Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định
chính sách kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của
nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sư dụng một hệ thống
chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống
kinh tế -xã hội, nhằm giải quyêt các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như
đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội, giữa
tăng trưởng kinh tế với giữ gìn mội trường v.v Đặc biệt trong điều kiện
hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng
cường vai trò quản lý của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò
vai trò quản lý của nhà nước đối với quản lý ngân sách nhà nước nói chung
và xử lý bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.
35 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i một vai trò mạnh mẽ của công nghệ mới. Trong bối cảnh các mô hình
này, viện trợ bổ sung cho tổng giá trị tiết kiệm, làm tăng đầu tư và trữ lượng
vốn, từ đó làm tăng tốc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Theo quan điểm này, các nước nghèo không thể tự mình tạo ra đủ lượng
tiết kiệm cần thiết để tài trợ những dự án đầu tư cần thiết nhằm khởi động
tăng trưởng, hay nếu có thể làm được điều này thì họ cũng chỉ có thể tài trợ
cho sự tăng trưởng rất chậm. Như ta đã biết trong kinh tế học vĩ mô, tỷ lệ tiết
kiệm có xu hướng thấp ở những nước nghèo nhất, và ngay cả ở nơi tỷ lệ tiết
kiệm cao vừa phải, lượng tiết kiệm thực tế cũng thấp. Một nước với thu nhập
trên đầu người 200 USD và tỷ lệ tiết kiệm 10 phần trăm chỉ tạo ra được
lượng tiết kiệm 20 USD đầu người một năm, không thể mua được nhiều
hàng hoá vốn. Trong phiên bản mạnh nhất của mô hình này, các nước nghèo
nhất có thể rơi vào chiếc bẩy đói nghèo (poverty trap), trong đó thu nhập của
họ quá thấp không thể tạo ra được tiết kiệm cần thiết để khởi động quá trình
tăng trưởng bền vững. Tổng tiết kiệm có thể quá thấp không thể bù đắp khấu
hao, đừng nói gì đến bổ sung trữ lượng vốn. Trong một phiên bản chừng
mực hơn, các nước nghèo nhất có thể tiết kiệm đủ để bắt đầu tăng trưởng,
nhưng chỉ với tỷ lệ tăng trưởng rất thấp. Như vậy, các dòng viện trợ mang lại
một phương cách gia tăng tiết kiệm nội địa và tăng tốc quá trình tăng trưởng.
BCNN thông qua viện trợ có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng thông qua xây
dựng tri thức và chuyển giao ý tưởng mới, công nghệ, và các thông lệ thực
hành tốt nhất từ nước này sang nước khác. Một số viện trợ giúp hỗ trợ
nghiên cứu ở các nước thu nhập thấp mà có thể đẩy nhanh nhịp độ tăng
trưởng. Một trong những ví dụ hay nhất là hoạt động nghiên cứu được tài trợ
bằng viện trợ vào thập niên 60 và 70 về các giống hoa màu mới, phân bón và
thuốc trừ sâu giúp chuyển đổi nông nghiệp ở châu Á thông qua cuộc Cách
mạng xanh. Tương tự, một phần viện trợ đáng kể nhằm tài trợ sự hỗ trợ kỹ
thuật và tư vấn mà sau cùng vì mục đích củng cố thể chế và gia tăng năng
suất. Loại viện trợ này, khi có tác dụng, có thể được xem là làm dịch chuyển
hàm sản xuất hướng lên trên, qua đó giúp gia tăng tỷ lệ tăng trưởng.
BCNS thông qua viện trợ có thể có tác động tích cực đối với các mục tiêu
phát triển quan trọng khác mà có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng một cách
gián tiếp hay chỉ ảnh hưởng sau một thời gian dài, như y tế, giáo dục, hay
môi trường. Tương tự, viện trợ có thể mang lại sự trợ giúp khẩn cấp hay cứu
trợ nhân đạo hay được sử dụng để giúp đạt được ổn định kinh tế vĩ mô.
Chúng ta sẽ lần lượt trình bày ngắn gọn từng điểm một sau đây.
Gần một nửa trong tất cả các dòng viện trợ là nhằm vào cải thiện y tế,
giáo dục, môi trường và các mục tiêu khác. Viện trợ giúp tài trợ cho công tác
tiêm chủng, cung ứng vật tư y tế, thuốc men, mùng màn (để ngăn sự lây lan
bệnh sốt rét), nước sạch, và đồ dùng nhà trường là nhằm giúp cung cấp các
hàng hoá và dịch vụ thiết yếu cho những người quá nghèo không thể có khả
năng chi trả. Theo thuật ngữ kinh tế, phần lớn các loại chi tiêu này được xem
là bổ sung cho tiêu dùng chứ không phải chi tiêu đầu tư (cho dù một phần
viện trợ cho giáo dục và y tế, như xây trường học và phòng khám chữa bệnh
được xem là chi tiêu đầu tư).
Tăng trưởng kinh tế thường là một mục tiêu thứ cấp dài hạn của loại viện
trợ này. Người lao động có trình độ hơn, sức khoẻ tốt hơn sẽ làm việc có
năng suất hơn, làm dịch chuyển hàm sản xuất và mở rộng sản lượng và thu
nhập. Ta cũng có thể lập luận tương tự ít nhất cho một số dạng viện trợ
nhằm vào mục đích bảo vệ môi trường. Cải tiến quản lý lâm nghiệp hay ngư
nghiệp, làm sạch nguồn nước, hay giảm ô nhiễm không khí có thể giúp cải
thiện phúc lợi và tăng năng suất theo thời gian. Tuy nhiên, tác động đối với
tăng trưởng có thể phải mất một thời gian dài mới hiện thực hoá được. Các
chương trình tiêm chủng trẻ em hay cải thiện chất lượng tiểu học chỉ ảnh
hưởng đến năng suất lao động khi những trẻ em này tham gia lực lượng lao
động, mà điều đó phải mất nhiều năm sau khi nhận được viện trợ.
Một số viện trợ được cung cấp để giúp các nước đối phó trước tình trạng
bất ổn kinh tế vĩ mô. Giảm sút giá xuất khẩu, tăng giá nhập khẩu, hay một cú
sốc kinh tế, như hạn hán, ngập lụt, động đất, có thể làm cho đồng tiền mất
giá mạnh từ đó ảnh hưởng lan truyền trong nền kinh tế và làm tăng giá hàng
hoá và dịch vụ ngoại thương. Dòng viện trợ bổ sung nguồn cung ngoại tệ và
giúp điều hoà áp lực đối với tỉ giá hối đoái. IMF đóng vai trò dẫn đầu trong
lĩnh vực này, các nhà tài trợ khác như Ngân hàng Thế giới cung cấp nguồn
vốn hỗ trợ. Những dòng viện trợ nhằm phản ứng trước khủng hoảng kinh tế
vĩ mô hay thiên tai, như mô tả trong đoạn trên đây, thường tương quan
ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng giảm do khủng hoảng, và
viện trợ gia tăng như một hệ quả của điều đó. Nhưng vì viện trợ là để đáp
ứng trước tình trạng tăng trưởng chậm, các trường hợp này không nên xem
là ví dụ về sự thất bại của viện trợ trong việc đẩy mạnh tăng trưởng và phát
triển.
Khoảng một phần mười trong tổng số viện trợ nước ngoài được dành cho
sự cứu tế khẩn cấp sau các trận thiên tai hay khủng hoảng nhân đạo. Các
chương trình cứu tế sau động đất, ngập lụt, và các trận thiên tai khác thường
cung cấp lương thực, quần áo, các loại thuốc men cơ bản và các thứ khác
giúp đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Tương tự, viện trợ nhân đạo hỗ trợ
người dân sống ở các trại tị nạn và những người bị mất nơi sinh sống do
chiến tranh hay những cuộc xung đột khác. Nhìn từ góc độ kinh tế, phần lớn
viện trợ này là nhằm hỗ trợ tiêu dùng cơ bản chứ không phải bản thân sự
tăng trưởng, cho dù một phần cũng được sử dụng để khôi phục cơ sở hạ tầng
bị hư hại và ngăn sản lượng không bị giảm sút hơn nữa như thường xảy ra
sau các thảm họa thiên tai.
2. Mặt hạn chế:
Như chúng ta đã được biết, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc
sống này đều có tính quy luật và chu kỳ của nó và kinh tế học cũng vậy, nó
chúng có tính chu kỳ mà kinh tế học gọi là chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ kinh
doanh có thể được định nghĩa là sự biến động của sản lượng thực dao động
xoay quanh sản lượng tiềm năng (còn được gọi là sản lượng thực theo xu
hướng). Độ dài của chu kỳ kinh doanh không xác định được vì các cú sốc
trong nền kinh tế không theo quy luật, nó có thể kéo dài hàng chục năm,
cũng có thể rất ngắn trong khoảng vài năm. Một chu kỳ kinh doanh bao gồm
4 thời kỳ theo một trình tự nhất định: hưng thịnh, suy thoái, đình trệ và phục
hồi. Ở thời kỳ hưng thịnh là thời kỳ có mức sản lượng thực tế cao hơn sản
lượng tiềm năng và làm cho tối đa hóa sản xuất làm cho xu hướng mức giá
chung tăng lên, dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao. Tất nhiên ở cực đối lại thời
kỳ đình trệ là thời kỳ có mức sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm
năng và nó là điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn vì nhiều nguồn lực
sẽ không được sử dụng, trong đó có lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, nếu như sản lượng quá cao hay quá thấp
đều không tốt cho nền kinh tế vậy thì sản lượng đáng mong muốn là mức
trung bình giữa 2 cực đó, một mức sản lượng không quá cao để tỷ lệ lạm
phát vừa phải và cũng không quá thấp để tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên.
Đó là mức sản lượng mà các nhà kinh tế gọi là sản lượng tiềm năng mà tôi
đã đề cập ở trên.
Tại sao chúng tôi lại đưa ra khái niệm về chu kỳ kinh doanh. Các bạn cứ
vận dụng mô hình này chuyện chúng ta đang bàn ở đây đó là vấn đề bội chi
ngân sách hay nói chi tiết và cụ thể hơn là đầu tư công (ở đây chúng tôi chưa
đề cập tới những khoảng chi đầu tư phát triển khác) vì chủ yếu khoảng bội
chi ngân sách này chủ yếu dùng cho lĩnh vực này. Khi chính phủ quyết định
chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư công, tức là đang chi tiền nghĩa là dòng
tiền đang đi ra từ quỹ tiền tệ là Ngân sách nhà nước. Chúng ta thử hình dung
1 tí như sau: là tại sao chính phủ lại quyết định đầu tư nhiều hơn mức tiềm
lực của đất nước bằng cách đi vay mượn, phải chăng là do nền kinh tế đang
trong thời ký suy thoái cần kích thích gí đó từ bên ngoài đề nền kinh tế đi
lên. Tôi nói đến điều này để nói lên là khi chính phủ tăng đầu tư công thì
cũng có nghĩa là sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng hay nền
kinh tế đang ở thời kỳ đình trệ và bắt đầu thời kỳ phục hồi và tiến lên thời kỳ
hưng thịnh tiếp theo – một chu kỳ mới bắt đầu. Đây chỉ là lý thuyết còn thực
tế thì sao, nếu như những khoảng chi tiêu tiền cho đầu tư công không hợp lý,
dàn trải, không hiệu quả thì sẽ dẫn đến thất thoát , lãng phí và không tạo
được hiệu ứng phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Đáng lẽ ra nếu đầu tư
thành công mà lại đạt được hiệu quả thì sẽ tạo ra kích thích phát triển kinh tế
theo đúng như dự đoán và chu kỳ thì đằng này lại cứ kéo dài thời gian phục
hồi mà không tiến tời thời gian hưng thịnh làm cho nền kinh tế trì trệ, không
phát triền mà có khi lại trôi vào thời kỳ khủng hoảng tiếp theo vì những
khoảng đầu tư này chủ yếu lấy từ nguồn là đi vay nợ từ nước ngoài thì áp lực
về trả nợ cả vốn lẫn lãi rất lớn làm cho khả năng trả nợ là không thể, điều
này lại càng đẩy nền kinh tế đi vào ngõ cụt, cái vòng lẫn quẫn không thoát ra
được. Những món nợ này lại đổ trên đầu người dân, trong khi đồng tiền thực
chất lại đi đâu về đâu thì ai cũng đã biết. Cái này người ta nói là “tiền không
tự mất đi mà chỉ chuyển từ tay người này sang người khác” và không tạo ra
được giá trị cho cuộc sống này. Có rất nhiều biện luận lý lẻ để nói về vấn đề
này muốn biết rõ trừ khi các bạn phải là người trong guồng máy thì các bạn
mới có thể nắm rõ nhất.
Sau đây là bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan về tình trạng đầu công ở
nước ta. Bài viết thể hiện mặt hạn chế của chính sách Bội chi ngân sách nhà
nước dùng cho chi đầu tư phát triển sẽ đem lại những tác động tiêu cực cho
nền kinh tế của đất nước. Như chúng ta đã tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế ở
phần trên, đó là sự gia tăng thu nhập quốc dân thực trên đầu người, nghĩa là
sự gia tăng giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người
trong một nền kinh tế sau khi đã điều chỉnh lạm phát. Vấn đề đầu tư công là
một trong những mục tiêu quan trọng trong nên kinh tế quốc gia, nếu không
được thực hiện một cách đúng đắn thì rất gây ra lãng phí nguồn lực quốc gia,
tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, làm cho nền kinh tế đi vào suy thoái. Tại
sao nhóm chúng tôi đề cặp tới vấn đề này vì ngoài những mặt tích cực do
đầu tư phát triển mang lại cho cuộc sống chất lượng hơn cho người dân mà
mọi người ai cũng cảm nhận được, thì rất nhiều vấn đề mà vẫn tồn tại hàng
ngày vẫn được đông đảo mọi người quan tâm. Ở đời mà, nhiều người đứng
đầu cơ quan nhà nước có những đóng góp thì ít được mọi người chú ý tới,
chắc cũng bởi vì cuộc sống cơm áo gạo tiền này nên chắc người ta không
còn mấy quan tâm đến những con ngưới này hay là do chế độ nhà nước này;
mà người ta hay để ý tới những vấn đề thời sự nhiều hơn như tham ô, tham
nhũng, thất thoát tiền Ngân sách nhà nước…Bài viết này do người trong hệ
thống vận hành của bộ máy nhà nước ta viết ra sẽ cho chúng ta thấy một
phần nào đó những tác động tiêu cực, dẫn đến nhiều vấn đề trong xã hội, đặc
biệt là ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Riêng tôi,
tôi là một người làm trực tiếp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tôi
cũng đã từng được trải nghiệm những điều này như những con người bình
thường khác mà không có 1 chút suy nghĩ hay phản kháng gì cả. Nói chung
đây cũng là cái guồng máy khi bạn đã vào rồi thì các bạn chỉ có thể được
hoàn thành theo như thiết kế mà thôi.
Những công trình không đem lại hiệu quả kinh tế sẽ làm cho nguồn
lực quốc gia suy kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cả nước nói
chung, đó là chưa kể tới những tác hại về môi trường, lòng tin của người
dân…
Điểm lại từ ngày triển khai công cuộc đổi mới tới nay, nền kinh tế
nước ta đã trải qua nhiều đợt đầu tư “theo phong trào”, nhiều “hội chứng đầu
tư” đã xuất hiện. Nào là đua nhau đầu tư xây dựng nhà máy bia, thuốc lá,
tiếp đến là xi măng lò đứng, mía đường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn,
đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khu công nghiệp và khu kinh tế, kể cả
kinh tế cửa khẩu. Kế đến là bột giấy, cán thép, thủy điện nhỏ và vừa, khu
nghỉ dưỡng, khu đô thị, “tận thu” khoáng sản, trường đại học, sân golf rồi
sân bay…
Trong số các dự án đó, có phần do doanh nghiệp đầu tư nhưng một
phần không nhỏ bắt nguồn từ đầu tư công của trung ương và địa phương lẫn
doanh nghiệp nhà nước. Tiếc rằng, cho tới nay chưa thấy có công trình tổng
kết nào phân tích rõ xem những dự án ấy hiệu quả tới đâu, lãng phí thế nào
và đã tác động ra sao đến những bất ổn vĩ mô và làm cho nền kinh tế nước ta
kém hiệu quả.
Viết bài này, tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc” mà phần nào
đó còn là một “tội đồ” vì đã từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản
thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào
việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của nói trên.
Nay ngẫm lại thấy muốn tránh lặp lại những biểu hiện “đầu tư theo
phong trào”, những “hội chứng” như vừa qua, có lẽ nên trở lại một số cách
tiếp cận cơ bản
Phải ưu tiên cho hiệu quả kinh tế
Cách hiểu sơ đẳng về kinh tế là với nguồn lực hạn hẹp cần làm sao
đem lại hiệu quả cao nhất. Điều đó càng đúng với nước ta, một nước còn rất
nghèo (cho dù đã đạt ngưỡng khởi điểm của nước có thu nhập trung bình):
Nhà nước nghèo, từng địa phương nghèo, các doanh nghiệp, kể cả các tập
đoàn cũng nghèo. Muốn cho nền kinh tế khả dĩ có hiệu quả thì không có
cách nào khác là phải chọn lựa trình tự ưu tiên trong đầu tư; nhiều công trình
tuy cần đấy song vẫn đành phải “nhịn”, chờ đến khi điều kiện cho phép mới
đầu tư
Thật buồn khi thấy những cái chợ được xây dựng khang trang trống
rỗng, một số công trình văn hóa như bảo tàng, nhà hát, nhà văn hóa không
sáng đèn hoặc vắng bóng khán giả, những bến cảng tàu vào ra lèo tèo, những
đường bay thua lỗ triền miên, những trường đại học không tuyển đủ sinh
viên… trong khi với số tiền đã bỏ ra để xây dựng chúng ta có thể giải quyết
biết bao nhu cầu dân sinh bức bách khác
Nguyên nhân đẻ ra tình trạng trên có nhiều: nào là tâm lý muốn phát
triển nhanh, nào là ý nguyện “công nghiệp hóa” bằng mọi giá, nào là cơ chế
phân bổ nguồn vốn theo kiểu cào bằng và xin - cho, nào là tâm lý “nhiệm
kỳ”, nào là những tính toán theo lợi ích ngành và địa phương, thậm chí cá
nhân… Ở đây chỉ xin nhấn mạnh một số nguyên nhân liên quan tới tư duy
kinh tế và cơ chế quản lý, phân cấp.
Cầu quyết định cung
Mọi người đều rõ, trong nền kinh tế thị trường thì “cầu” quyết
định“cung”; vấn đề không chỉ là có thể làm gì mà chủ yếu là thị trường có
cần và có khả năng tiêu thụ, sử dụng không. Về chuyện này chỉ xin lấy ra vài
ba chuyện.
Thứ nhất: Thứ nhất là chuyện xây cảng, trong đó có cảng nước
sâu,cảng tầm cỡ quốc tế. Một điều không cần bàn cãi là nước ta có bờ biển
dài, vận tải biển cần chiếm tỷ trọng cao, do đó cần xây dựng cảng biển; vấn
đề chỉ là làm sao bảo đảm tính hiệu quả của chúng
Muốn vậy thì địa hình (nước nông sâu) chưa đủ mà còn cần có địa thế
thuận tiện (kể cả đường vào, đường ra bến cảng và các tuyến vận tải biển
quốc tế) và nhất là nguồn hàng vào-ra dồi dào, năng lực quản lý tốt làm cho
việc vận chuyển, bốc xếp vừa rẻ vừa nhanh, qua hàng trăm năm vận hành
hiệu quả cao tạo thành thương hiệu nổi tiếng.
Có người nói nước ta có bờ biển dài, nằm gần đường vận tải biển quốc
tế sôi động như vậy mà kém Singapore là không chấp nhận được! Hãy bình
tâm xem lại trên thế giới biết bao nước có bờ biển còn dài hơn bờ biển nước
ta nhiều, trình độ phát triển kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng vì sao vẫn
không có được các cảng biển tầm cỡ quốc tế; ngược lại nhiều cảng tầm cỡ
toàn cầu lại nằm ở những vùng lãnh thổ khá hẹp như Singapore, Hồng Kông,
Hà Lan…?
Malaysia đã từng bỏ ra nhiều tỉ đô la xây dựng cảng nước sâu rất hiện
đại với kỳ vọng cạnh tranh với Singapore song đâu có thành? Xem như vậy
thì chỉ cảng nào đáp ứng được cả năm yêu cầu nói trên mới thỏa mãn được
khách hàng và trở thành cảng tầm cỡ quốc tế chứ không phải chỉ có địa hình,
thậm chí địa thế thuận lợi là đủ
Thứ đến là chuyện xây sân bay cũng không khác mấy. Tính hiệu quả
của chúng tùy thuộc vào lượng hành khách và hàng hóa có đủ lớn không,
mức thu nhập của hành khách đã tới mức chọn đường hàng không chưa?
Cung đường có tiện lợi không? Dịch vụ có bảo đảm không?... Đó là chưa
tính đến diện tích đất đai phải sử dụng và những hệ lụy về môi trường do sân
bay gây ra nếu xây dựng tràn lan
Tương tự như vậy, khi quyết định xây dựng các khu kinh tế mở, đặc
khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trước hết cũng cần tính đến bên “cầu”, tức
là lợi ích và khả năng của những người tới đó làm ăn
Để những khu này hoạt động có hiệu quả thì cả ở “đầu vào” lẫn “đầu
ra” đều cần hội đủ điều kiện cần thiết chứ không chỉ có hạ tầng cơ sở và cơ
chế chính sách hấp dẫn trong nội khu (ngay những điều kiện này ở nước ta
cũng còn kém so với nhiều nước khác)
Thẩm Quyến, Chu Hải… ở Trung Quốc thành công là vì bên cạnh
chúng có những bình ắc-quy dồi dào điện năng là Hồng Kông, Ma Cao, Đài
Loan nạp vốn vào và tiêu thụ hàng hóa ra, điều mà Chu Lai, Chân Mây…
không có được. Đó là chưa kể những khu kinh tế cửa khẩu đều nằm ở những
vùng xa xôi, hẻo lánh, đường sá khó khăn, dân cư thưa thớt và cực nghèo
Tình trạng bên kia biên giới cũng không khác, thậm chí còn kém hơn
thì lấy đâu ra nguồn lực để phát triển và lấy đâu ra thị trường để tiêu thụ?
Ngoài ra còn tình trạng đầu tư dàn trải gần ba cửa khẩu, nơi nào cũng dở
dang không ra món gì; cơ chế chính sách đối với các tỉnh biên giới lại chưa
tạo động lực cho họ
Lẫn lộn địa giới hành chính với không gian kinh tế
Việc đầu tư dàn trải kém hiệu quả, na ná như nhau còn liên quan tới sự
lẫn lộn về khái niệm giữa địa giới hành chính và không gian kinh tế. Do cơ
chế và lợi ích của địa phương, mỗi tỉnh đều muốn trở thành một thực thể
kinh tế “hoàn chỉnh” nông - công nghiệp - dịch vụ đều có, kèm theo là
trường đại học, bến cảng, sân bay, khu kinh tế…mặc dầu không hội đủ điều
kiện.
Công nghiệp hóa đất nước không có nghĩa là tỉnh nào, huyện nào cũng
công nghiệp hóa mà cần có sự phân công lao động hợp lý phù hợp với lợi thế
của từng vùng. Trong khi đó, sự liên kết và quy hoạch vùng còn xa mới đáp
ứng yêu cầu làm cho nguồn lực bị phân tán, trùng chéo, hiệu quả thấp, nền
kinh tế nước nhà đã yếu càng yếu thêm
Sở dĩ có tình trạng này một phần do sự lẫn lộn khái niệm, một phần
khác do tâm lý địa phương chủ nghĩa, căn bệnh nhiệm kỳ và nhất là cách
đánh giá thành tích, phân bổ ngân sách và vốn đầu tư từ trung ương đã thúc
đẩy cuộc chạy đua về dự án, công trình, tốc độ tăng trưởng “GDP tỉnh-
thành”
Góp phần vào căn bệnh này còn có những khiếm khuyết trong khâu
quy hoạch và phân cấp giữa trung ương và địa phương. Thực ra lâu nay ta đã
có quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ. Vấn đề chỉ là chất lượng quy hoạch:
nhiều khi quy hoạch không đủ tầm nhìn, mới triển khai đã lạc hậu so với
cuộc sống; quy hoạch ngành thường rất chậm so với quy hoạch vùng; tính
đồng bộ không cao (tình trạng quá tải trên các quốc lộ và tỉnh lộ vận chuyển
bauxite Lâm Đồng, đường vào các cảng ở Hải Phòng, TPHCM, Bà Rịa -
Vũng Tàu… là những minh chứng gần đây nhất). Quy hoạch đã quan trọng,
việc thực hiện quy hoạch còn quan trọng hơn nếu tính rằng, nhiều bản quy
hoạch trong thực tế không được tuân thủ nghiêm ngặt, quy hoạch một đằng,
thực thi một nẻo
Kinh tế càng phát triển thì tất yếu phải phân cấp vì chính quyền trung
ương dù mạnh đến đâu cũng không quán xuyến nổi, vả lại nhiều việc chỉ có
địa phương mới nắm rõ và mới xử lý được. Theo hướng đó Chính phủ đã ra
hẳn một nghị định về phân cấp song rõ ràng ở đây còn nhiều vấn đề cần
được xử lý. Muốn phân cấp tốt thì quy hoạch và nhất là thực hiện quy hoạch
phải nghiêm chỉnh. Việc quy định rạch ròi những lĩnh vực nào, công trình
nào chỉ có trung ương mới được quyền xem xét, quyết định; lĩnh vực nào,
công trình nào dành quyền cho địa phương là một yêu cầu bức bách. Câu
chuyện cho nước ngoài thuê rừng vừa qua là một minh chứng mới về sự cần
thiết làm rõ ranh giới này.
Bên cạnh đó cũng nên hình thành một danh mục tương đối rành rọt,
cái gì Nhà nước đầu tư, cái gì để tư nhân đầu tư, cái gì công - tư kết hợp.
Những khiếm khuyết trong luật ngân sách liên quan tới câu chuyện này cũng
nên được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội. Để bảo đảm chất lượng phân cấp
thì việc đào tạo, huấn luyện cán bộ địa phương đủ năng lực xử lý các vấn đề
kinh tế - xã hội, môi trường, kỹ thuật phức tạp, mang tính liên ngành, liên
vùng là một nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định. Đi đối với sự phân cấp có lẽ
nên hình thành các quy định mang tính pháp quy và hình thức tổ chức về liên
kết vùng - một điều rất yếu ở ta, ai cũng nhận thấy song khắc phục rất chậm
Tóm lại, nếu như tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng
và hiệu quả là chủ trương nổi trội trong mươi năm tới thì tái cấu trúc chính
sách đầu tư là khâu đầu tiên và mang tính then chốt. Chỉ có như vậy mới
tránh được tình trạng thỉnh thoảng lại phải cắt giảm gây ra không ít lãng phí
và nhiều vấn đề xã hội, làm cho nền kinh tế càng kém hiệu quả.
IV. THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY:
1. Khái niệm:
Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà
nước khi mà thu ngân sách nhà nước không đủ bù đắp cho chi ngân sách nhà
nước trong một thời kỳ nhất định.
Có thể minh họa bội chi ngân sách nhà nước bằng cân đối thu - chi ngân
sách như sau:
A : Thu thường xuyên ( thuế, phí, lệ phí ).
D : Chi thường xuyên.
B : Thu về vốn ( bán tài sản nước ngoài ).
E : Chi đầu tư.
C : Bù đắp thâm hụt
- Viện trợ
- Lấy từ nguồn dự trữ
- Vay thuần ( bằng vay mới trả nợ gốc ).
F : Cho vay thuần ( bằng cho vay mới trừ thu nợ gốc).
Ta có công thức : A+B+C=D+E+F
Công thức tính bội chi ngân sách nhà nước của 1 năm sẽ là:
Bội chi ngân sách nhà nước = tổng chi – tổng thu=(D+E+F)-(A+B) = C
Bội chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ ( 1 năm, 1 chu kỳ kinh tế)
là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu thời kỳ đó.
2. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước:
Có hai nguyên nhân cơ bản của bội chi ngân sách nhà nước:
Do tác động của chu kỳ kinh doanh, khủng hoảng lạm chi làm cho thu
nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết khó
khăn mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức độ bội chi ngân sách ngân
sách nhà nước tăng lên trong giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nước
sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. điều đó làm giảm mức
bội chi ngân sách nhà nước. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh
gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
Do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước. Khi nhà nước
thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức
bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại thực hiện chính sách giảm đầu tư và
tiêu dùng của nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Các
bội chi do tác động của cơ chính sách cơ cấu thu chi gọi là bội chi cơ cấu.
Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai
lớn ...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách
nhà nước.
3. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay:
Bội chi ngân sách nhà nước là một căn bệnh tác hại đến sự phát triển kinh
tế nếu xử lý bội chi ngân sách nhà nước không đúng đắn, cho dù bội chi
ngân sách nhà nước từ nguyên nhân nào đi chăng nữa. Bội chi ngân sách nhà
nước là căn bệnh không chỉ dành riêng cho bất kỳ quốc gia nào. Nó mang
tính phổ biến tồn tại khắp các quốc gia trên thế giới, từ những nước đang
phát triển, chậm phát triển cho đến những nước có nền kinh tế phát triển. Đó
là nhu cầu chi tiêu và thực tế của nhà nước không thể cắt giảm được mà ngày
càng tăng lên, trong khi đó việc tăng thu ngân sách nhà nước từ công cụ thuế
sẽ dẫn đến sự phản hồi từ phía dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, và hậu
quả nhận được là kìm hãm tốc độ tích lũy vốn cho sản xuất, hạn chế tiêu
dùng dẫn đến nguy cơ suy thoái nền kinh tế cao. Còn đối với các nước đang
phát triển, ví dụ như Việt Nam, đặc biệt là những nước nghèo thì bội chi
ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi bởi tình trạng thu nhập bình
quân đầu ngươi quá thấp không cho phép chính phủ tăng tỉ lệ động viên từ
GDP vào ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu chi tiêu theo chức năng
của chính phủ lại tăng lên, nhất là khi nhà nước thực hiện các chương trình
đầu tư nhăm cải thiện cơ cấu kinh tế và hướng dẫn sự tăng trưởng.
Thực tế cho thấy, bội chi ngân sách nhà nước không có nguồn bù đắp hợp
lý sẽ dẫn đến lạm phát, gây tác hại xấy tới nền kinh tế cũng như đời sống xã
hội. Nếu bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng cách phát hành tiền
thêm vào sẽ dẫn tới bù nổ lạm phát. Bội chi ngân sách nhà nước cũng không
hoàn toàn là tiêu cực. Nếu bội chi ngân sách ở một mức độ nhất định (dưới
5% so với tổng chi ngân sách trong năm) thì lại có tác dụng kích thích sản
xuất phát triển. Vì thế, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguời ta
vẫn chỉ cố gắng thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước chứ không hề có ý loại
trừ nó hoàn toàn. Nhưng cho dù bội chi ngân sách nhà nước ở mức độ nào đi
chăng nữa thì nó vẫn đòi hỏi mọi chính phủ phải có biện pháo thích hợp để
kiểm soát và kiềm chế bội chi ngân sách.
Bảng thống kê bội chi ngân sách nhà nước 2007-2010( tỷ đồng ).
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng thu cân đối ngân sách 281900 32300 38900 46100
Thu kết chuyển từ năm trước sang 19000 9080 14100 1000
Tổng chi cân đối NSNN 357400 398890 481300 582200
Bội chi ngân sách nhà nước 56500 66900 873090 119700
Tỷ lệ BCNSNN so với GDP 5% 5% 4,82% 6,2%
Theo như bảng trên thì thực tế trong những năm 2007-2010 chúng ta đã
kiểm soát được bội chi ngân sách ở mức giới hạn phép duới 5% GDP/năm
(trừ 2010) và nguồn vốn vay chủ yếu được chi cho đầu tư phát triển. Ngoài
ra chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí để đầu
tư phát triển. Đây cũng là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong
công tác quản lý cân đối ngân sách nhà nước cung như kiểm soát bội chi
ngân sách nhà nước.
Dưới đây là các số liệu về cân đối dự toán ngân sách nhà nước trong
những năm gần đây (từ năm 2007 đến 2010 )
Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Dự toán 2007
A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 281.900
1 Thu nội địa không kể từ dầu thô 151.800
2 Thu từ dầu thô 71.700
3 Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 55.400
4 Thu viện trợ không hoàn lại 3.000
B Thu kết chuyển từ năm trước sang 19.000
C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 357.400
1 Chi đầu tư phát triển 99.450
2 Chi trả nợ và viện trợ 49.160
3 Chi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, quản lý
hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể 174.550
4 Chi thực hiện chính sách với lao động dôi dư 500
5 Chi cải cách tiền lương 24.600
6 Chi bổ sung dự trữ quỹ tài chính 100
7 Dự phòng 9.040
D Bội chi ngân sách nhà nước 56.500
Tỉ lệ bội chi so với GDP 5%
Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
1 Vay trong nước 43.000
2 Vay nước ngoài 13.500
Dự toán thu ngân sách nhà nước quốc hội quyết định là 281900 tỉ đồng;
phấn đấu cả năm ước đạt 287900 tỉ đổng, vượt 2,1% (6000 tỉ đồng). So với
dự toán, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2006. Trong điều kiện dự toán
năm 2007 được xây dựng ở mức cao, quá trình điều hành phát sinh nhiều
khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách như sản lượng dầu thô,
thanh toán giảm lớn so với dự toán, thực hiện điều chỉnh giảm thuế để bình
ổn giá cả thị trường… thì kết quả thu như vậy là tích cực. Dự toán chi quốc
hội quyết định là 357400 tỉ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số thu kết
chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19000 tỉ đồng); ước cả năm đạt 368340 tỉ
đồng, tăng 3,1% (10940 tỉ đồng) so với dự toán bằng 32,3% tăng 14,6% so
với thực hiện năm 2006.
Bội chi ngân sách năm 2007 được quốc hội quyết định là 56500 tỉ đồng
ước cả năm là 56500 tỉ đồng, chiếm 4,95% GDP (tính theo thống kê tài
chính là 1,7% GDP bằng mức quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các
nguồn vay bù đắp bội chi đúng với dự toán năm).
Thực hiện nghị quyết của quốc hội trong chỉ đạo điều hành ngân sách nhà
nước năm 2007 dự kiến sẽ dành 9080 tỉ đồng (ngân sách trung ương 7000 tỉ
đồng, ngân sách địa phương 2080 tỉ đồng) kết chuyển sang năm 2008 để
thực hiện cải cách tiền lương. Đến 31/12/2007 dư nợ chính phủ (bao gồm cả
nợ trái phiếu chính phủ) bằng 35,9% GDP dư nợ nước ngoài của quốc gia
bằng 30,4% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn
định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
V. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm các nhà chính trị gia đau đầu giữa
một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với
một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù
hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa
chọn đó họ đưa ra mức bội chi hợp lý, bảo đảm nhu cầu tài trợ cho tiêu dùng
cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở
mức hợp lý. Bội chi ngân sách nhà nước được hiểu một cách chung nhất là
sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm
hụt ngân sách do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiên chính sách
kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như
tăng thu từ thuế, phí, lệ phí ; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước ,vay nợ
nước ngoài ; phát hành thêm tiền để phù đắp chi tiêu ;… Sử dụng phương
pháp nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài
chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
Bội chi ngân sách tác động đến nền kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào
các giải pháp nhằm bù đắp bội chi ngân sách. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm
ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Và đây là một số giải pháp cơ bản mà
chính phủ Việt Nam sử dụng để kiềm chế bội chi ngân sách hiện nay .
1. Tăng thu giảm chi:
Đây là biện pháp cơ bản nhất mà chính phủ thương dùng để giảm hộ chi
ngân sách. Bằng quyền lực và nghĩa vụ của mình chính phủ tính toán để tăng
các khoản thu và cắt giảm chi tiêu .
Tăng thu và giảm chi là biện pháp cổ tryền nhưng không phải bao giờ
cũng thực hiện thành công được bởi vì ở đây xả ra hai nghịch lí khó giải
quyết. Một là: trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng GDP chưa lớn sẽ ảnh hưởng
đến khả năng đầu tư vào tiêu dùng ở khu vực tư nhân bị hạn chế ,tức giảm
động lực phát triển kinh tế. Hai là: khả năng giảm chi cũng có giới hạn nhất
định, nếu giảm chi vượt quá giới hạn thì cũng ảnh hưởng không tốt đến quá
trình phát triển xã hội
Chính vì thế vấn đề đặt ra là chính phủ phải tính toán phí tăng thu và giảm
chi như thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế.
a. Tăng thu.
Công tác thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo mức động viên vào ngân
sách nhà nước hợp lý tăng nhanh tỉ trọng nội địa trong tổng thu ngân sách
nhà nước tập trung thực hiện thu đúng,đủ ,kịp thời theo các luật thuế nhằm
động viên hợp lý, khuyến khích sản cuất kinh doanh phát triển và đảm bảo
nguồn lực thực hiện nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế xã hội trong điều
kiện hội nhập quốc tế chủ động ứng phó với cấc tác động của thị trường giá
cả trong và ngoài nước, đồng thời đẩy mạnh thực hiện cải các thủ tục hành
chính, hải quan và mổ rộng cơ chế tự khai tự nộp tăng trách nhiệm người
nộp thuế và cơ quan thu, tăng cường kiểm tra chống thất thu, nợ đọng tạo
môi trường thuận lợi bình đẳng trong mọi doanh nghiệp của các thành phần
kinh tế .Có cơ chế khuyến khích các cấp tăng thu được hưởng hợp lý kết quả
tăng thu so với nhiệm vụ nhà nước giao theo quy định pháp luật. Hiện nay
tình trạng nợ đọng thuế chưa được kiểm soát chặt chẽ.Vì vậy chính phủ cần
phải có giải pháp kiên quyết hơn trong việc kiểm soát nguồn thu từ thuế ,có
biện pháp kiểm soát hiệu quả thì sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước
như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu biết và tự giác thực
hiện nghĩ vụ thuế;đẩy mạnh kiểm tra ,thanh tra phát hiện và xủ lý kịp thời
các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để tăng thu
tiền thuế cho ngân sách nhà nước.
Chính phủ cũng cần phải caỉ thiện các nguồn thu ngân sách này tránh tình
trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40% vào các nguồn thu không
bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay). Cải cách thuế đặc biệt
là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% ngân sách nhà nước của Việt Nam,
trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất
động sản. Áp dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm bảo sự bền
vững trong ngân sách nhà nước, đồng thời giúp nhà nước thực hiện được các
chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng vì quốc tế nhân sinh.
Chính phủ điều chỉnh tăng mức thuế xuất, thuế nhập bằng trần tối đa theo
cam kết trong WTO của năm 2008 đối với các hàng hóa tiêu dùng không
khuyến khích nhập khẩu ( ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng mô tô,
một số mặt hàng điện tử điện lạnh…) ; điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối
với một số nhóm mặt hang thiết thực phục vụ sản xuất (một số mặt hang sản
xuất thức ăn chăn nuôi, giấy in báo…) để góp phần bình ổn giá điều chỉnh
tăng thuế xuất khẩu đối với hang hóa là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
(dầu thô,than đá, quặng kim loại…) điều chỉnh tăng lệ phí trước bạ đối với ô
tô con nguyên chiếc dưới 10 chỗ ngồi; thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời
hạn nộp thuế và giảm thuế đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động
chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó
khăn do giá đầu vào tăng cao, duy trì và tăng sản xuất xuất khẩu.
b. Giảm chi.
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân
sách nhà nước. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế ,nhưng vô cùng
quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi ngân sách và xuất hiện lạm
phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chi đầu tư vào
những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự
phát triển kinh tế _xã hội ,đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả
thì phải cắt giảm ,thậm chí không đầu tư .Mặt khác bên cạnh việc triệt để tiết
kiệm các khoản thu đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của nhưng
cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu
quả và chưa thực sự cần thiết
Một trong những giải pháp quan trọng được quốc hội thông qua là cơ cấu
lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho an sinh xã hội; tăng chi có
trọng điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn,
nhất là 61 huyện có tỉ lệ nghèo cao.
Quốc hội quyết định: cần rà soát kỹ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự
án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước sao cho các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện. Không bố trí vốn ngân sách nhà
nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước đầu
tư.
Chính phủ việt nam vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính
sách tài khóa của chính phủ trong thời gian vừa qua chỉ hướng đến mục đích
giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và qua đó giảm
tổng cầu. Cụ thể chính phủ chỉ định:
Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước.
Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh
nghiệp nhà nước.
Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp. Tổng đầu tư
nhà nước (từ ngân sách ,tín dụng nhà nước thông qua doanh nghiệp nhà nước
) luôn chiếm trên 50% tổng đầu tư của toàn xã hội.Vì vậy không nghi ngờ gì,
nếu nhà nước có thể cắt giảm một số hạng mục đầu tư kém hiệu quả và có
thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi .Cũng
tương tự vậy, lạm phát cũng sẽ được kiềm chế bớt nếu các cơ quan nhà nước
có thể cắt giảm chi tiêu thường xuyên (chiếm 56% tổng chi ngân sách năm
2007).
Mặc dù việc cắt giảm chi tiêu là hoàn toàn đúng đắn, song hiệu lực của
những biện pháp cụ thể đến đâu còn chưa chắc chắn vì ít nhất có 4 lý do :
Việc cắt giảm, thậm chí giãn tiến độ đầu tư công không hề dễ dàng,
nhất là khi những dự án này đã được các cơ quan lập các cấp quyết định ,dã
dược đưa vào quy định của các bộ ,ngành địa phương ,đã được triển khai , và
nhất là khi chúng gắn với lợi ích thiết thân của những cơ quan liên quan đến
dự án.
Nhà nước hầu như không thể kiểm soát các khoản đầu tư của các
DNNN một mặt là do chính sách phân cấp trong quản lý đầu tư, và mặt khác
là do một số tập đoàn lớn đã tự thành lập ngân hàng riêng.
Với tốc độ lạm phát nhanh như hiện nay thì chỉ cần giữ được tổng vốn
đầu tư công theo đúng dự toán cũng được coi là một thành tích đáng kể.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng việc giảmchi thường xuyên rất khó
khăn nên đây là hạng mục cuối cùng nằm trong danh sách cắt giảm . Hơn thế
với thực tế ở việt nam thì phạm vi chi thường xuyên có thể cắt giảm không
nhiều . Đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương ( chiếm khoảng 2/3 tổng chi thường
xuyên ),sau đó trừ đi các khoản phụ cấp có tính chất lương ,chi chính sách
chế độ ,tiền đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc te, các khoản chi thường
xuyên đã được thực hiện …
Theo ước lượng của bộ kế hoạch và đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì
sẽ giảm được khoảng 3000 tỷ đồng chi hội họp và mua sắm xe ,tức giảm
được khoảng 0,8 tổng chi ngân sách nhà nước .
2. Vay nợ:
a. Vay nợ trong nước.
Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh
tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc
chúng ta chỉ vay để đầu tư phat triển kết cấu ha tầng và các công trình trọng
điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển đất nước. Nhưng trên thực tế số tiền
vay, đặc biệt của nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ .Tình trạng đầu tư
dân trải ở các địa phương vẫn chưa đươc khắc phục triệt để tiến độ thi công
nhưng dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả .Chính vì vậy
các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn nay cả trong và ngoài nước cần
đảm bảo các quy định của ngân sách nhà nước và mức bội chi cho phép hằng
năm do quốc hội quyết định.
Tập trung các khoản vay do trung ương đảm nhận các nhu cầu đầu tư của
địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ xung từ ngân sách cấp trên
thực hiện như vậy, tránh được đầu tư tràn lan kém hiệu quả và để tồn ngân
sách quá lớn quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách nhà nước. Hiên tại chúng
ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho vay đầu tư với nguồn
nhân lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vay vốn rất cao. Nhưng nếu
chung ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của ngân sách nhà nước,
nhất là vay vốn của ngân sách địa phương thi nguy cơ ảnh hưởng tới nên an
ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của ngan sách nhà nước.Thực hiên đầu
tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hòa cân đối giưa các vùng
miền trong toàn quốc . khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ kien quyết
không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi
hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu ,bả dưỡng các công
trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy các địa phương phải tự cân đói
nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách nhà
nước.
Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công
trái, trái phiếu .Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà
nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay
các dân cư ,các tổ chức kinh tế xã hội vầccs ngân hàng. Ở việt nam chính
phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các
hình thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình.
Năm Số tiền vay trong nước (tỷ đồng)
2007 43000
2006 36000
2005 32420
2004 27450
2003 22895
Ưu điểm:
Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách mà
không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dư trữ quốc tế. Vì vậy, biện
pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Nhược điểm:
Việc khắc phục bội chi ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm phát
trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu
như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ
làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức
ép làm tăng lãi suất trong nước.
Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiện
nay), giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng , làm cho chúng
trở nên ít hấp dẫn.Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các
chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu.Tuy nhiên, nếu việc làm
này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính phủ và
khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn
vào các năm sau .
Một số điểm đã đạt được, đối với vay nợ trong nước: hàng năm ngân
hàng phải huy động một khoản tiền nhàn rỗi trong nước tương đối lớn để bù
đắp bội chi ngân sách. Để việc huy động vốn không ảnh hưởng lớn đến thị
trường tiền tệ, đến lãi suất, Bộ tài chính thực hiện chính sách trước hết thực
hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như: quỹ bảo hiểm xã
hội, quỹ tích lũy trả nợ ... phần còn thiếu sẽ thực hiện phát hành trái phiếu và
tín phiếu chính phủ .Đối với tín phiếu (loại thời hạn1năm), thực hiện phối
hợp với ngân hàng nhà nước đấu thầu (đấu thầu về lãi suất ) qua ngân hàng
nhà nước, đây là biện pháp vừa để đảm bảo nguồn bù đắp bội chi cho ngân
sách nhà nước , đồng thời cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có
nguồn vốn nhàn rỗi, chưa cho vay được thực hiện mua trái phiếu này (kết
quả cho thấy trong năm qua nhiều tổ chức tín dụng đã mua tín phiếu kho
bạc).
b. Vay nợ nước ngoài.
Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài
thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các
chính phủ nước nước ngoài ,các định chế tài chính thế giới như ngân hàng
thế giới(WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế …
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ ,các tổ
chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và
hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA.
Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức phát hành trái
phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài,vay bằng hình thức tín dụng …
Năm Số tiền vay nước ngoài (tỷ đồng)
2007 13500
2006 12500
2005 8326
2004 7253
2003 7041
2002 7125
Ưu điểm:
Nó là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu ,có thể bù đắp được
các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm pháp cho nền kinh tế .Đây
cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong
nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nhược điểm:
Nó sẽ khiến chi gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả
năng chi tiêu cho chính phủ. Đông thời ,nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở
nên bị phụ thuộc vào nước ngoài.Thậm chí ,nhiều khoản vay,khoản viện trợ
còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh
tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều .
Một số điểm đã đạt được, đối với vay nợ nước ngoài , thực hiện chính
sách chỉ vay ưu đãi nước ngoài, không vay thương mại nước ngoài cho đàu
tư phát triển .Đối với những khoản vay thương mại nước ngoài và nợ quá
hạn trước đây đã được xử lý qua câu lạc bộ Pari và câu lạc bộ Luân Đôn.
Thực hiện xử lý nợ với Nga, Angiêri… Nhờ thực hiện tốt quá trình cơ
cấu lại nợ ,cũng như chính sách vay mới mà dư nợ Chính phủ hiện nay ở
mức 35% GDP vào năm 2005, mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc
gia.
3. Vay nợ ngân hàng (in tiền):
Chính phủ khi bị thâm hụt ngân hàng sẽ đi vay ngân hàng trung ương để
bù đắp .đáp ứng nhu cầu này ,tất nhiên ,ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in
tiền .Điều này sẽ tạo ra thêm cơ sở tiền tệ . Chính vì vậy, nó được gọi là tiền
tệ hóa thâm hụt.
Ưu điểm:
Nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cá nhanh
chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.
Nhược điểm:
Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền.
Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi. Viêt Nam từ năm
1988 trở về trước bội chi ngân sách được nhà nước bù đắp chủ yếu bằng
cách phát hành thêm tiền vào lưu thông dẫn đến tốc độ lạm phát rất cao, năm
1986 là 774,7%, năm 1987 là 223,1%, 1988 là 393,8%; nhưng từ năm1991
mặc dù bội chi ngân sách còn ở mức lớn, độ bù đắp bằng các biện pháp tích
cực khác nên lạm phát đã giảm nhanh và đã được kiểm soát ở mức một con
số cho đến nay. Chính vì những hậu quả đó, biện pháp này rất ít khi được sử
dụng. Và từ năm 1992 nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp
bội chi ngân sách nhà nước.
4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước:
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định
chính sách kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của
nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sư dụng một hệ thống
chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống
kinh tế -xã hội, nhằm giải quyêt các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như
đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằng xã hội, giữa
tăng trưởng kinh tế với giữ gìn mội trường v.v…Đặc biệt trong điều kiện
hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng
cường vai trò quản lý của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò
vai trò quản lý của nhà nước đối với quản lý ngân sách nhà nước nói chung
và xử lý bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.
VI. KẾT LUẬN:
Như vậy. qua bài phân tích “ mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà
nước và tăng trưởng kinh tế “ thì rõ ràng bội chi ngân sách là vấn đề quan
trọng đối với phát triển kinh tế - xã hôi đất nước, được nhiều nước quan tâm.
Dù có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, nhưng
phải sử dụng cách nào, nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện
kinh tế, chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia, bởi
mỗi giải pháp bù bắp đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân
đối kinh tế vĩ mô. Và hậu quả của bội chi ngân sách nhà nước là ảnh hưởng
nghiêm trọng tới kinh tế xã hội của đất nước dù mức nào đi chăng nữa. Vì
vậy, chính phủ Việt Nam cần phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp
bù đắp phù hợp với thực trạng hiện nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang
hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền tài chính
quốc gia cũng được đổi mới .
MỤC LỤC
o o o o o o o
TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. LÝ THUYẾT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1. Khái niệm ngân sách nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
2. Chức năng ngân sách nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
3. Vai trò của ngân sách nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
4. Thu ngân sách nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
5. Chi ngân sách nhà nước . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
II. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2. Các chỉ số đo lường về tăng trưởng kinh tế phổ biến . . . . . . . . . . . 14
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA BCNSNN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 16
1. Mặt tích cực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2. Mặt hạn chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18
IV. THỰC TRẠNG BCNSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . . . . . . . . . . . 24
1. Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2. Nguyên nhân BCNSNN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . . . . .. 25
3. Thực trạng BCNSNN ở Việt Nam hiện nay . . . . . . . . . . . . . . . . .25
V. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC BCNSNN HIỆN NAY . .. . . . . . . . .28
1. Tăng thu giảm chi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . .28
2. Vay nợ . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3. Vay nợ ngân hàng ( In tiền ). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
VI. KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
o o o o o o o
1. PGS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH và PGS. TS. VŨ THỊ MINH HẰNG
(2008), Giáo trình Lý Thuyết Tài Chính – Tiền tệ , NXB Lao động – Xã hội.
2.
3.
.406487.html
4.
kinh-te-vi-mo-20110406094139657ca33.chn
5.
sach-nam-nay/6598.tctc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bia_tai_chinh_tien_te_nhom_7_de_tai_2_8775.pdf