Tiểu luận Tranh chấp về phân định biên giới thềm lục địa biển bắc giữa ba nước Đức, Đan Mạch, Hà Lan

Sau cùng có vẻ như trong hầu hết các vụ được trích dẫn thì sự phân định có liên quan đều là phân định thềm lục địa nằm giữa 2 quốc gia chứ không phải ở bên sườn các quốc gia gần kề. Tòa án chỉ đơn giản cho rằng chúng không đủ thuyết phục để coi là bằng chứng cho 1 thực tiễn ổn định thể hiện trong những hoàn cảnh mà tòa đang xem xét, theo đó nguyên tắc đường cách đều là 1 nguyên tắc băt buộc của luật tập quán quốc tế, đặc biệt trong trường hợp có liên quan đến sự phân định giữa các quốc gia liền kề

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tranh chấp về phân định biên giới thềm lục địa biển bắc giữa ba nước Đức, Đan Mạch, Hà Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TIỂU LUẬN TRANH CHẤP VỀ PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI THỀM LỤC ĐỊA BIỂN BẮC GIỮA BA NƯỚC ĐỨC, ĐAN MẠCH, HÀ LAN Nhóm thực hiện: PHẠM HIỀN TRANG H33 NGUYỄN HỒNG VÂN H33 LÊ THỊ HẢI NINH H33 NGUYỄN MẠNH CẦM D32 2 I) GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VỤ VIỆC - Vụ thềm lục địa biển bắc là vụ tranh chấp giữa Đức, Hà Lan và Đan Mạch về việc phân chia thềm lục địa biển bắc. Bằng 2 bản hiệp định đặc biệt giữa Hà Lan và Đức và giữa Đức với Đan Mạch các bên đã đưa vụ tranh chấp lên Toà án công lý quốc tế (ICJ). - Các bên yêu cầu Toà đưa ra phán quyết về nguyên tắc phân định thềm lục địa giữa các bên dựa trên cơ sở xem xét 1 phần đường biên giới thềm lục địa giữa Hà Lan_ Đức và giữa Đức _Đan Mạch được xác định trong hai hiệp định giữa Hà Lan và Đức(12/64) và Hiệp định Đức_Đan mạch(6/65). - Hiệp định giữa Hà Lan và Đức quy định 1 phần đường biên giới thềm lục địa giữa hai nước là AB và việc xác định này dựa trên ngtắc đường trung tuyến. - Hiệp định giữa Đan Mạch và Đức quy định 1 phần đường biên giới giữa 2 nước là CD và việc xác định này cũng dựa trên nguyên tắc đường trung tuyến. - Hiệp định giữa Đan Mạch và Hà Lan (31/3/66) cũng xác định đường biên giới thềm lục địa giữa hai nước này là EF và việc xác định này cúng hoàn toàn dựa trên nguyên tắc đường trung tuyến. - Việc xác định đường biên giới thềm lục địa giữa Hà lan và Đan Mạch dựa trên ngtắc đường trung tuyến như làm cho các đường biên giới phân chia thềm lục địa giữa Đức_Đan mạch và đường biên giới giữa Đức và Hà Lan hội tụ ở điểm gần hơn( là điểm F chứ ko phải là điểm E). Việc này làm cho phần thềm lục địa của Đức bị thu hẹp lại. Đức cho rằng phần thềm lục địa mà Đức được hưởng phải là cả tam giác CFA trong khi đó nếu các đường biên giới hội tụ tại điểm gần hơn thì phần thềm lục địa của Đức chỉ là phần đa giác CDFBDA. - Trong khi đó, việc xác định đường biên giới thềm lục địa như trên làm mở rộng phần thềm lục địa của Hà Lan(thêm phần diện tích của tam giác FEB) và tương tự như vậy thì Đan mạch cũng được thêm phần diện tích tam giác FED. - Minh họa ở bản đồ dưới đây: 3 4 5 II) DIỄN BIẾN VỤ VIỆC 1)Trong Special Agreement giữa Đức và Đan Mạch và giức Đức và Hà Lan, các bên thống nhất rằng: - Chúng tôi đề nghị ICJ quyết định những vấn đề sau: những nguyên tắc và quy định nào của luật quốc tế được áp dụng cho việc phân định biên giới giữa các bên của vùng thềm lục địa biển bắc bên ngoài biên giới từng bên được quy định bởi công ước nói trên thông qua 9/6/1965 - Chính phủ Đan Mạch, Đức và Hà Lan sẽ phân định thềm lục địa biển Bắc giữa 3 nước thông qua thỏa thuận theo đúng phán quyết mà ICJ đã đề ra - Các bên sẽ đệ trình văn bản yêu cầu lên tòa theo đúng trình tự sau: Memorial của Đức phải được đệ trình lên tòa trong vòng 6 tháng kể từ ngày các bên tuyên bố Special Agreement, Counter Memorial của Đan Mạch và Hà Lan hải được đệ trình trong vòng 6 tháng kể từ ngày Đức đệ trình bản Memorial lên tòa. Bản trả lời của Đức phải được gửi ngay 6 sau Counter memorial của Đan Mạch và Hà Lan trong khoảng thời gian tòa quy định. Ngoài ra những văn bản bổ sung có thể được đệ trình nếu các bên đề nghị. 2) Trong nghị định thư giữa 3 chính phủ, các bên đã có những quyết định như sau: - Theo điều 31 khoản 5 quy chế ICJ thì Đan Mạch và Hà Lan được coi là 1 bên cùng quyền lợi, và 2 bên cùng chọn 1 thẩm phán ad hoc trong vụ việc này - Theo điều 31 khoản 3 quy chế ICJ Đức cũng đã chọn thẩm phán ad hoc cho mình. - Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào thời gian sau: 23-25/10/1968 28/10-1/11/1968 Ngày 4,5,7,8,11/11/1968 3) Lập luận của Đức Đức cho rằng các quốc gia ven biển có lợi thế về vị trí địa lý luôn mở rộng chủ quyền của mình để khai thác các nguồn tài nguyên cho nên khi các quốc gia có cùng chủ quyền trên một vùng biển thì nguyên tắc phân chia công bằng và xác đáng nên được áp dụng là lẽ dĩ nhiên và là một nguyên tắc cơ bản trong tất cả các hệ thống luật, kể cả luật quốc tế mà không quốc gia nào có thể chối bỏ hiệu lực của nó. Đức chỉ ra rằng có rất nhiều thực tiễn quốc gia từ năm 1945 cho thấy rõ việc áp dụng nguyên tắc đó, một vài ví dụ cụ thể như sau:  28/9/1945, trong tuyên bố của tổng thống Mỹ Truman về thềm lục địa của các quốc gia ven biển có đoạn  19/5/1949, quốc hội Iran đã đệ trình bản dự luật trong đó điều 2 có đoạn  5/6/1949, các quốc gia ven biển kề nhau Barhrein Qatar Kuwait Abu Dhabi… đã tuyên bố phương thức phân định chủ quyền thềm lục địa của các nước đó theo nguyên tắc: 7 Từ năm 1951, các thành viên trong ủy ban luật quốc tế cũng đã bàn luận về vấn đề này và rất nhiều chuyên gia luật nổi tiếng đồng ý với nguyên tắc này, cụ thể như: Năm 1958 trong khi tranh luận về việc soạn thảo công ước luật biển, cũng có rất nhiều quan điểm tương tự:  Đại diện phái đoàn Anh, Kennedy:  Đại diện phái đoàn Ý:  Đại diện phái đoàn Mỹ: Và nguyên tắc này trở thành một học thuyết được các luật gia nghiên cứu cho là thích hợp để trở thành phương pháp nên được sử dụng khi xảy ra tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia ven biển, cụ thể như: 8 Dựa trên các lập luận trên về nguyên tắc này, Đức cho rằng: Trong trường hợp lãnh thổ của một số quốc gia cùng tiếp giáp với một thềm lục địa thì mỗi quốc gia đó phải được phân chia một phần công bằng và xác đáng của thềm lục địa đó, bất kể phương pháp xác định các ranh giới giữa các quốc gia có liên quan như thế nào. *)The equidistance line – đường trung tuyến Art 6 . Where the same continental shelf is adjacent to the territories of two adjacent States, the boundary of the continental shelf shall be determined by agreement between them. In the absence of agreement, and unless another boundary line is justified by special circumstances, the boundary shall be determined by application of the principle of equidistance from the nearest points of the baselines from which the breadth of the territorial sea of each State is measured. Điểu 6 quy định : Trong trường hợp các quốc gia liền kề nhau cùng nằm sát cạnh một thềm lục địa, ranh giới sẽ được xác định dựa trên thoả thuận giữa các quốc gia này; trong trường hợp 9 không có thoả thuận chung, và trừ trong trường hợp đặc biệt, đường biên giới sẽ được áp dụng bằng nguyên tắc đường trung tuyến, từ điểm gần nhất của đường cơ sở, mà theo đó, bề rộng lãnh hải của quốc gia đựơc xác định. Đức cho rằng việc Hà Lan và Đan Mạch phân định thềm lục địa theo nguyên tắc đường trung tuyến theo “Article 6 of the Convention on the Continental Shelf of 29 April 1958, as well as in the Articles 12 and 24 of the Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, and in Article 7 of the Convention in Fishing” là có thể chấp nhận được nhưng với điều kiện là nó phải phân định một cách công bằng và xác đáng. Qua đó có thể thấy rằng việc vẽ và xác định đường trung tuyến không tuân theo một nguyên tắc nhất định nào như việc kẻ thẳng nó như Hà Lan và Đan Mạch thực hiện mà đều dựa trên nguyên tắc phân chia công bằng và xác đáng giữa các bên có chủ quyền. Đồng thời điều 6 công ước thềm lục địa không thể được coi là cấu thành nên một tập quán quốc tế, trong khi còn có nhiều quốc gia cũng đã phản bác nó, như vậy yếu tố thực tiễn quốc gia là không đủ để cấu thành nên tập quán quốc tế theo điều 6 nêu trên. Phương pháp đường trung tuyến theo điều 6 chỉ là một phương pháp phân định, không mang tính ràng buộc các bên bắt buộc áp dụng và điều này trên thực tế đã được chứng minh rằng không có bất kỳ một văn bản pháp lý nào chỉ ra phạm vi áp dụng của điều 6 hay coi đây là phương pháp ưu tiên và bắt buộc áp dụng để phân định thềm lục địa. Hơn nữa theo điều 6 khoản 2, với địa hình đặc biệt của quốc gia ven biển thì điều này chắc chắn cũng không thể được áp dụng. Và bởi nó không đảm bảo được rằng nó là phương pháp thích hợp để phân định và tạo ra một sự phân chia công bằng và xác đáng. *) The Polar sector theory- nguyên tắc hình quạt Nguyên tắc hình quạt được nghị sĩ người Canada Pascal Poirier đưa ra 20/2/1907 phân định chủ quyền của các quốc gia như Anh, Canada, New Zealand, Pháp, Nga, Nauy đồng ý đối với vùng biển Arctic cụ thể như sau: 10 Trong case này, Đức đưa ra giải pháp áp dụng nguyên tắc trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tương tự giữa Đức – Hà Lan – Đan Mạch với các nước trên, cụ thể như sau: 11 Trong trường hợp lãnh thổ của một số quốc gia cùng tiếp giáp với một thềm lục địa thì mỗi quốc gia đó phải được phân chia một phần công bằng và xác đáng của thềm lục địa đó, bất kể phương pháp xác định các ranh giới giữa các quốc gia có liên quan như thế nào. I. Phương pháp phân chia ranh giới thềm lục địa theo đó mỗi điểm trên ranh giới có khoảng cách bằng nhau tới các điểm gần nhất của đường cơ sở mà bề rộng lãnh hải của mỗi quốc gia được tính toán (phương pháp đường trung tuyến) không phải là tập quán luật quốc tế và do đó không thể áp dụng để phân định ranh giới thềm lục địa giữa các bên 12 II. Phương pháp đường trung tuyến không thể sử dụng để phân định thềm lục địa trừ khi phương pháp đó đã được công nhận theo thỏa thuận hoặc xét xử trước rằng phương pháp này sẽ đạt được mục tiêu phân chia thềm lục địa một cách công bằng và xác đáng giữa các quốc gia có liên quan. Đại diện của CHLB Đức tại phiên tòa 5/11/1968 mong quý tòa công nhận và tuyên bố: 1. Sự phân định thềm lục địa Biển Bắc giữa các bên được điều chỉnh bởi quy tắc cho phép mỗi quốc gia có bờ biển sẽ được phân chia một cách công bằng và xác đáng. 2.(a) Phương pháp phân chia ranh giới thềm lục địa theo đó mỗi điểm trên ranh giới có khoảng cách bằng nhau tới các điểm gần nhất của đường cơ sở mà bề rộng lãnh hải của mỗi quốc gia được tính toán (phương pháp đường trung tuyến) không phải là tập quán luật quốc tế. (b) Quy định tại câu thứ 2 đoạn 2 điều 6 của Công ước thềm lục địa, quy định rằng khi không có sự nhất trí, và trừ phi một ranh giới có địa hình đặc biệt, ranh giới đó sẽ được xác định theo nguyên tắc đường trung tuyến chưa trở thành tập quán luật quốc tế. (c) Ngay cả khi quy định tại (b) có thể được áp dụng giữa các bên, các địa hình đặc biệt theo nghĩa của quy định này sẽ loại trừ khả năng áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong trường hợp này 3. (a) Phương pháp đường trung tuyến không thể sử dụng để phân định thềm lục địa trừ khi phương pháp đó đã được công nhận qua thỏa thuận, án lệ rằng phương pháp này sẽ đạt được mục tiêu phân chia thềm lục địa một cách công bằng và xác đáng giữa các quốc gia có liên quan. (b) Về việc phân định thềm lục địa Biển Bắc giữa các bên, Vương quốc Đan Mạch và Vương quốc Hà Lan không thể dựa vào việc áp dụng phương pháp đường trung tuyến, vì nó không mang lại kết quả phân chia công bằng. 4. Do đó, việc phân định thềm lục địa Biển Bắc giữa các bên là một vấn đề cần phải được giải quyết bằng thỏa thuận. Thỏa thuận này phải phân chia phần thềm lục địa cho các bên một cách công bằng và xác đáng dựa trên những yếu tố có liên quan đến hoàn cảnh địa lý của biển Bắc 4) Lập luận của Đan Mạch và Hà Lan 13 - Đức chịu sự ràng buộc của công ước Geneve 1958, và điều 6 của công ước này Điều 6 của GC quy định mọi thành viên công ước phải tuân thủ theo ngtắc đường trung tuyến để phân chia thềm lục địa giữa các bên trừ các TH đặc biệt (special circumstance) - Trường hợp bờ biển của Đức không thể là một trường hợp đặc biệt - Ngay cả khi không chịu sự ràng buộc về GC 1958, Đức vẫn phải tuân theo nguyên tắc đường trung bình do đây là một nguyên tắc của luật tập quán. Counter-memorial của Hà Lan mong tòa công nhận và tuyên bố: 1. Việc phân định giữa các bên về các vùng kể trên của thềm lục địa trong biển bắc đc điều chỉnh bởi các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế đc nêu ở điều 6 khoản 2 của công ước Giơnevơ về thềm lục địa năm 1958. 2. Giữa các bên đang tranh chấp, biên giới giữa các nước đc phân định bằng việc áp dụng nguyên tắc cách đều từ những điểm gần nhất của các đường cơ sở từ chiều rộng của lãnh hải của mỗi nước đc xác định, trừ phi các đường biên giới khác đc thừa nhận trong các trường hợp đặc biệt. 3. Các trường hợp đặc biệt thừa nhận đường biên giới khác ko đc thiết lập, biên giới giữa các bên đc phân định bằng cách áp dụng nguyên tắc cách đều đc nêu trong đơn đệ trình trước đó. Đại diện chính phủ Đan Mạch và Hà Lan, trong bản tuyên bố chung mong tòa công nhận và tuyên bố: 4. Nếu các nguyên tắc và qui phạm của luật quốc tế được đề cập trong bản đệ trình 1 của Counter-memorial tương ứng ko được áp dụng giữa các bên, biên giới sẽ được phân định giữa các bên trên cơ sở các quyền riêng của mỗi bên về thềm lục địa gần kề với bờ biển mỗi nước và nguyên tắc là đường biên giới giữ lại cho mỗi nước các điểm của thềm lục địa mà nằm gần bờ biển của nước đó hơn là bờ biển của nước khác. Đại diện chính phủ Đan Mạch, tại phiên tòa 11/11/1968 Cố vấn chính quyền Đan Mạch tuyên bố rằng họ xác nhận các bản đệ trình đã đc thể hiện trong bản ghi nhớ (Counter memorial) và trong bản kháng cáo chung và rằng những bản đệ trình đó là đồng nhất với những bản của chính quyền Hà Lan. Đại diện chính phủ Hà Lan tại phiên tòa 11/11/1968 14 Quan tâm đến việc phân định giữa CHLB Đức Vương quốc Hà Lan về các đường ranh giới của các vùng thuộc thềm lục địa trong biển bắc thuộc về mỗi nước nằm bên ngoài phần biên giới đc phân định bởi Thoả ước 1/12/1964. Mong tòa công nhận và tuyên bố: 1. Hai special agreement liên quan đã được kí kết giữa CHLB Đức và Vương Quốc Đan Mạch; giữa CHLB Đức và Vương quốc Hà Lan, các bên đã đề trình lên toà án những sự khác biệt chính liên quan đến “phân định vùng thềm lục địa biển Bắc giữa các bên” với trường hợp đặc biệt các vùng đó, tình hình của những vùng tiếp giáp bờ biển, mà đã có những thoả thuận đặc biệt phân định thềm lục địa giữa CHLB Đức và Đan Mạch 9/6/1965; CHLB Đức và Hà Lan 1/12/1964. 2. theo sự phân định thềm lục địa vùng nằm ngoài và tới hướng biển bị ảnh hưởng đó bởi các đường giới hạn do dó đã được thiết lập. Các bên không đề nghị toà hoạch định các đường biên giới tương lai này mà yêu cầu toà án chỉ ra những qui tắc và qui phạm nào của Luật quốc tế sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Các bên sẽ tự hoạch định trên cơ sở phán quyết của Toà. V) PHÁN QUYẾT CỦA TÒA Phán quyết của tòa được thông qua với 16 phiếu thuận và 6 phiến trống với nội dung chủ yếu như sau: 1. Học thuyết “phân chia theo tỉ lệ đường bờ biển” là không hợp lý. 2. Công ước Geneve 1958 không có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cộng hòa liên bang Đức 3. Quy tắc đường trung tuyến không phải là nguyên tắc sẵn có trong hệ thống học thuyết cơ bản về thềm lục địa 4. Nguyên tắc đường trung tuyến không phải là nguyên tắc của luật tập quán quốc tế. 5. Cách giải quyết của tòa, các nguyên tắc nên được áp dụng Để trả lời cho câu hỏi mà cô đặt ra : Những điều kiện để 1 thực tiễn trỏ thành 1 tập quán. Nhóm sẽ đi vào phân tích phán quyết thứ 4 của tòa. Theo báo cáo ngày 20/2/1969 ICJ: 73) Đối với những nhân tố khác thường được xem là cần thiết trước khi cân nhắc 1 quy định quy ước để trở hành quy phạm chung của luật quốc tế, có thể thậm chí không cần phải trải qua 15 khoảng thời gian nào đáng kể, mà chỉ cần sự đại diện tham gia công ước rộng khắp là đủ, với điều kiện phải bao gồm cả sự tham gia của những quốc gia có lợi ích đặc biệt bị tác động. 74) Về nhân tố thời gian, tòa ghi nhận đã trên 10 năm trôi qua kể từ khi công ước được kí kết và không dưới 5 năm kể từ khi công ước có hiệu lực 6/1964, đã gần 3 năm vụ này được xét xử và gần 1 năm kể từ khi những cuộc đàm phán phân định thềm lục địa giữa Đức, Đan Mạch và Hà Lan thất bại hoàn toàn trên vấn đề áp dụng nguyên tắc đường cách đều. Mặc dù khoảng thời gian ngắn không nhất thiết và bản thân nó cũng không phải là vật cản cho sự hình thành một quy phạm mới của luật tập quán quốc tế trên cơ sở bắt nguồn từ 1 quy phạm hoàn toàn quy ước, nhưng 1 điều kiện không thể thiếu là trong khoảng thời gian này, tuy ngắn ngủi, thì thực tiễn quốc gia bao gồm cả thực tiễn của những nước có lợi ích đặc biệt bị ảnh hưởng, nên rộng rãi và nhất quán hết mức có thể với điều khoản viện dẫn, và ngoài ra nên diễn ra theo cách thể hiện sự công nhận chung liên quan tới 1 quy phạm của luật hoặc nghĩa vụ pháp lý. 75)Tòa phải xem xét liệu ngoài công ước Giơnevo về thềm lục đia năm 1958 thì thực tiễn quốc gia trong việc phân định thềm lục địa có thỏa mãn yêu cầu này không 77) Điều mấu chốt cần phải nhấn mạnh là ngay khi 1 số ví dụ về hoạt động của các quốc gia không phải thành viên công ước nhiều hơn cả trong thực tế, thì chúng cũng không đủ để tạo thành opinio juris. Vì để có kết quả như vậy cần phải đạt được 2 điều kiện: không chỉ cần đủ hành động để có 1 thực tiễn ổn định, mà những hành động ấy còn phải được tiến hành như 1 bằng chứng của 1 niềm tin rằng hành động ấy là nghĩa vụ bắt buộc theo yêu cầu của 1 quy phạm pháp luật đang tồn tại. Sự cần thiết phải có niềm tin ấy, nghĩa là sự tồn tại của 1 nhân tố chủ quan được ngụ ý trong khái niệm opinio juris sive necessitatis. Vì vậy các quốc gia liên quan phải cảm thấy họ đang tuân thủ điều tạo nên 1 nghĩa vụ pháp lý. Bản thân tính thường xuyên hoặc thậm chí thói quen của các hành động thôi vẫn chưa đủ. Tòa cho rằng trong số các cases Hà Lan và Đan Mạch đưa ra, việc áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến trong các trường hợp này ở những điều kiện khác với trường hợp toà đang xem xét, do đó, nó không thể là chứng cớ quan trọng cho việc áp dụng một nguyên tắc nhất quán và rộng rãi.Mặt khác, tòa cũng lập luận, mặc dù có thực tiễn thực hiện quy tắc đường trung tuyến trong phân chia thềm lục địa, nhưng không có bằng chứng chứng minh các nước đó khi thực hiện hành động cho rằng họ cảm thấy họ thực hiện dựa trên sự cho rằng đó là luật. 16 79) Sau cùng có vẻ như trong hầu hết các vụ được trích dẫn thì sự phân định có liên quan đều là phân định thềm lục địa nằm giữa 2 quốc gia chứ không phải ở bên sườn các quốc gia gần kề. Tòa án chỉ đơn giản cho rằng chúng không đủ thuyết phục để coi là bằng chứng cho 1 thực tiễn ổn định thể hiện trong những hoàn cảnh mà tòa đang xem xét, theo đó nguyên tắc đường cách đều là 1 nguyên tắc băt buộc của luật tập quán quốc tế, đặc biệt trong trường hợp có liên quan đến sự phân định giữa các quốc gia liền kề 81) Vì vật tòa kết luận rằng nếu công ước Giơnevơ không tuyên bố ngyên tắc đường cách đều là nguyên tắc bắt buộc để phân định thềm lục địa giữa các quốc gia liền kề trong luật tập quán quốc tế thì công ước đó không có hiệu quả pháp lý hình thành 1 quy phạm như vậy, cũng như thực tiễn quốc gia cho đến nay chưa đủ để có kết luận 83) Vì vậy các bên quốc gia không có nghĩa vụ phải áp dụng cả công ước 1958 vốn không đối lập với luật của cộng hòa liên bang lẫn biện pháp phân định lấy đường trung tuyến làm mốc như là 1 quy phạm bắt buộc của luật tập quán. Nói tóm lại, thực tiễn chung của các quốc gia nên được công nhận là có bằng chúng prima facie có thể chấp nhận là luật. Dĩ nhiên bằng chứng này còn phải được bàn luận thậm chí kiểm tra chính bản thân thực tiễn ấy, nếu nó chứng to sự không chắc chắn và mâu thuẫn. Ngoài ra có thể có tranh cãi về việc kiểm tra opinio juris đối với các quốc gia đang được nói đến hay chỉ các bên của 1 vụ nào đó mà thôi VI) KẾT LUẬN Tập quán quốc tế được tạo nên bởi thực tiễn quốc gia. Xét về mặt số lượng của thực tiễn cần thiết để tạo nên 1 quy phạm tập quán thì số lượng các quốc gia tham gia hoạt động thực tiễn quan trọng hơn hậu quả hoặc thời lượng của các hoạt động thực tiễn đó. Tình trạng không thống nhất phổ biến trong thực tiễn quốc gia sẽ ngăn cản hình thành một quy phạm tập quán. Một quốc gia sẽ không bi ràng buộc bởi một quy phạm tập quán nếu quốc gia đó liên tục phản đối quy phạm ấy ngay từ khi bắt đầu hình thành. 17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_hoan_chinh_mon_nguon_0963.pdf