Tổng Công ty Dệt may HN sau khi đã triển khai việc hoàn thiện, nâng cấp hệ
thống phần mềm kế toán máy, cần phải liên hệ với nhà cung cấp phần mềm để tìm ra
những giải pháp khắc phục cho những lỗi kỹ thuật mà phần mềm gây ra. Tránh để lâu
có thể gây tổn thất cho bản thân doanh nghiệp. Nếu được sử dụng một cách thích hợp,
phần mềm kế toán sẽ giúp cho việc giảm bớt một lượng lớn công việc cho kế toán.
Hơn nữa, công tác kế toán sẽ được chính xác hơn, khoa học hơn, đem lại hiệu quả cao
hơn.
58 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổng hợp về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu, vật liệu,
công cụ dụng cụ.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến việc thu, chi quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh liên quan đến việc nhập kho vật tư hàng hóa mua về và tình hình thanh toán
các khoản phải trả người bán về việc mua số vật tư hàng hóa này.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ theo dõi, tính ra các khoản
lương phải trả và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), các khoản chi
trả cho nhân viên theo chế độ, các khoản thưởng cho công nhân viên.
Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh tình hình hiện
có và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động tăng, giảm tài sản cố
định.
Kế toán giá thành: có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép vào sổ tập hợp chi phí chi
tiết cho từng nhà máy, phân xưởng; phân bổ chi phí sản xuất chung và tính giá thành
cho từng sản phẩm, mặt hàng cụ thể căn cứ vào số liệu có trong các bảng phân bổ
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ tiền
lương,...và các nhật ký chứng từ có liên quan.
Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh liên quan đến việc nhập – xuất kho thành phẩm; việc tiêu thụ sản phẩm và
theo dõi tình hình công nợ đối với khách hàng.
Kế toán xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản
cố định; tiến hành đánh giá, so sánh giá dự toán với chi phí thực tế bỏ ra; hoạt động
xây dựng cơ bản của công ty theo phương thức giao thầu.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt, đồng thời trực tiếp thực hiện việc
thu, chi tiền mặt.
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp, cân đối các tài khoản có liên quan, từ đó
lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, dựa trên các nhật ký – chứng từ,
bảng kê, bảng phân bổ, do các kế toán viên phần hành phụ trách.
Kế toán Siêu thị Hà Đông: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh việc nhập – xuất
hàng hóa cũng như tình hình tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm của Công ty tại siêu thị;
đồng thời phải thực hiện việc báo cáo thường xuyên và định kỳ về hoạt động kinh
doanh của Siêu thị.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội:
Nhìn chung tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, mọi công việc kế toán đều tuân
thủ theo đúng chuẩn mực và chế độ hiện hành. Không tồn tại sự khác biệt mà chỉ có
sự cụ thể hóa, chi tiết hóa cho từng phân xưởng, sản phẩm.
2.2.1. Đặc điểm tổ chức chứng từ:
Chứng từ kế toán, với tư cách là bằng chứng chứng minh cho sự phát sinh của
nghiệp vụ kinh tế, được Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội lập và sử dụng theo đúng
quy định của chuẩn mực và chế độ hiện hành. Theo cách đó, các chứng từ thường
được sử dụng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp bao gồm:
Chứng từ về tiền tệ: bao gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy
thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kê ngoại tệ, bảng kiểm kê quỹ.
Chứng từ về hàng tồn kho: bao gồm phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập
kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm, bảng kê phiếu nhập, bảng kê
phiếu xuất, thẻ kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, các biên bản kiểm kê vật tư, sản
phẩm, hàng hóa.
Chứng từ về lao động, tiền lương: bao gồm bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, giấy chứng nhận nghỉ việc
nhận BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ.
Chứng từ về tài sản cố định: bao gồm biên bản giao nhận tài sản cố định (TSCĐ),
thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn
thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Chứng từ về bán hàng: bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn thu mua hàng,
hóa đơn bán lẻ, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán
đại lý, bảng thanh toán hàng đại lý, thẻ quầy hàng.
2.2.2. Đặc điểm tổ chức tài khoản kế toán:
Về hệ thống tài khoản, Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội sử dụng các tài khoản
cấp 1 và cấp 2 theo đúng quy địng của chế độ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tiến
hành phân cấp các tài khoản cấp 2 theo đối tượng sử dụng hoặc sản phẩm để phục vụ
cho yêu cầu quản lý một khối lượng lớn các nguồn lực đa dạng và phong phú. Ví dụ
như đối với tài khoản 627, tài khoản này sẽ được phân cấp như sau:
627 1 H 1
Mã chi tiết ĐTSD
Hình 2.2: Sơ đồ mã hóa tài khoản trong doanh nghiệp.
Bảng hệ thống tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp:
Số hiệu tài khoản Tên tài khoản
Cấp 1 Cấp 2
111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
112 Tiền gửi ngân hàng
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
113 Tiền đang chuyển
1131 Tiền Việt Nam
1132 Ngoại tệ
121 Đầu t chứng khoán ngắn hạn
1211 Cổ phiếu
1212 Trái phiếu
128 Đầu tư ngắn hạn khác
129 Dự phòng giảm giá đầu t ngắn hạn
131 Phải thu khách hàng (chi tiết cho từng khách hàng)
133 Thuế GTGT đợc khấu trừ
1331 Thuế GTGT đợc khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332 Thuế GTGT đợc khấu trừ của TSCĐ
136 Phải thu nội bộ
1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
1368 Phải thu nội bộ khác
138 Phải thu khác
1381 Tài khoản thiếu chờ xử lý
1388 Phải thu khác
139 Dự phòng phải thu khó đòi
141 Tạm ứng
142 Chi phí trả trớc
1421 Chi phí trả trớc
1422 Chi phí chờ kết chuyển
144 Cầm cố, ký cợc, ký quỹ ngắn hạn
151 Hàng mua đang đi đờng
152 Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu)
153 Công cụ, dụng cụ
154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi tiết theo sản
phẩm)
155 Thành phẩm (chi tiết theo sản phẩm)
156 Hàng hóa
1561 Giá mua hàng hóa
1562 Chi phí thu mua hàng hóa
157 Hàng gửi bán (chi tiết theo từng đại lý)
158 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
211 Tài sản cố định hữu hình
2112 Nhà cửa, vật kiến trúc
2113 Máy móc, thiết bị
2114 Phơng tiện vận tải, truyền dẫn
2115 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2118 TSCĐ khác
212 TSCĐ thuê tài chính
213 TSCĐ vô hình
2131 Quyền sử dụng đất
2134 Nhãn hiệu hàng hóa
2138 TSCĐ vô hình khác
214 Hao mòn TSCĐ
2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
221 Đầu tư chứng khoán dài hạn
2211 Cổ phiếu
2212 Trái phiếu
222 Góp vốn liên doanh (chi tiết cho từng đối tượng)
228 Đầu tư dài hạn khác (chi tiết cho từng đối tượng)
229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
241 Xây dựng cơ bản dở dang
2411 Mua sắm TSCĐ
2412 Xây dựng cơ bản
2413 Sửa chữa lớn TSCĐ
242 Chi phí trả trước dài hạn
244 Ký quỹ, ký cược dài hạn
311 Vay ngắn hạn (chi tiết cho từng đối tượng)
315 Nợ dài hạn đến hạn trả
331 Phải trả người bán (chi tiết cho từng đối tượng)
333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3338 Các loại thuế khác
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
334 Phải trả công nhân viên
335 Chi phí phải trả
3353 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
336 Phải trả nội bộ
338 Phải trả, phải nộp khác
3381 Tài sản thừa chờ xử lý
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3384 Bảo hiểm y tế
3387 Doanh thu chưa thực hiện
3388 Phải trả, phải nộp khác
341 Vay dài hạn ( chi tiết cho từng đối tượng)
342 Nợ dài hạn
343 Trái phiếu phát hành
3431 Mệnh giá trái phiếu
3432 Chiết khấu trái phiếu
3433 Phụ trội trái phiếu
344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
411 Nguồn vốn kinh doanh
412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
414 Quỹ đầu tư phát triển
415 Quỹ dự phòng tài chính
421 Lợi nhuận chưa phân phối
4211 Lợi nhuận năm trước
4212 Lợi nhuận năm nay
431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
4311 Quỹ khen thưởng
4312 Quỹ phúc lợi
4313 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
511 Doanh thu bán hàng
5111 Doanh thu bán hàng hóa
5112 Doanh thu bán các thành phẩm
512 Doanh thu nội bộ
5121 Doanh thu bán hàng hóa
5122 Doanh thu bán các thành phẩm
515 Doanh thu hoạt động tài chính
531 Hàng hóa bị trả lại
532 Giảm giá hàng bán
621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết)
622 Chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết)
627 Chi phí sản xuất chung (chi tiết)
6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 Chi phí vật liệu
6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 Chi phí bằng tiền khác
632 Giá vốn hàng bán
635 Chi phí tài chính
641 Chi phí bán hàng
6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí vật liệu, bao bì
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Chi phí bằng tiền khác
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ
6425 Thuế, phí, lệ phí
6426 Chi phí dự phòng
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Chi phí bằng tiền khác
711 Thu nhập khác
811 Chi phí khác
911 Xác định kết quả kinh doanh
Bảng 6: Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong doanh nghiệp
2.2.3. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp, để đem lại những thông tin thiết thực, chính xác một cách kịp thời, sát
với thực tế, Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội đã sử dụng hình thức sổ kế toán “Nhật
ký – Chứng từ”. Đây là một mô hình tổ chức sổ tương đối phức tạp, chủ yếu dùng để
phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo bên có của các tài
khoản. Tuy vậy hình thức này có ưu điểm lớn là đem lại hiệu quả cao, phục vụ tốt yêu
cầu quản lý, đặc biệt là trong trường hợp độingũ nhân viên kế toán của doanh nghiệp
là những người am hiểu chuyên môn nghiệp vụ.
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ
Theo như hình thức này, Doanh nghiệp sẽ sử dụng các loại sổ kế toán đó là các
nhật ký – chứng từ, các bảng kê, sổ cái, sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Nhật ký chứng từ:
Nhật ký – Chứng từ số 1: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 111
“Tiền mặt” đối ứng với Nợ các tài khoản có liên quan.
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Bảng kê Nhật ký chứng từ
T
hẻ và
sổ
kế
toán
chi tiết
Bảng tổng hợp – chi
tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Nhật ký – Chứng từ số 2: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 112
“Tiền gửi ngân hàng”, đối ứng Nợ các tài khoản có liên quan.
Nhật ký – Chứng từ số 3: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 113
“Tiền đang chuyển”, đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan.
Nhật ký – Chứng từ số 4: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các TK 311
“Vay ngắn hạn”, TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả”, TK 341 “Vay dài hạn”, TK 342
“Nợ dài hạn” đối ứng với Nợ các tài khoản có liên quan; ngoài ra nó còn có phần theo
dõi thanh toán (ghi Nợ TK 311 hoặc 315, 341, 342 đối ứng Có các tài khoản có liên
quan)
Nhật ký – Chứng từ số 5: dùng để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ
với người cung cấp vật tư, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cho doanh nghiệp.
Nhật ký – Chứng từ số 6: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 151
“Hàng mua đang đi trên đường” nhằm theo dõi tình hình vật tư, hàng hóa còn đang đi
đường.
Nhật ký – Chứng từ số 7: dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, khinh
doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các tài khoản liên
quan đến các chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm TK 142, TK 152, TK 153, TK
154, TK 214, TK 241, TK 334, TK 335, TK 338, TK 621, TK 622, TK 627 và một số
tài khoản phản ánh ở các Nhật ký – Chứng từ khác, nhưng có liên quan đến chi phí
sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ, và dùng ghi Nợ các tài khoản 154, 621, 622,
627, 142, 2413, 335, 641, 642.
Nhật ký – Chứng từ số 8: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 155,
156, 157, 159, 131, 511, 512, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 711, 811, 911.
Nhật ký – Chứng từ số 9: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 211 “Tài
sản cố định hữu hình”, TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”, TK 213 “TSCĐ vô hình”.
Nhật ký – Chứng từ số 10: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của các
TK121, 128, 129, 136, 138, 139,141, 144, 221, 222, 228, 229, 244, 333, 336, 338,
344, 411, 412, 413, 414, 415, 421, 431, 441, 451, 461, mỗi tài khoản được ghi trên
một tờ Nhật ký – Chứng từ.
Bảng kê:
Bảng kê số 1: dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111 “Tiền mặt”
(phiếu thu) đối ứng Có với các TK có liên quan.
Bảng kê số 2: dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân
hàng” đối ứng Có với các TK có liên quan.
Bảng kê số 3: dùng để tính giá thành thực tế nguyên liệu, vật liệu và công cụ
dụng cụ.
Bảng kê số 4: dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các TK 152, 153, 154,
142, 214, 241, 334, 335, 338, 622, 627 đối ứng Nợ với các tài khoản 154, 631, 621,
622, 623, 627 và được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và chi tiết cho
từng sản phẩm, dịch vụ.
Bảng kê số 5: dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các tài khoản 152, 153,
154, 142, 214, 241, 334, 335, 338, 621, 622, 627, 631 đối ứng Nợ với các tài khoản
641, 642, 241. Trong từng tài khoản chi tiết theo yếu tố và nội dung chi phí: chi phí
nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ đồ dùng...
Bảng kê số 6: căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi vào bên Nợ TK
142, TK 335. Cuối tháng khóa sổ và lấy số liệu để ghi vào Nhật ký – Chứng từ số 7.
Bảng kê số 8: dùng để tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm
hoặc hàng hóa.
Bảng kê số 9: dùng để tính giá thực tế thành phẩm, hàng hóa.
Bảng kê số 10 – Hàng gửi đi bán: dùng để phản ánh các loại hàng hóa, thành
phẩm gửi đại lý nhờ bán hộ, và gửi đi hoặc đã giao chuyển đến cho người mua, giá trị
lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp
nhận thanh toán. Từng hóa đơn bán hàng sẽ được theo dõi từ khi gửi hàng đi đến khi
được coi là tiêu thụ.
Bảng kê số 11: dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng với người
mua và người đặt hàng (TK 131 - Phải thu của khách hàng).
Sổ cái: được mở cho các tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát
sinh Có và số dư cuối kỳ. Số liệu ghi trên sổ cái được lấy từ các Nhật ký – Chứng từ
Có liên quan.
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết: Sổ (thẻ) chi tiết sử dụng trong công tác kế toán tại Tổng
Công ty Dệt – May Hà Nội bao gồm:
Sổ chi tiết dùng chung cho các tài khoản: TK 521, 531, 532, 632, 711, 811, 911,
128, 129, 139, 159, 228, 229, 411, 412, 413, 414, 421, 431, 441, 641, 642.
Sổ theo dõi thanh toán dùng cho các tài khoản 131, 136, 138, 141, 144, 222,
331, 333, 336.
Sổ chi tiết tiêu thụ dùng cho các TK 511, 512.
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán dùng cho các TK 121, 221.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán tiến hành ghi vào
các nhật ký chứng từ, bảng kê hay sổ chi tiết có liên quan. Đối với các nhật ký chứng
từ được ghi dựa trên bảng kê, sổ chi tiết thì đến ngày cuối tháng, kế toán tổng hợp số
liệu ghi trên bảng kê, sổ chi tiết ghi vào nhật ký chứng từ. Đối với các chi phí sản
xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ như chi phí sản xuất
chung (TK 627) thì trước hết số liệu được tập hợp vào các bảng phân bổ, sau đó mới
ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối tháng khóa sổ, các số liệu trên nhật ký
chứng từ được tổng cộng và đối chiếu với sổ chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết, sau
đó mới ghi vào sổ cái tài khoản. Căn cứ vào số liệu ghi trên sổ cái và một số số liệu
trên nhật ký chứng từ, sổ, thẻ chi tiết mà kế toán tổng hợp tiến hành lậơ báo ra báo cáo
tài chính phục vụ cho các đối tượng quan tâm.
2.2.4. Đặc điểm tổ chức báo cáo kế toán:
Theo đúng quy định của Bộ Tài chính, Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội lập đầy
đủ các báo cáo tài chính mang tính bắt buộc bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Tất cả số liệu trên các báo cáo
trên hàng năm đều được kiểm toán bởi các kiểm toán viên nhà nước, đảm bảo cho
người nhận thông tin những số liệu đáng tin cậy, phục vụ cho quá trình ra quyết định.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng như các công ty khác, Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội
còn lập ra các báo cáo nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ hoặc yêu cầu hạch
toán của Công ty như bảng cân đối số phát sinh, báo cáo số dư tại quỹ và ngân hàng,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ, bảng kê hóa đơn bán
hàng hóa và dịch vụ, bảng kê công nợ phải thu theo hóa đơn, bảng kê công nợ phải trả
theo hóa đơn, báo cáo tồn kho, báo cáo hàng xuất, báo cáo hàng nhập, báo cáo chi tiết
giá thành theo vật tư, báo cáo tổng hợp giá thành sản phẩm, báo cáo chi tiết tăng hoặc
giảm TSCĐ theo nguồn vốn, bộ phận, báo cáo thuế,...Đây là những báo cáo không bắt
buộc tuy nhiên lại được sử dụng rất hiệu quả cho mục đích quản trị nội bộ. Ví dụ như
từ báo cáo tồn kho, doanh nghiệp có thể đề ra kế hoạch luân chuyển hàng tồn kho một
cách thích hợp, không để hàng tồn quá nhiều làm tăng chi phí lưu kho lưu bãi, lãng
phí nguồn lực, nhưng cũng không để hàng tồn quá ít gây ảnh hưởng đến tính liên tục
của quá trình sản xuất kinh doanh. Báo cáo giá thành giúp cho nhà quản lý đề ra được
kế hoạch sản xuất hợp lý giúp giảm giá thành, hạ giá bán, đưa sản phẩm tới tay nhiều
người tiêu dùng hơn. Báo cáo số dư tiền mặt tại quỹ giúp doanh nghiệp làm giảm tối
đa “đồng tiền chết”, làm cho đồng tiền luôn sinh lời, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng lượng
tiền mặt tối thiểu tại quỹ,...Như vậy, tất cả các báo cáo trên đều rất cần thiết trong
phạm vi doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo có thể quản lý tốt hơn, theo sát tình hình
doanh nghiệp để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục có hiệu quả, đồng thời phát
huy những mặt mạnh, đẩy mạnh sản xuất, có vị trí ngày càng vững chắc hơn trên
thương trường.
2.3. Đặc điểm tổ chức những phần hành kế toán chủ yếu
Tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, công tác kế toán đã được tin học hóa bằng
cách sử dụng các ứng dụng phần mềm ứng dụng trong kế toán. Nhờ đó mà công việc
của kế toán trở nên đơn giản hơn trước rất nhiều. Trong khi trước đây phải tự tay ghi
chép và tính toán các số liệu thì giờ đây, với phần mềm kế toán Fast Accounting, công
việc của kế toán là ghi chép, lập chứng từ ban đầu, kiểm tra chứng từ trước khi cập
nhật vào cơ sở dữ liệu của máy vi tính. Đối với hạch toán trên máy vi tính, quan trọng
nhất là khâu thu thập, xử lý phân loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu
đầu tiên của quy trình hạch toán trên máy vi tính và là khâu quan trọng nhất vì kế toán
chỉ vào dữ liệu cho máy thật đầy đủ và chính xác (các bút toán). Máy sẽ tự động phân
loại, tính toán, tổng hợp và đưa ra các báo cáo cần thiết. Nhìn chung, các phần hành
kế toán đều đi theo một quy trình sau:
1. Chuẩn bị:
Thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần thiết. Định khoản kế toán
2. Nhập dữ liệu cho máy:
Nhập mọi thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Nhập các bút toán kết chuyển
nếu có
3. Khai báo tham số, yêu cầu với máy
Hình 2.4: Quy trình kế toán khi áp dụng kế toán máy
2.3.1. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ):
2.3.1.1. Cách xác định nguyên giá (NG), giá trị hao mòn, giá trị còn lại
- Nguyên giá của TSCĐ do mua sắm:
NG = Giá mua – Chiết khấu thương mại và giảm giá + các khoản thuế
không được hoàn lại + chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng
- Nguyên giá của TSCĐ do tự xây dựng, tự sản xuất:
NG = Giá thành sản xuất thực tế + Chi phí trước khi sử dụng
- Nguyên giá của TSCĐ được tài trợ, biếu tặng:
NG = Giảtị hợp lý + Chi phí trước khi sử dụng
- Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính:
NG = Min [Giá trị hợp lý; Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu]
- Giá trị hao mòn (GTHM):
GTHM của TSCĐ = Số khấu hao cơ bản lũy kế của TSCĐ
- Giá trị còn lại (GTCL):
GTCL = NG - GTHM
2.3.1.2. Hạch toán những nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến TSCĐ:
- Chứng từ ban đầu: biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, bảng tính
và phân bổ khấu hao, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản
đánh giá lại TSCĐ,...
- Tài khoản sử dụng: TK 211 “ TSCĐ hữu hình”, TK 212 “ TSCĐ thuê tài chính”,
TK 213 “ TSCĐ vô hình”
hạch toán tăng TSCĐ:
TH1: TSCĐ tăng do mua sắm
BT1: Nợ TK 211, 213
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
BT2: Nợ TK 414, 431, 441,...
Có TK 411
hoặc ghi đơn bút toán: Có TK 009
TH2: TSCĐ tăng do mua trả góp, trả chậm:
BT1: Nợ TK 211, 213
Nợ TK 133
Nợ TK 242
Có TK 331
BT2: Nợ TK 331
Có TK 111, 112
BT3: Nợ TK 635
Có TK 242
TH3: TSCĐ hình thành do tự xây dựng, nghiên cứu hoặcmua ắm phải qua lắp đặt
BT1: Nợ TK 241 (2411, 2412)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
BT2: Nợ TK 211, 213
Có TK 241 (2411, 2412)
TH4: Các trường hợp tăng khác:
Nợ TK 211, 213
Có TK 411, 711, 222,...
TH5: TSCĐ phát hiện thừa khi kiểm kê:
Nợ TK 211, 213
Có TK 214, 338 (3381)
hạch toán giảm TSCĐ:
TH1: TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán:
BT1: Nợ TK 811
Nợ TK 214
Có TK 211, 213
BT2: Nợ TK 811
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 152, 331, ...
BT3: Nợ TK 111, 112, 131, 152,...
Có TK 711
Có TK 333 (33311)
TH2: TSCĐ giảm do góp vốn liên doanh với cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
BT1: Nợ TK 222, 214, 811
Có TK 211, 213
BT2: Nợ TK 222, 214
Có TK 211, 213
Có TK 3387
BT3: Nợ TK 338 (3387)
Có TK 711
TH3: TSCĐ giảm do phát hiệnthiếu khi kiểm kê:
Nợ TK 138 (1381, 1388)
Nợ TK 214
Có TK 211
TH4: TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ theo chế độ hiện
hành:
Nợ TK 627, 641, 642,...
Nợ TK 242
Nợ TK 214
Có TK 211, 213
TH5: TSCĐ giảm do đã khấu hao hết:
Nợ TK 214 (2143)
Có TK 211, 213.
Khấu hao tài sản cố định:
TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo quy định tại
Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chíh về việc ban
hành chế độ quản lý, sử dụng và trích lập khấu hao TSCĐ. Theo phương pháp này,
khấu hao TSCĐ được tính theo công thức:
KH TSCĐ bình quân năm = NG / Số năm sử dụng
BT1: Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 627, 641, 642, 632,...
Có TK 214
BT2: Ghi đơn: Nợ TK 009
Trường hợp đơn vị phải nộp khấu hao cơ bản cho cấp trên hoặc điều chuyển nội bộ:
BT3: Nợ TK 411, 136
Có TK 111, 112,...
hạch toán sửa chữa TSCĐ:
TH1: Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331, 334, 152,...
TH2: Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ:
- BT1: Nợ TK 241 (2413)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331, 334, 152,...
- BT2: Nợ TK 242
Có TK 241 (2413)
- BT2: Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242
TH3: Hạch toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ:
(1) Tập hợp chi phí sửa chữa
(2) Kết chuyển chi phí sửa chữa
(3) Kết chuyển nguồn nếu có
Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ
2.3.2. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Do dặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bao gồm các giai đoạn công nghệ
nối tiếp nhau nên chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp theo từng giai đoạn
công nghệ. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng giai đoạn công nghệ
và phương pháp hạch toán chi phí được lựa chọn tương ứng là phương pháp hạch toán
theo giai đoạn công nghệ. Trong đó hai khoản mục chi phí NVLTT và NCTT được tập
hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm, riêng chi phí SXC tập hợp cho cả nhà máy Sợi
sau đó tiến hành phân bổ chi phí SXC cho từng loại sản phẩm theo tiền lương thực tế.
Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản
phẩm Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục sau:
- Chi phí NVLTT: bao gồm các giá trị NVL chính, NVL phụ, công cụ, dụng cụ,...được
tập hợp cho từng nhà máy.
- Chi phí NCTT: bao gồm những khoản phải trả cho công nhân sản xuất như:
lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn trích
theo tỷ lệ quy định, được tính theo phương pháp trực tiếp và tập hợp cho từng loại sản
phẩm.
TK 111, 112, 331 TK 241 (2413) TK 211
TK 411 TK 414, 431, 441
(1) (2)
)
(3)
TK 113
Lương sp
ngày
=Tổng sp
ngày
x
Đơn giá theo
chất lượng sp
x
Hệ số thu nhập
bình quân
x
Hệ số điều
chỉnh
Lương sản phẩm = Lương sp ngày + Lương sp đêm
Tiền lương thực tế của
CNSXTT
= Lương sp +
Phụ cấp & các khoản trích
theo lương
- Chi phí chung bao gồm các khoản chi phí:
+ Chi phí nhân viên các nhà máy như nhân viên quản lý ở các ca sản xuất,...
+ Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất ở nhà máy.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí vận chuyển vật tư, điện thoại, nước,...
+ Chi phí khác bằng tiền.
Các khoản chi phí trên được tập hợp cho toàn Công ty cụ thể căn cứ vào “Bảng phân
bổ vật liệu” , “Bảng phân bổ tiền lương”, “Bảng phân bổ khấu hao” và các chứng từ
có liên quan để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung.
Toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến giá thành sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp
vào bên nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Quá trình thực hiện được
tiến hành sau khi kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất
chung thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí tập hợp được trong TK 621, TK 622,
TK 627 sang TK 154 vào cuối tháng.
Thông thường, Công ty sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo
nguyên vật liệu chính tiêu hao dùng cho sản xuất sản phẩm. Theo phương pháp này thì
giá trị của sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí NVLC. Còn những chi phí khác phát
sinh trong kỳ đều tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Trong khi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất sản
phẩm thì đối tượng tính giá thành là từng loịa sản phẩm khác nhau, dẫn đến một đối
tượng tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành.
Lương sp đêm = Lương sp ngày + Phụ cấp đêm
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ mà Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội
lựa chọn tính giá thành sản phẩm hàng hóa theo phương pháp tỷ lệ. Theo phương pháp
này, kế toán phải căn cứ vào:
Bảng giá thành chi tiết kế hoạch theo từng khoản mục chi phí. Bảng này do
phòng kế toán tài chính lập trên cơ sở: kế hoạch sản xuất trong năm và giá thành sản
phẩm năm trước. Bảng được lập vào đầu năm và sử dụng trong suốt năm kế hoạch.
Tỷ lệ chi phí theo từng khoản mục giữa chi phí sản xuất thực tế với giá thành
kế hoạch theo từng khoản mục chi phí.
Từ đó, kế toán tính được giá thành thực tế theo từng khoản mục chi phí và tổng
giá thành thực tế từng loại sản phẩm. Cách tính như sau:
- Đối với khoản mục chi phí NVL chính (NVLC):
n
1i i1i0
ckdk
xQZ
PLDCD
T
Z1i = Z0i x Qi1 x T
Trong đó:
T : tỷ lệ phân bổ chi phí NVLC
Ddk, Dck : giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
C : chi phí NVLC phát sinh trong kỳ
PL : phế liệu thu hồi nhập kho
Z0i : giá thành thực tế khoản mục chi phí NVLC 1 kg sản phẩm i
Z1i : giá thành thực tế khoản mục chi phí NVLC của toàn bộ sản phẩm
i hoàn thành
Qi1 : sản lượng thực tế nhập kho của sản phẩm i.
- Đối với các khoản mục chi phí còn lại, đều áp dụng công thức chung:
n
1i i1
i0
'
'
xQZ
C
T
Z’1i = Z
’
0i x Qi1 x T
’
Trong đó:
T’ : tỷ lệ phân bổ từng khoản mục chi phí
C’ : chi phí sản xuất thực tế phát sinh theo từng khoản mục
Z’0i : giá thành kế hoạch từng khoản mục của toàn bộ sản phẩm i nhập kho
trong quý
Z’1i : tổng giá thành thực tế phát sinh theo từng khoản mục
Sau đó, dựa vào bảng này và một số liệu có liên quan, kế toán từng bước tính giá
thành thực tế của sản phẩm sợi theo khoản mục chi phí. Kết quả giá thành thực tế của
sản phẩm nhập kho được thể hiện trên “Bảng giá thành thực tế sợi quý III” – Biểu số
16. Tổng Công ty không sử dụng chương trình kế toán máy để tính giá thành mà chỉ
tập hợp chi phí hình thành nên các bảng kê( số 3, 4, 5…) giúp cho việc tính giá thành.
Còn việc tính giá thành được thực hiện trên Excel theo các bước như trên do kế toán
giá thành phụ trách.
(1) Vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm
(2) Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất
TK 1524 TK 621 TK 154 TK 152, 138
TK 334, 338 TK 622
TK 155
TK 632
TK 157
TK 153, 214, 111, 112,331,... TK 627
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(3) Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
(4) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng tính giá thành
(5) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(6) Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung
(7) Các khoản làm giảm chi phí
(8) Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, có thể nhập kho, gửi bán hoặc tiêu
thụ trực tiếp.
Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán giá thành sản phẩm
Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty Dệt –
May Hà Nội
3.1 Nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở công ty Dệt may Hà Nội.
Ra đời từ khá sớm, đến nay Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội đã trở thành một
doanh nghiệp hàng đầu trong toàn ngành dệt may Việt Nam. Với khối lượng sản phẩm
tiêu thụ cả trong và ngoài nước càng ngày càng mở rộng, Tổng Công ty cũng ngày
càng lớn mạnh và nắm giữ một vị thế vững chắc trên thị trường. Quán triệt phương
châm “Chất lượng hàng đầu, giá bán hợp lý”, các sản phẩm của Tổng Công ty đã và
đang được biết đến, được người tiêu dùng ưa chuộng. Chắc chắn trong tương lai,
những gì Tổng Công ty đạt được sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Dưới giác độ một sinh
viên đến thực tập tại đây, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nhận định, đánh giá về tình
hình ưu, nhược điểm, đồng thời dưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hạn chế những
nhược điểm đó như sau:
3.1.1. Những ưu điểm
Tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
cập nhật và cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác nhất cho các đối tượng sử
dụng. Mọi công tác kế toán phần hành đều được tiến hành một cách hợp lý và khoa
học, đem lại những thông tin đầu ra có chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu quản lý của
ban lãnh đạo doanh nghiệp.
*Thứ nhất, phòng kế toán cùng với 22 kế toán viên và bộ phận kế toán nhà máy
luôn hoạt động có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu công việc đề ra và phát huy được
hiệu quả cũng như năng lực chuyên môn của từng người. Các thành viên của phòng
Tài chính Kế toán có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn cao, biết thay đổi phương
thức làm việc một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chế độ kế toán mới. Đặc biệt là
việc ứng dụng công nghệ tin học (nhất là ứng dụng phần mềm kế toán máy FAST
Accounting 2007) vào công tác kế toán đã giúp cho khối lượng công việc giảm đi
đáng kể mà chất lượng công việc lại tốt hơn, tóm lại là hiệu quả làm việc cao hơn.
*Thứ hai, về hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, phương pháp ghi kế toán ta
nhận thấy nhìn chung, hệ thống chứng từ được tổ chức đầy đủ theo qui định của Bộ
Tài Chính, các chứng từ được kiểm tra, luân chuyển thường xuyên, kịp thời phù hợp
với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các tài khoản kế toán được vận dụng một cách
linh hoạt, tài khoản tổng hợp và chi tiết được mở phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch
toán.
*Thứ ba, về hình thức sổ kế toán đang áp dụng, hiện nay, trong điều kiện áp
dụng kế toán máy thì hầu hết các phần hành kế toán đều được thực hiện trên máy.
Điều đó làm giảm đi đang kể khối lượng công việc cho các kế toán viên dẫn đến việc
áp dụng hình thức nhật ký chứng từ trở nên hợp lý, đảm bảo chính xác tuyệt đối, đặc
biệt là trong điều kiện đội ngũ lao động kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, dễ dàng thay đổi thích nghi trong điều kiện mới. Với hình thức này thì quá trình
nhập dữ liệu vào máy cũng là thực hiện việc ghi sổ nhật ký chứng từ. Trên cơ sở các
đề mục sẵn có, công việc còn lại của kế toán máy chỉ còn là cập nhật nội dung nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, tài khoản sử dụng, số tiền,...sao cho chính xác và kịp thời
*Thứ tư, về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Theo
phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp thì nhìn chung, các chi
phí phát sinh được tập hợp theo đúng khoản mục phí. Qua quá trình phân loại, tổng
hợp, hệ thống hoá các chi phí thì bộ phận kế toán nắm được số lượng tiêu hao cho
từng đối tượng, làm cơ sở tập hợp trực tiếp một số khoản mục và giá thành cho từng
loại sản phẩm. Ví dụ như trong trường hợp tính giá thành của sản phẩm sợi thì đối
tượng tính giá thành là từng loại sợi, chi số sợi đảm bảo phải xác định chính xác hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho từng loại sợi, xử lý kịp thời với loại sợi tiêu thụ kém.
Thêm vào đó, việc xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm sợi là phương pháp
tỷ lệ là rất hợp lý, vì nó phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm này cũng
như phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất của Tổng Công ty.
Công tác kế toán tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội nói chung đã tuân thủ
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với yêu cầu hạch toán cũng như yêu
cầu quản lý trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh đáng khích lệ,
công tác kế toán tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội vẫn còn tồn tại một số bất cập,
cần được quan tâm thích đáng hơn nữa để khắc phục và hoàn thiện .
3.1.2 Một số hạn chế cần hoàn thiện
* Thứ nhất, về kỳ tính giá thành. Tại Công ty Dệt May Hà Nội, giá thành sản
phẩm được tính vào cuối quý nên thông tin về chi phí và giá thành không nhanh nhạy
và đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất của Công ty là
có chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục trong tháng, giá cả
sản phẩm lại thường xuyên biến động, nên kỳ tính giá thành một quý/1 lần không còn
phù hợp nữa. Nó mang tính “trễ” cao và tỏ ra không phù hợp với một thị trường với
nhiều biến động.
* Thứ hai, về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Tổng Công ty đã không tiến hành
trích trước chi phí sửa chữa lớn (SCL) TSCĐ, cũng không tiến hành phân bổ chi phí
SCL TSCĐ. Việc sửa chữa lớn TSCĐ được theo dõi trên TK 2413. Khi công trình
SCL TSCĐ ở từng nhà máy hoàn thành thì kế toán đã tiến hành kết chuyển luôn chi
phí SCL TSCĐ đó vào TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” theo đối tượng sử dụng.
Việc làm này đã khiến chi phí SXC tăng lên, dẫn đến sự tăng lên trong giá thành sản
phẩm.
Ví dụ, tại nhà máy Sợi, quý 3/ 2004 có một máy đánh ống AUTO CONER cũ
sắp phải SCL với NG = 1tỷ, giá trị hao mòn là 600 triệu và giá trị còn lại là 400 triệu.
Trước đó công ty đã không tiến hành trích trước chi phí SCL TSCĐ để tạo nguồn kinh
phí sửa chữa khi máy bị hỏng hóc. Đến khi chi phí này phát sinh, phải tiến hành
chuyển thẳng vào chi phí sản xuất chung, làm cho chi phí sản xuất chung trong kỳ
tăng lên. Do chi phí sửa chữa này khá lớn nên đã làm ảnh hưởng đến tổng chi phí phát
sinh trong kỳ, không phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
* Thứ ba, về việc hạch toán chi phí trả trước. Chi phí trả trước là các khoản chi
phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới nhiều kỳ hạch toán, nên chưa thể tính
hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này, mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch
toán tiếp theo. Tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, do là một doanh nghiệp sản xuất
nên thường phát sinh các khoản chi phí trả trước như giá trị CCDC nhỏ xuất dùng
thuộc loại phân bổ hai hay nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, chi
phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh,... Các khoản này, mặc dù có liên quan
đến nhiều kỳ hạch toán hoặc là những chi phí phát sinh một lần quá lớn, nhưng đều
được tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí. Ví dụ:
Trong quí III, phát sinh chi phí phụ tùng thay thế (vòng Zoăng) để sửa chữa máy
móc thiết bị với giá trị là: 41.384.000đ thuộc loại phân bổ ba lần, kế toán ghi vào bên
Nợ TK 6273: 1.780.532 (đối ứng bên Có TK 153) trên Bảng kê số 4. Kế toán hạch
toán như vậy có nghĩa là phân bổ 1 lần 1 lượng chi phí phát sinh tương đối lớn vào chi
phí sản xuất chung. Điều này đã làm cho chi phí sản xuất trong kỳ tăng lên. Như vậy
là không hợp lý so với thực tế vì những vòng Zoăng đó sau khi được dùng để sửa chữa
lớn TSCĐ, sẽ đóng góp vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh cùng với TSCĐ, chứ không
chỉ ngắn ngủi trong một kỳ báo cáo.
* Thứ tư, về việc hạch toán phế liệu thu hồi. Trong quá trình sản xuất Sợi, phế
liệu thu hồi từ qui trình sản xuất chủ yếu là bông, xơ. Một phần bông, xơ này được sử
dụng lại cho quá trình sản xuất sản phẩm tiếp theo để tiết kiệm chi phí, hướng tới mục
tiêu hạ giá thành sản phẩm. Trong công việc phản ánh quá trình nhập – xuất – tồn kho
phế liệu tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội, kế toán sử dụng TK1527 và trình tự
hạch toán được phản ánh theo sơ đồ:
(1): Phế liệu (bông, xơ) thu hồi nhập kho
(2): Xuất bông, xơ cho sản xuất sản phẩm
TK154 TK1527 TK621
(1) (2)
Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán phế liệu thu hồi
Cách ghi này chưa phản ánh chính xác nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh
vì TK 154 thể hiện chi phí sản xuất dở danh chư không phải phế liệu thu hồi.
* Thứ năm, về việc mở sổ sách kế toán. Công ty tiến hành theo dõi nguyên vật
liệu chi tiết theo từng loại và từng kho, tương ứng với các TK cấp 2 theo quy định, ví
dụ như sổ cái TK 1521 (NVL chính), sổ cái TK 1522 (NVL phụ), sổ cái TK 1523
(nhiên liệu)…Nhưng Công ty lại không mở sổ cái TK tổng hợp TK 152 “Nguyên vật
liệu”, điều này gây khó khăn cho việc lập báo cáo tài chính.
* Thứ sáu, về việc ứng dụng phần mềm kế toán. Với khối lượng công việc tính
toán lớn, phức tạp như hiện nay, Tổng Công ty đã trang bị phần mềm kế toán Fast.
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đem lại, thì phần mềm này vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế. Chẳng hạn như công tác tính giá thành không được thực hiện bằng phần mềm do
sự phức tạp và kém ổn định của phần mềm. Do lỗi kỹ thuật mà thi thoảng chương
trình tự động làm mất đi hoặc làm sai lệch những dòng dữ liệu đã được cập nhật trước
đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới guồng hoạt động liên tục của các kế toán viên.
Hay như công tác theo dõi, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ của phần mềm cũng
chưa được hoàn thiện. Điều này gây ra không ít khó khăn và sự không đồng bộ cho
công tác kế toán của Công ty.
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội
- Thứ nhất: Đối với kỳ tính giá thành
Theo tôi, Công ty nên rút ngắn kỳ tính giá thành xuống thành mỗi tháng một
lần, để thông tin về giá thành đưa ra trở nên kịp thời, nhanh chóng. Chúng sẽ trở nên
rất hữu ích trong việc đẩy mạnh sản xuất, giá cả hợp lý với nhu cầu người tiêu dùng,
đem lại lợi ích kinh tế tối đa cho doanhnghiệp, nhất là trong môi trường cạnh tranh
gay gắt như ngày nay.
Tuy nhiên, việc rút ngắn kỳ tính giá thành xuống 1 tháng không phải dễ. Nó đòi
hỏi công tác kế toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hơn. Vì vậy các nhân
viên kế toán sẽ phải tăng cường độ làm việc. Nếu làm không quen có thể dẫn đến việc
giá thành kỳ này tính chưa xong đã lại tới kỳ tính giá thành sau, gây ảnh hưởng tới
guồng máy hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Nhưng nếu biết tổ chức, sắp xếp công
việc một cách hợp lý thì với trình độ chuyên môn và bề dày kinh nghiệm sẵn có, cộng
với sự trợ giúp của máy vi tính, chắc chắn các nhân viên kế toán sẽ hoàn thành tốt
nghiệm vụ tính giá thành sản phẩm trong một tháng.
Việc thay đổi kỳ tính giá thành sẽ làm thay đổi toàn bộ các phần hành kế toán
khác. Vì vậy, xem xét sự thay đổi này phải được thống nhất trong phạm vi toàn Công
ty.
- Thứ hai: Đối với việc hạch toán chi phí SCL TSCĐ
Khi công việc SCL TSCĐ hoàn thành, chi phí phát sinh thường rất lớn, kế toán
cần có kế hoạch trích trước chi phí SCL TSCĐ cho các đối tượng sử dụng nhằm tập
hợp CPSX đầy đủ và chính xác. Tránh hiện tượng như hiện nay, chi phí phát sinh quá
lớn, Công ty tiến hành hạch toán hết chi phí đó vào TK 627 làm cho khoản mục chi
phí SXC tăng lên, làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Hiện bây giờ Tổng Công ty
mới đang trong tién trình cổ phần hóa. Khi cổ phần hóa doanh nghiệp hoàn tất thì sự
giảm sút của chỉ tiêu lợi nhuận sẽ ảnh hưởng tới ý kiến đầu tư từ phía những người
đang muốn mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Để khắc phục tồn tại này, theo tôi Công
ty cần trích trước chi phí SCL TCSĐ theo đúng chế độ như sau:
Khi trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
dự kiến sẽ phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 627, TK 641, TK 642
Có TK 335.
Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 111,TK 112, TK 152, TK 153,TK 331.
Hiện tại vì Công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nên
cần phải tiến hành phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí của các đối
tượng sử dụng. Cụ thể là khi công việc sửa chữa lớn TCSĐ tại nhà máy Z hoàn thành,
kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chi phí thực tế sửa chữa TSCĐ trên vào TK 1421 “
Chi phí chờ phân bổ”, ghi vào bảng kê 6 theo định khoản:
Nợ TK 1421(FX Z)
Có TK 2413
Sau đó hàng quý, kế toán phân bổ giá trị này cho đối tượng sử dụng theo tiêu
thức là khoảng thời gian kể từ lần sửa chữa TSCĐ này đến lần sửa chữa TSCĐ lần
sau.
Nợ TK 627(FX Z)
Có TK 1421
Ví dụ như trong tháng 9 theo số liệu kế toán cung cấp: các công trình SCL hoàn
thành với tổng chi phí là 58 802 274 đ trong đó:
Chi phí SCL TSCĐ hoàn thành:
ở nhà máy điện: 1 164 820 đ
ở nhà máy dệt nhuộm: 5 823 600 đ
ở nhà máy may 1: 26 992 824 đ
ở nhà máy may thời trang: 13 100 000 đ
ở nhà máy dệt Vinh: 6 565 950 đ
ở nhà máy dệt Denim: 5 155 080 đ
áp dụng phương thức hạch toán trên đây, theo kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ thì:
Biết rằng khoảng thời gian từ lần sửa chữa này đến lần sửa chữa tiếp theo của
TSCĐ ở nhà máy điện là: 20 tháng
Như vậy giá trị SCL TSCĐ phân bổ cho tháng 9 là: 1 164 820/20 = 58 241 đ
- Khoảng thời gian từ lần sửa chữa này đến lần sửa chữa tiếp theo của TSCĐ sửa
chữa vừa hoàn thành:
ở nhà máy dệt nhuộm là 25 tháng
ở nhà máy may 1 là 60 tháng
ở nhà máy may thời trang là 40 tháng
ở nhà máy dệt Vinh là 30 tháng
ở nhà máy dệt Denim là 24 tháng
Giá trị SCL TSCĐ hoàn thành phân bổ tính vào chi phí SXKD trong tháng 9
cho từng nhà máy là:
Nhà máy dệt nhuộm: 5 823 600 : 25 = 232 944 đ
Nhà máy may 1: 26 992 824 : 60 = 449 880,4 đ
Nhà máy may thời trang: 13 100 000 : 40 = 327 500 đ
Nhà máy dệt Vinh: 6 565 950 : 30 = 218 865 đ
Nhà máy dệt Denim: 5 155 080 : 24 = 214 795 đ
Kế toán ghi các sổ liên quan theo định khoản
Nợ TK 1421 58 820 274
NM dệt nhuộm 1 164 820
NM may 1 5 823 600
….
Có TK 2413 58 820 274
Sau đó: Nợ TK 627 1 502 225,4
NM dệt nhuộm 58 241
NM may 1 232 944
…
Có TK 1421 1 502 225,4
Do đó chi phí SCL TSCĐ tính không đúng vào CPSX cho từng nhà máy trong
tháng 9 do kế toán xác định trước đây là:
1 502 255,4 – 58 802 274 = -57 300 049 đ
- Thứ ba: Về việc hạch toán chi phí trả trước
Theo nhận định và đánh giá trên, tôi xin đưa ra giải pháp để khắc phục nhược điểm
này, đó là kế toán nên tiến hành định khoản theo trình tự sau:
(1) : Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần.
(2) : Định kỳ tiến hành phân bổ cho đối tượng sử dụng.
Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước
Ví dụ như:
Trong quí IV, Tổng Công ty phát sinh chi phí phụ tùng thay thế để sửa chữa máy
móc thiết bị với giá trị là: 41.384.000đ, dự kiến sử dụng trong 2 năm. Khi xuất dùng
CCDC căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK142 41.384.000
TK 1531
(1)
TK 142
(2)
TK 6273
Có TK 153 41.384.000
Giá trị phân bổ
hàng quý
=
41.384.000
= 5.173.000 đ
8
Khi đó chỉ tính vào chi phí sản xuất trong kỳ là: 5.173.000 đ
Chênh lệch giữa chi phí vật liệu khi không phân bổ và khi thực hiện phân bổ là:
41.384.000 – 5.173.000 =36.211.000 đ
- Thứ tư: Về việc hạch toán phế liệu thu hồi.
Lượng bông phế, xơ phế nhập kho được trừ ra khỏi chi phí NVL chính tính vào
giá thành sản phẩm. Ví dụ trong quí IV
- Giá trị bông, xơ xuất dùng cho sản xuất là: 64.128.502.247đ
- Giá trị bông phế, xơ phế thu hồi nhập kho là: 2.043.611.837đ
Theo đó, bông xơ dùng cho sản xuất sợi là:
64.128.502.247 – 2.043.611.837 = 60.799.954.127đ
Như vậy, để phản ánh chính xác nội dung kinh tế của nhiệm vụ phát sinh thì khi
nhập kho bông, xơ phế từ quá trình sản xuất sợi, kế toán nên ghi bút toán phản ánh
giảm chi phí NVL chính theo sơ đồ sau:
(1) : Nhập kho phế liệu thu hồi (bông, xơ phế)
(2) : Xuất kho phế liệu để sản xuất sản phẩm.
- Thứ năm: Đối với việc hoàn thiện hệ thống phần mềm kế toán máy.
Tổng Công ty Dệt may HN sau khi đã triển khai việc hoàn thiện, nâng cấp hệ
thống phần mềm kế toán máy, cần phải liên hệ với nhà cung cấp phần mềm để tìm ra
những giải pháp khắc phục cho những lỗi kỹ thuật mà phần mềm gây ra. Tránh để lâu
có thể gây tổn thất cho bản thân doanh nghiệp. Nếu được sử dụng một cách thích hợp,
phần mềm kế toán sẽ giúp cho việc giảm bớt một lượng lớn công việc cho kế toán.
Hơn nữa, công tác kế toán sẽ được chính xác hơn, khoa học hơn, đem lại hiệu quả cao
hơn.
TK 1527
(2)
TK 621
(1)
Mục lục
Phần I : Tổng quan về Tổng công ty Dệt – May Hà Nội ........................................ 1
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ..................................................... 1
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty: .................................................... 3
1.2.1. Chức năng: ..................................................................................................... 3
1.2.2. Nhiệm vụ: ........................................................................................................ 3
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh: ..................................................................... 4
1.3.1. Đặc điểm hoạt động: ....................................................................................... 4
1.3.2. Đặc điểm về các loại sản phẩm của Tổng Công ty: ........................................ 5
1.3.3. Đặc điểm về lao động và tiền lơng: ................................................................. 6
1.3.4. Đặc điểm về tình hình quản lý vật t và tài sản cố định ................. 7
1.3.5. Đặc điểm về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh ................. 9
1.4. Công nghệ sản xuất và mô hình tổ chức Sản xuất – Kinh doanh……..12
1.4.1. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu tại Tổng Công ty Dệt – May
Hà ........................................................................................................................ 12
1.4.2. Mô hình tổ chức Sản xuất – Kinh doanh..................................................... 13
1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý của Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội ................. 16
1.5.1. Cơ cấu quản lý của Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội ................................. 16
1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Tổng Công ty:
............................................................................................................................... 18
1.5.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chức năng................................. 19
Phần II: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội
................................................................................................................................. 21
2.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán ............................................................. 21
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: .................................................................. 21
2.1.2. Lao động kế toán và phân công lao động kế toán .......................................... 21
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty .................................... 24
2.2.1. Đặc điểm tổ chức chứng từ: ........................................................................... 24
2.2.2. Đặc điểm tổ chức tài khoản kế toán: ............................................................. 25
2.2.3. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán .................................................................. 30
2.2.4. Đặc điểm tổ chức báo cáo kế toán: ................................................................ 34
2.3. Đặc điểm tổ chức những phần hành kế toán chủ yếu .................................... 34
2.3.1. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): ................................................................... 35
2.3.2. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: ................................................. 39
Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty Dệt –
May Hà Nội ............................................................................................................. 43
3.1 Nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở công ty Dệt may Hà Nội. ........................................................................... 43
3.1.1. Những u điểm ................................................................................................ 43
3.1.2 Một số hạn chế cần hoàn thiện ....................................................................... 44
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội ............................................................ 46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_4522.pdf