Tiểu luận Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam

Đây chính là chiến lược lâu dài của mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới trong nghiệp vụ thanh toán ngân hàng, tìm hiểu kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới trong công tác lập và xuất trình bộ chứng từ. Đồng thời đây cũng là tiền đề để tiến tới việc áp dụng chứng từ điện tử trong thanh toán xuất nhập khẩu ởnước ta.

pdf128 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10959 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khoản chứng từ khi L/C yêu cầu phải xuất trình một giấy chứng nhận xuất xứ từ CHLB Đức. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ nhầm lẫn trong việc lập bộ chứng từ thanh toán và cũng rất dễ gây bất đồng giữa cách hiểu của các Ngân hàng về yêu cầu của bộ chứng từ thanh toán. - Sự bất đồng quan điểm giữa các Ngân hàng về sự thống nhất giữa các chứng từ trong một bộ chứng từ thanh toán. Thực tế, quan điểm của các ngân hàng có thể khác nhau về một trường hợp thực tế mà điều này cũng không vi phạm quy định của UCP 500. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng UCP 500 chỉ đưa ra khung pháp lý cho các bên tham gia quan hệ thư tín dụng và tiêu chuẩn kiểm tra bộ chứng từ là do tập quán ngân hàng quốc tế. Thậm chí tiêu chuẩn tập quán ngân hàng quốc tế được phản ánh trong UCP rất ít và mơ hồ. Bởi vậy, ngân hàng phải tự quyết định những tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của riêng mình và điều này sẽ gây không ít mâu thuẫn trong khâu kiểm tra chứng từ giữa các ngân hàng khác nhau. Lấy làm ví dụ, trong trường hợp chứng thư Fumigation Certificate, cơ quan đóng dấu sửa bằng con dấu có khắc chữ: “correct alteration”. Với con dấu này, ngân hàng nước ngoài cho đó là bất hợp lệ chứng từ nhưng cuối cùng vẫn chấp nhận thanh toán. Chỉ riêng điều này cũng đủ cho thấy sự không nhất quán ngay cả trong bản thân một ngân hàng. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 86 Để tạo được sự thống nhất giữa các ngân hàng trong việc kiểm tra chứng từ, các ngân hàng ở nước ta không chỉ đơn thuần áp dụng chặt chẽ UCP 500 và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước mà còn phải đúc kết kinh nghiệm qua thực tế phát sinh và học hỏi kinh nghiệm của nhau, của các ngân hàng trên thế giới, cố gắng từng bước tiến tới sự hoàn thiện và thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Một giải pháp hữu hiệu hiện nay là để Việt Nam tham gia vào các tổ chức ngân hàng quốc tế. Các tổ chức này sẽ đưa ra những hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ cụ thể hơn so với UCP 500. Quan hệ với các ngân hàng thành viên cùng trong tổ chức sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam không bị chèn ép trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung. Theo đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng sẽ được hưởng nhiều thuận lợi. Thêm nữa, ngay cả các tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế thích hợp vẫn thay đổi theo thời gian phản ánh sự thay đổi của hoàn cảnh và các vấn đề mới phát sinh mà UCP 500 do tính phổ biến toàn cầu của nó không dễ gì sửa đổi ngay được. Ngược lại, các tài liệu hướng dẫn của một tổ chức hoạt động ngân hàng thế giới cho các ngân hàng thành viên có thể thay đổi dễ dàng hơn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng như Hiệp hội ngân hàng thế giới hoặc các hiệp hội ngân hàng khu vực đều đưa ra những tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ riêng của mình. Điều cần làm trong bối cảnh Việt Nam trước mắt là cần có sự chưng cầu ý kiến các thành viên trong Hiệp hội ngân hàng Việt Nam về thống nhất cách hiểu UCP 500 và pháp điển hoá thành văn bản pháp luật có tính bắt buộc đối với mọi ngân hàng thành viên. 2.1.2. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên ngân hàng. Việc thanh toán trong ngoại thương có diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ củabản thân những người làm công tác thanh toán quốc tế tại các ngân hàng. Chính vì vậy, tăng cường đào tạo các thanh toán viên giỏi về nghiệp vụ cũng chính là một trong những chiến lược của các ngân hàng nhằm đảm bảo công tác kiểm tra chứng từ, tư vấn về chứng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 87 từ cho khách hàng đạt hiệu quả cao, tránh sai sót, nhầm lẫn và chậm chễ trong thanh toán quốc tế. 2.1.3. Tư vấn cho nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ có sai biệt. Qua thực tế tại các ngân hàng, ta có thể thấy rằng bộ chứng từ thanh toán bị gặp sai sót không phải là ít. Điều này dẫn đến bộ chứng từ được chuyển qua lại nhiều lần để chỉnh sửa, gây tốn kém về mặt thời gian và chi phí. Bởi vậy, cho dù khi ngân hàng không thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ thì với tinh thần trách nhiệm để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, thông thường khi kiểm tra nếu bộ chứng từ có sai sót thì tiến hành tư vấn khách hàng như sau: - Sai sót có thể sửa chữa hoặc thay thế thì đề nghị khách hàng sửa chữa hoặc thay thế. - Sai sót không thể sửa chữa hay thay thế được thì đề nghị khách hàng xin tu chỉnh L/C (nếu có thể) hoặc thông báo cho ngân hàng phát hành nêu rõ các sai sót, xin chấp nhận thanh toán. - Sai sót không được chấp nhận thì đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu hoặc trả lại chứng từ cho họ. Trong thực tế, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam do chưa hiểu biết rõ về thanh toán trong thư tín dụng với những ưu thế của nó về trách nhiệm của ngân hàng phát hành và quyền lợi của người hưởng lợi khi xuất trình chứng từ, cho nên khi biết bộ chứng từ có sai sót gì thì họ thường yêu cầu ngân hàng chuyển chứng từ đi để thanh toán theo phương thức nhờ thu. Nếu làm như vậy thì tự bản thân người xuất khẩu gây bất lợi cho mình vì lúc đó bộ chứng từ sẽ được xử lý theo quy tắc thống nhất về nhờ thu URC. Hơn nữa, nếu áp dụng theo URC, có nghĩa chứng từ mất quyền được bảo đảm với điều lệ UCP 500 mà theo đó ngân hàng phát hành phải thực hiện đúng nhiệm vụ kiểm tra chứng từ trong thời gian hợp lý là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ, nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành sẽ bị mất quyền từ chối thanh toán. Ngoài ra nếu bộ chứng từ có sai biệt và ngân hàng phát hành có theo ý kiến riêng của mình tiếp xúc KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 88 người mở L/C về việc chấp nhận sai biệt, thì điều này cũng không được vượt quá thời hạn 7 ngày làm việc. Trong khi đó URC cho phép ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận có thể không cần kiểm tra bộ chứng từ, hoặc thông báo những sai biệt vượt thời hạn quy định cho phía xuất trình có nghĩa là họ không bị khống chế thời gian thông báo, họ chỉ hành động đúng theo như các điều khoản của URC, không bị ràng buộc với cam kết sẽ thanh toán trong L/C nữa, điều này hoàn toàn ngược với L/C quy định áp dụng theo UCP 500 và trái với tập quán quốc tế về giao dịch tín dụng chứng từ. Tuy nhiên chọn gửi bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nào là của người hưởng lợi, nhưng ngân hàng với bề dày trong kinh nghiệm thanh toán quốc tế cũng như có trình độ hiểu biết về thanh toán theo tín dụng chứng từ và luôn lấy phương châm phục vụ khách hàng đến mức tối đa nên tư vấn cho khách hàng: khi bộ chứng từ có sai biệt, người hưởng nên yêu cầu chuyển chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán (on approval) và ghi rõ áp dụng theo UCP 500 (Document are remitted on approval subject to uniform customs and practice for D/C, 1993 Revision ICC publication No. 500) chứ không nên gửi trên cơ sở nhờ thu (on collection). 2.1.4. Trang bị hệ thống kiểm tra và xử lý thông tin hiện đại. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp ngân hàng có thể kiểm tra chứng từ tốt hơn, hiệu quả hơn và có thể theo kịp hệ thống ngân hàng tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, đây cũng chính là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiệp vụ ngân hàng một khi thanh toán sử dụng chứng từ điện tử được áp dụng tại nước ta. Cụ thể: - Xây dựng phần mềm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, giảm bớt những thao tác thừa của thanh toán viên, kiểm soát viên. - Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho công tác thanh toán. Cố gắng trang bị cho mỗi cán bộ một máy vi tính để tiến hành xử lý nghiệp vụ một cách thành KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 89 thạo, tránh tình trạng chờ đợi hoặc chậm chễ trong công tác kiểm tra bộ chứng từ. - Có hệ thống thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, cập nhật về các dữ liệu thông tin liên quan đến nghiệp vụ, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác trên thế giới. - Tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin khách hàng bao gồm nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, hình thành Ngân hàng dữ liệu phục vụ mục đích khai thác sử dụng. 2.2. Đối với đơn vị làm công tác lập chứng từ. 2.2.1. Cách thức khắc phục những sai biệt trong việc lập bộ chứng từ. Như đã đề cập ở phần trên, công tác lập bộ chứng từ thanh toán hay gặp phải những sai sót về nội dung và hình thức, đặc biệt là trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Để tránh khỏi những phiền toái, tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình xuất trình bộ chứng từ ra ngân hàng để thanh toán, các doanh nghiệp, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp làm công tác lập chứng từ cần phải kiểm tra một số chi tiết sau: - Xem những chứng từ thiết yếu (quan trọng) có bị thiếu hay không, chứng từ lập có phù hợp với quy định của L/C hay không,… - Trị giá lô chứng từ xuất trình không vượt quá trị giá của L/C, nếu L/C cho phép giao hàng từng phần thì trị giá lô hàng không được vượt quá số dư của L/C. Cụ thể khi tạo lập từng loại chứng từ doanh nghiệp cần chú ý: a. Hối phiếu thương mại: - Trọn bộ hối phiếu gồm 2 bản (bản 1 phải ghi số 1, bản 2 phải ghi số 2). Khi xuất trình tại ngân hàng thì doanh nghiệp là người bán phải xuất trình một bộ đầy đủ (2 bản) và một bản copy để Ngân hàng lưu. - Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký phát trên hối phiếu. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 90 - Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày phát hành vận đơn và trong thời hạn hiệu lực của L/C hay không. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền. - Số tiền trên hối phiếu phải nằm trong trị giá của L/C và phải bằng 100% trị giá hoá đơn. - Thời hạn ghi trên hối phiếu phải đúng như L/C quy định. Trên hối phiếu phải ghi At sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc at...days sight nếu là thanh toán có kỳ hạn. - Những thông tin của các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu như tên và địa chỉ cần phải ghi chính xác. Đặc biệt, cần chú ý mục To trên hối phiếu phải được ghi chính xác: *. Nếu L/C chỉ yêu cầu ghi tên ngân hàng trả tiền thì trên B/E cũng sẽ thể hiện tên của ngân hàng. *. Nếu L/C yêu cầu cả tên và địa chỉ thì trên B/E cũng phải ghi đầy đủ. *. Nếu L/C quy định “available by payment at sight for 100% drawn on applicant” thì hối phiếu phải được ký phát cho người mở L/C. *. Nếu L/C yêu cầu “available...drawn on us” có nghĩa là “drawn on issuing bank” thì hối phiếu sẽ thể hiện mục To là ngân hàng mở L/C. *. Ngân hàng ký phát là ngân hàng chi nhánh hoặc là một ngân hàng khác do Ngân hàng mở chỉ định thì trên hối phiếu cũng phải thể hiện đúng tên ngân hàng như chỉ định. - Số và ngày của L/C ghi trên hối phiếu phải chính xác. - Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần thiết. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông báo hoặc hối phiếu được kýphát theo lệnh của ngân hàng thông báo. - Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hay chưa (và có dấu Công ty của Người thụ hưởng nếu yêu cầu). Cần chú ý chỉ đóng dấu ở những chứng từ được yêu cầu và hạn chế xuất hiện dấu có tiếng Việt ở mức thấp nhất. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 91 - Không sửa chữa tẩy xoá trên hối phiếu. b. Hoá đơn thương mại: - Số bản hoá đơn chính, phụ phải đủ như L/C yêu cầu và phù hợp với Điều 20(c) (i) (ii) của UCP 500. Cũng cần lưu ý những trường hợp sau: *. Nếu L/C yêu cầu “Signed commercial invoice” thì hóa đơn phải có chữ ký người bán. *. Nếu L/C không nói gì về loại hoá đơn thì người bán phải xuất trình số lượng hoá đơn như yêu cầu và trong đó phải có ít nhất một bản có dấu “ORIGIN”. - Không xuất trình hoá đơn tạm, trừ khi L/C yêu cầu - Phải được công chứng, được hợp pháp hoá hoặc được cấp thị thực nếu L/C yêu cầu. - Mục miêu tả hàng hoá phải phải phù hợp với L/C và đồng nhất với Vận đơn đường biển hoặc Vận đơn hàng không. Nếu L/C có yêu cầu những ghi chú trên mô tả hàng hoá thì hoá đơn cũng phải thể hiện. - Các điều khoản của hợp đồng được chỉ rõ, ví dụ C&F, CIF hay FOB. - Mục dữ kiện người nhận hàng phải phù hợp với L/C. - Số tiền trên hoá đơn phải chính xác: *. Trị giá hoá đơn phù hợp với hối phiếu, trừ khi sự sai biệt được L/C cho phép. *. Nếu giao hàng từng phần không cho phép thì tổng trị giá hoá đơn phải nằm trong dung sai cho phép của L/C. *. Nếu giao hàng từng phần cho phép thì trị giá hóa đơn có thể nhỏ hơn trị giá L/C, nhưng giao hàng lần cuối cùng thì tổng trị giá của tất cả các lần giao hàng có thể nhỏ hơn trị giá L/C tối đa là 5%. *. Đối với hàng chuyên chở dạng rời thì dung sai cho phép là 5% cho số lượng và số tiền như số tiền thanh toán không được vượt quá số tiền quy định trên L/C. - Cách tính toán, các yếu tố thêm vào phải phù hợp với yêu cầu của L/C. Các loại chi phí như phí bảo quản, điện phí, phí hoa hồng, chiết khấu không được nêu trong hoá đơn, trừ khi L/C cho phép. - Hoá đơn thương mại phải được người xuất khẩu ký. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 92 - Ngày lập hoá đơn phải trước hoặc bằng với ngày ký vận đơn. - Người lập hoá đơn phải phù hợp với quy định của L/C về tên gọi công ty, địa chỉ, số telex, phone, số fax, thông thường người lập hóa đơn là người thụ hưởng L/C hay là nhà sản xuất. Nhưng nếu trên L/C không ghi rõ ai là người lập hoá đơn thì người hưởng phải lập. Nếu L/C ghi “Commercial Invoice by a third party is acceptable” thì một người khác không phải là người thụ hưởng là người lập Hoá đơn. c. Vận đơn đường biển: - Chú ý ngày tàu đi: ngày tàu đi là ngày thuyền trưởng hay hãng tàu ký B/L. Ngày tàu đi không được sau ngày giao hàng trễ nhất và nằm trong thời hạn quy định của L/C. - Số lượng vận đơn: *. Thông thường phải xuất trình một bộ đầy đủ vận đơn gốc. *. Nếu L/C quy định 2/3 bản nộp vào ngân hàng thì người bán phải nộp 2 bản chính và một bản copy, còn nếu quy định nộp 3/3 bản thì người bán nộp 3 bản chính và một bản copy. - Về hành trình vận chuyển và vấn đề chuyển tải, cần phải chú ý những trường hợp sau: *. Nếu L/C không cho phép chuyển tải: nếu là vận chuyển bằng container thì vận đơn thể hiện việc chuyển tải vẫn được chấp nhận miễn là hàng hóa được vận chuyển theo hành trình như quy định trong L/C. Nếu vận chuyển hàng rời thì vận đơn thể hiện hàng hóa được xếp và dỡ theo cảng được quy định trong L/C. *. Nếu L/C cho phép chuyển tải: Ngoài việc thể hiện cảng chuyển tải thì việc vận chuyển phải tuân theo hành trình quy định trong L/C. - Về số lượng hàng giao thể hiện trên vận đơn thì phải thể hiện việc giao đủ số lượng trên Invoice. Nếu L/C không cho phép giao hàng từng phần thì vận đơn phải thể hiện việc giao đủ số lượng trên L/C (có dung sai nếu L/C quy định). KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 93 - Mô tả hàng hoá trên vận đơn có thể chung chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C. - Cần xuất trình đúng loại B/L theo yêu cầu của L/C. Ví dụ, L/C quy định Ocean B/L nhưng người bán xuất trình Combined B/L là không đúng. Với các vận đơn không có giá trị thanh toán như Vận đơn hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L), vận đơn nhận hàng để gửi (received for shipment B/L... thì không nên xuất trình. Nếu có xuất trình thì phải được quy định trong L/C. - Người ký phát vận đơn phải có đủ thẩm quyền. Ví dụ, vận đơn phải do: *. Người chuyên chở *hãng tàu vận tải) ký thì sau chữ ký của người chuyên chở thể hiện “as the carrier” *. Thuyền trưởng ký: “as the Master” *. Đại lý hãng vận tải ký: “as agent for the Carrier”. Người ký phải thể hiện rõ chức danh và năng lực của chính họ. *. Đại lý của thuyền trưởng ký: “On behalf of Mr...(name). As the Master”. Người ký cũng phải thể hiện rõ chức danh và năng lực của chính họ. Chú ý, nếu vận đơn do nhân viên giao nhận lập thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. - Tên và địa chỉ của người nhận hàng cần chú ý những trường hợp sau: *. Nếu trong L/C quy định “Full set of original of clean on board ocean B/L showing L/C No. made out to order of shipper and blank endorsed...” thì người gửi hàng ký hậu để trắng (chỉ ký tên và không ghi tên người được hưởng lợi tiếp theo). Trong phần Consignee thì chỉ ghi “to order” - tức là ai cầm vận đơn này đều có thể đi nhận hàng. *. Nếu trong L/C có quy định “...made out to order of issuing bank...” thì phần Consignee phải ghi “to order of tên và địa chỉ ngân hàng phát hành.” Trong trường hợp này, người nhập khẩu chỉ có thể đi nhận hàng khi có chữ ký hậu của ngân hàng phát hành. Trường hợp này xảy ra khi người nhập khẩu không ký quỹ đủ. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 94 *. Nếu trong L/C quy định “...made out to order of applicant..” thì ở phần Consignee là “to order of” + tên và địa chỉ của người xin mở L/C. Trường hợp này xảy ra khi khách hàng ký quỹ đủ. - Trên vận đơn cần phải thể hiện “On board” hoặc “Shipped on board” và người ký vận đơn ghi thêm vào ngày tháng (ngày giao hàng), tên tàu, cảng xếp hàng, chữ ký của người chuyên chở,...Trừ khi L/C cho phép, B/L ghi “On desk” sẽ không được ngân hàng chấp nhận. - Nếu vận đơn có dòng chữ “tàu dự định”, hay một ghi chú tương tự như vậy thì tên của con tàu mà hàng đã được bốc lên phải được ghi rõ trong ghi chú “on board” cho dù tên tàu thực tế và tàu dự định là một và giống nhau. - Vận đơn phải nêu “cảng bốc hàng” và “cảng dỡ hàng” theo như quy định của L/C, cho dù được mô tả trong L/C là “giao hàng từ” và/ hoặc “giao hàng đến”. - Nếu vận đơn nêu nơi nhận hàng để chở khác cảng bốc hàng thì ghi chú “on board” phải nêu rõ: *. Cảng bốc hàng như L/C quy định. *. Tên tàu mà hàng hoá đã được bốc lên *. Ngày giao hàng lên tàu. (Ngay cả khi cảng bốc hàng và / hoặc tên tàu đã được nêu ở mục khác trên vận đơn.) - Vận đơn có hoàn hảo hay không. Trừ khi L/C cho phép, ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán những vận đơn không hoàn hảo (theo UCP 500) - Tuỳ theo điều kiện giao hàng FOB, CIF, C&F, CIP,...(Incoterm 2000) hoặc có điều kiện đặc biệt khác được quy định trong L/C mà cước phí vận tải được ghi trên B/L có thể là đã trả (Freight prepaid) hoặc chưa trả thu sau (Freight collect). Cần kiểm tra thống nhất sự ghi chú cước phí và điều kiện giao hàng nhận hoạt động với tư cách là người chuyên chở hay là đại lý của người chuyên chở đích danh thì ngân hàng mới chấp nhận chứng từ vận tải do người giao nhận lập, tức là B/L do tổ chức IATA ký phát. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 95 - Mọi sửa đổi bổ sung trên vận đơn phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu. Ngoài ra, trên thực tế, B/L nên lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành, bởi nếu vận đơn lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành, người mua hàng cần phải được ngân hàng ký hậu B/L hoặc bảo lãnh mới có thể nhận hàng được. Khi ngân hàng phát hành đã phát hành ký hậu B/L hoặc bảo lãnh cho người mua đi nhận hàng thì ngân hàng phát hành sẽ phải có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng kể cả trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có sai sót. Việc vận đơn lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành còn hạn chế rủi ro trong trường hợp thất lạc hoặc mất B/L, bởi nếu B/L lập theo lệnh Ngân hàng thì cho dù rơi vào tay ai cũng không đi nhận hàng được. Trường hợp vận đơn lập theo lệnh của người mua hoặc vận đơn lập theo lệnh ký hậu để trống thì nói chung khá rủi ro, đặc biệt nếu một phần bộ vận đơn được gửi trực tiếp đến người mua, bởi người mua có thể nhận hàng mà hoàn toàn không gắn được với trách nhiệm của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp đó, nếu bộ chứng từ xuất trình có sai sót thì sẽ bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán mặc dù người mua đã nhận hàng. d. Chứng từ bảo hiểm: - Ngày lập chứng từ bảo hiểm trước hoặc bằng với ngày giao hàng. Ngày lập chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ là “Bảo hiểm có hiệu lực chậm nhất là ngày bắt đầu vận chuyển” thì mới được xem là hợp lệ. - Cần lưu ý chứng từ bảo hiểm có đúng L/C yêu cầu không (là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm), có đúng do công ty bảo hiểm hoặc đại lý của họ phát hành hay không. Tên công ty bảo hiểm phải theo yêu cầu của L/C. Nếu L/C không yêu cầu thì người bán có thể lựa chọn công ty bất kỳ. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không chấp nhận chứng từ bảo hiểm do môi giới bảo hiểm cấp (điều 34 UCP 500). Nếu có tái bảo hiểm thì phải ghi tên công ty tái bảo hiểm. - Trừ khi có quy định khác của L/C, có thể chấp nhận bảo hiểm đơn theo hợp đồng bảo hiểm bao được ký trước bởi công ty bảo hiểm/ người được uỷ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 96 quyền/ đại lý bảo hiểm. Có thể chấp nhận bảo hiểm đơn thay cho giấy chứng nhận bảo hiểm (điều 34(d) UCP 500). Chú ý: không chấp nhận hợp đồng bảo hiểm bao trừ khi L/C cho phép. - L/C và hợp đồng yêu cầu mua loại bảo hiểm gì thì phải mua loại bảo hiểm đó. Thông thường trong L/C quy định điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (all risk), rủi ro chiến tranh (war risk), rủi ro đình công (strike risk),..Nếu không quy định thì người bán có thể mua điều kiện ICC (C). - Số bản của chứng từ bảo hiểm: nếu L/C không quy định thì người bán có thể xuất trình 2 bản (chính). Nhưng thông thường L/C quy định xuất trình 3 bản gốc. - Nếu L/C quy định bảo hiểm bồi thường tới đâu thì trên chứng từ bảo hiểm phải ghi đúng địa điểm đó. Nếu L/C không nói gì thì bảo hiểm hàng hoá thường tại cảng tới cuối cùng. - Các chứng từ bảo hiểm phải được ký hoặc ký hậu bởi người gửi hàng: *. Nếu L/C quy định phải ký hậu thì người mua bảo hiểm lật mặt sau ký tên và đóng dấu. *. Nếu L/C không nói gì hết thì người mua vẫn phải ký hậu. *. Nếu L/C có quy định chứng từ bảo hiểm “endorsed to...bank” thì người mua bảo hiểm lật mặt sau ký tên đóng dấu và ghi thêm “Pay to the order of...bank”. *. Nếu L/C quy định chứng từ bảo hiểm “To order and endorsed in blank” thì người mua bảo hiểm lật mặt sau ký tên đóng dấu và ghi “Pay to order of (tên người giữ chứng từ cuối cùng)”. - Số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng 110% trị giá CIF hoặc CIP (nếu L/C không có quy định khác). Chú ý: nếu trị giá CIF hoặc CIP không thể xác định được thì ngân hàng chấp nhận tối thiểu 110% số tiền thương lượng/ chấp nhận/ thanh toán, hoặc 110% trị giá hóa đơn, tuỳ theo số tiền nào lớn hơn. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 97 - Các chi tiết về tên người mua bảo hiểm: khi L/C quy định phải có hợp đồng bảo hiểm trong bộ chứng từ thì người mua bảo hiểm phải là người bán hoặc là người cung cấp hàng hoá (lúc này giá bán là CIP, CIF,...). - Các nội dung hàng hoá trên chứng từ phải chính xác, phù hợp với L/C. Tuy nhiên, theo điều 37c UCP 500 thì việc mô tả hàng hoá có thể chung chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C. e. Phiếu đóng gói: - Cần đặc biệt lưu ý phần mô tả hàng hoá trên phiếu đóng gói phải phù hợp với các quy định của L/C và các chứng từ khác vì đây là phần dễ gặp sai sót nhất. - Các điều kiện đóng gói phải được nêu chính xác. - Phải có những ghi chú về điều kiện của hàng hoá như L/C yêu cầu. Ví dụ, L/C yêu cầu “Beneficiary’s certificate certify that each carton must be including 7 bags...” thì ngoài việc đáp ứng yêu cầu cảu L/C bằng cách lập một giấy chứng nhận ghi rõ là đáp ứng yêu cầu của L/C thì trên Packing list vẫn phải nên ghi chú trên mẫu có đính kèm. f. Giấy chứng nhận xuất xứ: - Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ phải là nơi được chỉ định trong L/C. - Người cấp giấy chứng nhận phải ký. Người ký phát hành phải như L/C quy định, nếu L/C không quy định thì có thể chấp nhận chứng từ do người hưởng lợi phát hành. Chú ý: ngân hàng sẽ không chấp nhận một chứng từ do người hưởng phát hành nếu L/C yêu cầu người phát hành chứng từ là “hàng đầu”, “địa phương”, “nổi tiếng”,... - Các nội dung kê khai trên C/O phải nhất quán với các chứng từ khác và phù hợp với L/C. - Ngày lập C/O phải trước ngày B/L. - Loại C/O phải đúng với quy định của L/C. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 98 g. Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa - Điều cần lưu ý nhất khi lập các chứng từ này là xem chúng có ghi xác nhận tương ứng với tên gọi hay không. Ví dụ, trên giấy chứng nhận về số lượng thì phải có dòng xác nhận về số lượng hàng giao đủ hay thiếu bao nhiêu của người có thẩm quyền lập giấy này và phải có chữ ký và con dấu thẩm quyền của người ký. - Khi thoả thuận về các giấy chứng nhận này cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi các giấy này có tác dụng quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Cần phải quy định rõ kiểm tra lần cuối sẽ được thực hiện ở đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. - Nội dung của các giấy này phải hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của L/C như mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chi tiết về các bên,... h. Các giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: - Các giấy này nên do những cơ quan giám định có uy tín cấp để tạo uy tín cao trong kinh doanh. Đồng thời phải có chữ ký và con dấu của người có thẩm quyền ký. 2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ của người làm công tác lập bộ chứng từ: Để đạt hiệu quả cao trong công tác khắc phục những hạn chế của bộ chứng từ thanh toán trong ngoại thương hiện nay, việc đào tạo cán bộ trực tiếp lập bộ chứng từ chiếm vai trò rất quan trọng. Trước hết, muốn lập bộ chứng từ cho tốt, người lập bắt buộc phải hiểu biết về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và phải am hiểu về từng loại chứng từ, yêu cầu của từng thị trường, bạn hàng, mặt hàng về bộ chứng từ thanh toán. Hơn nữa, chứng từ thông thường được lập bằng tiếng Anh nên người lập tất yếu cần thông thạo thứ ngoại ngữ này. Hơn nữa, công tác phổ cập kiến thức về luật nói chung và các luật lệ quốc tế nói riêng như UCP 500 về cả chiều rộng và chiều sâu cho những người làm thanh toán quốc tế là rất cần thiết. Nâng cao hiểu biết để vận dụng đúng đắn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 99 UCP 500 chính là một giải pháp lâu dài, căn bản nhất để hạn chế những hạn chế trong việc lập bộ chứng từ. Bởi lẽ đó, việc đào tạo cán bộ nên được các doanh nghiệp đề cao trong chiến lược kinh doanh của mình bằng cách thường xuyên cử cán bộ đi tu nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ, tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn,... 2.2.3. Tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Đây chính là chiến lược lâu dài của mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới trong nghiệp vụ thanh toán ngân hàng, tìm hiểu kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới trong công tác lập và xuất trình bộ chứng từ. Đồng thời đây cũng là tiền đề để tiến tới việc áp dụng chứng từ điện tử trong thanh toán xuất nhập khẩu ở nước ta. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS Hoàng Văn Châu - Giáo trình “Vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu” - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - 1999. 2. Trần Văn Chu (chủ biên) - Hà Quốc Hội - Giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội - 1999. 3. ThS. Nguyễn Thị Phương Liên- Ths. Nguyễn Văn Thanh - TS. Đinh Văn Sơn- Giáo trình “Thanh toán và tín dụng quốc tế” - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội - 2000. 4. Hà Thị Ngọc Oanh - Giáo trình “Thực hành kinh doanh thương mại quốc tế”- Nhà xuất bản Giáo dục - 1999. 5. PTS Lê Văn Tề - Giáo trình "Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế" - Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh - 1994. 6. PGS. PTS. Lê Văn Tề - Giáo trình “Thanh toán quốc tế” - Nhà xuất bản thống kê - 2000. 7. PGS. TS Võ Thanh Thu và TS. Đoàn Thị Hồng Vân - Giáo trình “Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam”- Nhà xuất bản thống kê- 1996. 8. PGS Đinh Xuân Trình - Giáo trình “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương”- Nhà xuất bản Giáo dục - Trường Đại học Ngoại Thương - 1998. 9. PGS Vũ Hữu Tửu - Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương” - Nhà xuất bản giáo dục - 1998. 10. PSG. TS. Đoàn Thị Hồng Vân - Giáo trình “Kỹ thuật ngoại thương”- Nhà xuất bản thống kê - 2002. 11. Kinh tế Việt Nam 2001 (Vietnam’s Economy in 2001) - Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (General institute for economic management) - Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia - 2002. 12. Annual report 2001 of Bank for Foreign Trade of Vietnam. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 13. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - bản sửa đổi 10/1993 có hiệu lực áp dụng từ 01/01/1994- UCP 500 của Phòng Thương mại quốc tế, ICC soạn thảo. 14. Luật thống nhất về hối phiếu năm 1930 (Uniform Law for Bills of Exchange, viết tắt là ULB 1930) của Phòng Thương mại quóc tế ICC soạn thảo. 15. Luật hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế - Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp quốc, kỳ họp thứ 15, New York, ngày 26 tháng 7 đến 6 tháng 8, 1982, tài liệu số A/CN 9/11 ngày 18 tháng 2, 1982. 16. Quyết định số 444/2002/QĐ - Ttg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử. 17. Các biên bản nghiệp vụ về quy trình thanh toán L/C và chiết khấu bộ chứng từ của Ngân hàng Ngoại Thương. 17. "Tình hình xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm"- Tạp chí Ngoại thương số tháng 10 năm 2002. 18. Nguyễn Hữu Đức - bài "Vận đơn đường biển theo lệnh: một số vấn đề cần lưu ý"- Tạp chí Ngân hàng số 5/2001 Nguyễn Hữu Đức- "Vấn đề ngân hàng phát hành chuyển giao chứng từ cho khách hàng mở L/C kiểm tra"- Tạp chí Ngân hàng số 7/2002. Ngô Xuân Hải- bài "Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp"- Tạp chí Ngân hàng số 7/2002. "Kinh tế đối ngoại của nước ta trong chiến lược kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010"- Tạp chí Ngân hàng số 8/2002 19. Đặng Trần Lệ Thuỷ - "Chứng từ điện tử- Từng bước mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại"- Báo Ngân hàng Ngoại Thương số 108 (7/2002) 20. Ths. Nguyễn Thu Thuỷ- ĐH Ngoại Thương và Ths. Nguyễn Tú Anh- ĐH Thăng Long- "Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và triển vọng vào thị trường EU"- Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 1 (75) 2002 21. "Nhập gia thì phải tuỳ tục. Doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ cần hiểu rõ quy định Hải quan của nước này."- Báo Đầu tư số tháng 6/2002 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 22. Hàn Giang - "Đẩy mạnh thanh toán điện tử- Dỡ bỏ trở ngại của thương mại điện tử "- Thời báo kinh tế - số 114 năm 2000 An Yên - "Phát triển thương mại điện tử- Những điều còn thiếu ở Việt Nam"- Thời báo kinh tế số 27 năm 2001. 23. Thời báo kinh tế Việt Nam số 143 (28/11/2001). 24. "Kinh doanh chứng từ điện tử - bước đột phá của ngành Ngân hàng" (Ngọc Lý- VASC Orient- 15/03/2002). KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 PHỤ LỤC (CÁC MẪU CHỨNG TỪ CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU) 1. Invoice 2. Packing list 3. Insurance Certificate 4. Fumigation certificate 5. Phytosanitory Certificate 6. Quality and Quantity Certificate 7. Certificate of Origin form A, form O, form X. 8. Multiple country declaration. Mẫu Invoice 1 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 (Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của đơn vị xuất khẩu) INVOICE No._ _ _ _ _ _ _ _ Date: _ _ _ _ _ _ _ INVOICE of _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ for account and risk. MESSRS. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ shipped per _ _ _ _ _ _ _ _ _ _from_ _ _ _ _ _ _ _ _ _to_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ by the undersigned. Description Quantity Price Unit Price TOTAL TOTAL: ORIGIN OF GOODS:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _MARKS & NOS. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (Signed) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Mẫu Invoice 2 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của đơn vị xuất khẩu) ______________________________________________________ Date:_ _ _ _ _ _ _ Cable address:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ INVOICE No._ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Contract No:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ For an account and risk of Messrs: Means of transport: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ L/C No. _ _ _ _ _ Dated _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Place of departure:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Place of destination: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Transport receipt B/L No. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ WEIGHT DELIVERED IN US DOLLARS MARKS & NO. DESCRIPTION OF GOODS NUMBER OF PACKAGES GROSS NET UNIT PRICE AMOUNT Say: In _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (Signed) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Mẫu Packing List 1 _ _ _ _ _ _ _ PACKING LIST (Tên công ty) Date:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Messrs._ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Invoice No. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Shipperd per_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Sailing on or about_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ From _ _ _ _ _ _ _ to_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Content Net Weight Gross Weight Measurement Case No. Quantity Per case @kgs Kgs @kgs Kgs. @m3 m3 TOTAL PACKING: IN EXPORT STANDARD PACKING _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (Signed) Case Mark KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Mẫu Packing List 2 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của đơn vị xuất khẩu) ______________________________________________________ Date:_ _ _ _ _ _ _ Cable address:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Packing List No._ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Contract No:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ For an account and risk of Messrs: Means of transport: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ L/C No. _ _ _ _ _ Dated_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Place of departure:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Place of destination: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Transport receipt B/L No. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ WEIGHT DELIVERED MARKS & NO. DESCRIPTION OF GOODS NUMBER OF PACKAGES GROSS NET Say: In _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (Signed) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM INSURANCE CERTIFICATE Số . No. Tên và địa chỉ người được bảo hiểm Name and address of the Insured_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM nhận bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu kê khai dưới đây theo quy định của Quy tắc chung bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường biển (QTC 1990) The Vietnam Insurance Company, hereby agree to insure the following import Cargo subject to the General Conditions of Marine Insurance on Goods (GCMI 1990) Đơn vận tải số B/L No. Số kiện Number of packages Trọng lượng Weight Tên hàng hoá bảo hiểm Goods insured Số tiền bảo hiểm (giá trị bảo hiểm) Amount insured (and so valued) Tổng số tiền bảo hiểm CIF Phí bảo hiểm Total amount insured_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _Premium_ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ Điều kiện bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm Condition of insurance_ _ _ __ _ __ _ _ _ _ _ _ _ Rate_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Tên tàu vận chuyển Ngày khởi hành Name of Vessel_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _Sailing on or about_ _ _ _ _ _ Đi từ Chuyển tải Đến From_ _ _ _ _ _ _ _ _ _Transhipment_ _ _ _ __ _ _ _ _ _To_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Nơi và cơ quan giám định tổn thất In the event of loss, apply for survey to_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Hà nội ngày dated_ _ _ _tháng _ _ _ năm 20_ _ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM The Vietnam insurance Company KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Giấy chứng nhận khử trùng BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM MINISTRY OF AGRICULTURE AND FOODSTUFF INDUSTRY CÔNG TY KHỬ TRÙNG VIỆT NAM VIETNAM FUMIGATION COMPANY Head office 29 Ton Duc Thang Str Ho Chi Minh City Tel: 84.8.225609 - Fax: 84.8.299517 GIẤY CHỨNG NHẬN KHỬ TRÙNG FUMIGATION CERTIFICATE No. _ _ _ _ _ _/V.F.C Nay chứng nhận lô hàng có chi tiết dưới đây: We hereby certify that the cargo with following details: - Tên hàng (Name of the commodity)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ - Trọng lượng (Weight) _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ - Số lượng (Quantity) _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ - Ký mã hiệu (Mark) _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ - Phương tiện chuyên chở (Mean of conveyance)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ - Quốc tịch (Nationality) _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ - Đã được khử trùng bằng thuốc (Has bên fumigated with) _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ - Liều lượng (Dosage) _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ - Thời gian (Duration of exposure) _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ - Địa điểm (Place of fumigation) _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ - Ngày khử trùng (Date of fumigated)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _Date_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Managing Director KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật BỘ NÔNG NGHIỆM VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ministry of agriculture and food industries SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Plant production & Protection Department Independence - Freedom - Happiness GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT Phytosanitary Certificate Số No:_ _ _ _ _ _ _ _ _ Gửi tới cơ quan bảo vệ thực vật nước: To Plant Protection organization (s):_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ DIỄN GIẢI VỀ LÔ HÀNG Description of Consignment Tên và địa chỉ người xuất khẩu Name and address of exporter:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Tên và địa chỉ người nhận Declared name and address of congignee_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Số lượng và loại bao bì: Number and description of packages: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Ký mã hiệu: Distinguishing marks: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Nơi sản xuất Place of origine_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Phương tiện chuyên chở Declared means of conveyance_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ Cửa khẩu nhập Declared point of entry_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ Tên, số lượng và khối lượng sản phẩm: Name of produce and quantity declared_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Tên khoa học của cây: Botanical name of plants_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ Nay chứng nhận rằng những cây hoặc sản phẩm cây nêu trên đã được kiểm tra theo thao tác, thủ tục thích hợp và được ghi nhận là không bị nhiễm sâu bệnh thuộc diện kiểm dịch thực vật và thực tế không bị nhiễm sâu bệnh khác; rằng những cây và sản phẩm cây nêu trên được coi là phù hợp với những quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu. This is to certify that the plant products described above have been inspected according to appropriate procedures and are considered to be free from quarantine pests, and practically free from other injurious pests, and that they are considered to conform with the current phytosanitary regulations of the importing country. Xử Lý Disinfestation and/ or disinfection treatment Ngày Phương pháp xử lý date_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Treatment:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Tên thuốc (hoạt chất) Thời gian và nhiệt độ Chemical (active ingredient)_ _ _ _ _ _ _ _ Duration and temperature_ _ _ _ _ _ _ _ __ Nồng độ Thông báo thêm Concentration_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Addtion information_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Dấu của cơ quan Nơi cấp (place), Ngày (date) Stamp of organization Tên cán bộ kiểm dịch thực vật (Name of authorized officer) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do người bán tự lập QUALITY AND QUANTITY CERTIFICATE L/C No._ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _Dated_ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ To Whom It May Concern: We hereby certify that the below mentioned goods and that their quality and quantity have been proved to be good, correct and in conformity with specifications. Description Quantity _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Yours faithfully, (name of the company) (signature) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, trọng lượng HEAD OFFICE 54 Tran Nhan Tong Str. Hanoi Tel: 4253840 - 4255077 Telex: 411242 VINACO VT Fax: 84.8.442961 * HOCHIMINH CITY BRANCH 80 Ba Huyen Thanh Quan Str. Tel: 8444704 - 444323 Telex: 812674 VINACO VT Fax: 84.8.442961 VINACONTROL THE VIETNAM SUPERINTENDENCE AND INSPECTION COMPANY CERTIFICATE OF QUALITY, QUANTITY AND WEIGHT No. Date. SHIPPER: CONSIGNEE: COMMODITY: WEIGHT: VESSEL: LOADING PORT: DESTINATION DATE OF EXPORT: B/L NO.: RESULTS OF INSPECTION PACKING QUALITY WEIGHT - Place of inspection - Date of inspection SURVEYOR sign KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 This inspection has been carried outmost conscientiously and to the best of our knowledge andability, but without involving material responsibility Giấy chứng nhận xuất xứ 1. Goods consigned from 2. Goods consigned to Reference No. GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES CERTIFICATE OF ORIGIN (combined declaration and certificate) FORM A issued in _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (country) 3. Means of transport and route 4. For official use KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 5. Item number 6. Marks and numbers of packages 7. Number and kind of packages; description of goods 8. Origin criterion 9. Gross weight of other quantity 10. Number and date of invoices 11. Certification It this hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Place and date, signature and stamp of certifying authority 12. Declaration by the exporter The undersigned hereby declared that the above detail and statement are correct; that all the goods were produced in_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (country) and that they comply with the origin requirements specified for those goods in the Generalised System of Preferences for goods exported to_ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ ___ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ (importing country) _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Place and date, signature of authorised signatory KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 CERTIFICATE OF ORIGIN FORM O FOR EXPORTS TO MEMBERS INTERNATIONAL COFFEE ORGANIZATION 22 Berners Street, London W1P4DD, England 1. Valid for importation or replacement until _ _ _/ _ _ _/_ _ _ PART A: FOR USE BY ISSUING AUTHORITY 2. Reference No. Country Code Port Code Serial No. 3. Producing country 4. Country of Destination 5. Name of ship/other carrier 6. Port of loading/ intermediate ports 7. Date of shipment 8. Leave blank 9. Port or point of destination 10. Shipping marks 11. Number of bags or other container 12. Description of coffee Green (Crude) Roasted Solubie a. ICO Identification Marks _ _ _/_ _ _/_ _ _ b. Other marks Other 13. Net weight of shipment 14. Unit of weight kg 1b 15. Other relevant information It’s hereby certified that the coffee described above was grown in the abovementioned producing country 16 Customs stamp of issuing country _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Date and Signature of Authorized Customs officer 17. Stamp of Certifying Agency _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Date of issue and Signature of Authorized Certifying officer PART B. FOR USE WHEN CERTIFICATE IS COLLECTED COMPLETED CERTIFICATE TO BE FORWARDED TO THE ICO. 18. Notation by Customs service Certificate collected and coffee imported or placed under Custom control Custom entry number_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Observations_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Quantity (if defferent from boxes 11 or 13)_ _ _ _ 19. Notation by Certifying agency other that customs Certificate collected and credited to Transit Stamp Account Observation_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Place_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ date_ _ _ _ _ _ _ _ __ Place_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ date_ _ _ _ _ _ _ _ __ Custom stamp of collecting country Stamp of Certifying Agency Signature of equivalent of authorized Custom Signature of authorized Certifying officer KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 officer KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Hồng Hà - Lớp A1 - K37 CERTIFICATE OF ORIGIN FORM X FOR EXPORTS TO MEMBERS PART A: FOR USE BY ISSUING AUTHORITY 1. Name and address of exporter INTERNATIONAL COFFEE ORGANIZATION 22 Berners Street, London, WIP4DD, England 3. Reference No. 2. Name and address of importer Country Code Port Code Serial No. 4. Producing Country 5. Country of Destination 6. Name of ship/ other carrier 7. Port of loading/ intermediate ports 8. Date of shipment 9. Leave blank 10. Port or point of destination 11. Shipping marks 12.Number of bags or other containers 13. Description of coffee Green (Crude) Roasted Solubie a. ICO Identification Marks _ _ _ /_ _ _/_ _ _ b. Other marks Other 14. Net weight of shipment 15. Unit of weight kg 1b 16. Other relevant information It’s hereby certified that the coffee described above was grown in the abovementioned producing country 17. Customs stamp of issuing country _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Date and Signature of Authorized Custom officer 18. Stamp of certifying agency _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Date of issue and Signature of Authorized Certifying officer PART B. FOR USE BY SURVEYING AGENT 19. CERTIFICATION BY SURVEYING AGENT IN THE CASE OF TRANS-SHIPMENT First port of tran- shipment Trans-shipment date Second port of trans- shipment Trans-shipment date Destination Name of ship or other carrier Destination Name of ship or other carrier _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Date and Signature of surveying agent _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Date and Signature of surveying agent 20. CERTIFICATION OF IMPORTATION BY SURVEYING AGENT Country of import Place of entry Date of entry _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Date and Signature of surveying agent Observations MULTIPLE COUNTRY DECLARATION I, (name), declare that the articles described below and covered by the invoice or entry to which this declaration relates were exported from the country * identified below on the dates listed and were subject to assembling, manufacturing or processing operations in and/or incorporate materials originating in, the foreign territory or country * or countries *, or the U.S. or an insular possession of the U.S. identified below, I declare that the information set forth in this declaration is correct and true to the best of my information, knowledge, and belief. A)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _(Country*) B)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _(Country*) C)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _(Country*) D)_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _(Country*) Date and Country of Manufactured and/ or Processing Materials Mark of identification, numbers Description of article and quantity Description of Manufacturing and of Processing Operation Country Date of exportation Description of Material Country of Production Date of exportation Date:_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Name: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Signature: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Title: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Company: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Address: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ * Country or countries when used in this declaration includes territories and U.S. insular possessions. The country will be identified the above declaration by the alphabetical designation appearing next to the named country.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTIỂU LUẬN-TÌM HIỂU VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
Luận văn liên quan