Tiểu luận tìm hiểu về phân loại, ứng dụng vật liệu thuỷ tinh

Là chất tinh thể điều chế từ vật liệu ban đầu là thủy tinh. Có đặc tính của thủy tinh và gốm. Giữ độ bền cơ học ở nhiệt độ cao. Điều chế bằng cách chế hóa nhiệt một số loại thủy tinh, sẽ làm xuất hiện những mầm tinh thể trong toàn khối thủy tinh. Hệ gốm thủy tinh điển hình LiO2–SiO2.

ppt14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về phân loại, ứng dụng vật liệu thuỷ tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA HOÁ HỌC Tiểu luận tìm hiểu về phân loại, ứng dụng vật liệu thuỷ tinh Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Hiên Nguyễn Thị Liên Nguyễn Thị Nga Vũ Thị Tuyết Phân loại thủy tinh Thủy tinh vô cơ: - Thủy tinh đơn nguyên tử - Thủy tinh oxit - Thủy tinh halogen - Thủy tinh khancon - Thủy tinh hỗn hợp - Thủy tinh kim loại Thủy tinh hữu cơ Gốm thủy tinh Thủy tinh vô cơ 1. Thủy tinh đơn nguyên tử: là loại thủy tinh có chứa một loại nguyên tố hóa học thuộc nhóm 5, 6 trong bảng hệ thống tuần hoàn S, Se, P. Để có được thủy tinh người ta làm lạnh nhanh các chất nóng chảy. 2. Thủy tinh oxit: là thủy tinh từ một loại oxit hoặc các oxit. Để xác định lớp thủy tinh nào đó chú ý đến lớp tạo thành thủy tinh: B2O3, SiO2, GeO2, P2O5, TeO2, Al2O3… Do vậy ta có các lớp thủy tinh: Silicat, borat, germanat, telurit, aluminat… 3. Thủy tinh halogen: hai halogen có khả năng tạo thủy tinh là BeF2, ZnCl2. Trên cơ sở BeF2 tạo được nhiều loại thủy tinh Fluorit. 4. Thủy tinh khancon: là các loại thủy tinh đi từ các hợp chất của S, Se,Te. Các loại sunfit có khả năng tạo thủy tinh là: GeS2, As2S3. Các selenit có khả năng tạo thủy tinh: AS2Se3, GeSe, P2Se3. 5. Thủy tinh hỗn hợp: đi từ hỗn hợp các chất có khả năng tạo thủy tinh: - Oxit – Halogen: PbO-ZnF2-TeO2; ZnCl2-TeO2. Oxit – Khancon: Sb2O3-As2S3; As2S3-As2O3-MemOn (Sb, Pb, Cu). - Halogen – Khancon: As-S-l; As-S-Br; As-S-I; As–Te-I… 6. Thủy tinh kim loại thường là một hệ hơn hai cấu tử. Trong đó một cấu tử kim loại điển hình: Fe, Pb… còn cấu tử kia là nguyên tố chiếm vị trí trung gian giữa kim loại và chất điện môi (Si, P). Cấu trúc của thủy tinh kim loại là sự gói gém chắc đặc không có trật tự của các khối cầu có kích thước khác nhau. Thủy tinh kim loại có độ bền cao, là loại vật liệu dẻo chứ không cứng dòn, chịu biến dạng trượt, bền đối với tác nhân ăn mòn, có nhiều đặc tính quý… Thủy tinh hữu cơ Thủy tinh hữu cơ [CH2=C(CH3)COOCH3] là một loại vật liệu nhựa tổng hợp thủy tinh. Nó bao gồm các hợp chất phân tử hữu cơ mà không tuân theo bất kỳ nguyên tắc bố trí định kỳ và do đó nó có cấu trúc vô định hình. Gốm thủy tinh Là chất tinh thể điều chế từ vật liệu ban đầu là thủy tinh. Có đặc tính của thủy tinh và gốm. Giữ độ bền cơ học ở nhiệt độ cao. Điều chế bằng cách chế hóa nhiệt một số loại thủy tinh, sẽ làm xuất hiện những mầm tinh thể trong toàn khối thủy tinh. Hệ gốm thủy tinh điển hình LiO2–SiO2. Ứng dụng Thuỷ tinh được sử dụng rộng rãi trong vật dụng hàng ngày. Việc phát minh ra bóng đèn đã bắt đầu sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật điện chân không. Ngoài bóng đèn còn các loại đèn trang trí, màn hình tivi, máy vi tính… Công nghệ thủy tinh phát triển đảm bảo cung cấp các chi tiết quang học phức tạp. Thiết bị quang học Loại thủy tinh đặc biệt có độ bền axit, độ bền kiềm cao phục vụ cho các ngành công nghiệp hóa. Trong nhiều trường hợp thủy tinh thay thế cho kim loại màu, nó được sử dụng trong nghành xây dựng. Các tấm panen dùng trong xây dựng Thủy tinh thép Sợi thủy tinh sử dụng làm sợi cáp quang, được dệt làm vải chịu lửa. Bông thuỷ tinh làm vật liệu cách nhiệt cách âm rất tốt. Sợi thủy tinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphan_loai_ung_dung_cua_thuy_tinh_7101.ppt