Tiểu luận Triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ở Việt Nam

MỤC LỤC I. Tổng quan về Thương mại điện tử 3 1. Khái niệm chung về thương mại điện tử 3 1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet 3 1.2. Khái niệm về Thương mại điện tử . 4 1.3. Quá trình phát triển của Thương mại điện tử 5 2. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 6 2.1. Lợi ích . 6 2.1.1. Đối với tổ chức . 6 2.1.2. Đối với người tiêu dùng . 7 2.1.3. Đối với xã hội 8 . 2.2. Hạn chế 8 II. Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp 9 1. Mức độ triển khai ứng dụng Thương mại điện tử . 9 1.1. Nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử . 9 1.2. Ứng dụng Thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp . 10 1.3. Tham gia sàn giao dịch Thương mại điện tử . 12 1.4. Xây dựng website 13 1.5. Dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử . 17 2. Một số lĩnh vực ứng dụng Thương mại điện tử nổi bật 19 2.1. Ứng dụng Thương mại điện tử trong du lịch 19 2.2. Ứng dụng Thương mại điện tử trong chứng khoán 20 2.3. Ứng dụng Thương mại điện tử trong bán lẻ 22 III. Các biện pháp phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam . 25 1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách 25 2. Phát triển hạ tầng CNTT, viễn thông . 26 3. Xây dựng hạ tầng kiến thức và chính sách về nhân lực 27 4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử 27 5. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử . 28 Tài liệu tham khảo . 29 I. Tổng quan về Thương mại điện tử: 1.Khái niệm chung về thương mại điện tử 1.1.Sự ra đời và phát triển của Internet Internet làmạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu : 1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công. 1965: Mạng gửi các dữ liệu đó được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại 1967: Lawrence G Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet (Advanced Research Project Agency Network) tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin - packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng máy tính được kết nối với nhau 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson) 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu loại chính; - .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục - .gov (government) thuộc chính phủ - .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự - .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại - .org (organization) cho các tổ chức - .net (network resources) cho các mạng 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đich thương mại 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành cụng cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới. World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWWchính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ . thông qua Internet Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997 . Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử. Năm 2003, thương mại điện tử chính thức được giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam.

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ MÔN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ & TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Đinh Hoàng Minh Sinh viên thực hiện: Nhóm 23: Bad Boyz Group 06. Lê Hùng Cường 11. Vũ Quỳnh Giao 17. Đặng Trung Kiên 18. Nguyễn Tùng Lâm 31. Hoàng Thị Ngọc Quỳnh 32. Lê Huy Quyết 35. Vũ Văn Thiên Lớp: Anh 2 KDQT QTKD K44A Hà Nội, tháng 9 năm 2008 MỤC LỤC I. Tổng quan về Thương mại điện tử 3 1. Khái niệm chung về thương mại điện tử 3 1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet 3 1.2. Khái niệm về Thương mại điện tử 4 1.3. Quá trình phát triển của Thương mại điện tử 5 2. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 6 2.1. Lợi ích 6 2.1.1. Đối với tổ chức 6 2.1.2. Đối với người tiêu dùng 7 2.1.3. Đối với xã hội 8 2.2. Hạn chế 8 II. Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp 9 1. Mức độ triển khai ứng dụng Thương mại điện tử 9 1.1. Nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử 9 1.2. Ứng dụng Thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp 10 1.3. Tham gia sàn giao dịch Thương mại điện tử 12 1.4. Xây dựng website 13 1.5. Dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử 17 2. Một số lĩnh vực ứng dụng Thương mại điện tử nổi bật 19 2.1. Ứng dụng Thương mại điện tử trong du lịch 19 2.2. Ứng dụng Thương mại điện tử trong chứng khoán 20 2.3. Ứng dụng Thương mại điện tử trong bán lẻ 22 III. Các biện pháp phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam 25 1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách 25 2. Phát triển hạ tầng CNTT, viễn thông 26 3. Xây dựng hạ tầng kiến thức và chính sách về nhân lực 27 4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử 27 5. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử 28 Tài liệu tham khảo 29 I. Tổng quan về Thương mại điện tử: Khái niệm chung về thương mại điện tử Sự ra đời và phát triển của Internet Internet là mạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu : 1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công. 1965: Mạng gửi các dữ liệu đó được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại 1967: Lawrence G Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet (Advanced Research Project Agency Network) tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin - packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng máy tính được kết nối với nhau 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson) 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu loại chính; - .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục - .gov (government) thuộc chính phủ - .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự - .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại - .org (organization) cho các tổ chức - .net (network resources) cho các mạng 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đich thương mại 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành cụng cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới. World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWW chính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ... thông qua Internet Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997... Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử. Năm 2003, thương mại điện tử chính thức được giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam. Khái niệm về thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng... khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình phát triển của thương mại điện tử Thương mại điện tử phát triển qua 5 giai đoạn chủ yếu, thể hiện qua sơ đồ sau: (Nguồn: UNCTAD, E-commerce development 2003) - Giai đoạn 1: Thông tin Sử dụng máy tính, e-mail, khai thác thông tin trên Web Giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp bằng e-mail - Giai đoạn 2: Hiện diện qua Website Đăng ký vào các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử Dịch vụ sau bán, hỗ trợ khách hàng thông qua website và Internet - Giai đoạn 3: Mạng nội bộ Ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp về tài chính, nhân sự Chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp - Giai đoạn 4: Tự động hóa giao dịch Tự động hóa các giao dịch thương mại điện tử: nhận và xử lý đơn hàng Thanh toán điện tử - Giai đoạn 5: Mạng Extranet – Thương mại điện tử tích hợp cấp độ cao Liên kết hệ thống thông tin của doanh nghiệp với đối tác Triển khai các hệ thống thông tin tổng thể như ERP, SCM, CRM Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử Lợi ích Lợi ích đối với tổ chức - Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. - Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. - Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho. - Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. - Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp. - Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. - Giảm chi phí thông tin liên lạc: - Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%) - Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. - Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. - Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet. - Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. Lợi ích đối với người tiêu dùng - Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới - Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn - Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất - Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet - Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) - Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. - Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. - “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng - Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng Lợi ích đối với xã hội - Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn - Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống - Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng. - Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình Hạn chế Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại. Hạn chế về kỹ thuật Hạn chế về thương mại Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong Thương mại điện tử Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi) Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com II. Tình hình triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ở Việt Nam. Mức độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử 1.1. Nguồn nhân lực cho TMĐT Theo số liệu điều tra, 39% doanh nghiệp cho biết có bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, với mức trung bình là 2,7 người trong một doanh nghiệp, gần gấp đôi con số 1,5 người của năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử không chuyển biến nhiều trong 3 năm gần đây, cho thấy việc tăng số cán bộ trung bình trên một đơn vị là kết quả của sự tăng cường đầu tư trong những doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử từ những năm trước. Việc gia tăng nguồn lực này là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã bắt đầu đánh giá được hiệu quả mà thương mại điện tử đem lại. Phân tích sâu hơn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khảo sát, có thể thấy việc bố trí nhân sự chuyên trách cho thương mại điện tử thường gắn liền với một số ứng dụng cụ thể và là hướng đi của những doanh nghiệp đã có chiến lược triển khai thương mại điện tử rõ ràng. Trong số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT, 58,9% đã xây dựng website, gấp hơn hai lần tỷ lệ website trong những doanh nghiệp chưa bố trí cán bộ chuyên trách (25,3%). Tương tự, 18,1% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT đã tham gia sàn giao dịch, so với 6,3% doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách triển khai được hoạt động này. 1.2. Ứng dụng TMĐT trong quản trị doanh nghiệp Kết quả khảo sát qua các năm cho thấy ứng dụng TMĐT trong công tác quản trị doanh nghiệp đang dần đi vào chiều sâu, khi các phần mềm tác nghiệp được sử dụng trở nên ngày càng đa dạng. Bên cạnh phần mềm tài chính kế toán vẫn tiếp tục duy trì vị trí là phần mềm thông dụng nhất (với gần 80% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã triển khai), các phần mềm quản lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, v.v... cũng trở nên ngày càng phổ biến với tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng tăng đều qua các năm. Các con số thống kê cụ thể cho thấy phần mềm quản lý nhân sự, quản lý hệ thống cung ứng (SCM) và lập kế hoạch nguồn lực (ERP) là những ứng dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 3 năm qua. Đặc biệt, các giải pháp SCM và ERP đang được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu đưa vào triển khai, cho thấy những ứng dụng tích hợp với độ phức tạp cao đang dần trở nên phổ biến, mặc dù tỷ lệ ứng dụng vẫn chưa bằng các phần mềm phổ thông khác. Một dấu hiệu đáng mừng nữa về mức độ tin học hóa trong công tác quản trị doanh nghiệp là số đơn vị không triển khai phần mềm ứng dụng nào đã giảm từ tỷ lệ 8,8% vào năm 2006 xuống còn 4,5% vào năm 2007. Những thống kê này đã minh chứng cho nhận định của Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2005 “Trong vòng 1-2 năm tới, khi lợi ích của các phần mềm tác nghiệp đối với bài toán quản lý đã được doanh nghiệp nhận thức rõ, khi các phần mềm quản trị doanh nghiệp trở nên thông dụng và phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam, sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai những sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp từ nguồn chính thống”. Việc ứng dụng các giải pháp CNTT và TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ trong nội bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường trong tương lai. 1.3. Tham giao sàn giao dịch thương mại điện tử Trong bối cảnh nguồn nhân lực thương mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính còn khiêm tốn, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace) là một giải pháp mang tính chiến lược và đem lại hiệu quả cao. Theo kết quả điều tra, 10,2% doanh nghiệp đã tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, so với tỷ lệ 7,9% của năm 2006. Trong số những doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, 63% đã ký được hợp đồng với con số trung bình là 19 hợp đồng trong năm 2007. Giao dịch có thể ở quy mô nhỏ, theo hình thức bán lẻ đến người dùng cuối (giao dịch thấp nhất trên sàn giao dịch đạt 300.000 đồng) hoặc những hợp đồng xuất khẩu với giá trị lên tới chục tỷ đồng (hợp đồng có giá trị lớn nhất ký được qua sàn giao dịch là 9,6 tỷ đồng). So sánh các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp thuộc ngành du lịch, dệt may - da giày và dịch vụ CNTT - TMĐT có mức độ tham gia sàn giao dịch tích cực nhất. Các doanh nghiệp dệt may, da giày chiếm 8,1% số doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch trong khi chỉ chiếm 5,8% tổng mẫu điều tra. Tương tự, tỷ lệ các doanh nghiệp CNTT - TMĐT và du lịch trong tổng số doanh nghiệp đã tham gia sàn lần lượt là 14,1% và 6,1%, cao hơn nhiều so với tương quan của hai nhóm ngành này trong mẫu điều tra nói chung Kết quả khảo sát cũng cho thấy 59,2% doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Điều này minh chứng mối quan hệ giữa việc bố trí nguồn nhân lực và hiệu quả triển khai thương mại điện tử. Doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT sẽ lựa chọn các phương thức ứng dụng thương mại điện tử bài bản và hiệu quả hơn những doanh nghiệp chưa bố trí được nhân sự cho hoạt động này. Xây dựng website Số lượng và chất lượng các website kinh doanh là một trong những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để trao đổi dữ liệu điện tử còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử theo cả hình thức B2B và B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó. Trong tổng số 1737 doanh nghiệp được khảo sát, 38,1% đã có website và 11,8% cho biết sẽ tiến hành xây dựng website vào năm tới. So với kết quả điều tra của những năm trước, có thể thấy tỷ lệ website doanh nghiệp phát triển tương đối ổn định và tốc độ tăng trưởng 2 năm gần đây là rất khả quan. So sánh tỷ lệ website doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, kết quả cho thấy lĩnh vực tài chính ngân hàng, du lịch, dịch vụ CNTT - TMĐT, tư vấn, bất động sản là những lĩnh vực ứng dụng website mạnh nhất. 89% số đơn vị tài chính – ngân hàng được khảo sát đã thiết lập website, 65% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng đã có website. Cùng với dịch vụ CNTT - TMĐT và tư vấn, bất động sản, những nhóm ngành có tỷ lệ cao doanh nghiệp thiết lập website này đều thuộc lĩnh vực dịch vụ. Mức độ ứng dụng TMĐT có phần trội hơn đó đã phản ánh đúng đặc thù của ngành dịch vụ, là ngành có đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin cũng như khả năng tương tác giữa khách hàng với nhà cung cấp. Theo kết quả khảo sát hàng năm của Bộ Công Thương từ năm 2004 đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ luôn tỏ ra năng động hơn doanh nghiệp sản xuất trong việc khai thác các ứng dụng về Internet, đặc biệt là những ứng dụng liên quan đến website. Phân tích sâu hơn kết quả khảo sát của những doanh nghiệp đã thiết lập website, số website có tên miền .vn chiếm khoảng 41,8%. So với tỷ lệ 32,7% vào năm 2004, mức tăng gần 10% này cho thấy xu hướng website tên miền Việt Nam đang dần chiếm ưu thế so với tên miền quốc tế trong cơ cấu tên miền website của doanh nghiệp. Xét về đặc điểm và tính năng, trong năm 2007 chất lượng của các website doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ so với năm 2006. Trước hết là tính năng giao dịch thương mại điện tử được cải thiện. Gần 36,7% website đã cho phép tương tác đặt hàng, so với con số 27,4% của năm 2006. Tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến cũng tăng đáng kể, từ 3,2% lên 4,8%. Dịch vụ siêu thị điện tử vẫn được nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng các mặt hàng kinh doanh chuyên biệt đã bắt đầu chiếm ưu thế, phổ biến nhất hiện nay là thiết bị điện tử viễn thông và hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhóm hàng nông lâm thủy sản và cơ khí máy móc cũng đang vươn lên vị trí hàng đầu với tần suất có mặt ngày càng tăng trên các kênh tiếp thị trực tuyến. Trong lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ phổ biến trên website doanh nghiệp mấy năm gần đây đều là các sản phẩm du lịch; điều này phù hợp với mức độ hội nhập quốc tế cao và tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành du lịch trong giai đoạn này. Về phương thức giao dịch, mô hình giao dịch B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng không thay đổi qua hai năm, thì tỷ lệ website hướng tới khách hàng là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tăng từ 76,4% năm 2006 lên đến 84,8% năm 2007. Thống kê này cho thấy hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Về phương thức quản lý, các website thương mại điện tử ngày càng được vận hành một cách chuyên nghiệp hơn. 24,4% doanh nghiệp có website cho biết đã đăng ký với một công cụ tìm kiếm để tăng cường khả năng cũng như tần suất người dùng Internet truy cập vào website của mình. Với tỷ lệ tương đối cao đã có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử (tỷ lệ đơn vị có cán bộ chuyên trách về TMĐT trong nhóm doanh nghiệp đã xây dựng website là 52%, gấp rưỡi tỷ lệ chung 38% khi tính trên toàn bộ đối tượng điều tra), các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện phát triển website theo chiều sâu. Số liệu điều tra năm 2007 cho thấy 64,5% doanh nghiệp có website đã tiến hành cập nhật thông tin trên website hàng ngày, 12,7% cập nhật hàng tuần và chỉ có 16,2% để website của mình ở trạng thái “tĩnh” (thỉnh thoảng mới cập nhật thông tin). So với kết quả điều tra của năm 2005, khi chưa đến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày và có đến hơn một nửa doanh nghiệp cho biết chỉ cập nhật thông tin trên website một tháng một lần hoặc ít hơn, kết quả khảo sát năm nay cho thấy một bước tiến vượt bậc cả về nhận thức cũng như phương pháp triển khai ứng dụng TMĐT. Doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng mức hơn vai trò của website như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, từ đó đầu tư thỏa đáng hơn cả về nguồn lực cũng như thời gian để nâng cao hiệu quả hoạt động cho ứng dụng thương mại điện tử này. Dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử Một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của ứng dụng thương mại điện tử trên quy mô rộng là các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, vận tải giao nhận, v.v... Việc chuyên môn hóa từng khâu của quy trình giao dịch sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực cho các bên tham gia, đồng thời nâng cao hiệu quả của toàn bộ quy trình. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, thương mại điện tử chỉ có thể phát triển nhanh và mạnh trên nền tảng các dịch vụ hỗ trợ được tổ chức tốt, có tính chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên đây hiện vẫn là một trong các điểm yếu của môi trường thương mại điện tử Việt Nam. Trong các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, dịch vụ giao nhận có vai trò quan trọng, nhất là đối với giao dịch B2C và C2C. Kết quả điều tra cho thấy các phương thức giao hàng chưa thay đổi nhiều trong hai năm qua. Đa phần doanh nghiệp vẫn lựa chọn phương thức “người mua đến nhận hàng tại các điểm đại lý” (trên 40% đối tượng khảo sát chọn phương thức này), hoặc sử dụng đội ngũ nhân viên của chính doanh nghiệp để giao hàng (tỷ lệ trên 50%). Đây là hai phương thức giao nhận khá thủ công, không tận dụng được ưu thế của thương mại điện tử là xoá bỏ các ranh giới địa lý cũng như tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp. Những phương thức này chỉ có thể là giải pháp tạm thời ở giai đoạn phát triển ban đầu của thương mại điện tử, và xu thế tất yếu sẽ phải giảm dần vai trò khi các ứng dụng thương mại điện tử tiến đến mức độ chuyên nghiệp hơn. Với các đơn đặt hàng điện tử, tuỳ theo loại hình hàng hoá mà doanh nghiệp có thể giao hàng trực tuyến, lấy hàng từ đại lý, sử dụng dịch vụ giao nhận hoặc chuyển hàng qua bưu điện. Việc sử dụng đội ngũ giao hàng của doanh nghiệp chỉ phù hợp với những đơn hàng trong phạm vi lân cận công ty, trong khi Việt Nam vẫn chưa phát triển dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp, do đó đối với những đơn hàng từ xa doanh nghiệp thường phải sử dụng dịch vụ bưu điện để giao hàng cho khách. Theo kết quả điều tra hai năm 2006 và 2007, phương thức chuyển hàng qua bưu điện chiếm một tỷ lệ khá ổn định: khoảng 17-18% trong tổng số giao dịch của doanh nghiệp. Tỷ lệ giao hàng trực tuyến tăng từ 8,7% năm 2006 lên mức 12,3% vào năm 2007, cho thấy các sản phẩm số hoá đang ngày càng chiếm ưu thế trong môi trường giao dịch thương mại điện tử. Thanh toán điện tử là một trong những nét khởi sắc của thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 với sự ra đời và phát triển của hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian nhất định để những dịch vụ này có thể thâm nhập vào thực tiễn kinh doanh và phát huy tác dụng đối với hoạt động của từng doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy các phương thức thanh toán ứng dụng trong doanh nghiệp đang từng bước chuyển biến theo hướng hiện đại hóa, mặc dù chưa có sự phát triển đột phá nào trong năm qua. Phương thức thanh toán tiền mặt khi giao hàng đang giảm dần vai trò, với tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng giảm từ 75% trong năm 2006 xuống 67% vào năm 2007. Tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thanh toán trực tuyến tăng từ 3% lên 4%, tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới và so với yêu cầu thanh toán của thương mại điện tử. Để giao dịch B2C có thể thực sự đi vào cuộc sống, các tiện ích thanh toán trực tuyến cần được sớm hoàn thiện và đưa vào ứng dụng đại trà trên các website doanh nghiệp trong tương lai gần. Một số lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử nổi bật 2.1. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ tương tác giữa khách hàng với nhà cung cấp rất thích hợp cho môi trường thương mại điện tử. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường dịch vụ tại Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mạng. So sánh với doanh nghiệp ở các ngành dịch vụ khác, doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực du lịch tỏ ra năng động hơn cả trong việc khai thác ứng dụng thương mại điện tử. Hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm của mình. Các tiện ích trên website được cung cấp ở nhiều cấp độ khác nhau. Một số trang web cho phép khách du lịch đặt vé, đưa ra yêu cầu về lộ trình, thỏa thuận giá cả, lựa chọn khách sạn và thụ hưởng một số dịch vụ giá trị gia tăng. Nhiều website đã chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng. Năm 2007 đánh dấu mốc phát triển mới của ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch, với sự triển khai đồng loạt dịch vụ vé máy bay điện tử tại hai hãng hàng không lớn nhất Việt Nam là Vietnam Airlines và Pacific Airlines. Khi hệ thống bán vé điện tử được đưa vào vận hành đại trà, các công ty du lịch sẽ có thể dễ dàng tích hợp việc đặt vé máy bay cho khách vào gói dịch vụ cung cấp trên website của mình. Một quy trình đặt tour hoàn chỉnh từ tìm hiểu thông tin, chọn tuyến, mua vé, đặt phòng khách sạn, trả tiền dịch vụ giờ đây đã có thể tiến hành trực tuyến. Cùng với việc phát triển các website dịch vụ lữ hành, nhiều khách sạn và nhà hàng cũng xây dựng cho mình website riêng nhằm quảng bá hình ảnh và nhận đặt phòng, đặt tiệc. Hầu như tất cả khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 sao trở lên ở Việt Nam hiện đều có trang web, và nhiều khách sạn nhỏ cũng bắt đầu xây dựng website riêng của mình. Ngoài ra, nhiều “cổng thông tin khách sạn” nơi cung cấp thông tin tổng hợp về các khách sạn tại Việt Nam và cho phép khách hàng chọn lựa, đặt phòng trực tuyến cũng đã được triển khai rất thành công. Bên cạnh đó, việc các khách sạn Việt Nam có mặt ở hầu hết những website lớn của thế giới về dịch vụ liên kết đặt phòng (như Travelocity, YahooTravel, AsiaRooms, Tripadvisor, v.v...) cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã khá nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội để khai thác công cụ tiếp thị trực tuyến hiệu quả này. 2.2. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng thành viên tham gia thị trường và các dịch vụ được cung cấp. Đặc thù của hoạt động giao dịch chứng khoán là dựa trên thông tin, do đó chất lượng cũng như tính kịp thời của thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của mỗi giao dịch, đồng thời ứng dụng CNTT đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tham gia thị trường. Vì vậy, mặc dù là lĩnh vực dịch vụ còn khá non trẻ tại Việt nam, nhưng có thể nói chứng khoán đang là một trong những lĩnh vực ứng dụng CNTT và TMĐT mạnh nhất hiện nay. Bên cạnh ứng dụng CNTT trong nội bộ mỗi tổ chức nhằm đảm bảo sự liên kết cũng như vận hành thông suốt của toàn bộ thị trường, ứng dụng thương mại điện tử là công cụ chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Ứng dụng này có thể được triển khai ở nhiều cấp độ, từ mức đơn giản như dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến về thị trường cho đến mức phức tạp hơn như đặt lệnh giao dịch trực tuyến. Hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay đều đã triển khai ít nhất một loại hình giao dịch điện tử trong gói dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư. Với sự nở rộ của các công ty chứng khoán trong năm 2007, mức độ cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng trở nên gay gắt. Ứng dụng thương mại điện tử để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng và tiện lợi nhất đang là lựa chọn chiến lược của nhiều công ty nhằm tạo chỗ đứng cho mình trong cuộc cạnh tranh này. Việc triển khai thương mại điện tử được các đơn vị tiến hành một cách khá chuyên nghiệp nhằm đảm bảo cả độ chặt chẽ về tính pháp lý cũng như sự an toàn về mặt kỹ thuật cho giao dịch. Rất nhiều website đã công bố hợp đồng sử dụng dịch vụ với những điều khoản hoàn chỉnh và hướng dẫn chi tiết để nhà đầu tư có thể dễ dàng làm quen với giao dịch trực tuyến. Các biện pháp bảo mật và xác thực thông tin như mã hóa dữ liệu, mật khẩu kép, chữ ký số, v.v... được các công ty vận dụng khá đa dạng để đảm bảo độ tin cậy cho giao dịch. Theo khảo sát của Vụ Thương mại điện tử vào cuối tháng 12/2007 với 69 công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường, 56 công ty (chiếm tỷ lệ 81%) đã thiết lập website, trong số đó 22 website cung cấp tiện ích truy vấn thông tin tài khoản và 8 website cho phép khách hàng đặt lệnh giao dịch trực tuyến. Có 21 công ty (chiếm tỷ lệ 30,4%) cung cấp dịch vụ qua các phương tiện điện tử khác như điện thoại, thiết bị di động cầm tay, email, v.v... Từ kết quả khảo sát, có thể thấy những công ty chưa xây dựng website đa phần là công ty mới được thành lập. Còn những công ty đã ổn định về mặt tổ chức và hoạt động đều có website và triển khai cung cấp dịch vụ trên đó theo nhiều cấp độ khác nhau. Mặc dù hiện nay chỉ 16% số website cho phép khách hàng đặt lệnh giao dịch trực tuyến, nhưng kết quả khảo sát cho thấy rất nhiều website đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống để có thể triển khai cung cấp dịch vụ này trong năm 2008. Trước nhu cầu cấp bách của thực tế triển khai thương mại điện tử trong lĩnh vực này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tiến hành xây dựng thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, nhằm quy định chi tiết việc tổ chức hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến và các giao dịch điện tử khác liên quan đến thị trường chứng khoán. Sau khi thông tư được ban hành, việc ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực này sẽ bước sang một giai đoạn mới, có tổ chức và hiệu quả hơn, vừa góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của từng công ty đồng thời tạo động lực phát triển cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.3. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ Với việc thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện và sức mua trong xã hội ngày càng tăng, hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây. Người tiêu dùng có nhu cầu tinh tế hơn, am hiểu hơn về thị trường và tiếp cận được với những thông tin rất đa dạng về hàng hóa. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về mức độ tự tin của người tiêu dùng và là thị trường hấp dẫn thứ 4 thế giới của các công ty bán lẻ. Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết thực thi lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ cho các công ty nước ngoài tham gia. Để có thể cạnh tranh trực tiếp với những tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước yêu cầu cấp bách phải hiện đại hóa quy trình và cải thiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ứng dụng thương mại điện tử đang là một trong những giải pháp then chốt cho bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh này. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ hiện được các doanh nghiệp triển khai theo hai hướng: thiết lập các cửa hàng “ảo” trên mạng hoặc ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh tại cửa hàng truyền thống. Những website bán điện thoại di động, máy tính, thiết bị điện tử, mỹ phẩm, quà tặng, v.v... đã trở nên phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng hơn rất nhiều cửa hàng “thật” khác. Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc sử dụng các cửa hàng “ảo” để hỗ trợ, bổ sung cho cửa hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đáng kể doanh số bán hàng. Các sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao như điện thoại, máy tính; văn hóa phẩm bao gồm sách, đĩa nhạc; mỹ phẩm và quà tặng hiện là những mặt hàng có doanh số bán trực tuyến cao nhất do đặc tính phù hợp với phương thức giao dịch thương mại điện tử. Các đặc tính đó là: gọn nhẹ, chi phí vận chuyển thấp, có thể đánh giá sản phẩm qua thông số kỹ thuật, thông tin hoặc hình ảnh trực quan. Trên phương diện ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng truyền thống, năm 2007 cũng chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực trong cộng đồng bán lẻ Việt Nam. Một loạt giải pháp chuyên dụng phục vụ cửa hàng bán lẻ hoặc chuỗi bán lẻ được giới thiệu, thể hiện rõ sự quan tâm của các nhà cung cấp giải pháp cả trong và ngoài nước đối với tiềm năng phát triển của thị trường dịch vụ này. Ứng dụng CNTT trong hoạt động bán lẻ truyền thống giờ đây không chỉ dừng ở các máy bán lẻ POS đơn giản (POS: point of sale - điểm bán hàng), mà đã tiến đến việc trang bị những phần mềm POS chạy trên máy tính có gắn kèm các thiết bị liên quan như thiết bị đọc mã vạch – máy in hóa đơn chuyên dụng, thiết bị kiểm kho, các thiết bị thanh toán thông qua ngân hàng, v.v... Cao hơn nữa, nhiều chuỗi cửa hàng lớn giờ đây trang bị các bộ giải pháp toàn diện hơn như hệ thống RMS (Retail Management Systems) nhằm tích hợp dữ liệu bán lẻ từ các máy POS về cơ sở dữ liệu trung tâm, cũng như tiếp nhận các dữ liệu mang tính chính sách được phân phối từ trung tâm đến các POS. RMS là hệ thống quản lý bán lẻ vừa phục vụ mục đích bán lẻ thông thường vừa cho khả năng kết nối mạng, tích hợp nhiều chương trình quản lý thông minh, dự báo bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý nhân viên, v.v... RMS hỗ trợ khả năng phân tích giúp các doanh nghiệp đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Đây sẽ là hướng đi mới cho các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thị trường phân phối được tự do hóa ở mức cao theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. III. Các biện pháp nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Để TMĐT phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐT. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT; tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng. TMĐT với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xây dựng cơ sở pháp lý cho TMĐT không những phải đạt được mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động TMĐT, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng những công nghệ mới cho TMĐT ngày càng phát triển hơn. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải giải quyết được những vấn đề chính sau: Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT, trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện những hoạt động thương mại điện tử. Hài hóa hóa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến TMĐT: Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao dịch TMĐT, các vấn đề liên quan như: giá trị như văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ, … mà trong các luật chung hoặc luật chuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được quy định cụ thể đối với giao dịch TMĐT. Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền tảng cho TMĐT như: chính sách đầu tư và phát triển đối với thị trường ICT, chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân,… Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách ở Việt Nam: - Về chính sách và môi trường kinh doanh: Một số văn bản chính sách đã được ban hành trong năm 2005 hoặc đã hoàn thành và đang chờ phê duyệt. Trong đó, chính sách quan trọng nhất, liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại điện tử là Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010. Ngoài ra, còn có các chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng chung về công nghệ thông tin (Chiến lược phát triển công nghệ thông tin - truyền thông đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015), hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin (Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010), Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010, ... - Về luật pháp: Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến TMĐT, trong đó điển hình là việc cho ra đời Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006). Luật giao dịch điện tử ra đời được đánh giá là có ý nghĩa to lớn trong việc tạo điều kiện phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong các Bộ luật và Luật khác, các hoạt động liên quan đến TMĐT cũng được đề cập và quy định cụ thể hơn như: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, luật Hải quan, Luật Công nghệ thông tin... Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (vĩ mô) TMĐT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu. Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm: Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ...). Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho TMĐT. Ngành công nghiệp phần mềm Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động,...) Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet Bảo mật, an toàn và an ninh mạng Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để TMĐT phát triển phải đạt được những mục tiêu sau: Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý. Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh. Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình với chi phí chấp nhận được. Ngoài việc đâu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng TMĐT ngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn, do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn. Xây dựng hạ tầng kiến thức - chính sách về đào tạo nhân lực (vĩ mô) TMĐT liên quan đến việc sử dụng và ứng dụng công nghệ cao vào các giao dịch thương mại. Do đó, phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, phổ biến kiến thức chung cho mọi người dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm TMĐT. Xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT (Doanh nghiệp) Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT phải đạt được những mục tiêu cơ bản: Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin: Thông tin trong các giao dịch TMĐT rất nhạy cảm và cần thiết phải được bảo vệ. Có rất nhiều dạng tấn công nhằm nắm bắt nội dung thông tin: tấn công trên đường truyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách, hoặc truy cập vào máy chủ/máy khách, là các điểm nguồn và đích của thông báo, để đọc được nội dung của các thông báo. Dù ở dạng nào, các hệ thống cũng cần phải có các biện pháp thích hợp để phản ứng và ngăn chặn các cuộc tấn công trên. Bảo đảm tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới được phép xem và sửa đổi nội dung thông tin. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm có thể bị xâm phạm bất hợp pháp và điều này có thể gây ra những hậu quả rất lớn nếu không được ngăn chặn. Ví dụ, các thỏa thuận hợp đồng giữa công ty A và công ty B là hoàn toàn riêng tư và chỉ những người có trách nhiệm liên quan ở hai công ty là được biết. Trường hợp một người của công ty đối thủ cạnh tranh với các công ty trên biết được và muốn gây hại, họ có thể đọc và sử dụng thông tin này trong cuộc cạnh tranh trên thương trường. Điều này có thể gây thiệt hại lớn cho cả hai công ty A và B. Những trường hợp tương tự cần được loại bỏ trong một hệ thống TMĐT. Bảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đích không bị sửa đổi. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lại trên đường đi, tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gửi đến địa chỉ đích mà người nhận hoàn toàn không biết về việc sửa đổi này. Do vậy, hệ thống TMĐT cần có những giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh cũng như sự không toàn vẹn của thông tin. Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin, chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được. Trên thực tế, tin tặc có thể dùng nhiều hình thức để làm giảm tính sẵn sàng của hệ thống, hoặc nghiêm trọng hơn, làm tê liệt hệ thống với cách thức đơn giản nhất là tạo ra một số lượng lớn các gói tin yêu cầu được xử lý trong cùng một thời gian, làm cho hệ thống không có khả năng đáp ứng. Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nghiên cứu đầu tư, xây dựng một chiến lực an toàn mạng cho chính mình. Bước đầu tiên cho chiến lược này, đó chính là xác định những ”tài sản” hay những thông tin gì cần phải bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các khách hàng). Sau đó, xác định quyền truy cập những thông tin đó thuộc về những ai trong công ty hay tổ chức của mình, và cuối cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy. Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phần cứng, các thiết bị bảo vệ,.. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử (Doanh nghiệp) Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện thương mại điện tử là khâu thanh toán. Thanh toán trong thương mại điện tử cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạt động thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Thương mại điện tử 2007, khoa Thương mại điện tử, trường đại học Ngoại Thương. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007, Bộ Công Thương. Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 1 số tài liệu và báo điện tử có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTriển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ở việt nam.doc