Vì vậy, số lượng các sổ kế toán phải sử dụng đã giảm đi rất nhiều do giảm
được các bảng kê và số lượng nhật ký chứng từ. Trong khi các nghiệp vụ kinh tế tại
công ty phát sinh rất lớn, việc ghi chép, tính toán bằng tay cùng với khối lượng
chứng từ, sổ sách lưu trữ khá lớn theo hình thức Nhật ký- chứng từ sẽ tốn nhiều thời
gian và sức lực của nhân viên kế toán. Do vậy, công ty nên từng bước đưa máy vi
tính vào phục vụ công tác kế toán để giảm bớt những vất vả, khó khăn cho nhân
viên và đạt dược hiệu quả cao trong công việc.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu và đầu tư (IMEXIN), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo tổng hợp về công ty
xuất nhập khẩu và đầu tư
(IMEXIN)
Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu và đầu tư (IMEXIN).
Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư.
Tên giao dịch: The Import Export and Investment Company (IMEXIN).
Trụ sở tại: 62 Giảng Võ - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại: (+844) 8256552/ 8262919/ 8253435.
Fax: (+844) 8253435.
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty IMEXIN.
+ Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư -tên giao dịch là IMEXIN - được thành
lập từ năm 1970 với tên ban đầu là Công ty kinh doanh tổng hợp cấp I theo quyết
định thành lập số 204/HT-TC ngày 10/4/1970 do Bộ Nội thương (nay là Bộ Thương
Mại) ký. Công ty có trụ sở đặt tại 62- Giảng Võ- Quận Đống Đa- Hà Nội. Là công
ty cấp I chuyên ngành của Nhà nước nên chức năng chính của công ty là: tổ chức
thu mua, bán buôn bán lẻ nông sản, thực phẩm, lâm sản, thuỷ hải sản,... cho các
thành phần kinh tế thuộc trung ương và địa phương, chủ yếu phân bố trên toàn miền
Bắc nước ta.
+ Đến năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất. Đảng
và Nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển nền kinh tế nhằm khôi phục đất
nước sau chiến tranh. Nhờ đó mà công ty có điều kiện để mở rộng phạm vi và loại
hình kinh doanh. Công ty đề nghị Bộ Nội thương ra quyết định thành lập thêm một
số trạm kinh doanh:
* Trạm kinh doanh số I và trạm kinh doanh số II tại Hà Nội với chức năng tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn địa bàn miền Bắc.
* Trạm kinh doanh số III đặt trụ sở tại thành phố Quy Nhơn- tỉnh Nghĩa Bình
(nay là Bình Định) có chức năng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở miền
Trung.
* Trạm kinh doanh số IV đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh phụ trách tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn địa bàn phía Nam.
Mặc dù, hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung của Nhà nước song
công ty vẫn luôn là đơn vị đầu nghành của Bộ Thương Mại.
+ Năm 1978 công ty đổi tên là Công ty kinh doanh tổng hợp hợp tác xã mua
bán miền Bắc theo quyết định số 124/NT- QĐ ngày 01/12/1998.
+ Ngày 29/12/1994 công ty được thành lập lại theo quyết định số 4286/QĐ-
UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với tên là: Công ty xuất nhập khẩu và
đầu tư (IMEXIN) trực thuộc Hội đồng liên minh các hợp tác xã Việt Nam.
Từ đó đến nay hoạt động của công ty không ngừng phát triển và được mở
rộng. Phạm vi hoạt động của công ty không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia
mà sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường Đông Âu. Sản phẩm tiêu thụ
của công ty ngày càng phong phú đa dạng hơn. Ngoài các mặt hàng truyền thống
như: nông lâm sản, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ,... hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, vật liệu xây dựng,... của công ty ngày càng thu
đựơc nhiều lợi nhuận và có hiệu quả.
Với số vốn pháp định ban đầu là 3.782.039.000 đồng, sau hơn 30 năm hoạt
động nguồn vốn của công ty đã lên đến 22.252.300 đồng. Doanh thu bình quân
hàng năm tăng 11%, tỉ trọng doanh thu hàng xuất khẩu trong tổng doanh thu ngày
càng tăng nhanh. Bộ máy tổ chức của công ty hoạt động ngày càng năng động và có
hiệu quả. Đời sống công nhân viên ngày càng ổn định và được cải thiện.
I.2. Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn:
I.2.a) Chức năng của công ty:
Công ty IMEXIN là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán
kinh tế độc lập, công ty có chức năng chính là kinh doanh và xuất khẩu hàng nông
sản, thực phẩm, mỹ nghệ; tổ chức sản xuất sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu.
I.2.b) Nhiệm vụ của công ty:
* Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
* Tuân thủ pháp luật và chế độ kinh tế, kế toán tài chính Nhà nước quy định.
* Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, sử dụng các biện pháp khuyến
khích vật chất, tinh thần theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.
* Nâng cao trình độ tổ chức quản lý; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân
viên có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, thành thạo, phù hợp với công
việc.
* Quản lý, sử dụng vốn và lao động một cách có hiệu quả nhất.
* Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và không ngừng áp dụng,
cải tiến trang thiết bị máy móc cho phù hợp với trình độ chuyên môn chung của
nghành và công ty.
* Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, các môi trường pháp luật - kinh tế -
văn hoá - xã hội, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, phạm vi hoạt động để đạt được hiệu
quả cao nhất.
* Đảm bảo chất lượng, giá cả, chủng loại hàng hoá và các quy định chung của Nhà
nước khi sản xuất, kinh doanh hàng hoá.
I.2.c) Quyền hạn của công ty:
* Công ty được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài
nước; tham dự hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong nước và quốc tế để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của công ty; mời khách nước ngoài hoặc cử cán bộ ra nước
ngoài để trao đổi nghiệp vụ, khảo sát thị trường và ký kết các hợp đồng kinh tế.
* Công ty được quyền kinh doanh, buôn bán tất cả các mặt hàng như đã đăng ký và
được phép mở rộng phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật.
* Công ty được quyền đặt ra các đại diện hoặc chi nhánh trong và ngoài nước theo
quy định của Nhà nước Việt Nam và Nhà nước sở tại.
* Công ty đựơc phép mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng Việt Nam hoặc
tổ chức ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và huy động vốn theo luật định.
* Công ty được phép khiếu nại trước cơ quan pháp luật đối với những cá nhân, đơn
vị vi phạm hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế hay các hợp đồng khác gây thiệt
hại đến tài sản và danh dự của công ty.
* Công ty được phép trích lập, sử dụng các quỹ theo chế độ và quy của pháp luật
hiện hành.
I.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty IMEXIN:
Hình thức sở hữu vốn: Sở hữu nhà nước.
Hình thức hoạt động: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Công ty IMEXIN là một doanh nghiệp Nhà nước song hoạt động trong cơ
chế thị trường một cách linh hoạt và năng động, do vậy công ty không chỉ có tiếng
trên thị trường trong nước mà còn có uy tín đối với các bạn hàng nước ngoài. Lĩnh
vực hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm:
* Kinh doanh nội địa:
- Nông lâm hải sản.
- Thủ công mỹ nghệ.
- Hàng tiêu dùng.
- Phương tiện, thiết bị, vật tư.
* Xuất khẩu:
- Nông lâm hải sản.
- Thủ công mỹ nghệ.
- Dầu thực vật các loại.
- Bách hoá, công nghệ.
* Nhập khẩu:
- Nguyên vật liệu, vật tư.
- Phương tiện thiết bị.
- Hàng tiêu dùng.
- Vật liệu xây dựng.
Hoạt động kinh doanh nội địa của công ty ngoài các mặt hàng nông lâm hải
sản, thủ công mỹ nghệ truyền thống, hiện nay công ty còn kinh doanh thêm hàng
tiêu dùng, thiết bị, vật tư nhập ngoại mà nước ta chưa sản xuất được. So với khi bắt
đầu thành lập, hiện nay loại mặt hàng công ty kinh doanh đa dạng và phong phú hơn
nhiều. Trước đây công ty chỉ kinh doanh trong phạm vi nội địa thì bây giờ hoạt
động xuất nhập khẩu của công ty lại chiếm tỉ trọng cao trong doanh thu. Mặt hàng
xuất khẩu của công ty ngày càng phong phú. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu chủ yếu là: chiếu tre, đũa, các dụng cụ gia dụng,... Mặt hàng nông lâm hải sản
như: tôm, cua, cá, ngao, sò,... được chế biến rồi xuất khẩu hoặc bán ngay trong nội
địa. Các thị trường truyền thống của công ty là thị trường Đông Âu như: Trung
Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapo, Đài Loan và một số nước khác như: Đức,
Mỹ, Balan. Trong đó, Trung quốc vừa là thị trường xuất khẩu cũng vừa là thị trường
nhập khẩu lớn của công ty. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm
70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ
yếu là: nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp, vật liệu xây dựng.
Riêng máy móc công nghiệp, linh kiện điện tử công ty nhập từ Đức, Ba Lan và
Pháp. Chủng loại hàng công ty đang kinh doanh ngày càng đa dạng nên ngày càng
đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng. Tổng kim ngạch hàng năm của
công ty ngày càng tăng, đặc biệt là kim ngạch hàng xuất khẩu và nhập khẩu của
công ty.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động qua các năm.
Ngoài các hoạt động kinh doanh trên, công ty còn có cơ sở sản xuất chiếu tre
tại Thanh Hoá. Cơ sở này hàng năm đã sản xuất lượng sản phẩm lớn để cung cấp
trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hoạt động của cơ sở đã tạo công ăn việc
làm ổn định cho hàng trăm lao động, đóng góp phần không nhỏ trong tổng doanh
thu của công ty. Bên cạnh đó, phòng du lịch của công ty phụ trách phần du lịch
trong cả nước, các trung tâm văn phòng với chức năng môi giới, đại lý cho công ty
vừa giới thiệu, thu hút khách hàng cho công ty, vừa tư vấn cho khách hàng của công
ty.
Hàng năm, hoạt động của công ty không những mang lại lợi nhuận cho công
ty, tạo công ăn việc làm đầy đủ cho cán bộ công nhân viên mà còn nộp cho ngân
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
Tổng doanh thu (triệu đồng) 112572 140746 145791 152896
Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD) 21192 19517 28572 32572
Tổng kim ngạch nhập khẩu (USD) 18256 20812 19765 25657
Kinh doanh nội địa (triệu đồng) 51265 56126 72591 75591
sách Nhà nước lượng tiền lớn góp phần không nhỏ trong việc củng cố nền kinh tế
trong nước, tạo việc làm cho người lao động.
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
Giá trị tổng sản lượng 412658000 420825000 425198000
Vốn sản xuất kinh doanh 239615635812 239615388450 241567000000
Vốn cố định 90560142000 90591142000 92101132000
Vốn lưu động 149055493812 149024264450 150698720000
Doanh thu 130058694000 140746886795 152896710245
Lợi nhuận 190998600 191009589 200195689
Các khoản nộp ngân sách 1096000000 11898900000 11378078900
Số công nhân bình quân 192 195 200
Thu nhập bình quân 750000 850000 850000
Bảng 2: Bảng kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu 1999- 2001
Công ty IMEXIN hoạt động trong cơ chế thị trường với tinh thần “Nhà buôn
phải giành lấy khách hàng” và với khẩu hiệu “chữ tín quí hơn vàng” làm tôn chỉ cho
hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của thị
trường, nhu cầu của toàn xã hội, cố gắng huy động và sử dụng hợp lý nguồn vốn
kinh doanh, nguồn nhân lực sẵn có. Những phương hướng, biện pháp, chính sách
đúng đắn, linh hoạt mà ban lãnh đạo công ty đề ra đã đưa công ty đến với những
thắng lợi lớn trong những năm gần đây. Tổng doanh thu tăng nhanh, tổng tài sản
cũng tăng, nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng lớn, nợ phải trả cũng giảm.
Do vậy, sau hơn 30 năm hoạt động công ty đã củng cố và khẳng định rõ vị thế của
mình trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế.
Hiện nay, sự biến động của tình hình trong nước và quốc tế đã tạo ra cho
công ty không ít những thuận lợi và khó khăn. Trước hết là sự biến động của tình
hình trong nước. Để hoạt động kinh tế trong nước ngày càng được mở rộng, phát
triển và tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh thương mại. Nhờ đó,
hoạt động kinh doanh của công ty càng có điều kiện để mở rộng, việc thông thương
với nước ngoài không còn khó khăn như trước, các mặt hàng kinh doanh ngày càng
phong phú. Song bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp được phép tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp ngày càng nhiều đã tạo ra sự cạnh
tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, các đơn vị. Nhiều khách hàng nội địa đã tự
tổ chức kinh doanh, trong khi các khách hàng quốc tế cũng trực tiếp ký hợp đồng
với các đơn vị sản xuất trong nước khác... đều khiến công ty vấp phải những trở
ngại lớn. Thêm vào đó thị trường quốc tế cũng có nhiều biến động lớn. Thị trường
Châu á giờ đây đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư do tính chất an
toàn, ít biến động của nó khi tham gia kinh doanh. Song chính tính chất ổn định, ít
rủi ro của thị trường này lại ít khi mang lại những món lợi lớn cho nhà đầu tư, điều
này đã ít nhiều làm giảm mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư vào nước ta. Việc
thông thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước Châu Âu...
không còn quá phức tạp như trước song những thủ tục rườm rà, nhiều khâu, nhiều
công đoạn của nước ta lại là những rào cản sự đầu tư của nước ngoài . Và đó cũng
chính là những khó khăn trở ngại đối với công ty hiện nay. Trước tình hình đó,
chiến lược hoạt động của công ty cũng có nhiều thay đổi. Để thu hút khách hàng,
công ty đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, marketing với đối với khách hàng như:
một số mặt hàng công ty không yêu cầu thanh toán ngay, khách hàng có thể trả
chậm, mua nhiều sẽ được giảm giá,... Với phương châm “chữ tín quý hơn vàng”
công ty luôn đảm bảo chất lượng, chủng loại hàng hoá và có nhiều ưu đãi đối với
khách hàng hơn các công ty khác nên lượng khách hàng đến với công ty ngày càng
nhiều, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng lớn.
* Trong 3 năm tới (2003- 2005) công ty đã đặt ra mục tiêu:
- Tổng doanh thu: tăng 20%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu: tăng 30%.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu: tăng 10%.
- Kinh doanh nội địa: tăng 17,64%.
* Phương hướng hoạt động kinh doanh trong kỳ tới:
- Tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thị trường mới và sản phẩm mới.
- Quản lý và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên.
- Tăng cường tích luỹ, đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ đối với nhà nước.
I.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
I.4.a) Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
Công ty IMEXIN là doanh nghiệp nhà nước áp dụng mô hình quản lý trực
tuyến chức năng. Theo mô hình này, ban giám đốc công ty có thể nắm bắt một cách
chính xác tình hình thực tế kinh doanh và quản lý, điều hành mọi hoạt động một
cách kịp thời.
Hình 2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Viglacera
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng tài
chính kế toán
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng kinh
doanh
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
I
IX
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty IMEXIN.
I.4.b) Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
+ Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân của đơn vị,
đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên
và trước pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện và điều hành toàn bộ hoạt
động của công ty.
+ Phó giám đốc: thực hiện các công việc giám đốc giao phó hoặc uỷ quyền,
trợ giúp giám đốc trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo mọi hoạt động
kinh doanh.
+ Phòng tổ chức hành chính: trợ giúp giám đốc trong việc thoe dõi, kiểm tra,
đánh giá về nghiệp vụ quản lý lao động tiền lương; thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ;
đào tạo, phân loại lao động để phân công đúng người, đúng việc hợp lý; thanh toán,
quyết toán các chế độ cho người lao động theo quy định, chính sách của Nhà nước
và theo quy chế, điều lệ của công ty.
+ Phòng kế toán tài chính: thực hiện các chính sách về tài chính kế toán của
Nhà nước tại công ty một cách hợp lý; theo dõi, kiểm tra, đánh giá về các nghiệp vụ
kế toán và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, trợ giúp giám đốc trong việc
ra quyết định chỉ đạo mọi hoạt động của công ty.
+ Phòng kinh doanh: thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chế độ thông tin báo
cáo; tiếp thị và trực tiếp cung ứng hàng hoá cho mọi đối tượng; mua hàng hoá trong
nước hoặc nhập từ nước ngoài rồi bán buôn hoặc bán đại lý; quản lý tiền, tài sản
được giao để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng
do công ty sản xuất, kinh doanh.
+ Các chi nhánh: thực hiện việc thu mua, bán buôn bán lẻ và các giao dịch
kinh tế tại địa bàn và các vùng phụ cận.
+ Các cửa hàng kinh doanh: bán buôn, bán lẻ các mặt hàng của công ty.
+ Trạm kinh doanh: tập kết hàng hoá thu mua từ các đại lý, các địa phương
rồi vận chuyển về kho của công ty, bán buôn hàng hoá cho các đối tượng.
+ Văn phòng đại diện: đại diện cho công ty để thực hiện các giao dịch kinh
tế.
Nhờ mô hình quản lý chặt chẽ này mà từ khi thành lập tới nay mọi hoạt động
của các phòng ban trong công ty đều rất ăn khớp, phối hợp nhịp nhàng. Mặc dù hiện
nay phạm vi hoạt động và chủng loại hàng hoá mà công ty sản xuất kinh doanh
ngày càng được mở rộng, công ty đã mở thêm nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh
tại Hà Nội và các tỉnh song nhờ mô hình quản lý này mà hoạt động quản lý của ban
lãnh đạo công ty luôn hoàn thành một cách xuất sắc.
I.4.c) Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động:
Công ty có gần 200 cán bộ công nhân viên được phân bổ trên toàn quốc,
trong đó: nam chiếm 70%, nữ 30%, số người có trình độ đại học trở lên chiếm 75%,
trình độ trung cấp 20%, trình độ phổ thông 5%.Với số lượng cán bộ công nhân viên
lớn, việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả là trách nhiệm
hết sức nặng nề đối với ban giám đốc của công ty. Trải qua những năm tháng khó
khăn, giờ đây lực lượng lao động của công ty ngày càng lớn mạnh về cả quy mô và
chất lượng. Khi mới thành lập, công ty chỉ có vài chục cán bộ công nhân viên, với
cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu; lại là một doanh nghiệp nhà nước với số
vốn ít ỏi nên hoạt động của công ty gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng với
sự lãnh đạo nhiệt tình, đầy kinh nghiệm của ban lãnh đạo, cùng với sự cố gắng nỗ
lực của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, đẩy
lùi thiếu thốn, ngày càng phát triển một cách vững chắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật của
công ty luôn đáp ứng được yêu cầu của mọi hoạt động trong công ty. Cán bộ công
nhân viên ngày càng có trình độ,chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với chức năng,
nhiệm vụ của mình.
Phần II:
Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty IMEXIN.
II.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 hàng năm, kết thúc 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Công ty áp dụng thuế gia trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ
và sử dụng hoá đơn GTGT phù hợp với quy định của Bộ Tài chính.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phải phù hợp với
yêu cầu quản lý và trình độ của bộ máy kế toán; căn cứ vào đặc điểm quy trình sản
xuất, kinh doanh, ban lãnh đạo công ty IMEXIN đã quyết định tổ chức bộ máy kế
toán theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán. Theo hình thức này thì các đơn vị
phụ thuộc đều có bộ phận kế toán riêng, có trách nhiệm lập, xử lý, lưu trữ chứng từ,
ghi chép sổ sách, lập báo cáo để nộp về phòng tài chính kế toán của công ty theo
định kỳ. Kế toán của công ty tập hợp chứng từ, sổ sách, phân tích, xử lý và lập báo
cáo. Phòng kế toán của công ty gồm 6 người với chức năng và nhiệm vụ riêng biệt
hoàn toàn sử dụng kế toán thủ công bằng tay để ghi chép, cập nhật, xử lý chứng từ.
Kế toán
trưởng
Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
tiền
mặt
Kế
toán
doan
h
thu
Thủ
quỹ
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ nghiệp vụ
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty IMEXIN.
+ Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ tổ chức
toàn diện công tác kế toán; kiểm tra việc hạch toán, chấp hành các chính sách, quy
định của Nhà nước về công tác tổ chức kế toán tại công ty; trợ giúp cho giám đốc về
mọi mặt tổ chức kế toán và hoạt động tài chính, kinh doanh của công ty.
+ Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu số phát sinh của tất cả
các tài khoản, sổ cái vào cuối kỳ kế toán rồi tổng hợp, tính ra kết quả kinh doanh
trong kỳ, kê khai nộp thuế và lập báo cáo quyết toán toàn công ty.
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình biến động của tiền gửi tại
ngân hàng trong quý, cuối quý tổng hợp số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp.
+ Kế toán doanh thu: theo dõi tình hình tiêu thụ, kinh doanh các mặt hàng và
xác định kết quả kinh doanh của công ty.
+ Kế toán tiền mặt: theo dõi số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt
để ban giám đốc có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
+ Kế toán tại các chi nhánh, cửa hàng, trạm kinh doanh, văn phòng đại diện
theo dõi toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ tài chính kế toán tại bộ phận của mình
phụ trách rồi hạch toán theo hình thức báo sổ về công ty.
+ Thủ quỹ: hàng ngày có nhiệm vụ cùng các bộ phận kế toán liên quan quán
triệt trực tiếp các lệnh thu chi tiền mặt, ngân phiếu.
II.2.Chế độ sổ sách áp dụng:
Để đáp ứng nhu cầu quản lý, yêu cầu của công tác kế toán trong điều kiện
hiện nay, việc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty không ngừng
được cải tiến và hoàn thiện theo chế độ kế toán hiện hành. Hiện nay, công ty đang
áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 1-
11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụnglà
hình thức nhật ký- chứng từ.
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
Theo hình thức này, khối lượng công việc kế toán được giảm nhẹ, phù hợp
với trình độ quản lý và loại hình kinh doanh của công ty. Hình thức này kết hợp
chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với
việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Đồng thời kết hợp việc hạch
toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá
trình ghi chép.
Hình thức kế toán nhật ký chứng từ công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 6, 8.
+ Bảng kê số 1, 2, 8, 11.
+ Sổ cái TK 156, 511, 911.
Chứng từ gốc
và các bảng
phân bổ
Bảng kê
Nhật ký
chứng từ
Thẻ và sổ
kế toán chi
tiết
Bảng tổng
hợp
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài
chính
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết dùng cho tài khoản 131, 331, 511.
II.3. Chế độ tài khoản:
Kế toán của công ty sử dụng chế độ tài khoản (TK) theo Hệ thống chế độ kế
toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính áp dụng thống nhất trong cả nước từ 1-1-1996
và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành áp dụng hệ thống chế độ kế toán mới
nhất.
II.4. Chế độ chứng từ:
Công ty sử dụng toàn bộ chứng từ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.
Do đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh công ty thường sử dụng các chứng
từ sau: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoá
đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn cước vận chuyển, hoá đơn
giám định hàng xuất nhập khẩu,hoá đơn cảng phí, phiếu thu, phiếu chi,... Ngoài ra,
do công ty còn có hoạt động xuất nhập khẩu nên sử dụng thêm một số các chứng từ
kèm theo như: tờ khai hải quan nhập khẩu, hoá đơn thương mại, BIN tàu, BIN hàng
không, ....
II.5. Chế độ báo cáo tài chính:
Cuối niên độ kế toán, kế toán tổng hợp của công ty tập hợp sổ sách, đối chiếu
sổ sách, tổng hợp và lập các báo cáo tài chính theo quy định của chế độ hiện hành.
Báo cáo tài chính của công ty gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Thuyết minh báo cáo.
II.6. Tổ chức công tác kế toán theo từng phần hành :
II.6.a) Kế toán ngân hàng:
* Nhiệm vụ: phản ánh số hiện có và tình hình biến động (tăng, giảm) của tiền
gửi ngân hàng, bao gồm cả tiền Việt Nam, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá trị.
* Tài khoản sử dụng: TK 112 (cùng các tài khoản liên quan khác).
1121- Tiền Việt Nam.
1122- Ngoại tệ.
Do công ty có hoạt động xuất nhập khẩu nên TK 1122 phải chi tiết theo từng
loại ngoại tệ.
* Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân
hàng gửi tới kèm theo uỷ nhiệm thu, chi, hoá đơn...
* Sổ sách sử dụng: sổ cái tài khoản 112; nhật ký chứng từ số 2, 3, bảng kê số
2; sổ chi tiết theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ (phụ lục 2).
* Phương pháp hạch toán:
- Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng kế toán định khoản:
Nợ TK 1121
Có TK 511, 512, 131...
- Căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng kế toán định khoản:
Nợ TK 156, 152, 211...
Có TK 1121
- Do hoạt động xuất nhập khẩu của công ty có liên quan đến ngoại tệ và thường
xuyên phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ nên kế toán công ty sử
dụng tỷ giá hạch toán cố định. TK 1122 được sử dụng theo tỷ giá hạch toán cố định
cả một kỳ, các tài khoản đối ứng với tài khoản được sử dụng theo tỷ giá hạch toán
thì sử dụng theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh ngoại tệ theo thông báo của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Chênh lệch giữa hai tỷ giá được hạch toán vào TK 413,
nguyên tệ được hạch toán vào TK 007.
- Cuối kỳ, căn cứ vào nguyên tệ, tỷ giá thực tế, tỷ giá hạch toán để điều chỉnh ngoại
tệ từ tỷ giá hạch toán về tỷ giá thực tế, cuối kỳ vẫn đảm bảo chính xác tiền của công
ty cân đối với các sổ khác.
* Quy trình luân chuyển chứng từ:
+) Đối với nghiệp vụ rút tiền từ ngân hàng:
Từ giấy đề nghị chi tiền, hoá đơn báo nợ của ngân hàng, kế toán kiểm tra
chứng từ, hoá đơn rồi viết phiếu thu tiền, kế toán trưởng ký phiếu thu tiền. Người
nộp tiền mang tiền tới nộp cho thủ quỹ, thủ quỹ nhận tiền và ghi số tiền thực nhận
vào phiếu thu, người nộp tiền ký. Kế toán phần hành định khoản, ghi vào nhật ký
chứng từ số 2 (phụ lục 3) và ghi vào các sổ chi tiết. Kế toán sau khi ghi sổ thì lưu
trữ chứng từ.
+) Đối với nghiệp vụ nộp tiền vào ngân hàng:
Từ giấy đề nghị chi tiền giám đốc công ty ký đồng ý chi tiền, kế toán trưởng
ký xác nhận. Kế toán viết phiếu chi tiền, giám đốc công ty, kế toán trưởng ký phiếu
chi tiền, người nhận tiền mang phiếu chi tới thủ quỹ lĩnh tiền. Kế toán phần hành
định khoản, ghi vào bảng kê số 2 (phụ lục 4) và ghi vào các sổ chi tiết, rồi lưu trữ
chứng từ.
Cuối quý, kế toán khoá sổ nhật ký chứng từ, mở nhật ký chứng từ mới cho
quý sau. Đồng thời chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ nhật ký chứng từ cũ sang nhật
ký chứng từ mới, xác định tổng số phát sinh để ghi vào sổ cái. Bảng kê chỉ phục vụ
cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và chuyển sổ cuối quý.
II.6.b) Kế toán doanh thu:
* Nhiệm vụ: phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu nhập theo
từng loại hoạt động trong từng thời kỳ để phục vụ cho việc phân tích đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh và việc kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ thể lệ tài
chính hiện hành của công ty.
* Tài khoản sử dụng: TK 511, 512, 811, 711, 531, 532 cùng một số tài khoản
liên quan.
* Chứng từ sử dụng: hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán hàng, phiếu thu
tiền,...
* Sổ sách sử dụng: nhật ký chứng từ số 8, sổ chi tíêt bán hàng.
* Phương pháp hạch toán:
Tuỳ theo mặt hàng bán ra hoặc xuất khẩu, tuỳ theo hợp đồng ký kết giữa hai
bên mà phương thức tiêu thụ hàng của công ty với mỗi khách hàng có khác nhau.
Song công ty chủ yếu tiêu thụ theo các phương thức: trực tiếp, chuyển hàng theo
hợp đồng, giao hàng cho đại lý. Việc thanh toán với ngừơi mua cũng bằng nhiều
phương thức: thanh toán ngay trực tiếp bằng tiền mặt, qua ngân hàng hay với những
khách hàng quen công ty có thể cho thanh toán chậm.
- Khi xuất kho hàng hoá hay thực hiện các dịch vụ với khách hàng kế toán đồng
thời phản ánh giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng:
+ Nợ TK 632- giá vốn hàng bán.
Có TK 154, 155, 156.
+ Nợ TK 111, 112, 131.
Có TK 511- doanh thu bán hàng
Có TK 3331- thúê GTGT đầu ra phải nộp.
- Trong trường hợp công ty bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng:
Khi xuất hàng chyển đến cho người mua, kế toán ghi theo giá trị vốn thực tế
của hàng xuất:
+ Nợ TK 157- hàng gửi bán.
Có TK 154, 155.
Khi được khách hàng chấp nhận kế toán ghi:
+ Nợ TK 632
Có TK 157
+ Nợ TK 131, 111, 112- tổng giá thanh toán.
Có TK 511
Có TK 3331- thuế GTGT đầu ra phải nộp.
- Trường hợp giao hàng cho đại lý thì kế toán phải phản ánh thêm số tiền hoa hồng
phải trả cho đại lý thông qua TK 641.
- Hàng bán bị trả lại được hạch toán vào tài khoản 531, chiết khấu thanh toán được
hạch toán vào tài khoản 811, giảm giá hàng bán được kế toán hạch toán vào tài
khoản 532.
- Trường hợp công ty xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu thì kế toán phải phản ánh
thêm khoản thuế xuất khẩu, hoa hồng uỷ thác và chênh lệch ngoại tệ.
* Quy trình luân chuyển chứng từ:
Từ hợp đồng mua hàng, kế toán kho viết phiếu xuất kho. Giám đốc công ty
ký, kế toán trưởng ký xác nhận. Thủ kho xuất kho hàng hoá, kế toán doanh thu viết
hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn giá trị gia tăng. Người mua nộp tiền ngay thì viết
phiếu thu tiền rồi nộp cho thủ quỹ. Sau đó, kế toán định khoản, ghi sổ chi tiết bán
hàng, nhật ký chứng từ số 8 (phụ lục 5) và lưu trữ chứng từ.
Cuối quý (năm) kế toán cộng sổ nhật ký chứng từ, khoá sổ; mở sổ nhật ký
chứng từ mới cho quý sau, chuyển toàn bộ số dư cần thiết sang sổ mới. Cộng tổng
số phát sinh để ghi vào sổ cái.
II.6.c) Kế toán tiền mặt:
* Nhiệm vụ: phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt tại công
ty.
* Tài khoản sử dụng: TK 111 cùng các tài khoản liên quan khác
1111- Tiền Việt Nam
1112- Ngoại tệ.
Do công ty có hoạt động xuất nhập khẩu nên thường sử dụng ngoại tệ, vì thế
TK 1112 được chi tiết theo từng loại ngoại tệ.
* Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi,...
* Sổ sách sử dụng: nhật ký chứng từ số 1, bảng kê số 1, sổ cái TK111.
* Phương pháp hạch toán:
- Căn cứ vào các chứng từ: phiếu thu tiền, hoá đơn bán hàng, giấy thanh toán tiền,...
kế toán định khoản:
+ Nợ TK 111
Có TK 511, 131,...
- Căn cứ vào phiếu chi tiền, hoá đơn mua hàng,... kế toán định khoản:
+ Nợ TK 156, 211, 331,...
Có TK 111.
- Riêng các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán sử dụng tỷ giá cố định cả kỳ.
TK 1112 được sử dụng theo tỷ gía cố định, các khoản phải thu, phải thanh toán có
gốc ngoại tệ cũng được sử dụng theo tỷ giá hạch toán. Các tài khoản khác đối ứng
với tài khoản sử dụng theo tỷ giá hạch toán thì sư dụng tỷ gía thực tế tại ngày phát
sinh ngoại tệ theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chênh lệch giữa
hai tỷ giá được hạch toán vào tài khoản TK 413, nguyên tệ được hạch toán vào TK
007.
- Cuối kỳ, căn cứ vào nguyên tệ, tỷ gía thực tế, tỷ giá hạch toán để điều chỉnh ngoại
tệ từ tỷ giá hạch toán về tỷ giá thực tế.
* Quy trình luân chuyển chứng từ:
+) Đối với nghiệp vụ thu tiền:
Người nộp tiền đề nghị nộp tiền, kế toán công ty viết phiếu thu tiền. Giám
đốc công ty, kế toán trưởng ký phiếu thu tiền. Người nộp tiền nộp tiền cho thủ quỹ,
thủ quỹ nhận tiền, ký phiếu thu. Kế toán phần hành định khoản, ghi bảng kê số 1
(phụ lục 6) và các sổ chi tiết rồi lưu trữ chứng từ.
+) Đối với nghiệp vụ chi tiền:
Cán bộ hoặc công nhân viên viết giấy đề nghị chi tiền, giám đốc công ty ký
giấy xác nhận đồng ý chi tiền. Kế toán công ty viết phiếu chi tiền. Người nhận tiền
mang phiếu chi tới thủ quỹ để nhận tiền, thủ quỹ sau khi kiểm tra chứng từ, đưa tiền
cho người nhận tiền và người nhận tiền ký xác nhận. Kế toán tiền mặt định khoản,
ghi vào nhật ký chứng từ số 1 (phụ lục 7) và các sổ chi tiết khác rồi lưu trữ chứng
từ.
Cuối kỳ, kế toán cộng sổ nhật ký chứng từ, khoá sổ và mở sổ nhật ký chứng
từ mới cho quý sau, chuyển toàn bộ số liệu cần thiết từ sổ cũ sang sổ mới. Kế toán
cộng tổng số phát sinh rồi ghi vào sổ cái.
II.6.d) Kế toán tổng hợp:
Kế toán tổng hợp của công ty theo dõi toàn bộ hoạt động kế toán một cách
bao quát, quản lý toàn bộ sổ sách, chứng từ cần thiết. Cuối năm, kế toán tập hợp số
liệu từ các chi nhánh và tại công ty để lập báo cáo.
II.6.e) Thủ quỹ:
Thủ quỹ quản lý mọi hoạt động chi tiêu của công ty, đồng thời có trách
nhiệm bảo quản tiền công quỹ, báo cáo thường xuyên với ban giám đốc về tình hình
chi tiêu của công ty và lượng tiền mặt hiện có của công ty để ban giám đốc có các
chính sách, biện pháp xử lý, kịp thời.
Ngoài ra, để theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán và khả năng thanh toán kế
toán công ty còn sử dụng các sổ sách theo dõi chi tiết như: sổ chi tiết thanh toán với
người mua, người bán; sổ chi tiết tiền vay; sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ,...
Nói chung bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá chặt chẽ, có sự phân
công, phân nhiệm rõ ràng đối với mỗi người. Nhờ sự tổ chức chặt chẽ này mà mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh và ghi sổ. Cùng với sự nỗ lực, cố
gắng hết mình tập thể phòng kế toán luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình,
góp phần không nhỏ trong việc ổn định tình hình tài chính của công ty và giúp ban
giám đốc đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác.
Phần III
Đánh giá khái quát về công ty IMEXIN và một số ý kiến đóng góp.
III.1. Đánh giá khái quát về công ty IMEXIN:
III.1.a) Những ưu điểm:
* Về tổ chức bộ máy công ty:
Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư IMEXIN là một doanh nghiệp nhà nước,
sau hơn 30 năm hoạt động công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị
trường và có mối quan hệ tốt với các bạn hàng truyền thống. Công ty đội ngũ cán bộ
công nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động trong công việc. Ngoài ra,
hệ thống nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực hoạt động của
công ty khá đầy đủ, hiện đại đảm bảo cho công ty thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ của mình.
Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, công
ty kinh doanh và có hoạt động xuất khẩu, trong khi đó lượng khách hàng có nhu
cầu đối với các mặt hàng trong lĩnh vực này lại có xu thế chững lại . Thêm vào đó,
càng ngày càng xuất hiện nhiều mặt hàng mới có nhiều đặc tính tốt hơn, có khả
năng thay thế các mặt hàng công ty đang kinh doanh. Đây chính là lý do gây ra sự
cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong điều kiện thị trường hiện nay và cũng
chính là những khó khăn hiện tại của công ty. Song với sự cố gắng, nỗ lực của toàn
bộ cán bộ công nhân viên công ty và sự lãnh đạo nhiệt tình, sáng suốt của ban lãnh
đạo, tính đến thời điểm này công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong đó
có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán công ty. Nhờ có bộ máy tổ chức
chặt chẽ, được chọn lọc cẩn thận và khách quan, toàn bộ hoạt động của công ty đều
được tiến hành một cách khoa học và đúng tiến độ và được điều hành bởi những
người có năng lực thực sự. Song song với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật,
trình độ quản lý kỹ thuật của công ty cũng từng bước được nâng cao và hoàn thiện.
Với chính sách quản lý và sử dụng nhân lực khoa học của công ty, trình độ,
năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng
cao. Hàng năm, công ty có các chính sách ưu đãi đối với những người có nhiều
thành tích đóng góp cho công ty về vật chất và cả tinh thần. Công ty cũng không
ngừng áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, thông tin trong sản xuất và trong
kinh doanh. Với tổ chức bộ máy công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, đội
ngũ lãnh đạo của công ty có trình độ cao, có năng lực thực sự đã đưa ra các quyết
định, các chính sách đúng đắn chính là ưu điểm và cũng chính là thế mạnh của công
ty. Nhờ đó, trước những biến động lớn trên thị trường công ty vẫn luôn hoạt động
tốt và ngày càng có hiệu quả. Lợi nhuận của công ty ngày càng tăng, hiệu quả hoạt
động ngày càng cao, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định và
được nâng cao, cơ sở vật chất của công ty vì thế cũng ngày càng được cải thiện và
đầy đủ.
Các chính sách ưu đãi của công ty đối với khách hàng ngày càng được mở
rộng chẳng hạn như: đối với khách hàng quen công ty thường cho thanh toán chậm,
giảm giá, bớt giá,...Mặt hàng kinh doanh của công ty ngày càng phong phú nên
khách hàng càng có điều kiện lựa chọn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày càng
được nâng cao, công ty luôn đảm bảo uy tín, chất lượng, chủng loại, thời hạn giao
hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong khi mua hàng của công ty. Vì
thế, lượng khách hàng đến với công ty ngày càng nhiều, vị thế của công ty trên thị
trường càng ổn định và được củng cố.
* Về tổ chức hạch toán kế toán:
Nhận thức rõ vai trò của công tác kế toán tài chính không chỉ ảnh hưởng tới
quyền, nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại
của công tytrong điều kiện hiện nay, ngay từ khi thành lập ban lãnh đạo của công ty
đã đặc biệt chú trọng tới bộ máy này. Nhờ có sự tuyển chọn kỹ càng, khách quan,
bộ máy kế toán của công ty ngay từ khi thành lập đã hoạt động rất tích cực và có
hiệu quả.
Là một doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn, tổ chức hoạt động kinh
rộng khắp trên nhiều địa bàn khác nhau nên công ty sử dụng mô hình tổ chức bộ
máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
công ty. Hình thức tổ chức này đã tạo khá nhiều thuận lợi cho việc thực hiện, kiểm
tra, giám sát của phòng kế toán đối với các bộ phận trực thuộc cũng như toàn công
ty, cung cấp kịp thời thông tin chính xác cho hoạt động kinh doanh và quyết định
của ban giám đốc, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh.
Công tác hạch toán kế toán được tổ chức khá khoa học, có kế hoạch sắp xếp
chỉ đạo từ trên xuống dưới nên cho dù số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều
nhưng bộ phận kế toán vẫn tiến hành hạch toán, quyết toán nhanh chóng, đảm bảo
cung cấp kịp thời đầy đủ các số liệu, thông tin cần thiết cho công tác quản lý của
đơn vị.
Đa phần đội ngũ cán bộ kế toán công ty có nghiệp vụ cao, có nhiều kinh
nghiệm thực tế, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Dựa trên năng lực, trình độ và kinh nghiệm của mỗi kế toán viên mà ban giám đốc
phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng người, tạo điều kiện cho họ có khả năng đi
sâu, phát huy và nâng cao nghiệp vụ của mình. Sự phân công chuyên trách này đã
tạo cho công ty một bộ máy lao động kế toán gon nhẹ nhưng hiệu quả.
Công ty đã áp dụng hình thức sổ Nhật ký- chứng từ để phản ánh ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hình thức sổ này phù hợp với điều kiện của công ty khi
chưa áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Trình độ kế toán công ty tương đối
đồng đều nên tránh được tình trạng trùng lắp trong ghi chép sổ sách.
Trong công tác hạch toán, kế toán đã áp dụng “Hệ thống kế toán doanh
nghiệp” mới của Bộ Tài chính ban hành. Khâu tổ chức hạch toán ban đầu, hệ thống
chứng từ mà công ty sử dụng phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ.
Các chứng từ được sử dụng theo đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành, mọi chứng
từ được sử dụng, sắp xếp, phân loại, bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định.
III.1.b) Những tồn tại:
* Về tổ chức bộ máy công ty:
Nhìn chung tổ chức bộ máy của công ty đã phù hợp với đặc điểm hoạt động
kinh doanh của công ty, vì thế hoạt động của công ty đã diễn ra khá thuận lợi và có
hiệu quả. Song một bộ máy dù có hoàn thiện tới đâu cũng không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Bên cạnh những ưu điểm trên, tổ chức bộ máy của công ty vẫn còn
tồn tại một số vấn đề sau:
+ Do địa bàn hoạt động của công ty rất rộng lớn nên dù có hoàn thiện tới đâu
ban lãnh đạo của công ty không thể bao quát hết một cách toàn diện mọi hoạt động
của công ty trên tất cả các địa bàn. Vì vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát cần được
tăng cường, hoạt động quản lý phải được tiến hành chặt chẽ hơn.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty cần được tuyển chọn kỹ càng
hơn cho phù hợp với công việc, công ty cần có chế độ thưởng phạt thích đáng để
khích lệ tinh thần và thái độ làm việc của công nhân viên.
+ Hoạt động marketing của công ty còn yếu, chủng loại hàng hoá của công ty
cần đa dạng hơn, công ty cần tạo ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng.
+ Riêng đối với khách hàng nước ngoài, thủ tục pháp lý của công ty còn
nhiều khâu, nhiều công đoạn phức tạp gây khó khăn cho khách hàng song đây cũng
chính là những bất cập chung trong một số thủ tục, quy định của nước ta.
* Về công tác tổ chức hạch toán kế toán:
+ Công ty đã từng bước áp dụng máy vi tính trong kế toán song hiệu quả sử
dụng chưa cao, trong khi đó, các nghiệp vụ phát sinh lại rất nhiều, gây nhiều vất vả,
khó khăn cho bộ phận kế toán. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như
hiện nay thì mức độ khai thác hiệu quả sử dụng của máy tính như vậy là thấp.
+ Thực tế cho thấy, công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký- chứng từ là phù
hợp với việc hạch toán bằng tay song nếu áp dụng kế toán máy thì hình thức sổ này
không phù hợp vì phải sử dụng quá nhiều sổ sách, chứng từ khá phức tạp.
III.2. Một số ý kiến đóng góp:
Sau một thời gian thực tập tại công ty, được thực tế thấy mọi hoạt động của
cán bộ công nhân viên trong công ty so với những kiến thức được học trên sách vở,
em xin đưa ra một số ý kiến đóng nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và công tác hạch
toán kế toán tại công ty.
III.2.a) Về tổ chức bộ máy công ty:
+ Trước tình hình biến động của thị trường, để tạo ra và giữ vững được chỗ
đứng của mình trên thị trường công ty phải không ngừng nâng cao trình độ, chuyên
môn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt quan tâm và áp dụng
khoa học công nghệ và thông tin mới nhất ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi, ưu đãi đối với khách hàng để thu hút thêm
khách hàng.
+ Tìm kiếm thị trường mới và nhiều loại sản phẩm, hàng hoá mới để nâng
cao khả năng đáp ứng đối với khách hàng.
+ Với địa bàn hoạt động rộng lớn, công tác quản lý của công ty càng phải
được chú trọng.
+ Công ty cần rút gọn bớt các thủ tục, giấy tờ trong hoạt động kinh doanh với
khách hàng nước ngoài.
III.2.b) Về tổ chức hạch toán kế toán:
+ Để hoạt động của công tác kế toán thêm hiệu quả, các nhân viên kế toán
phải không ngừng được nâng cao trình độ nghiệp vụ. Các văn bản, quy định mới
của Nhà nước ban hành phải được tiếp cận một cách kịp thời nhất.
+ Để công tác luân chuyển chứng từ trong phòng kế toán và công tác ghi
nhận, sửa chữa bổ sung số liệu trên sổ sách được tuân thủ theo đúng chế độ cần có
sự kiểm tra, giám sát của kế toán. Ngoài việc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị,
sắp xếp, phân công các phần việc trong phòng cho các cán bộ trực thuộc theo trình
độ chuyên môn và vị trí công tác, kế toán trưởng cần phải tiến hành kiểm tra, giám
sát mức độ hoàn thành công việc của từng người để từ đó có sự điều chỉnh cho phù
hợp. Bên cạnh đó các nhân viên trong phòng phải có tinh thần trách nhiệm cao để
thực hiện phần việc của mình một cách tốt nhất.
+ Công ty nên triệt để khai thác tính năng của máy vi tính để giảm bớt khó
khăn, vất vả cho các kế toán viên. Công ty có thể mua các phần mềm kế toán tiếng
việt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty để sử dụng dễ dàng và hiệu quả
hơn. Theo em, nếu công ty áp dụng máy vi tính trong kế toán thì hình thức sổ kế
toán công ty nên sử dụng là hình thức Nhật ký chung. Vì với hình thức Nhật ký-
chứng từ như công ty đang sử dụng hiện nay thì khối lượng sổ sách sử dụng rất lớn,
cấu tạo sổ phức tạp nên khó ứng dụng trên máy vi tính.
Có thể mô tả quá trình ghi sổ kế toán theo phương pháp Nhật ký chung qua
sơ đồ sau:
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ
gốc
Sổ nhật ký
đặc biêt
Sổ nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế
toán chi
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Sổ cái
Bảng cân
đối số
Báo cáo
tài chính
Sơ đồ : Trình tự ghi sổ kế toán theo phương pháp nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức ghi sổ này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình
tự thời gian phát sinh và định khoản của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ
nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ. Theo hình thức ghi sổ này, các sổ sách sử
dụng gồm:
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái.
- Các sổ thẻ kế toán chi tiết.
Vì vậy, số lượng các sổ kế toán phải sử dụng đã giảm đi rất nhiều do giảm
được các bảng kê và số lượng nhật ký chứng từ. Trong khi các nghiệp vụ kinh tế tại
công ty phát sinh rất lớn, việc ghi chép, tính toán bằng tay cùng với khối lượng
chứng từ, sổ sách lưu trữ khá lớn theo hình thức Nhật ký- chứng từ sẽ tốn nhiều thời
gian và sức lực của nhân viên kế toán. Do vậy, công ty nên từng bước đưa máy vi
tính vào phục vụ công tác kế toán để giảm bớt những vất vả, khó khăn cho nhân
viên và đạt dược hiệu quả cao trong công việc.
Phụ lục 1
Bảng cân đối kế toán năm 2002
Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn
I. Tiền
1. Tiền mặt tại quỹ gồm cả ngân phiếu
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2. Đầu tư ngắn hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạ
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ
-Vốn kinh doanh
- Phải thu khác
4. Các khoản phải thu khác
5. Dự phòng các khoản phải thu khó
đòi
6. Thuế GTGT đầu vào
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
100
110
111
112
113
120
121
128
129
130
131
132
133
134
135
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
21,563,319,698
1,525,103,230
1,134,705,819
390,397,411
11,414,595,046
4,163,108,820
4,594,129,210
635,696,700
1,659,346,464
362,313,852
7,378,196,288
92,508,242
194,918,135
8,841,766
174,644,748
4,843,993,523
2,063,289,874
19,239,599,49
5
411,666,623
377,860,773
33,805,850
9,861,663,938
6,590,316,161
300,000,000
1,880,000,000
1,880,000,000
728,807,675
362,540,102,
8,478,343,256
132,560,000
169,635,479
7,983,092
168,736,652
7,402,673,432
5. Thành phẩm tồn kho
6. Hàng tồn kho
7. Hàng gửi bán
8. Dự phòng giảm hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
1. Tạm ứng
2. Chi phí trả trước
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký
quỹ ngắn
VI. Chi sự nghiệp
1. Chi sự nghiệp năm trước
2. Chi sự nghiệop năm nay
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I.Tài sản cố định
1 Tài sản cố định hữu định
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
2.Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
II. Các khoản đầu tư dài hạn
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
2. Góp vốn liên doanh
149
150
151
152
153
154
155
160
161
162
200
210
211
212
213
214
215
216
217
218
.219
220
221
222
229
230
240
1,245,425,134
622,712,567,
4,672,866,
618,039,701
2,253,694,426
1,918,796,926
1,918,796,926
2,684,116,402
(765,319,476)
276,963,693,
314,174,135
(37,210,422)
57,933,807
596,754,600
487,925,678
487,925,678
3,312,701,451
1,770,348,200
1,770,348,200
2,742,000,209
(971,702,009)
239,753,251
314,174,135
(74,420,884)
1,002,600, 000
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV. Các khoản ký quỹ ký cược dài
hạn
Tổng cộng tài sản 250 23,817,014,124 22,252,300,94
6
Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Nợ dài hạn đễn hạn trả
3. Phải trả cho người bán
4. Người mua trả tiền trước.
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
6. Phải trả công nhân viên
7. Phải trả các đơn vị nội bộ
8. Các khoản phải trả nộp khác
II. Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
2. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
1. Chi phí phải trả
2. Tài sản thừa chờ xử lý
3. Nhận ký quỹ, cược dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Nguồn vốn quỹ
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3. Chênh lệch tỷ giá
4. Quỹ phát triển sản xuất kinh
doanh
5. Quỹ dự trữ
6. Lãi chưa phân phối
7. Quỹ khen thưởng phúc lợi
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
320
321
322
330
331
332
333
400
410
411
412
413
414
415
416
417
418
420
21,329,230,596
21,010,348,359
11,794,764,201
5,662,071,498
91,654,331
678,098,057
13,212,895,
2,770,547,377
318,882,237
310,664,964,
8,217,273
2,487,783,528
2,487,783,528
2,331,393,782
(20,259,277)
160,643,937
16,005,036
19,190,266,32
9
19,190,266,32
9
17,081,832,45
3
1,526,717,959
469,091,917
112,624,000
3,062,034,617
3,062,034,617
2,331,393,782
8. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản
II. Nguồn kinh phí
1. Quỹ quản lý cấp trên
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm
trước
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
421
422
423
424
714,635,799
16,005036
Tổng cộng nguồn vốn 430 23,817,014,124 22,252,300,94
6
Phụ lục 2
Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ
(Dùng cho các TK: 138, 141, 222, 333, 334, 336, 338, 344)
Tài khoản:………………….
Đối tượng:…………………..
Loại ngoại tệ:…………….
Ngàng
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Tỷ giá
Số phát sinh Số dư
Số Ngày
Nợ Có Nợ Có
Ngoại
tệ
Quy ra
VNĐ
Ngoại
tệ
Quy ra
VNĐ
Ngoại
tệ
Quy ra
VNĐ
Ngoại
tệ
Quy ra
VNĐ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1. Số dư
đầu kỳ
2. số phát
sinh
……
Cộng phát
sinh
3. số dư
cuối kỳ
Người ghi sổ) Ngày…… tháng…. Năm …..
(Ký , họ và tên Kế toán trưởng
(ký , họ và tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 579_8238.pdf