Thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước, phát triển nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta đang đạt những thành tựu
đáng kể trong đó phải kể đến những thành công vượt bậc của sản xuất nông nghiệp
Nền nông nghiệp nước ta từ một nước tự cung tự cấp đã dần phát triển theo hướng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4352 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu và một số giải pháp chủ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Đề án: “Thực trạng
phát triển công nghiệp chế
biến nông sản xuất khẩu và
một số giải pháp chủ yếu”
1
MỞ ĐẦU
Đường lối chính sách Đại hội Đảng toàn quốc Việt Nam lần thứ VI phân tích
nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội , định hướng đúng đắn ,đề ra
đường lối đổi mới cho nền kinh tế nước ta là thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế
sang cơ chế thị trường, các lĩnh vực sản xuất xã hội như công nghiệp dịch vụ, nông
nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển và đặc biệt tính chất sản xuất hàng hoá ngày
càng cao.Góp phần quan trọng trong thành tựu chung của đất nước hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam đã giải quyết những vấn đề kinh tế, khai thác được nội lực
và phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh đất nước.Đặc biệt sản xuất nông nghiệp
của nước ta từ nền sản xuất nhỏ, tự cung cấp dựa trên thói quen và những kinh
nghiệm truyền thống không gắn với thị trường thì qua giai đoạn đổi mới vừa qua
nền sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển trên mọi mặt, từng
bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá với sụ phát triển của kinh tế hộ gia
đình, kinh tế trang trại.
Vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp đã qua chế biến là khả năng tiêu
thụ sản phẩm. Thực trạng trong thời gian vừa qua sản xuất nông nghiệp của Việt
nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng lớn nhất vẫn là tình trạng dư thừa hàng
nông sản, giá cả ngày càng giảm dẫn tới tình trạng không đủ bù đắp chi phí gây
thiệt hại rất lớn cho nông dân và cho nền kinh tế.
Vấn đề tiêu thụ nông sản không còn là vấn đề mới mẻ song luôn là vần đề
còn nhiều điều phải nghiên cứu thêm vì vậy mà em đã chọn đề tài là: “Thực trạng
phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu và một số giải pháp chủ yếu”.
2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
1. Lợi thế so sánh về xuất khẩu
Trước hết về khí hậu của nước ta thuận lợi cho phát triển sản xuất vì có nhiều
nước,, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ ẩm… Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ rất lớn và đang có khả năng mở rộng nữa.
Nhân dân ta cần cù lao động, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất các mặt
hàng về nông dân cho đời sống hàng ngày và cho xuất khẩu. Với dân số 80 triệu
người, trong đó trên 70% làm nông nghiệp có đủ sức sản xuất, nhân công của nước
ta thấp nên giá thành sản xuất rẻ. Với việc vận tải nhiều thuận lợi nên chi phí xuất
khẩu kể cả vận tải thấp có thể cạnh tranh được với nước khác. Đây là điều kiện
thuận lợi chủ yếu bằng đường biển và xe lửa cho nước ta để sản xuất và xuất khâủ
những mặt hàng nông sản
2. Tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng nông sản đã qua chế
biến
Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển nền
nông nghiệp toàn diện hướng tới mục tiêu vừa thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng ở
trong nước, vừa phục vụ xuất khẩu. Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản
Việt Nam đã đạt được những buớc tiến mạnh mẽ, song tập chung chủ yếu vào các
sản phẩm thô, tỷ lệ nông sản chế biến xuất khẩu còn hết sức nhỏ bé. Phát triển công
nghiệp chế biến gắn với các vùng nguyên liệu là một yêu cầu quan trọng trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
3.Vị trí và vai trò của nông sản chế biến trong hoạt động xuất
khẩu.
Ngay từ thời kỳ đầu xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, nông sản đã là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhà nước có chủ trương phát triển ngành
3
công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, coi nông nghiệp là ngành quan trọng cho
đời sống nhân dân và phát triển các ngành xuất khẩu khác. Năm 1997 kim ngạch
xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD, gồm mặt hàng nông sản và nông sản chế biến đạt 1855
triệu USD chiếm tỷ trọng 31%. Đến năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
11.523 triệu USD trong đó mặt hàng nông sản và nông sản chế biến đạt3.456,9
triệu USD, chiếm tỷ trọng 30%.
Lương thực của nước ta trong đó mặt hàng nông sản đã giải quyết nhiều
công ăn việc làm cho 70- 80% lao động ở nông thôn, ổn định đời sống vật chất và
tinh thần của người dân cả nước và phát triển kinh tế nông thôn. Không thể tưởng
tượng được nông thôn Việt Nam gần 20 năm trước đây thiếu lương thực, đời sống
khó khăn, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, yếu kém, lạc hậu. Thế mà chỉ 15 năm
đổi mới, được mùa, từ nước phải thường xuyên nhập khẩu lương thực nay trở
thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Bộ mặt nông thôn thay đổi hàng
ngày: điện, đường, chuồng trại đã hình thành. Một nông thôn tiến bộ khác hẳn so
với trước kia tuy còn nhiều khó khăn đang được giải quyết.
4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHỄ BIẾN
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
1. Tình hình sản xuất nông sản đã qua chế biến.
Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có những
bước phát triển tích cực. Với hàng chục ngàn cơ sở thuộc các thành phần kinh tế
với các quy mô khác nhau, hàng năm công nghiệp chế biến nông sản đã sản xuất
nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, chế biến nông sản, trong đó có nông sản xuất khẩu, vẫn là ngành
công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu. Dưới đây là tình hình một số ngành chế
biến nông sản xuất khẩu chủ yếu.
Bảng: Sản lượng một số nông sản chế biến
Đơn vị: 1.000 tấn
Mặt hàng 1996 1999 2000 2001 2002 2003
Xay sát gạo 150582 19.242 21.807 22.225 25.460 27.400
Đường mật 517,2 736,0 947,3 1.208,7 1.057,8 1.077,8
Chè búp khô 40,2 56,6 70,3 69,9 82,6 85,4
Chè chế biến 24.2 52,7 63,7 70,1 82,1 85,0
Cà phê nhân 218,0 427,4 553,2 802,5 840,6 688,7
Cao su mủ khô 124,7 193,5 248,7 290,8 312,6 331,4
Hoa quả hộp 12,784 20,026 13,868 11,438 11,450 11,500
Dỗu thực vật 38,612 94,648 216,543 280,075 281,000 315,000
Nguồn niên giám thống kê 2003
Xay sát gạo (dạng chế biến đơn giản): cả nước có hơn 5.000 cơ sở xay sát tập
trung với công suất từ 8- 60 tấn/ ca/ cơ sở. Ở miền Bắc, các cơ sở này được xây
dựng từ những năm 1960 đến nay đã cũ nát và hoạt động kém hiệu quả. Ở miền
Nam, các cơ sở xay sát chủ yếu do tư nhân quản lý với thiết bị lạc hậu. Gần đây,
5
Việt Nam đã đầu tư một số nhà máy lớn tại đồng bằng sông Cửu Long với thiết bị
hiện đại của nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Nhờ đó tỉ lệ gạo phẩm cấp gạo chất
lượng cao (35% tấm)
giảm xuống còn 4%
Chế biến chè: cả nước hiện có 90 cơ sở chế biến chè công nghiệp, trong đó
có 13 doanh nghiệp nhà nước, 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại
doanh nghiệp ngoài nhà nước, công suất thiết kế đạt 1.190 tấn chè búp tươi/ ngày,
tương ứng với 89.827 tấn chè chế biến/ năm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen
sang Irag, Anh, Nga và một số nước Đông Âu. Các dây chuyền chế biến chè đen
xuất khẩu chủ yếu nhập khẩu từ Liên Xô cũ, những năm gần đây có trang bị một số
dây chuyền mới hiện đại hơn, nhưng nhìn chung thiết bị công nghệ chế biến còn lạc
hậu, thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè xuất khẩu.
Chế biến cà phê: có 16 doanh nghiệp nhà nước (Tổng Công ty cà phê Việt
Nam), một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 14 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh với 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân đạt công suất 100.000 tấn/ năm. Chế
biến cà phê của Việt Nam có 2 loại: chế biến cà phê hạt; chế biến cà phê rang, xay,
hòa tan. Cà phê hạt chủ yếu chế biến bằng phương pháp khô với thiết bị thủ công
lạc hậu, vì vậy chất lượng cà phê hạt rất thấp. Theo đánh giá của WB, chỉ có
khoảng 2% sản lượng cà phê xuâts khẩu của Việt Nam đạt loại 1 (R1), còn lại là
loại R2 và R3 (cà phê xô). Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
giảm hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam. Cả nước hiện chỉ có 1 doanh nghiệp chế
biến cà phê hòa tan phục vụ nhu cầu trong nước.
Chế biến cao su: tổng công suất chế biến mủ cao su đạt khoảng 250.000 tấn.
Thiết bị và công nghệ chế biến mủ cao su của Việt Nam lạc hậu nên chỉ có khả
năng đáp ứng nhu câù cấp thấp (để sản xuất săm lốp) với thị trường chủ yếu là
Trung Quốc, chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của các thị trường
lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Gần đây, Tổng công ty Cao su đầu tư mới một số nhà
6
máy chế biến hiện đại hơn, từ đó đã mở rộng khả năng xuất khẩu cao su mủ khô
vào các thị trường tiềm năng này.
Một điều đáng chú ý là trong khi giá các hàng nông sản chưa qua chế biến,
hoặc mới qua sơ chế trên thị trường thế giới giảm mạnh thì giá các hàng nông sản
đã qua chế biến không thay đổi. Trong khi đó, nhiều hàng nông sản chưa qua chế
biến được xếp vào danh mục hàng nhạy cảm để làm chậm quá trình giảm thuế, còn
mặt hàng đã qua chế biến lại được đưa vào danh mục hàng cắt giảm thuế nhanh.
Như vậy, khoảng cách hiệu quả giữa hàng nông sản chế và hàng nông sản chưa qua
chế biến ngày càng trở nên rõ rệt, các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển
đều có xu hướng phát triển các hàng nông sản đã qua chế biến, đặc biệt qua quá
trình chế biến sâu để nâng cao hiệu quả và sự cạnh tranh cho các sản phẩm của
mình.
So với các ngành công nghiệp trọng điểm khác, công nghiệp chế biến nông
sản vừa nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về trình độ công nghệ, đơn điệu về sản phẩm
sản xuất ra. Từ đó, sự tác động của ngành công nghiệp chế biến nông sản đến sản
xuất nông nghiệp còn hạn chế, tỉ trọng nông sản chế biến trong tổng sản lượng sản
xuất còn rất thấp (chè: 55%; rau quả: 5%, thịt: 1%…). Cần nhìn nhận nguyên nhân
của tình trạng này trên cà 3 phía:
- Chưa chú trọng đúng mức việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
nông sản.
- Vùng nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn bất cập.
2. Thực trạng phát triển công nghiệp chễ biến nông sản xuất khẩu
Kinh tế Việt Nam đã bước vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới mà mở đầu là
việc tham gia vào AFTA. Nước ta là nước có trên 70% dân số là nông nghiệp, do
vậy khi bước chân vào tiến trình hội nhập, ngoài chuyện đem những tiến bộ khoa
học kỹ thuật cho nông dân còn phải hiện đại hoá công nghệ sản xuất chế biến hàng
nông sản. Thế nhưng, theo đánh giá của Viện Kinh tế nông nghiệp thuộc Bộ
7
NN&PTNT, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo quản chế biến và tiêu
thụ nông sản hiện đang đối đầu với thực trạng: thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn,
công nghệ chế biến lạc hậu, thiếu thông tin thị trường, đội ngũ cán bộ chưa đào tạo
thích ứng với cơ chế thị trường. Những sự thiếu thốn này đã làm cho người nông
dân bất an trong sản xuất. Trong khi đó, các mặt hàng chế biến nông sản của nước
ta hiện đang chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cơ sở để đưa ra nhận định này là Viện Kinh tế nông nghiệp đã tiến hành khảo sát
60 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bảo quản chế biến và tiêu thụ
ba loại nông sản là chè, cà phê, rau quả tại một số tỉnh. Kết quả chỉ có 2 doanh
nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại (chiếm 2,22%) còn lại là sử dụng công nghệ
đã qua 3 hoặc 4 thế hệ: 73% nhà xưởng của các cơ sở chế biến rất tạm bợ, chắp vá;
40% chủ doanh nghiệp không có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề mà chủ
yếu là lao động phổ thông. Hầu hết các doanh nghiệp chưa có thị trường ổn định,
hoạt động mang tính tự phát, không có chiến lược lâu dài trong kinh doanh nhất là
chưa có chiến lược đầu tư cho vùng nguyên liệu và chiến lược thị trường trong và
ngoài nước. Chính vì vậy, sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp chỉ có khoảng 5,2
đạt chất lượng quốc tế phần còn lại chất lượng không bằng mặt hàng cùng loại ở
các nước trong khu vực nhưng lại có giá thành cao. Còn lại số doanh nghiệp chưa
có đăng ký chất lượng sản phẩm chiếm 85- 92%, nên khó có khả năng cạnh tranh.
Lâu nay, người nông dân chẳng an tâm bởi sản phẩm nông sản của họ làm ra
thường bị rớt giá khi trúng mùa, chính một phần là do các doanh nghiệp chế biến
không thể đáp ứng. Thông tin dự báo về thị trường nói chung là ít ỏi và thiếu chính
xác, làm cho cả các công nghiệp xuất khẩu và nông dân đều chịu nhiều thiệt hại đặc
biệt là với các mặt hàng xuất khẩu nhiều như gạo, điều và cà phê. Công tác khuyến
nông, phát triển vùng nguyên liệu chưa đi đôi với việc xây dựng nhà máy chế biến
nông sản. Các nhà máy chế biến nông sản hiện có thì lạc hậu về thiết bị và công
nghệ sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao. Công nghệ chế biến sau thu hoạch
lạc hậu và ít phổ biến tới người dân, không được cơ quan chức năng quan tâm đúng
8
mức đã làm trở ngại nhiều tới xuất khẩu, thiệt hại to lớn tới người nông dân và kinh
tế đất nước. Nguồn gốc của yếu kém là sự bất cập ở các cơ quan nghiên cứu và quy
hoạch nông nghiệp, các cơ quan có nhiệm vụ hoạch định chính sách và tham mưu
cho ngành nông nghiệp.
9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU.
1. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất
khẩu
- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến những loại nông sản
có lợi thế cạnh tranh và nguồn nguyên liệu dồi dào, có thị trường tiêu
thụ rộng (gạo, cà phê, hạt điều, hoa quả, cao su…)
- Bám sát nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao mức độ
chế biến nông sản để đưa ra thị trường chủng loại nông sản chế biến đa
dạng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa thiết bị chế biến,
đồng thời sử dụng hợp lý các công nghệ truyền thống; đặc biệt coi
trọng chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có cơ chế thích hợp bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa chế biến nông
sản và sản xuất nguyên liệu, bảo đảm nền tảng vững chắc cho việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu và các cơ sở chế biến nông sản, trong đó khuyến khích
phát triển mạnh các thành phần kinh tế ngoài Nhà Nước.
2.Một số giải pháp chủ yếu
2.1- Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung
Trên cơ sở các tài liệu điều tra cơ bản, đánh giá lợi thế của các vùng sinh thái
để quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn tạo cơ sở
nguyên liệu vững chắc cho phát triển công nghiệp chế biến. Quy hoạch vùng sản
xuất nguyên liệu tập trung là cơ sở để quy hoạch mạng lưới giữa sản xuất nguyên
liệu và chế biến nguyên liệu, nâng cao hiệu quả của cả sản xuất và chế biến nông sản.
10
Thực tế cho thấy, việc phát triển nông nghiệp phân tán, manh mún như hiện
nay đã gây bất lợi cho cả sản xuất và chế biến. Trong khi nhiều doanh nghiệp chế
biến thiếu nguyên liệu, thì nông dân lại gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nông sản
xuất ra do nông dân không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của chế biến công
nghiệp. Từ đó, việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung cũng là điều kiện để
ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi, thay
thế các loại cây trồng, vật nuôi cũ không đáp ứng tốt yêu cầu chế biến và tiêu dùng
bằng những giống cây con mới có năng suất cao, chất lượng tốt và giá thành rẻ.
Cần nghiên cứu ban hành các chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy hình thành các vùng
sản xuất nguyên liệu tập trung: chính sách đất đai chính sách tín dụng, chính dụng
hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, chính sách khuyến nông. Chỉ khi nào có
các chính sách thích hợp thì quy hoạch vùng nguyên liệu mới được thực hiện và
công nghiệp chế biến nông sản mới có cơ sở nguyên liệu vững chắc để phát triển.
2.2- Đa dạng hoá các nguồn vốn bảo đảm các điều kiện phát triển công
nghiệp chế biến nông sản.
Công nghiệp chế biến nông sản có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, song không phụ thuộc loại ngành then chốt. Bởi vậy, định hướng đầu tư
phải thể hiện được tư tưởng “phân công” đầu tư rõ ràng và hợp lý, bảo đảm phát
huy được sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết vấn đề kinh tế phức tạp này,
tránh tình trạng Nhà nước ôm đồm thực hiện đầu tư phát triển doanh nghiệp chế
biến khi nguồn lực tài chính hạn hẹp.
Việc huy động các nguồn vốn cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất
khẩu có thể thực hiện theo các hướng sau đây:
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác và phát triển các vùng sứ
mệnh lịch sản xuất nguyên liệu tập trung (hệ thống đường giao thông, thuỷ
lợi, mạng lưới điện, hệ thống trạm trại giống).
11
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng và sản xuất của các cơ sở
chế biến nông sản (hạ tầng các khu công nghiệp hoặc các cụm công nghiệp
tập trung, giao thông, cấp thoát nước, mạng lưới điện).
Dành nguồn vốn thoả đáng cho thực hiện công tác khuyến nông nhằm thúc
đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ vào sản xuất nguyên liệu…
Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư không hạn chế để
phát triển vùng nguyên liệu và phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là
nông sản xuất khẩu. Để hiện thực hoá việc khuyến khích, cần có các chính sách ưu
đãi về đất đai, tín dụng, thuế… tạo sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư trong việc tạo
lập và vận hành doanh nghiệp, Nhà nước có thể hỗ trợ việc đào tạo lao động, cung
cấp thông tin thị trường và chuyển giao công nghệ.
Xúc tiến mạnh mẽ hơn quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hiện có
trong ngành chế biến nông sản. Đây là cách thức quan trọng để huy động các nguồn
vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, hiện
đại hoá công nghệ chế biến, nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh. Về đối tượng
mua cổ phần, ngoài người lao đông trong doanh nghiệp, cá thể nhân và pháp nhân
trong nước, cần mở rộng ra cả việc bán cổ phần cho người nước ngoài. Sự tham gia
của các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện quan trọng để hiện đại hoá công nghệ và
mở rộng xuất khẩu nông sản chế biến.
2.3- Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu.
Khai thông thị trường tiêu thụ là điều kiện quan trọng hàng đầu cho việc đẩy
mạnh xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế, một
mặt tạo cơ hội mở rộng phạm vi thị trường, mặt khác cũng tạo áp lực cạnh tranh
gay gắt với các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Với trình
độ công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh còn kém, để thắng lợi trong cạnh tranh quốc
tế, xác lập và củng cố vị thế trên thị trường thế giới, ngoài những biện pháp trong
12
sản xuất nguyên liệu và chế biến, cần coi trọng các giải pháp về thị trường. Những
vấn đề quan trọng cần quan tâm nghiên cứu giải quyết là:
Hình thành chính sách thị trường ở tầm quốc gia cho hàng nông sản xuất
khẩu. Trên cơ sở đánh giá lợi thế của hàng nông sản Việt Nam, đặc điểm và
xu thế vận động của thị trường nông sản thế giới, cầ định rõ những thị trường
trung tâm cho mỗi loại nông sản và các chính sách thích ứng để thâm nhập
và củng cố chỗ đứng của hàng nông sản chế biến trên thị trường.
Cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến
các dự báo trung hạn và dài hạn để có sự điều chỉnh sản xuất và điều chỉnh
chính sách thích hợp. Phát huy vai trò tích cực và chủ động của các cơ quan
đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin thị
trường và vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các chủ
thẻe kinh tế nước ngoài.
Thiết lập và mở rộng các quan hẹ liên kết trong xuất khẩu nông sản chế
biến..Sự phối hợp giữa các chủ thẻ sản xuất nguyên liệu, các doanh nghiệp
chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu với nhau là cách thức quan trọng nâng
cao khả năng ứng phó với các áp lực cạnh tranh của các chủ thể kinh tế nước
ngoài trong các quan hệ thương mại quốc té.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản chế biến bằng những
hình thức đa dạng: tham gia hội chợ… triển lãm quốc tế, quảng bá sản phẩm
trên các thị trường truyền thống và thị trường mới; xây dựng thương hiệu
nông sản chế biến; phối hợp hoạt động giới thiệu nông sản chế biến với hoạt
động du lịch.
13
KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước, phát triển nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta đang đạt những thành tựu
đáng kể trong đó phải kể đến những thành công vượt bậc của sản xuất nông nghiệp
Nền nông nghiệp nước ta từ một nước tự cung tự cấp đã dần phát triển theo hướng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Quy mô sản xuất và năng suất chất lượng ngày
một tăng không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà xuất khẩu ngày càng
nhiều.Vấn đề tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nông sản và nông sản đã qua chế
biến luôn là vấn đề quan tâm không chỉ riêng người nông dân mà cả xã hội càng trở
nên quan trọng đối với nước ta với 80% dân số sống trong khu vực nông thôn.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế
PGS.TS Trần Văn Chu
2. Tạp chí doanh nghiệp và thương mại- Trần Đông Số 4 năm 2003
3. Tạp chí kinh tế và phát triển- Nguyễn Kế Tuấn - số 5 - 2004
4. Tạp chí ngoại thương- Doãn Kế Bôn số 13 năm 2003
5. .Sách “ Một số biện pháp tài chính phát triển nông sản hàng hoá xuất khẩu”
XB tài chính, 2000.
15
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU ...................................................................................... 2
1. Lợi thế về so sánh xuất khẩu. ........................................................................... 2
2. Tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng nông sản đã qua chế biến...................... 2
3. Vị trí và vai trò của nông sản chế biến trong hoạt động xuất khẩu. ................... 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU ...................................................................................... 4
1. Tình hình xuất khẩu nông sản đã qua chế biến. ................................................ 4
2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. ...................... 6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU. .......................................................................................................... 8
1. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. ................ 8
2. Một số giải pháp chủ yếu.................................................................................. 8
2.1. Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung. ................................................... 8
2.2. Đa dạng hoá các nguồn vốn bảo đảm các điều kiện phát triển công nghiệp
chế biến nông sản. ....................................................................................... 9
2.3. Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu. ................................................................. 10
KẾT LUẬN ............................................................................................. 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu và một số giải pháp chủ yếu.pdf