Tiểu luận Thực trạng sản xuất của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội

Từ những gỡ được biết về công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội tới giờ, chúng ta có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: Trải qua gần 45 năm phát triển, công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội luôn được khách hàng trong và ngoài nước biết đến bởi: * Là DNNN đầu tiên của ngành Dệt kim VN,cho tới nay vẫn được bộ Công nghiệp xác định là DN trung tâm, đầu ngành của dệt kim VN. * Là DN ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật bản sớm nhất với phương thức bán sản phẩm trực tiếp tự sản xuất, từ sợi đến sản phẩm hoàn chỉnh ( không phải gia công) với số lượng ngày càng tăng.

pdf28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng sản xuất của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Thực trạng sản xuất của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội Lời mở đầu Để có một chỗ đứng trên thị trường, công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội đã có những nỗ lực đáng kể phấn đấu ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội thành lập từ năm 1959 là một doanh nghiệp Nhà Nước chuyên kinh doanh các loại hàng dệt kim phục vụ mọi yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu dưới hình thức bán buôn, bán lẻ hàng hoá, bán hàng uỷ thác, kí gửi... với mục đích phát triển kinh doanh với doanh số lớn hơn, chất lượng phục vụ cao hơn để xứng đáng với niềm tin của khách hàng với công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã hiểu biết thêm phần nào về tổ chức bộ máy công ty, về hoạt động kinh doanh, về nguyên tắc hạch toán kế toán và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên của công ty. Qua một thời gian thực tập cùng với việc học tập ở trường em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình. Nội dung báo cáo thực tập bao gồm các phần chính sau: I.Tổng quan về công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. 1. Giới thiệu về công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. 2. Quá trình hình thành và phát triển. 3. Chức năng nhiệm vụ của công ty. 4. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. II. Thực trạng sản xuất của công ty. 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. III. Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. 2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. phần 1: giới thiệu tổng quan về công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội *** 1. Giới thiệu công ty. Tên giao dịch: DOXIMEX. Tổng giám đốc: Lê Nam Hưng. Địa chỉ: 67 Ngô Thì Nhậm quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Điện thoại: 9714740 - 9760563. Fax: 8449715580. Năm thành lập: 1959. Ngành nghề kinh doanh : Chuyên sản xuất các hàng dệt kim, đặc biệt là hàng dệt kim 100% cotton với chất lượng cao trên dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt - xử lý vải - cắt may, in, thêu bằng công nghệ tiên tiến. Sản phẩm chủ yếu: T - shirt, P - shirt, under wear, quần áo cho người lớn và trẻ em. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hoá chất thuốc nhuộm và sản phẩm dệt kim. Năng lực sản xuất 10 triệu đến 12 triệu sản phẩm/ năm. trong đó xuât khẩu 90% sang thị trường EU, Nhật Bản và khu vực. Diện tích nhà xưởng: 30.000 m. Dệt 2000 tân/ năm, thiết bị của Đức, Italia, Nhật, Hàn Quốc. Xử lý hoá học và hoàn tất vải: 2000 tấn/ năm. thiết bị của Đức, Italia, Thuỵ Điển, Nhật Bản. Cắt may, in, thêu : 12 triệu sản phẩm/ năm, thiết bị của Đức, Nhật Bản. Số lượng lao động: 1300 người: 85% công nhân kỹ thuật lành nghề, 8% kỹ sư kỹ thuật và cử nhân kinh tế. 2. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Dệt Kim Đông Xuân ( nhà máy Dệt Kim Đông Xuân trước đây), được thành lập từ năm 1959 theo quyết định phê duyệt số 1083/QĐ cấp ngày 13 thng 4 năm 1959 của Bộ Công Nghiệp nhẹ (Nay là Bộ Công Nghiệp ). đây là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của nghành dệt kim Việt Nam. Năm 1980 nhà máy được mở rộng theo quyết định số 213/TTG ngày 1/7/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngày 31/12/1992 Bộ công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp) có quyết định số 704/CNN - TCLĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của nhà máy Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội thành công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội với tên giao dịch là DOXIMEX. Qua nhiều năm đầu tư, mở rộng đến nay công ty đã có một dây chuyền sản xuất từ dệt, xử lý hoàn tất, cắt, may,in, thêu bằng các thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Italia, Đứcbộ máy điều hành có nhiều kinh nghiệm. Hiện nay công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội gồm 3 cơ sở chính: + Cơ sở 1: 67 Ngô Thì Nhậm - Hai Bà Trưng - Hà Nội. + Cơ sở 2: 250B Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. + Cơ sở 3: 524 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. 3. Cơ cấu tổ chức. Xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. đến nay bộ máy tổ chức quản lý của công ty được chia làm 3 cấp: Công ty, xưởng, phân xưởng. Hệ thống lãnh đạo của công ty gồm: Ban giám đốc và các phòng, ban nghiệp vụ giúp cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý. * Ban giám đốc gồm: + Tổng giám đốc. + Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật - thương mại. + Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất. * Hệ thống phòng ban gồm: + Phòng nghiệp vụ. + Phòng kỹ thuật. + Phòng tài chính kế toán. + Phòng quản lý chất lượng. * Các xí nghiệp may thành viên: gồm 3 xí nghiêp may là xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2, xí nghiệp may3. * Các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm Mô hình tổ chức quản lí của công ty được tổ chức theo nguyên tắc lãnh đạo - chỉ đạo trực tuyến. Đứng đầu là Tổng giám đốc công ty sau là các phòng ban nghiệp vụ và sau cùng là các đơn vị thành viên trực thuôc. Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. Chú thích: : Mối quan hệ quản lý chỉ đạo. : Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ : Mối quan hệ hõ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ. : Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động 4.Chức năng nhiệm vụ A. Tổng giám đốc: * Trách nhiệm: Tổng giám đốc Phó Giám Đốc Kỹ Thuật T.Mại Phó giám Đốc Kỹ Thuật SX P h ò n g k ỹ t h u ậ n V ă n p h ò n g P h ò n g n g h i ệ p P h ò n g Q L C L P h ò n g t ổ c h ứ c P h ò n g T C - K T Xí nghiệp may 1 Xí nghiệp may 2 Xí nghiệp may 3 Cửa hàng giơi thiệu SP - Chịu trách nhiệm trước cấp trên (Nhà Nước) và tập thể người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật của công ty, phụ trách chung và trực tiếp các lĩnh vực: + Tổ chức bộ máy công tác cán bộ. + Chiến lược phát triển và quy hoạch đầu tư, thị trường, bảo toàn và phát triển vốn. + Kế hoạch sản xuât kinh doanh - tài chính hàng năm. + Công tác quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, quan hệ với các ngành chức năng, tổ chức tín dụng, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ. + Công tác tuyển dụng, hội đồng cán bộ chuyên viên. + Công tác khen thưởng, kỷ luật cánbộ, chuyên viên. + Công tác bảo vệthanh tra. * Quyền hạn: + Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, các thủ trưởng đơn vị thành viên, các trợ lý và các hội đồng tư vấn. + Thành lập, giải thể các đơn vị thành viên, bộ phận, hội đồng tư vấn, đề bạt, điều chuyển, tiếp nhận, khen thưởng, kỷ luật cán bộ chuyên viên, ( kỹ thuật - nghiệp vụ ) thuộc hệ thống điều hành trong công ty và đề xuất, kiến nghị thay thế, xử lý vốn đối với những đối tượng thuộc cấp trên quản lý. +Quyết định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tài chính hàng năm, mục tiêu, quy mô lĩnh vực đầu tư, chọn lựa đối tác hợp tác sản xuât kinh doanh . + Ban hành chính sách công nghệ, chất lượng sản phẩm, khuyến khích phát triển thị trường, vận hành vốn, phân phối thu nhập để động viên lao động sáng tạo của mỗi thành viên. + Quyết định cuối cùng về điều chỉnh, sửa đổi các quyết định hiện hành trong hoạt động của công ty và giải quyết các phát sinh theo luật Doanh nghiệp Nhà Nước. B. phó tổng giám đốc kỹ thuật - thương mại. * Trách nhiệm: giúp tổng giám đốc trong các lĩnh vực: + Công tác nghiên cứu và quản lý công nghệ. + Công tác tiêu chuẩn, đo lường - chất lượng sản phẩm. + Đại diện của lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. + Công tác đào tạo. + Công tác sáng kiến. + Công tác xuất nhập khẩu và giao dịch thương mại. + Giao dịch tài chính, duyệt thu khi được tổng giám độc uỷ quyền. * Quyền hạn: + Chỉ đạo việc tổ chức tiến hành nghiên cứu, công nghệ, thị trường. + Đình chỉ sản xuất, nghiên cứu khi xét thấy không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. + Ký kết các hợp đồng thương mại. + Ký duyệt phiếu thu - chi, các chứng từ thanh toán, hoá đơn… theo quyết định về tài chính.( Khi được tổng giám đốc uỷ quyền). + Quyết định kết quả đào tạo và khen thưởng sáng kiến. + Tham gia về công tác nhân sự, nâng bậc của hệ thống quảnlý kỹ thuật kinh tế, nghiệp vụ C. phòng quản lý chất lượng: * Chức năng: + Lập kế hoạch chấtlượng cho các sản phẩm sản xuất trong toàn công ty. + Xác định và có đủ cách thức kiểm soát quá trình, thiết bị và nguồn lực và kỹ năng cần thiết để đạt chất lượng yêu cầu. + Đảm bảo sự tương thích giữa quy trình sản xuât lắp đặt kỹ thuật, thủ tục kiể tra thử nghiệm và hệ thống văn bản áp dụng. + Cập nhật các kỹ thuật kiểm soát chất lượng, kiểm tra chất lượng, thủ tục kiểm tra và thử nghiệm bao gồm cả triển khai áp dụng thiết bị, dụng cụ mới. + Xác định mọi yêu cầu về đo lường đòi hỏi năng lực vượt qua khó khăn hiện tại nhưng sau một thời gian quy định sẽ đạt được. + Xác định và xây dựng hồ sơ chất lượng. * Nhiệm vụ: + Kiểm tra các loại sợi, chỉ từ nghoài nhập vào công ty, kiểm tra các sản phẩm khi nhận, kiểm tra để đảm bảo đúng địa chỉ giao hàng, ký mã hiệu, chất lượng, số lượng và dán tem dò kim loại. + Theo giõi, bố trí, sắp xếp các kho sợi chỉ vận chuyển nguyên phụ liệu, giám sát các quy trình công nghệ, quy định kỹ thuật. + Tổng kết chất lượng tháng để thực hiện thưởng phạt, phát về chất lượng cho công nhân. + Cùng xí nghiệp may kiểm tra phụliệu, nhãn mác… nhập kho và trước khi đưa vào sử dụng. Kết hợp với xí nghiệp xem xét và giải quyết sản phẩn không phù hợp. + Đảm bảo tất cả các loại vải đưa vào sản xuât đều đạt cá chỉ tiêu về chất lượng. d. phòng tài chính kế toán: * Nhiệm vụ: + Xác định hiệu quả nguồn từ sản xuất kinh doanh đạt được trong tháng và phối hợp cùng phòng nghiệp vụ xác định tổng quỹ thu nhập của công ty trong tháng, năm. + Đôn đốc kiểm tra các đơn vị thực hiện báo cáo và kiểm tra báo cáo để phân phối thu nhập đúng quy chế, kịp tời. + Kiểm tra việc thực hiện quy chế phân phối thu nhập của các đơn vị và chi trả lương, thưởng tại các đơn vị trong công ty ( cung cấp, hướng dẫn lập biểu, số, lưu trữ chứng từ đúng quy định). + Thực hiện phân phối các thu nhập khác đầy đủ, chính xác, đúng nguồn. * Chức năng: +Điều hoà, phân phối, tổ chức quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn. + Theo giõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua hạch toán sản xuất và phân tích hoạt động kinh tế. Tham gia đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. + Hướng dẫn các đơn vị trong công ty về nghiệp vụ thống kê, kế toán để phục vụ cho công tác hạch toán của phòng. + Đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, hạch toán lỗ lãi và phân phối thu nhập đồng thời thực hiện các chế độ và nghĩa vụ của công ty đối với Nhà Nước e. phòngnghiệp vụ: *Nhiệm vụ: + Cùng công đoàn công ty kiểm tra việc phổ biến quy chế phân phối thu nhập của các phòng, trạm và các xí nghiệp thành viên trong toàn công ty để thực sự quán triệt đến mọi người. + Chấn chỉnh hệ thống định mức lao động, xác định định biên theo công việc cho các đơn vị và kiểm tra phân loại lao động để xử lý hợp đồng lao động đúng thủ tục quy đinh với những người không đảm bảo chất lượng và tuyển dụng, đào tạo bổ sung đảm bảo kế hoạch sản xuất. + Hàng tháng giao kế hoạch sản xuất và theo giõi, kiểm tra để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất của các đơn vị thành viên. + Kiểm tra việc thực hiện quy chế của các đơn vị (Quản lý ngày, giờ, công lao động, sản lượng, chất lượng, nội quy kỷ luật và phương pháp kết quả tính điểm). + Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và doanh thu đạt được để xác định hệ số điều chỉnh lương và phân phối các khoản thu nhập đúng quy chế. *chức năng: + Giao dịch thị trường: các nhân viên Marketing và nhân viên bán hàng của phòng sẽ thực hiện hoạt động giao dich, xúc tiến bán hàng làm cơ sở cho việc phát triển và tìm kiếm bạn hàng, liên kết với nhân viên các phòng ban hữu quan để xác định tính khả thi của các hợp động tạo tiền đề cho việc ký kết hợp đồng. + Lên kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư: song song với những yêu cầu biến động của thị trường và khách hàng là những thay đổi của vấn đề sản xuất. Xây dựng và thay đổi kế hoạch sản xuất cùng với việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho sản xuất là chức năng quan trọng của phòng nghiệp vụ. + Xuất nhập khẩu: chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu như: mở và đôn đốc mở L/C, lập và chuẩn bị các thủ tục xuất nhập khẩu, theo giõi tiến độ giao và nhận hàng. + Đào tạo chuyên dụng và đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập: sử dụng biện pháp khuyến khich lợi ích kinh tế để đảm bảo cả về lượng và chất cho lực lượng lao động. + Nghiệp vụ kho: dự trữ va bảo quản nguyên vât liệu cũng như hàng hoá đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra theo đúng tiến độ kế hoạch, giữ nguyên vẹn về chất và lượng cho hàng hoá trong kho là yêu cầu mang tính kinh tế và kỹ thuật đồng bộ. f. phòng kỹ thuật. * nhiệm vụ và chức năng: + Trên cơ sở kế hoạch sản xuất của các đơn vị, cân đối xây dựng kế hoạch sử dụng, huy động và sửa chữa thiết bị theo công suất thực tế. + Ban hành mới, kiểm tra và sửa đổi để hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, định mức sử dụng vật tư, thiết bị cho phù hợp để có cơ sở ra kế hoạch và khoán quỹ lương đến các xí nghiệp thành viên. + Xây dựng hệ thống định mức, giờ công, giờ ngừng, dạng sửa chữa của từng loại thiết bị và khối lượng công việc cần giải quyết theo chức năng để giao khoán quỹ tiền lương cho xí nghiệp CKSC và công nhân bảo dưỡng tại các xí nghiệp. đồng thời xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ về mặt khôi lượng và chất lượng của xí nghiệp CKSC và công nhân sửa chữa tại các xí nghiệp hàng tháng. G. văn phòng: Giải quyết các khâu văn thư của công ty, theo giõi toàn bộ văn thư ra vào, chịutrách nhiệm biên soạn, chế bản tấ cả các tài liệu đo. Ngoài ra, phòng còn chịu trách nhiệm tổ chức ăn ca, làm công tác bảo vệ tuần tra canh gác tài sản của công ty. Phục vụ, đón tiếp khách, chuyên gia, chuẩn bị cho các cuộc họp, các kỳ hội nghị của công ty. H. một số bộ phận khác. * Đội vận tải: ( gồm có xe con và xe tải) co nhiệm vụ đưa đón các cán bộ công nhân viên khi di công tác, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của công ty đên nơi giao hàng. *Hệ thống các cửa hàng, đại lý: công ty có 4 cửa hàng giới thiếuản phẩm và bán lẻ đặt ở các xí nghiệp thành viên, các cửa hàng ký gửi ( đại lý hoa hồng) bao gồm: + Hà Nội: 10 cửa hàng. + Hải Phòng: 3 cửa hàng. + Quảng Bình: 1 cửa hàng. +Bắc Thái: 2 cửa hàng. Ngoài ra còn có một số cửa hàng tại TPHCM và TP Nha Trâng. Các bộ phận này dều trực thuộc sự chỉ đạo, theo giõi của phòng nghiệp vụ, có nhiệm vụ trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm dệt kim của công ty ở thị trường trong nước. 5. chức năng, nhiệm vụ của công ty. a. Chức năng: - Hoạt động kinh doanh độc lập, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước đẩy mạnh hạot động xuất khẩu, tăng thu cho ngoại tệ hóp phàn voà công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. - Sản xuất các loại quần áo dệt kim đông xuân người lớn và trẻ em với chất liệu 100% cotton. - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Phạm vi xuất khẩu là: + xuất khẩu: các sản phẩm như: T- Shirt, P - Shirt, đồ lót, quần áo cho người lớn và trẻ em. + Nhập khẩu : vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị dây chuyền phục vụ sản xuất của công ty. b. Nhiệm vụ: - Là một đơn vị kinh tế hoạt động tronglĩnh vực sản xuất hàng tiêu ding, công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành may Việt Nam, thể hiện ở" + Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. + Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị với Bộ Công Nghiệp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. - Tuân thủ Pháp luật Nhà Nước về quản lý hành chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới thiết bị, tự bù đắp chi phí sản xuất, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh cólãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà Nước. Nghiên cứu thực hiện có - Hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của Đất nước. Trên cả thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội đã đem lại sự tiện lợi, vệ sinh, thoải mái và đẹp cho người tiêu dùng. phần 2: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. *** i. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. 1. Tiềm lực của công ty: Trong 5 năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành da giầy, thuỷ sản, đặc biệt là ngành dệt may Việt Nam công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ, ngày càng mở rộng thị trường vào các nước có yêu cầu kỹ thuật và mức sống của dân cư cao do công ty liên tục đâu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ làm cho sản phẩm của công ty nâng cao về chất lượng và đổi mới mẫu mã. sản phẩm của công ty được khách hàng ưa chuộng trong và ngoài nước a. nguồn vốn: * Tổng số vốn kinh doanh: 29.012.231.229 đồng. * Vốn ngân sách cấp: 12.036.519.698 đồng. * Vốn vay: 18.240.330.518 đồng. *Vốn tự bổ sung: 8.765.129.750 đồng. Công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội mặc dù là một đơn vị nhà nước 100% vốn của ngành Dệt may Viêt Nam nhưng hoạt động SXKD của công ty không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp mà chủ yếu là dựa vào nguồn vốn tự có, huy động từ cán bộ công nhân viên, từ nguồn vốn tự bổ sung ( trích từ lợi nhuận) ,Trong 2 năm 2000 và 2001 công ty hàng năm bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh khoảng 7,5 tỉ đồng và từ nguồn vốn đi vay. Nguồn vốn KD của công ty luôn được bổ sung qua các thời kỡ. Nếu như năm 2000 Tổng số vốn kinh doanh là 24,592 tỉ đồng thỡ năm 2001 đó tăng lên 9%, khoảng 26,792 tỉ đồng .Tới nay số vốn kinh doanh của công ty vào khoảng 29 tỉ đồng. Cũn về TSLĐ: Nếu như năm 2000, TSLĐ của công ty vào khoảng 34 tỉ đồng thỡ đến năm 2001 con số này là 36,36 tỉ đồng và hiện tại khoảng 38 tỉ đồng. b.nguồn nhân lực: Nhân tố con người đóng vai trò quyết định và sáng tạo trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh do đó công ty đã xác định rõ ràng: lao động là yếu tố hàng đầu, quan trọng không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì nếu như đảm bảo số lượng và chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao cho công ty bởi đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị. Do đó, trong những năm qua lực lượng lao động của công ty không ngừng được nâng cao về chất lượng, đây cũng là nguyên nhân của việc giảm đi của số lượng lao động. Lực lượng lao động ở công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội có sự thay đổi lớn trước và sau năm 1986. Trước đây( trong thời kỡ bao cấp) số lượng CBCNV của công ty trên 3000 nguời thỡ hiện nay cựng việc nõng cao hiệu quả kinh doanh, cựng với tự động hoá quá trỡnh sản xuất bằng máy móc thiết bị, lực lượng lao động chỉ cũn 1139 người, giảm hơn 50%. Trong những năm gần đây số luợng lao động ở công ty biến đổi trong khoảng 1000 đến 1200 người. Cụ thể năm 2002 số lao động của công ty là 1087 người. Bảng I -1: Nguồn lao động của công ty. Năm Tổng số CBCNV Trình độ đại học (người ) Trình độ trung cấp (người) Bình quân bậc thợ (người) Số đào tạo và huấn luyện (người) Số thợ đạt giỏicủa công ty (người) 1999 2018 56 40 1,8/6 1980 64 2000 1645 79 52 2,1/6 1600 75 2001 1130 85 68 2,84/6 1000 88 2002 1087 94 80 3/6 998 153 Tổng số lao động hiện nay của công ty là 1087 người, trong đó có 79% lực lượng lao động là những người trẻ, khoẻ có kiến thức văn hoá, tiếp thu tốt công nghệ sản xuất tiên. Về cơ cấu tuổi: Tỉ lệ người trong độ tuổi trẻ( 26-35) là khá cao, gần 50%(428/1139). Hàng năm công ty tổ chức các khoá đào tạo tay nghề, đào tạo lại, đào tạo mới ở các trường dạy nghề của ngành dệt may, cử người đi học ở nước ngoài, tổ chức thi sáng kiến, thi nâng cao tay nghề… Lao động trực tiếp là 990 người chiếm 87% tổng số lao động. Hầu hết công nhân của công ty đã được qua lớp đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn. Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 6/7 là 110 người chiếm 10,12%, trình độ bậc 5/7 là 136 người chiếm 12,5%, trình độ tay nghề bậc 3/7 là266 người chiếm 24,5%. Số còn lại là lao động thủ công đã qua lớp đào tạo tay nghề từ 6 đến 9 tháng do công ty tổ chức. Số lao động gián tiếp là 98 người chiếm 9% tổng số lao động trong toàn công ty trong đó có 94 người đã tốt nghiệp đại học, 80 người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc sơ cấp BảngI - 2: Đặc điểm lao động của công ty. Năm Lương bình quân (đồng) Tuổi bình quân 1999 750.856 42 2000 879.645 39 2001 960.424 37 2002 1.067.276 36 Thu nhập của công nhân không ngừng tăng lên, điều này đã giúp cải thiện được đời sống cho công nhân trong toàn công ty. Nếu trước kia, năm 1999 lương bình quân của người lao độnglà 750.856 đồng, mức lương tương đối cao so với công nhân trong các ngành giầy da, thuỷ sản. nhưng sang các năm 2000, 2001 và đặc biệt là 2002 thì mức lương bình quân này đã vượt qua con số 1.000.000 đồng, thậm chí theo sô liệu thống kê mới nhất trong công ty thì mức lương này đã tăng lên mức 1.389.500 đồng. đây là điều đáng mừng và không phải công ty nào cũng đạt được. Kết quả này có được là do công ty đã chú trọng đến chất lượng của sản phẩm sản xuất ra nên bán được giá cao hơn, tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước với giá thấp hơn so với giá nhập khẩu mà lại không tốn công vận chuyển là mấy, bên cạnh đó công ty cũng chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, có công suất lớn và hiệu quả cao nên cần một lượng lao động ít đi, điều này thực hiện do chính sách tinh giảm biên chế của công ty. Mặt khác, với đội ngũ lao động được trẻ hoá nên nâng cao tốc độ làm việc và khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại, tiến tiến của các dây chuyền sản xuất mới. C. Máy móc, thiết bị, công nghệ. Khi mới thành lập, phần lớn máy móc thiết bị của Công ty đều do Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp. Qua thời gian, đến nay phần lớn số máy móc đó đó trở nờn lạc hậu, khụng hiệu quả về kinh tế. Do vậy trong thời gian qua một mặt cụng ty vẫn sử dụng một số nhằm tận dụng ở một số cụng đoạn của sản xuất, mặt khác công ty đó mạnh dạn vay vốn, đầu tư thay thế những máy móc quá lạc hậu băng các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, một số ngang với trỡnh độ của các nước tiên tiến. Với phương châm đầu tư có chọn lọc , đồng bộ, hiệu quả: Tới nay công ty đó cú một dàn mỏy múc hiện đại gồm nhiều chủng loại khác nhau như máy thổi khí, máy nén khí, máy sấy khí, máy là hơi, máy dó kim loại, máy may công nghiệp, máy phũng co vải…, được nhập từ nhiều nguồn khác nhau( phần lớn từ các nước có nền sản xuất tiên tiến như Nhật, Đài loan, Mỹ, Ấn độ…). Trong những năm qua kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng kim ngạch NK của công ty, giá trị NK là lớn: Biểu I -3 Giá trị nhập khẩu Thiết bị và phụ tùng (1999-2002) Năm 1999 2000 2001 2002 Thiết bị Và phụ tùng Số lượng (chiếc) KNgạch (1000$) SL KNgạch (1000$) SL KNgạch (1000$) SL KNgạch (1000$) 21 199,757 42 112,016 36 70,624 192 994,67 Với việc đầu tư như vậy, sản lượng sản xuất của công ty đó tăng lên khoảng 10 – 12 triệu SP mỗi năm, khả năng dệt là 3000 tấn/năm, khả năng xử lí hoàn tất là 2500 tấn/năm và các sản phẩm của công ty có rất nhiều kiểu dệt khác nhau. e. đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngay từ khi được chính thức thành lập Doanh nghiệp Nhà nước, công ty đã phải hạch toán kinh doanh với số vốn Nhà nước cấp ít ỏi, đòi hỏi công ty phải năng động, nhanh nhạy hơn trong việc tìm kiếm các khách hàng đặt mua, cạnh tranh với hàng trong và ngoài nước, hàng nhập từ nước ngoài. Nhu cầu tiêu dùng trong nước trong một số năm gần đây tăng rõ rệt cả về kiểu dáng, màu sắc, độ bền, thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, sức mua lớn là điểm thuận lợi cho công ty. Tuy nhiên, cũng đòihỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá mặt hàng nhằm cung cấp cho thị trường trong nước. Trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của công ty thì hàng xuất khẩu chién tỷ trọng lớn trên 90%, phần lớn là làm hàng xuất khẩu theo các đơn đặthàng cho các hãng nước ngoài. Xuất khẩu của công ty chủ yếu hướng tới thị trường EU, Mỹ, Pháp, Đức, Anh. Những thị trường này thường có hạn ngạch cho những sản phẩm có giá trị cao. Đây sẽ là các thị trường tiềm năng to lớn co công ty khai thác. Ngoài ta công ty cũng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Nhật, Hà Quốc, Đai Loan, Thái Lan, úc. Thị trường cũng chú trọng otí việc khai thác thị trường trong nước thông qua các đại lý kỹ gửi hàng bán, hàng giới thiệu sản phẩm. ở Hà Nội có 10 cửa hàng bán buôn và lẻ các sản phẩm dệtkim,khuyến khích thêm đoàn viên thanh niên và Công Đoàn trong công ty cùng tham gia tiêu thụ sản phẩm. Do đó, khối lượng hàng tiêu thụ trong nước ngày một tăng nhanh giải quyết được tình trạng hàng tồn kho và tình trạng ứ đọng vốn. d. đặc điểm về sản phẩm May mặc là ngành thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, sản phẩm may mặclà mặt hàng thiết yếu đối với mỗi con người sống trong xã hội hiện nay. đối tượng phục vụ của ngành dệt may nói chung và của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội nói riêng rất đa dạng. Sản phẩm dệt kim đông xuân là sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Mặt hàng này cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và tập quán sinh hoạt của người dân ở mỗi nước. Do đó công ty phải chú trọng đến chất liệu để may sao cho thoáng mát, hợp khí hậu thời tiết và quan trọng hơn cả là hợp vệ sinh và mang tính thẩm mỹ cao, và trong một vài năm gần đây công ty đã gia tăng các mặt hàng T- Shirt, P - Shirt, váy, quần áo bộ mang tính thời trang với kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt, hợp ý người mua, đây là những sản phẩm được thiết kế trên nền vải truyền thống 100% cotton của công ty - với chất liệu vải này, đòi hỏi một trình độ kỹ thuật công nghệ cao, phức tạp, giá trị kinh tế của sản phẩm cao hơn nhiều sơ với trước kia. Sản phẩm chính của công ty là : T- Shirt, P - Shirt, đồ lót, quần áo cho người lớn và trẻ em chủ yếu dùng cho xuất khẩu ( chiếm 90%). đây là những mặt hàng dân dụng thiết yếu phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết,sở thích, mục đích sử dụng... của người tiêu dùng nhưng lâ mặt hàng không thể thiếu trong đời sống xã hội. Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của công ty đã có chất lượng tương đối tốt trênthị trường truyền thống là Nhật Bản, cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và hàng của một số nước khác. từ năm 2001 công ty đã bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ với một số kiểu dáng lạ mắt, chất liệu và giá cả có sức cạnh tranh.. . sản lượng của công ty tăng đều qua các năm biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm ổn định và có khả năng mở rộng hơn nữa Với định hướng sản xuất kinh doanh chủ yếu là hướng ra thị trường quốc tế. Công ty đó chỳ trọng vào việc đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các khách hàng, đặc biệt với việc đầu tư vào công nghệ dệt, hiện tại ở công ty có rất nhiều các kiểu dệt khác nhau.Các sản phẩm chính của công ty và năng lực sản xuất được thể hiện trong bảng sau: Biểu I.4 : sản phẩm chính và năng lực sản xuất Tên sản phẩm Năng suất Tỉ trọng (%) 1.Váy ngắn (Short Skirt) 160.000 38 2.Quần đùi nam( Men’Brief) 42.000 10 3.Quần áo trẻ em ( Children’Wears) 130.000 31 4.Quần áo lót ( InnerWears) 52.000 12 5.Quần áo phụ nữ (Ladies Wears) 36.000 9 Hiện nay sản phẩm của công ty đó cú mặt ở cỏc khu vực Chõu Á, Chõu Âu, Chõu Mĩ. - Ở châu á, Nhật bản luôn là thị trường trọng yếu, truyền thông của cônt ty. Khách hàng của công ty ở thị trường này là các công ty: Katakura với sản phẩm chính là quần áo lót( Underwears) và (T-shirt);Kafulas với sản phẩm chính là Griđle; Daiei, Bandai ( Sản phẩm chính là T-shirt); Itochu (SP chính là quần áo trẻ em và T-shirt); Mítukochi ( SP chính là quần áo lót). - Ở châu âu (EU), Anh là thị trường khá lâu với công ty Nightingalenknit là khách hàng của công ty. SP mà công ty xuất sang thị trường này là áo T-shirt. Ngoài Nightingalenknit ra, khách hàng của công ty cũn cú: JSB (Đan mạch) với SP chính là quần áo lót và áo T-shirt, Eminence ( Pháp) với SP là quần áo lót và T-shirt; Franz Stummer ( của Úc) với SP là quần áo trẻ em ( Childer’wears); Ebsco & Co, C&A, Textilen ( của Đức) với SP là Underwears và T-shirt. Sportcat Irland ( Ailen) với SP chính xuất sang đây là Áo Polo ( Polo Shirt). - Ở khu vực Châu mĩ, Mỹ là thị trường tương đối mới mà công ty mới thâm nhập với các khách hàng chính là: Joy Atheltic ( SP là áo T-shirt); Forever 21 Inc với SP là Tank-top; August Silk Inc với SP là Áo ngủ đêm ( Nightdress), Blouse, Camisole, Panties; Vivace Appakel Inc với SP là áo T-shirt; và cuối cùng là công ty Children’Place với SP là quần áo lót (Pant). SP của công ty được xuất sang các nước chủ yếu dưới hỡnh thức xuất khẩu trực tiếp, chỉ cú một số lượng rất nhỏ và chỉ ở một số năm công ty mới có xuất khẩu uỷ thác. Nhỡn chung, hiện tại cơ cấu thị trường xuất khẩu của công như sau: Đứng đầu vẫn là thị trường ở khu vực Châu á (Asia): 75%, sau đó tới Mĩ 18%, và cuối cùng là EU: 7%. Không chỉ quan tâm tới thị trường quốc tế, DKĐXHN cũng tập trung vào khai thác thị truờng nội địa đầy tiềm năng với tổng dân số gần 80 triệu dân, công ty thường xuyên tham gia hội trợ, triển lóm giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng. II. tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội trong những năm gần đây. 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội trong những năm gần đây. Những năm gần đây, với nỗ lực đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới trong sản xuất và quản lí cả chiều rộng lẫn chiều sâu , đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, áp dụng Iso 9002 trong mọi khâu của sản xuất nhằm đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm, đủ sức thoả món được cả những đơn đặt hàng khắt khe về chất lượng SP …Công ty DKĐXHN đó gặt hỏi được những kết qủa rất khả quan. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một số năm gần đây: Một số nhận xét: - Như vậy trong vũng 4 năm qua, nhỡn chung cụng ty làm ăn có hiệu quả, luôn có lói (tổng doanh thu) luụn lớn hơn tổng chi phí. Lợi nhuận của công ty từ năm 1999 là 929 triệu đồng sang năm 2000 đó tăng13,02% lên 1.050 triệu đồng, sang năm 2001 lợi nhuận tiếp tục tăng do doanh thu tăng từ 78.546 triệu đ lên 84.136 hay tăng 7,11%. Mà sự gia tăng này lại lớn hơn sự gia tăng của tổng chi phí ( 7,09% về số tương đối). Nhưng sang năm 2002, Sự sụt giảm của doanh thu (chủ yếu là giảm doanh thu xuất khẩu ở các thị trường chủ lực, sẽ phân tích sau) đó kộo theo lợi nhuận giảm mặc dự năm 2002 với các biện pháp như: hợp lí hoá cơ cấu tổ chức sản xuất, áp dụng các biện pháp giảm chi phí nguyên phụ liệu đầu vào… tổng CP có giảm so với năm 2001. - So với kế hoạch đề ra, hầu hết công ty đều đạt hoặc vượt kế hoạch, chỉ có riêng năm 1999 là chỉ tiêu về kim ngạch XNK là không đạt. Giá trị SXCN của công ty luôn tăng qua các năm, nhỡn chung năm sau cao hơn năm trước trên dưới 6000 SP, riêng năm 2002, mặc dù GSXCN có tăng nhưng tổng doanh thu lại giảm, điều này cho thấy giá bán sản phẩm trên thị trường là giảm(đặc biệt là ở thị trường quốc tế). Giá trị SXCN tăng chứng tỏ hiệu quả rừ rệt của việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. - Về thu nhập bỡnh quõn, Thời gian qua thu nhập bỡnh quõn của CBCNV trong cụng ty liờn tục được nâng lên cùng sự gia tăng của tổng lợi nhuận, chỉ có năm 2002, do tỡnh hỡnh kỡnh doanh xấu đi nên thu nhập bỡnh quõn bị giảm sỳt so với 2001 nhưng vẫn cao hơn 2 năm trước đó. Phần 3: phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. I. phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu Do qui trỡnh CN khộp kớn, nờn việc cung ứng NPL đầu vào về số lượng, chất lượng, tiến độ cho SX là vô cùng quan trọng, quyết định nhiều đến chất lượng của sản phẩm công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội , nguyên phụ liệu chính là sợi. Trong bối cảnh chung của cả ngành DMVN khi mà gần 70% nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài thỡ DKĐXHN cũng không phải là một ngoại lệ. Tại công ty sợi được nhập vào từ 2 nguồn: - Nguồn trong nước: Chiếm tỉ trọng rất nhỏ một mặt do chất lượng sợi không tốt nên khó hoặc không đáp ứng đựoc yêu cầu cao về chất lượng, cung ứng lại không thường xuyên do sản xuất trong nước được ít. Trước đây và hiện tại công ty thường mua sợi từ 1 số đơn vị trong ngành. Trước năm 1996, sợi thường được mua từ Nha Trang, cũn từ năm 1997 trở về đây, công ty thường mua sợi tù Công ty dệt Nam Định, Sợi Hànội. - Nguồn nhập khẩu: Nguồn này chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu nhập khẩu của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. Với định hướng sản xuất kinh doanh hướng ra thị trường quốc tế, thị trường đũi hỏi cao về chất lượng, uy tín, mẫu mó SP ,thời gian giao hàng, cụng ty đó xõy dựng mối quan hệ gắn bó với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất có uy tín ở nhiều nước như Thuỵ, Đức, Nhật, Mỹ…Hàng năm kim ngạch nhập khẩu về nguyên phụ liệu của công ty chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trung bỡnh trong giai đoạn 5 năm qua là 20%. Nếu như trước năm 1997 sợi được nhập gần như 100% từ Ấn Độ với chất lượng cao, ổn định về cung cấp, đúng thời hạn…Nhưng từ sau năm 97, thực hiện chủ trương của tổng công ty dệt may là dùng sợi nội, Công ty một mặt vẫn sử dụng sợi nội, mặt khác vẫn tiếp tục nhập sợi ngoại để sản xuất kinh doanh. Ngoài sợi cỏc loại ra, cụng ty cũn nhập khẩu nhiều loại nguyờn phụ liệu khỏc phục vụ hoạt động SXKD như: chỉ may, hóa chất, vải dệt kim…Kim ngạch nhập khẩu NPL của công ty tăng đều qua các năm. Điều này được thể hiện qua bảng sau Bảng III -1 tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu giai đoạn 1999 - 2002 của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. Báo cáo nhập khẩu nguyên phu liệu giai đoạn 1999-2002 Năm 1999 2000 2001 2002 Nhập khẩu Đvt Số lượng Giá trị(tr($) Số lượng Giá trị Số lương Giá trị Sốlượng Giá trị 1.Sợi các loại Tấn 75,151 239.642 45,552 136.306 239,77 645.876 165,822 440.629 2.Chỉ may Tấn 7,351 57.658 4,46 31.304 11,68 82.063 6,415 56.214 3.Hoá chất các loại Tấn 257,83 460.584 258,91 3 497.381 183,42 249.422 198,21 363.756 4.NPL may gia cụng Tấn 0 436.668 0 665.427 0 453.885 0 380.501 5.Vải dệt kim Tấn 0 0 0 0 15673,5 49.377 302.664 720.058 6.tổng 1194.55 1330.42 1480.62 1961.16 2. Phân tích tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội. Kinh doanh trong cơ chế thị trường thỡ đầu ra là quan trọng. Đầu ra ở đây chính là thị trường tiêu thụ. Thị trường này đóng vai trũ quan trọng, thậm chớ là tối quan trọng đối với hoạt động SXKD của bất kỡ một cụng ty nào. Cú thị trường thỡ cụng ty mới cú thể tồn tại và phỏt triển, bằng khụng thỡ cụng ty sẽ sớm hay muộn phải đóng cửa. Với ý nghĩa đó việc phân tích tỡnh hỡnh thị trường tiêu thụ sản phẩm , một mặt lí giải kết quả hoạt động SXKD, đặc biệt về chỉ tiêu Lợi nhuận, mặt khác kết quả của việc phân tích có thể đưa ra một số gợi ý, chỉ dẫn về thị trường, giúp công ty phát triển thị trường tiêu thụ. Nhận xét: Trong vũng 5 năm trở lại đây, cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty có sự biến động đáng kể. - Trước tiên, ở khu vực Châu á, thị trường được đánh giá là truyền thống, chủ lực của công ty là Nhật bản qua 5 năm qua cho thấy xu hướng bị thu hẹp về qui mô (giảm cả về số lượng và kim ngạch nhập khẩu). Kim ngạch XK vào thị trường qua các năm giảm đều, ngay cả năm 2001 mặc dù số lượng SP xuất vào có tăng chút ít so với năm 2000, nhưng kim ngạch XK của năm đó vẫn giảm. Điều này cho thấy giá xuất khẩu bị giảm. Chính sự suy giảm của thị trường, vốn luôn chiếm hơn một nủa tổng kim ngạch XK đó làm cho sự tăng trưởng của công ty bị giảm sỳt. Chớnh vỡ vậy trong tương lai công ty phải có biện pháp để khôi phục thị trường này, hay phát triển mạnh các thị trường khác để bù đắp cho sự suy giảm của thị trường này. Và trên thực tế năm 2002 công ty đó phần nào làm được điều này. - Đối với khu vực Chõu õu (EU), trong vũng 5 năm qua, công ty đó khai thỏc thờm được 1 số thị trường mới như thị trường Pháp ( trong 2 năm 2001,2002), Ailen ( trong 3 năm 200,2001,2002), nhưng công ty cũng mất đi một số thị trường như Áo , Đan mạch. Trong khu vực EU, thị trường Anh có thể được xem là một thị trường khá ổn định và có tiềm năng lớn công ty có thể khai thác, mặc dù năm 1999 DKĐXHN không xuất sang đây, nhưng các năm 1998, 2000, 2001, 2002 đánh dấu sự tăng trưởng liên tiếp cả về số lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 tăng 34,8% về Kim ngạch XK so với năm 1998, cũn năm 2001 là năm có mức tăng kỉ lục 927% so với năm trước đó, cũn năm 2002 chỉ tăng 2,8% so với năm 2001,cũn nếu so với năm 2000 thỡ tăng 956,8%. - Đối với khu vực Châu mĩ, Trước năm 2002 thỡ hầu như công ty chưa thực sự chú ý đến, hầu như không có kim ngạch XK từ khu vực này, nhưng sang năm 2002, đặc biệt là kể từ khi Hiệp định thương mại Việt_Mĩ được thực thi, thỡ đây thực sự là một “ĐIỂM SÁNG” trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong vũng 5 năm trở lại đây. Phải nói rằng đây là một thị trường cực kỡ tiềm năng mà công ty có thể và cần phải khai thác trong tương lai. Trong năm 2002, Kim ngạch xuất khẩu vào đây đạt 555.995$ hơn cả khu vực EU (216.665$). Về nguyên nhân chủ quan. +Nguyên nhân chủ quan chính nhất là Do Hiệp định thương mại việt Mỹ thực thi, như nhiều công ty khác trong ngành Dệt may Việt Nam, công ty đó chủ động sử dụng các nguồn lực, chuyển hướng sang thị trường này (xâm nhập thị trường) nhằm xây dựng chỗ đứng vững chắc tại đây (Ưu thế người đến trước). Chính vỡ vậy mà cỏc nguồn lực giành cho Nhật và EU bị giảm, kộo theo sự suy giảm trong 2 thị trường này. Có thể nói đây là sự chuyển hướng “có ý đồ”, sự chuyển hướng mang tính chiến lược của công ty; Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty mặc dù về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất những năm qua, song tới nay cũng bộc lộ không ít những điều bất cập, các phũng ban trong cụng ty cũn chồng chộo trong nhiều nghiệp vụ, khụng tạo ra được sự chuyên môn hóa. Ví như trong việc giao dịch với khỏch hàng cả phũng nghiệp vụ và phũng kĩ thuật đều tham gia, hay một số vấn đề về kĩ thuật, phũng nghiệp vụ cũng tham gia… Về thị trường nội địa, thị trường gần 80 triệu dân với sức mua ngày một tăng, công ty cũng có những chính sách cụ thể để phát triển thị trường này. Nhỡn chung thị trường trong nước đang chuyển hướng tích cực, số liệu về doanh thu cho thấy rừ điều này: Biểu III - 2 : Tỡnh hỡnh Doanh Thu và Thị trường 3 năm 2000-2002. Năm 2000 2001 2002 Thị trường Số lượng(c) DT( Tr đ) Slượng Dthu Slượng Dthu 1.Xuất khẩu 4096.924 63.211 4248.902 68.470 3735.431 60.263 2.Nội địa 1785.795 15.407 1936.049 16.449 1590.262 22 .821 3.Tổng 5882.719 78.618 6418.951 84.919 6325.693 83.084 Thị trường nội địa của công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội hàng năm đều có sự tăng trưởng. Năm 2001 so với năm 2000, Doanh thu tăng 6,796% (về số tuyệt đối là 1042 triệu đồng), năm 2002 ,Doanh thu tăng 6372 triệu đồng so với năm 2001. Số lượng sản phẩm tiêu thụ cũng gia tăng liên tục qua các năm: năm 2001 tăng 11,89% so với năm trước đó, năm 2002 tăng 33,89% so với năm 2001. Tỉ trọng doanh thu từ nội địa trong tổng doanh thu có chiều hướng gia tăng: Năm 2000, tỉ lệ này là 19,59%, thỡ sang năm 2001 là 19,37, đến năm 2002 là 27,45%. Tất cả những điều này cho thấy cụng ty ngày càng chỳ ý tới thị trường nội địa hơn, thể hiện trực tiếp trong các hoạt động khuyết trương, giới thiệu sản phẩm của mỡnh trong cỏc hội trợ triển lãm… Giải pháp Để tiếp tục ổn định và mở rộng thị trường mà trước mắt là để thực hiện kế hoạch năm 2003 Công ty cần thực hiện các biện pháp sau: 1. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để giảm giá thành chưa hợp lí, chấp nhận giá bán không lỗ để giữ ổn định thị trường truyền thống ; Nghiên cứu, phát triển thêm các mặt hàng mới ( các mặt hàng quần áo lót có đặc tính chống nhiễm khuẩn, hút ẩm tốt mát về mùa hè, hút ẩm, giữ nhiệt về mùa đông đối với thị trường Nhật bản. Tập trung sản xuất ngay từ đầu năm cho những khách hàng Eu đó kớ hợp đồng, nỗ lực sản xuất cho các kế hoạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhằm phát triển số lượng, doanh số và hiệu quả. 2. Tiếp tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa, tích cực tham gia hội chợ triển lãm, các hoạt động quảng cáo… để giới thiệu sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng, tăng cường hợp tác với các đơn vị ngành bằng cách mua nguyên vậtliệu, bán thành phẩm, thành phẩm. 3. Tiếp tục khẩn trương thực hiện dự án 582/QĐ-KTDT đó được tổng công ty phê duyệt để sớm ổn định mở rộng sản xuất , tuyển dụng lao động bổ sung để phù hợp với qui mô sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mĩ, EU, Nhật… 4. công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội đề nghị Vinatex giúp đỡ để bộ Thương Mại cấp đủ hạn ngạch cho các hợp đồng xuất nhập khẩu với khách hàng đó cú uy tớn nhiều năm để tăng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu đặc biệt trong bối cảnh thị trường Nhật suy giảm; Đề nghị bộ Tài Chính và quĩ hỗ trợ phát triển thực hiện cấp bổ sung vốn lưu động và giải quyết vốn đầu tư, vốn ưu đói để sản xuất hàng xuất khẩu…;Công ty cần hợp tác với các DN dệt may khác trong việc kêu gọi Chính phủ Mĩ chưa vội áp đặt hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam. Về phía nhà nước và trên phạm vi ngành: Cần có một giải pháp đồng bộ về thị trường, ổn định và chủ động hơn trong việc cung cấp NPL cho ngành may mặc; Sản xuất và nâng cao giá trị nội địa trong giá thành SP xuất khẩu… Chớnh vỡ vậy cụng tỏc phỏt triển thị trường mang tính chất cực kỡ quan trọng, cú tớnh đột phá trong chiến lược phát triển xuất khẩu hàng DM; Phát triển hệ thống tham tán thương mạI ở nước ngoài ,nhằm cung cấp các thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp ở trong nước… Lời kết Từ những gỡ được biết về công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội tới giờ, chúng ta có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: Trải qua gần 45 năm phát triển, công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội luôn được khách hàng trong và ngoài nước biết đến bởi: * Là DNNN đầu tiên của ngành Dệt kim VN,cho tới nay vẫn được bộ Công nghiệp xác định là DN trung tâm, đầu ngành của dệt kim VN. * Là DN ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật bản sớm nhất với phương thức bán sản phẩm trực tiếp tự sản xuất, từ sợi đến sản phẩm hoàn chỉnh ( không phải gia công) với số lượng ngày càng tăng. * Là DN duy nhất có công nghệ xử lí hàng dệt kim 100% Cotton có chất lượng cao. * Là DN dệt may đầu tiên có SP xuất khẩu được cấp dấu “ Chất lượng cao” của VN. * Là DN có SP uy tín và được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm trong gần 45 năm qua. * Là DN có đội ngũ cán bộ quản lí, kĩ thuật, nghiệp vụ có trỡnh độ và tích luỹ kinh nghiệm cao, công nhân lành nghề với kĩ năng thành thạo, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong thời gian sắp tới, tỡnh hỡnh cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới, trong đó có thị trường Mỹ là vô cùng khốc liệt, nền kinh tế Mỹ có thể lâm vào suy thoái nếu mà cuộc chiến vớI IRAQ xảy ra, rồi ngay trong hiện tại việc Mỹ xem xét áp đặt hạn ngạch với hàng dệt may của ta cũng là một nhân tố làm tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm dệt may ngay trong khu vực Châu á, nền kinh tế Nhật vẫn chưa cho thấy những dấu hiệu của sự hồi phục lâu dài, việc thực thi những cam kết trong AFTA trong năm 2003 sẽ tao ra áp lực cạnh tranh mới không chỉ trên trường quốc tế mà ngay cả trong nội địa, Châu Âu thỡ tăng cường các biện pháp phi thuế như các tiêu chuẩn kĩ thuật…bên cạnh hạn ngạch. Những biến đổI liên tục của thị trường như vậy cần phải được tính đến trong chiến lược phát triển “dài hơi” của công ty. Muốn vậy công tác phát triển sản phẩm nhăm nâng cao nănglực cạnh tranh của sản phẩm dệt kim đông xuân phải được đặt thành ưu tiên số 1 trong thời gian tới, bằng không việc duy trỡ những thị trường cũ sẽ là rất khó khăn chứ đừng nói tới chuyện vươn ra phát triển thị trường mới. Báo cáo kết quả kinh doanh 4 năm (1999-2002) của công ty DKĐXHN Chỉ tiêu Đvt 1999 2000 2001 K.H T.H % KH TH % KH TH % 1.Giá trị SXCN Tr đ 71.30 0 72.512 101, 7 75.50 0 78.850 104,4 85.500 87.455 102,3 2.Tổng DT Tr đ 76.00 0 76.052 100, 1 76.00 0 78.546 103,4 84.100 84.136 100,1 3.Kngạch XK 1000 $ 4.700 3.715,2 90,6 3.300 3.459 106,4 3.459 3.484 100,7 4.Kngạch NK 1000 $ 1.500 1.394 92,9 1.000 1.442 144,2 1.100 1.550 140,9 5.Tổng CP Tr đ 75.123 77.496 82.996 6.Lợi nhuận Tr đ 929 1.050 1.140 7.Nộp NS Tr đ 2.500 2.503 100, 2 2.566 2.618 102 2.606 2.752 105,6 8.Thu nhập Bq VN đ 910.50 0 960.40 0 1.067.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf624_7709.pdf
Luận văn liên quan