Như vậy, với việc tội phạm thực hiện hành vi phạm pháp của mình dừng lại hay hoàn thành ở giai đoạn phạm tội nào sẽ bị truy tố trách nhiệm tùy theo mức độ của hành vi đó.Những hành vi của tội phạm sẽ được phân tích thành các giai đoạn phạm tội và dựa trên các dấu hiệu cấu thành tội phạm để đưa ra các hình thức xét xử, hình phạt phù hợp với mức độ nghiêm trong của vụ án.
Qua phân tích các vụ án trên ta thấy rõ các giai đoạn phạm tội của từng tội phạm, hiểu rõ hơn bản chất của vụ án. Hiểu rõ về các khái niệm của các giai đoạn phạm tội: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành,tự ý nữa chừng chấm giứt việc phạm tội sẽ giúp cơ quan thi hành pháp luật đưa ra hình phạt công bằng xác thực hơn với người bị truy tố và là yếu tố để xét cấu thành tội phạm của vụ án.
19 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3035 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về nguyên tắc xác định giai đoạn phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nội dung viết tắt
1
BLHS
Bộ luật hình sự
2
CBPT
Chuẩn bị phạm tội
3
CTTP
Cấu thành tội phạm
4
CTTPHT
Cấu thành tội phạm hình thức
5
CTTPVC
Cấu thành tội phạm vật chất
6
PT
Phạm tội
7
PTCĐ
Phạm tội chưa đạt
8
TNHS
Trách nhiệm hình sự
9
TP
Tội phạm
10
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
11
VKS
Viện Kiểm sát
12
VKSND
Viện Kiểm sát Nhân dân
MỤC LỤC
Phần 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng [1] Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.
. Để bảo vệ các quyền lợi của giai cấp cầm quyền, Nhà nước đã quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người nào thực hiện các hành vi đó nên tội phạm lại mang bản chất là một hiện tượng pháp lý. Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - lịch sử - pháp lý, tội phạm luôn chứa đựng trong mình đặc tính chống lại Nhà nước, chống lại xã hội, đi ngược với lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do và các lợi ích hợp pháp của con người. Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.
Mục tiêu nghiên cứu
Giai đoạn thực hiện tội phạm vừa thể hiện mức độ thực hiện ý định phạm tội vừa liên quan trực tiếp đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Vì vậy, việc đưa ra một nguyên tắc hợp lý xác định giai đoạn thực hiện tội phạm tạo cơ sở lý luận để xác định đúng giai đoạn thực hiện tội phạm đối với các trường hợp phạm tội cụ thể là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các bước của quá trình thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt, mục đích góp phần tìm hiểu về nguyên tắc xác định giai đoạn phạm tội.
Phần 2
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1 KHÁI NIỆM CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM
Hoạt động phạm tội cũng như bất kỳ hoạt động nào của con người đều diễn ra theo một quá trình bất định.
Ví dụ: Để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản can phạm phải lựa chọn đối tượng tác động (lấy loại tài sản nào). Sau đó cân nhắc, lựa chọn thời gian địa điểm để sao cho quá trình thực hiện tội phạm được an toàn nhất.
Trong một số vụ án, can phạm thực hiện được trọn vẹn các quá trình trên, nhưng có một số trường hợp can phạm phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn. Để đánh giá tính chất, mức độ của tội phạm đã thực hiện, qua đó cơ sở để xác định TNHS đối với người phạm tội. Luật hình sự Việt Nam đã phân chia quá trình thực hiện tội phạm thành 3 giai đoạn: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Chúng ta có thể minh họa quá trình thực hiện tội phạm theo sơ đồ sau:
Tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự
A đầu độc B
Mua thuốc
Bỏ thuốc vào ly bia
B chết
Phai tang xác B
Ý định phạm tội
Chuẩn bị PT
Phạm tội chưa đạt
TP hoàn thành
TP kết thúc
Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì đội với các tội thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp thì không thể quy định có “chuẩn bị”, hoặc “chưa đạt” để buộc họ chịu trách nhiệm hình sự về những điều chưa xảy ra và họ củng không mong muốn xảy ra. Đồng thời, với các tội thực hiện với những hình thức lỗi này TNHS chỉ đặt ra khi có hậu quả xảy ra trên thực tế (trừ khi vô ý làm mất tài liệu Nhà nước).
Đối với các tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thường có ý định phạm tội nhưng vấn đề TNHS chỉ đặt ra khi một người đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Từ nội dung đã phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm về các giai đoạn thực hiện tội phạm như sau: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
1.2 CHUẨN BỊ PHẠM TỘI
1.2.1 Khái niệm chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là một bước trong các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
Từ khái niệm trên có thể xác đinh các điều kiện của chuẩn bị phạm tội là:
Về thời điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Thời điểm bắt đầu của giai đoạn chuẩn bị phạm tội: là thời điểm người phạm tội có hành vi thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.
Thời điểm chấm dứt của giai đoạn chuẩn bị phạm tội: là thời điểm ngay trước khi thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.
Về nội dung của các dạng hành vi thực hiện trong các giai đoạn chuẩn bị phạm tội được quy định tại điều 17 BLHS như sau:
Tiềm kiếm công cụ, phương tiện
Sửa soạn công cụ phương tiện
Tạo ra các điều kiện cần thiết khác nhau: Chuẩn bị kế hoạch phạm tội, thăm dò quy luật sinh hoạt của người bị hại, tìm người giúp đỡ, tìm nơi cất giấu tang vật của tội phạm
1.2.2 Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Về cơ sở khoa học để xác định một người phải chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội (CBPT). Mặc dù hành vi đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chưa tác động vào đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ vẫn phải chịu TNHS. Bởi vì:
Bản chất của chuẩn bị phạm tội là hành vi tiền đề tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi này luôn hướng tới việc đạt mục đích nhất định. Chính nó quyết định tội phạm xảy ra hay không và xảy ra như thế nào.
Một tội phạm khi thực hiện có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho xã hội của nó cao hơn so với trường hợp không có sự chuẩn bị.
Trong ý thức chủ quan của can phạm là mong muốn tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng.
Việc dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị CBPT do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn.
Các căn cứ pháp lý để xác định TNHS trong CBPT được quy định như sau :
1/ Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
2/ Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng”.
3/ Khoản 2, Điều 52 BLHS quy định: “Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng với CBPT là không quá 20 năm tù. Nếu có tù thời hạn thì mức hình phạt không quá ½ mức phạt tù mà điều luật này quy định”.
*Chú ý: Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội độc lập đó và tội họ định thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
1.3 PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
1.3.1 Khái niệm phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt (PTCĐ) được quy định tại điều 18 BLHS “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Điều kiện của PTCĐ
- Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn PTCĐ: là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan ( ví dụ như hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân).
+ Can phạm đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan
+ Can phạm chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có CTTPHT mà có nhiều hành vi khách quan. Ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản can phạm mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin.
+ Can phạm đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra đối với CTTP vật chất. Ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản.
- Về tâm lý: Việc can phạm phải dừng lại ở những thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân đó có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không còn giá trị sử dụng.
Các căn cứ pháp lý để xác định TNHS trong PTCĐ được quy định như sau :
- Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
- Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng”.
- Khoản 2, Điều 52 BLHS quy định: “Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng với CBPT là không quá 20 năm tù. Nếu có tù thời hạn thì mức hình phạt không quá ½ mức phạt tù mà điều luật này quy định”.
1.3.2 Phân loại các trường hợp tội phạm chưa đạt
Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với việc chưa đạt
Có 2 loại PTCĐ như sau :
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó vì những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa đạt chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả. Chẳng hạn: trộm cắp tài sản nhưng khi mở cửa vào nhà chưa kịp lấy tài sản thì bị phát hiện và bắt giữ.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt mà người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan mà hậu quả không xảy ra. Ví dụ: mở được cửa vào trong nhà lấy tài sản nhưng tài sản không còn ở đó nữa.
Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt
- Điều 17 BLHS quy định: “CBPT phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
- Khoản 1, Điều 52 BLHS quy định: “Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng ”.
- Khoản 2, Điều 52 BLHS quy định: “ Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng với CBPT là không quá 20 năm tù. Nếu có tù thời hạn thì mức hình phạt không quá ½ mức phạt tù mà điều luật này quy định ”.
1.4 PHẠM TỘI HOÀN THÀNH
Một số tội phạm được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn đẩy đủ các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Như vậy, đối với các tội có CTTPHT tội phạm hoàn thành khi can phạm thực hiện hết các hành vi được mô tả trong CTTP. Còn đối với các tội CTTPVC tội phạm hoàn thành khi xảy ra trên thực tế.
Thời điểm tội phạm hoàn thành của mỗi một tội phạm cụ thể tùy thuộc vào chính sách hình sự của từng nước, phụ thuộc vào yêu cầu phòng chống tội phạm, phụ thuộc vào tính chất đặc trưng của từng loại tội được phản ánh trong cấu trúc của CTTP.
Cơ sở khoa học của việc xây dựng CTTPHT hay CTTPVC cũng là cơ sở khoa học của việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
Lưu ý: Thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể là trùng nhau, có thể là khác nhau. Đối với thời điểm tội phạm hoàn thành chỉ có một mốc thời điểm duy nhất là thời điểm khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Còn đối với thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước hoặc trong hoặc sau thời điểm tội phạm hoàn thành
Thời điểm tội phạm kết thúc là xét về mặt thực tế thời điểm tội phạm dừng lại. Việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc áp dụng một số chế định như: Chế định đồng phạm, chế định phòng vệ chính đáng, chế định thời hiệu truy cứu TNHS. Để áp dụng các chế định này đều bắt đầu từ việc xác định tội phạm kết thúc.
1.5 TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản (Điều 19 BLHS).
1.5.1 Điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Về thời điểm: Chỉ có thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
Ví dụ: Nếu A vào nhà B lấy ti vi mang ra khỏi nhà của B, mặc dù không bị phát hiện nhưng A quyết định đem trả chiếc ti vi ở vị trí cũ. Trường hợp này không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì tội phạm bắt đầu dừng lại sau thời điểm tội phạm hoàn thành. Do đó, A vẫn phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên A được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tự nguyện khắc phục hậu quả.
Về tâm lý: Đối với việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, việc dừng lại tội phạm ở những thời điểm trên tự nguyện và dứt khoát.
- Tự nguyện: Tức là do động lực bên trong thúc đẩy chứ không phải là do nguyên nhân khách quan chi phối.
- Dứt khoát: Tức là phải chấm dứt việc thực hiện tội phạm một cách triệt để.
1.5.2 Trách nhiệm hình đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Trách nhiệm này được quy định tại điều 19 BLHS, đó là:
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định thực hiện.
Nếu hành vi thực tế đã thực hiện thỏa mản đầy đủ các yếu tố CTTP của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội đã cấu thành.
Ví dụ: A có ý định giết B bằng cách dùng dao đâm. Khi A đâm nhiều nhát vào B, thấy B chảy máu nhiều, A dừng lại đưa B đi cấp cứu. B bị thương tỷ lệ thương tật là 30%. Trong trường hợp này, hành vi của A được coi là tự ý nửa chừng chấp dứt việc phạm tội, nhưng TNHS của A được xác định là: A được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người. A phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích.
Phần 3
KIẾN THỨC VẬN DỤNG
3.1 Tình huống 1
Vụ giết lái xe ôm, cướp tài sản (23/09/2003)
Với ý định cướp xe, Trần Thanh Tuấn (29 tuổi, ngụ Bến Vân Đồn, phường 5, quận 4, TP HCM) đã thủ sẵn búa đinh và giả thuê tài xế xe ôm chở đến nhà người quen. Đêm khuya, đường phố vắng người qua lại, Tuấn rút búa đập xuống đỉnh đầu lái xe để cướp xe tẩu thoát...
Đêm ngày 23/9/2003, Trần Thanh Tuấn đang dạo chơi ở Bến Bạch Đằng, quận 1, thì nhặt được cái búa đinh và con dao Thái Lan. Tuấn nảy sinh ý định dùng chúng cướp xe ôm lấy tiền tiêu xài nên giấu tất cả vũ khí vào túi quần. Tuấn đi đến nhà hát thành phố và thuê ông Nguyễn Văn Út chở đến xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, để tìm người quen với giá 25.000 đồng. Trên đường đi, Tuấn định ra tay giết tài xế, nhưng thấy đông người qua lại nên không thực hiện. Khi đến khu vực cổng số 3 (ấp 6, xã Lê Minh Xuân), Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ông Út làm ông choáng váng ngã xuống đường. Ông Út đã bị chết. Tuấn đã cướp được xe của ông Út. Tuấn bị truy tố về tội giết người và tội cướp tài sản.
3.1.1 Hãy xác định giai đoạn phạm tội của Tuấn.
3.1.2 Giả sử khi Tuấn Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ông Út, ông Út đã tránh được và bỏ chạy. Ông Út hô hoán “cướp, cướp”. Mọi người chạy đến, Tuấn định tẩu thoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt. Tuấn có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không ? Giải thích ?
Bài Làm
3.1.1 Hãy xác định giai đoạn phạm tội của Tuấn
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Trong đó:
- Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết chon việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
- Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
- Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Phân tích các dấu hiệu phạm tội của Tuấn ta thấy:
Thứ nhất, Tuấn đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ Tuấn đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người và tội cướp tài sản. Trước hết, đối với tội giết người, Tuấn đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, cụ thể là Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ông Út. Đã có hành vi “đập” cho nên dù hậu quả có xảy ra hay không thì vẫn có thể kết luận người phạm tội ở đây là Tuấn đã thực hiện tội phạm. Đối với tội cướp tài sản, Tuấn có ý định chiếm đoạt tài sản của ông Út và trên thực tế, Tuấn đã giả danh là hành khách có nhu cầu đi xa và chủ động gặp ông Út. Tuấn đi đến nhà hát thành phố và thuê ông Nguyễn Văn Út chở đến xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, để tìm người quen với giá 25.000 đồng.
Thứ hai, Tuấn đã thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của Tuấn thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người và tội cướp tài sản. Hành vi của Tuấn có mục đích (chiếm đoạt xe máy của ông Út), động lực thúc đẩy, lỗi của Tuấn là cố ý, đã có hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, có hậu quả xảy ra: ông choáng váng ngã xuống đường và ông Út đã bị chết, xe máy của ông Út cũng bị Tuấn cướp mất. Như vậy, hành vi phạm tội của Tuấn đã có đủ các dấu hiệu phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và tội cướp tài sản. Đối chiếu với các giai đoạn phạm tội ở trên, có thể kết luận giai đoạn phạm tội của Tuấn là tội phạm hoàn thành.
3.1.2 Giả sử khi Tuấn rút búa đập thẳng xuống đầu ông Út, ông Út đã tránh được và bỏ chạy. Ông Út hô hoán “cướp, cướp”. Mọi người chạy đến, Tuấn định tẩu thoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt. Tuấn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? Giải thích?
Để biết được Tuấn có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không, trước hết, ta phải xác định được giai đoạn phạm tội của Tuấn trong trường hợp này. Phân tích các dấu hiệu phạm tội của Tuấn ta thấy:
Thứ nhất, Tuấn đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ Tuấn đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người là đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, cụ thể là đã dùng búa đập vào đầu ông Út. Đã có hành vi “đập” cho nên dù hậu quả có xảy ra hay không thì vẫn có thể kết luận người phạm tội ở đây là Tuấn đã thực hiện tội phạm.
Thứ hai, Tuấn không thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của Tuấn chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người. Hành vi của Tuấn tuy có mục đích, động lực thúc đẩy, lỗi của Tuấn là cố ý, đã có hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, nhưng vì ông Út không chết nên tội phạm mà Tuấn đã thực hiện là chưa đạt.
Đối chiếu với các giai đoạn phạm tội ở trên, có thể kết luận giai đoạn phạm tội của Tuấn là phạm tội chưa đạt.
Đối với phạm tội chưa đạt, Luật Hình sự Việt Nam không đặt vấn đề giới hạn những trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự mà xác định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là những trường hợp người phạm tội đã có hành vi trực tiếp xâm hại khách thể, đã trực tiếp đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Theo Điều 18 Bộ Luật Hình sự: “Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của Tuấn thì có thể khẳng định Tuấn có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tuy nhiên cần chú ý là, vì Tuấn phạm tội chưa đạt nên TNHS của Tuấn sẽ được áp dụng theo Khoản 3 Điều 52 Bộ Luật Hình sự về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
3.2 Tình Huống 2
Vụ án Lê Văn Luyện[2] Vụ án Lê Văn Luyện: là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về cần sửa đổi luật phòng chống tội phạm
3.2.1 Quy trình gây án
Vì lỡ "cầm" mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không còn tiền để chuộc xe. Đó là cái động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.
Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp cách tiệm vàng một quãng, mắt đảo nhìn quanh. Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm anh ta. Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ của anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát. Chủ nhân sau đó cướp được con dao nhọn. Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh kia im hẳn.
Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy. Vì thông minh nên tìm điện thoại liên lạc bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên cung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm nhiều nhát. Tưởng cô này đã chết nên Luyện bỏ đi.
Với cô con gái thứ khóc to quá nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống luôn.
Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1. Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ đến đón rồi bỏ trốn.
Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ có một bộ quần áo, mấy bao thuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng. Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện rơi vào tay lực lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang - nơi Luyện đã sinh ra, lớn lên và gây án.
3.2.2 Xét xử
Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về cần sửa đổi luật phòng chống tội phạm. Lê Văn Luyện vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm 2011.
Lê Văn Luyện chịu án sơ thẩm 18 năm tù. Khi đưa ra xét xử phúc thẩm thì án vẫn giữ nguyên (18 năm tù tội giết người, 18 năm tù tội cướp tài sản, 9 tháng tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt không quá 18 năm tù), còn cha đẻ Lê Văn Miên chịu 48 tháng tù do che giấu Lê Văn Luyện. Anh họ Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 tháng, 15 tháng do tòng phạm. Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị Lược 9 tháng vì không muốn phản bội, tố giác Luyện. Mẹ đẻ của Luyện thì không bị khởi tố. Trong quá trình xét xử có nghi vấn đặt ra liệu Lê Văn Luyện có đồng phạm hay không. Tuy nhiên hội đồng xét xử đã quyết định rằng Luyện hành động một mình.
3.3 Tình huống 3
Vụ án Thảm sát 6 người ở Bình Phước (sáng ngày 07/07/2015)
3.3.1 Quy trình gây án
Nguyễn Hải Dương có quan hệ tình cảm với Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi), con gái ông Lê Văn Mỹ (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) nhưng bị gia đình ông Mỹ ngăn cản. Dương lên kế hoạch giết gia đình ông Mỹ để trả thù.
Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, Dương vạch kế hoạch mua súng bắn bi với giá 6 triệu đồng, súng điện giá 2 triệu đồng, dao Thái Lan (dài 30cm), dao bấm lưỡi (dài 7cm), mua sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của chị T.T.C (dì của Dương), lấy 10 dây rút nhựa, băng keo dính để gây án.
Trước đó đêm 5/7, Thoại cùng Dương đến nhà ông Mỹ thực hiện kế hoạch nhưng cháu Vỹ không mở cổng.
Trưa 6/7, Dương hẹn Tiến uống cà phê và rủ tham gia cướp tài sản của một gia đình giàu có ở huyện Chơn Thành (Bình Phước). Đang túng tiền tiêu xài, Tiến đồng ý tham gia ngay.
Để đột nhập vào nhà ông Mỹ, Dương biết trước nhà ông Mỹ đều có khóa trong nên Dương đã lừa Vỹ (cháu ông Mỹ) là sẽ cho tiền và quà để Vỹ xuống mở cửa nhà ông Mỹ.
Theo đúng kế hoạch đã đặt ra, 2h ngày 7/7, Dương và Tiến đi xe máy đến cổng nhà ông Mỹ và nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng. Khi Vỹ ra mở cổng, Dương và Tiến đã khống chế Vỹ và ra tay hạ thủ.
Sau khi giết xong Vỹ, Dương và Tiến đã đột nhập lên lầu một bắt trói Linh và Như, dùng băng keo bịt miệng các nạn nhân rồi trói vào cửa sổ. Tiếp đó, chúng xuống tầng trệt bắt trói ông Mỹ và cháu Quốc Anh (con ruột ông Mỹ), khống chế bà Nga yêu cầu chỉ nơi cất giấu tiền và tài sản.
Bà Nga đã tự mở két sắt nhưng không có tiền và tài sản quý nên chúng lục soát trong phòng và cướp hơn 4 triệu đồng và 1 số đô la Mỹ.
Sau đó, chúng trói bà Nga và tra khảo cháu Quốc Anh để chỉ nơi cất giấu tiền, tài sản quý. Lúc này, cháu Quốc Anh trả lời không biết thì bị chúng nhẫn tâm sát hại.
Sau đó, Dương và Tiến tiếp tục quay trở lại phòng ông Mỹ sát hại vợ chồng nạn nhân. Chưa dừng lại, các đối tượng tiếp tục lên lầu một tra khảo Ánh Linh và Như về tiền và tài sản. Tuy nhiên, các nạn nhân không hợp tác nên cũng bị chúng ra tay sát hại. Đồng thời, chúng lấy 5 ĐTDĐ, 1 Ipad của các nạn nhân.
Trước khi rời hiện trường, để che giấu hành vi phạm tội, bọn chúng đã xuống tầng trệt lấy quần của ông Mỹ mặc vào và tẩu thoát. Về đến phòng trọ của Tiến, bọn chúng đã kiểm tra lại tài sản cướp được, cùng những quần áo, phương tiện gây án như dao, súng, giày dép cho vào ba lô giao cho Tiến quản lý.
Khi bắt giữ Dương và Tiến, cơ quan điều tra đã thu giữ toàn bộ các vật chứng, hung khí của vụ án.
Căn cứ dấu vết hiện trường và thi thể nạn nhân có thể thấy Dương đã trực tiếp dùng một hung khí là dao sắc nhọn đâm 5 người và vết thương ở cổ của các nạn nhân này cũng là do dao đâm chứ không phải bị cắt. Riêng vợ ông Mỹ do Tiến dùng dao Thái Lan để đâm gây tử vong. Ngoài ra, Tiến cũng là người dùng dây để trói các nạn nhân trước khi bị sát hại
3.3.2 Phân tích các giai đoạn phạm tội của Nguyễn Hải Dương và đồng phạm.
Phân tích các giai đoạn phạm tội của Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến.
+ Giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Là khi Dương vạch kế hoạch mua súng bắn bi với giá 6 triệu đồng, súng điện giá 2 triệu đồng, dao Thái Lan (dài 30cm), dao bấm lưỡi (dài 7cm), mua sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của chị T.T.C (dì của Dương), lấy 10 dây rút nhựa, băng keo dính để gây án.
Trưa 6/7, Dương hẹn Tiến uống cà phê và rủ tham gia cướp tài sản của một gia đình giàu có ở huyện Chơn Thành (Bình Phước). Đang túng tiền tiêu xài, Tiến đồng ý tham gia ngay.
+ Giai đoạn phạm tội chưa đạt: Đêm 05/07 Nguyễn Hải Dương cùng Trần Đình Thoại đến nhà ông Mỹ thực hiện kế hoạch nhưng Vỹ không mở cửa è Nguyễn Hải Dương không thực hiện được hành vi phạm tội.
+ Giai đoạn phạm tội hoàn thành: Tiến cùng Dương trói các nạn nhân, tra hỏi nơi cất giấu tiền, tiếp theo Tiến siết cổ lần lượt các nạn nhân để cho Dương đâm chết các nạn nhân. Sau đó, Dương và Tiến thực hiện xong hành vi của mình là thảm sát 6 mạng người và cướp đoạt 4 triệu đồng và 1 số đô la Mỹ sau đó thoát khỏi hiện trường.
Phân tích các giai đoạn phạm tội của Trần Đình Thoại
+ Giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Thoại mua dao Thái Lan là hung khí trực tiếp cho Dương gây án.
+ Giai đoạn phạm tội chưa đạt: Đêm 05/07 Nguyễn Hải Dương cùng Trần Đình Thoại đến nhà ông Mỹ thực hiện kế hoạch nhưng Vỹ không mở cửa.
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Sau chuyến đi bất thành vào rạng sáng 5/7, Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương.
3.3.3 Xét xử
Theo đại diện VKS tỉnh Bình Phước cáo trạng truy tố ba bị can liên quan vụ thảm sát gồm: Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang, tạm trú tại huyện Hóc Môn, TP.HCM), Vũ Văn Tiến (tên gọi khác là Bé, 24 tuổi, nguyên quán Bình Phước, tạm trú tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long, tạm trú tại Q. Gò Vấp, TP.HCM).
Cả 3 bị can bị truy tố về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” theo điều 93 và điều 133 Bộ Luật hình sự. Các bị can Dương, Tiến có những tình tiết tăng nặng như: giết người man rợ, giết trẻ em
Vũ Văn Tiến được xác định đã trực tiếp hỗ trợ, tham gia cùng với Dương giết chết 6 người trong đêm 7/7. Còn bị can Trần Đình Thoại đã đi cướp, giết cùng Dương trước đó nhưng bất thành.
Đại diện VKSND tỉnh Bình Phước khẳng định Nguyễn Hải Dương là người chủ mưu và trực tiếp thực hiện hành vi giết chết 6 nạn nhân, cướp tài sản của gia đình ông Mỹ; Vũ Văn Tiến là người thực hiện hành vi dùng dây siết cổ các nạn nhân để Dương dùng dao đâm và là người thực hiện hành vi cướp tài sản; Trần Đình Thoại là người thực hành và giúp sức, mua dao cho Dương, Tiến thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản.
Hành vi của Thoại đủ cấu thành tội giết người
Theo cơ quan CSĐT, khi bị can Dương và Tiến thực hiện giết bà Nga, lúc này ông Mỹ bước ra khỏi cửa nhưng bị phát hiện. Sau khi các đối tượng kêu quay lại thì ông Mỹ không tiếp tục phản ứng mà chịu trói. Điều này cho thấy khả năng tự về rất yếu của các bị hại, cũng là nguyên nhân của việc 6 người bị khống chế dễ dàng.
Qua công tác khám nghiệm tử thi, cơ quan CSĐT cũng xác định được 2 con dao trong vụ án đều phù hợp với các vết thương trên thân thể của các nạn nhân.
Về thông tin bé Na là con ruột của Nguyễn Hải Dương? Đại diện VKS khẳng định, cháu bé được sinh trước khi Nguyễn Hải Dương và Linh quen nhau nên không có cơ sở để khẳng định bé Na là con của Dương.
Trả lời câu hỏi của báo chí, đại diện VKS khẳng định hành vi của Thoại đã đủ cấu thành tội giết người, nên không cần thiết phải truy tố thêm tội Che giấu tội phạm...
Theo đại diện VKS, hành vi giết người của các bị can do nguyên nhân sâu xa là quá trình hình thành nhân cách, đạo đức xuống cấp. Giá trị đồng tiền trong con người các bị can quá lớn, cộng thêm lòng hận thù, ích kỷ trong tình yêu. Đây là nguyên nhân cơ bản để các bị can thực hiện tội phạm một cách quyết liệt.
Sở dĩ các bị can phải giết hết tất cả là để bịt đầu mối, che giấu tội phạm để cơ quan điều tra không phát hiện được hành vi phạm tội. Các bị can tham gia cùng Dương là vì tiền, vì lòng tham.
Về một số người liên quan mà cáo trạng nêu, đại diện VKS nhận định không đủ căn cứ để khởi tố. Đại diện cơ quan điều tra cho biết, từ các dấu vết, chứng cứ cùng lời khai của bị can khẳng định, chỉ có 3 bị can thực hiện hành vi giết người.
Hình phạt cho các bị cáo: Ngày 17/12/2015, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên Dương và Tiến mức án tử hình tội Giết người và Cướp tài sản; cùng 2 tội danh trên, Thoại lĩnh 16 năm tù.
Phần 4
KẾT LUẬN
Như vậy, với việc tội phạm thực hiện hành vi phạm pháp của mình dừng lại hay hoàn thành ở giai đoạn phạm tội nào sẽ bị truy tố trách nhiệm tùy theo mức độ của hành vi đó.Những hành vi của tội phạm sẽ được phân tích thành các giai đoạn phạm tội và dựa trên các dấu hiệu cấu thành tội phạm để đưa ra các hình thức xét xử, hình phạt phù hợp với mức độ nghiêm trong của vụ án.
Qua phân tích các vụ án trên ta thấy rõ các giai đoạn phạm tội của từng tội phạm, hiểu rõ hơn bản chất của vụ án. Hiểu rõ về các khái niệm của các giai đoạn phạm tội: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành,tự ý nữa chừng chấm giứt việc phạm tội sẽ giúp cơ quan thi hành pháp luật đưa ra hình phạt công bằng xác thực hơn với người bị truy tố và là yếu tố để xét cấu thành tội phạm của vụ án.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Kiệt, Giải mã tận cùng tội ác vụ giết 6 người trong biệt thự, Vietnamnet, được download tại đường link: ngày 11/05/2016.
2. Bộ Giáo Dục và Đạo Tạo, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội - 2014
3. Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2009.
4. Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam (Quyển I- Những vấn đề chung), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2000.
5. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2007.
6. TS. Lê Minh Toàn, Pháp Luật Đại Cương, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội-2010.
7. Vụ án Lê Văn Luyện, được download tại đường link: www.wikipedia.org, ngày 10/05/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_in_9736.doc