Công ty không sử dụng tài khoản 157- Hàng gửi bán khi giao hàng cho các đại
lý. Cuối mỗi tháng sau khi tiến hành kiểm kê lượng hàng tồn kho tại các đại lý, kế
toán xác định lượng hàng tiêu thụ trong tháng và mới lập phiếu xuất bán để ghi
giảm thành phẩm. Cũng giống như vậy, khi nguyên vật liệu được đem đến cho đơn
vị gia công, đến khi nhận sản phẩm hoàn thành, kế toán căn cứ số lượng sản phẩm
hoàn thành và định mức NVL mới lập phiếu xuất kho để ghi giảm nguyên vật liệu.
Cách làm như trên tuy khiến cho việc hạch toán đơn giản hơn nhưng như vậy chưa
đảm bảo tính cập nhật của kế toán và không đúng với hướng dẫn của chế độ kế toán
hiện hành. Hơn nữa khi chuyển hàng giao cho đại lý, công ty không sử dụng hóa
đơn GTGT hay Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
53 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6821 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian theo đề nghị của phòng Marketing,
xây dựng và thực hiện quy trình xuất – nhập đảm bá xuất – nhập hàng hóa chính
xác, thực hiện đúng yêu cầu của phong kế toán.
- Phòng bán hàng: Thực hiện chức năng tổ chức hoạt động bán hàng trên các
kênh phân phối, chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin phản hồi của khách hàng.
- Phòng Marketing: Có nhiệm vụ khuếch trương hình ảnh, thương hiệu sản
phẩm, đề xuất triển khai các chương trình, hoạt động nhằm phát triển thương hiệu,
hình ảnh của công ty, nghiên cứu, khảo sát thị trường, thu thập thông tin về đối thủ
cạnh tranh để xây dựng các chương trình hỗ trợ bán hàng hiệu quả.
- Phòng tài chính kế toán: Đóng vai trò quan trọng trong việc lập báo cáo
tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đồng
thời có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn, tài sản, các khoản thu, chi của công ty,
kiểm tra số liệu chứng từ làm căn cứ cho việc ghi chép sổ sách, báo cáo quyết toán,
báo cáo tài chính của công ty theo quy định của Bộ tài chính.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.4.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
(Xem bảng trang sau)
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty.
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty là khá khả quan, thể hiện, kết quả
kinh doanh năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006. Có được kết quả tốt như vậy
là do thương hiệu của công ty trong những năm gần đây càng được thêm nhiều
người biết đến. Hơn nữa, trong năm 2007, mặt hàng áo thun mùa hè- thu của công
ty tiêu thụ khá mạnh so với thời điểm chủng loại hàng này bắt đầu được công ty đưa
vào năm 2006. Năm 2008, các chỉ tiêu của công ty nhìn chung đều tăng so với 2007
nhưng chỉ với tỷ lệ thấp. Điều này cũng không đi ngược lại tình hình chung khi mà
nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang chịu một sự
khủng hoảng rất lớn.
Bảng 1-1:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006-2008
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007 so 2006 2008 so 2007
Chênh
lệch (+/-)
% Chênh
lệch (+/-)
%
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
20,161,31
4
23,977,26
6
24,335,24
9
3,815,95
2
18.93% 357,983 1.49%
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,950 2,040 2,350 90 4.62% 310 15.20%
3 Doanh thu thuần 20,159,36
4
23,975,22
6
24,332,89
9
3,815,86
2
18.93% 357,673 1.49%
4 Giá vốn hàng bán 15,702,35
8
18,292,67
9
18,433,50
0
2,590,32
1
16.50% 140,821 0.77%
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
4,457,006 5,682,547 5,899,399 1,225,54
1
27.50% 216,852 3.82%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 70,376 97,203 93,230 26,827 38.12% -3,973 -4.09%
7 Chi phí tài chính 85,224 76,203 77,304 -9,021 -10.59% 1,101 1.44%
8 Chi phí bán hàng 1,902,668 2,321,230 2,454,772 418,562 22.00% 133,542 5.75%
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,012,115 1,023,335 1,047,225 11,220 1.11% 23,890 2.33%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
1,527,375 2,358,982 2,413,328 831,607 54.45% 54,346 2.30%
11 Thu nhập khác 8,223 10,884 12,485 2,661 32.36% 1,601 14.71%
12 Chi phí khác 8,114 10,443 12,987 2,329 28.70% 2,544 24.36%
13 Lợi nhuận khác 109 441 -502 332 304.59
%
-943 -
213.83%
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,527,484 2,359,423 2,412,826 831,939 54.46% 53,403 2.26%
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 412,421 637,044 651,463 224,624 54.46% 14,419 2.26%
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
1,115,063 1,722,379 1,761,363 607,315 54.46% 38,984 2.26%
PHẦN 2.
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.1.1. Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2-1
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
toàn bộ công tác kế toán của công ty, giám sát chỉ đạo về vấn đề tài chính, tổng hợp
các báo cáo của kế toán viên và đưa lên báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ quá
trình hoạt động của công ty.
- Thủ quỹ kiêm kế toán công nợ và ngân hàng: có nhiệm vụ:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỸ KIÊM KẾ
TOÁN CÔNG NỢ,
KẾ TOÁN NGÂN
HÀNG
KẾ TOÁN THANH
TOÁN, HÀNG HÓA,
VẬT TƯ, GIÁ
THÀNH, LƯƠNG
KẾ TOÁN TỔNG
HỢP KIÊM KẾ
TOÁN TSCĐ
+Quản lý quỹ tiền mặt, vào sổ kế toán hàng ngày.
+Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, theo dõi từng khoản nợ phải trả, nợ phải thu nhằm
đôn đốc việc thanh toán kịp thời, chi tiết cho từng đối tượng nợ.
- Kế toán thanh toán, vật tư, hàng hóa, giá thành, lương: Có nhiệm vụ:
+Theo dõi tình hình tăng, giảm của vật tư, hàng hóa, căn cứ vào chứng từ nhập kho,
xuất kho để vào sổ sách kế toán.
+Tính và thanh toán các khoản tiền lương cho công nhân viên, kiểm tra và phân tích
tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí
công đoàn.
+Tính giá thành thành phẩm theo đúng quy trình đã được quy định
+Theo dõi và phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, viết hóa đơn bán
hàng, kiểm kê hàng hóa thanh toán với người mua, lập báo cáo tiêu thụ và xác định
số thuế phải nộp của công ty.
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định:
+Theo dõi biến động của tài sản cố định trong kỳ, lập kế hoạch trích khấu hao tài
sản đồng thời theo dõi sự biến động về chi phí trong toàn công ty. Trong kỳ có
những khoản chi phí phát sinh sẽ được tập hợp để có kết quả kinh doanh chính xác
và tìm hướng giải quyết, điều chỉnh cho cân đối với doanh thu.
+Kiểm tra các sổ kế toán chi tiết, cuối kỳ thu thập số liệu tổng hợp của kế toán các
phần hành để lập báo cáo kế toán, báo cáo thuế.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty
2.2.1. Các chính sách kế toán chung.
- Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành theo
quyết định số 15/20006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: Theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm
- Kỳ kế toán: Công ty sử dụng kỳ kế toán theo tháng bắt đầu từ ngày 01 của
tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: VNĐ
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.
- Phương pháp kế toán HTK:
+ Phương pháp kế toán tổng hợp HTK: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên
+ Phương pháp kế toán chi tiết HTK: Áp dụng phương pháp thẻ song song.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo chế độ kế toán của Bộ tài chính
ban hành theo quyết định số 15/20006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ
tài chính.
Các chứng từ tại công ty được tổ chức quản lý theo cách thức là người nào chịu
trách nhiệm về phần hành nào thì sẽ có trách nhiệm sắp xếp và lưu trữ chứng từ vào
các file liên quan. Các chứng từ trong 2 năm gần nhất được lưu tại phòng kế toán,
số chứng từ cũ của các năm trước được lưu tại kho lưu trữ riêng của công ty theo
quy định của chế độ hiện hành.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán của Bộ tài chính
ban hành theo quyết định số 15/20006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ
tài chính. Từ đó xây dựng các tài khoản chi tiết phù hợp với đặc điểm hoạt động
kinh doanh của công ty. Các tài khoản được mở chi tiết tại công ty chủ yếu là TK
112, 211, 641, 642. Cụ thể:
- TK 112 được mở chi tiết theo ngân hàng mà công ty mở tài khoản:
+ TK 11211: Tài khoản tiền gửi Việt Nam Đồng tại NH Đầu tư phát triền
Việt Nam
+ TK 11213: Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Sacombank
+ TK 11214: Tài khoản tiền gửi Việt Nam đồng tại ngân hàng Đông Á.
+ TK 11215: Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng Đông Á.
- TK 211 được mở chi tiết theo các loại TSCĐ
+ TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Tài khoản này dùng để theo dõi một
sốTSCĐ sử dụng cho các cửa hàng như cửa kính, nội thất cửa hàng
+ TK 2112 – Máy móc, thiết bị: Tài khoản này dùng để theo dõi các TSCĐ
dùng để sản xuất ra sản phẩm mẫu như máy dệt, máy may, máy linking.
+ TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: Tài khoản này dùng để theo dõi các
TSCĐ phục vụ chủ yếu cho quản lý như điều hòa, máy tính.
- TK 641 được chi tiết theo từng nhóm chi phí phục vụ cho hoạt động bán
hàng
+ TK 6411: Chi phí thuê cửa hàng
+ TK 64111: Quỹ thúc đẩy doanh số bán hàng: Tài khoản này dùng để phản
ánh các khoản chi trả cho NVKD, được tính là 3% trên doanh số bán hàng.
+TK 6412: Chi phí lương cứng nhân viên bán hàng
+TK 6413: Chi phí giảm giá cho nhân viên bán hàng: Tài khoản này dùng để
phản ánh lượng tiền giảm giá (20% giá niêm yết của sản phẩm) cho các nhân viên
khi mua hàng tại các cửa hàng của công ty
+TK 6414: Chi phí hoa hồng đại lý
+TK 6415: Chi phí phục vụ cửa hàng: bao gồm các chi phí như nước lau sàn,
nước lau kính, chổi, giấy vệ sinh…
+TK 6416: Chi phí giảm giá, khuyến mại
+TK 6417: Chi phí Marketing
+TK 6418: Chi phí khác
+TK 6419: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 642 được chi tiết theo từng nhóm chi phí phục vụ cho hoạt động quản lý
+TK 6421: Chi phí lương nhân viên quản lý
+TK 6422: Chi nghiên cứu phát triển sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên
quan đến việc ra mẫu như chi phí mua vật liệu mẫu, mẫu màu hoặc sản phẩm
mẫu tham khảo
+TK 6423: Chi quảng cáo
+TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
+TK 6425: Chi phí thuê văn phòng
+TK 6426: Thưởng lễ tết, chế độ, hội họp
+TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
+TK 6429: Chi công tác phí, tiếp khách
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung trên cơ sở sử dụng
phần mềm kế toán Augges.
Sơ đồ 2-2
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC SỔ NKC
Ghi chú:
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Sổ kế toán:
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Nhập số liệu hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
Theo sơ đồ trên, hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán như
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT… hoặc các bảng tồng hợp
chứng từ kế toán để xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu
vào máy tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Sau đó, theo quy trình đã được lập trình sẵn trong phần mềm, các thông tin
sẽ tự động được nhập vào các sổ kế toán tổng hợp như Nhật ký chung, Sổ cái
các tài khoản và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng hoặc bất cứ thời điểm nào, kế toán muốn cộng sổ hoặc muốn biết
số dư trên các tài khoản hoặc lập báo cáo tài chính, chỉ cần một cái nhấp chuột là
có kế toán có thể có được các dữ liệu cần thiết.
Sự đối chiếu giữa các sổ tổng hợp và các sổ chi tiết được thực hiện một cách
tự động do vậy đảm bảo tính chính xác rất cao.
Cuối tháng hoặc cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và được lưu trữ theo đúng quy định.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
- Kỳ lập báo cáo: Công ty sử dụng kỳ kế toán theo tháng bắt đầu từ ngày 01
đến hết ngày cuối cùng của tháng. Các báo cáo kế toán được lập chậm nhất là ngày
20 của tháng sau.
- Các loại báo cáo tài chính: Công ty lập các loại báo cáo tài chính theo đúng
quy định của chế độ kế toán hiện hành bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bên cạnh các loại báo cáo tài chính trên, công ty còn có thêm báo cáo kết quả
kinh doanh theo mặt hàng để theo dõi chi tiết hơn về doanh thu, chi phí của từng
mặt hàng kinh doanh để có kế hoạch sản xuất phù hợp. Các chỉ tiêu trong báo cáo
kinh doanh theo mặt hàng được sắp xếp theo hàng ngang như mẫu dưới đây:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH DÒNG HÀNG: A
Mặt
hàng
Doanh
thu
Giá vốn LN gộp CPBH CPQL CP khác LN
thuần
1
2
…
Các sản phẩm của công ty được chia thành các dòng hàng khác nhau. Mỗi
dòng hàng lại chia thành các ngành hàng. Trong mỗi ngành hàng lại có rất nhiều mã
hàng khác nhau. Cụ thể công ty có các dòng hàng và mặt hàng như sau:
- Dòng Len được chia thành các ngành hàng: Cộc – Mỏng, Mỏng – Dài tay,
Cộc – Dày, Dày – Dài. Và trong mỗi ngành hàng lại chia thành mặt hàng
dành cho Nam và dành cho Nữ.
- Dòng Trẻ em: Chia thành 2 ngành hàng len và vải
- Dòng Phông: Chia thành 2 ngành Nam và Nữ
- Dòng Kaki
- Dòng Body
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể:
2.3.1. Tổ chức hạch toán vật tư, thành phẩm
2.3.1.1. Đặc điểm vật tư, thành phẩm tại công ty.
a. Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại Hoàng Dương rất đa dạng
chia thành 2 loại chính là: hàng len và hàng vải. Trong đó mỗi loại lại có rất nhiều
chất liệu cũng như màu sắc khác nhau.
-Len: Thường có các loại như len 100% cotton: đây là loại len rất dai và
bền, không bị xù lông, nhưng có một nhược điểm là không ấm lắm. Loại len này
thường thích hợp để sản xuất các kiểu áo mỏng, len cotton pha nilon: loại len này có
ưu điểm là ấm nhưng có nhược điểm nhỏ là bị xù lông, loại len này thích hợp với
việc sản xuất các loại áo len dày và ấm.
-Vải: Thông thường công ty sử dụng là chất liệu cotton. Vì đây là chất liệu
thấm mồ hôi, mát, rất thích hợp cho sản xuất các kiểu dáng áo thun phục vụ cho
mùa hè – thu.
Ngoài len và vải là các nguyên liệu chính, công ty còn sử dụng các loại phụ liệu
đi kèm như chỉ, kim tuyến, cúc áo, hạt kim sa, ngọc trai, hạt nhựa, khóa, mác,…
Các nguyên vật liệu này chủ yếu được công ty nhập khẩu từ Trung Quốc
hoặc mua từ các nhà cung cấp trong nước. Do công ty có đội ngũ cán bộ cung ứng
giàu kinh nghiệm, hiểu biết về các loại chất liệu và các nhà cung ứng đều là đối tác
lâu năm, có uy tín, nên nguyên vật liệu của công ty có chất lượng rất tốt. Đây là lý
do hết sức quan trọng đóng góp vào việc xây dựng và củng cố thương hiệu sản
phẩm cho công ty.
b. Đặc điểm CCDC
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là thuê ngoài gia công nên
CCDC tại công ty chủ yếu chỉ là các máy móc, thiết bị dùng cho văn phòng nhưng
chưa đủ điều kiện là TSCĐ như: Kệ, tủ, bàn ghế, máy tính, máy in…Các CCDC
này được theo dõi tương tự như TSCĐ, tức là, khi CCDC được đưa vào sử dụng, kế
toán sẽ xác định thời gian trích khấu hao, nhập dữ liệu vào phần mềm, phần mềm sẽ
tự động tính khấu hao cho từng tháng . Tuy nhiên, mức khấu hao này không được
cho vào TK 214 mà ghi giảm TK 153. Đây thực tế là 1 cách phân bổ dần CCDC
vào chi phí nhưng không sử dụng thông qua tài khoản 142 và 242.
c. Đặc điểm thành phẩm
Thành phẩm tại công ty là các sản phẩm hoàn thành sau quá trình gia công
được nhập kho của đơn vị bao gồm có các loại áo len, khăn len, mũ len, áo thun, áo
trẻ em, quần kaki…
2.3.1.2. Tổ chức hạch toán
a. Quy trình nhập – xuất vật tư, thành phẩm.
Để kiểm soát chặt chẽ quy trình nhập – xuất NVL, CCDC, thành phẩm, kế toán
trưởng của công ty đã xây dựng quy trình nhập hàng (Sơ đồ 2-3), xuất hàng (Sơ đồ
2-4) rất chi tiết như mô tả dưới đây:
Sơ đồ 2.3
QUY TRÌNH NHẬP HÀNG
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu
trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất
Tài liệu
6.1
- Nhập mua, nhập
thành phẩm sản xuất
từ đơn vị cung cấp,
gia công:
+ Trưởng phòng
MVCU thông báo cho
thủ kho về mã hàng, số
lượng và thời gian nhập
hoặc chuyển đơn hàng
được xác nhận trước ít
nhất 3h làm việc.
- Nhập hàng từ đại lý:
+ Thủ kho tiếp nhận
yêu cầu nhập hàng của
đại lý từ nhân viên kinh
doanh.
- TPMV
CU
- NVKD
- Thông
tin nhập
hàng
-
Khi
có
yêu
cầu
-
BM01-
09CU
-
BM03-
09CU
6.2 - Sau khi nhận được
thông tin nhập hàng,
-
THUKH
- Thông
tin nhập
-
Khi
Không
Tiếp nhận
thông tin
nhập hàng
Chuẩn bị
nhập hàng
thủ kho chuẩn bị nhân
lực, vật lực để tiến
hàng nhập hàng.
- Với hàng nhập từ đại
lý, thủ kho lên kế
hoạch để NVVC đến
nhận hàng và báo lại
cho NVKD ngày giờ
đến nhận nhưng không
chậm hơn 2 ngày.
O hàng có
yêu
cầu
6.3
- Nhập mua từ đơn vị
cung cấp:
+ Khi đơn vị cung cấp
chuyển hàng đến, thủ
kho kiểm tra phiếu xuất
của đơn vị cung cấp ,
nếu thấy sai lệch so với
đơn hàng thì thông báo
cho TPMVCU và từ
chối nhận những mã
hàng không đúng với
đơn đặt hàng và nhập
những mã hàng theo
đơn hàng. Nếu số
lượng thực tế sai lệch
so với phiếu xuất kho
của đơn vị cung cấp thì
thủ kho tiến hành lập
-
THUKHO
- Hàng
hoá
- Khi
nhập
hàng
- Phiếu
nhập
-
BM02-
09CU
biên bản và có xác
nhận của người giao
hoặc có ít nhất 3 người
chứng kiến.
Phiếu nhập kho được
lập thành 3 bản: 1
chuyển cho đơn vị
cung cấp, 1 chuyển cho
kế toán hàng hoá, 1 lưu
tại kho.
+ Thủ kho có trách
nhiệm báo cho trưởng
phòng Kinh doanh tiếp
thị các mã hàng nhập.
-Nhập hàng từ đại lý:
+ Nhân viên vận
chuyển có trách nhiệm
đến đại lý nhận hàng và
ký nhận số lượng với
đại lý trong vòng 8 tiếng
làm việc từ khi nhận
được yêu cầu đối với
mùa hè và trong vòng
16 tiếng làm việc từ khi
nhận được yêu cầu đối
với hàng mùa đông.
+Thủ kho tiến hành
-
THUKH
O
- NVVC
-
THUKH
O
Nhập hàng
nhập hàng khi nhân
viên vận chuyển mang
hàng về. Nếu số lượng
thực tế sai lệch với số
vận chuyển đã ký nhận
thì thủ kho lập biên bản
và có xác nhận của
NVVC. Với những
hàng không đạt tiêu
chuẩn để nhập vào thì
thủ kho phải báo ngay
cho đại lý hoặc nhân
viên giám sát đại lý.
Phiếu nhập kho được
chuyển cho đại lý, kế
toán hàng hoá và lưu
tại kho
6.4 - Sắp xếp lưu lại những
hồ sơ liên quan như:
đơn hàng, phiếu xuất
kho, phiếu nhập kho
theo quy định.
-
PMVCU
- Kế toán
Stt Mã số Tên hồ sơ Thời gian lưu Nơi lưu
1 BM02-08CU Đơn hàng được xác nhận 1 năm PMVCU
2 Theo BM bộ Phiếu nhập kho 3 năm PMVCU;
Lưu hồ sơ
TC PKT
3 BM01-09CU Yêu cầu nhập hàng 1 năm PMVCU,
THUKHO
4 BM02-09CU Biên bản nhập, xuất hàng 1 năm PMVCU,
THUKHO
BM03-09CU Đề nghị nhập hàng 1 năm PMVCU,
THUKHO
Sơ đồ 2.4
QUY TRÌNH XUẤT HÀNG
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất
Tài liệu
6.1
- Thủ kho tiếp nhận
phiếu yêu cầu xuất
hàng của TPKD,
Trưởng phòng mua
và cung ứng (hoặc
người được uỷ
quyền).
-NVKD
-TPMVCU
-
THUKHO
- Phiếu
YCXH
- Khi
có
yêu
cầu
- BM01-
10CU
- BM11-
05CU
- BM02-
10CU
6.2
- Chuẩn bị hàng hoá
theo yêu cầu và nếu
hàng không đủ hoặc
không có theo yêu
cầu xuất hàng thì thủ
-THUKHO
- Hàng
hóa
- Khi
có
yêu
cầu
xuất
không
Chuẩn bị
xuất hàng
Nhận
YCXH
kho phải báo lại cho
người đề nghị xuất
hàng về hàng hóa và
thời gian xuất hàng
trong vòng 02h kể từ
khi nhận được yêu
cầu xuất.
hàng
6.3
- Thủ kho tiến hành
xuất hàng theo yêu
cầu.
- Phiếu xuất kho
được lập thành 3 bản:
1 chuyển cho đơn vị
nhận hàng, 1 chuyển
cho kế toán hàng hoá,
1 lưu tại kho.
- NVVC có trách
nhiệm vận chuyển
hàng hoá và giao
nhận số lượng với
bên nhận.
- Nếu số lượng thực
tế sai lệch với phiếu
xuất thì bên nhận tiến
hành lập biên bản có
xác nhận của nhân
viên giao hàng.
-
THUKHO
- NVVC
- Hàng
hoá
- Khi
xuất
hàng
- Phiếu
xuất
- BM02-
09CU
Xuất hàng
- Trường hợp NPL
gửi cho các đơn vị
gia công không đúng
chủng loại, số lượng
theo phiếu xuất kho
thì đơn vị gia công
phải báo lại Thủ kho
trong vòng 02 ngày
để hai bên cùng xác
nhận và lập biên bản.
Thủ kho có trách
nhiệm giải quyết
khiếu nại trên trong
vòng 02 ngày.
THUKHO
6.4 - Sắp xếp lưu lại
những hồ sơ liên
quan như: đơn hàng,
phiếu xuất kho theo
quy định
- PMVCU
- Kế toán
Stt Mã số Tên hồ sơ Thời gian lưu Nơi lưu
1 Theo BM bộ
TC
Phiếu xuất kho 3 năm PMVCU;
PKT
2 BM01-10CU Phiếu yêu cầu xuất hàng 1 năm PMVCU,
THUKHO
Lưu hồ sơ
3 BM02-09CU Biên bản nhập, xuất hàng 1 năm PMVCU,
THUKHO
4 BM02-10CU Đề nghị xuất hàng 1 năm PMVCU,
THUKHO
b. Tính giá vật tư, thành phẩm
- Tại thời điểm nhập kho: Giá nguyên vật liệu, CCDC tại công ty được tính
dựa vào giá mua chưa thuế trên hóa đơn GTGT hoặc giá mua ghi trên hóa đơn bán
hàng thông thường hoặc các hóa đơn bán lẻ của các nhà cung cấp nhỏ còn được các
nhân viên cung ứng gọi là “toa”. Chi phí thu mua bao gồm các chi phí vận chuyển
và khoản hỗ trợ cho nhân viên mua hàng.
Theo đó, giá thực tế NVL, CCDC nhập kho được tính như sau:
Giá thực tế NVL,
CCDC nhập kho
=
Giá mua trên hóa
đơn (chưa thuế
GTGT)
+
Chi phí
thu mua
-
CKTM, giảm giá
hàng mua, hàng
mua trả lại
Giá thành phẩm nhập kho được xác định:
Giá thực tế TP nhập kho = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
- Tại thời điểm xuất kho
Công ty tính giá xuất kho vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền.
Đơn giá vật
tư xuất kho
=
Giá trị tồn đầu kỳ + Tổng giá trị các lần nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Tổng số lượng các lần nhập trong kỳ
Giá thành phẩm xuất kho được xác định theo phương pháp nhập trước – xuất trước
c. Chứng từ kế toán sử dụng
Để theo dõi sự biến động của vật tư, thành phẩm công ty sử dụng các chứng từ:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu điều chuyển hàng: được sử dụng khi công ty xuất NVL, chuyển tới cho
đơn vị gia công, hoặc khi xuất thành phẩm chuyển đến các kho ở các cửa
hàng và đại lý.
- Đề nghị nhập hàng.
- Đề nghị xuất hàng.
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường.
d. Tài khoản sử dụng
- TK 152 - Nguyên vật liệu: Dùng để theo dõi sự biến động của các nguyên vật
liệu sử dụng trong đơn vị như len, vải, các phụ liệu như chỉ, cúc áo, khóa, mác…
- TK 153 – CCDC
- TK 155 – Thành phẩm
e. Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư, thành phẩm
Để hạch toán chi tiết vật tư, thành phẩm công ty sử dụng phương pháp thẻ song song.
Do có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, nên kế toán chỉ cần cập nhật nhập số
liệu trên phiếu nhập kho, phiếu xuất kho khi có chứng từ phát sinh. Phần mềm sẽ tự
động vào thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu, công cụ, thành phẩm và cuối tháng tổng hợp
vào sổ tổng hợp chi tiết N-X-T.
Cuối tháng kế toán sẽ tiến hành đối chiếu số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết vật
liệu, công cụ, thành phẩm đối với từng danh điểm vật tư và từng mặt hàng.
f. Tổ chức hạch toán tổng hợp vật tư, thành phẩm
Sơ đồ 2.5
QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN VẬT TƯ, THÀNH PHẨM THEO HÌNH
THỨC SỔ NKC
Phiếu NK, XK,
Hóa đơn bán
hàng
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Thẻ kho
Báo cáo tài chính
Nhật ký chung
Sổ cái TK 152,
153, 155
Theo sơ đồ trên, hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán như
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT… , xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn
trên phần mềm kế toán
Sau đó, theo quy trình đã được lập trình sẵn trong phần mềm, các thông tin sẽ
tự động được nhập vào Nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản 152, 153, 155 và vào
thẻ kho.
Cuối kỳ kế toán, NKC và sổ cái các tài khoản được in ra và được lưu trữ theo
đúng quy định.
2.3.2. Kế toán tài sản cố định
2.3.2.1. Đặc điểm TSCĐ tại công ty
Do đặc thù kinh doanh của công ty là thuê ngoài gia công và tổ chức bán
thành phẩm theo các kênh phân phối nên công ty không có TSCĐ vô hình, TSCĐ
hữu hình tại công ty thường là các tài sản phục vụ cho hoạt động bán hàng và quản
lý. TSCĐ dùng cho sản xuất rất ít, chỉ là các loại máy dùng trong bộ phận kỹ thuật
: Nhập số liệu hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
phục vụ cho việc ra sản phẩm mẫu như máy dệt, máy may, máy linking. Do vậy số
các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ cũng không nhiều, chủ yếu là các nghiệp vụ liên
quan đến việc mua, thanh lý TSCĐ và nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ.
2.3.2.2. Tổ chức hạch toán
a. Chứng từ sử dụng
Để theo dõi sự biến động tăng, giảm của TSCĐ, kế toán sử dụng các chứng từ như:
- Biên bản giao nhận TSCĐ: Biên bản này dùng để phản ánh các TSCĐ tăng do
mua sắm.
- Biên bản thanh lý TSCĐ: Biên bản này dùng để phản ánh TSCĐ giảm do
thanh lý, nhượng bán.
b. Tài khoản sử dụng
- TK 211- TSCĐ trong đó TK này được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 3 để phản ánh
các nhóm TSCĐ cụ thể:
+ TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Tài khoản này dùng để theo dõi một sốTSCĐ
sử dụng cho các cửa hàng như cửa kính, nội thất cửa hàng
+ TK 2112 – Máy móc, thiết bị: Tài khoản này dùng để theo dõi các TSCĐ dùng để
sản xuất ra sản phẩm mẫu như máy dệt, máy may, máy linking.
+ TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: Tài khoản này dùng để theo dõi các TSCĐ
phục vụ chủ yếu cho quản lý như điều hòa, máy tính.
c. Tổ chức hạch toán
Sơ đồ 2.6
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TSCĐ THEO HÌNH THỨC SỔ NKC
BB giao nhận
TSCĐ, BB
thanh lý TSCĐ
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp
TSCĐ
Sổ chi tiết
TSCĐ
Sổ cái TK
211, 214
Nhật ký chung
Nhập số liệu hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Khi phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, kế toán sẽ tiến hành khai báo vào
sổ TSCĐ được thiết kế sẵn trên phần mềm về tên, loại, xuất xứ, nguyên giá, thời
gian trích khấu hao, tỷ lệ trích khấu hao. Theo đó, cứ cuối mỗi tháng, phần mềm sẽ
tự động trích khấu hao và phân bổ cho các đối tượng liên quan. Phần mềm cũng tự
động cập nhật số liệu lên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp TSCĐ, Nhật ký chung, sổ cái
TK 211, 214. Các sổ chi tiết được in ra hàng tháng, sổ tổng hợp TSCĐ được in vào
cuối năm.
2.3.3. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn
thành.
2.3.3.1. Quy trình tính giá thành
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là thuê ngoài gia
công nên cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
cũng có một số đặc thù nhất định.
Trước khi ký hợp đồng với đơn vị gia công, bộ phận kỹ thuật tiến hành sản
xuất sản phẩm mẫu với các thông số kỹ thuật liên quan như khối lượng, các kích
thước. Từ đó dựa vào khối lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất, phòng
cung ứng sẽ có nhiệm vụ xây dựng định mức nguyên vật liệu và giao cho đơn vị gia
công. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán căn cứ vào lượng nguyên vật liệu thực
tế tiêu hao, định mức và số lượng sản phẩm hoàn thành để làm căn cứ tính giá
thành. Theo đó, TK 154 tại đơn vị không có số dư cuối kỳ.
Công ty đã xây dựng một quy trình tính giá thành cụ thể sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.7
QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu
trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất
Tài liệu
1
- Khi phát sinh mã
hàng mới kế toán tiến
hành thu thập chứng
từ tính giá từ các bộ
phận liên quan:
+ Định mức Nguyên
phụ liệu
+ Hợp đồng và các
phụ lục hợp đồng gia
công.
KTGT
QLCLSP
PMVCU
- Bảng
ĐM
NPL
- HĐ,
PLHĐ
-
Khi
phát
sinh
- BM06-
06SP
- BM03-
06SP
- HĐ,
PLHĐ
2
- Kiểm tra tính đầy
đủ, hợp lệ của chứng
từ.
- Trường hợp chứng
từ không đầy đủ, hợp
lệ yêu cầu Phòng
QLCLSP, Phòng
MVCU bổ sung trong
vòng 02 ngày.
- Cập nhật số liệu
ĐM NPL và ĐM
nhân công, đơn giá
KTGT
PQLCLSP
PMVCU
KTGT
- Bảng
ĐM
NPL
- HĐ,
PLHĐ
-
Khi
phát
sinh
- BM06-
06SP
- BM03-
06SP
- HĐ,
PLHĐ
Thu thập
Cập nhật
số liệu
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu
trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất
Tài liệu
các công đoạn phụ
…..
3
- Từ các chứng từ
gốc Kế toán tiến
hành kiểm tra số liệu
về ĐM NPL, ĐM
nhân công… đã cập
nhật trên phần mềm.
- Nếu không được
quay lại bước 2
KTGT
- Bảng
ĐM
NPL
- HĐ,
PLHĐ
-
Khi
phát
sinh
- BM06-
06SP
- BM03-
06SP
- HĐ,
PLHĐ
4
- Tính giá thành theo
ĐM đã cập nhật.
KTGT
-
Khi
phát
sinh
- Bảng
tính giá
thành.
5
- Sau khi tính giá
thành kế toán tiến
hành kiểm tra lại
những mã đã tính giá.
Nếu chưa được quay
lại bước 4
KTGT
-
Khi
phát
sinh
- Bảng
tính giá
thành.
Kiểm
tra
tính
giá
Kiểm
tra,
đối
chiếu
Tính giá thành
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu
trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất
Tài liệu
6
- In, lưu hồ sơ tổng
kết theo từng cửa
hàng, đại lý.
KTGT KT-
QT07
STT Mã số Tên hồ sơ Thời gian
lưu
Nơi lưu
1 BM06-06SP Định mức NPL
2 BM03-06SP Bảng phối màu sản xuất
2.3.3.2. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành SP hoàn thành = CPNVLTT + CPNCTT+ CPSXC
Trong đó:
- CPNVLTT = Số lượng sản phẩm hoàn thành * Định mức NVL cho 1 sản phẩm
- CPNCTT = CP thuê gia công
- CPSXC bao gồm chi phí khấu hao các loại máy ra mẫu được phân bổ, chi phí cho
các công đoạn phụ như tiền nhuộm nguyên phụ liệu
Đơn giá SP hoàn thành = Tổng giá thành SP hoàn thành/Số lượng SP hoàn thành
2.3.3.3. Tổ chức hạch toán
a. Chứng từ sử dụng
- Định mức nguyên phụ liệu: Là chứng từ dùng để phản ánh lượng nguyên phụ liệu
theo định mức do phòng cung ứng lập khi giao nguyên vật liệu cho đơn vị gia công.
- Hợp đồng và các phụ lục hợp đồng gia công
- Phiếu chi
Lưu hồ
sơ
- Phiếu xuất kho: Phiếu này không được lập tại thời điểm NVL được xuất kho giao cho
đơn vị gia công mà được lập sau khi đơn vị gia công giao thành phẩm cho công ty. Kế
toán dựa vào định mức NPL và số lượng sản phẩm hoàn thành để lập phiếu này.
- Hóa đơn GTGT
b. Tài khoản sử dụng
- TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
- TK 622 – CP nhân công trực tiếp
- TK 627 – CP sản xuất chung
- TK 154 - CPSXKDDD
c. Quy trình hạch toán
Sơ đồ 2.8
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP HOÀN
THÀNH THEO HÌNH THỨC SỔ NKC
Chú thích:
Nhập số liệu hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Phiếu XK,
Hóa đơn bán
hàng, Phiếu
chi, HĐ
PHẦN
MỀM KẾ
TOÁN
Sổ TH chi tiết
TK 621, 622,
627, 154
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Sổ chi tiết TK
621, 622, 627,
154
Sổ cái TK 152,
153, 155
Bảng tính giá
thành
Nhật ký chung
Từ các chứng từ liên quan, kế toán cập nhật dữ liệu vào phần mềm. Phần mềm
sẽ tự động vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, 154, sổ
Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154. Khi đơn hàng hoàn thành,
kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành.
2.3.4. Tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm
2.3.4.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại công ty
Hiện nay, công ty áp dụng 3 phương thức tiêu thụ thành phẩm:
- Phương thức bán buôn qua kho: Phương thức này còn gọi là bán đứt, có
nghĩa là theo phương thức này, khi người nhận hàng ký vào hóa đơn bán hàng thì
hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
- Phương thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Phương thức này được thực hiện
thông qua mạng lưới các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty. Thành phẩm từ kho
của công ty được xuất tới các kho tại các cửa hàng. Tại các cửa hàng của công ty
đều được trang bị phần mềm bán hàng. Mỗi sản phẩm được bán ra sẽ được nhân
viên thu ngân nhập vào phần mềm và phần mềm tự in hóa đơn cho khách hàng. Các
hóa đơn này chỉ có hình thức giống như một hóa đơn bán hàng thông thường, không
có thuế GTGT. Cuối mỗi ngày, nhân viên thu ngân tổng kết doanh thu và chuyển dữ
liệu về lượng hàng bán ra trong ngày đến phần mềm của phòng bán hàng. Tiền hàng
trong ngày sẽ nộp cho thủ quỹ vào sáng ngày hôm sau. Kế toán dựa vào phiếu thu
để ghi tăng tiền mặt. Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành kiểm kê lượng hàng tồn cuối
tháng và căn cứ vào số lượng tồn đầu tháng, số lượng xuất trong tháng để tính toán
lượng hàng tiêu thụ trong tháng.
- Phương thức bán hàng ký gửi đại lý: Phương thức này được thực hiện
thông qua mạng lưới các đại lý độc quyền của công ty. Hiện nay, các đại lý của
công ty được hưởng mức hoa hồng là 25% trên giá bán (đã bao gồm thuế GTGT).
Vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, các đại lý sẽ báo cáo lượng hàng tiêu thụ, doanh số và
nộp tiền mặt về cho công ty sau khi đã giữ lại phần hoa hồng. Kế toán dựa vào
phiếu thu tiến hành ghi sổ. Cuối tháng, kế toán tiến hành kiểm kê lượng hàng tồn
cuối tháng và căn cứ vào số lượng tồn đầu tháng, số lượng xuất trong tháng để tính
toán lượng hàng tiêu thụ trong tháng theo từng mặt hàng, tính toán hoa hồng trả cho
đại lý. Từ đó tính ra số tiền thừa hoặc thiếu mà công ty phải trả hoặc phải thu thêm.
Theo đó số lượng thành phẩm thực tế tiêu thụ tại mỗi cửa hàng, đại lý được
tính theo công thức sau:
SLTP tiêu
thụ thực tế
=
SLTP tồn
đầu kỳ
+
SLTP được điều
chuyển đến trong kỳ
-
SLTP tồn
cuối kỳ
2.3.4.2. Tổ chức hạch toán
a. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu điều chuyển hàng: sử dụng khi thành phẩm được chuyển từ kho tổng
của công ty tới kho của các cửa hàng, đại lý (còn gọi là kho nội bộ). Trong trường
hợp này công ty không sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý và lệnh điều
động nội bộ. Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành kiểm kê số lượng hàng tồn tại các
kho nội bộ, căn cứ vào số lượng hàng tồn đầu tháng và số lượng hàng điều chuyển
đến trong tháng qua các phiếu điều chuyển hàng để tính toán lượng hàng tiêu thụ
trong tháng và tiến hành lập phiếu xuất bán làm chứng từ phản ánh giá vốn.
- Phiếu xuất bán: Là chứng từ được lập vào cuối mỗi tháng. Sau khi kế toán
kiểm kê lượng hàng tồn tại các kho ở cửa hàng và đại lý, tính ra lượng hàng tiêu thụ
trong tháng thì kế toán lập phiếu xuất bán. Phiếu này phản ánh số lượng hàng đã
bán trong tháng, đơn giá xuất, đơn giá bán và tổng doanh thu. Đây là chứng từ phản
ánh giá vốn và doanh thu tiêu thụ trong tháng của từng cửa hàng, đại lý.
b. Tài khoản sử dụng
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 632: Giá vốn hàng bán
c. Tổ chức hạch toán
Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành xác định doanh thu tiêu thụ và giá vốn hàng
bán theo quy trình tổng kết bán hàng như sau:
Sơ đồ 2.9
QUY TRÌNH TỔNG KẾT BÁN HÀNG
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu
trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất Tài liệu
1
- Đến kỳ tổng kết
Phòng Kế toán cùng
Phòng Kinh doanh tiến
hành kiểm kê hàng hoá
tồn kho tại các cửa
hàng, đại lý.
- Thu thập biên bản
kiểm kê và các chứng
từ liên quan để làm
tổng kết.
CHT
ĐDĐL
NVKK
- Biên
bản
kiểm
kê
-
Khi
phát
sinh
- BM01-
05KT
2
- Kiểm tra tính đầy đủ,
hợp lệ của chứng từ.
- Trường hợp chứng từ
không đầy đủ, hợp lệ
yêu cầu Phòng Kinh
doanh bổ sung muộn
nhất 03 ngày sau kiểm
kê.
- Cập nhật số liệu kiểm
kê và chuyển số liệu
cho Phòng Kinh doanh
để điều chuyển hàng.
KT
CHT
ĐDĐL
GSĐL
- Các
chứng
từ liên
quan
-
Khi
phát
sinh
- BM01-
05KT
- BM03-
05KT
- BM02-
05KT
Kiểm
tra, đối
chiếu
Thu thập
chứng từ
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu
trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất Tài liệu
3
- Từ các chứng từ gốc
Kế toán tiến hành kiểm
tra số liệu điều chuyển
đi, điều chuyển về, số
lượng tồn cuối kỳ, chi
tiết nộp tiền…. để làm
tổng kết các cửa hàng
và đại lý.
KT
-
BM10-
05KT
-
Khi
phát
sinh
- Phiếu
điều
chuyển đi
- Phiếu
điều
chuyển về
- BM01-
05KT
- BM03-
02KT
- Giấy báo
có NH
4
- Sau khi tổng kết kế
toán tiến hành đối chiếu
số liệu với đại diện cửa
hàng, đại lý và ký xác
nhận tổng kết.
- Chuyển số liệu về
công nợ cửa hàng, đại lý
cho Phòng Kinh doanh
và yêu cầu thu hồi công
nợ theo thời hạn.
KT
CHT
ĐDĐL
GSĐL
-
BM10-
05KT
-
Khi
phát
sinh
- BM10-
05KT
Tổng kết
Đối
chiếu,
ký xác
nhận
Các
bước
Tiến trình Công việc
Người
chịu
trách
nhiệm
Đối
tượng
Tần
xuất Tài liệu
5
- In, lưu hồ sơ tổng kết
theo từng cửa hàng, đại
lý.
KTTH KT-QT05
STT Mã số Tên hồ sơ Thời gian lưu Nơi lưu
1 BM01-05KT Biên bản kiểm kê đại lý 05 năm PKT
2 BM02-05KT Bảng kê chi tiết nộp tiền 05 năm PKT
3 BM03-05KT Bảng kê doanh thu chi tiết 05 năm PKT
4 BM04-05KT Bảng kê phiếu xuất kho 05 năm PKT
5 BM05-05KT Bảng kê chi tiết phiếu nhập kho 05 năm PKT
6 BM06-05KT Bảng kê thẻ mua hàng giảm giá 05 năm PKT
7 BM07-05KT Bảng kê thẻ mua hàng miễn phí 05 năm PKT
8 BM08-05KT Bảng kê chi tiết hàng giảm giá 05 năm PKT
9 BM09-05KT Bảng kê chi phí cửa hàng 05 năm PKT
10 BM10-05KT Tổng kết đại lý 05 năm PKT
Sau khi quy trình tổng kết bán hàng được thực hiện thì kế toán lập phiếu xuất
bán. Chứng từ này được kế toán sử dụng để nhập dữ liệu vào phần mềm. Phần mềm
tự động vào các sổ: sổ chi tiết giá vốn, sổ tổng hợp chi tiết giá vốn, sổ chi tiết bán
hàng, sổ tổng hợp bán hàng, Nhật ký chung rồi vào sổ cái các TK 632, 511 và các
tài khoản liên quan. Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên các sổ và
tiến hành in sổ theo sơ đồ dưới đây:
Lưu hồ
sơ
Sơ đồ 2.10
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO HÌNH THỨC
SỔ NCK
Chú thích:
Nhập số liệu hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
PHẦN 3
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG
Phiếu XK,
Phiếu xuất bán,
Hóa đơn bán
hàng
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp chi
tiết TK 632, 511
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Sổ chi tiết TK
632, 511
Sổ cái TK 632,
511, 155,…
Nhật ký chung
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, gọn nhẹ phù
hợp với quy mô hoạt động của công ty. Hoạt động của bộ máy diễn ra nhịp nhàng
và hiệu quả do có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, tinh thần làm
việc của các nhân viên kế toán hết sức tận tụy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
tương đối cao.
3.2. Đánh giá tổ chức công tác kế toán:
3.2.1. Ưu điểm:
- Về cách tổ chức hạch toán: Công ty đã xây dựng các quy trình kế toán cho
từng phần hành cụ thể như quy trình nhập hàng, quy trình xuất hàng, quy trình tính
giá thành, quy trình công nợ, quy trình tổng kết bán hàng, quy trình thanh toán, quy
trình tạm ứng và hoàn ứng. Các quy trình này giống như tài liệu hướng dẫn cho các
nhân viên kế toán của công ty cũng như là công cụ để kế toán trưởng kiểm soát các
phần hành kế toán cụ thể.
- Về phương pháp ghi sổ: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung.
Đây là hình thức ghi sổ đơn giản, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, quy mô, yêu
cầu quản lý và trình độ kế toán tại đơn vị. Hơn nữa, dưới sự hỗ trợ của phần mềm
kế toán Augges, công việc của các kế toán viên đã được giảm nhẹ đi rất nhiều, đồng
thời số liệu kế toán được cập nhật kịp thời và đảm bảo tính chính xác cao.
- Về tài khoản kế toán sử dụng: Áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC, công ty đã xây dựng các tài khoản chi tiết phù hợp với
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty.
- Về phương pháp hạch toán: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp
đường thẳng, tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Tất cả
những phương pháp này đều khá đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với quy mô
cũng như yêu cầu quản lý của đơn vị.
3.2.2. Nhược điểm:
- Việc sử dụng phần mềm kế toán bên cạnh lợi ích làm giảm bớt công việc cho
kế toán viên thì đôi khi cũng gây ra rắc rối khi bị virus hoặc bị lỗi. Khi đó số liệu kế
toán có thể bị mất hoặc bị sai lệch gây khó khăn và mất thời gian sửa chữa.
- Công ty chưa trích lập các khoản dự phòng. Đặc thù kinh doanh của công ty
chủ yếu là bán lẻ và hiện tại công ty không có các khoản đầu tư tài chính nên có thể
không cần thiết phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá
đầu tư nhưng lượng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, lại là mặt hàng thời trang, giá
cả thay đổi rất nhanh chóng. Do vậy, công ty cần thiết phải trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho. Như thế, các thông tin kế toán cung cấp mới có hiệu quả cao.
- Công ty không sử dụng tài khoản 157- Hàng gửi bán khi giao hàng cho các đại
lý. Cuối mỗi tháng sau khi tiến hành kiểm kê lượng hàng tồn kho tại các đại lý, kế
toán xác định lượng hàng tiêu thụ trong tháng và mới lập phiếu xuất bán để ghi
giảm thành phẩm. Cũng giống như vậy, khi nguyên vật liệu được đem đến cho đơn
vị gia công, đến khi nhận sản phẩm hoàn thành, kế toán căn cứ số lượng sản phẩm
hoàn thành và định mức NVL mới lập phiếu xuất kho để ghi giảm nguyên vật liệu.
Cách làm như trên tuy khiến cho việc hạch toán đơn giản hơn nhưng như vậy chưa
đảm bảo tính cập nhật của kế toán và không đúng với hướng dẫn của chế độ kế toán
hiện hành. Hơn nữa khi chuyển hàng giao cho đại lý, công ty không sử dụng hóa
đơn GTGT hay Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Như vậy là vi phạm hướng dẫn
của thông tư 32/2007/TT-BTC của Bộ tài chính “5.6- Các cơ sở sản xuất, kinh
doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi
nhánh, cửa hàng...ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để
bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất trả
hàng từ đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng hoá cho các cơ
sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng căn cứ vào phương thức tổ chức
kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng
hoá đơn, chứng từ như sau: Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê
khai nộp thuế GTGT từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)
phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ đối với hàng hoá điều chuyển nội bộ; sử
dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát
hành đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện một trong hai cách sử dụng hoá đơn,
chứng từ nêu tại điểm này, trước khi thực hiện phải thông báo bằng văn bản với cơ
quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở”
KẾT LUẬN
Trong đơn vị kinh doanh thương mại, nghiệp vụ mua bán hàng hóa là những
nghiệp vụ diễn ra thường xuyên, liên tục làm phát sinh nhiều mối quan hệ với khách
hàng. Vì vậy đòi hỏi kế toán phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho chủ
doanh nghiệp và các bên có liên quan.
Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ
để điều hành quản lý thông qua việc cung cấp số liệu kế toán để các nhà quản lý ra
quyết định kinh doanh. Do vậy, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán là một công
việc hết sức cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp
VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
CCDC Công cụ dụng cụ
CHT Cửa hàng trưởng
ĐDĐL Đại diện đại lý
ĐM Định mức
GSĐL Giám sát đại lý
GTGT Giá trị gia tăng
HĐ Hợp đồng
KTGT Kế toán giá thành
KTTH Kế toán tổng hợp
KTTT Kế toán thanh toán
NPL Nguyên phụ liệu
NVL Nguyên vật liệu
NVVC Nhân viên vận chuyển
NVKD Nhân viên kinh doanh
NVKK Nhân viên kiểm kê
PKT Phòng kế toán
PLHĐ Phụ lục hợp đồng
PMVCU Phòng mua và cung ứng
PQLCLSP Phòng quản lý chủng loại sản phẩm
TSCĐ Tài sản cố định
SP Sản phẩm
TGNH Tiền gửi ngân hàng
TP Thành phẩm
VND Việt Nam đồng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG................................ 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................................. 4
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .................................... 5
1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ........................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ............................. 5
1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.................................. 6
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........... 10
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
....................................................................................................................... 10
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận. ............................ 11
1.4. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ................ 12
1.4.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây ................... 12
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty. ............................................................ 12
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG ........... 15
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ............................................................. 15
2.1.1. Mô hình tổ chức .................................................................................... 15
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành kế toán .............. 15
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty ........................................................... 16
2.2.1. Các chính sách kế toán chung. ............................................................... 16
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. ....................................... 17
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ........................................ 17
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán ........................................... 19
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. ........................................................ 20
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể: ........................................................ 21
2.3.1. Tổ chức hạch toán vật tư, thành phẩm ................................................... 21
2.3.1.1. Đặc điểm vật tư, thành phẩm tại công ty. ........................................ 21
2.3.1.2. Tổ chức hạch toán ........................................................................... 22
2.3.2. Kế toán tài sản cố định .......................................................................... 32
2.3.2.1. Đặc điểm TSCĐ tại công ty ............................................................ 32
2.3.2.2. Tổ chức hạch toán ........................................................................... 33
2.3.3. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn
thành. .............................................................................................................. 34
2.3.3.1. Quy trình tính giá thành .................................................................. 34
2.3.3.2. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành ............................................... 38
2.3.3.3. Tổ chức hạch toán ........................................................................... 38
2.3.4. Tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm ................................................. 40
2.3.4.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại công ty ............................ 40
2.3.4.2. Tổ chức hạch toán ........................................................................... 41
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG
DƯƠNG ................................................................................................................ 45
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán ................................................................. 46
3.2. Đánh giá tổ chức công tác kế toán: .............................................................. 46
3.2.1. Ưu điểm: ............................................................................................... 46
3.2.2. Nhược điểm: ......................................................................................... 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 49
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1-1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ...................................................................................................... 7
Sơ đồ 1-2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG ............................................... 10
Bảng 1-1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2006-2008 ................................................................................................. 13
Sơ đồ 2-1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG. .............................................. 15
Sơ đồ 2-2: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC SỔ NKC
.............................................................................................................................. 19
Sơ đồ 2.3: QUY TRÌNH NHẬP HÀNG ................................................................ 23
Sơ đồ 2.4: QUY TRÌNH XUẤT HÀNG ................................................................ 27
Sơ đồ 2.5: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN VẬT TƯ, THÀNH PHẨM THEO
HÌNH THỨC SỔ NKC.......................................................................................... 31
Sơ đồ 2.6: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TSCĐ THEO HÌNH THỨC SỔ NKC ..... 33
Sơ đồ 2.7: QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH ....................................................... 36
Sơ đồ 2.8: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP HOÀN
THÀNH THEO HÌNH THỨC SỔ NKC ................................................................ 39
Sơ đồ 2.9: QUY TRÌNH TỔNG KẾT BÁN HÀNG .............................................. 42
Sơ đồ 2.10: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO
HÌNH THỨC SỔ NCK.......................................................................................... 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 745_8767.pdf