Tiểu luận Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công ty NSP

Kỹ năng của nhân viên vận hành cũng như bảo trì đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm downtime hằng năm, từ đó tăng độ tin cậy cho các server. Do đó ngoài việc cung cấp dự phòng, tổ chức đào tạo và nâng cao kỹ năng của nhân viên cũng hết sức cần thiết:  Đ ào tạo kỹ năng vận hành và bảo trì hệ thống  Tạo điều kiện liên tục cập nhật các thông tin về lỗ hổng bảo mật và các bản vá lỗi của phần mềm ứng dụng cũng như hệ điều hành.

pdf23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công ty NSP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Tiểu luận Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công ty NSP ii MỤC LỤC 1. LÝ THUYẾT BẢO TRÌ VÀ ĐỘ TIN CẬY ......................................................... 1 1.1. ĐỘ TIN CẬY ........................................................................................................ 1 1.1.1. Khái niệm và vai trò ............................................................................... 1 1.1.2. Phương pháp xác định độ t in cậy .......................................................... 1 1.1.3. Tăng độ tin cậy (cung cấp dư t hừa) ...................................................... 3 1.2. BẢO TRÌ................................................................................................................ 3 1.2.1. Khái niệm................................................................................................. 3 1.2.2. Các phương pháp bảo trì ........................................................................ 3 1.2.3. Chi phí bảo trì .......................................................................................... 5 1.2.4. Tính liên tục của công t ác bảo trì .......................................................... 9 1.3. CÁC HỆ THỐNG CHUYÊN M ÔN ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ BẢO TRÌ...... 10 1.4. THẨM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ................................................... 12 1.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý..................................................................... 13 2. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT BẢO TRÌ VÀ ĐỘ TIN CẬY TẠI CTY N SP ....... 15 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY N SP ........................................................................ 15 2.2. MÔ TẢ HỆ THỐNG .......................................................................................... 15 2.3. ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG ..................................................................... 17 2.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN BẢO TRÌ ........................................................... 18 2.4.1. Thống kê số lượng hư hỏng kỳ vọng.................................................. 18 2.4.2. Chi phí bảo trì khi không có bảo trì phòng ngừa .............................. 19 2.4.3. Chi phí bảo trì khi có bảo trì phòng ngừa .......................................... 19 2.4.4. So sánh chi phí và lựa chọn phương án.............................................. 20 2.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG ĐỘ TIN CẬY .................................. 21 2.5.1. Tăng độ tin cậy cho từng server .......................................................... 21 2.5.2. Nâng cao kỹ năng nhân viên................................................................ 21 Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 1 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 1. LÝ THUYẾT BẢO TRÌ VÀ ĐỘ TIN CẬY 1.1. ĐỘ TIN CẬY 1.1.1. Khái niệm và vai trò 1.1.1.1. Khái niệm Độ tin cậy là khả năng mà một phần máy hoặc sản phẩm sẽ hoạt động một cách thích đáng trong một khoảng thời gian cho trước. Hay là xác suất để một thiết bị thực hiện được chức năng của nó trong một khoảng thời gian định trước trong những điều kiện hoạt động mặc định (từ nhà sản xuất). Độ tin cậy của hệ thống là tổng hợp chức năng của số lượng các thành phần và độ tin cậy cấu thành của các thành phần trong dây chuyền. 1.1.1.2. Vai trò Độ tin cậy là một nhân tố quan trọng đối với các nhà quản trị và điều hành vì hiểu được độ tin cậy giúp cải tiến từng thành phần trong hệ thống điều hành sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.1.2. Phương pháp xác định độ tin cậy Hệ thống điều hành sản xuất bao gồm một chuỗi các thành phần có mối quan hệ riêng biệt nhau, cho mỗi thành phần thực hiện một công việc cụ thể. Nếu có bất kỳ một trong các thành phần bị hỏng với bất kỳ lý do gì thì toàn bộ hệ thống có thể hỏng theo. M ột điều cần lưu ý là nếu con số các bộ phận trong một chuỗi, hệ thống càng nhiều thị sự tin cậy của toàn bộ hệ thống sẽ giảm xuống. Với 1 hệ thống có n bộ phận cấu thành, từng bộ phận hoặc thành phần riêng biệt có tỷ lệ tin cậy duy nhất của chính nó. Khi đó sử dụng phương pháp tính toán độ tin Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 2 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 cậy của hệ thống (Rs) – bao gồm tích số của các độ tin cậy riêng để đo lường sự tin cậy của hệ thống. Cụ thể, nếu gọi R1, R2…, Rn là độ tin cậy của thành phần 1, 2,…, n thì độ tin cậy Rs của hệ thống được tính như sau: Phương trình này cho rằng độ tin cậy của một bộ phận riêng lẻ không phụ thuộc vào độ tin cậy của các bộ phận khác (có nghĩa là các bộ phận này độc lập với nhau). Và trong phương trình này như trong hầu hết các yếu tố đều liên quan đến độ tin cậy, các độ tin cậy được thể hiện như các xác suất xảy ra. Đơn vị đo lường cơ bản đối với sự tin cậy là tỷ lệ hư hỏng sản phẩm. Tỷ lệ hư hỏng là các tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm hư hỏng với tổng số sản phẩm được thử nghiệm FR (%) hoặc số lượng hư hỏng trong suốt chu kỳ thời gian FR (N): Có lẽ điều kiện thông thường nhất trong sự phân tích sự tin cậy là thời gian trung bình giữa các hư hỏng (M TBF), chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với FR(N): Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 3 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 1.1.3. Tăng độ tin cậy (cung cấp dư thừa) Sự dư thừa sẽ được cung cấp nếu một bộ phận bị hỏng và hệ thống cần sự giúp đỡ tới hệ thống khác. Để tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống thì sự dư thừa (“dự phòng” các bộ phận) được thêm vào. Khi đó độ tin cậy của mỗi bộ phận sẽ được tính là khả năng làm việc của bộ phận đó (a) cộng với khả năng làm việc của bộ phận dự phòng nhân với khả năng cần thiết của bộ phận dự phòng Chẳng hạn khi nói đến độ tin cậy của mỗi bộ phận là 0,80. Khi đó, kết quả của sự tin cậy của toàn hệ thống là: 1.2. BẢO TRÌ Trong hầu hết các xí nghiệp công nghiệp, để đảm bảo cho thiết bị luôn trong tình trạng tốt phục vụ cho quá trình sản xuất, người ta thường đầu tư vào bộ phận bảo trì máy móc thiết bị. Đặc biệt trong một số ngành mà chi phí phải trả cho sự gián đoạn sản xuất lớn thì vai trò của bảo trì lại càng quan trọng. Ngày nay, duy tu bảo trì như là một bộ phận hỗ trợ không thể thiếu trong các xí nghiệp sản xuất cũng như dịch vụ ví dụ như hàng không, khách sạn, điện, điện thoại, công ty thép, thủy tinh, lắp ráp linh kiện điện tử chính xác… 1.2.1. Khái niệm Bảo trì bao gồm nhiều hoạt động cần thiết để đảm bảo cho nhà máy, máy móc, công cụ, thiết bị, dịch vụ trong điều kiện làm việc tốt. Nói một cách khác, bảo trì là việc đảm bảo cho thiết bị sản xuất sẵn sàng trong điều kiện làm việc bất cứ lúc nào. Bảo trì được đặc trưng bằng các hoạt động phát hiện hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa. 1.2.2. Các phương pháp bảo trì Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 4 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 1.2.2.1. Sửa chữa (corrective maintenance) Sửa chữa bao gồm 3 thành phần: sửa chữa hư hỏng, phân tích lỗi (sai phạm) và hành động (hoạt động) chính xác. M ục đích của sửa chữa:  Cải tiến quá trình  Cải tiến thiết kế  Thay thế bộ phận hư hỏng  Cải tiến hiệu quả việc ngăn ngừa 1.2.2.2. Ngăn ngừa/định kỳ (preventive maitenance) Ngăn chặn hư hỏng và là giảm thiệt hại cho công ty. Việc ngăn ngừa phải được tiến hành ngay trong giai đoạn thiết kế/mua thiết bị, máy móc. Mục tiêu của ngăn ngừa là làm giảm xác suất hư hỏng của máy móc… Hệ thống ngăn ngừa bao gồm:  Sửa chữa và thay thế định kỳ: tùy theo loại thiết bị thời gian định kỳ có thể là ngày, tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm, hoặc khoảng thời gian phục vụ 100 giờ, 1000 giờ… Ví dụ: hàng ngày như lau chùi, bôi trơn, vô dầu mỡ,.. hàng quý như sửa chữa hoặc thay thế nhỏ,…hàng năm như đại tu, thay thế lớn…  Sửa chữa và thay thế trong kỳ: giữa 2 lần sửa chữa định kỳ có thể có sự cố hư hỏng xảy ra, chúng ta phải có kế hoạch tác chiến để sửa chữa ngay nhằm đảm bảo sản xuất liên tục. Phương pháp sửa chữa định kỳ phổ biến hiện nay đang áp dụng ở Anh và các nước Tây Âu là Hệ thống ngăn ngừa của Quaker Oats (Quaker Oats system of preventive maintenance scheme) như sau: Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 5 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19  Sửa chữa định kỳ là thường xuyên và liên tục  Sửa chữa theo thứ tự yêu cầu từ bảng yêu cầu  Hệ thống báo cáo theo đặc tính hư hỏng  Có Ủy ban bảo trì cao nhất đưa ra những đề nghị để sửa chữa, bảo trì…  Phải có thẻ ghi lại quá trình hư hỏng và sửa chữa  Việc ngăn ngừa phải do bộ phận thường trực trong nhà máy đảm nhiệm 1.2.2.3. Chuẩn đoán/phát hiện hư hỏng (Predictive maintenance) Việc bảo trì có ý nghĩa thật sự đối với những thiết bị cơ khí vớ nhiều di chuyển cơ học, ngày nay nhờ ứng dụng điện tử, những chuyển động cơ học đã được thay thế do đó chi phí bảo trì cũng giảm. Chi phí ngăn ngừa bao gồm chi phí cho dự trữ phụ tùng bảo trì và chi phí cho dịch vụ sửa chữa. Chi phí hư hỏng thiết bị cũng bao gồm 2 phần là chi phí sửa chữa chi phí gián đoạn sản xuất. Chi phí bảo trì (sửa chữa và ngăn ngừa) sẽ giảm nếu chúng ta ước lượng trước được hư hỏng và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Ngày nay, nhờ vào công nghệ hiện đại, chúng ta có những thiết bị kiểm tra ngăn ngừa để ngăn chặng hư hỏng. 1.2.2.4. Bảo trì đồng bộ (Total productive mantenance - TPM) Đây là 1 cuộc cách mạng trong bảo trì của những nhà sản xuất Nhật Bản. Nguyên tắc của bảo trì đồng bộ là thực hiện cả 3 phương pháp sửa chữa, ngăn ngừa và chuẩn đoán. Hay nói cách khác là việc ngăn chặn thành công là sự kết hợp của ngăn chặn và chuẩn đoán. Khi máy hỏng, đội sửa chữa sẽ làm việc bằng cách thay thế phụ tùng hỏng. Trong khi đó đối với bảo trì đồng bộ, người ta ngăn chặn máy hỏng trước khi nó xảy ra bằng cách bảo trì trước. Quá trình này còn được gọi là bảo trì có điều kiện. 1.2.3. Chi phí bảo trì Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 6 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 Việc bảo trì mang lại hiệu quả về kinh tế cho doanh nghiệp. Công tác bảo trì càng tốt thì càng mang lại hiệu quả, thuận lợi và giảm chi phí cho sản xuất và vận hành. Ngược lại, công tác bảo trì kém dẫn đến hậu quả là máy hỏng thường xuyên, sản xuất gián đoạn ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng. Trong thực tế sản xuất mỗi nhà xưởng và thiết bị đều có đặc điểm khác nhau. Do đó, mỗi phân xưởng thiết bị phảo chọn một hệ thống bảo trì phù hợp cho mình. Tiêu chuẩn để chọn hệ thống bảo trì: Trong điều kiện làm việc thực tế tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống bảo trì rất khác nhau của nhiều nước trên thế. Trong khi đó, hệ thống bảo trì đồng bộ không đưa ra được điều kiện làm việc lý tưởng chung. Việc phỏng đoán chưa được hoàn thiện. Do vậy chúng ta chủ yếu dựa trên việc ngăn ngừa và sửa chữa. Đối với ngăn ngừa chúng ta có công thức thời gian:  Ta: thời gian trung bình giữa 2 lần hỏng liên tiếp,  Ts: thời gian chu kỳ ngăn ngừa chuẩn,  tm: thời gian ngăn ngừa trung bình. Trường hợp việc ngăn ngừa được thực hiện ngoài giờ làm việc thì tm = 0, Ta = Ts . Trong thực tế dù cho hệ thống ngăn ngừa có thật tốt thì việc hư hỏng vẫn xảy ra do đó ta có:  tr: thời gian sửa chữa trung bình nếu có hư hỏng xảy ra. Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 7 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 Hư hỏng càng cao thì tr càng cao và như thế tỷ số (Ts/Ta) càng thấp. Trong trường hợp tần số hư hỏng lớn nói lên hiệu quả của việc ngăn chặng kém. Vấn đề có thể là do khâu thiết kế, thiết bị cũ cần thay thế, vận hành sai hay sử dụng quá thời gian. Tảng băng biểu thị tổng chi phí bảo trì cho thấy có thể tiết kiệm nhiều loại chi phí bảo trì gián tiếp (phần chìm dưới tảng băng): Chi phí bảo trì trực tiếp: là chi phí được chi trả trực tiếp cho các hoạt động liên quan đến bảo trì, bao gồm: chi phí cho đào tạo và huấn luyện về bảo trì, tiền lương và tiền thưởng cho người bảo trì, chi phí cho phụ tùng thay thế, chi phí vật tư, chi phí cho nhân công làm hợp đồng, chi phí quản lý bảo trì, chi phí cho sửa đổi, cải tiến. Chi phí bảo trì gián tiếp: là các tổn thất thu nhập hoặc các tổn thất, thiệt hại khác do máy móc hư hỏng làm gián đoạn sản xuất, bao gồm: thiệt hại do tuổi thọ của máy giảm, thiệt hại về năng lượng, thiệt hại về chất lượng sản phẩm, thiệt hại về năng suất, thiệt hại do hao phí nguyên vật liệu, thiệt hại do an toàn và môi trường lao động kém, gây hậu quả không tốt đến thái độ làm việc và năng suất lao động của công nhân, thiệt hại về vốn, thiệt hại về khả năng xoay vòng vốn, thiệt hại do mất khách hàng và thị trường, thiệt hại về uy tín, thiệt hại do vi phạm hợp đồng (nếu có), thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận. Chi phí bảo trì gián tiếp thường lớn hơn nhiều so với chi phí bảo trì trực tiếp, điều này cho thấy phần thiệt hại do công tác bảo trì không tốt là khá lớn. Như vậy mục tiêu của bảo trì là đầu tư cho chi phí bảo trì trực tiếp (phần trên của tảng băng) hợp lý sao cho tổng chi phí bảo trì (toàn diện phần trên và phần dưới của tảng băng) là nhỏ nhất. Có những thiết bị có thể hỗ trợ trong việc xác định khi nào một quy trình nên được bảo trì. Ngoài ra, với những báo cáo về kỹ thuật các công ty có thể bảo dưỡng các hồ sơ của các quy trình, máy móc hoặc thiết bị riêng lẻ. Các hồ sơ như thế này có Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 8 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 thể cung cấp 2 thông tin về yêu cầu bảo trì và thời gian cần thiết của bảo trì. Chúng cũng có thể góp phần cung cấp các thông tin tương tự về giả định của trang thiết bị. M ột khi sản phẩm, máy móc hoặc một quy trình ổn định, một nghiên cứu có thể được tư phân bổ của thời gian bình quân giữa các hư hỏng (MTBF), các phân bổ này có thể là phân bổ bình thường hoặc xấp xỉ bình thường. Khi các phân bổ này có độ lệch chuẩn thấp, khi ấy chúng ta biết chúng ta có một ứng viên cho bảo trì phòng ngừa dù là việc bảo trì rất tốn kém. Một khi chúng ta có ứng viên cho bảo trì phòng ngừa, chúng ta muốn xác định khi nào phòng ngừa là tiết kiệm. Thông thường khoảng cách trung bình giữa các lần hư hỏng phải nhỏ hơn độ lệch chuẩn đối với bảo trì phòng ngừa để tiết kiệm, càng đắt tiền bảo trì thì mức phân bổ của thời gian bình quân giữa các hư hỏng càng thấp. Hơn nữa, nếu quy trình sửa chữa khi máy móc bị hư hỏng không tốn kém hơn bảo trì phòng ngừa thì sẽ để quy trình hư hỏng rồi mới sửa chữa. Việc chỉ định nhiều tiền và nhân lực vào bảo trì phòng ngừa sẽ giảm được số lượng hư hỏng. Nhưng ở vài điểm nào đó, việc giảm chi phí bảo trì hư hỏng sẽ ít hơn trong việc tăng chi phí bảo trì phòng ngừa, và tổng đường cong chi phí sẽ hướng lên. Xung quanh điểm tối ưu này, công ty sẽ chờ đợi xảy ra hư hỏng rồi mới sửa chữa chúng. Hình bên dưới cho thấy mối quan hệ giữa bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng. Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 9 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 Hình 1.1. Chi phí bảo trì Các nhà điều hành hoạt động cần xem xét cán cân thanh toán giữa hai chi phí này. Chi phí bảo trì phòng ngừa là hợp lý và trong mọi tình huống, mỗi người điều hành máy móc phải hiểu được trách nhiệm kiểm tra máy móc, dụng cụ. Sự phân tích này là ở chỗ chi phí toàn bộ cho hư hỏng hiếm khi được xem đến. Nhiều chi phí được bỏ qua do chúng không có liên quan trực tiếp đến việc hư hỏng trước mắt. Điều đó không làm giảm giá trị của thiết bị. Ví dụ như chi phí được duy trì để bồi thường cho thời gian chết của máy móc không được xem xét như đặc thù; hoặc cũng không phải do tác động của việc hạn chế thời gian chết của máy móc mà có thể là ảnh hưởng đến chi phí, vì người lao động tin tưởng rằng việc thực hiện các tiêu chuẩn và bảo trì trang thiết bị là không quan trọng. Tất cả các chi phí kết hợp với thời gian chết của máy móc đã được xác định, nhân viên kế hoạch có thể tính toán được mức tối ưu của các hoạt động bảo trì trên cơ sở lý thuyết. Tất nhiên việc phân tích này cũng yêu cầu dữ liệu thống kê xác thực về chi phí bảo trì, các khả năng hư hỏng và số lần sửa chữa. 1.2.4. Tính liên tục của công tác bảo trì Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 10 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 Các nhà điều thành tác nghiệp cũng có một quyết định chính sách để thực hiện như tính liên tục trong hình 2 cho mỗi nhiệm vụ bảo trì được tuân thủ theo. Ổn định với điều hành đặc biệt và trách nhiệm của người lao động, trong trường hợp bắt buôc thì chính người lao động phải tự bảo trì trang thiết bị của họ. Như một quyết định nên để việc bảo trì bên trái trong hình 2. Tuy nhiên, không phải mọi người lao động đều được huấn luyện toàn bộ khả năng về sửa chữa trang thiết bị của họ. Bảo trì phòng ngừa có chi phí thấp hơn và nhanh hơn di chuyển nó qua bên trái, khi chúng ta di chuyển qua phải thì chi phí cao hơn Hình 1.2. Tính liên hoàn của hình thức bảo trì được thực hiện Cho dù các chính sách và kỹ thuật bảo trì phòng ngừa được quyết định như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng có tầm quan trọng đối với người lao động đảm nhận trách nhiệm về bảo trì. Việc bảo trì của người lao động chỉ có thể là làm vệ sinh, kiểm tra và quan sát sự thay đổi, nhưng nếu mỗi người điều hành làm những công việc như vậy trong khả năng họ sẽ góp phần bảo dưỡng hệ thống làm việc. 1.3. CÁC HỆ THỐNG CHUYÊN MÔN ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ BẢO TRÌ Việc sử dụng các hệ thống chuyên môn là cung cấp tính hữu ích của hệ thống bảo trì. Các hệ thống chuyên môn trong bảo trì là giúp đỡ các nhân viên bảo trì trong việc đơn lập và sửa chữa những hư hỏng khác nhau của máy móc và trang thiết bị. Để tách biệt vấn đề này, đầu tiên hệ thống đó thể hiện danh mục các phạm vi hư hỏng có thể xảy ra. Sau đó, khi người sử dụng đã chọn được một phạm vi hư hỏng, phần mềm sẽ hỏi một loạt các câu hỏi chi tiết để hướng dẫn và hỗ trợ người sử dụng xác định nguyên nhân. Hệ thống DELTA bao gồm khoảng 500 quy tắc, trong đó 330 được dùng để chẩn đoán hư hỏng và các thủ tục sửa chữa. Các câu hỏi còn lại là để hướng dẫn, huấn luyện, hệ thống để trả lời cho các câu hỏi của người sử dụng. Hệ thống giúp đỡ này trả lời các câu hỏi như đã được định vị của các thành phần và phân loại của các bộ phận thay thế. Hệ thống quản lý bảo trì Dịch vụ kho bãi Người điều khiển máy Phòng bảo trì Dịch vụ lĩnh vực của nhà sản xuất Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 11 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 Quản lý bảo trì là một công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất. Quản lý bảo trì nhằm điều hành tốt hơn các tổ chức bảo trì và những bộ phận có liên quan. Để có thể quản lý hoạt động bảo trì theo đúng mục tiêu cần phải có một hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả. Các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý bảo trì gồm lập kế hoạch bảo trì, điều độ công việc bảo trì, triển khai thực hiện công việc bảo trì, mua sắm vật tư và phụ tùng, ghi nhận và lưu trữ dữ liệu/tài liệu, kiểm soát tồn kho và phụ tùng, phân tích kinh tế và kỹ thuật về lịch sử nhà máy, công việc bảo trì và khả năng sẵn sàng của thiết bị. Quá trình quản lý bảo trì bao gồm sáu giai đoạn, như được mô tả trên hình sau: Hình 1.3. Quá trình quản lý bảo trì Quá trình này cho thấy những vòng lặp kiểm soát quen thuộc, trong đó kế hoạch được lập, công việc bảo trì được thực hiện và đầu ra (kết quả công việc bảo trì) được so sánh với kết quả ban đầu. Kinh nghiệm cho thấy lý do chính mà hệ thống quản lý bảo trì của một nhà máy không đạt mục tiêu là do những thông tin phản hồi và các vòng lặp kiểm soát bị lãng quên hoặc vận hành không hiệu quả. Để có một hệ thống quản lý bảo trì thành công cần: kiểm soát việc điều độ và công việc bảo trì hàng ngày, kiểm soát và quản lý việc điều độ hàng tuần, cải tiến không ngừng việc lập kế hoạch bảo trì, kiểm soát ngân sách và chi phí bảo trì, thực hiện các giải pháp cải thiện hiệu quả công tác bảo trì. Chìa khóa đảm bảo thành công là xây dựng những quá trình kiểm soát và xác định các thông tin cần thiết, sau đó xây dựng hệ thống và qui trình cung cấp thông tin. Có thể áp dụng hệ thống quản lý bảo trì được thực hiện thủ công hoặc được máy tính hóa. Áp dụng hệ thống quản lý bảo trì thủ công khi số lượng máy móc, thiết bị ít; những yêu cầu thay đổi trong hệ thống không nhiều; chi phí cho vật tư, phụ tùng thấp; có đội ngũ quản lý đầy đủ và có kinh nghiệm. Tuy nhiên cần chú ý rằng hệ thống quản lý bảo trì thủ công đòi hỏi nhiều thời gian vận hành, khó truy xuất thông tin, độ chính Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 12 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 xác và tính nhất quán còn là vấn đề cần khắc phục, khả năng phản hồi thông tin không được nhanh chóng và kịp thời. 1.4. THẨM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ Chúng ta có thể đánh giá mức độ được thực hiện chức năng của sự tin cậy và bảo trì bằng nhiều cách khác nhau. Có nhiều tiêu chí hữu dụng để đánh giá việc thực hiện bảo trì, cụ thể như sau: 1. Hiệu quả được thể hiện trong định nghĩa cổ điển 2. Đối với trường hợp bảo trì 3. Hiệu quả được thể hiện bằng hiệu lực của lực lượng lao động bảo trì nên số lượng trang thiết bị được bảo trì 4. Hiệu quả của các cá nhân và tập thể được thể hiện trong việc so sánh với các giờ tiêu chuẩn Có một hệ thống bền vững là một sự cần thiết. M ặc dù chúng ta đã nỗ lực hết mình để thiết kế các bộ phận bền vững, nhưng đôi khi hệ thống vẫn hư hỏng. Do vậy, các bộ phận dự phòng vẫn được sử dụng. Việc tăng cường độ tin cậy cũng có thể đạt Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 13 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 được thông qua việc sử dụng bảo trì phòng ngừa và các phương tiện sửa chữa tốt nhất. Các hệ thống chuyên môn và việc thu thập các dữ liệu đầy đủ và phân tích sẽ trợ giúp cho việc điều hành bảo trì và độ tin cậy. Các kỹ thuật giả lập cũng có thể hỗ trợ trong việc xác định các chính sách bảo trì hiệu quả. 1.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 1.5.1. Phân biệt bảo trì và bảo hành Bảo trì Bảo hành Mục tiêu Ngừa hư hỏng Thực hiện hoạt động marketing, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng. Người thực hiện Nhà sản xuất Người làm marketing, nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ Chi phí Do người sử dụng sản phẩm chịu Do nhà sản xuất, nhà cung cấp chịu 1.5.2. Mối quan hệ giữa độ tin cậy và bảo trì Độ tin cậy và bảo trì là các nhân tố rất quan trọng trong việc quản trị và điều hành sản xuất. Độ tin cậy giúp cho việc xác định được khả năng làm việc của hệ thống, từ đó có chính sách bảo trì thích hợp giúp cực tiểu hóa chi phí cho công tác bảo trì phòng ngừa, gia tăng phục hồi các khả năng hoạt động,… Cải tiến chất lượng sản phẩm, độ tin cậy của thiết bị để làm giảm chi phí chu kỳ sống (Life Cycle Cost – LCC) của thiết bị – là toàn diện các loại chi phí mà khách hàng (người mua, người sử dụng) phải trả từ lúc mua cho đến khi loại bỏ, thanh lý thiết bị này, tức là chi phí cho công tác bảo trì được giảm xuống. Độ tin cậy càng cao, tỷ lệ hư hỏng càng thấp, thời gian trung bình giữa các hư hỏng càng dài giúp cho công tác bảo trì thuận lợi, ít gay gắt hơn. 1.5.3. Xác định chu kỳ bảo trì ngăn ngừa/định k ỳ (preventive maintenance cycle) Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 14 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 Chúng ta biết rằng hư hỏng xảy ra ngẫu nhiên có thể tuân theo một số phân bố như: phân bố hàm mũ, phân bố chuẩn, phân bố logarit, phân bố gama, phân bố weible. Trong trường hợp này chúng ta phải xác định chính sách bảo trì cụ thể là chu kỳ bảo trì định kỳ (ts), thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng (ta), thời gian bảo trì ngăn ngừa trung bình (thời gian định kỳ) (tm). 1.5.4. Sự hao mòn máy móc thiết bị (machine/equipment wears out gradually) Trong trường hợp này chúng ta xem xét đến trường hợp khi máy móc thiết bị đưa vào sử dụng phải có hao mòn, và chúng ta tính xem trong trường hợp này chi phí hao mòn là ít nhất, hay nói một cách khác chúng ta phải xác định tuổi thọ kinh tế sao cho chi phí đầu tư và chi phí vận hành là thấp nhất. 1.5.5. Chiến lược thay thế nhóm thiết bị/thay thế đồng loạt Trường hợp này được ứng dụng cho thiết bị có độ tin cậy giảm dần nhưng hư hỏng thì xảy ra bất ngờ ví dụ như đèn đường… Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 15 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 2. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT BẢO TRÌ VÀ ĐỘ TIN CẬY TẠI CÔNG TY NSP 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY NSP Thành lập năm 1999, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm ba mảng chính: (1) phân phối, (2) đào tạo và (3) sản xuất, chuyên về các hệ thống, thiết bị mạng máy tính:  Hệ thống kết nối cáp cấu trúc  Thiết bị kiểm tra, chứng nhận kết nối cáp  Thiết bị mạng  Hệ thống giám sát & phân tích ứng dụng mạng  Hệ thống hỗ trợ quản trị trung tâm dữ liệu  Rack thiết bị mạng & phụ kiện Công ty là đại diện phân phối chính thức tại Việt Nam các sản phẩm và giải pháp của các thương hiệu đầu ngành như Tyco Electronics, AMP Netconnect, Fluke Networks, Emerson/Avocent, Eaton. Ngoài ra, công ty sở hữu một nhà máy chuyên sản suất các sản phẩm trong hệ thống tổ chức rack thiết bị và hệ thống hỗ trợ quản lý cáp mang thương hiệu Vietrack. 2.2. MÔ TẢ HỆ THỐNG Hệ thống xem xét bao gồm ba máy chủ (server) thương hiệu HP mẫu DL380 G6, bộ vi xử lý Intel. Trong đó có hai máy chạy hệ điều hành Microsoft Windows Server 2008 R2, một máy chạy hệ điều hành M icrosoft Windows Server 2003 R2. Chức năng của hệ thống ba server này dùng chạy hệ thống ứng dụng kế toán, bao gồm cả quản lý hệ thống kho và hỗ trợ báo giá:  Server giao diện người dùng (dịch vụ web): Cung cấp giao diện trên nền web, làm trung gian tương tác giữa người dùng và hệ thống ứng dụng (hệ điều hành Windows Server 2003) Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 16 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19  Server phần mềm ứng dụng: Trung tâm xử lý lệnh (hệ điều hành Windows Server 2008)  Server cơ sở dữ liệu (Microsoft SQL): Duy trì cơ sở dữ liệu, hỗ trợ truy vấn cũng như thao tác cơ sở dữ liệu cho toàn hệ thống (hệ điều hành Windows Server 2008) Hệ thống ứng dụng phân thành 3 lớp như trong hình, các server cũng như các máy trạm làm việc được kết nối với nhau qua hệ thống mạng của công ty. Hình 2.1. M ô hình hệ thống Các nhân viên tương tác với hệ thống thông qua giao diện trên nền web được cung cấp bởi server giao diện người dùng. Server này có chức năng thu thập các yêu cầu của người dùng và chuyển cho server ứng dụng xử lý, sau đó nhận kết quả đã xử lý và trả về cho người dùng. Server phần mềm ứng dụng nhận và xử lý các yêu cầu của người dùng từ server giao diện người dùng, nếu có các tác vụ liên quan đến việc truy vấn hoặc thao tác dữ liệu thì chuyển cho server cơ sở dữ liệu và chờ nhận kết quả. Server cơ sở dữ liệu nhận yêu cầu liên quan đến dữ liệu từ server phần mềm ứng dụng, tiến hành truy vấn, thao tác trên cơ sở dữ liệu và trả kết quả về cho server server phần mềm ứng dụng. Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 17 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 2.3. ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG Theo khảo sát của tổ chức ITIC (Information Technology Intelligence Corp.) tháng 7 năm 20091, các server có nền tảng vi xử lý và hệ điều hành khác nhau sẽ có độ tin cậy khác nhau. Hình 2.2. Thời gian server ngưng hoạt động hằng năm theo nền tảng vi xử lý và hệ điều hành (Nguồn: ITIC, tháng 7/2009) Cụ thể đối với các server đang xét, nếu chạy liên tục 24 giờ/ngày, tuần chạy liên tục 7 ngày, và đáp ứng một số yêu cầu về bảo trì như định kỳ vá lỗi hệ điều hành, cập 1 ITIC 2009 Global Server Hardware and Server OS Reliability Survey ( ey-results/) Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 18 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 nhật trình diệt virus máy tính… thì downtime (thời gian server ngưng hoạt động) hằng năm sẽ như sau: Nền tảng Downtime Độ tin cậy Windows Server 2003/Intel 3,02 giờ/năm 99,966% Windows Server 2008/Intel 2,42 giờ/năm 99,972% (Một năm tương đương 8.760 giờ) Độ tin cậy của toàn hệ thống: 2.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN BẢO TRÌ 2.4.1. Thống k ê số lượng hư hỏng kỳ vọng Khi chưa có nhân viên bảo trì chuyên trách, hệ thống hoạt động liên tục trong giờ hành chính (một ngày 8 giờ, không hoạt động trong các ngày nghỉ, Lễ…, tổng cộng khoảng 2.432 giờ/năm). Theo kinh nghiệm của nhà quản lý, trung bình mỗi tháng hệ thống ngưng hoạt động 02 lần do lỗi server/hệ điều hành, các nhân viên Phòng Kỹ thuật của công ty rất rành về hệ thống kiêm nhiệm luôn việc khắc phục. Thông thường mỗi khi hệ thống Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 19 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 ngưng hoạt động họ mất khoảng 04 giờ để đưa hệ thống vào hoạt động trở lại, việc khắc phục thường gồm những công việc sau:  Khởi động lại các dịch vụ  Vá lỗi hệ điều hành  Dọn rác  Cập nhật trình diệt virus  Quét virus Ước tính mỗi giờ hệ thống ngưng hoạt động công ty mất khoảng 38 triệu đồng doanh số, từ đó mất khoảng 5,3 triệu đồng lợi nhuận trước thuế. 2.4.2. Chi phí bảo trì k hi không có bảo trì phòng ngừa Thời điểm này công ty hoàn toàn không có chi phí bảo trì phòng ngừa, mọi hư hỏng đều do các nhân viên Phòng Kỹ thuật khắc phục (trung bình lương nhân viên kỹ thuật khoảng 40.000 đồng/giờ) Chi phí bảo trì:  Tổng thời gian hư hỏng = giờ/năm  Chi phí sửa chữa = triệu đồng/năm  Chi phí hư hỏng = triệu đồng/năm  Tổng chi phí bảo trì = Chi phí sửa chữa + Chi phí hư hỏng = triệu đồng/năm 2.4.3. Chi phí bảo trì k hi có bảo trì phòng ngừa Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 20 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 Nếu có nhân sự chuyên trách thực hiện việc bảo trì định kỳ hệ thống server theo một quy trình cụ thể thì các server sẽ có độ tin cậy kỳ vọng như khảo sát của ITIC (Trường hợp này là 99,910%). Việc bảo trì định kỳ bao gồm:  Hằng ngày: Cập nhật trình diệt virus máy tính và trình gián điệp (spyware)  Hằng tuần: Quét virus máy tính và trình gián điệp Cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành  Hằng tháng: Dọn dẹp tập tin rác Giải phân mảnh (defrag) ổ cứng Chi phí cho nhân sự này bao gồm lương và các thu nhập khác khoảng 126 triệu/năm. Lúc đó tổng chi phí bảo trì của hệ thống sẽ là:  Tổng thời gian hư hỏng = giờ = 2,18 giờ/năm  Chi phí dịch vụ bảo trì = 126 triệu đồng/năm  Chi phí hư hỏng = triệu đồng/năm  Tổng chi phí bảo trì = Chi phí sửa chữa + Chi phí hư hỏng = triệu đồng/năm 2.4.4. So sánh chi phí và lựa chọn phương án Việc bảo trì phòng ngừa tiết kiệm công ty khoảng triệu đồng/năm từ chênh lệch chi phí bảo trì. Công ty cần tuyển dụng nhân viên chuyên trách thực hiện bảo trì phòng ngừa. Đề tài: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công t y NSP GVHD: PGS. TS. Hồ Tiến Dũng 21 Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp QTKD Đêm 1 – Cao học Kinh tế K19 2.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG ĐỘ TIN CẬY 2.5.1. Tăng độ tin cậy cho từng server Lắp đặt và cho vận hành song song một lúc 02 đơn vị cho một số bộ phận quan trọng, nhằm mục đích dự phòng hoặc tăng hiệu suất:  Ổ đĩa cứng (HDD)  Bộ cung cấp nguồn (PSU)  Bộ xử lý trung tâm (CPU) Cung cấp nguồn điện dự phòng cho các server:  M áy phát điện  Bộ lưu điện (UPS) 2.5.2. Nâng cao kỹ năng nhân viên Kỹ năng của nhân viên vận hành cũng như bảo trì đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm downtime hằng năm, từ đó tăng độ tin cậy cho các server. Do đó ngoài việc cung cấp dự phòng, tổ chức đào tạo và nâng cao kỹ năng của nhân viên cũng hết sức cần thiết:  Đào tạo kỹ năng vận hành và bảo trì hệ thống  Tạo điều kiện liên tục cập nhật các thông tin về lỗ hổng bảo mật và các bản vá lỗi của phần mềm ứng dụng cũng như hệ điều hành. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_2_lop_qtkd_dem_1_bao_tri_va_do_tin_cay_6958.pdf
Luận văn liên quan