CONSTRUCTION AND URBAN ENVIRONMENT JOINT STOCK COMPANY (tên viết tắt là MIEN BAC C& URBAN…JSC).
Mã số doanh nghiệp: 0104752149.
Trụ sở chính : Tổ 1, phương Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Điện thoại : 04 3352405
Email : tannghuyenhn@yahoo.com.vn
Là một công ty thương mại cổ phần, Công ty Cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc có chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông hàng hoá tiêu dùng tới các hệ thống siêu thị, đại lý và các cửa hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng đông lạnh như xúc xích, thịt nguội, giăm bông, nem đông lạnh. Tuy thành lập chưa lâu nhưng hoạt động kinh doanh cảu cồn ty đạt được hiệu quả khá cao.
2.2: Thực trạng áp dụng mô hình EOQ tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc.
Đơn vị sản phẩm: Thùng ( mỗi thùng gồm 20 gói, mỗi gói gồm 5 xúc xích)
Giá mua vào: 550.000đ/ thùng
Nhu cầu xúc xích năm 2011 là: D = 10140 thùng
Chi phí 1 lần đặt hàng
(đơn vị : đồng )
Stt
Loại chi phí
Thành tiền
1.
Giao dịch: điện thoại, giấy tờ, hội họp, đi lại…
800.000
2.
Quản lý
500.000
3.
Kiểm tra
400.000
4.
Thanh toán
300.000
Tổng
2.000.000
Vậy: P = 2.000.000 đồng
Bảng thống kê chi phí bảo quản
Stt
Loại chi phí
Chú thích
Thành tiền
1.
Bốc xếp
5000đ/thùng
50.700.000
2.
Đóng gói
500đ/thùng
5.070.000
3.
Thuê kho, thiết bị
300.000.000
4.
Bảo hiểm
95.460.000
5.
Hao hụt, hư hỏng
Tỷ lệ hư hỏng 1%
55.770.000
6.
Lãi yêu cầu hang năm
10%
557.700.000
Tổng
1.064.700.000
Vậy:
C = Tổng chi phí bảo quảnTổng sản phẩm = 1.064.700.00010140 = 105.000( đồng)
Từ đó, tính được EOQ của công ty là:
EOQ = 2.D.PC = 2.10140.2000000105000 ≈621,5 ( thùng)
Số lần đặt hàng mỗi năm là:
N = 10140621,5 ≈ 16,3 lần
Suy ra, tổng chi phí tồn kho là:
Ctk = N*P + C*EOQ/2 = 16,3*2.000.000 + 105.000*621,5/2
= 65.234.000 ( đồng)
Vậy, TCmin là 65.234.000 đồng, khi chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản xấp xỉ bằng nhau.
2.3: Nhận xét về tính khả thi của mô hình
Tính khả thi của mô hình về ích lợi kinh tế: như đã nói ở trên, theo mô hình này sẽ tiết kiệm được chi phí tồn kho rất lớn so với tổng chi phí tồn kho thực tế. Vậy xét về phương diện ích lợi kinh tế thì đây là mô hình khả thi, có thể áp dụng được bởi nó giúp giảm được phần nào trong chi phí tồn kho.
Tính khả thi đối với các yêu cầu khác:
- Về khả năng đáp ứng nhu cầu: sản lượng đơn hàng tối ưu tính được ở trên là kết quả của sự kết hợp nhiều thông số, sản lượng mua vào là dựa trên kế hoạch xuất bán của doanh nghiệp nên sản lượng mua như trên sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Về chất lượng: Nếu tiến hành mua vào theo sản lượng của mô hình trên. Trong một năm công ty sẽ tập trung triển khai thành 16 lần mua hàng. Mỗi lần mua có thể chia ra thành nhiều đợt hay thực hiện trong nhiều chuyến hàng (vì theo mô hình này sản lượng của một đơn hàng có thể được thực hiện trong nhiều chuyến hàng). Tập trung thu mua như vậy có thể kiểm tra được nguồn hàng tốt hơn, không phải thu mua nhỏ lẻ như truyền thống. Từ đó làm cho thời gian lưu kho cũng được rút ngắn lại, giảm bớt được hao hụt, chất lượng sản phẩm được nâng cao.
- Về khả năng quản trị: có thể nói cái đựơc lớn nhất của mô hình không phải là ích lợi kinh tế. Mà sẽ giúp cải thiện được khả năng quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp. Ở đây, mô hình này không đòi hỏi phải áp dụng phương pháp hay cải tiến tổ chức quản lý gì đó sâu xa trong nội bộ của công ty. Mà chỉ là xác định được sản lượng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng là bao nhiêu để từ đó công ty triển khai mua theo sản lượng này, tổ chức lại việc thu mua cho phù hợp. Như thế không những tiết kiệm được chi phí tồn kho, đáp ứng nhu cầu mà còn giúp công ty chủ động trong việc thu mua. Thay vì trước đây công ty thu mua vào một cách nhỏ lẻ, có bao nhiêu mua bấy nhiêu hoặc mua khi nào đầy kho thì ngưng. Như thế thì dường như hơi bị động và lãng phí chưa thực sự tốt lắm. Theo mô hình này công ty sẽ biết được nên mua vào mỗi lần là bao nhiêu để tiết kiệm chi phí tồn kho mà vẫn đáp ứng được nhu cầu. Từ đó tập trung các nguồn lực để tiến hành thu mua theo sản lượng trên.
- Về sức chứa của kho: sức chứa các kho của doanh nghiệp lên đến 800 thùng, ở đây mỗi lần mua vào là 621 thùng nằm trong khả năng chứa của kho. Nên sức chứa của kho sẽ đáp ứng được sản lượng mua này
2.4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho
Mặc dù còn tồn tại các khiếm khuyết, nhưng điều đó không thể phủ nhận một điều rằng công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc hiện tại là khá tốt. Vì vậy để góp phần hoàn thiện, nâng cao thêm hiệu quả quản lý này, cần phải:
Đối với những lô hàng mua vào với số lượng nhiều, hay những lúc nguồn cung đầu vào tăng vọt. Nhân viên thu mua nên xem xét, kiểm tra hàng kỹ hơn (như đem mẫu lên phòng kiểm phẩm phân tích tính toán tỷ lệ thu hồi… ). Để làm tốt nhiệm vụ này, công ty có thể đưa ra quy định khi mua hàng với số lượng lớn bao nhiêu thì phải tiến hành kiểm tra cẩn thận hơn, đồng thời giám sát việc thực hiện. Có như vậy chất lượng hàng mua về sẽ được đảm bảo hơn.
Những lúc hàng mua vào nhiều thủ kho nên tăng cường giám sát, chỉ dẫn các công nhân chất xếp theo đúng quy định để giúp cho việc luân chuyển hàng trong xuất kho được tốt hơn. Tránh được tình trạng một số lô hàng bị ứ đọng lại quá lâu.
Nên sắp xếp kho để riêng xúc xích với thịt nguội, một mặt đảm bảo được chất lượng, mùi vị của chúng một mặt sẽ giúp cho việc quản lý, kiểm soát được dễ dàng hơn, có thể tránh được những sai sót nhỏ khi xuất hàng.
Công ty cần thường xuyên kiểm tra, nâng cấp, sửa chữa hệ thống làm lạnh của kho để chúng hoạt động tốt nhằm đảm bảo giữ được xúc xích và thịt nguội giữ nguyên được chất lượng, tránh cho hàng hóa bị hư hỏng.
Mặt khác, để góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý hàng tồn kho cả về mặt định tính và định lượng. Điều đầu tiên là cần tập trung làm tốt trong khâu quản lý hàng tồn kho, giữ vững và phát huy những mặt tốt đã thực hiện được. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Công ty cần thực hiện tốt vai trò của mình: tạo mối liên hệ tốt với các đối tác cung ứng, nắm bắt kịp thời về tình hình nguồn cung của thị trường để đưa ra những định hướng, đề xuất, điều chỉnh sản lượng mua hợp lý theo từng thời điểm khác nhau. Để làm tốt điều này, bộ phận xây dựng kế hoạch cần phải cố gắng hơn để đưa ra các kế hoạch hợp lý (theo sát tình hình thị trường, có các dự báo thống kê chính xác… ) đặc biệt là trong các dịp lễ tết. Bởi vì Công ty Cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc thực hiện thu mua theo kế hoạch, nên kế hoạch có tốt có phù hợp sẽ là yếu tố đầu tiên góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện. Mặt khác, bộ phận thu mua cũng phải có sự nổ lực hết mình để góp phần thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
III. Kết luận
Quản lí hàng tồn kho của một công ty là một công việc khó khăn và phức tạp bởi hàng tồn kho bao gồm rất nhiều thành phần với các đặc điểm khác nhau, mỗi thành phần lại có độ tương thích khác nhau đối với từng phương thức quản lí.Trong tài sản lưu động, hàng tồn kho luôn được đánh giá là trung tâm của sự chú y trong mọi lĩnh vực bởi nó thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động của một doanh nghiệp và ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm. Bởi vậy mà công việc xác định chất lượng, tính trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc phức tạp và khó khăn hơn hầu hết các tài sản khác đòi hỏi nhà quản lí của doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lí vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp mình để có thể đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Thực trạng áp dụng mô hình EOQ tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và xây dựng miền Bắc.docx