Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Đây là yếu tố khách quan để mọi chính sách pháp luật về đất đai phát huy hiệu lực góp phần phát triển kinh tế xã hội trước mắt và trong tương lai. Hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường kéo theo đó là các vấn đề phức tạp khác như sự gia tăng dân số. Việc phát triển và quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội khác đòi hỏi phải có một quỹ đất rất lớn. Chính vì vậy, bây giừo chúng ta cần phải có kế hoạch quản lý sử dụng đất sao cho phù hợp nhất với phương châm tiết kiệm, hiệu quả. Đối với thành phố Hà Nội để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì trước mắt phải biết khai thác sử dụng đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng một cách hợp lý, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm và có hiêu quả nguồn tài nguyên quý giá này.

pdf72 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình cấp có thẩm quyền giao đất cho thuê đất với diện tích khoảng 957 ha đạt 46% kế hoạch để phục vụ cho các dự án trên địa bàn Kết quả kế hoạch giao đất và cho thuê đất đô thị từ 1996 đến 2001. Biểu 6: Công tác giao đất và cho thuê đất qua các năm. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Diện tích đất giao và cho thuê(đơn vị ha) 969.9 1231.85 480.23 892.27 741 912.3 1267.7 %so với kế hoạch 48.1% 47.75% 19.93% 49.5% 55.3% 82.9% 101.33% Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện nghị định 273/ QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra quản lí và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Biểu 7: Kết quả giao đất đô thị đến năm 2002. Loại đất Đối tượng được giao đất và cho thuê đất Đơn vị(ha) Hộ gia đình cá nhân Tổ chức kinh tế Tổ chức nhà nước An ninh quốc phòng UBND phường quản lí Tổng số 1.Đất ở đô thị 479,94 0 0 0 0 479,94 2.Đất chuyên dùng 0 1832,6 919,97 0 66,77 2752,57 3.Đất N-L-N 0 0 0 0 979,16 979,16 4.Đất dành cho các công trình công cộng 0 0 0 0 754,5 754,5 5.Đất an ninh quốc phòng 0 0 0 45,84 0 45,84 Tổng cộng 479,94 1832,6 919,97 45,84 1758,43 4969,94 %so với tổng số 9,65 36,87 18,5 0,922 35,38 100% 4. Đăng kí và cấp giầy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị. a.Nghĩa vụ đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định thì tất cả các tổ chức cá nhân đóng trên địa bàn thành phố đều phải đăng ký cấp giâý chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến tháng 12/2002 như sau. Biểu 8: Kết quả đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. ST T Quận Số hộ, tổ chức cần đăng ký Số hộ, tổ chức đã đăng ký %đăng ký so với số cần đăng ký Hộ gia đình Tổ chức Hộ gia đình Tổ chức Hộ gia đình Tổ chức 1 Hoàn Kiếm 3806 1787 3603 1700 94,66 95,13 2 Hai Bà Trưng 39497 8087 37400 6000 94,69 74,19 3 Ba Đình 14521 3625 10521 2652 72,45 72,41 4 Đống Đa 24130 8870 21036 6870 87,17 77,45 5 Tây Hồ 12122 6024 12000 4050 99,0 67,23 6 Cầu Giấy 10799 7045 80790 7000 74,8 99,36 7 Thanh Xuân 11042 6802 9016 4079 81,65 59,69 Tổng Cộng 115917 75387 108375 33324 Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký thống kê đất đai của phòng đăng ký thông kê đất thuộc Sở địa chính nhà đất Hà Nội. Như vậy trong nhưng năm qua trên địa bàn thành phố đã có 108375 hộ gia đình và 33324 tổ chức tiến hành kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 74,07% trong đó hộ gia đình chiếm 44,89%, tổ chức chiếm 29,08%. b.Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà diễn ra như sau. 2001 toàn thành phố cấp được 37001/35000 tại khu vực đô thị đạt 106.24%kế hoạch Năm 2002 toàn thành phố cấp được 40664/40000 giấy chứng nhận tại khu vực đô thị đạt 102.5% kế hoạch dự kiến đến hết năm 2002 toàn thành phố sẽ cấp được 40664 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 102.5% Kế hoạch 2002 cụ thể như sau: Biểu 9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị đến năm2002. STT Quận Số giấy chứng nhận cần cấp Số giấy chứng nhận đã cấp %so với số giấy chứng nhận cần cấp đến năm 2001 2002 Tổng cộng 1 Hoàn kiếm 5593 3178 1500 4637 83,55 2 Hai Bà Trưng 47548 13253 3711 22344 46,99 3 Ba Đình 18011 7625 3693 11318 62,84 4 Đống Đa 33000 12809 6301 19110 57,91 5 Tây Hồ 18146 7613 1218 11141 61,40 6 Cầu Giấy 16924 7311 3728 11039 65,23 7 Thanh Xuân 17844 7045 3515 10560 59,18 Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của sở địa chính nhà đất Hà Nội. Như vậyđến hết năm 2002 trên địa bàn thành phố hà nội đã cấp được 90175/157066giấy chứng nhận đạt 62,44% số giấy chứng nhận cần cấp. Kế hoạch năm 2003: Biểu 10: Kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị năm 2003. Số tt Quận huyện Kế hoạch cấp GCN 1 Hoàn kiếm 500 2 Hai bà trưng 600 3 Ba đình 2000 4 Đống đa 4000 5 Tây hồ 3000 6 Cầu giấy 1500 7 Thanh Xuân 1500 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở địa chính nhà đất Hà Nội. 5. Chuyển quyền sử dụng đất đô thị. Hiện nay trên toàn địa bàn thành phố việc chuyển quyền sử dụng đất đô thị diễn ra hết sức phức tạp nhưng nó cũng đang được UBND thành phố phối hợp với các cơ quan hữu quan đang uốn nắn để đi váo nề nếp. Ngoài những kết quả đạt được còn một số khó khăn trong công tác này Theo thống kê có 358 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật với diện tích 80628 m2 đất trong đó chuyển nhượng đất nông nghiệp 294 trường hợp với diện tích 57573 m2. Trên cơ sở giá trị quyền sử dụng đất và các quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai qui định , căn cứ nghị định 87/CP ngày 7/8/1994 về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất đêt phục vụ vào mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng UBND thành phố đã ban hành quyết định số 3455/QĐ -UB ngày 20/9/1995 qui định thực hiện nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 của chính phủ là cơ sở để thực hiện đền bù giải phóng một số công trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố như đường chùa Bộc – Thái hà, đường 32 , đường quốc lộ 5, dường Trần Khát Chân. Khu công nghiệp nội bài. Trong quá trình triển khai đền bù giải phóng mặt bằng có một số điểm cần phải sửa đổi cho phù hợp với thựctế như việc căn cứ giao đất tái định cư theo khẩu cần được thay bằng diện tích đất bị thu hồi. Ngày 16/9/1997 UBND thành phố đã ban hành quyết định 3528 thay thế quyết định 3455, trong đó có một số nội dung đã được các bộ ngành trung ương nghiên cứu là căn cứ để trình chính phủ sửa đổi nghị định 90/CP 17/8/1994. Trong giai đoạn này thành phố đã vận dụng để giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như : dự án thoát nước thành phố, đường Hoàng Quốc Việt , Đường Láng Hoà Lạc, mở rộng sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Ngày 24/4/1998 Nghị định 22/NĐ-CP về đền bù giải phóng mặt bằng ra đời, thì ngày 30/6/1998 UBND thành phố ban hành quyết định 20/QDUB hướng dẫn thực hiện nghị định 22 – thực hiện nghị quyết của thành uỷ và Hội đồng nhân dân thành phố ngày 30/10/2000 UBND thành phố đã có quyết định số 88/2000/QDUB thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố có bổn phận thường trực chuyên trách để tập trung chỉ đạo thống nhất và ngày 19/9/2001 có quyết định số 72/2001/QDUB ban hành qui định về trình tự tổ chức thực hiện công tác thường thiệt hại tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố trong đó qui định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng , qui định cấp phát cho chủ tịch UBND . Các quận huyện được phê duyệt phương án bồi thường cho người bị thu hồi đất và trình tự các bước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn phức tạp taí định cư, hậu giải phóng mặt bằng. Năm 2000-2001 thành phố đã tập trung triển khai và xây dựng 37 khu tái định cư tập trung của thành phố với khả năng bố trí tái định cư được g403 hệ để phục vụ công tác tái định cư cho các dự án ngoài việc xây dựng các khu tái định cư tập trung thành phố đã chỉ đạo dà soát sử dụng quĩ đất 206 tại các dự án xây dựng nhà ở phải bàn giao cho lại thành phố ,bổ xung quĩ nhà đất thành phố để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng một số quận đã tích cực chủn bị quĩ nhà đất trong nội thành bằng các căn hộ chung cư cao tầng , chủ động trong công tác tái định cư hoặc bàn giao đất để các hộ tự xây đựng nhà ở theo qui hoạch Các dự án sử dụng đất phải bồi thường giải phóng mặt bằng khi triển khai phải có quyết định thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng do phó chủ tịch uỷ ban nhân dân quận huyện làm chủ tịch hội đồng thực hiện qui trình điều tra xác lập số liệu nguồn gốc về đất đai , tài sản làm căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường tái định cư. Từ năm 2000 đến tháng 9 năm 2002 trên địa bàn thành phố đã thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt băng để đầu tư xây dựng810 công trình dự án với diện tích là: 4521.23 ha đất và phải di chuyển là : 79702 hộ gia đình. Có 15 trường hợp không thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án đã được cấp thẩm quyền xét duyệt Có 155 trường hợp khiếu lại về bồi thường giải phóng mặt bằng hầu hết là khiếu lại về nguồn gốc , hiện trạng đất thu hồi ; một số trường hợp khiếu lại về chính sách đền bù đặc biệt là phương án được lập và phê duyệt trong giai đoạn chuyển đổi chính sách UBND thành phố đã chỉ đạo . Các ngành xem xét giải quyết khiếu lại một số vụ việc kéo dài ubnd đã thành lập tổ công tác điều tra giải quyết sau khi có kết luận UBND thành phố đã có quyết định giải quyết khiếu lại cuối cùng một số trường hợp phức tạp đã mời các bộ ngành trung ương phối hợp tư vấn để thống nhất trả lời. Nói chung năm 2002 là năm đồng Khởi về giải phóng mặt bằng Trong năm 2002 đã triển khai 320 dự án với diện tích là1385 ha đất liên quan đến trên 3 vạn hộ nhu cầu tái định cư là 4650 ha đã thực hiện giải phóng mặt bằng 170 dự án với diện tích1160 ha . Kinh phí bồi thường khoảng 1290 tỉ đồng số hộ có liên quan là 27480 hộ. Thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư dự kiến 83.4% số dự án được phê duyệt dự án được giao mặt bằng để triển khai là 53% tăng 6.9% so với năm trước. Diện tích bàn giao mặt bằng đạt 83.7% yêu cầu so vơi năm trước đạt 158% số tiền chi trả bồi thường đạt 168% số hộ bố trí tái định cư đạt 54.6% nhu cầu bằng 187% so với năm 2001. 6. Thanh tra giải quyết các tranh chấp giải quyết khiếu lại tố cáo và xử lí các vi phạm về đất đô thị. Theo báo cáo của tổ chức địa chính nhà đất Hà Nội thì trong năm 2001 và năm 2002 công tác thanh tra giải quyết các tranh chấp các khiếu lại tố cáo và sử lí các vi phạm về đất đô thị như sau: Hầu hết toàn bộ các khu dân cư về cơ bản đã hoàn thành việc dăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Chỉ còn một số tổ chức thuê đất chưa có giấy tờ hợp pháp đã được xử lí. Đã thông báo kế hoạch thực hiện và phương án xử lí 1925 tổ chức sử dụng đất vi phạm trong đó có 188 tổ chức đã kê khai theo chỉ thị 245 /TTg có giấy tờ hợp pháp phải liên hệ sở địa chính nhà đất để lập hồ sơ kí hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuê đất theo qui định 1739 tổ chức đã đăng ki kê khai sử dụng đất theo chỉ thị 245/TTg chưa có giấy tờ hợp pháp phải lập hồ sơ theo qui định để làm thủ tục hợp thức quyền sử dụng đất. Tính đến hết tháng 11 năm 2002 đã có 800/1739 đơn vị liên hệ với sở địa chính nhà đất để được hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỉ lệ 46% Có 60/188 tổ chức có giấy tờ hợp pháp đã kí hợp đồng thuê đất đạt 32%. Nhiều đơn vị đã tự giác hoàn thiện hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Công tác thanh tra xử lí vi phạm giải quyết khiếu lại tố cáo đã có nhiều chuyển biến, giải quyết tập trung có hiệu quả xử lí được một số điểm nóng không để các vụ mới phát sinh. - Tập trung chỉ đạo bám sát cơ sở , nắm chắc tình hình phối hợp chặt chẽ với quận huyện tranh thủ sự đồng tìnhcủa các cơ quan trung ươngvà sự chỉ đạo của thành uỷ, UBND thành phố trong triển khai thực hiện chỉ thị 15/2001/CT-UB của UBND thành phố về tăng cường quản lý nhà nước về đất đai kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố với một quyết định dứt điểm quyết liệt và hiệu quả - hoàn thành lối kiểm tra theo chỉ thị 15/2001/CT-UB của các quậnh huyện đã phát hiện 1412 trường hợp vi phạm về quản lý sử dụng đất với diện tích là 472,8ha đất và 1774 trường hợp hộ gia đình cá nhân lấn chiếm đất công với diện tích 21,88 ha ssất trong đó có 235 tổ chức để đất hoang hoá hoặc chưa sử dụng với diện tích 129,8 ha đất chiếm 27,45% diện tichs đất vi phạm. Biểu 11: Kết quả thanh về vi phạm sử dụng đất đô thị. Năm 2001 2002 Các loại vi phạm Số vụ Diện tích đất (m2) Số vụ Diện tích đất(m2) - Để hoang hoá chưa sử dụng 272 128500 182 264425 - Tự chia đất làm nhà ở 519 173260 - Sử dụng sai mục đích 675 142150 1585 1546238 - Lấn chiếm 1795 22470 2220 233264 - Chuyển nhượng trái pháp luật 358 80682 Nguồn: Vụ Đăng ký Thống Kê Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Các công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, thanh tra xử lý vi phạm. Năm 2001 UBND thành phố đã tiến hành tiếp dân với 2854 lượt toàn ngành địa chính đã kiểm tra xử lý, giải quyết được 484 vụ khiếu nại ,tố cáo trong đó có một số vụ điẻn hình như việc sử dụng đaats đai tại khu tam giác điện tử quận Thanh Xuân, thanh tra khiếu nại việc xây dựng tại khu đất 138 ngõ Văn Chương, 250 Khâm Thiên. Thanh tra, kiểm tra việc lấn chiếm hồ ba Mẫu, thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng đất quanh hồ thành công, công ty hà lâm thanh trì. Thực hiện tốt trách nhiệm được giao là tổ trưởng tổ công tác liên ngành thành phố kiểm tra đôn đốc, giải quyết khiếu nại tố cáo phức tạp kéo dài tại huyện thanh trì, từ liêm , đông anh , gia lâm với tinh thần sâu sát cơ sở nắm chắc tình hình kiên quyết giải quyết dứt điểm phối hợp với quận huyện đã trình thành phố và giúp quận huyện tháo gỡ được nhiệm vụ điểm nóng kéo dài . Thí dụ vụ đất ông Vũ Xuân Đốc, ông Trinh Cao Trượng tại xã Yên sở thu hồi đất của bến xe tải bắc nam . Công ty dịch vụ nông nghiệp thanh trì phối hợp với UBND huyện từ liêm giải quyết việc sử dụng đât tại khu 3 ha bãi cát xã Liên Mạc , vụ công viên hồ Ba Mẫu. - Năm 2002 toàn thành phố đã giaỉ quyết 87 vụ khiếu nại tố cáo. Tham gia phối hợp cùng liên ngành tập trung giải quyết dứt điểm các điểm nóng, vụ kiện đông người khiếu kiẹn , đông người phức tạp như khiếu nại của Đắc Thị Đức tại 55 Kim Mã, quận Ba Đình giải quyết tranh chấp ranh giới đất giữa chùa pháp vân với công ty 56 thuộc tổng công ty thành an. - Bộ quốc phòng tại xã hoàng việt huyện thanh trì giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân xã Việt hùng huyện đông anh tố cáo cán bộ xã giao đất cấp đất trái phép trái thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Biểu 12: Kết quả xử lý vi phạm về sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2001 2002 Xử lý vi phạm Vụ Diện tích(m2) Vụ Diện tích (m2) - Đất để hoang chưa sử dụng 61 474382 - Tự chia làm nhà ở - Sử dụng sai mục đích 926 282248 - Lấn chiếm 1203 55371 - Chuyển nhượng trái pháp luật 36 93800 Nguồn : Tổng cục địa chính IV. Đánh giá chung những mặt đạt được và những hạn chế của công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Những năm qua công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước tiến bộn rõ rệt và đã đạt kết quả cao trong các công tác quản lý nhà nướcvề đất đô thị. Hầu hết các nhiệm vụ và kế hoạch đặt ra đều được hoàn thành và vượt mức kế hoạch đật ra. Cụ thể như sau 1.Những kết quả đạt được: a.Đối với việc điều tra đo đạ lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai. Hiện nay đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính hầu hết diện tích đã được cập nhật vào bản đồ địa chính.các loại bản đồ đã được đo vẽ chính xác và thường xuyên cập nhật những biến động của đất đô thị trên địa bàn thành phố . Bản đồ giải thừa: 1:200 đã được đưa về các phường quản lý giúp quá trình nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Để phục vụ làm cơ sở cho các chủ thể cá nhân có thể tham gia vào thị trường bất động sản thành phố đã tiến hành phân hạng đất đai trong đô thị để phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng , giải quyết các tranh chấp trong việc mua bán chuyển nhượng đất đai. b.Với công tác qui hoạch kế hoạch sử dụng đất. Thành phố đã có qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và xa hơn nữa . Bản qui hoạch thành phố đã được công khai cho toàn bộ nhân dân biết để có thể nắm bắt được chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước trong việc quản lí sử dụng đất đai trong toàn thành phố. Đã có kế hoạch sử dụng đất đô thị trong thành phố với từng loại. Công tác qui hoạch là một công cụ quản lí nhà nước về đất đai của nhà nước Hà nội đã có rất nhiều các dự án qui hoạch kế hoạch sử dụng đất và đã tập trung chỉ đạo việc thực hiện các dự án qui hoạch kế hoạch đã thực hiện kế hoách sử dụng đất được 1278 ha đất 100.8% kế hoạch đây là chỉ tiêu về diện tích đất cao nhất từ trước đến nay. c.Công tác giao đất cho thuê đất. Để đảm báo thực hiện tốt qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 thành phố Hà Nội đã tập trung giao đất cho thuê đất với các đối tượng khác nhau. Hiện nay thành phố đã tiến hành giao đất cho thuê 2180 ha trong đó 165.6 ha để phát triển công nghiệp 201 ha để xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng đầu mối 503.3 ha để xây dựng nhìn chung công tác giao đất cho thuê đất đã đạt được một số tiến bộ rõ rệt hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra d.Với các công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Hà Nội hiện nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 67,32% toàn thành phố. Với đất đô thị gần 62,44%. Tạo thuận lợi cho việc quản lí đất đai rất lớn. Công tác ở đăng kí thống kê đất đai, Thành phố thường xuyên cập nhật các thông tin về biến động đất đai đô thị trên toàn thành phố để kịp thời sử lý các vi phạm... e. Công tác thu hồi đất và đền bù. Công tác thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất trong những năm qua thành phố Hà Nội đã triển khai hàng ngàn dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các hộ gia đình phải di rời.Các cơ quan chuyên môn đã phối hợp với các sở , ngành thực hiện khẩn trương công tác thu hồi đất và đền bù theo nghị định 22 của chính phủ.Trong đó đã ghi rõ đối tượng được đền bù, không được đền bù. và giá cả đền bù. f. Công tác kiểm thanh tra, giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu lại. Công tác kiểm thanh tra, giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu lại tố cáo và xử lí các vi phạm về chế độ sử dụng đất đai công tác này cũng đẫ đưọc UBND thành phố chỉ đạo thực hiện sát sao và rất có hiệu quả kiểm tra phát hiện sai phạm hàng nghìn trường hợp và đã giải quyết dứt điểm một số vụ với các hình thức xử lí như thu hồi đối với các diện tích được giao chưa sử dụng đến trên 12 tháng, lấn chiếm , sử dụng sai mục đích ... Để thực hiện nghịđịnh 273/QĐ-TTg ngày 14/2/2002 của thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra quản lí sử dụng đất toàn địa bàn thành phố . 2. Một số tồn tại và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được về quản lý đất đô thị cho đến nay vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. 2.1. Một số tồn tại. a) Với việc đo đạc lập bản đồ địa chính : Hiện nay việc đo đạc lập bản đồ gốc bằng công nghệ mới đã tạm thời chính xác nhưng các loại bản đồ thể hiện sự biến động của đất đô thi trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập chưa chính xác. Chưa liên tục cập nhật đầy đủ các thông tin để có thể chỉnh sửa. Đánh giá phân hạng đất : Chưa có một bảng giá chính xác có thể đưa ra vì vậy các đường phố thường được đánh giá sai chưa bám sát thị trường bất động sản để đánh giá giá trị của đất đô thị làm cho giá quy định thường thấp hơn giá thực tế rất nhiều. b) Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất : Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị chưa bám sát yêu cầu thực tế và các bản quy hoạch, kế hoạch chưa thực sự mang tính khả thi và khó thực hiện vì người dân biết về quy hoạch chi tiết c) Việc giao đất và cho thuê đất : Ngoài kết quả đạt được công tác này cũng có nhiều hạn chế như việc giao đất và cho thuê đất với các tổ chức còn chậm, công tác xét giải quyết cấp giấy chứng nhận qưuyền sử dụng đất, cho thuê còn chậm chạp, rườm rà làm cho các nhà đầu tư phải chờ đợi lâu dẫn đến chán nản. d) Công tác đăng ký và thống kê đất đô thị : Đất đô thị của thành phố Hà Nội trong các năm qua có sự biến động lớn nhưng theo dõi, chỉnh lý biến động không kịp thời, thường xuyên nhiều phường xã không chỉnh lý, cập nhật bổ sung nên công tác kiểm kê gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý hồ sơ còn yếu kém, hồ sơ tài liệu thiếu nhiều hoặc không lưu trữ. Như bản đồ đo đạc, sỏ địa chính, sổ khoán bản đồ hiện trạng, số liệu thống kê đất đai hàng năm, số liệu kiểm kê đất đai. e) Công tác thu hồi đất và đền bù thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng : Trong công tác này chủ yếu tồn tại ở vấn đề đền bù khi giải phóng mặt bằng. Theo như hiện nay giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế dẫn đến việc lợi ích các cá nhân và tổ chức chưa đuợc thoả đáng làm cho họ chống đối lại các quyết định thu hồi. f) Công tác thanh tra giải quyết đất đô thị : Công tác thanh tra kiểm tra còn chưa thường xuyên và chưa chủ động nên tình trạng vi phạm luật đất đai còn tiếp diễn do ý thức của người sử dụng đất chưa cao. Dẫn đến chuyển quyền sử dụng trái pháp luật, chuyển mục đích sử dụng trái quy định vi phạm bảo vệ đất đai. Tình trạng lấn chiếm đất công vẫn diễn ra thường xuyên không xử lý kịp thời thiếu biện pháp. Tranh chấp đất đai vãn diễn ra, một số vụ còn kéo dài chưa giải quyết dứt điểm được. Trong việc giải quyết tranh chấp đất đai các cơ quan nhà nước còn chưa thống nhất quan điểm về các cách giải quyết do đó thiếu đồng bộ và thiếu kiên quyết xử lý. 2.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên. a) Các chính sách quản lý về đất đô thị còn thiếu nhiều bất cập còn chưa đồng bộ, hướng dẫn của các bộ ngành trung ương chậm, chưa sát thực tế. Nhiều trường hợp gây lúng túng khi triển khai thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng chưa được bổ sung sửa đồi và thiếu ổn định gây khó khăn lớn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, gây khiếu kiện của người bị thu hồi đất chưa có cơ chế huy động vốn để tạo lập qũy đất, quỹ nhà định cư chủ động phục vụ giải phóng mặt bằng và đáp ứng các nhiệm vụ của thành phố. b) Trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý đất đai còn yếu, đặc biệt là cấp cơ sở do không ổn định về tổ chức. Vận dụng trong thực tế cong máy móc chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ, chậm thích ứng với nhu cầu cải cách hành chính, chống phiền hà nên để một số vụ việc để kéo dài. c) Việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đô thị của một số tỏ chức và cá nhân còn kém. Nhiều vụ việc lấn chiếm đất công, xây dựng nhà không phép không được chính quyền cơ sở ngăn chặn kịp thời. Đã dẫn đến phức tạp khi xử lý một số vụ việc khiếu nại về đất đô thị có hồ sơ liên quan đến nhiêù thời kỳ lịch sử không đầy đủ không được theo dõi và cập nhật dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài, không được xử lý dứt điểm. d) Sự phồi hợp giữa các ngành chức năng của thành phố và chính quyền các cấp trong thực thi nhiệm vụ quản lý về đất đô thị còn nhiều trường hợp chưa đồng bộ có biểu hiện né tránh trách nhiệm. Chương III Quan điểm và một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lí đất đai đô thị ở Hà Nội I.Quan điểm. Đất đô thị có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của đô thị nó phản ánh bộ mặt của đất nước khả năng phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư vì vậy việc quản lí sử dụng đất đô thị một cách hợp lí , hiệu quả là một yêu cầu cực kỳ quan trọng quan điểm chung là quản lí tối đa tốt đất đai để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội khắc phục tình trạng buông lỏng quản lí để đạt được mục đích đó phải phát huy được thế mạnh của đất đai tận dụng khai thác hợp lí nhằm giải quyết được các vấn đề ổn định chế độ ăn ở cho các hộ gia đình trên điạ bàn Thành phố cải thiện đời sống nhân dân bảo vệ tài nguyên quốc giavà môi trường sinh thai sử dụng qui hoạch hợp lí các khu công nghiệp du lịch, dịch vụ kiểm soát quá trình đô thị hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động trên cơ sở sử dụng đất hợp lí xây dựng xã hội công bằng văn minh trong đó có vấn đề đất đai- nhà ở tăng nguồn thu ngân sách cho thành phố hạn chế các tiêu cực nảy sinh gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố. Nói chung cần chú ý ở một số nguyên tắc sau : - Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng vì đều là tài sản quốc gia. Không một cá nhân, tổ chức nào có thể chiếm hữu tài sản đó. Chỉ có nhà nước người đại diện duy nhất của mọi tầng lớp nhân dân mới được giao quyền quản lý tôí cao. Nhà nước giao quyền quản lý sử dụng cho các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp với mục tiêu tăng cường quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả đất đai. Để thực hiện quản lý tập trung thống nhất về đất đô thị cần nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý như công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công cụ tài chính và đặc biệt là công cụ pháp luật - Bảo đảm sự kết hợp quyền sở hữu và sử dụng đất đô thị. Theo hiến pháp nước ta quyền sở hữu đất đai thuộc toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý để kết hợp các quyền này cần có cơ chế kết hợp, trong đó trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng phải được công nhận và được thể chế bằng văn bản pháp luật. - Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giã các lợi ích. Đất đô thị cũng phản ánh lợi ích của cá nhân,lợi ích của tập thể và lợi ích của cộng đồng xã hội để kết hợp hài hoà các lợi ích cần thực hiện xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đặc điểm cuả đất nước của thành phố. Xây dựng tốt các quy hoạch, kế hoạch nó phải quy tụ được lợi ích của toàn xã hội thực hiện tốt chế độ hoạch toán kinh tế nhằm thúc đâỷ các tổ chức và cá nhân quản lý bảo đảm lợi ích của cá nhân và tổ chức. Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp quản lý. - Bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả cần phải giải quyết tốt các vấn đề xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp yêu cầu của các quy luật khách quan, giảm chi phí vật tư đối với các công trình xây dựng cơ bản về đất đai sử dụng tối đa năng lực sản xuất. II.Kế hoạch quản lí đất đô thị trong những năm tới. Trên cơ sở chương trình 08CTr/Tu ngày17/8/2001 của thành uỷ đến năm 2005 đối với công tác quản lí đất đô thị, những nội dung sau đây cần tiếp tục hoàn thành nhằm đưa công tác quản lý đất đô thị vào nề nếp cụ thể. - Công tác soạn thảo các văn bản pháp qui về chính sách đất đai - Qui định về ngưòi Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Hà Nội. - Qui định về quản lý và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với các loại nhà tồn đọng. - Qui chế quản lý sử dụng nhà chung cư cao tầng tại Hà Nội - Chỉ thị và kế hoạch kiểm tra thu tiền thuế nhà sản xuất kinh doanh và sử lý việc sử dụng sai mục đích. - Qui định về thủ tục giao và cho thuê đất đai đối với tổ chức đầu tư không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. - Xây dựng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng. - Qui định về một số nghĩa vụ khi chuyển đổi đất. - Một số chính sách quản lí thị trường bất động sản. - Phối hợp xâu dựng sửa đổi chính sách về giao đất giải phóng mặt bằng. * Một số công tác trọng tâm trong công tác quản lí đất đai - Hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất ở tại khu vực đô thị trên toàn thành phố. - Tập trung đẩy mạnh và tiếp tục thực hiện chỉ thị số 15/2001 CT-UB ;16/2002/CT-UB 17/2002/ct-UB nhằn tăng cường công tác quản lí đất đai. - Hoàn thành việc số hoá bản đồ địa chính toàn thành phố phục công tác quản lí đất đai. - Phối hợp với các ngành UBND các quận, huyện đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. - thực hiện công tác cập nhật bản đồ địa chính toàn thành phố nhằn quản lí mọi biến động về đất đai III.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị ở Hà Nội 1.1Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lí đất đai của nhà nước. Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới xây dựngđất nước hơn 15 năm qua đẫ đạt được những thành công trên nhièu lĩnh vực trong đó có chính sách đổi mới chính sách về đất đai một cách đúng dắn và sáng tạo khiến cho người dân thực sự làm chủ trên mảnh đất được giao .Tạo ra động lực quan trọng thúc đầy sản xuất phát triển ở nước ta đất đai luôn luôn là vấn đề nhạy cảm cả về 3 mặt kinh tế chính trị xã hội tình trạng khiếu nại tố cáo về đát đai ở nhiều vùng trong toàn quốc xảy ra khá phức tạp đang là vấn đề nhức nhối . Chúng ta cần tập trung nghiên cứu có biện pháp giải quyết kịp thời một cách cơ bản hướng tới ổn định lâu dài. Để tăng cường quản lí nhà nước về đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng có hiệu lực và hiệu qủa có nhiều việc chúng ta cần làm Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về đất đai và thanh tra kiểm soát việc thi hành. Xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý đất đai trên thị trường là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những mối quan hệ ban đầu có tính hành chính chưa tiếp cận kịp thời những biến động có tính thị trường, kinh tế xã hội của đất nước chuyển động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai làm xuất hiện nhiều vấn đề mới. Nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập trong quản lý vì vậy vấn đề tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là rất cần thiết và cấp bách. Nhưng để hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai đúng hướng cầc kiên định nguyên tắc cơ bản là tăng cường chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý của nhà nước. Ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thông qua lợi ích kinh tế hai mặt này phải được gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân nhà nước thống nhất quản lý về đất đai được tăng cường có hiệu lực, hiệu quả hơn trong việc sử dụng đất. Đi đôi với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai cần coi trọng đẩy mạnh chương trình truyền thông về pháp luật. Tăng cường việc thanh tỷa kiểm soát, việc chấp hành đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đối với các đối tượng sử dụng đất để boả đảm giữ vững trật tự kỷ cương trong thi hành pháp luật về đất đai. Để hoàn thiện chính sách về đất đai cần: + Kiến nghị với chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các chính sách và quy định về đất đai. Bên cạnh đó cấn thường xuyên kiểm tra việc thực thi luật đất đai, kịp thời phát hiện những tiêu cực và yếu kém trong quản lý. Nhận quyền sử dụng đất đô thị theo hướng đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt các khâu trùng lặp không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người sở dụng đất. + Xác định kinh phí để thực hiện giao đất, cấp sổ đỏ và các nhiệm vụ từ ngân sách nhà nước. Cân đối vào ngân sách hàng năm của địa phương. + Cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan như: nông nghiệp, xây dựng tài chính, kế hoạch thanh tra nhà nước, địa chính trong việc chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trên theo sự phân công trách nhiệm cụ thể theo chức năng của mỗi cơ quan. 1.2. Đánh giá phân hạng đất. Hàng năm phối hợp các cơ quan thuế, địa chính tiến hành thống kê kiểm kê từng loại đất cụ thể đùng thời gian để tioến hành phân loại đất theo luật thuế sử dụng đất và quy định của chính phủ. Mặt khác qua đánh giá phân hạng đất sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho công tác quản lý xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 1.3.Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về quản lý sử dụng đất: Thanh tra kiểm tra đất đai là một chức năng thiết yếu của cơ quan nhà nước về đất đai là phương thức bảo đảm pháp chế tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực đất đai. Do vậy để khắc phục những vi phạm pháp luật đất đai cần tăng cường công tác quản lý về đất đai. Phát hiện kịp thời những vi phạm đồng thời qua đó phát hiện những bất hợp lý trong nội dung các văn bản pháp luật đẻ khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản. + Lắng nghe ý kiến của các đại biểu hội đồng nhân dân vssf tình hình quản lý đất đai của từng địa phương để có những chính sách quản lý phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên của từng vùng. + Ban hành các văn bản để đối phó kịp thời những tình huống và xu hướng biến động về đất đai. + Cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách nghiên cứu bổ xung các chính sách pháp luật. 1.4.Tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan chuyên môn. Quy hoạch kế hoạch Tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Đây là công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà lâu dài , đảm bảo sự quản lý nhà nước về đất đai. Theo đúng định hướng phát triển kinh tế. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật” đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả. Xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là tạo ra các vùng kinh tế hàng hoá phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế của mỗi vùng. Hướng cho mọi người sử dụng đất có hiệu quả. Tập trung đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng vốn, trong thời gian trước mắt thành phố cần xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Việc xây dựng quy hoach kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện theo ngành, vùng và căn cứ các quy hoạch chung của toàn thành phố. *Công tác quy hoạch thành phố: Đây là yêu cầu thực tế trước mắt và lâu dài do vậy quy hoạch sử dụng đất đô thị phải dự đoán được sự phát triển xã hội tương lai. Dự tính bằng con số cụ thể, từ đó bố trí quy hoạch cụ thể chi tiết trước mắt đối với thành phố. Cần được triển khai rà soát lại quy hoạch chi tiết cụ thể với dự kiến phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và mỹ quan đô thị. Kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý không mang tính khả thi. Cần chú ý đến quy hoạch kết cấu hạ tầng đường điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường. Có kế hoạch triển khai thực hiện từng bước và công khai dân chủ hoá vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đối với đất chưa sử dụng cấn khảo sát cụ thể hiện trạng diện tích các loại đất này để có kế hoạch sử dụng đất cụ thể đưa vào khai thác sử dụng phù hợp. Vì vậy cần tăng cường xây dựng và nâng chất lượng quản lý triển khai thực hiện quy hoạch kế hoạch đó trở thành công cụ để phục vụ quá trình phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận Đẩy mạnh tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính bằng các phương pháp, phương tiện phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố Hà Nội, đồng thời khai thác các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ kịp thời yêu cầu cấp giấy chứng nhận trên diện rộng. Đẩy mạnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết gắn quy hoạch giao đất và cấp giấy chứng nhận với nhau, đồng thời rà soát nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức. Cải tiến quy trình thủ tục đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận thanh tra kiểm tra phát hiện những vi phạm và xử lý kịp thời không gây phiền hà vòng vo kéo dài thời gian giải quyết. Phải có sự thống nhất quan điểm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật tránh tình trạng đùn đẩy mỗi nơi một ý kiến thiếu tập trung mất uy tín với nhân dân. 1.5.Phát triển thị trường bất động sản. Việc triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường bất động sản trong thpì gian qua có nhiều mặt làm được nhưng có những mặt yếu kém có lĩnh vực chưa được khai thông hoặc quản lý không chặt có thị trường ngầm hoạt độngngoàu tầm kiểm soát của nhà nước. Để chủ động quản lý tốt thị trường bất động sản thành phố cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau: - Cần tập trung xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, sở hữu nhà ở. Tập trung cơ quan đăng ký hoạt động có hiệu lực. Cơ quan chức năng giúp nhà nước làm tốt khâu điều tra cơ bản nhằm nắm chắc quỹ đất đai, các đối tượng sử dụng đất cập nhật biến động. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu để sớm hình thành hệ thống thông tin quản lý đất đai, quản lý bất động sản đưa công tác quản lý vào nề nếp. - Tổ chức đăng ký bất động sản cấp chứng chỉ xác định mọi biến động. - Định giá bất động sản cần có một cơ quan định giá bất động sản chuyên môn. - Phải đổi mới hệ thống tổ chức quản lý đất đai. Bộ máy tổ chức quản lý đất đai phải đồng bộ, toàn diện, thống nhất từ trên xuống dưới. Cần ba mặt: một là luật pháp phải hoàn thiện, hai là đội ngũ cán bộ phải có đức có tài, ba là hoàn thiện bộ máy quản lý và đào tạo cán bộ quản lý. Bộ máy quản lý phải thông suốt tránh chồng chéo, hoạt động có hiệu quả cao. Thường xuyên quan tâm tới hoàn thiện bộ máy quản lý về chuyên môn, năng lực quản lý của các cán bộ ngành địa chính. - Hàng năm cử các bộ nòng cốt đi học ở các trung tâm lớn trong và ngoài nước để trau dồi kiến thức, phương pháp quản lý mới. - Có chương trình đào tạo cho cácn bộ cấp xã, phường ngay trên địa bàn thành phố. - Tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào hệ thống quản lý như công nghệ GPS, Mapingfot, kỹ thuật số… để nâng cao hiệu quả quản lý. - Phải tổ chức tuyên truyền giáo dục để thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai trong cán bộ công chức và nhân dân toàn thành phố. - Phổ biến luật đất đai tới mọi người dân. - Có chế độ khuyến khích khen thưởng các cán bộ có thành tích công tác tốt, sáng tạo trong công việc. Tóm lại để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và đât đô thị cần một số kiến nghị sau: - Cần tổ chức hiệu quả công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ sự cần thiết phải quản lý và sử dụng hợp lý đất đai. - Xây dựng chỉ dạo chặt chẽ sát sao, phân công rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng ngành tập trung tháo gỡ những vướng mắc. - Cần có đội ngũ cán bộ cấp xã, phường có trình độ chuyên môn cao. - Đẩy mạnh giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khiếu kiện của nhân dân về đất đai, phải đẩm bảo đúng dân chủ công bằng. - Đơn giản hoá các thủ tục trong việc đăng ký cấp GCN, cho thuê, giao đất. Đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng. - Cần soạn thảo các văn bản để điều chỉnh kịp thời những bất cập trong quản lý. - Cần áp dụng công nghệ mới trong quản lý hồ sơ địa chính, vẽ bản đồ… - năng, đơn giản hoá tình trạng cồng kềnh, chồng chéo không cần thiết. Có biện pháp cải tổ bộ máy hành chính tổ chức theo hướng đa chức năng 2.Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội: 2.1 Kiến nghị với Nhà nước: + Ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nâng cao năng lực thể chế: - Kiến nghị với Chính Phủ đề suất sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các chính sách và quy định về đất đai. Bên cạnh đó Chính phủ cũng thường xuyên kiểm tra việc thực thi luật đất đai, kịp thời phát hiện những tiêu cực và yếu kém trong quản lý thực thi luật. - Lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội ở các địa phương về tình hình quản lý sử dụng đất để có những chính sách quản lý phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên của từng vùng. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhà làm luật. +Nên có chính sách ưu tiên đầu tư cho các quận huyện trong lĩnh vực đo đạc xây dựng bản đồ địa chính trong công nghệ mới. +Có các chương trình đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính nòng cốt của từng địa phương trong cả nước, nắm bắt được các phương pháp quản lý đất đai tiên tiến của các nước phát triển. +Chính phủ có chính sách đầu tư những trang thiết bị hiện đại ( tin học hoá ngành địa chính xuống tận cấp phường nhằm tăng cường hiệu quả quản lý). 2.2. Kiến nghị Đối với thành phố. Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố trong quản lý đất đai. Cụ thể hoá các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Ban hành các văn bản nghị định, quyết định về đất đai. 2.3.Kiến nghị với các cơ quan hữu quan. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đô thị như cơ quan địa chính với cơ quan thuế, giải phóng mặt bằng. - Tránh sự chồng chéo cồng kềnh không cần thiết trong việc giải quyết các công việc quản lý đất đai, đảm bảo mục tiêu hiệu quả và đúng pháp luật. Kết luận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Đây là yếu tố khách quan để mọi chính sách pháp luật về đất đai phát huy hiệu lực góp phần phát triển kinh tế xã hội trước mắt và trong tương lai. Hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường kéo theo đó là các vấn đề phức tạp khác như sự gia tăng dân số. Việc phát triển và quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội khác… đòi hỏi phải có một quỹ đất rất lớn. Chính vì vậy, bây giừo chúng ta cần phải có kế hoạch quản lý sử dụng đất sao cho phù hợp nhất với phương châm tiết kiệm, hiệu quả. Đối với thành phố Hà Nội để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì trước mắt phải biết khai thác sử dụng đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng một cách hợp lý, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm và có hiêu quả nguồn tài nguyên quý giá này. Do đó, việc đẩy mạnh công tác quản lý về đất đai là nhiệm vụ quan trọng của các cấp các ngành trong giai đoạn hiện nay. Với thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài nghiên cứu là vấn đề xã hội và dư luận quan tâm, trong khi đó nhà nước và thành phố mới bổ sung và tiếp tục xem xét hoàn thiện pháp luật đất đai. Do vậy, trên đây mới chỉ đề cập đến một số mặt nổi cộm của nội dung quản lý nhà nước về đất đô thị ở thành phố Hà Nội. Chưa đi sâu một cách cụ thể về những vấn đề này nhưng trên cơ sở nghiên cứu luật đất đai năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 1998 đã xem xét, phân tích, đành giá thực trạng quản lý về đất đô thị ở thàh phố Hà Nội trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra một số tồn tại của công tác quản lý nhà nước về đất đô thị đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đô thị đó là những giả pháp chủ yếu để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đô thị ở Hà Nội góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố. Mục Lục Lời nói đầu ................................................................................................................................ 1 Chương I: Cơ sở khoa học của việc quản lý nhà nước về đất đô thị. .................................... 4 I.Vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế xã hội: ........................................................... 4 II. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đô thị:......................................................................... 8 III. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đô thị: ................................................... 9 1. Khái niệm và phân loại đất đô thị: ............................................................................. 9 2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đô thị: ............................................................... 10 2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đô thị: ................................................................................................................................... 11 2.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị: ......................... 13 2.3 Giao đất, cho thuê đất: ............................................................................................ 15 2.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị ................................. 18 2.5 Chuyển quyền sử dụng đất đô thị ........................................................................... 19 2.6 Thu hồi và đền bù khi thu hồi đất đô thị ................................................................ 21 IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đô thị. .................... 24 1. Chính sách pháp luật của nhà nước. ......................................................................... 24 2. Quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế ............................................................. 25 3.Quá trình di dân nông thôn đô thị và tăng dân số..................................................... 26 4.Phát triển của thị trường bất động sản. ..................................................................... 26 Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đô thị ở thành phố hà nội hiện nay ........ 27 I. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đô thị: ...................................................................................................... 27 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường. ...................... 27 2. các nguồn tài nguyên. ................................................................................................ 30 3. Cảnh quan môi trường Hà Nội: ................................................................................ 31 4. Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước về đất đô thị: ................................................................................................................................... 32 1. Quỹ đất đô thị. ........................................................................................................... 33 2. Biến động của quỹ đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội…………………...36 III.Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đô thị ở thành phố Hà Nội:.............................. 36 1.Điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai. .......................... 37 2. Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất. ...................................... 37 3. Giao đất và cho thuê đất. ............................................................................................... 42 4.Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị. ................................... 46 5. Chuyển quyền sử dụng đất đô thị. ............................................................................ 47 6. Thanh tra giải quyết các tranh chấp giải quyết khiếu lại tố cáo và xử lí các vi phạm về đất đô thị. ........................................................................................................ 49 IV. Đánh giá chung những mặt đạt được và những hạn chế của công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... 53 1. Những kết quả đạt được…………………………………………………………54 a.Đối với việc điều tra đo đạ lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai. ....... 53 b.Với công tác qui hoạch kế hoạch sử dụng đất. ......................................................... 53 c.Công tác giao đất cho thuê đất. .................................................................................. 54 d.Với các công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. ..... 54 e. Công tác thu hồi đất và đền bù. ................................................................................ 54 f. Công tác kiểm thanh tra, giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu lại....................... 55 Chương III Quan điểm và một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lí đất đai đô thị ở Hà Nội. ...................................................................................................................... 58 I.Quan điểm. ....................................................................................................................... 58 II.Kế hoạch quản lí đất đô thị trong những năm tới. ....................................................... 59 III.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 60 1.Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lí nhà nước về đất đô thị ở Hà Nội ........ 60 1.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách đất đai của nhà nước…………………...62 1.2. Đánh giá phân hạng đất. ........................................................................................ 62 1.3.Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về quản lý sử dụng đất: ........................ 62 1.4.Tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan chuyên môn. ................................ 63 1.5.Phát triển thị trường bất động sản. ......................................................................... 64 2 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội …………………………………………………………………68 2.1 Kiến nghị với Nhà nước………………………………………………….68 2.2 .Kiến nghị với thành phố…………………………………………………68 2.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan…………………………………….69 Kết luận ................................................................................................................................... 67 Tài liệu tham khảo. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai nhà ở trường Đại Học kinh tế Quốc Dân do PGS-TSKH Lê Đình Thắng chủ biên. Nguồn liên giám thống kê 1986-2001 cục thống kê thành phố Hà Nội. Báo cáo chuyên đề '' định hướng sử dụng đất thời kỳ 2000-2010'' một số ngành lĩnh vực của thành phố Hà Nội. Luật đất đai 1993 sửa đổi bổ sung 1998 và 2001. Báo cáo kết quả hoạt động của sở dịa chính nhà đất của thành phố Hà Nội các năm 2000, 2001, 2002. Nghị định 68/2001/NĐ-CP 1/10/2001 về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Tạp chí cộng sản số 10 tháng 4 năm 2002 bài của TRiệu văn Bé. Chỉ thị 15/CôNG TY-UB 24/4/2001 vcủa thành phố Hà Nội về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai kiên quyết sử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố. Nghị định 22/1998/NĐ-CP 24/4/1998 của chính phủ về vệc định giá đất đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi giải phóng mặt bằng để phục vụ cho an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia. Nghị định của chính phủ 72/2001/NĐ-CP 5/10/2001 về việc phân loại đô thị. Nghị định 87/1994/NĐ-CP 14/4/1994 về việc quy định khung giá các loại đất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100738_do_thi_0463.pdf
Luận văn liên quan